Chiếm lĩnh giá trị tácphẩm văn học dưới ánh sáng của lý thuyết thi pháp học là một sự chiếm lĩnh có ýthức, có lý, sâu sắc, tinh tế chứ không phải là một sự chiếm lĩnh tùy hứng, tùy tiện.
Trang 1MỞ ĐẦU
Thi pháp học hiện đại là một ngành mới của nghiên cứu văn học được pháttriển và khẳng định ở thế kỉ XX Nghiên cứu văn chương từ góc độ thi pháp học(tức là xem văn chương như một chỉnh thể, một hệ thống và cấu tạo nên hệ thống
đó là một loạt các thành tố tương tác với nhau một cách có quy luật) là một trongnhững cách tiếp cận rất khoa học và đầy hứng thú mà nhân loại đang hướng đến Ngày càng có nhiều chuyên luận văn học đi theo hướng này Chiếm lĩnh giá trị tácphẩm văn học dưới ánh sáng của lý thuyết thi pháp học là một sự chiếm lĩnh có ýthức, có lý, sâu sắc, tinh tế chứ không phải là một sự chiếm lĩnh tùy hứng, tùy tiện.Trong đó có một phạm trù rất quan trọng của thi pháp học chi phối việc đánh giá
sự thành công trong sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ là quan niệm nghệ thuật
về con người Văn học nghệ thuật là một sự ý thức về đời sống, nên nó mang tính
chất quan niệm rất cụ thể Hình tượng nghệ thuật một khi đã hình thành là mangtính chất quan niệm, nhà văn không thể miêu tả đối tượng mà không có quan niệm
về đối tượng Trên cơ sở lí luận ấy, người viết chọn vấn đề quan niệm nghệ thuật
về con người trong tác phẩm “Cánh đồng bất tận” của Nguyễn Ngọc Tư để từ đó
thấy ngòi bút sắc sảo của chị khi viết về những người dân nông thôn của vùng đấtNam bộ này
Trang 2
NỘI DUNG
I.Những vấn đề lý luận chung
1 Khái niệm thi pháp và thi pháp học
1.1 Thi pháp
Cho đến nay thuật ngữ “thi pháp” đã khá quen thuộc với những người họctập nghiên cứu hoặc quan tâm đến văn học Trên sách báo văn nghệ, người ta nhắcđến nhiều thi pháp tác phẩm, thi pháp tác giả, thi pháp thể loại, thi pháp thời kì…
Có nhiều cách hiểu khác nhau về thi pháp, cách hiểu đơn giản có thể xác lập nộidung của khái niệm thi pháp từ chính nội dung ngữ nghĩa của nó Chữ thi ở đây chỉtoàn bộ văn học nói chung chứ không phải chỉ riêng về thơ Còn pháp là phươngpháp, phép tắc Vậy thi pháp là phương pháp, phép tắc làm thơ, làm văn TheoGiáo sư Trần Đình Sử trong Một số vấn đề Thi pháp học hiện đại, mặc dù có nhiềucách hiểu, cách tiếp cận khác nhau nhưng chung quy có hai cách hiểu chủ yếu:
Một là: coi thi pháp là nguyên tắc, biện pháp chung làm cho văn bản, phát ngôn
trở thành tác phẩm nghệ thuật
Hai là: hiểu thi pháp là nguyên tắc, biện pháp sáng tạo nghệ thuật cụ thể, tạo thành
đặc sắc nghệ thuật của một tác giả, tác phẩm, trào lưu, thể loại
Cách thứ 1 gần với mĩ học, lý thuyết văn học, cách thứ 2 gần với phê bình thưởngthức tiếp nhận những hiện tượng văn học nghệ thuật Tóm lại, thi pháp là toàn bộ
hệ thống hình thức nghệ thuật của một hiện tượng văn học (tác giả, tác phẩm, tràolưu, giai đoạn, nền văn học…) Hệ thống hình thức nghệ thuật đó gắn liền vớinhững quan điểm thẩm mỹ của nhà văn, hình thức mang tính nội dung
1.2 Thi pháp học
Thi pháp học là khoa học nghiên cứu về thi pháp, tức là nghiên cứu về hình thứcnghệ thuât của một hiện tượng văn học Viện sĩ Khrapchenco định nghĩa: “Thipháp học là bộ môn nghiên cứu hệ thống các phương thức, phương tiện khám pháđời sống bằng hình tượng nghệ thuật.” Nói cách khác, thi pháp học là ‘bộ mônchuyên nghiên cứu các hệ thống nghệ thuật cụ thể, một khoa học ứng dụng trongvăn học, gần gũi với phân tích phê bình và nghiên cứu văn học
Trang 3Tuy nhiên thi pháp học với tư cách là lý luận văn học không đồng nhất với ngành
