1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những đổi mới về nội dung phần VII Sinh thái học Sinh học 12 Ban Khoa học Cơ bản

69 385 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 8,63 MB

Nội dung

Trang 1

TRUONG DAI HOC SU PHAM HA NOI 2

KHOA SINH - KTNN

2k 2s 2 2k 2s 2K 2 2 2K 2s 2 2K OK OK sk

HUA NGUYET MAI

HUNG DOI MOI VE NOI DUNG PHAN

VII: SINH THÁI HỌC - SINH HỌC 12 - BAN KHOA HỌC CƠ BẢN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: phương pháp giảng dạy

Người hướng dẫn khoa học Th.S Trương Đức Bình

HÀ NỘI - 2009

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đề tài này em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức nhiệt tình của các thầy giáo, cô giáo trong khoa Sinh - KTNN, tổ phương pháp giảng dạy, cùng với sự đóng góp ý kiến xây dựng của các bạn sinh viên trong suốt quá trình nghiên cứu Em xin gửi đến thầy giáo, cô giáo và các bạn sinh viên lời cám ơn chân thành nhất vì sự đóng góp quý báu đó

Đặc biệt em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo - Thạc sĩ Trương Đức Bình người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo tận tâm giúp em hoàn thành luận văn này

Mặc dù rất cố gắng nhưng do thời gian có hạn cùng với những bỡ ngỡ của buổi đầu làm quen công việc nghiên cứu cho nên bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp của các thây cô và các bạn sinh viên đề luận văn của em được hoàn thiện hơn

Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khoá luận này là kết quả nghiên cứu tìm tịi của riêng

bản thân tơi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy Trương Đức Bình giảng viên

khoa sinh - KTNN Luận văn này chưa từng được công bố tại bất kỳ một cơng trình nghiên cứu khoa học nào hoặc của ai Đề tài và nội dung khoá luận là chân thực được viết trên cơ sở khoa học là các sách, tài liệu do nhà xuất bản giáo dục ban hành

Hà Nội, tháng 5 năm 2009 Sinh viên

Trang 5

BANG Ki HIEU VIET TAT

SG Sách giáo khoa

ST Giáo viên — Học sinh

I0 :i9£ỂẦỂỒỔốỔỒ Trung học cơ sở 'THÍPT 2G 2.32 121111111313211151 21153 xe Trung học phổ thông

1901 Phương pháp dạy học

) 9 Nhà xuất bản

Trang 6

rang

11) 0090.60.80 1

I6 2o 8 3a 1

2 Mục đích, nhiệm vụ của đề tài - + + 5+2 1+2 2 ESSsseserssee 2 3 Đối tượng, phạm vi và các phương pháp nghiên cứu 3

Phần 2: Tổng quan tài liệu . ¿-2 252 52c+c2x2x+esezzsse2 5 2.1 Lich st nghién Ct 5

2.2 CO SONY an 5

Phần 3: Kết quả nghiên cứu A Những điểm mới về nội dung phần VII-Sinh thái học 12

T Nhitng van dé CHUNG oo 12

II Phân tích nội đu1B - << + E3 E91 1E 9910 1 310v ng rc 12 1.Phân tích cấu trúc và nội dung phần Sinh thái học SGK 11( cũ) 12

1.1, VÌ TẾ 225552 22225552122E111122211111222211112221E 2.212.222 12 1.2 Cấu trúc 1.3 Nội dung 2.Phân tích cấu trúc, nội dung phần VII - Sinh thái học SGK 12 mới - 0130 BA 14

Pa 14

P sua an 14

“X0 (0N 15

3 Những điểm mới trong phần VTII - Sinh thái học - Sinh học 12 17

kne ai 17

3.2 Những khác biệt trong từng bài .- Ăn re 20 Bài 35 : Môi trường và các nhân tố sinh thái -<- 20

Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong

Trang 7

50/7 21

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật . 21

Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật . - 22

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật 23

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã 25

Bài 41: Diễn thế sinh thái . cv tskeesrseeeeree 27 Bài 42: Hệ sinh thái Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái 30

Bài 44: Chu trình sinh địa hố và sinh quyỂn 5- +5 s<+s+s<+s++ 31 Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái 32

