1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NHỮNG ĐỔI MỚI VỀ NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT TRONG "NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

39 976 25

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 65,42 KB

Nội dung

Việc phản ánh cuộc sống và con người trong văn học đượcsuy ngẫm và phân tích một cách sâu sắc những đối cực giữa thiện và ác, cao cả vàthấp hèn, chân thực và giả tạo … Từ góc độ khám phá

Trang 1

Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), đặc biệt là từ sau Đổi mới (1986),đời sống văn học Việt Nam đã có những thay đổi quan trọng trong nhận thức vàtiếp nhận nghệ thuật Việc phản ánh cuộc sống và con người trong văn học đượcsuy ngẫm và phân tích một cách sâu sắc những đối cực giữa thiện và ác, cao cả vàthấp hèn, chân thực và giả tạo … Từ góc độ khám phá hiện thực khác nhau, nhàvăn đã cố gắng thể hiện số phận con người với những chiến công và chiến bại,những niềm vui lẫn day dứt đau thương, có khi rất riêng tư trong sâu thẳm của tâmhồn, có khi lại hòa đồng với những lo toan, trăn trở đi lên của dân tộc Có thể xem

tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” của nhà văn Bảo Ninh – một thành tựu đặc sắc

của văn học thời kỳ đổi mới ở mảng đề tài viết về chiến tranh trong thời kì hậuchiến - là một ví dụ tiêu biểu

Trang 2

CHƯƠNG 1 BẢO NINH VÀ TIỂU THUYẾT “NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”

1.1 Tác giả Bảo Ninh

1.1.1 Cuộc đời

Bảo Ninh tên thật là Hoàng Ấu Phương, sinh năm 1952 tại huyện DiễnChâu, tỉnh Nghệ An Quê ở xã Bảo Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bìnhtrong một gia đình trí thức

Năm 1969, ông vào bộ đội (lúc này 17 tuổi), tham gia chiến đấu ở mặt trậnB3 – Tây Nguyên

Năm 1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, ông giải ngũ và bắt đầu đi họcĐại học ở Hà Nội (1976 – 1981) Sau đó ông làm việc tại Viện Khoa học ViệtNam

Từ 1984 đến 1986, Bảo Ninh học khóa II trường viết văn Nguyễn Du và bắtđầu tham gia sáng tác truyện ngắn, tiểu thuyết

Hiện nay, Bảo Ninh làm việc ở Báo Văn nghệ trẻ và là Hội viên Hội Nhàvăn Việt Nam (1997)

1.1.2 Sự nghiệp sáng tác

Hiện tại, “Nỗi buồn chiến tranh” là cuốn tiểu thuyết định mệnh ám ảnh toàn

bộ cuộc đời sáng tác của Bảo Ninh Thế giới trong truyện ngắn của Bảo Ninh chỉ lànhững mảnh vỡ của tiểu thuyết hoặc phản chiếu, hoặc soi sáng thế giới tiểu thuyết

Trong truyện ngắn đầu tay “Trại bảy chú lùn” (1987), Bảo Ninh đã để ý tới

những số phận bị bỏ quên trong cuộc chiến Không nhìn cuộc sống theo lăng kính

sử thi, nhà văn có ý thức tạo ra cách ứng xử nghệ thuật riêng: quan tâm tới nhữngmặt khuất tối của hiện thực, cố gắng nhìn những vùng mờ tâm linh sâu thẳm của

con người Cảm quan hiện thực này được Bảo Ninh thể hiện xuất sắc trong “Nỗi buồn chiến tranh”.

Trang 3

Các tác phẩm: “Hà Nội lúc không giờ”, “Khắc dấu mạn thuyền”, “Rửa tay gác kiếm”, “Giang”,… thể hiện những mất mát lớn của tuổi trẻ, tình yêu trong

chiến tranh

Các tác phẩm: “La Macxay”, “Tiếng vĩ cầm của kẻ tử thù” là kí ức về thời

thuộc địa và những con người thời thuộc địa

“Lá thư từ Qúy Sửu”, “Thời tiết của kí ức” là sự tiếp nối và mở rộng về sự

suy tư về lịch sử của dân tộc và sự hàn gắn những chia rẽ của con người sau bãotáp lịch sử

Đối chiếu thế giới truyện ngắn với thế giới tiểu thuyết, chúng ta sẽ hiểu rõ

hơn về “Nỗi buồn chiến tranh” cũng như nội dung chủ đạo của toàn bộ sự nghiệp

sáng tác văn học của Bảo Ninh Đó là cái nhìn đầy suy tư, chiêm nghiệm nhưngcũng hết sức mới mẻ về cuộc sống hiện tại cũng như quá khứ hào hùng của dântộc Qua đó, chúng ta nhận thấy tình cảm trân trọng đối với quá khứ cùng tình yêucuộc sống hiện tại tha thiết của nhà văn

1.2 Tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh”

“Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh xuất bản lần đầu tiên vào năm 1990

với tiêu đề do các biên tập viên Nhà xuất bản Hội nhà văn lựa chọn trao giải:

“Thân phận tình yêu” Một năm sau đó cuốn sách đầu tay này của nhà văn Bảo Ninh được tái bản với tiêu đề của chính tác giả: “Nỗi buồn chiến tranh” Cuốn sách được giải thưởng của Hội Nhà văn, cùng với những tiểu thuyết khác như

