Nguyễn Ngọc Tư thường hay tái hiện những tình cảnh nghèo khó, khốn cùng của người dân quê thông qua những câu chuyện mà trong đó hầu hết những nhân vật chính đều có một điểm chung là cái
Trang 1SỰ ĐỔI MỚI NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG TÁC PHẨM
CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ
Ở lĩnh vực văn xuôi mà đặc biệt là truyện ngắn là sự thành công của nhà văn têntuổi thuộc nhiều hế hệ như Ma Văn Kháng, Nguyễn Khải, Nguyễn Huy Thiệp, PhạmThị Hoài, Tạ Duy Anh, … Gần đây dư luận còn rất chú ý đến cây bút còn rất trẻ tuổi
là Nguyễn Ngọc Tư Chị đã đem đến một “hơi gió mát lành trong nền văn học vốn quen dấn thân vào xã hội quyết liệt” Nguyễn Ngọc Tư nổi tiếng ngay từ tác phẩm đầu tay Chị đã gây xôn xao dư luận và tạo nên hiện tượng Nguyễn Ngọc Tư, nhiều
nhà văn, nhà lí luận, phê bình văn học… tốn không ít giấy mực công sức luậnbàn,chủ yếu là nhằm khẳng định một tài năng văn chương của nước nhà
Nguyễn Ngọc Tư có rất nhiều tác phẩm, tập truyện ngắn nổi tiếng Và “Cánh đồng bất tận” có thể xem là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của chị Đọc
tác phẩm này người đọc sẽ thấy một sức hút kỳ lạ, buộc chúng ta phải theo dõi từ
Trang 2đầu đến cuối, chắc chắn khi đã gấp cuốn sách lại rồi nhưng với nhiều người thì nướcmắt vẫn cứ rơi Chúng ta thấy như mình đã đánh mất một cái gì rất quý: có thể làlòng thương người bởi lâu nay chúng ta quen sống như người vô cảm, nhưng đồngthời ta cũng nhận được là một niềm tin bất diệt vào cuộc sống Tác phẩm này là mộtminh chứng tiêu biểu cho sự cách tân, đổi mới ở thể loại truyên ngắn và cũng là gópphần hiện đại hóa nền văn học của Nguyễn Ngọc Tư.
B PHẦN NỘI DUNG
1 Tiểu sử, cuộc đời, sự nghiệp của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.Tuổi thơ Nguyễn Ngọc Tư gắn bó lam lũ với những luống rau gánh vác cuộc sốnggia đình Cảnh nhà chật vật cùng với căn bệnh tai biến phải nằm liệt giường của ôngngoại mình, Nguyễn Ngọc Tư phải nghỉ học khi chị đang học lớp 9 Chị thường tự
an ủi và trải lòng mình trên những trang nhật kí
Thấy chị có khiếu văn chương nên mọi người trong gia đình luôn ủng hộ chị Batruyện ngắn đầu tay của Tư viết về tình bạn đã được cha đem gửi thử ở tạp chí vănnghệ Bán Đảo Cà Mau và cả 3 đều được đăng báo
Sau đó chị được chọn vào làm văn thư và học việc phóng viên ở văn phòng hộivăn nghệ Cà Mau Chị viết tin viết bài và lại viết truyện ngắn
Năm 1997, ở tuổi 21 chị đạt giải 3 báo chí của tỉnh Cà Mau với kí sự “cơn bão
số 5 ở Cà Mau”
Năm 27 tuổi chị được kết nạp vào Hội nhà văn và cũng là lúc chị lập gia đìnhlàm mẹ, làm vợ
Hiện nay chị vẫn sống và làm việc ở Cà Mau Cuộc sống đời thường của chị lúc
này là “sáng đạp xe đưa con đi nhà trẻ, trưa nội trợ cá rau, không văn vẻ văn vùng
gì ráo” Chị nói vậy nhưng chúng ta thấy chị vẫn cho in tác phẩm đều đều.