lý luận văn học, bởi: Lí luận văn học thiên về nghiên cứu các quy luật chung củahiện tượng văn học; còn thi pháp học thiên về nghiên cứu các tác phẩm, thể loại,tác giả, phong cách, trào lưu, ngôn ngữ, nguyên tắc đặc thù tạo thành hiện tượngvăn học cụ thể mà thôi Thi pháp học với tư cách là khoa học ứng dụng cũng khôngđồng nhất với phê bình, phân tích tác phẩm cụ thể Phê bình văn học có thể đi từnhững góc độ khác nhau mà phát hiện khám phá , đặc biệt khám phá nội dung Cònthi pháp học thiên về phát hiện, khám phá các quy luật hình thức nghệ thuật
Những đặc tính của thi pháp học nói trên bắt đầu từ thời cổ đại Hy Lạp, quaphương Tây đến Nga rồi đến Việt Nam Viện sĩ Khrapchenco (Nga) phân loại :
+ Thi pháp học lí thuyết: nghiên cứu cấu trúc, hình thức của tác phẩm văn học.
+Thi pháp học lịch sử: nghiên cứu sự tiến hoá của phương thức phương tiện chiếmlĩnh thế giới bằng hình tượng và nghiên cứu sự hoạt động của chức năng thẩm mĩcủa chúng và số phận lịch sử của các khám phá nghệ thuật
Nhìn chung, thi pháp học là một bộ phận chuyên biệt của nghiên cứu văn học,chuyên nghiên cứu tính đặc thù và nguyên tắc nghệ thụât của văn học
2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm văn học.
2.1 Khái niệm Quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là khái niệm cơ bản nhằm thể hiện khảnăng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người của nhà văn
Có thể nói, nó giống như là một “chiếc chìa khóa vàng” góp phần gợi mở chochúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nóichung và từng thời đại nói riêng Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù được nhiều nhànghiên cứu quan tâm tìm hiểu, song khái niệm quan niệm nghệ thuật về con ngườivẫn còn nhiều cách định nghĩa và diễn đạt khác nhau Cụ thể như sau:
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: “Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình” Tức, quan
niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ đối tượng con người đãđược hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp thể hiện con ngườitrong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình
Trang 4tượng nhân vật trong đó Vì vậy, chúng ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệthuật trong các tác phẩm.
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một cách
nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm”.
Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ
văn học định nghĩa như sau: “Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên
trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.”
Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệm trên đềunói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người Từ đó,chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ thuật về con người như
sau: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng.
Như vậy, vì trung tâm của văn học là con người nên con người cũng chính
là đối tượng thẩm mĩ thể hiện quan niệm của tác giả về cuộc sống Người sáng tác
sẽ là người vận động, suy nghĩ về con người, cho con người, nêu ra những tư tưởngmới để hiểu về con người Bởi người ta không thể miêu tả và tạo nên chiều sâu,tính độc đáo của hình tượng con người trong văn học nếu không hiểu biết, cảmnhận và có các phương tiện, biện pháp nhất định
Từ việc hướng đến xác định khái niệm quan niệm nghệ thuật về con người,
có thể khẳng định rằng, chúng ta sẽ không thể hiểu một cách đầy đủ những đổithay trong nội dung phản ánh cũng như nghệ thuật biểu hiện của văn học, nếukhông quan tâm tới sự vận động của con người trong văn học, đặc biệt là vấn đềquan niệm nghệ thuật của các tác giả về con người trong văn học Nói cách khác,nếu bỏ qua quan niệm nghệ thuật về con người sẽ dẫn tới cách hiểu đơn giản vềbản chất phản ánh của nghệ thuật, hạ thấp yêu cầu sáng tạo thẩm mĩ của nghệthuật Cho nên, tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người là điều hết sức quan
Trang 5trọng Đây được xem là cơ sở lí luận để chúng ta nghiên cứu tác phẩm văn họcdưới góc độ thi pháp học.