B Soạn một số giáo án theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 34

Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái .- - 5 «+55 «£++<++se+ss+ 34 Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật ¿5 55s <<<+s 42 Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã 48

; 8 90:10 0n 53

Bai 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái 58

Kết luận và kiến nghị

Tài liệu tham khảO - c2 2 3231221 2531111 1811111511111 re 63

Trang 8

PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành đổi mới toàn diện về giáo

dục ở các cấp học trong đó có cấp học trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo, công cuộc đổi mới này có liên quan đến nhiều lĩnh vực như đổi mới chương trình sách giáo khoa, đổi mới trang thiết bị dạy

học, đổi mới phương pháp dạy học, Vì vậy SGK mới được sửa đổi, bổ sung

những kiến thức sinh học hiện đại phù hợp với sự phát triển của khoa học - kĩ thuật và trình bày theo hướng tổ chức hoạt động nhận thức của thầy đối với trò

Năm học 2008 - 2009 lần đầu tiên bộ sách giáo khoa mới dành cho lớp

12 được đưa vào giảng dạy và học tập ở tất cả các trường THPT trên cả nước

Chương trình đưa vào trong sách giáo khoa lần này có sự đổi mới về nội dung kiến thức và hình thức trình bày, về nội dung cơ bản là thống nhất, đảm bảo

yêu cầu đối với học sinh THPT, đặc biệt về nội dung có sự cắt giảm những kiến thức thông báo, tăng cường nội dung kiến thức bản chất và kiến thức ứng

dụng Đồng thời cũng có sự thay đổi trình tự nội dung chương trình

Để có bài giảng tốt hiệu quả cao thì giáo viên phải chuẩn bị tốt từ khâu

soạn bài, muốn có bài soạn tốt thì khơng thể thiếu khâu phân tích nội dung và xây dựng bài giảng Nhờ đó giáo viên nắm được yêu cầu của bài giảng, mạch kiến thức cần truyền đạt, những kiến thức bổ sung và vận dụng kiến thức vào

thực tế làm cho bài giảng cuốn hút, sinh động đạt hiệu quả cao

Khi đưa các bộ SGK mới vào giảng dạy, bộ Giáo dục - Đào tạo đã tổ

chức các lớp bồi dưỡng GV để giúp GV có điều kiện tiếp cận nhanh và sớm

với SGK mới Song việc giảng dạy với nội dung SGK mới có sự khác hơn so

Trang 9

Do đây là một tài liệu SGK mới, vừa được đưa vào giảng dạy thí điểm mà thế hệ sinh viên sắp ra trường chúng tơi có thể sẽ được tiếp cận ngay, nên đòi hỏi phải có sự nhận thức và chuẩn bị nhất định Mặt khác, khơng nằm ngồi nhu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm phát huy tính chủ động, tích cực và sáng tạo của học sinh, cho nên việc phân tích nội dung, lựa chọn

phương pháp tương ứng phù hợp, so sánh về nội dung và mức độ kiến thức giữa SGK cũ và SGK mới để phân bố giảng dạy cho hợp lý, xây dựng hệ thống giáo án và chuẩn bị trình bày giáo án cũng hết sức thiết thực và cần thiết trong

giảng dạy nội dung chương trình SGK mới

Trước tình hình thực tế, là một sinh viên sư phạm Tôi rất quan tâm đến

vấn đề đổi mới nội dung, phương pháp dạy học ở trường phổ thông, đặc biệt là sự đổi mới về nội dung và phương pháp được thể hiện trong SGK sinh học12 mới, nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài “Những đổi mới về nội dung phần

VII -SINH THAI HỌC - Sinh học 12- ban khoa học cơ bản” Tôi mong

rằng kết quả nghiên cứu của mình sẽ giúp ích cho những giáo viên mới ra

trường đặc biệt là các bạn sinh viên năm cuối làm tài liệu tham khảo nâng cao

tay nghề trong trường Đại học và sau khi rời trường bước vào nghề, và đối với

giáo viên đã dạy trường phổ thông thấy duoc điểm giống và khác nhau trong cấu trúc nội dung SGK Sinh học 12 mới