Nguyễn Ngọc Tư có số lượng tác phẩm lớn, gia tài văn chương của chị đã lên
đến hơn 200 truyện ngắn, tản văn, bút ký và 10 đầu sách
Truyện ngắn “Ngọn đèn không tắt” của Nguyễn Ngọc Tư đã đạt giải nhất cuộc
vận động sáng tác văn học tuổi 20 lần II, năm 2000, do báo văn nghệ và bộ GD và
ĐT phát động Tiếp đến tác phẩm này của chị cũng đã nhận được giải B của Hội nhà
Trang 3văn Việt Nam, năm 2001, giải thưởng của ủy ban toàn quốc liên hiệp các hội văn họcnghệ thuật Việt Nam năm 2001
Đến năm 2003 Nguyễn Ngọc Tư là một trong nhưng nhà văn trẻ xuất sắc tiêubiểu của năm 2002
Năm 2006 với truyện ngắn “Cánh đồng bất tận” Nguyễn Ngọc Tư được nhận
giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2006 Mới đây tập truyện ngắn mang tên
“Cánh đồng bất tận” và tập truyện ngắn “Cuối mùa nhan sắc” do hội nhà văn Việt
Nam đề cử đã được dịch sang tiếng Anh và nhận giải thưởng văn học Quốc tếASEAN tại Thái Lan tháng 10/2008
Ngoài hai tập truyện ngắn rất nổi tiếng là “Cánh đồng bất tận” và “Ngọn đèn không tắt” thì Nguyễn Ngọc Tư còn có những tác phẩm tiêu biểu như: “Ông ngoại” (2001), “Biển người mênh mông” (2003), “Giao thừa” (2003), “Nước chảy mây trôi” (2004), “Khói trời lộng lẫy” (2010),…
2 Một số nét phong cách của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư có phương châm nghệ thuật là “viết là viết bất kì lúc nào không sắp đặt, không bố cục, cứ thế đoạn sau cuốn đoạn trước Viết gần gũi như chính đời thường ăn nói đi đi lại lại thô kệch của mình, viết như đang trong tâm trạng của nhân vật của chính đất đai hào sảng Cà Mau này vậy” Chính vì thế mà có người
cho rằng Nguyễn Ngọc Tư gợi nhớ đến nhà văn Sơn Nam, nhưng là một Sơn Namtrẻ trung hơn, hiện đại hơn, tự do và tự tin hơn, vừa chân chất vừa lí trí hơn và đặcbiệt chị có một phong cách viết rất riêng
2.1 Phong cách truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư nhìn từ phương diện nội dung tự
sự
2.1.1 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những “cái nhìn khắc khoải” về thân phận người dân quê.
2.1.1.1 Trước hết đó là “Bức tranh” về những phận người nghèo khổ
Đây là mảng nội dung quan trọng và cũng là mảng hiện thực mà Nguyễn Ngọc
Tư rất hay đề cập trong hầu hết các truyện ngắn của mình Có thể nói, truyện ngắn
của Nguyễn Ngọc Tư là “bức tranh” sống động “về cuộc sống của một bộ phận
Trang 4người dân (nhất là ở thôn quê) vùng Đồng bằng sông Cửu Long mà cái nghèo, cái khổ cứ bám riết lấy họ”.