“Mảnh đất lắm người nhiều ma” của Nguyễn Khắc Trường, “Bến không chồng”

của Dương Hướng Sau khi giành được giải thưởng ở Việt Nam, cuốn tiểu thuyếtcủa Bảo Ninh được dịch và giới thiệu ở nhiều nước trên thế giới và được độc giảđón nhận một cách nồng nhiệt

Dù nhan đề “Thân phận tình yêu” hay “Nỗi buồn chiến tranh” thì cũng chỉ

là một Đó là: Một chuyện tình đau đớn trong chiến tranh

Trang 4

Tác phẩm không có cốt truyện, tình tiết rành mạch mà chỉ là những mảnghồi ức của nhân vật Kiên, một người lính của tiểu đoàn 27 độc lập hoạt động trênđịa bàn B3 còn sống sót, về cuộc chiến tranh đẫm máu vừa qua và về mối tình với

cô bạn học trường Bưởi tên là Phương Chiến tranh, trong ký ức của Kiên đồngnghĩa với cái chết và sự hủy diệt Có những cái chết buồn thảm như cái chết củacha và dượng Kiên, có cái chết bi thảm như cái chết của những người đồng đội củaKiên trong cuộc chiến Và ngay mở đầu tác phẩm là hồi ức của Kiên về trận đánh

– trận thảm sát xóa sổ cả một đơn vị vào “Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh đến với miền hậu cứ Cánh Bắc của Mặt trận B3 êm ả nhưng muộn màng” Cái chết của

đồng đội, của địch trở thành những hồn ma ở truông Gọi Hồn, ở chốn rừng xanh

núi thẳm, cứ ám ảnh Kiên mãi thời hậu chiến: “Chẳng biết đến bao giờ thì lòng mình mới có thể nguôi nổi, trái tim mình mới thoát khỏi gọng bàn tay xiết chặt của những kỷ niệm chiến tranh Những kỷ niệm có thể là êm đềm, có thể lá ác hại nhưng đều để lại những vết thương mà tới bây giờ một năm đã qua, hay mười năm, hay hai mươi năm nữa vẫn còn đau, đau mãi.”

Trong ký ức của Kiên, chiến tranh còn là những hình ảnh buồn bã về ngàychiến thắng trĩu nặng những dự cảm kinh hoàng về sự tổn hại của nhân tính trong

nhà ga hàng không Tân Sơn Nhất với câu nói của một người chiến sĩ: “Liệu mà coi chừng nhân tính” khi chứng kiến cảnh một người lính cao xạ quẳng xác của một

người phụ nữ bên địch ra giữa sân bê tông loáng nước mưa

Tình yêu, trong ký ức của Kiên, là mối tình tuyệt đẹp mà đau xót với cô bạnhọc Phương Phương và Kiên ở tuổi 17 - tuổi thanh niên mới chớm nở; hai tâm hồn

lành mạnh yêu nhau đắm đuối, hồn nhiên Ở Phương có “vẻ đẹp trời ban, vẻ đẹp rực cháy sân trường Bưởi” và một cái nhìn tiên tri thiên phú Bị cuốn vào vòng

xoáy nghiệt ngã của cuộc chiến, tình yêu cũng bị đày đọa, bị đẩy tới bờ vực của sựhủy diệt Cảnh đôi tình nhân trên chuyến xe lửa và Phương bị làm nhục ngay trongnhững giờ khắc khởi đầu của cuộc chiến đã nói lên sức tàn phá ghê gớm của chiến

Trang 5

tranh Mối tình của họ mãi mãi là mối tình đau khổ, không thành với những vếtthương không thể chữa lành trong thời bình Thế nhưng cái duy nhất mà nàngkhông bao giờ đánh mất, cố gắng không để mất, là tình yêu giành cho Kiên Tìnhyêu cho dù bị đày đọa, vẫn tồn tại như một thách thức làm cho người ta mê đắm.Tình yêu của Kiên và Phương như là biểu tượng của cái đẹp, đối lập với chiếntranh khốc liệt Giữa một vùng bom đạn xé toạc bầu trời Hà Nội trong những ngày

đầu của cuộc chiến, Phương tắm bên hồ “ung dung”, “bình thản”, cái đẹp ngạo

nghễ trước bạo lực Tình yêu của Phương, sắc đẹp của Phương bị chiến tranh hủyhoại, chỉ còn lại ký ức mênh mông và huyền ảo, và nỗi buồn về thân phận tình yêu

Bằng những ký ức chắp nối, tác phẩm như là những độc thoại của Kiên vềthân phận con người Tình yêu và chiến tranh, hai chủ đề, hai nỗi buồn thấm vàonhau, hòa lẫn nhau, da diết, xót xa, hủy diệt

Ra khỏi cuộc chiến, Kiên trở thành “nhà văn cấp phường”, sống một thời hậu chiến đầy u buồn Anh lao vào viết như một “Thiên mệnh” xa vời, tối tăm.