2 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI

2.1 Mục đích nghiên cứu

- Phân tích nội dung chương trình phần Sinh thái học thuộc SGK Sinh

học11 cũ và SGK Sinh học12 mới ban khoa học cơ bản

- Soạn một số giáo án thuộc phần VII SGK Sinh hoc12 mới, thể hiện phương pháp giảng dạy tích cực nhằm gợi mở ở học sinh lối tư duy lôgic, sáng tạo, chủ động khám phá kiến thức mới và ứng dụng kiến thức vào đời sống sản

xuất

Trang 10

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Phân tích nội dung từng bài trong phần VII-Sinh thái học thuộc SGK

Sinh học12 mới để thấy được sự khác nhau về mức độ kiến thức so với SGK

cũ trước đây

- Trên cơ sở đã xác định đầy đủ, rõ ràng nội dung kiến thức, tham khảo

các tài liệu về giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, xây dựng một số giáo án thuộc phần Sinh thái học theo phương pháp dạy học tích cực

3 ĐỐI TƯỢNG, PHAM VI VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu, phân tích phần Sinh thái học, SGK Sinh học cũ và mới ban khoa học cơ bản

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Nghiên cứu trong phần VII: “ Sinh thái học” - Sinh học 12 - Ban khoa học cơ bản

- Xây dựng tư liệu cho các bài trong Phần VII - Sinh thái học

- Soạn một số giáo án trong chương theo hướng lấy học sinh làm trung tâm 3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Nghiên cứu lý thuyết

Để xây dựng lý thuyết cho luận văn phải nghiên cứu các tài liệu: - Lý luận dạy học sinh học

- SGK Sinh học 12 (mới) ban cơ bản

- SGK Sinh học II (cũ)

- Sách giáo viên, thiết kế bài giảng

- Các sách tham khảo về sinh thái học

- Các tài liệu về đổi mới phương pháp dạy học 3.3.2 Phương pháp chuyên gia

Xin ý kiến nhận xét, đánh giá, góp ý của các Thầy cơ có kinh nghiệm

Trang 11

- Giá trị của luận văn đối với giảng dạy hiện nay

- Giá trị của luận văn với sinh viên sư phạm và giáo viên mới ra trường

Trang 12

PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

Phân tích nội dung chương trình trong SGK mới, xây dựng tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học là một đề tài chưa có nhiều người nghiên cứ từ trước tới nay, đặc biệt trong chương trình SGK mới Phân tích nội dung SGK mới tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên soạn giáo án và giảng dạy, đặc biệt là những kiến thức mới và khó

Trong dạy học, việc quan trọng là phải xác định được kiến thức trọng

tâm của bài, từ đó có thể giúp học sinh khắc sâu kiến thức nội dung và bản chất kiến thức của mỗi chương Đặc biệt để tổ chức một giờ dạy học có chất lượng cao thì giáo viên không chỉ nắm được kiến thức SGK mà cần phải hiểu

được kiến thức liên quan từ các tài liệu tham khảo Chính vì vậy phân tích nội dung, xây dựng tư liệu góp phần nâng cao chất lượng dạy và học chương trình

SGK mới là một đề tài được nhiều người quan tâm

Tuy nhiên, đây là một đề tài cịn rất mới mẻ, vì vậy đề tài phân tích nội dung, xây dựng tư liệu góp phần chất lượng dạy và học đối với SGK mới cần được quan tâm nhiều hơn để đem lại hiệu quả cao trong việc giảng dạy ở cấp

học THPT

2.2 CƠ SỞ LÍ LUẬN

2.2.1 Tính tích cực trong học tập

Tính tích cực là một bản chất vốn có của con người trong đời sống xã

Trang 13

R.C.Sharma (1988) viết: “Trong phương pháp dạy học sinh làm trung tâm là toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng, lợi ích của học sinh Mục đích là phát triển ở HS kỹ năng và năng lực độc lập giải quyết

vấn đề HS và GV cùng khảo sát các khía cạnh của vấn đề hơn là GV trao cho HS giải pháp của vấn đề đặt ra