Nguyễn Ngọc Tư vốn sinh ra và lớn lên ở vùng quê nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long Và chị cũng không xa lạ gì với những chuyện người dân quê hàng ngày phải lặn lội bươn chải kiếm sống trên những dòng sông, cánh đồng… Vì thế, cũng giống như bao nhà văn khác, khi viết văn chị thường lấy những thực tế mà mình đã trải và chứng kiến làm đề tài cho những sáng tác của mình Nguyễn Ngọc
Tư thường hay tái hiện những tình cảnh nghèo khó, khốn cùng của người dân quê thông qua những câu chuyện mà trong đó hầu hết những nhân vật chính đều có một điểm chung là cái nghèo cứ bám riết và không chịu “buông tha” dù rằng tất cả họ đều cật lực làm lụng
Phần nhiều truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư xoay quanh phản ánh cuộc sốngnghèo khổ của 3 đối tương người dân vùng quê ĐB sông Cửu Long (cũng có thểxem là 3 mô tip thường gặp trong truyện ngắn của chị)
Thứ nhất là tình cảnh của người dân quanh năm vất vả mưu sinh trên nhưng cáchđồng bất tận hay tình cảm của nhưng người dân sống kiếp thương hồ trên những
dòng sông, con đò… Với các tác phẩm như: Cái nhìn khắc khoải, Cánh đồng bất tận, Biển người mênh mông, Dòng nhớ…
Thứ hai, là tình cảm của những nghệ sĩ đã “cuối mùa nhan sắc” đang phải mưu sinh và sống lay lắc nơi cuối đường, xó chợ, có những tác phẩm: Cuối mùa nhan sắc, Bởi yêu thương, Đời như ý…
Cuối cùng là tình cảnh của nhưng người phụ nữ phải đánh đổi thân xác để kiếmsống và những đứa trẻ bị đánh cắp tuổi thơ phải sớm bươn chải, lăn lội tìm kế sinh
nhai, gồm những tác phẩm: Làm mẹ, Cánh đồng bất tận, Bến đò Xóm Miễu, Duyên phận so le, Gió lẻ
Đây là “nỗi ám ảnh khôn nguôi” của Nguyễn Ngọc Tư trong cái nhìn về hiện
thực cuộc sống của nhưng người dân nghèo vùng ĐB SCL Những vấn đề trên không
phải là toàn cảnh mà chỉ là một “góc khuất” trong cuộc sống xã hội mà thôi ĐBSCL
vốn được xem là vựa lúa lớn nhất nước ta thế nhưng ở đâu đó trên xứ sở phù sa màu
mỡ, ruộng vườn cây trái sum suê này vẫn có một bộ phận người dân đang hằng ngày,
Trang 5hằng giờ “vật lộn” với cái nghèo, với cuộc sống mưu sinh Đây là một thực tế màNguyễn Ngọc Tư - nhà văn sinh ra và lớn lên nơi đây đã nhìn thấy, đã ám ảnh, dũngcảm phơi bày trên trang viết của mình để người đọc hiểu, thông cảm và chia sẻ.
2.1.1.2 Nỗi trăn trở trước tình cảnh con người đối mặt với cái nghèo
So với hiện thực về cái nghèo của con người trong các tác phẩm của các nhà văn thuộc trào lưu văn học hiện thực phê phán Việt Nam 1930-1945 như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… thì cái nghèo của con người trong
truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chưa đến mức trầm trọng cả về mức độ lẫn sắc thái Điều này cũng là lẽ hiển nhiên vì hoàn cảnh xã hội mà Nguyễn Ngọc Tư đang
sống hiện nay là rất khác so với thời của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, Nam Cao… Vì thế, trong hầu hết truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, cuộc
sống của con người tuy cũng nghèo khó nhưng không đến nỗi bần cùng như chị Dậu trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, không đến nỗi túng quẩn như Chí Phèo, Lão Hạc trong những tác phẩm cùng tên của Nam Cao, anh Pha của trong Bước đường
cùng của Nguyễn Công Hoan
Với Nguyễn Ngọc Tư, có thể thấy chị rất ít khi đi vào miêu tả, tái hiện những chi tiết cụ thể về “quá trình” con người lâm vào cảnh nghèo đói, bần cùng kiểu như
Nguyễn Công Hoan (Bước đường cùng), Ngô Tất Tố (Tắt đèn), Nam Cao (Chí Phèo)… mà chủ yếu đi vào khai thác cách con người ta đối diện đối phó và ứng xử trước cái nghèo như thế nào, đó mới chính là vấn đề cốt lõi trong truyện của Nguyễn
Ngọc Tư
Có thể thấy trong truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư rất ít khi đề cập đến