Nhà văn của phường như người mộng du lang thang cả đêm khắp phố phường,

đêm đêm viết hàng núi giấy Những câu chữ xuất hiện trong “bóng đêm âm u” của

tiềm thức, vô thức đã trở thành những hình tượng ảo giác trên trang bản thảo Ngàykia anh đốt bản thảo tác phẩm của mình, bên người con gái câm, một biểu tượngđẹp, một bản sao khác của Phương Cô gái câm là người đọc có thể, người đọctương lai tiểu thuyết của Kiên Cô là người duy nhất chứng kiến một tiểu thuyếtđang hình thành trong bóng đêm, trong cơn say, trong điên khùng và hoảng loạn,trong vô thức, tức là từ nỗi buồn tình yêu và nỗi buồn chiến tranh

Trang 6

CHƯƠNG 2 CÁI NHÌN MỚI VỀ HIỆN THỰC CUỘC CHIẾN QUA

PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT

“NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”

2.1 Góc nhìn mới từ đề tài đã cũ

Chiến tranh là một đề tài lớn mang tầm vóc nhân loại Nó có bề dày, bề dàitrong tiến trình lịch sử văn học thế giới Cùng ở một đề tài cũ nhưng góc nhìn vềcuộc chiến tranh lại rất mới mẻ, Bảo Ninh viết về chiến tranh không với nhữngbom đạn, mưu lược quân sự, những hào nhoáng chiến thắng, vinh quang của ngườilính khi chiến thắng trở về, với những phút giây cảm động rơi nước mắt khi gặp lạingười thân, gặp lại quên hương, bạn bè yêu dấu của mình Chiến tranh được nhìn

nhận trung thực và khách quan từ góc độ cá nhân (trong cuốn tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” thì đó cụ thể là qua con mắt của Kiên) Chiến tranh tàn nhẫn và

khốc liệt Tác giả không tung hô, ca ngợi chủ nghĩa anh hùng, ca ngợi chiến thắng

vẻ vang của dân tộc, không ca ngợi phẩm chất người lính mà tác giả đã đưa ra

những định nghĩa hết sức mới về chiến tranh, về hòa bình: “Chiến tranh là cõi không nhà không cửa, lang thang khốn khổ và phiêu bạt vĩ đại, là cõi không đàn ông, không đàn bà, là thế giới thảm sầu, vô cảm, là tuyệt tự khủng khiếp nhất của dòng giống con người” Dù bên ta hay bên địch, dù bằng phương thức với mục

đích nào thì về bản chất đều như nhau cả, đều là cái chết, sự phá hủy, diệt vong…Bảo Ninh không nhằm mục đích bênh vực, thiên lệch, tranh cãi bên nào phi nghĩa,bên nào chính nghĩa mà muốn tái hiện sức tàn phá ghê gớm của chiến tranh Khôngchỉ những mất mát đau thương, những cái chết mà tàn bạo nhất là sự phá hủy ănsâu bén rễ trong linh hồn người trở về

Bảo Ninh đưa đến cho bạn đọc một cái nhìn chân thực, góp phần tái hiệntoàn diện hơn cuộc chiến tranh Việt – Mỹ (cũng như tất cả các cuộc chiến tranhkhác)

Trang 7

“Nỗi buồn chiến tranh” của Bảo Ninh là một khúc ca bi tráng, đau thương

và tàn khốc về chiến tranh Nỗi buồn ấy đã ám ảnh và day dứt nhiều thế hệ ở cả haiphía, từng hành trình đi qua cuộc chiến đẫm máu ấy Nhưng vượt lên trên tất cảnhững mất mát, u ám và tuyệt vọng là tình yêu con người và tình yêu cuộc sống đãcứu rỗi phần còn lại của thế giới này Và những trang văn của Bảo Ninh trong

“Nỗi buồn chiến tranh” đã hướng đến những chân trời hy vọng ấy.

2.2 Hiện thực chiến tranh khốc liệt

Dù đã trở về song những người anh hùng, những người lính trong vai tròngười chiến thắng lại chẳng hề cảm thấy vui vẻ Chiến tranh đã mãi nằm trong tâmtrí họ, đã thiêu đốt cả cuộc đời họ, mãi mãi họ không còn trở về cuộc sống bình

thường như trước được nữa Trong “Nỗi buồn chiến tranh”, nhân vật cụ thể là

Kiên, từ hiện thực đi lần tìm hài cốt đồng chí đồng đội mình quay trở ngược lại vớinhững kí ức đau thương, với những hiểm nguy, chết chóc và cũng có những niềmvui nhưng tất cả chúng đều rạch vào tâm hồn Kiên, đồng đội Kiên giống nhưnhững vết khắc sâu trên đá, in đậm trong tâm trí họ như một nỗi ám ảnh không baogiờ phai nhòa Kiên là một trong những người may mắn được sống trở về, maymắn lành lặn nhưng đó có thực sự là một may mắn?

Đời lính phải trải qua bao nhiêu nỗi vất vả, gian truân mà trước hết đó làđiều kiện sinh tồn, điều kiện chiến đấu khốc liệt

Lần tìm về kí ức, điều đầu tiên Kiên nhớ đến chính là “Mùa khô đầu tiên sau chiến tranh đến với miền hậu cứ Cánh Bắc của Mặt trận B3 êm ả nhưng muộn màng” Có lẽ yếu tố ngoại cảnh dễ dàng tác động vào tâm trí người ta nhất:

“Tháng Chín và tháng Mười, rồi tháng Mười Một nữa đã trôi qua, vậy mà trên dọc dòng sông Ya Crông Pôcô làn nước mùa mưa xanh ngát vẫn tràn ắp đôi bờ Thời tiết bấp bênh Ngày nắng Đêm mưa Mưa nhỏ thôi, nhưng mưa Mưa… Núi non nhạt nhòa, những nẻo xa mờ mịt Cây rừng ướt át Cảnh rừng lặng lẽ Tối ngày đất rừng ngun ngút bốc hơi Biển hơi màu lục, ngụt mùi lá mục Và, cho tới