Theo Giáo sư Trần Bá Hồnh, khơng nên xem dạy học HS trung tâm như một PPDH đặt ngang tầm với các PPDH đã có, mà nên quan niệm nó như

một tư tưởng, một quan điểm dạy học chi phối cả mục tiêu, nội dung, phương

pháp hình thức tổ chức và đánh giá hiệu quả dạy học

Việc vận dụng các PPDH tích cực, học tập hợp tác không chỉ có ý nghĩa

ngay trong quá trình học tập ở nhà trường mà còn chuẩn bị cho các em đóng góp vào sự nghiệp của đất nước sau này, cũng như chuẩn bị cho chính tiền đồ của các em

2.2.2 Cơ sở lý luận của PPDH lấy học sinh làm trung tâm

Lấy “Học” làm trung tâm thay vì lấy “Dạy” làm trung tâm: Trong phương pháp tổ chức, người học đối tượng của hoạt động “Dạy”, đồng thời là chủ thể của hoạt động “học” được cuốn hút vào các hoạt động học tập do GV

tổ chức và chỉ đạo, thơng qua đó tự lực khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ khơng phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được GV sắp đặt Được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế, người học trực tiếp quan sát, thảo luận, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình, từ đó nắm

vững kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp “làm ra” kiến thức kĩ năng đó, khơng rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo Dạy theo cách này, không chỉ giản đơn truyền đạt tri thức

mà còn hướng dẫn hành động Nội dung về PPDH phải giúp cho từng HS biết

hành động và tích cực tham gia các chương trình hành động của cộng đồng, thực hiện thầy chủ đạo, trò chủ động

Trang 14

Nhận thức đúng xu thế phát triển của thời đại, Đảng ta đã khẳng định:

“Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu” Để thực hiện quan điểm này nhà nước đã xây dựng chiến lược phát triển Giáo dục - Đào tạo 2001 - 2010, một trong những mục tiêu chung quan trọng trong chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 chính là: “đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp và chương

trình giáo dục”, nhằm nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất

nước

Về phương pháp, phải đổi mới và hiện đại hoá PPDH, khắc phục kiểu

dạy học thụ động thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư

duy trong quá trình tiếp cận tri thức, dạy học cho người học phương pháp tự học, tự thu nhập thông tin một cách có hệ thống và biết phân tích, tổng hợp xử

lý thông tin, phát triển năng lực và phẩm chất tư duy của mỗi cá nhân, tăng

cường tính tích cực, chủ động của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập Định hướng trên đã được pháp chế hóa trong điều 5 Luật giáo dục 2005: “phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên”

Thực hiện nghị quyết của Đảng và Luật giáo dục trong những năm qua, Bộ giáo dục và đào tạo đã tích cực triển khai nghiên cứu, đẩy mạnh các hoạt

động, tạo ra sự chuyển biến tích cực trong hệ thống giáo dục và đào tạo Đã

Trang 15

thức từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau Đây là một trong những khó khăn của

việc giảng dạy chương trình sinh học 12 ở các trường THPT hiện nay

Vì vậy đội ngũ giáo viên cần sớm tiếp cận với SGK mới, có sự chuẩn bị chu đáo về mặt nội dung, đặc biệt là nội dung kiến thức hiện đại- kể cả những thông tin kiến thức cịn mang tính thời sự

2.3 MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG SGK VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC 12 MỚI - BAN CƠ BẢN

2.3.1 Mục tiêu

2.3.1.1 Về kiến thức

- Có những hiểu biết phổ thông cơ bản, hiện đại, thực tiễn về các cấp tổ chức của sự sống từ cấp phân tử, tế bào, cơ thể đến các cấp trên cơ thể như quần thể, loài, quần xã, sinh quyển

- Hình dung được sự phát triển liên tục của vật chất trên trái đất từ vô cơ đến hữu cơ, từ sinh vật đơn giản đến sinh vật phức tạp, cho đến con người

- Hiểu được những ứng dụng của sinh học vào thực tiễn sản xuất và đời

sống Đặc biệt là thành tựu của công nghệ sinh học nói chung và cơng nghệ

Øen nói riêng

Việc nắm vững các kiến thức trên là cơ sở để hiểu rõ các biện pháp kỹ

thuật, nâng cao năng suất các chủng vi sinh vật có ích, các giống vật nuôi cây trồng; hiểu được các các biện pháp chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ mơi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và đảm bảo sự phát triển bền vững

