1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những đổi mới về nội dung thuộc phần năm Di truyền học Sinh học 12 (ban cơ bản)

51 228 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 51
Dung lượng 6 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM HA NỌI 2

KHOA SINH - KTNN

PHAM THI THANH HUYEN

NHUNG DOI MOI VE NOI DUNG

THUQC PHAN NAM -DI TRUYEN HỌC SINH HỌC 12 (BAN CƠ BẢN)

KHOÁ LUẬN TÓT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Phương pháp giảng dạy

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LOT CAM ON!

Dé hoan thanh đề tài này, em đã nhận được sư giúp đỡ chỉ bao tan

tình của thầy giáo - Th.S Trương Đức Bình - Giảng viên chính bộ mơn phương pháp giảng dạy, cùng với thầy cô giáo trong tô phương pháp giảng dạy khoa Sinh - KTNN trường ĐHSP Hà Nội 2

Bằng tấm lòng biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo giúp đỡ nhiệt tình của thầy Trương Đức Bình và các thầy cô trong tổ phương pháp

Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, tháng 05 năm 2009 Sinh viên

Phạm Thị Thanh Huyền

Trang 3

LOI CAM DOAN

Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu khoá luận là của riêng cá nhân tôi Dé tài của tôi không hề sao chép từ bất cir dé tài nào có sẵn, kết quả

thu được không trùng với kết quả của bất ki tac gid nào khác

Nêu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm

Tác giả

Trang 4

DANH MUC VIET TAT

THPT: Trung hoc phé théng

GD - DT: Gido duc dao tao

SGK_ : Sách giáo khoa SGV _ : Sach gido vién

KHTN : Khoa hoc ty nhién

GV :Giáo viên

CT - SGK : Chương trình sách giáo khoa

HS : Học sinh

NST : Nhiễm sắc thể aa: Axit amin

tARN : ARN van chuyén mARN : ARN thong tin rARN : ARN ribôxôm

Trang 5

MUC LUC

Phần một : Mớ đầu 1

1 Ly do chon đề tài 1

2 Mục đích của đề tài 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Địa điểm và thời gian 4

Phần hai : Nội dung 5

Chương 1 : Cơ sở lý luận 5

1.1.Nội dung chương trình thuộc phần năm : Di truyền 5

học Sinh học 12 ban cơ bản

1.2 Sách giáo khoa mới biên soạn theo hướng giúp học 7

sinh tự học tự tìm tịi khám phá với sự giúp đỡ của giáo viên

1.3 Sách giáo khoa mới biên soạn nhằm đổi mới cách 8

dạy theo hướng tích cực học tập

Chương 2 : Kết quả nghiên cứu 9

2.1.Những đổi mới về nội dung thuộc phần năm : di 9

truyền học Sinh học 12 ban cơ bản

2.1.1 Chương 1 Co ché di truyén va bién di 9

2.1.2 Chương 2 Tính quy luật của hiện tượng đi 16

Trang 6

2.1.3.Chwong 3 Di truyén hoc quan thé 17

2.1.4.Chwong 4 Ung dung di truyén hoc 18

2.1.5.Chương 5 Di truyền học người 19

2.2 Một số bài soạn theo hướng dạy học tích cực lấy 23

học sinh làm trung tâm

2.2.1.Giáo án I Bài 2 : Phiên mã và dịch mã 23

2.2.2.Gido dn 2 Bai 8 : Quy luật Menẩenp - quy luật 31

phan li

2.2.3.Giáo án 3 Bài 19 : Tạo giống bằng phương pháp 38

gây đột biến và công nghệ tế bào

Phần ba : Kết luận và kiến nghị 45

Tài liệu tham khảo 47

Trang 7

PHAN I: MO DAU

1 Ly do chon dé tai:

Loài người đã bước vào những năm đầu thế kỷ XXI, thế kỷ của nền

kinh tế tri thức, với những bước tiến nhảy vọt của làn sóng khoa học và cơng nghệ Chính sự phát triển đó đã tạo ra một hệ thống tri thức đồ sộ, con người đang đứng trước những thử thách hết sức to lớn Con người muốn tổn tại và

phát triển phải là những người không chỉ nắm vững kiến thức cơ bản mà còn

phải năng động, sáng tạo, chủ động giải quyết những vấn đề mới mẻ đặt ra trong cuộc sống của mỗi cá nhân và của toàn xã hội

Từ việc nhận thức đúng đắn của cá nhân, của thời đại và để đáp ứng

nhịp điệu phát triển chung của nhân loại, Đảng ta đã đề ra chủ trương đúng

đắn cho công cuộc đối mới, sự nghiệp GD - ĐT Thực hiện nghị quyết số

40/2000/QH10 của quốc hội khoá 10 chỉ thị số 14/2001/CT - TTg của thủ

tướng chính phủ về đổi mới chương trình giáo dục phố thông, từ năm 2006 - 2007, bộ GD - ĐT đã triển khai thực hiện chương trình và sách giáo khoa

(CT- SGK) mới Theo đó, từ năm 2008 - 2009, bộ GD- ĐT sẽ triển khai trên

phạm vi toàn quốc CT - SGK lớp 12 mới THPT Quá trình đối mới giáo dục là

sự đối mới toàn điện: đối mới về chương trình sách giáo khoa, đối mới về

phương pháp, đôi mới về hình thức kiểm tra đánh giá

Đổi mới phương pháp dạy học - dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm Do đó chương trình SGK cũng phải đôi mới cho phù hợp với phương pháp giảng dạy mới, phải khơi dậy, rèn luyện và phát triển được

khả năng tư duy của học sinh một cách tự chủ tự lực sáng tạo trong lao động

và ở nhà trường CT - SGK mới không những đảm bảo kiến thức chuẩn về nội

Trang 8

huy tính tích cực của học sinh, giúp học sinh hiểu bài nhanh và khắc sâu kiến

thức Việc đối mới CT - SGK đòi hỏi cần được thực hiện ở các giai đoạn của

quá trình dạy học, từ thấp đến cao Đảm bảo sự giám sát chương trình mơn

học, phải có tính kế thừa, đảm bảo nội dung cơ bản, tính đơn giản hiện đại, sát thực tiễn Việt Nam Tạo điều kiện trực tiếp giúp học sinh nâng cao năng lực

tự học và đôi mới phương pháp dạy học

Xuất phát từ lý do trên tôi mạnh đạn tiến hành nghiên cứu dé tai:

“Những đổi mới về nội dung thuộc phần năm - Di truyền học Sinh học 12

(Ban cơ bản).”