Trang 8

tận những ngày đầu tháng Chạp tất thảy những ngả đường trong rừng vẫn còn đang lầy lội khốn khổ, hư nát, bị hòa bình bỏ hoang, hầu như không thể qua lại được, dần dần lụt chìm xuống, mất dấu tích giữa rừng cây rừng cỏ tốt um tùm Hành trình trong điều kiện thời tiết như thế, đường sá như thế vất vả không tả được…”

Rồi cái đói, bệnh tật luôn thường trực như kẻ thù thứ hai sẵn sàng làm tiêu

hao sinh lực, lấy mạng người lính: “Khẩu phần lương thực đang sụt xuống nhanh như thể nước trong bình bị đập vỡ đáy Khổ sở vì đói, vì sốt rét triền miên, thối hết

cả máu, vì quần áo mục nát tả tơi và vì những lở loét cùng người như phong hủi,

cả trung đội chẳng còn ai trông ra hồn thằng trinh sát” Còn đâu hình ảnh những người anh hùng nông dân áo vải “Áo anh rách vai- Quần tôi có vài mảnh vá- Nụ cừi buốt giá- Chân không giày- Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Cái đói khiến người ta phải liều Thịnh “con” liều lĩnh xông vào một ngôilàng hủi bỏ hoang để bắt và mang về một con vượn rất to, thế nhưng khi cạo sạch

lông thì hiện ra nguyên hình “một mụ đàn bà béo xệ, da sùi lở nửa xám nửa trắng hếu, cặp mắt trợn ngược”.

Trước thực tại đói khổ, bệnh tật, cái chết rình rập chực sẵn, người lính đãphải nhờ đến hồng ma, một loại tiền ma túy, nhờ khói nó người ta chế ra các loại

ảo giác tùy sở thích “có thể nhờ khói hồng ma mà quên mọi nông nỗi đời lính, quên đói khổ, chết chóc, quên béng ngày mai” Mỗi không gian tưởng tượng, mỗi

giấc mơ đều bình dị, giản đơn nhưng nó chỉ có thể xuất hiện trong giấc mộng:

+ “Kiên lại được thấy Hà Nội của anh, Hồ Tây, chiều hạ, hàng phượng vĩ ven hồ, tiếng ve sầu ran lên khi hoàng hôn xuống, và anh cũng nghe thấy, cảm thấy gió hồ lộng thổi, cảm thấy sóng vỗ mạn thuyền Anh mơ thấy Phương đang cùng ở trên thuyền thoi với anh, tóc vờn trước gió, trẻ trung xinh đẹp, không một nét sầu thương”.

+ Cừ: Mơ đến “ngày trở về với những sum họp đoàn tụ, dễ chịu”.

Trang 9

+ Vĩnh lại “rặt chỉ mơ thấy đàn bà, và hắn thường xuyên khoái trá tả thực cho anh em nghe về những cuộc làm tình tưởng tượng vô cùng tham lam, phức tạp rất ngóc ngách, đầy kì thú và sống sượng với chị em huyền thoại của hắn”.

+ Tạo “voi” “lại đặc biệt hay mơ về sự ăn uống” với“những mâm cỗ ăm ắp các món ăn béo bở do tâm thần mộng mị của hắn bịa tạc nên”.

Có khó gì đâu với một con người được sống bên gia đình, đầm ấm cùngngười thân, đôi chút khoảng tâm tình với người yêu, được ăn no Vì chiến tranh họ

đã bị cướp đi tất cả những gì bình yên nhất, giản đơn nhất của cuộc sống Rừng già

âm u, những tiếng hú, những bóng ma lảng vảng như một sự báo trước về số mệnhđen tối của con người trong chiến tranh Trước hết là những mất mát về con người:

Ngay ở những trang đầu, Bảo Ninh đã tái hiện một trận đánh kinh hoàng

cuối mùa khô năm 69, “mùa khô cực kì cùng khốn của toàn cõi B3, tiểu đoàn 27 độc lập, cái tiểu đoàn bất hạnh mà anh là một trong mươi người may mắn còn được sống”, “một trận đánh ghê rợn, độc ác bạo tàn…” “Các đại đội đã tan tác đang cố co cụm, lại bị đánh tan tác Tất cả bị na - pan tróc khỏi công sự, hóa cuồng, không lính không quan gì nữa rùng rùng lao chạy trong lưới đạn dày đặc, chết dúi ngã dụi vào biển lửa Trên đầu trực thăng rà rạp các ngọn cây và gần như thúc họng đại liên vào gáy từng người một mà bắn Máu tung xối, chảy tóe, ồng ộc, nhoe nhoét….” “Những ngày sau đó diều quạ rợp trời…Bãi chiến trường biến thành đầm lầy, mặt nước màu nâu thẫm nổi váng đỏ lòm Trên mặt nước lềnh bềnh xác người sấp ngửa, xác muông thú cháy thui, trương sình trôi lẫn với cành

lá và những thân cây to nhỏ bị mảnh pháo băm…” Và “từ đó chẳng còn ai nhắc đến tiểu đoàn 27 nữa”.

Cả một tiểu đoàn bị xóa sổ chỉ sau một trận chiến Sự sống dường như mong

manh lắm Nếu như trong “Nhật kí Đặng Thùy Trâm”, “nay người này ngã xuống, mai người kia lại ngã xuống” thì trong “Nỗi buồn chiến tranh”, cái chết cũng đến

Trang 10

bất ngờ như một điều không thể tránh khỏi và đã biết trước Lần lượt lần lượt Kiênchứng kiến đồng đội mình gục ngã:

+ Đầu tiên là cái chết của Can: Cái chết không rõ nguyên do, chỉ biết khi tìm

được Can thì đó chỉ còn là “cái xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bãi lau lầy lụa Mặt của xác chết bị quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực kì tởm.”