2.3.1.2 Về kĩ năng

- Kĩ năng thực hành: Tiếp tục phát triển kĩ năng quan sát, thí nghiệm để tìm nguyên nhân của các hiện tượng, quy luật diễn ra trong cơ thể sống

- Kĩ năng tư duy: Tiếp tục phát triển kĩ năng tư duy thực nghiệm quy

nạp, phát triển tư duy lí luận (phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát hoá )

Trang 16

- Kĩ năng học tập: Tiếp tục phát triển kĩ năng học tập, đặc biệt là tự học

Biết thu thập xử lí thơng tin, lập bảng, biểu đồ, đồ thị, Làm việc cá nhân và

theo nhóm Làm báo cáo nhỏ trình bày trước tổ hoặc lớp

- Kĩ năng rèn luyện sức khoẻ: Biết vệ sinh cá nhân, bảo vệ cơ thể, phòng chống bệnh tật, thể dục thể thao, nhằm nâng cao năng suất học tập và lao động

2.3.1.3 Về thái độ

- Củng cố niềm tin vào khoa học hiện đại trong việc nhận thức bản chất và tính quy luật của các hiện tượng sinh học

- Có ý thức vận dụng các tri thức, kỹ năng học được vào cuộc sống, lao

động, học tập

- Xây dựng ý thức tự giác và thói quen bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ môi

trường sống, có thái độ và hành vi đúng đắn đối với các vấn đề về dân số, sức khoẻ sinh sản, phòng chống ma tuý, HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội

2.3.2 Quan điểm phát triển chương trình

2.3.2.1 Bảo đảm tính phổ thông, cơ bản, hiện đại, kỹ thuật tổng hợp và thiết thực

Chương trình phải thể hiện được những tri thức cơ bản, hiện đại trong các lĩnh vực sinh học, ở các cấp độ tổ chức sống, đồng thời phải lựa chọn những vấn đề thiết yếu trong sinh học có giá trị thiết thực cho bản thân học

sinh và cộng đồng, ứng dụng vào đời sống, sản xuất, bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ

mơi trường,

Chương trình phản ánh những thành tựu mới của sinh học, đặc biệt là

lĩnh vực công nghệ sinh học đang có tầm quan trọng trong thé ky XXI va vấn đề môi trường có tính tồn cầu

Chương trình phải quán triệt quan điểm giáo dục kỹ thuật tổng hợp và

hướng nghiệp để giúp học sinh thích ứng với những nghành nghề liên quan

đến sinh học và tìm hiểu những ứng dụng kiến thức sinh học trong sản xuất và

Trang 17

2.3.2.2 Quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hoá

Chương trình cần quán triệt quan điểm sinh thái và tiến hố Các đối

tượng tìm hiểu được đặt trong mối quan hệ mật thiết giữa cấu tạo và chức

năng, giữa cơ thể và môi trường

Các nhóm sinh vật về cơ bản được trình bày theo hệ thống tiến hoá từ

nhóm có tổ chức đơn giản đến nhóm có tổ chức phức tạp

Các cấp độ tổ chức sống được trình bày từ các hệ nhỏ đến các hệ lớn 2.3.2.3 Cấu trúc chương trình THCS và THPT

Các kiến thức sinh học trong chương trình THCS đề cập đến các đối tượng cụ thể (vi sinh vật, nấm, thực vật, động vật và người), trong đó chủ yếu trình bày các kiến thức về cấu tạo và chức năng của các cơ quan và hệ cơ quan trong cơ thể Riêng lớp 9 đề cập tới các mối quan hệ di truyền và biến dị, sinh vật và môi trường

Đặc điểm chương trình sinh học phổ thơng, các kiến thức sinh học trong chương trình THPT được trình bày theo các cấp độ tổ chức sống, từ các hệ nhỏ

đến các hệ lớn: tế bào -> cơ thể -> quần thể - loài -> quần xã -> hệ sinh thái- sinh quyển, cuối cùng tổng kết những đặc điểm chung của các tổ chức sống theo quan điểm tiến hoá- sinh thái