2 Mục đích của đề tài:

Giúp cho giáo viên thấy được những nội dung đổi mới trong SGK và thấy được sự đối mới đó giúp phát huy tính tích cực, sáng tạo tìm tịi trí thức

của học sinh, từ đó nắm bắt và khắc sâu tri thức

Giúp học sinh vận dụng kiến thức vào những tình huống khác nhau trong học tập

Nội dung đối mới SGK giúp cho học sinh có thể tự học, tự kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của mình

Việc đổi mới nội dung SGK có ý nghĩa rất quan trọng, nâng cao chất lượng nền giáo đục nước ta

3 Nhiệm vụ của nghiên cứu:

Những đổi mới về nội dung trong CT - SGK lớp 12 mới so với SGK

lớp 12 cũ

Soạn một số giáo án nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong phần năm - Di truyền học Sinh học 12( Ban cơ bản )

Trang 9

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

* Đối tượng :

Học sinh khối 12 Trong phạm vi hẹp của đề tài tôi chỉ thực hiện ở thực

hiện ở trường THPT

Giáo án soạn theo huớng tích cực lấy HS làm trung tâm

* Phạm vỉ nghiên cứu:

Phân tích chương trình sinh học 12 - phần năm - Di truyền học Nghiên cứu đối tượng học sinh lớp 12 trường THPT

5 Phương pháp nghiên cứu:

1.1 Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Đọc tài liệu lý thuyết liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ của đề tài

Nghiên cứu một số tài liệu hướng dẫn về những đổi mới nội dung SGK

Lớp 12

Phân tích kế hoạch giảng dạy, mục tiêu, nội dung trọng tâm của từng

bài, phần nào là nội dung đối mới, phần nào là nội dung kế thừa SGK cũ Soạn giáo án theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm

1.2 Phương pháp điều tra:

Dự giờ, trao đôi với giáo viên bộ môn về nội dung đổi mới SGK

Xin ý kiến nhận xét, đóng góp của thầy cơ bộ mơn có nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn và giảng dạy

1.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Thực hiện bằng một số tiết dạy với những bài có nội dung đổi mới theo

Trang 10

1.3 Lay y kién chuyén gia:

Xin ý kiến đóng góp của thầy cơ trường THPT Nam Sách - Tỉnh Hải

Dương và ý kiến đóng góp của thầy cô trong tổ phương pháp giảng dạy 6_ Địa điểm và thời gian nghiên cứu:

Trang 11

Phan II: NOI DUNG

CHUONG 1: CO SO LY LUAN

Sinh học là nghành khoa học tự nhiên chuyên nghiên cứu về sự sống

Nhiệm cụ của sinh học là xem xét các hiện tượng và q trình từ đó rút ra các

quy luật vận động của thế giới hữu cơ, giúp cho con người nhận thức và điều khiển được sự phát triển của nó

1.1 Nội dung chương trình thuộc phần năm: Di truyền học Sinh học 12 Ban cơ bản

Chương I: Cơ chế di truyền và biến dị

Bài I và 2 trình bày cách thức tổ chức thông tin thành các đơn vị di truyền(gen), các đặc điểm mã di truyền, cách thức truyền đạt thông tin di truyền từ tế bào này sang tế bào khác( quá trình nhân đơi ADN), từ ADN sang tính trạng qua các quá trình tổng hợp ARN (phiên mã) và từ ARN sang prôtêin (dịch mãi)

Bài 3: trình bày về các quá trình điều hồ hoạt động của gen ở sinh vật nhân sơ

Bài 4: trình bày về các loại đột biến gen với một số nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến điểm, hậu quả và ý nghĩa của đột biên gen

Bài 5 và 6 : Đề cập cấu trúc của NST và các loại đột biến NST

Trang 12

Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền

Bài 8 và 9: trình bày các quy luật của Menđen nhưng chú trọng đến phương pháp nghiên cứu khoa học của Menđen giúp ông phát hiện ra các quy luật di truyền, trong đó nhắn mạnh đến việc ứng dụng toán thống kê xác suất tìm ra quy luật

Bài I0: giới thiệu về tương tác giữa các gen không alen và tác động đa

hiệu của gen

Bài I1: giới thiệu về cách thức phân bố các gen nằm trên cùng một NST và thường được di truyền ra sao

Bài 12: giới thiệu về NST giới tính và cơ chế xác định giới tính, sự di

truyền liên kết giới tính và di truyền ngoài nhân

Bài 13: trình bày về mối quan hệ qua lại giữa kiểu gen và môi trường trong việc quy dịnh tính trạng

Bài 14: thực hành lai giống trên một số đối tượng cá cảnh, cây ngắn ngày

Bài 15: bài tập chương I và II

Chương III: Di truyền hoc quan thé

Bài 16 giới thiệu về cấu trúc di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần ( cận huyết)

Bài 17: trình bày cấu trúc di truyền của quần thể ngẫu phối và trạng

thái cân bằng di truyền của quần thể ( cân bằng Hacđi-Vanbec)

Trang 13

Chương IV: Ứng dụng di truyền học

Bài 18-20: chương này giới thiệu tóm tắt về các phương pháp tạo giống

dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, tạo nguồn đột biến nhờ công nghệ tế bào và

công nghệ gen

Chương V: Di truyền học người

Bài 21 và 22: giới thiệu về di truyền học và vấn đề bảo vệ vốn gen của

loài người Chương này không giới thiệu phương pháp nghiên cứu di truyền

người như SGK 12 cũ mà giới thiệu một số bệnh di truyền ở người, nguyên

nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người

Việc giới thiệu về tư vấn đi truyền và vấn đề chuẩn đoán trước sinh cũng được đề cập như những biện pháp giảm bớt gánh nặng di truyền và bảo

vệ vốn gen loài người

Bài 23: hướng dẫn ôn tập phần di truyền học thơng qua tóm tắt lại các kiến thức cốt lõi của các chương và bài tập đề ôn luyện

1.2 SGK mới biên soạn theo hướng giúp học sinh tự học, tự tìm tịi khám phá với sự giúp đỡ của giáo viên:

Nội dung và cách thức trình bày của SGK góp phần giúp HS học tốt u thích mơn học thể hiện qua:

Tăng kênh hình , tranh ảnh minh hoạ : giúp HS dễ nắm bắt kiến thức và tăng khả năng chú ý của học sinh

Tăng tính hấp dẫn của môn học: SGK mới đưa các ảnh chụp tự nhiên để minh hoạ và kèm theo các sơ đồ nhằm làm sáng tỏ hình khi cần thiết

Mục “Em có biết” cung cấp thêm những sự kiện lý thú và bổ ích mà chương trình chính khố khơng có điều kiện giới thiệu

Trang 14

va khai thac dé HS tăng thêm hứng thú và thấy được kiến thức đã học thực sự

có ích cho bản thân

Giúp HS rèn luyện tư duy khoa học: trong từng bài SGK chú trong rèn

luyện cho HS những kĩ năng như quan sát, tiến hành thực nghiệm, phân loại,

khái quát, suy luận Điều này thể hiện qua việc

HS quan sát tranh, ảnh, sơ đồ Trong SGK côi rút ra kết luận cần thiết

Trong bài học thường được xen vào các lệnh A với các câu hỏi để HS suy

ngẫm và tìm chác trả lời để nắm chắc bài học và hình thành thói quen xử lí

thơng tin

1.3 SGK moi bién soạn nhằm đổi mới cách dạy theo hướng tích cực học tập:

SGK mới biên soạn nhằm phát huy năng lực tư duy sáng tạo Điều này thể hiện qua:

Dạy học sinh cách tư duy của các nhà khoa học lớn ví dụ những bài

học về các quy luật Menđen, bài học khơng trình bày theo kiểu truyền thông như thí nghiệm của Menđen như thế nào, quy luật của Menđen ra sao mà tập trung vào phương pháp nghiên cứu khoa học của Menđen, làm thế nào Menđen phát hiện ra được quy luật di truyền trong khi những người khác thi khơng

Trình bày khái niệm rõ ràng, chuẩn xác Để HS tiếp thu kiến thức thì

các khái niệm được xác định rõ ràng Ví dụ: tương tác gen là gi? Mức phản

ứng là gi? Vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn

SGK định hướng cách dạy và cách học theo hướng rèn luyện các kĩ nang tu duy logic, ki nang quan sát, kĩ năng tự học .thông qua việc xen các câu hỏi vào bài đê các em suy nghĩ và thảo luận

Trang 15

CHUONG 2: KET QUA NGHIEN CUU

2.1 Những đổi mới về nội dung thuộc phần năm: Di truyền hoc Sinh học 12.Ban cơ bản:

2.1.1 Chương I: Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị

Bài 1: Gen, mã di truyền và quá trình tự nhân đơi ADN

* Khái niệm gen: so với sách 12 cũ khái niệm về gen được nói rõ ràng,

cụ thể hơn HS hiểu được rõ hơn, chuẩn xác hơn về gen:

Gen là một đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hố cho một chuỗi pơlipeptit hay một phân tử ARN

* Cầu trúc của gen gồm 3 vùng : vùng khởi đầu, vùng mã hoá, vùng kết thúc, trong đó vùng mã hố chứa thơng tin cho sự sắp xếp các

aa trong protein được tông hợp

3 ou

Vung diéu hoa Vung ma hoa Vùng kết thúc

5! 3

Vùng mã hoá của các gen ở sinh vật nhân sơ là liên tục, nên các gen này gọi là “không phân mảnh”, còn phần lớn sinh vật nhân chuẩn, vùng mã

hố là “khơng liên tục” xen kẽ các đoạn mã hoá axitamin (các EXON), là các

đoạn khơng mã hố axitamin (các INTRON), nên các gen này gọi là gen “phân mảnh”

* Quá trình nhân đơi ADN: về q trình thì giống SGK 12 cũ nhưng lại có thêm sơ đồ minh hoạ giúp HS thấy rõ được quá trình nhân đôi ADN theo nguyên tắc nửa gián đoạn

Bài 2: Phiên mã và dịch mã

Trang 16

+ mARN lam nhiệm vu truyén thong tin di truyén tir ADN téi prétéin và được dùng làm khuân đề tổng hợp chuỗi pôlipeptit tại ribôxôm Các bộ ba trên mARN gọi là codon

+ tARN có chức năng vận chuyên axitamin tới ribôxôm Do “biết” hai loại ngôn ngữ (nuclêôtit và axitamin) nên đóng vai trò như “một người phiên

dịch” dịch thông tin dưới dạng trình tự các nuclêơtit thành trình tự các

axitamin trong tổng hợp prôtêin Các bộ ba tương ứng trên tARN gọi là các

antieodon (bộ ba đối mã)

+ rARN tổ hợp với prôtêin cấu tạo nên ribôxôm và bộ máy tổng hợp prôtê¡n

* Phiên mã:

+ Từ sơ đồ 2.2 SGK trang 12, ARN - polimeraza bám vào vùng khởi

đầu làm gen tháo xoắn để lộ mạch khuân 3°-5”

+ Enzim đi chuyển theo chiều 5’-3’ doc theo mach khuân của gen giúp các ribônuclêôtit tự do trong môi trường nội bào liên kết bố sung với các

nuclêôtit trên mạch khuân để tạo nên phân tử mARN

+ Ở tế bào nhân sơ mARN sau phiên mã được trực tiếp dùng làm khuân để tổng hợp prơtêin cịn ở tế bào nhân thực, sau khi toàn bộ gen được phiên

mã thì mARN sơ khai được sửa đối để cắt bỏ các intron và nối các exon lại

với nhau thành mARN trưởng thành

* Dịch mã:

+ Hoạt hoá axitamin: nhờ năng lượng ATTP và các emzim đặc hiệu, các

axitamin được hoạt hoá và gắn với tARN tương ứng để hình thành nên các

phức hợp axitamm - tARN

Trang 17

+ Tổng hợp chuỗi pôlipeptit: bao gồm 3 giai đoạn và có sơ đồ hình 2.3

cơ chế dịch mã và hình 2.4 sơ đồ hoạt động của pôliribôxôm trong quá trình

dịch mã trang 12 SGK giúp HS hiểu rõ và nhớ lâu về quá trình địch mã

Mở đầu: ribơxơm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc biệt Phức hợp

met - tARN mở đầu đi vào ribôxôm đối mã của nó (UAX) liên kết bổ sung với

mã mở đầu trên mARN (AUG) Kéo dài chuỗi pôlipeptit: codon thứ 2 trên

mARN (GAA) gắn bổ sung với anticodon của phức hợp 2 (Glu - tARN) Ribơxơm có vai trị như khung đỡ mARN và phức hợp aa-tARN với nhau, liên kết peptit hình thành giữa aai và aa; và ribôxôm địch chuyên 1 codon liên kết peptit hình thành gắn giữa aa; và aa; và cứ tiếp tục chuyên dịch đến cuối mARN

Kết thúc: ribôxôm tiếp xúc với mã kết thúc trên mARN (AUG) thì q

trình dịch mã hồn tất và nhờ enzim tách axitamin mở đầu (met) ra khỏi chuỗi pôlipeptit Chuỗi pôlipeptit tiếp tục hình thành các cấu trúc bậc cao hơn, trở thành prơtê¡n có hoạt tính sinh học

Bài 3: Điều hoà hoạt động của gen

* Khái niệm: Điều hồ hoạt đơng của gen chính là điều hoà lượng sản phẩm của gen được tạo ra, giúp tế bào điều chỉnh sự tổng hợp prôtêin cần vào lúc cần thiết

* Mơ hình cấu trúc của opêron Lac:

Gen điều hoà Đpêron Lac ———

P R P 6) Z Y A

Hình 3.1 sơ đồ mơ hình cấu trúc của opéron Lac

Trang 18

+ Cụm các gen cấu trúc Z, Y, A kiểm soát tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactơzơ có trong mơi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào

+ Vùng vận hành O (operator) là trình tự nuclêôtit đặc biệt, nơi liên kết

với prôtêin ức chế ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc

+ Vùng khởi động P (promoter) nằm trong vùng khởi đầu của gen, nơi

ARN - polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã

Ngoài ra có gen điều hồ R không nằm trong opêron lac nhưng có vai trị quan trọng trong điều hoà hoạt động của gen Gen điều hồ R kiểm sốt

tổng hợp prôtê¡n ức chế Prôtêin này có ái lực với vùng vận hành O dẫn đến

ngăn cản các gen trong opêron

Sự điều hoà hoạt động của opêron Lac Khi mơi trường khơng có

lactơzơ: Từ sơ đồ hoạt động của các gen trong opêron Lac khi mơi trường khơng có lactơzơ hình 3.2a trang