những người nghèo thuộc thành phần trí thức trong xã hội mà hầu hết đều là những người dân quê có trình độ học vấn không cao (không qua đào tạo trường lớp) Điều này khác với truyện ngắn của Nam Cao trước Cách mạng tháng Tám hay Nguyễn Huy Thiệp sau này Vì nhân vật trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư phần nhiều
là những người dân quê mùa ít học (không qua đào tạo trường lớp), không phải là thành phần trí thức nên có thể thấy cách ứng xử của họ có gì đó rất “bình dân” Hầu hết, những nhân vật này đều có một điểm chung là trước cái nghèo, cái khổ họ
Trang 6đều “quay sang” những người cùng cảnh ngộ mà “nương tựa và đùm bọc nhau để sống”
Trong Bến đò xóm Miễu, ta bắt gặp cách hành xử của anh chàng Lương tuy
nghèo xơ xác nhưng rất cao thượng và nghĩa khí Trong truyện, Lương là anh con trai nghèo, xấu xí, thất học, làm nghề chèo đò yêu tha thiết cô bé tên Bông xinh đẹp,
bỏ học giữa chừng để đi bán “bia ôm” ở bên kia sông Sở dĩ về sau Bông chấp nhận làm vợ Lương vì cô đã bị một tai nạn và liệt nửa thân dưới phải ngồi một chỗ, không
đi được Tuy vậy, người đọc vẫn thấy có một lý do quan trọng hơn là Bông đã nhìn thấy trong sâu thẳm tâm hồn anh chàng Lương chèo đò xấu xí một tấm chân tình, một sự rộng lượng, một cách hành xử và ứng xử của một người đàn ông đầy nghĩa khí; tuy thô kệch, quê mùa nhưng rất chân thật và đáng yêu
“Lần đầu tiên, Bông gọi Lương theo đúng tên của anh chứ không kêu “khùng”, kêu “đò” nữa Lương sướng tê người đi Bông ngồi chỏi tay ra ngoài sau, ngẩng mặt lên nhìn Lương như chị Hai nhìn thằng Út, như con chó Vá nhìn đống thóc… Lương cười Khuya đó về, sông vắng…Bông bảo Lương có thương Bông thì lại ngồi gần Bông đi Hai đứa ngồi một bên be xuồng, nó nghiêng nghiêng lơ lửng Bông biểu Lương nắm tay nó đi, Lương không dám, hai đứa cách nhau bốn gang rưỡi… Lương mà khùng à? Lương chỉ không muốn mình giống như bao thằng đàn ông khác, nhìn Bông như nhìn một món đồ chơi Bông là Bông, là con gái, là người.”
Chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những cách ứng xử của những con người nghèo khổ như thế này qua hầu hết nhân vật trong truyện ngắn khác của Nguyễn Ngọc Tư
như: Phi (Lý con sáo sang sông), Hết (Hiu hiu gió bấc), ông Hai (Cái nhìn khắc khoải), Quý (Giao thừa), Hai Nhớ (Qua cầu nhớ người), ông già Năm Nhỏ (Cải ơi), Sáu Đèo (Biển người mênh mông), Nương (Cánh đồng bất tận)…
“Nỗi trăn trở” của nhà văn trước tình cảnh con người đối mặt với cái nghèo trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư còn được thể hiện qua vấn đề “để tồn tại con người phải đưa ra cách chọn lựa, phải đánh đổi và trả giá cho những việc làm của chính họ”.
Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng ta thấy khi đối mặt với cái nghèo phần nhiều những người dân quê bao giờ cũng nương tựa vào nhau và cố gắng vươn
Trang 7lên để sống bằng sự cần cù chịu thương chịu khó rất đáng trân trọng Tuy vậy, nếu quan sát kỹ chúng ta cũng sẽ thấy đây đó trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư bắtđầu có những con người có xu hướng “buông xuôi” tất cả và mặc cho số phận đưa
đẩy; đã có những con người trượt chân và sa ngã và đánh mất mình thật sự (Cánh đồng bất tận, Ngổn ngang, Một trái tim khô, Bến đò xóm Miễu, Duyên phận so le, Gió lẻ, Núi lở, …)
“Bức tranh” hiện thực nông thôn trong truyện ngắn của chị giờ đây bên cạnh
những gam màu sáng (con người sống nghèo khó nhưng chân chất, nghĩa tình) bắt đầu xuất hiện những gam màu xám Và nổi bật hơn cả trong những gam màu xám ấy
là thực trạng một bộ phận những người phụ nữ vì cuộc sống nghèo khó đã chấp nhận
đánh đổi thân xác mình để tồn tại Đó là trường hợp của Diễm Thương (Cải ơi), Xuyến (Duyên phận so le), Lành (Làm mẹ), Bông (Bến đò xóm Miễu), Sương (Cánh đồng bất tận,)… Bên cạnh đó, là tình cảnh bất hạnh của những đứa trẻ sinh ra trong