+ Ba cô gái thủ kho, bị chiến tranh cầm tù, giam hãm tuổi xuân giữa rừnggià, đương khi tìm được hạnh phúc ngắn ngủi với những viên trinh sát thì đã bị bọnviễn thám bắt, hiếp và giết chết

+ Thịnh “con” hy sinh trong trận chiến, đạn trúng tim, không kịp kêu mộttiếng kêu, ngã sấp

+ “Vân chết cháy cùng với chiếc T54 đầu đàn Thân xác ra tro nên cũng chẳng cần huyệt mộ Còn Thanh thì chết ở Cầu Bông, và cũng bị thiêu trong quan tài thép cùng với tổ lái Chỉ có Từ là đã cùng Kiên đánh đến cử số 5 sân bay Tân Sơn Nhất rồi mới hi sinh.”

+ Cô giao liên Hòa xinh tươi “gục ngã giữa trảng cỏ và đằng sau bọn Mỹ xông tới, vậy xúm lại, trần trùng trục, lông lá một bầy như những con đười ươi, thở phù phò, giằng giật, nặng nề hộc rống lên…”

+ Quảng ở mùa khô năm 66 trong chiến dịch Đông Sa Thầy, Quảng bị trúngmột trái cối 106 nổ tung gần như dưới chân, nhấc Quảng lên, quăng bổng theo

đường vòng cung rồi giáng quật xuống “bụng rách ruột trào, xương xẩu dường như gãy hết, mạn sườn lõm vào, tay lủng liểng, và hai đùi tím ngắt” Lần đầu tiên

Kiên được hạ lệnh ra tay với chính đồng đội mình Nhân đạo ở đây chính là đượccho người ta chết một cách thanh thản không đau đớn Cũng như Phán, một ngườilính mà Kiên gặp được, trinh sát trung đoàn 24, đã day dứt vì cái chết đớn đau của

một tên lính ngụy: “thà rằng tôi giết phứt anh ta”, “là người không ai đáng chịu

Trang 11

một nhục hình như tôi đã bắt anh ta phải chịu” Cái chết đôi khi không đáng sợ

bằng cái nhục hình, nỗi đau đớn xác thịt mà người ta phải gánh chịu

+ Tùng: bị viên bi trúng đầu, người hoàn toàn lành lặn song đã trở nên điênkhùng

Rồi những số phận khác, những cái chết khác mà mỗi con người một sốphận nghiệt ngã , kể cả là cái chết hay còn lành lặn trở về Và hậu quả để lại trongmỗi con người đó là: mất đi nhân hình lẫn nhân tính, trở nên vô cảm trước cái chếtcủa đồng loại

Chiến tranh chỉ là làm sao “không bị ngỏm trong mùa khô” Chiến tranh

chẳng khác nào một trận chiến sinh tồn mà nếu không ra tay thì ta sẽ là một cô hồnvất vưởng, xác thịt bị giòi, quạ rỉa dần Chính vì vậy, việc cầm súng, giết người đãtrở thành một bản năng, đã đánh cắp lương tâm con người để sẵn sàng bắn chết,hành hạ đồng loại của mình Những người lính hay chính là những công cụ, những

cỗ máy giết người Kiên điên cuồng nã súng, “lòng căm thù bóp méo nhân dạng”

Sự tiếp xúc với xác chết thường xuyên đến mức Kiên đã ngủ ngay cạnh xác một cô

gái ngon lành ở sân bay Tân Sơn Nhất Đáng giận hơn đó là một người lính “lôi xác cô gái xuống bậc tam cấp Tóc tai xõa tung, gáy và xác chết nảy bình bình như trái banh Thằng chó má dã man kéo sền sệt cái xác khốn khổ qua mặt bê tông… hắn choãi chân, vặn lưng lấy đà, quăng mạnh, liệng bổng người ta lên” Một hồi chuông “Hãy coi chừng mà xem lại nhân tính” Chiến tranh có sức hủy hoại đáng

sợ, những chàng thanh niên chân chất, những sinh viên, công nhân khoác trên vaimàu áo lính, chiếc súng, ba lô…một là biến thành những linh hồn phiêu bạt, hai làcòn sống trở về - nguyên vẹn hoặc thương tật, biến thành những con thú khát máuhay những kẻ khuyết tật về tâm hồn, không thể trở về bình thường được nữa

2.3 Số phận con người

Trang 12

Có ba tuyến nhân vật chạy song song trong cuộc đời của Kiên: những ngườiđồng đội (những người lính) và những người phụ nữ, những người thân (nhữngngười hậu phương) Đa phần trong số họ hiện diện trong hình hài của những ký ức,không tiểu sử, thậm chí, có những nhân vật chỉ là những tiếng nói vang vọng tronglương tâm của Kiên.