16 SGK Thấy được gen điều hồ R kiểm sốt prơtêin ức chế, prơtêin

này có ái lực với vùng vận hành O nên gắn vào vùng vận hành O gây ức chế

phiên mã các gen cấu tric Z, Y, A dẫn đến các gen này không hoạt động + Khi môi trường có lactơzơ: từ hình 3.2b sơ đồ hoạt động của các gen trong opêron lac Khi mơi trường có lactôzơ trang l7 SGK

Thấy được gen điều hoà R kiểm sốt tống hợp prơtêin ức chế Lactơzơ với vai trị là chất cảm ứng gắn với prôtêin ức chế làm biến đổi cấu hình

khơng gian ba chiều của protéin we chế lên nó khơng thé gan vao vung van

hành O dẫn dén ARN -— polimeraza có thể liên kết với promoter dẫn đến hoạt động các gen cấu trúc Z, Y, A giúp chúng phiên mã, dịch mã

Trang 19

Bài 4: Đột biến gen

* Khái niệm : So với sách giáo khoa cũ khái niệm đột biến gen được nói rõ ràng và cụ thể hơn Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc gen Đột biến điểm là đột biến liên quan tới một cặp nuclêôtit trong gen

* Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến:

+ Do các tác nhân gây đột biến: vật lý, hoá học, sinh học

+ Cơ chế phát sinh đột biến: do sự kết cặp không đúng trong nhân đôi

ADN Các bazơ tồn tại hai dạng cấu trúc (dạng thường và dạng hiếm) Các

dạng hiếm có vị trí liên kết hidro bị thay đổi làm cho chúng không kết cặp

đúng trong q trình nhân đơi dẫn đến phát sinh đột biến Ví dụ: guanin dạng hiếm (G*) kết cặp với timin trong q trình nhân đơi tạo nên đột biến G_X >

AT G* II G*

Ul Nhân đôi Nhân đôi

Do tác động các tác nhân gây đột biến: vật lý, hoá học, sinh học

Trang 20

A A

ll Nhânđôi IIL hân đôi G

T

5BU lll nhân đôi

G 5BU lll Ậ Đột biến A_T > G_X do tác nhân 5BU

* Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen:

Đột biến gen có ý nghĩa với tiến hoá cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và đối với thực tiễn: cung cấp nguyên liệu cho quá trình tạo giống Đột biến

gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính đối với cơ thê đột biến Mức độ có

lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường cũng như

phụ thuộc vào tổ hợp gen

Bài 5: Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

* Hình thái và cấu trúc nhiễm sắc thể:

+ Ở sinh vật nhân thực, từng phân tử ADN liên kết với các loại protéin

khác nhau (chủ yếu histôn) tạo nên cấu trúc gọi là NST Mỗi NST có cặp giống nhau về hình thái và tính chất gọi là cặp NST tương đồng

+ Bộ NST có cặp gọi là lưỡng bội (2n), và đơn bội (n) khi mỗi

NST chỉ có một chiếc Người ta thường chia NST thành hai loại: NST thường và NSŠT giới tính

+ NST được cấu tạo từ chất nhiễm sắc bao gồm chủ yếu ADN và

prôtê¡n histôn: cấu trúc siêu hiển vi của NST ở sinh vật nhân thực (hình 5.2

SGK trang 24) mức đơn giản nhất là phân tử ADN có đường kính 2nm cuộn

Trang 21

quanh cdc kh6i prétéin histén tạo nên chuỗi nuclêơxơm có đường kính 11nm

Mỗi nuclêơxơm gồm 8 phân tử histôn được cuốn quanh bởi 7⁄4 vòng ADN

tương ứng khoảng 146bp Các nuclêôxôm xoắn lại với nhau theo các mức

1,2,3 và sự xoắn tiếp theo tạo nên dạng kết hợp khung kết đặc có đường

kính 700nm (crômatit)

* Đột biến cấu trúc NST cũng gồm 4 dạng: mắt đoạn, lặp đoạn, đảo

đoạn,và chuyên đoạn giống SGK 12 cũ nhưng cuối mỗi phần này có xen các

lệnh vị trí đứt gãy khác nhau trên NST trong các đột biến cấu trúc NST liệu có

gây nên những hậu quả khác nhau cho thể đột biến hay không? > giúp HS hiểu bài hình thành thói quen xử lý thông tin

Bài 6: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể

* Đột biến lệch bội : từ hình 6.1 bộ NST thường và bộ NST đột biến lệch bội

+ Tế bào lưỡng bội bị mất một cặp NST nào đó được gọi là thể không (2n - 2) mất đi một NST của một cặp là thê một (2n - 1), thêm một NST vào một cặp thê ba (2n + 1), thêm hai NST vào một cặp là thể bốn (2n + 2)

* Cơ chế hình thành thể lệch bội là do sự rối loạn phân bào làm cho một

hay vài cặp NST không phân ly (chủ yếu trong giảm phân)

Ví dụ : một cặp NST nào đó khơng phân ly trong giảm phân > tạo ra hai loại giao tu (n+ 1) va (n- 1)

Giao tử (n + 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) > hợp tử là thé ba

Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử bình thường (n) > hop tir la thể một

Sự tăng hay giảm số lượng chỉ một hay vài NST > mắt cân bằng cả hệ gen >> cơ thể không sống được hay giảm sức sống

Vi dụ: ở người tăng một NST số 21 > thé ba > bénh Dao

Trang 22

* Đột biến đa bội thế:

+ Tự đa bội: là hiện tượng tăng nguyên lần số NST đơn bội lớn hơn 2n

của cùng một loài

+ Dị đa bội: là hiện tượng tăng nguyên lần số NST đơn bội của 2 loài

khác nhau

+ Cơ chế hình thành thê đa bội: là do sự không phân li của tất cả các

cặp NST (chủ yếu trong giảm phân)

Tự đa bội: Giao tử 2n + giao tử bình thường n > thê tam bội 3n

Giao tử 2n + giao tử 2n > thể tứ bội 4n

Dị đa bội: khi 2 loài có 2 bộ NST khác nhau (AA và BB) > con lai lưỡng bội (AB) bất thụ trong những trường hợp đặc biệt ở thực vật các con lai lưỡng bội

(AB) lai có thể phát sinh giao tử cho các giao tử lưỡng bội (do không phân li

NST) tạo ra con lại tứ bội AABB hữu thụ Đây là hiện tượng song nhị bội, tức

là hiện tượng trong tế bào có 2 bộ lưỡng bội NST của 2 loài khác nhau 2.1.2 Chương II: Tính quy luật của hiện tượng di truyền Bai 8 va 9: Các quy luật của Menđen