những gia đình nghèo hoặc là nạn nhân trong những gia đình bị cuộc sống đô thị làm
cho rạn nứt, đổ vỡ như: Như, Ý (Đời như ý), San (Bởi yêu thương), Sói (Ấu thơ tươi đẹp), Bông(Bến đò xóm Miễu), Củi (Sầu trên đỉnh Puvan), Nương, Điền (Cánh đồng bất tận),…
Qua đó ta thấy nỗi trăn trở trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ở góc độ nào đó
cũng chính là lời cảnh báo, là khả năng dự cảm của nhà văn về một trong những
thực trạng có tính bức thiết của xã hội, của đất nước đang trên đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa
2.1.2 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - những câu chuyện tình dang dở và những miền ký ức buồn
2.1.2.1 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư - những câu chuyện tình dang dở
Điểm lôi cuốn và hấp dẫn của truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư là những câu chuyện tình yêu đều gắn với không gian làng quê sông nước ruộng vườn Đồng bằng sông Cửu Long Bên cạnh đó, hầu hết những người dệt nên những câu chuyện tình trong truyện ngắn của chị đều là những chàng trai cô gái ở vùng nông thôn chân chất, thật thà Ta ít thấy những câu chuyện tình yêu của chàng trai cô gái thành thị trong truyệnngắn của chị Vì thế, người đọc thường bắt gặp trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc
Trang 8Tư những mối tình quê chân chất, mộc mạc, son sắt, thủy chung… Tiêu biểu cho
những trường hợp này là Phi trong Lý con sáo sang sông, Hết trong Hiu hiu gió bấc, ông già Chín Vũ trong Cuối mùa nhan sắc, Lương trong Bến đò xóm Miễu, Quý trong Giao thừa, Trọng trong Một mối tình, Tư Nhớ trong Chiều vắng, Hai Nhớ trong Qua cầu nhớ người… Những câu chuyện tình yêu trong truyện ngắn của
Nguyễn Ngọc Tư tuy còn chút gì đó quê mùa, thô kệch nhưng đó là những câu chuyện tình còn lưu giữ được những điều thiêng liêng và cao quý bao đời của cha
ông Trong Cuối mùa nhan sắc, Nguyễn Ngọc Tư đã gián tiếp nói về vấn đề này
thông qua tâm sự của nhân vật ông già Chín Vũ như sau:
“Ông nói với tôi rằng bỏ cả đời đi theo đoàn hát cũng không uổng, bởi vì đời ông thật có ý nghĩa Lần đầu tiên ông được đóng vai chính, người ta hỏi vai gì, ông bảo vai con của đào Hồng, phút lâm chung người đàn bà ông yêu thương, ông gọi
“Má ơi” và thấy bà mỉm cười Chỉ vậy thôi à Ừ, chỉ vậy thôi Nhưng tụi trẻ bây giờ thì biết gì chuyện tình cảm của người lớn”
Ta bắt gặp những câu chuyện tình yêu của Mai – Lộc (Nửa chừng xuân – Khái Hưng), Loan – Dũng (Đoạn tuyệt – Nhất Linh)… trong nhóm Tự lực văn đoàn, tất cả
những mối tình đó đều dang dở do quan niệm giai cấp, địa vị xã hội,… đến thời NamCao ta lại thấy một chuyện tình năm ngày của Chí Phèo và Thị Nở, do quan niệm cách nhìn ích kỉ của làng Vũ Đại mà cuộc tình của họ không thành Những chuyện tình trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư cũng là những câu chuyện tình dang dở
nhưng nguyên nhân dang dở lại khác với các nhà văn khác đó là do một trong hai người yêu nhau đã nhường nhịn và hi sinh hạnh phúc của mình cho người họ yêu Điều này thể hiện rõ ở các tác phẩm Cái nhìn khắc khoải, Mối tình năm cũ, Chiều vắng, Một mối tình, Bởi yêu thương, Bến đò xóm Miễu…
Trong Lý con sáo sang sông, vì biết người yêu hi sinh cho mình được hạnh phúc
trước khi xuất giá theo chồng, nhân vật Út Thà đã chống xuồng qua sông ngồi uống rượu với người yêu mình và nói:
“Xét cho cùng, em cũng có lỗi, em không chắc lòng, chắc dạ với anh Phi…nghĩ lại
em không xứng đáng với cái tình của anh Phi Tụi em thương nhau, không lấy được
Trang 9nhau thì không có thù hằn đâm chém đâu anh Kiên à Khổ cái, đám em ảnh trốn không qua coi như không tha thứ cho em rồi.”