“Văn học là nhân học, đối tượng thể hiện chủ yếu của nó là con người”.
Chúng ta không thể lí giải một hệ thống văn, thơ mà bỏ qua con người được thểhiện trong đó Tuy nhiên sự miêu tả con người trong văn học không bao giờ là sựsao chép, chụp ảnh và tâm hồn nhà văn cũng không như một tấm gương trong cho
sự phản chiếu nào Nhà văn sáng tạo ra nhân vật, kể ra, miêu tả ra nhân vật, nhânvật bao giờ cũng hiện ra theo cách hình dung, cảm nhận của tác giả, tức là mỗi nhàvăn đều có một quan niệm khác nhau về con người Trong lịch sử văn học chẳngnhững con người với tư cách là đối tượng của văn học đổi thay, mà ngay quanniệm nghệ thuật về con người cũng thay đổi làm cho khả năng chiếm lĩnh conngười trong văn học ngày càng sâu sắc, phong phú và tạo thành lịch sử của sự miêu
tả con người trong văn học
2.2 Cơ sở lịch sử xã hội và văn hóa của quan niệm nghệ thuật về con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc cảm thấy, hiểu và miêu
tả con người trong văn học Nhưng các nguyên tắc ấy có cơ sở sâu xa trong thực tếlịch sử, thực tiễn xã hội Do đó, quan niệm nghệ thuật về con người là một sảnphẩm của lịch sử Nó thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa giữa văn học nghệ thuậtvới hiện thực đời sống xã hội Chẳng hạn như quan niệm nghệ thuật về con ngườitrong văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trước hết gắn liền với thế giới quan Mac-Lênin , với thực tế đấu tranh cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo và nhất là gắnvới quan niệm về con người mới và cuộc sống mới
Quan niệm nghệ thuật về con người cũng là sản phẩm của văn hóa tưtưởng Thời trung đại phương Tây, người ta xem con người là sản phẩm sáng tạocủa Chúa Trời; từ thời Phục Hưng đến Khai Sáng thì con người được xem là sảnphẩm của tự nhiên; từ thế kỷ XIX thì xem con người là sản phẩm vừa của tự nhiên,vừa của xã hội Ở phương Đông từ thời cổ đại đến trung đại người ta quan niệmcon người là sản phẩm của tự nhiên, của vũ trụ Chẳng hạn như quan niệm về conngười vũ trụ trong văn học trung đại Việt Nam gắn liền với cảm thức xã hội của
con người trung đại Đó là quan niệm Thiên Địa Nhân hay “ Thiên- Nhân thương cảm” , con người là tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, con người có mối liên hệ mật thiết
với thiên nhiên Chính vì thế con người trong văn học trung đại thường cảm nhận
Trang 6mình trong mối quan hệ với đât trời với những cái lớn lao cao cả Chỉ có nhữngcon người cao quý mới xứng đáng hòa với thiên nhiên, con người tầm thường bịđày trong cái xã hội phàm tục hằng ngày Hệ quả là khi miêu tả người quân tử, vănnhân nhà Nho đều lấy chất liệu thiên nhiên cao quý: tùng, cúc, trúc, mai…