SGK đề cập đến 2 quy luật của Menđen Đó là quy luật phân li và quy luật phân li độc lập và chú trọng đến phương pháp nghiên cứu của Menđen trong việc phát hiện ra các quy luật di truyền

* Về bản chất của các quy luật của Menđen:

+ Quy luật phân li: thực chất đề cặp đến sự phân li đồng đều của các alen trong quá trình phát sinh giao tử Menđen qua các tỉ lệ phân li kiểu hình

trên đậu Hà Lan đã rút ra kết luận là mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di

truyền (cặp alen) quy định Khi hình thành giao tử, các thành viên của một cặp nhân tổ di truyền phân ly đồng đều về các giao tử nên 50% số giao tử mang nhân tố này, 50% số giao tử mang nhan tổ kia Việc áp dụng kiến thức xác

Trang 23

suất mà Menden thấy được , để có tỉ lệ 1:2:1 thi mdi co thé F, phải tạo ra hai

loại giao tử với số lượng ngang nhau và khi thụ tinh các loại giao tử này bắt gặp với tần suất ngang nhau

* Về cách trình bày (phát biểu) quy luật:

+ Menđen là người đầu tiên phát hiện ra là mỗi tính trạng là do một cặp

alen quy định, các alen tồn tại trong cơ thê lai một cách nguyên vẹn không pha

trộn vào nhau và khi giảm phân thì chúng phân li đều về các giao tử

+ SGK chú trọng tích hợp kiến thức tốn xác suất vào việc giải thích

kết quả lai

* Ý nghĩa của quy luật phân li độc lập :

+ SGK nêu ý nghĩa thực tiễn của 2 quy luật ở chỗ một khi biết được 2 gen quy định 2 tính trạng phân ly độc lập nhau thì ta có thê tiên đoán được kết quả của phép lai ngay trước khi tiến hành thí nghiệm

Bài 14 : Thực hành lai giống

SGK đưa nội dung này vào phần thực hành nhằm mục đích giới thiệu

cho học sinh hiểu tỉ lệ phân l¡ kiểu hình trong các thí nghiệm lai như thế nào thì được xem là xấp xi như tỉ lệ lý thuyết (ví dụ: 3:1; hay 1:2:1 hay 9:3:3:1)

2.1.3 Chương LII: Di truyền học quan thé Bài 16,17: Cấu trúc di truyền quần thé

Trong chương trình học cấp THPT cũ thì phần di truyền quần thể được tìm hiểu ở chương trình sinh học lớp 11, nhưng chương trình đổi mới SGK- THPT thì phần đi truyền học quần thể được tìm hiểu thuộc phần năm: Di

truyền học Sinh học 12.Ban cơ bản

Trang 24

PÌAA + 2pqAa + q’aa =1 voi ptq=1

Khi một quần thể ngẫu phối, có kích thước lớn, khơng bị tác động của

chọn lọc tự nhiên, khơng có di nhập gen, khơng có đột biến thì thành phần

kiểu gen và tần số alen của quần thể sẽ được duy trì khơng đối từ thế hệ này sang thế hệ khác Đó là trạng thái cân bằng di truyền của quần thể hay cân

bằng Hacđi — Vanbec là cân bằng thành phần kiểu gen

2.1.4 Chương IV: Ứng dụng của di truyền học

SGK mới trình bày lại các bài trong chương theo ý đồ: nêu các biện

pháp chon giống dựa trên cách thức tạo ra nguồn biến dị Nguồn biến dị di truyền được bao gồm biến dị tổ hợp (tạo ra thông qua việc lai giống), đột biến (thông qua sử dụng tác nhân đột biến) và biến dị di truyền do con người sử dụng kĩ thuật di truyền Kĩ thuật di truyền được trình bày khá kĩ cho các đối

tượng vi sinh vật, thực vật, động vật và kể cả cho con người và các ứng dụng của nó là rất cần thiết Ví dụ như:

+ Cơng nghệ tế bào thực vật: giúp nhân giống vơ tính các loại giống cây trồng quý hiếm hoặc giúp tạo ra giống cây lai khác loài thông qua kĩ thuật dung hợp tế bào trần Nuôi cấy các tế nào đơn bội rôi cho phát triển thành cây lưỡng bội có thể tạo ra những cây trồng có kiểu gen đồng hợp về tất cả các

gen

+ Công nghệ tế bào động vật:

Nhân bản vơ tính: ví dụ cừu Dolly: Đầu tiên là lấy trứng rồi tách bỏ

nhân (cừu cho trứng) Tiếp theo lấy tế bào vú, tách nhân (cừu cho nhân) và đưa nhân vào tế bào trứng tiếp đó ni trứng phát triển thành phôi Cấy phôi vào tử cung của cừu khác để phôi phát triển và sinh ra bình thường Cừu con có kiểu hình giống cừu cho nhân

Trang 25

Cấy truyền phôi: là kĩ thuật cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy

các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau, tạo ra nhiều con vật có

kiểu gen giống nhau

+ Công nghệ gen: quy trình kĩ thuật gồm 3 bước

Bước 1: tạo ADN tái tổ hợp

Bước 2: đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận

Bước 3: phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

Cơng nghệ gen góp phần tạo ra các sinh vật biến đổi gen có những đặc

tính quý hiếm, phù hợp với lợi ích của con nguời

Trong mỗi bài đều có sơ đồ minh hoạ, có các lệnh sau mỗi phần học

giúp HS hiểu và nhớ bài tốt

2.1.5 Chương V: Di truyền học người Bài 21: Di truyền y học

Di truyền y học là một bộ phận của đi truyền học chuyên nghiên cứu và ngăn ngừa hậu quả của các khuyết tật di truyền (các bệnh di truyền) Chương trình sách 12 cũ chỉ chú trọng đến phương pháp nghiên cứu di truyền ở người cịn chương trình SGK 12 mới giới thiệu các đặc điểm ,các phương pháp nghiên cứu, vạch ra nguyên nhân và cơ chế gây bệnh di truyền ở người, từ đó đưa ra biện pháp ngăn ngừa

* Các bệnh di truyền phân tử: là những bệnh do đột biến gen gây ra như các bệnh về hemoglobin, về các yếu tố đông máu, các prôtêin huyết thanh, các hoocmôn

* Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là do các đột biến gen làm ảnh hưởng tới prôtêin mà chúng mã hoá như mắt hồn tồn prơtêin, mất chức năng

Trang 26

+ Bệnh phêninkêto niệu: Đây là bệnh do đột biến trong gen mã hoá các enzim chuyển hoá phêninalanin > tirozin Phéninalanin khơng được chuyển hố nên ứ đọng trong máu não làm đầu độc tế bảo thần kinh > bệnh nhân

điên dại và mắt trí

* Phương pháp điều trị các bệnh di truyền phân tử:

+ Tác động vào kiểu hình nhằm sửa chữa các hậu quả đột biến gen: ví dụ:

chữa bệnh phêninkêto niệu bằng cách cho ăn kiêng những chất giàu

phéninalanin > han chế rối loạn của bệnh

+ Tác động vào kiểu gen: đưa gen lành thay thế gen đột biến ở người

bệnh

* Các bệnh liên quan đến đột biến NST ở người phần lớn gây chết Các bệnh nhân còn sống chỉ là các lệch bội Ví dụ: bệnh Đao (NST số 21 có 3 chiếc) Đây là bệnh phổ biến nhất trong các bệnh NST.do sở đĩ như vậy là do

NST số 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn các NST khác > su mat can bang gen do

thừa 1 NST la it nghiém trong hon > bénh nhân còn sống được Người mắc

bệnh Đao thấp bé, má phệ, cô rụt, khe mắt xếch, lưỡi dầy thé ra, di tat tim va

ống tiêu hoá

* Bệnh ung thư:

+ Là loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được

của các tế bào một cách khác thường hình thành các khối u chèn ép cơ quan trong cơ thể Khối u đó gọi là ác tính khi các tế bào ung thư đi chuyển vào máu và đến các nơi khác trong cơ thê tạo nên nhiều khối u khác nhau

+ Cơ chế gây bệnh ung thư chưa được làm rõ Trong cơ thể có 2 nhóm

gen kiểm sốt chu kì tế bào mà việc làm biến đổi chúng (đột biến xảy ra) sẽ

dẫn đến ung thư:

Trang 27

Các gen tiền ung thư: khởi động quá trình phân bào (cần cho sự phát

triển bình thường của tế bào)

Các gen ức chế khối u: làm đình chỉ sự phân bào

(Đột biến làm gen tiền ung thư chuyền thành gen ung thư thường là đột biến trội Những gen ung thư loại này thường không được di truyền vì chúng

xuất hiện ở các tế bào sinh dưỡng Còn đột biến ở các gen ức chế khối u

thường là đột biến lặn, như một số gen gây bệnh ung thư vú)

Bài 22: Bảo vệ vốn gen của loài người và một số vấn đề xã hội của di truyền học “Gánh nặng di truyền” là sự tồn tại trong vốn gen của quần thể

người các đột biến di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, gây chết, nửa gây

chết .mà khi chúng chuyển sang trạng thái đồng hợp sẽ làm chết cá thể hay làm giảm sức sống của họ

* Những nguyên nhân làm phát sinh các bệnh di truyền ở người do cả

các nhân tô di truyền và đặc biệt là các nhân tố môi trường như phế thải sinh

hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, thuốc chữa bệnh, hàng mỹ phẩm .bởi vậy, để làm giảm đi gánh nặng di truyền cho loài người cần :

+ Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh

+ Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến

+ Sử dụng liệu pháp gen đề chữa trị các bệnh di truyền

+ Sử dụng di truyền học tư vấn và sàng lọc trước khi sinh: là sự trao đối ý kiến, cung cấp thông tin tiên đoán và cho lời khuyên về khá năng mắc một bệnh di truyền nào đó ở đời con của các cặp vợ chồng mà bản thân họ hay một số người trong dong ho đã mắc bệnh ấy Việc này giúp các cặp vợ chồng đó quyết định có sinh con tiếp hay không? Nếu có thì cần phải làm gì để tránh cho ra đời những đứa con tật nguyền > giảm thiểu các bệnh di truyền cho gia

Trang 28

Vi du: sau khi su dung siéu 4m để xác định đúng vị trí của thai, tua

nhau thai và dịch ối (hình 22 Các kĩ thuật chuẩn đoán trước sinh trang 93

SGK) hai kĩ thuât thường được áp dụng là:

Kĩ thuật chọc dò dịch ối: thực hiện lúc thai 16 - 18 tuần, dùng bơm tiêm

đưa kim vào vùng dịch ối, hút ra 10 - 20ml dịch (trong đó có các tế bào phôi),

li tâm để tách tế bào phôi, nuôi cấy tế bào > phân tích NST và ADN

Kĩ thuật sinh tiết tua nhau thai: thực hiện lúc phôi 6 - 8 tuần đưa 1 ống

nhỏ vào tua nhau thai để tách tế bào thai phân tích NST và ADN

* Một số vấn đề xã hội của di truyền học:

+ Vấn đề đi truyền khả năng trí tuệ: Người ta thường đánh giá khả năng trí tuệ của con người qua chỉ số thông minh IQ (Intelligence Quotrent) IQ bằng tổng trung bình các lời giải theo tuổi trí tuệ chia cho tổng trung bình các lời giải theo tuổi sinh hoc rồi nhân với 100

Ví dụ: đứa trẻ 6 tuổi trả lời được các câu hỏi của đứa trẻ 7 tuổi thì

IQ =7/6 x 100 = 117

* Yếu tố di truyền có ảnh hưởng nhất định tới khả năng trí tuệ

* Di truyền học và bệnh ung thư

* Di truyền học với bệnh AIDS

* Việc giải mã bộ gen người, tạo các sinh vật biến đổi gen ngồi những lợi ích về khoa học về kinh tế cũng gây tâm lý bắt ổn cho nhân loại

Trang 29

2.2 Một số bài soạn theo hướng dạy học tích cực lấy học sinh là trung tâm 2.2.1 Giáo an 1 BÀI 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ 1 Mục tiêu: 1.1 Kiến thức:

- Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp mARN trên khuân AND)

- Mô tả được quá trình tổng hợp prétéin

1.2 Kỹ năng: Rèn luyện một số kỹ năng - Quan sát tranh hình nhận biết kiến thức - Rèn luyện khả năng tư duy logic, suy luận

- Khái quát hoá kiến thức

1.3 Giáo dục:

- Có ý thức tự giác học tập

- Có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền

2 Phương pháp, phương tiện: 2.1 Phương pháp:

- Truc quan — van dap — giảng giải

- Hoạt động nhóm

2.2 Phương tiện

- Tranh hình SGK trang I1,12,13

- Phiếu học tập: Cấu trúc, chức năng của ARN

Nội dung Cấu trúc Chức năng

Các loại ARN

ARN thong tin

ARN van chuyén

ARN ribôxôm

Trang 30

Đáp án phiếu học tập Nội dung Các loại ARN Cấu trúc Chức năng

ARN thong tin - Cấu trúc một mạch

thang

- Dau 5’ có vị trí đặc

hiệu gắn mã mở đầu để

ribôxôm nhận biết và

găn vào

-Truyền thông tin di

truyền từ ADN tới

prôtên, mARN dùng

làm khuân dê tổng

hợp prôtê¡ïn

ARN vận chuyên - Cấu trúc một mạch có

3 thuỳ Bộ ba đối mã

đặc hiệu nhận ra và bổ

sung với bộ mã tương

ứng trên mARN Đầu 3’ gan voi aa

- Mang aa đến

ribôxôm, tham gia

dịch mã trên mARN thành trình tự các aa

trên chuỗi polipeptit

ARN ribôxôm

- Câu trúc một mạch có

liên kết bổ sung - Kết hợp với prôtêin

tạo nên ribôxôm nơi

tong hgp prétéin

3 Tién trinh bai day:

3.1 On dinh tổ chức: Kiểm tra sĩ số, kiểm tra sơ đồ lớp

3.2 Kiểm tra bài cũ:

- Khái niệm gen, mã di truyền, đặc điểm chung của mã di truyền?