Các kiến thức được trình bày trong chương trình THPT là những kiến

thức sinh học đại cương, chỉ ra những nguyên tắc tổ chức, những qui luật vận

động chung cho giới sinh vật Quan điểm này được thể hiện theo các ngành

nhỏ trong sinh học: Tế bào học, Di truyền học, Tiến hoá, Sinh thái học, đề cập những quy luật chung không phân biệt từng nhóm đối tượng

Chương trình được thiết kế theo mạch kiến thức và theo kiểu đồng tâm, mở rộng qua các cấp học như chương trình THPT dựa trên chương trình THCS và được phát triển theo hướng đồng tâm, mở rộng Do đó, ở chương trình

THPT nội dung của các lĩnh vực đó được nâng cao lên về chiều sâu và bé

rộng

trường DISD Fa Wi 2 % 37ct - Sinh - KKFWMN

Trang 18

2.3.2.4 Phản ánh phương pháp đặc thù của môn học

Chương trình phản ánh sắc thái của sinh học là khoa học thực nghiệm, cần tăng cường phương pháp quan sát, thí nghiệm, thực hành mang tính nghiên cứu nhằm tích cực hố hoạt động nhận thức của học sinh dưới sự

hướng dẫn của giáo viên Mặt khác, chương trình cần dành thời lượng thích

đáng cho hoạt động ngoại khoá như tham quan cơ sở sản xuất, tìm hiểu thiên

nhiên, đặc biệt là các lĩnh vực vi sinh học, di truyền học, sinh thái học,

2.3.2.5 Thể hiện sự tích hợp các mặt giáo dục và quan hệ liên môn

Chương trình thể hiện được mối liên quan về kiến thức giữa các phân môn, các vấn đề có quan hệ mật thiết như giữa tế bào học, sinh lý học, đi

truyền học và tiến hoá luận, tâm lý học và giáo dục học Mặt khác chương

trình cố gắng tích hợp giáo dục môi trường, giáo dục sức khoẻ, giáo dục giới

tính, giáo dục dân số, phòng chống HIV/AIDS, ma tuý,

Trang 19

PHAN 3: KET QUA NGHIEN CỨU

A NHUNG DIEM MOI VE NOI DUNG THUOC PHAN VII - SINH

THAI HOC - SINH HOC 12 - BAN KHOA HOC CO BAN

I Nhimng van dé chung

Đây là nội dung sau cùng của chương trình Sinh học THPT, được học

tiếp sau các nội dung về Tế bào học, Vi sinh vật học, Động - Thực vật học, Di truyền - Biến dị và Tiến hoá

Sinh thái học nghiên cứu các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường ở các cấp độ tổ chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã

Sinh thái học có nội dung rất rộng và mang tính thực tiễn cao Thuận lợi để giáo viên có thể lựa chọn các phương pháp dạy học phát huy tính chủ động

tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao khả năng liên hệ kiến thức vào thực tiễn cuộc sống

H Phân tích nội dung

1 Phân tích cấu trúc và nội dung phần Sinh thái học SGK II( cũ) 1.1 Vị trí

Là chương mở đầu của chương trình sinh hoc 11 và nối tiếp việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, nghiên cứu những mối quan hệ

tương hỗ giữa các sinh vật với môi trường sống

1.2 Cấu trúc nội dung

Cấu trúc chương trình Sinh thái học lớp 11(cñ) gồm 3 chương:

Chương I : Trình bày các khái niệm về các nhân tố sinh thái tác động

lên sinh vật Gồm các bài:

Bài I: Môi trường và các nhân tố sinh thái Bài 2: Môi trường và các nhân tố sinh thái( tiếp)

Trang 20

Bài 3: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

Bài 4: Thực hành: nhận biết môi trường và ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái lên sinh vật

Chương II: Ở mức độ quần thể các mối quan hệ qua lại, tác động của

các nhân tố sinh thái và quần thể được xem xét trên 3 phương tiện: + Ảnh hưởng chung của ngoại cảnh đến quần thể