2.3.1 Những người lính

Cách nhìn nhận về người lính mới mẻ, gần gũi mà sống động Họ khôngphải là những anh hùng, những người làm nên từ sắt từ đồng không biết mệt mỏingày đêm chiến đấu ngoan cường bảo vệ nhân dân

Người lính trong “Nỗi buồn chiến tranh” hiện lên đầy những chán nản, mệt

mỏi với cuộc chiến Họ cũng giống bao người khác, cũng biết đói, khổ, cũng cómong muốn mãnh liệt là trở về với quê hương, thậm chí thây kệ nhiệm vụ Tổ quốc

giao cho để đào ngũ về nhà Người lính xuất hiện trong “Nỗi buồn chiến tranh”

cũng biết yêu, cũng có những giây phút ủy mị, buông xuôi tất cả, cái chết dườngnhư trở nên vô nghĩa, với họ chiến tranh càng trở nên vô nghĩa Để tự tìm niềm vuicho mình, họ đã phải nhờ đến hồng ma, nhờ khói của nó để tạo ra các loại ảo giáctùy thích Nhưng khi không còn hồng ma, họ lại trở về với thực tại khắc nghiệt

Những cô gái giao liên trong chiến tranh, số phận của họ đồng nghĩa với vôvọng và bất lực Trong gian lao nhưng họ vẫn ngời lên chất nữ tính, duyên dáng,đằm thắm và kiên trung với cuộc kháng chiến của dân tộc

Đặc biệt yếu tố sex được đưa vào trong cuốn tiểu thuyết là điều hiếm hoitrong tiểu thuyết về chiến tranh Tình dục được nhắc đến khá nhiều và đặc biệt vớiKiên Hình ảnh người lính xưa chân chất hiền lành bao nhiêu, nay đã được hiện lênchân thực với đúng bản chất vốn có của nó Kiên không được miêu tả trong mộtcuộc tình duy nhất mà rất nhiều cuộc tình với những cuộc làm tình, thậm chí cảngười tình tưởng tượng - hồn cô gái ở sân bay Tân Sơn Nhất rồi với chị Hạnh,Hiền, Phương, cô gái câm tầng trên Tâm tư người lính đầy những trúc trắc, góc

Trang 13

cạnh, hỗn độn đan xen Tác giả đi theo những kí ức, những tâm tư của Kiên để tìm

ra những sự thật về chiến tranh, sự thật trong tâm hồn anh, những hoài nghi, ámảnh…

Trong hành trình tâm tưởng của Kiên, ký ức về những người đồng đội luôngắn liền với cái chết Hoặc họ là nạn nhân của cái chết, hoặc họ là người gây ra cáichết Cái chết phản ánh bản chất hai mặt của chiến tranh Nó gắn liền với bạo lực,

thứ bạo lực tăm tối hủy diệt con người “chà đạp, hành hạ, (…), làm nhục, (…), giết chết, (…) chôn vùi, quét sạch, tuyệt diệt”, nó chà đạp lên nhân tính của con người và hủy diệt “những người ưu tú nhất, tốt đẹp nhất, xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi dương”, nó khơi dậy bạo lực và sự tàn bạo trong con

người, sự dửng dưng với cái ác Ở phương diện đó, vết thương khủng khiếp nhất

mà chiến tranh để lại không chỉ là sự thương tổn và cái chết cụ thể mà quan trọnghơn, là sự chà đạp lên nhân tính Ở một phía khác, cũng chính cái chết của nhữngngười đồng đội phản ánh một phương diện khác của chiến tranh: cái đẹp của tình

người Điều đó được đúc kết trong một chân lý thật đơn giản: “những con người xứng đáng hơn ai hết quyền được sống trên cõi đời này nhưng đã lẳng lặng chấp nhận quy luật đơn giản của chiến tranh : mình chết thì bạn mình sống !” Tiếng

nói, kỷ niệm và những hồi ức của những đồng đội đồng vọng vào dòng tâm tư củaKiên, chiếu rọi vào hiện thực tàn bạo của chiến tranh, bộc lộ nỗi đau đích thực củacon người trong chiến tranh – nỗi đau của nhân tính (mà trong đó vang vọng lời

cảnh báo của người lính ở phi trường Tân Sơn Nhất trong ngày giải phóng: “liệu

mà coi chừng nhân tính”) - và làm ngời sáng vẻ đẹp của tình người trong chiến

tranh

Và khi hòa bình trở lại, không phải tất cả người lính đều có thể “giã từ vũ khí”:

+ Với Vượng – người lính lái xe khi trở về không chịu được những con

đường “êm êm, nhũn nhũn” khiến anh nôn ọe, say xe.

Trang 14

+ Với Trần Sinh – thương binh cột sống bán thân bất toại, mang trong mìnhhai nỗi đau thể xác và tinh thần

+ Với Hiền – chiến sĩ mặt trận quân khu 9, trở về với đôi chân không lànhlặn Hiền đã để lại tuổi thanh xuân, nhan sắc và máu thịt ở chiến trường, hòa bìnhlặp lại, cô không tìm ra cách để hòa nhập với cuộc sống

+ Với Kiên – nhân vật chính, anh sống trong ám ảnh quá khứ Trở thành một

nhà văn hơi “điên dại”, trở về với hi vọng vào mối tình với Phương nhưng vô vọng Kiên trở về mang nỗi buồn được sống sót và cảm thấy mình “bị bắn ra khỏi

lề đường” Bi kịch của Kiên là bi kịch của một người phải sống cảnh “một người – hai kiếp” nhưng kiếp nào cũng bất hạnh

Những điều đó cho ta thấy rằng dù thời chiến hay thời bình, người lính trong

“Nỗi buồn chiến tranh” đều mang trong mình nhiều vết thương, vết thương thân

thể ở chiến trường và vết thương tinh thần khi đã bình yên Bơ vơ, lạc lõng giữacõi đời, giữa cuộc sống bình yên mà họ phải đổ bao xương máu để giành lấy