Đến văn học hiện thực phê phán , quan niệm nghệ thuật về con người cóthay đổi, người ta tập trung chú ý mối quan hệ con người với hoàn cảnh xã hội,xây dựng những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình Còn con ngườitrong Văn học lãng mạn là con người cá nhân đời tư Văn học 1945-1975 do chiếntranh nên văn học quan tâm đến con người quần chúng, sử thi Văn học đương đạiquay trở lại con người bản ngã, con người đời tư, con người với vô số bi kịch, nótiếp nối văn học 1930-1945 Tương ứng với mỗi giai đoạn văn học thì có một cách
QNNT về con người Quan niệm nghệ thuật về con người còn mang dấu ấn sáng
tạo của người nghệ sĩ, gắn liền với cái nhìn của người nghệ sĩ Trong văn học ta bắtgặp con người tha hóa trong sáng tác của Nam Cao, con người vô nghĩa lí trongsáng tác Vũ Trọng Phụng, con người chính trị trong thơ Tố Hữu, con người cô đơntrong truyện của Nguyễn Huy Thiệp, con người đầy bản năng tính dục trong sángtác của Phạm Thị Hoài…
Trong các thể loại văn học khác nhau, chức năng và hệ thống phương tiệnbiểu hiện khác nhau, quan niệm nghệ thuật về con người cũng khác nhau Conngười trong thần thoại là con người siêu phàm như năng lực, một sức mạnh để chếngự thiên nhiên hay thực hiện một công việc nào đó,con người trong truyện cổ tích
là hiện thân của một quy ước xã hội,…
Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiến trình lịch sử văn học là cảmột quá trình vận động phát triển và biến đổi Điều đó nói lên việc nhận thức vàkhám phá về con người là một quá trình sáng tạo không ngừng của nhà văn
3 Những biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn
“Cánh đồng bất tận” của Nguyên Ngọc Tư.
3.1 Vài nét về tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là một nữ nhà văn trẻ của vùng đất tận cùng của Tổ quốc.Chị sinh năm 1976 tại xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau trong một gia
Trang 7đình có truyền thống cách mạng Nguyễn Ngọc Tư là một hiện tượng văn học độcđáo khiến đông đảo bạn đọc trong và ngoài nước quan tâm.
Sau hơn mười năm cầm bút (tính từ 1997 đến năm 2012), Nguyễn Ngọc Tư
đã có hơn 15 đầu sách được xuất bản Ngọn đèn không tắt (2000) Ông ngoại (2001) Biển người mênh mông (2003) Giao thừa (tập truyện ngắn, 2003, tái bản 2012) Nước chảy mây trôi (tập truyện ngắn và ký, 2004), Sống chậm thời @ (tản văn, 2006) - đồng tác giả với Lê Thiếu Nhơn, Sầu trên đỉnh Puvan (2007), Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư (tập truyện ngắn, 2005), Cánh đồng bất tận (tập truyện ngắn, 2005), Tạp văn Nguyễn Ngọc Tư (tạp bút, 2005), Ngày mai của những ngày mai (tạp bút, 2007), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác (tập truyện ngắn, 2008), Biển của mỗi người (tạp bút, 2008), Yêu người ngóng núi (tản văn, 2009), Gáy người thì lạnh (tản văn, 2012), Sông (tiểu thuyết, 2012)Trong số các tác phẩm đã in, tập
truyện Cánh đồng bất tận được coi là thành công hơn cả Truyện ngắn Cánh đồng
bất tận được Hội nhà văn Việt Nam trao giải A (2006) Tính đến tháng 02 năm