- Cơ chế tự nhân đôi của ADN ?

Trang 31

3.3 Bai méi:

Mở bài: GVdẫn dắt gen (ADN) mang thông tin mã hố chuỗi polipeptit,

vậy q trình này diễn ra như thế nào và sự tham gia của những yếu tố nào?

Hoạt động thầy - trò Nội dung

Gv: yêu cầu HS đọc SGK nêu khái niệm phiên mã? Quá trình xảy ra ở đâu trong tế bào?

Hs: nghiên cứu mục II SGK trang 11 tra loi

Gv: yéu cau Hs quan sat hinh 2.1

SGK trang 11 va doc muc 1.2 két hop kiến thức đã học hoàn thành phiếu học tập

Hs: hoạt động nhóm, thảo luận > kết quá trong vòng 5 phút

Gv: nhận xét đánh giá và đưa đáp án phiếu học tập

Gv: hướng dẫn Hs quan sát hình

2.2 trong SGK về cơ chế phiên

mã và hỏi: hình vẽ thế hiện điều

gì? Những thành phần nào được

vẽ trên hình và quá trình được chia thành mấy giai đoạn?

Hs: nghiên cứu > trả lời

I Phiên mã: 1 Khái niệm:

- Phiên mã là qúa trình truyền

thơng tin từ ADN sang ARN

2 Cơ chế phiên mã:

a Cầu trúc và chức năng của ARN

Nội dung đáp án phiếu học tập b Cơ chế phiên mã :

Trang 32

Gv: quan sat hình 2.2 ở giai đoạn

mở đầu: Enzim nào tham gia? Vị

trí tiếp xúc của enzim vào gen? sự thay đối của mạch khi enzim tác động?

Hs: trả lời

Gv: tương tự ở giai đoạn kéo dài diễn ra như thế nào ?

Hs: trả lời

Gv: nguyên tắc nào chỉ phối hoạt động này? Và có ý nghĩa gì trong việc truyền thông tin di truyền? Hs: trả lời

Gv: nhận xét, đánh giá

Gv: yêu cầu Hs quan sát giai đoạn kết thúc và hỏi :Vị trí tiếp xúc của enzim? Tại sao quá trình phiên

mã được dừng lại?

Hs: nghiên cứu >> trả lời

Gv: Chiều tổng hợp của mARN là

chiều nào?

Hs: chiều 5°-3” Gv: hỏi:

Dựa vào hình 2.2 so sánh phân tử

Cơ chế phiên mã gồm 3 giai đoạn:

- Mở đầu: Enzim ARN -polimeraza

Bám vào vùng khởi đầu làm gen

tháo xoắn đề lộ mạch khuân 3-5”

- Kéo dài: ARN- polimeraza trượt dọc theo gen tong hop mach ARN bổ sung với mạch khuân (A-U,G-X) theo chiéu 5’-3’

- Kết thúc: Enzim đi chuyển đến cuối gen gặp mã kết thúc thì dừng lại, phân tử ARN được giải phóng

Trang 33

mARN sau phién mã ở tế bào

nhân thực và tế bào nhân sơ?

Hs: quan sát trả lời

Gv: nhân xét, đánh giá e© Lưu ý: Sau phiên mã

- Ở tế bào nhân sơ mARN được trực tiếp dùng làm khuân tổng hợp

prôtê¡n

- Ở tế bào nhân thực mARN phải sửa đôi cắt bỏ các intron và nối các exon với nhau

Gv: yêu cầu Hs nghiên cứu SGK | H Dịch mã:

trang 12 cho biết khái niệm dịch

ma ?

Hs: nghiên cứu SGK > trả lời * Dịch mã là quá trình tổng hợp

Gv: Nếu coi dịch mã là một công | prôtêin (sinh tổng hợp prôtêin)

trường xây dựng thì mARN là

bản vẽ thiết kế, tARN là xe

chuyên chở vật liệu, a.a là nguyên liệu và ribôxôm là người thợ

Gv: quá trình dịch mã gồm mấy

giai đoạn? dựa vào mục II.I SGK

cho biết hoạt hoá a.a là gì? 1 Hoạt hố axitamin:

Hs: nghiên cứu > tra lời - Nhờ enzim đặc hiệu và năng

Gv: đặt câu hỏi : Có phải mỗi loại lượng ATP các a.a được hoạt hoá

Trang 34

“ nguyên vật liệu “ có thế xếp vào |và gắn với tARN tương ứng tao

bat kì “ xe vận tải “ nào không? thành phức hợp a.a - tARN

Hs: tARN gắn với a.a do bộ ba

đối mã của nó quy định

Gv: yêu cầu Hs quan sát hình 2.3 | 2 Tổng hợp chuỗi polipeptit: phần a vẽ về giai đoạn mở đầu và

hỏi: Ribôxôm tiếp xúc với mARN

ở vị trí nào, đầu nào của mạch

gen? sự di chuyển phức hệ a.a-

tARN nu the nào và theo nguyÊ" |_ Mở đầu: Ribôxôm gắn với mARN

tác gì? ở vị trí nhận biết đặc hiệu gần mã

Hs: quan sát, kêt hợp thông tin mở đầu,

SGK trang 12 > trả lời

Gv: sự di chuyên của phức hệ Phức hop Met-tARN-UAX đối

a.a-tARN như thê nào và theo được với mã mở đầu AUG trên

nguyên tắc gì? mARN theo nguyên tắc bổ sung và

Hs: trả lời bat dau tonge hop prétéin

GV: tương tự quan sát phần b

hình 2.3 và hỏi: Chiều di chuyển

của ribôxôm ? mỗi bước di

chuyển là mấy bộ ba? Phức hệ

a.a-tARN hoạt động ntn và chi

phối bởi nguyên tắc nào ? TH 2 :

- Kéo dài: Ribôxôm dịch chuyên

Hs: nghiên cứu > tra lời ———— đến bộ ba số 1, phức hệ a.a-tARN ,

có bộ ba đối mã khớp được với bộ

Trang 35

Gv: tiép theo qua trinh dién ra

như thế nào? Hs: trả lời

Gv: yêu cầu Hs quan sát hình 2.3

phần c và hỏi khi nào quá trình

giải mã hoàn tất?

Hs: nghiên cứu trả lời

Gv: số a.a có trong chuỗi so với số a.a môi trường cung cấp, số phân tử H;O được giải phóng so với số bộ ba mã di truyền trong gen?