Đề cập đến những câu chuyện tình dang dở trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư,
có một vấn đề không thể không bàn đến đó là cái nhìn cảm thông và rất độ lượng của nhà văn dành cho các nhân vật là những người đàn ông Nguyễn Ngọc Tư
thường hay bênh vực cho những người con trai, những người đàn ông khi yêu Đọc truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư viết về đề tài tình yêu dang dở chúng tôi nhận thấy
ở chị một suy nghĩ, một quan niệm mang đậm tính nhân văn là: nếu không may một mối tình nào đó bị đổ vỡ thì người đàn ông cũng đau khổ không kém gì người phụ
nữ Chúng ta bắt gặp điều này trong “Cánh đồng bất tận” với nhân vật út Vũ, ông bị
vợ bội bạc và ông mang trong mình nỗi đau khổ, trở nên cáu gắt,…
2.1.2.2 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – những miền kí ức buồn
Đọc truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư ta thấy hình ảnh của những con người thuộc
mọi thành phần, mọi lứa tuổi lúc nào sống trong nỗi nhớ niềm thương về những nơi
mà họ đi qua; về những kỷ niệm với những người họ từng gặp gỡ và thương yêu trênbước đường mưu sinh; hoặc những biến cố trong cuộc đời của chính họ hay của
những người thân quen với các tác phẩm Dòng nhớ, Nhớ sông, Qua cầu nhớ
người, Hiu hiu gió bấc, Nhà cổ, Ấu thơ tươi đẹp, Một chuyện hẹn hò, Của ngày đã mất, Mối tình năm cũ, Thương quá rau răm, Người năm cũ,…
Trong Ngọn đèn không tắt, người đọc bắt gặp hình ảnh một ông già Nam bộ (ông
Hai Tương) luôn giữ trong tâm khảm hình ảnh người anh hùng dân tộc ở địa phương mình mà ông gọi là “Thầy” Ông Hai Tương hàng năm đều lấy câu chuyện ấy làm chủ đề chính để kể lại lịch sử khởi nghĩa của người dân Xóm Rạch Ròi quê ông với một niềm tự hào vô bờ bến Đặc biệt hơn, những miền ký ức, những kỷ niệm đẹp và đầy tự hào của ông Hai Tương về Thầy đã được ông truyền lại cho đứa cháu gái của mình là Tươi như để nhắc nhở thế hệ cháu con phải biết ghi nhớ và giữ gìn truyền thống đấu tranh của cha ông
“Ông nội nó ngộ lắm Ông nói cho nó biết sở dĩ bùn xứ nó mặn là vì có rất nhiều xương máu của chú bác cô dì đã đổ xuống, trong đó đương nhiên là có máu của Thầy, của mấy anh em khởi nghĩa Ông nói cho nó biết sống làm sao như cây
Trang 10đước thẳng thuột ưỡn ngực giữa sình lầy và còn nhóc chuyện nữa Tươi cảm thấy mình phải có nhiệm vụ là ghi nhớ những gì mà ông nội nó nói.”
Ký ức của Phi trong Biển người mênh mông là hình ảnh bà ngoại lúc nào cũng
yêu thương lo lắng và nhất là bao giờ cũng nhắc nhở anh phải nhớ cắt tóc khi nó đã
ra dài
“Phi không nói gì hết, lòng anh lặng đi, nghe nhói ran cả ngực mà không biết niềm nhớ nó đang cựa quậy chỗ nào Lâu lắm rồi mới có người nhắc anh chuyện tóc tai Hồi ngoại anh còn sống, thấy tóc anh ra hơi liếm ót bà đã cằn nhằn:“Cái thằng tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn” Phi cười, “con làm nghệ sĩ, tóc phải dài chút đỉnh, chớ ngoại” Ngoại nạt, “Người ta nhìn nghệ sĩ là nhìn tài, nhìn tánh chứ nhìn mái tóc sao?” Phi không cãi nữa, cầm mấy ngàn chạy đi, lát sau đem cái đầu tóc mới về.”