2007, tập truyện đã tái bản đến lần thứ 12 Năm 2007, Nguyễn Ngọc Tư được mời
sang Hàn Quốc để nói về Cánh đồng bất tận và tác phẩm này được dịch ra tiếng Hàn Đầu năm 2009, cũng chính Cánh đồng bất tận được chuyển thể thành một tác
phẩm điện ảnh
Truyện của Nguyễn ngọc Tư đi sâu khai thác mảng hiện thực đang bày ratrước mắt, một hiện thực đang được rung chuông báo động, ở đó đầy những vachạm, bụi bặm và ngột ngạt của cuộc sống đời thường Chị dùng ngòi bút viết vềnhững con người chân lấm tay bùn, những mối tình buồn hết biết, những nỗi đau
đời tê tái: Cuối mùa nhan sắc, Hiu hiu gió bấc, Mối tình năm cũ, Thương quá rau răm…;những bi kịch của gia đình trước những cám dỗ của vật chất: Cánh đồng bất tận Nguyễn Ngọc Tư có một phong cách riêng độc đáo, đặc sệt Nam bộ vừa
quen mà rất lạ Nguyễn Quang Sáng nhận xét “Chất Nam bộ trong văn cổ (NgọcTư) đậm đặc, từ hình dáng thân thể con người, cách sống, tính cách cho tới ngôn
từ Thoại trong văn Tư không hề bị lai, rặt Nam bộ mà người ta đọc vẫn hiểu và
cảm thấu trọn vẹn” GS TS Trần Hữu Dũng (việt kiều Mỹ) gọi Ngọc Tư là “đặc sản” vì chị đã tạo ra điểm riêng ấn tượng nhất mà dẫu cuộc thi có cắt phách họ vẫn
nhận ra Nguyễn Ngọc Tư đã góp phần đưa văn học Nam Bộ ra khỏi cái khuôn sáo
“ngô nghê mà thiếu tự nhiên” đã tồn tại quá lâu trong văn học Đồng bằng sôngCửu Long” Chị đã đưa truyện ngắn đương đại lên một tầm cao mới, làm sốngđộng nền văn học nước nhà Nguyễn Ngọc Tư trở thành gương mặt sáng giá và
Trang 8triển vọng nhất trong đội ngũ các nhà văn đương đại (đứng sau Nguyễn HuyThiệp) Đạt được điều này một phần cũng do chị biết kế thừa và cách tân trong sựthể hiện Quan niệm nghệ thuật về con người.
3.2 Tóm tắt truyện ngắn Cánh đồng bất tận
Truyện ngắn Cánh đồng bất tận lấy bối cảnh miền Tây Nam Bộ Ở nơi đó,
ông Út Vũ là một nông dân chân chất, hiền lành làm nghề thợ mộc Rồi một ngày,ông tình cờ gặp một cô gái xinh đẹp đang ngồi khóc trên bến sông Cô gái xinh
đẹp, có “nụ cười lấp lánh cả khúc sông” và “làn da trắng như bông bưởi” ấy đã
làm xiêu lòng trái tim của Út Vũ Cả hai nên vợ nên chồng, sống hạnh phúc bêncăn nhà lá nằm cạnh con sông Dài có những hàng mắm cặp mé sông và có vớinhau 2 đứa con: Nương , Điền Hạnh phúc không ở lâu với gia đình Út Vũ Cuộcsống nghèo khó, lại rày đây mai đó khiến ông không thể giữ được tình yêu của
người vợ đang trong thời kỳ xuân sắc Cô “bỏ nhà theo trai”, để lại cho chồng 2
đứa con nhỏ bơ vơ và mái nhà tranh vách lá Hận vợ phụ tình, ông Vũ đốt nhà, dắtcon phiêu bạt trên chiếc ghe đi chăn vịt từ cánh đồng này đến cánh đồng khác.Thời gian thấm thoát trôi, những cánh đồng mà cha con ông Vũ đi qua không sao