Hs: suy nghĩ > trả lời

Gv: nhận xét đánh giá

mã này theo nguyên tắc bố sung

được mang a.a số I đến „ a.a số l

liên kết với a.a mở đầu bằng liên kết peptit Ribôxôm dịch chuyển từng bước bộ ba tiếp theo cho đến cuối mARN

- Kết thúc: khi ribôxôm tiếp xúc với

mã kết thúc( một trong 3 bộ ba mã

kết thúc) thì quá trình dịch mã hồn

tất Axitamin mở đầu tách khỏi

chuỗi polipeptit nhờ enzim đặc

hiệu

4 Củng cố:

- Tóm tắt quá trình phiên mã và dịch mã bằng sơ đồ

- Làm một số bài tập trắc nghiệm

4.1 Cơ chế của hiện tượng di truyền được thể hiện theo:

a ADN > mARN > prétéin > tinh trang

Trang 36

c.mARN > ADN > prétéin > tinh trang

d.mARN > prétéin > ADN > tinh trạng 4.2 Enzim tham gia qua trinh phién ma:

a ADN - polimeraza c Ligaza

b ARN - polimeraza d Restrictaza

4.3 Một doan mạch gốc của gen sao m&é ra MARN cé trinh tw

nuclêơtit:

chiêu:

¬ 2 3 4 5 6

Đột biến xảy ra làm G ở bộ ba thứ 5 thay bởi T sẽ làm cho:

a.Trình tự a.a từ vị trí mã thứ 5 trở đi thay đổi

b Chỉ có a.a ở vị trí thứ 5 là thay đối

c Qúa trình tổng hợp prôtê¡n sẽ bắt đầu ở vị trí mã thứ 5 d Qúa trình dịch mã sẽ dừng ở vị trí mã thứ 5

4.4 Phân tử mARN được tổng hợp trên nguyên tắc bỗ sung theo

a.3”- 5° c Di chuyển của enzim AND — polimeraza

b 5’- 3’ d ca a,b,c dung

5 Dan do:

- Hoc bai va lam bai tap SGK

- Doc trước bài 3: Điều hoà hoạt động của gen

Trang 37

2.2.2 Giáo án 2

BÀI 8: QUY LUẬT MENĐEN: Quy luật phân li 1 Mục tiêu:

1.1 Kiến thức:

- HS phải nắm được nội dung của quy luật phan li - Nêu được ý nghĩa của quy luật phan li

1.2 Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết vấn đề của sinh học

1.3 Giáo dục:

- Có ý thức tự giác học tập Vận dụng kiến thức vào đời sống

thực tiễn

2 Phương pháp, phương tiện: 2.1 Phương pháp:

- Vấn đáp — giảng giải

- Hoạt động nhóm

2.2 Phương tiện: - Tranh hình SGK

- Phiếu học tập: Tóm tắt quy trình thí nghiệm của Menđen

Quy trình thí nghiệm Bước 1,2,3,4?

Kết quả thí nghiệm Fy, Fo ,F3

Giai thich két qua

Kiểm định giả thiết

Trang 38

Đáp án phiếu học tập

- Bước I: Tạo ra các đòng thuần chủng có các kiểu hình tương phản( hoa đỏ - trắng, thân cao -thấp) - Bước 2: Cho lai các dòng thuần chủng với nhau để

Quy trình thí | tao đời con Fi

nghiệm - Bước 3: Cho các cây lai F; tu thu phấn để tạo đời con F¿,

- Bước 4: Cho F¿ tự thụ phấn để tạo đời con F+,

- Fi:100% cây hoa đỏ

Kết quả thí |-F;: 3⁄4 cây hoa đỏ, 1⁄4 cây hoa trắng

nghiệm - F3: 1/3 cay hoa đỏ Fạ 100% cây Fa hoa đỏ

2/3 cây hoa đỏ Fạ > F¿ có tỉ lệ 3 hoa đỏ: I trắng

Cây hoa trắng F; Cho F; 100% cây hoa trắng

- Mỗi tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định Giải thích một có nguồn góc từ bố, một có nguồn gốc từ mẹ kết quả - Các nhân tố di truyền của bố , mẹ tồn tai ở cơ thể

con một cách riêng rẽ, khơng hồ trộn vào nhau

- Khi giảm phân các nhân tố đi truyền phân li đồng đều về các giao tử

Kiếm định - Nếu giả thuyết nêu trên là đúng thì cây dị hợp tử

giả thiết Aa khi giảm phân cho 2 loại giao tử ngang nhau - Dùng phép lai phân tích để kiểm tra giả thuyết

3 Tiến trình bài dạy:

3.1 Ơn định tổ chức: kiêm tra sĩ số, kiểm tra sơ đồ lớp

3.2: Kiếm tra bài cũ:

Trang 39

- Kiểm tra báo cáo thực hành của học sinh

3.3 Bài mới:

Mở bài: Menđen được coi là cha đẻ của ngành Di truyền học không

chỉ vì phát hiện ra những qui luật di truyền cơ bản mà ơng cịn mở ra một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu di truyền Vậy phương pháp nghiên cứu của

Menđen và việc hình thành học thuyết khoa học như thế nào?

Hoạt động thấy — trò Nội dung

Gv: yêu cầu HS thực hiện lệnh I.Phương pháp nghiên cứu di

SGK trang 33 truyền học của Menđen:

Hs: dựa vào hiểu biết và kiến

thức học lớp 9 > trả lời

Gv: nhận xét , đánh gia

Yêu cầu tìm hiểu thơng tin SGK

mục I SGK để hoàn thành phiếu học tập: Tóm tắt quy trình thí nghiệm của Menđen

Hs: thảo luận nhóm hồn

thành phiếu học tập Đáp án phiếu học tập

Gv: nhận xét ,dánh giá và đưa ra

đáp án phiếu học tập

Gv: Menđen đã rất đúng khi lựa chọn đói tượng nghiên cứu là cây đậu Hà Lan, một loài cây tự

thụ phấn, có thời gian thế hệ

Trang 40

tương đối ngắn, số lượng hạt

mỗi cây khá nhiều và đặc biệt

có nhiều dịng khác biệt nhau về những tính trạng dễ theo dõi như màu hoa, dạng quả, dạng

hạt

Gv : Vậy từ thí nghiệm của Menđen em rút ra được những nét độc đáo gì?

Hs : Vận dụng kiến thức suy

luận và trả lời

Gv : Nhận xét, đánh giá

Vận dụng : Gv hỏi ngày nay các nhà chọn giống của nước ta đã

vận dụng phương pháp nghiên

cứu đi truyền của Menđen như thế nào ?

Gv : Dẫn dắt :

Thí nghiệm của Menden thu

được kết quả F¿ 3 hoa đỏ : I hoa

* Những nét độc đáo trong thí nghiệm của Menđen :

- Biết cách tạo dòng thuần chủng khác nhau dùng như những dịng đối chứng

- Phân tích kết quả lai của mỗi cây lai về từng tính trạng riêng biệt qua

nhiều thế hệ

- Lặp lại thí nghiệm nhiều lần tăng

độ chính xác

- Tiến hành lai thuận nghịch để tìm

hiểu vai trò của bố mẹ trong sự di

truyền tính trạng

H Hình thành học thuyết khoa

học: trang Tuy nhiên kết quả F¿ và tỉ

lệ (1:2:1) đã được Menđen giải thích bằng xác suất thống kê Gv : Menđen đã đưa ra giả

Ngày đăng: 21/09/2014, 15:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w