Trong Cánh đồng bất tận, hình ảnh người mẹ trẻ đẹp một thời lúc nào cũng in
đậm trong cuộc sống du mục bên bầy vịt cùng với người cha lạnh lùng của hai chị
em Nương và Điền Đặc biệt là với Nương, cô bé không chỉ nhớ mẹ qua những cử chỉ vỗ về yêu thương mà còn là nỗi đau vô bờ bến khi trong một lần phải vô tình chứng kiến cảnh mẹ mình ngoại tình với người đàn ông có chiếc ghe bầu bán tạp hóangay tại nhà
“Đứa mười tuổi quay lưng lại, đứa chín tuổi úp mặt vô áo chị nó, nhưng cả hai vẫn như thấy rõ ràng, trên chiếc giường tre quen thuộc, má oằn uốn người dưới tấm lưng chơm chởm những nốt ruồi… Suốt nhiều năm sau đó tôi không dám nhớ má, bởi ngay vừa khi nghĩ đến má, lập tức hình ảnh ấy hiện ra Theo đó là rực rỡ trên da thịt màu vải má tôi vừa đổi được (không phải bằng tiền hay lúa) Mà đáng lẽ phải nhớ tới khúc má nằm võng hát đưa mình ngủ ấy, hay đoạn má ngồi giặt áo bên hè, hay má cúi đầu giữa vầng khói mơ màng, thổi lửa bếp đun…”
Qua những truyện ngắn của mình, Nguyễn Ngọc Tư muốn nói rằng “con người
sống và tồn tại trên đời không đơn giản chỉ là làm sao có cơm ngày hai bữa mà một phần còn nhờ những kỉ niệm, những miền ký ức mà họ giấu kín ở một góc khuất nào
đó trong sâu thẳm tâm hồn Những miền ký ức tuy buồn nhưng lại là nơi nuôi dưỡng
Trang 11tâm hồn những con người thật thà chân chất, giúp họ có thêm nghị lực trong hành trình gian nan và đầy bất trắc của kiếp người”.
2.1.3 Truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư – thái độ phê phán nhẹ nhàng, kín đáo những mặt trái của hiện thực cuộc sống
Có thể thấy, nổi bật lên trong nội dung phê phán của truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là hai vấn đề:
Thứ nhất, phê phán lối sống hời hợt, dửng dưng thiếu tình nghĩa, thiếu trách nhiệm của con người trong cuộc sống Đây là vấn đề nổi bật và dễ thấy nhất trong phần lớn sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư: Ngọn đèn không tắt, Cải ơi, Ngỗn ngang,
Lỡ mùa, Đau gì như thể, Chuyện của Điệp, Qua cầu nhớ người, …
Thứ hai, phê phán những mặt trái, mặt tiêu cực của vấn đề đô thị hóa nông thôn
trong xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Tiêu biểu cho nội dung này là các truyện ngắn như: Giao thừa, Bến đò xóm Miễu, Duyên phận so le, Cánh đồng bất tận, Gió lẻ, Sầu trên đỉnh Puvan, Ấu thơ tươi đẹp, Chuồn chuồn đạp nước…
Qua các tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư ta thấy thông qua đó chị còn có thái độ phê phán nhẹ nhàng kín đáo trong truyện ngắn của mình
của Nguyễn Ngọc Tư một hệ thống từ địa phương thể hiện cách xưng hô khi giao
tiếp rất đặc trưng của người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Tùy vào hoàn
cảnh giao tiếp cụ thể, mà Nguyễn Ngọc Tư sử dụng những lớp từ riêng biệt Dễ thấynhất trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là lớp từ chỉ cách gọi tên người trongquá trình giao tiếp rất đặc trưng của người miền Tây Nam bộ theo kiểu gọi tên theo
thứ tự sinh ra trong gia đình như: “Anh Hai”, “Anh Năm”, “Ông Tư”, “Thím Sáu”… Hoặc không thì gọi kèm tên thật với thứ tự sinh như: Hai Nhớ, Tư Bụng, Tư
Đờ, Chín Vũ, Út Vũ, Út Thà,…