kể xiết, nhưng nỗi hận trong lòng ông vẫn không thể nguôi ngoai Nó khiến ôngngày càng trở nên cộc cằn và cáu gắt Trong khi đó, Nương lớn lên ngày càng xinhđẹp như mẹ Bao nhiêu bực dọc, bao nhiêu uất ức và căm hận của ông vì thế đềutrút lên hai đứa con của mình và lên những người đàn bà mà ông bắt gặp Ông hậntất cả đàn bà Ông để họ yêu mình và rồi lại bỏ rơi họ theo cách mà ông đã từng bị
bỏ rơi Cuộc sống nặng nề và u ám của 3 cha con ông Vũ cứ thế tiếp diễn, ngàyqua ngày Cho đến một ngày kia, 2 chị em Nương và Điền tình cờ giải cứu cho côgái điếm tên Sương đang bị những người đàn bà trong xóm đánh ghen, tra tấn Sựxuất hiện của Sương đã mang lại chút không khí đầm ấm cho 2 đứa bé thiếu tìnhthương của cha mẹ, cho những bữa cơm của Nương và Điền thêm phần ấm áp vàcho cuộc sống tinh thần của 2 chị em bớt tẻ nhạt Tuy nhiên, đối với ông Vũ, sựxuất hiện của Sương càng khiến vết thương của ông thêm phần nhức nhối Ông vẫnlạnh lùng Ông vẫn cáu gắt và đay nghiến thân phận “làm đĩ” của Sương, dù có thể
ở tận sâu đáy lòng mình, ông có dành cho Sương một chút tình cảm, giống như làtình yêu Trớ trêu thay, người phụ nữ “làm đĩ” ấy lại đem lòng yêu ông Vũ Cô làmtất cả để bảo vệ 3 cha con ông, kể cả việc “bán thân” để đổi lấy đàn vịt Tuy nhiên,tình yêu ấy lại được đáp lại bằng sự chua chát và thái độ thù hận Sương quyết định
bỏ đi Điền cũng bỏ nhà đi tìm Sương Chỉ còn lại Nương và ông Vũ, tiếp tục cuộc
Trang 9hành trình cô độc trên những cánh đồng bất tận…Cho đến một ngày, khi trái timcủa ông Út Vũ dần nguôi ngoai, tình thương của người cha quay về thế chỗ chonhững hận thù thì một biến cố lớn lại ập đến cho gia đình ông Vũ, cho cô con gáitội nghiệp của ông…Trên “Cánh đồng Bất Tận”, con gái ông bị bọn côn đồ ăn cắpvịt cưỡng hiếp trước sự bất lực của người cha.
3.3 Các kiểu con người trong truyện Cánh đồng bất tận
3.3.1 Con người cô đơn, lạc lỏng
Con người cô đơn - lạc lõng giữa cộng đồng là một trong những cảm hứngchủ đạo của nhiều cây bút có tiếng vang lẫy lừng trong nền văn học Việt Nam hiệnđại, tiêu biểu như: Nam Cao, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp Tiếp nối mạnh
chủ đề cô đơn - lạc lõng của con người trước thiên nhiên và trước xã hội, Cánh
đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư dựng nên những con người với thân phận bèo
bọt trong xã hội, kiểu con người tận cùng nỗi cô đơn Con người lạc lõng ấy khôngphải một thành viên sống động của xã hội, mà bị đồng loại xô dạt ra bên lề cuộc
đời Cũng giống như Lâu đài của F.Kafka, hay Trăm năm cô đơn của G.Marquez,
nhân vật đều sống trong ốc đảo cô đơn.
Chí Phèo của Nam Cao cũng vì định kiến của người dân làng Vũ Đại màrơi xuống vực thẳm của nỗi cô đơn, ngay cả khi anh đã hồi sinh, khát khao mộtcuộc sống lương thiện, thì người ta vẫn không chìa tay ra để cưu mang anh, tất cảđều quay lưng lại, để rồi Chí phải chết trên ngưỡng cửa trở về làm người Con
người cô đơn lạc lõng trong Cánh đồng bất tận có phần dữ dội và quyết liệt hơn.