2.3.2 Những người ở hậu phương

Trong thời kì chiến tranh diễn ra gay go, quyết liệt thì hậu phương luôn làđộng lực làm nên chiến thắng vẻ vang Hậu phương là nguồn sức mạnh cung cấpvật chất lẫn tiếp vận về tinh thần cho tiền tuyến thân yêu Những chiến sĩ ngoài mặttrận phải ngày đêm chiến đấu cận kề cái chết thì những người ở hậu phương cũngvừa lo tăng gia sản xuất, vừa lo lắng, đau buồn khi chịu nhiều mất mát trong cảnh

xa người thân Chiến tranh đã gây ra cảnh chia lìa, mất mát, hi sinh trong conngười Cũng chính chiến tranh làm thay đổi tất cả, thay đổi cuộc sống và ngay cả

số phận con người cũng bị thay đổi

Trong chiến trận, người hậu phương là những người mẹ mòn mỏi trông tincon Tiêu biểu là bà Huynh, sau những ngày trông ngóng ba con trai đang ở chiếntrường, bỗng nhận được giấy báo tử của từng người con mà bà bị liệt người từ đó

Trang 15

Người mẹ nuôi – mẹ Lành ở đồi Mơ đã nuôi bao nhiêu chiến sĩ, thương yêu, chechở như con ruột mình

Cha của Kiên được Bảo Ninh xây dựng là một người rất kì lạ, khác người.Ông là một họa sĩ bị người ta chối bỏ, họ phê phán tranh ông vì những bức tranhcủa ông theo người ta là chân dung của ma quỷ Ông đắm chìm vào trong thế giới

ảo giác, siêu thực, ông lạc loài giữa xã hội con người mà nhập vào xã hội yêu ma

có những khuôn mặt dài thườn thượt mang nét gì đó của cõi vô hình, hư ảo Trướckhi mất ông đã tự thiêu hủy những bức tranh mà ông đã dày công sáng tạo Làmnhư vậy nghĩa là để những người trong bức tranh được phóng thích, được cùng đivào một thế giới khác với ông để ông không phải cô đơn như khi đang sống trong

xã hội loài người

Con người đã chịu nhiều gian khổ, hi sinh trong chiến tranh nhưng cho đếnkhi hòa bình lặp lại thì những con người này – những người hậu phương sống nămxưa bây giờ vẫn phải chịu nhiều nỗi đau, mất mát hơn nữa Lan – con gái của mẹLành phải sống trong cảnh cô đơn, lẻ loi không gia đình, một mình sống trên đồi

Mơ bát ngát ấy Mẹ Lan mất khi có giấy báo tử của hai người con trai Rồi chồngLan mất ngoài chiến trường Ngay cả đứa con là niềm an ủi cuối cùng cùng từ bỏLan mà ra đi cùng bố nó Chiến tranh đã kết thúc nhưng nỗi đau mất người thân làquá lớn Nên mẹ Vĩnh cũng mất sau ngày nhận giấy báo tử của Vĩnh bỏ lại đứa emgái của Vĩnh mà Kiên không biết rõ tên, khoảng mười chin tuổi đã phải đi làm đĩ

để nuôi thân

Bảo Ninh cũng như nhiều nhà văn viết về đề tài chiến tranh đều đưa vào tác

phẩm hiện thực những số phận của con người Đến với tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”, người đọc thấy được hình ảnh người phụ nữ “rất lạ” – đó là Phương.

Phương là người thích ứng với hoàn cảnh sống, từ một cô gái trong sáng, nhạy cảm

cô trở thành người phụ nữ buông thả Trong chiến tranh, Phương có một tình yêutrong sáng với Kiên Cái nét hồn nhiên pha lẫn bướng bỉnh đã có sẵn trong

Trang 16

Phương Phương là người có những tình cảm tinh tế, nhạy cảm Phương đã dự cảmđược sự đổ nát, thiêu hủy của chiến tranh mang đến, gieo vào số phận của cảPhương và của cả Kiên nữa Phương thích ứng với những đổi thay mà chiến tranhmang lại Trong lần tiễn Kiên ra trận trên một chuyến tàu bị ném bom, Phương rơivào tay một người đàn ông thô lỗ, dâm tục Trong khi Kiên đau đớn, xấu hổ chongười yêu thì Phương lại xem tai họa như một điều tự nhiên, cái gì đến phải đến.Với cô, chung thủy hay phản bội chẳng có ý nghĩa gì cả Cũng chính vì chấp nhậnhoàn cảnh mà sau khi Kiên và Phương chạy khỏi ga đến trường làng ngồi nghỉ thìPhương đã khỏa thân đi tắm mà không vướng bận ai soi xét mình mặc dù điều đólàm Kiên rất giận cô.

Khi hòa bình lặp lại, Phương vẫn thích ứng với hoàn cảnh sống Phương trởthành ca kĩ, sống buông thả mặc đời Sau bao năm chiến tranh cách biệt, gặp lạiPhương, Kiên thấy cô trở thành một con người khác Ngày trước, mẹ Phương làgiáo viên âm nhạc, cha là nghệ sĩ dương cầm Mẹ Phương mong muốn Phương trởthành một nghệ sĩ dương cầm giống cha Nhưng nay Phương nói với Kiên rằng cô

đã bán dương cầm đi vì nó làm chật căn phòng Trong mắt Kiên, Phương đã là mộtcon người khác, Phương cho rằng mọi chuyện hôm qua không thể giải thích được,sống là để quên hết mọi chuyện cũ Vì thế, cô đã sống theo cách buông xuôi, theokiểu số phận đã định Phương lao vào những cuộc đàm đúm, trụy lạc Song tìnhyêu giữa Kiên và Phương chẳng hề thay đổi Họ luôn nghĩ về nhau nhưng khôngbao giờ xây hạnh phúc bên nhau Và rồi Phương từ biệt Kiên ra đi để lại trong Kiênniềm nhớ thương khôn nguôi