Khi người mẹ bỏ đi “theo trai”, sự hoan hỉ hiện rõ trên khuôn mặt của những ngườilối xóm “cả xóm tưng bừng, kẻ mừng vì vợ mình chưa bỏ theo trai, người vui vìcon đàn bà đẹp nhất xóm đã đi rồi, khỏi lo ông chồng suốt ngày thòm thèm dòmngó…” Cái quan hệ tình lành nghĩa xóm quá ư là lỏng lẻo, họ cười cợt một ngườiđàn bà ngoại tình, họ hả hê vì một gia đình hạnh phúc tan rã Cha con Út Vũ không
chịu được phải tháo chạy khỏi cộng đồng sau sự kiện mẹ cô theo trai Gia đình có
ba người ấy lênh đênh cuối bãi đầu ghềnh, sống cuộc đời du mục, hai đứa trẻkhông được đến trường, không được giáo dục kĩ năng sống, không được tiếp xúc
với thế giới con người, vì vậy mà chúng kêu nhớ con - người và thèm được nhìn thấy con - người Rõ ràng, con người quá hờ hững, vô tâm trước nỗi đau của đồng
loại
Trang 10Con người không chỉ cô đơn lạc lỏng giữa cộng đồng, làng xóm mà ngaytrong gia đình bên cạnh những người thân yêu họ cũng hoàn toàn cô đơn Trong tác
phẩm, bi kịch của hai chị em Điền và Nương không đơn giản chỉ là vấn đề “miếng cơm manh áo” mà chính là sự đói khát về tình cảm của cha mẹ, của con người với con người trong cuộc sống Trong tiềm thức của hai chị em Nương luôn là hình
ảnh người mẹ trẻ đẹp một thời nhưng tất cả đều là mầm mống và dấu hiệu báo
trước một sự chia lìa, xa cách do sự thiếu chung thủy của người mẹ ấy “Má ngó chúng tôi, hỏi: “Gì mà nhìn trân trân vậy hai đứa?” Tôi nói,“Má lạ quá hà, nhìn không ra” Má mừng quýnh, “Thiệt hả?” Tôi muốn khóc quá chừng, má con xa lạ với nhau sao lại mừng?” Và đúng như thế, mẹ của chúng cuối cùng do không
chống lại nổi sự cám dỗ của người đàn ông có chiếc ghe với đủ vải vóc lụa là hấpdẫn đã nhẫn tâm bỏ đi Còn lại người cha, cứ ngỡ ông sẽ dành tất cả tình cảm củamình cho hai đứa con yêu thương để bù đắp sự trống vắng của người mẹ thì trái lạiông cư xử với chúng như những người dưng xa lạ Đó là thái độ hà khắc, dưngdưng trước sự cô đơn, thiếu tình thương của hai chị em Điền Có lẽ trong thâm tâmcủa người cha, tình thương yêu con đã bị lấn át bởi sự hận thù, nỗi đau đớn khi bị
vợ phụ bạc Ông bỏ mặc hai đứa trẻ trong sự cô đơn, thiếu hụt tình cảm yêu thươngcủa cha mẹ Vì thế, tuy sống với cha nhưng hai chị em Nương và Điền hầu như chỉ
biết “giao tiếp” với… đàn vịt mà chúng chăn thả trên những Cánh đồng bất tận.
Chúng thèm quay quắt một ánh nhìn trìu mến của cha mà lẽ ra đương nhiên chúngđược quyền hưởng Chúng thèm được nghe ông sai đi mua rượu, sai nướng vài conkhô để ông vui thú với bạn bè Thậm chí chúng còn thèm được nghe ông la hét,
đánh mắng dù họ chẳng lầm lỗi gì Nói tóm lại, họ khao khát được giao cảm, được trò chuyện giống như bầy vịt chăn thả trên đồng cần có lúa để ăn mà đẻ trứng Họ thèm được “đối thoại” với cha mình dù đó là những lời nạt nộ, xa lạ như với người
dưng nước lả Những đoạn văn sau cho thấy nỗi cô đơn, sự thiếu tình thương củachị em Nương và Điền:
- “Trời ơi, trừ chị em tôi ra không ai thấy được đằng sau khuôn mặt chữ điền ngời ngợi đó là một hố sâu đen thẳm, bến bờ mờ mịt, chơi vơi, dễ hụt chân”.
- “Có lần, khi đi trên sông, thằng Điền giả đò té chìm nghỉm mất tăm, tôi giả đò kêu la chói lói, cha hơi giật mình hoảng hốt, dợm lao xuống nước, nhưng rồi cha điềm nhiên ngồi lại, tiếp tục gọt đẽo, chắc là nhớ thằng Điền đã lặn lội nước sông
từ năm bốn tuổi, sức mấy mà chết trôi.”