Cuối tác phẩm, hình ảnh cô gái câm lại xuất hiện Nếu Phương là người yêunghệ thuật thì cô gái câm cũng là người đam mê với nghệ thuật Chính cô gái câm

đã ngăn cản việc thiêu hủy những bản thảo viết văn của Kiên Chính cô đã cất giữ

và tìm cách đưa tác phẩm của Kiên đến gần công chúng hơn Sống trong thời bình,

cô tiêu biểu cho con người thầm lặng, biết lưu giữ, trân trọng những gì là của một

Trang 17

thời máu lửa hào hùng Qua bao nhân vật, qua bao cảnh đời ta thấy chiến tranh đãgây nên đau thương, làm thay đổi bao số phận con người.

Trang 18

CHƯƠNG 3 CÁI NHÌN MỚI VỀ HIỆN THỰC CUỘC CHIẾN QUA PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

“NỖI BUỒN CHIẾN TRANH”

3.1 Ngôn ngữ

Ngôn ngữ tiểu thuyết thời kì đổi mới ngày càng đậm chất đời thường, tự do,linh hoạt, được cá tính hóa mạnh mẽ Bảo Ninh không những sử dụng ngôn ngữđối thoại để khắc họa tính cách nhân vật mà còn sử dụng ngôn ngữ độc thoại nộitâm với mô típ giấc mơ như ngôn ngữ độc thoại đặc biệt:

và cay đắng ngậm ngùi”.

Trong tiểu thuyết “Nỗi buồn chiến tranh” này, ngôn ngữ miêu tả đậm chất lãng mạn, quyến rũ, hấp dẫn mạnh với người đọc:“Suối lũ rền rĩ Mưa tầm tã trong bóng đêm Tối tăm ẩm ướt, hoang rợn, đất trời như bị bưng kín, bị đè nghẹt.”

Khi miêu tả Hà Nội: “Ban ngày nắng hửng trời quang, không gian thoáng đãng, êm ả tựa như đã là trời của tháng Tư, tháng Năm rồi vậy Các hàng cây trụi

lá mùa đông đã xanh rì lá mới, không còn chút nào vẻ tiêu điều Trong công viên bừng rộ hoa nở và các loài chim di trú lại trở về gây tổ dưới những mái nhà Thế nhưng thời tiết thì kì thực là còn lâu mới vượt qua nổi khúc quanh tăm tối nhất

Trang 19

trên con đường hầm Và cứ khoảng xế chiều là da trời lại xám ngăn ngắt Gió lạnh lùa dọc phố, mưa phùn lại bắt đầu rơi, lại nỗi nao buồn.”

Hay khi miêu tả về cái xác của Can: “Cái xác lở loét, ốm o như xác nhái bị dòng lũ xô tấp lên một bãi lau lầy lụa Mặt của xác chết bị quạ rỉa, miệng nhét đầy bùn và lá mục, nom cực kì tởm.”

3.2 Điểm nhìn trần thuật

Để hiểu được sâu sắc tác phẩm văn học ta không thể không tìm hiểu điểmnhìn nghệ thuật Bởi lẽ, để miêu tả, trần thuật, nhà văn buộc phải lựa chọn, xácđịnh điểm nhìn hợp lý Trong văn học, điểm nhìn trần thuật được hiểu là vị tríngười trần thuật quan sát, cảm thụ và miêu tả, đánh giá đối tượng Trong tác phẩm,việc tổ chức điểm nhìn trần thuật bao giờ cũng mang tính sáng tạo cao độ Trênthực tế, có rất nhiều trường hợp, giá trị của tác phẩm bắt đầu từ việc nhà văn cungcấp cho người đọc cái nhìn mới về cuộc đời Mặt khác, thông qua điểm nhìn trầnthuật, người đọc có dịp đi sâu tìm hiểu cấu trúc tác phẩm và nhận ra đặc điểmphong cách nhà văn

Điểm nhìn trần thuật trong “Nỗi buồn chiến tranh” di động hết sức linh hoạt

từ nhân vật này sang nhân vật khác Việc tổ chức điểm nhìn giúp cho cái nhìn về

chiến tranh trở nên chân thực và chính xác hơn Trong “Nỗi buồn chiến tranh” ta

bắt gặp hai mạch kể: mạch kể người trần thuật (xưng “tôi”) và mạch kể của nhânvật (Kiên cùng một số nhân vật khác được tái hiện lại qua cái nhìn của Kiên)

Trước hết là điểm nhìn nhân vật Nét độc đáo của “Nỗi buồn chiến tranh” là

phần lớn tác phẩm được nhìn bằng cái nhìn của Kiên Nói chính xác hơn là tácphẩm được dệt nên bằng tâm trạng của Kiên trên đường tìm về quá khứ Vì thế,

đọc phần đầu “Nỗi buồn chiến tranh”, ta ngỡ như tác phẩm được trần thuật từ ngôi

thứ ba Đây là hình thức giấu kín người trần thuật nhằm tạo bất ngờ cho người đọc.bước ra khỏi cuộc chiến, Kiên không thể hòa nhập được với hiện tại Chấn thươngtinh thần đã vĩnh viễn lưu cữu trong hồn anh và kéo anh về với quá khứ Với Kiên,

Ngày đăng: 22/05/2018, 20:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w