+ Sự biến động số lượng cá thể cuả quần thể

+ Xu thế giữ trạng thái cân bằng của quần thể

Ở mức độ quần xã sinh vật: các mối quan hệ tác động qua lại giữa các nhân tố sinh thái và các tập hợp sinh vật được nghiên cứu trên các bình diện

bao quát và tổng hợp tương ứng như những tính chất cơ bản của quần xã, những mối quan hệ tác động cơ bản giữa ngoại cảnh và quần xã

Gồm các bài: Bài 5: Quần thể

Bài 6: Quần xã sinh vật

Bài 7: Diễn thế sinh thái Bai 8: Hé sinh thái

Bài 9: Hệ sinh thái (tiếp theo)

Bài 10: Thực hành

Chương III: Sinh quyển và con người

Nói đến sự tác động của con người tới hệ sinh thái và các nguồn tài

nguyên,

sự ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường phát triển bên vững Gồm các bài:

Bài 11: Sinh quyển và tài nguyên

Bài 12: Tác động của con người và hậu qủa của nó đối với sinh quyển Bài 13: Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

Trang 21

2 Phản tích cấu trúc, nội dung phần Sinh thái học SGK 12 mới- Ban khoa

hoc co ban

2.1 Vị trí

Phần sinh thái học trong sách Sinh học 12 (mới) là nội dung sau cùng

của chương trình Sinh học THPT (phần bảy) Sinh thái học được học tiếp sau

các nội dung về thực vật học, sinh lý học, di truyền và tiến hoá, Nội dung của chương này nghiên cứu về sự sống của những sinh vật sống và các tác động qua lại giữa các sinh vật và môi trường của chúng ở các cấp độ tổ chức sống

từ cơ thể tới quần thể, quần xã,

2.2 Cấu trúc

- Sinh thái học được học tiếp sau các nội dung về Thực vật học, Động vật học, Sinh lí học, Di truyền và Tiến hoá

- Sinh thái học nghiên cứu các mối quan hệ giữa sinh vật và môi trường

ở các cấp độ tổ chức sống từ cơ thể tới quần thể, quần xã

- Sinh thái học có nội dung rất rộng và mang tính thực tiễn cao Thuận

lợi để giáo viên có thể lựa chọn phương pháp dạy học phát huy tính chủ động

và tích cực của học sinh

Cấu trúc chương trình Sinh thái học lớp 12 (mới) được cấu trúc theo

hướng đồng tâm, mở rộng và nâng cao, gồm 3 chương:

Chương l : Cá thể và quần thể sinh vật - Day là chương đầu tiên của phần VII - Sinh thái học, là chương có vai trị quan trọng vì nó mở đầu là cơ sở

cho các chương sau, gồm các bài:

Bài 35: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần

thể

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

trường DISD Fa Wi 2 % 37ct - Sinh - KKFWMN

Trang 22

Chương II: Quần xã sinh vật - Chương nay dé cập đến các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật , quan hệ giữa các loài trong quần xã và sự biến đổi của quần xã sinh vật, biến đổi quần xã, gồm các bài:

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Bài 41: Diễn thế sinh thái

Chương III: Hệ sinh thái, sinh quyển và bảo vệ môi trường - Chương này dé cập đến khái niệm về hệ sinh thái, thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, trao đổi vật chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, chu

trình sinh địa hố, sinh quyển và ứng dụng sinh thái học trong việc quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên , gồm các bài:

Bài 42: Hệ sinh thái

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

Bài 44: Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh thái 2.3 Nội dung

Nội dung Sinh thái học ở SGK 12 được trình bày một cách có hệ thống theo logic chặt chế về các mối quan hệ cơ bản giữa sinh vật và môi trường

* Chương I: Cá thể và quần thể sinh vật

- Nội dung chủ yếu của phần sinh thái học cá thể là: + Môi trường sống của sinh vật và các nhân tố sinh thái

+ Tác động của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi

trường lên đời sống của sinh vật và sự thích nghi của sinh vật với các nhân tố

sinht thái đó (mối quan hệ tương tác giữa sinh vật với môi trường)

+ Sự phân hoá ổ sinh thái, nguyên nhân hình thành ổ sinh thái + Quần thể sinh vật, quan hệ giữa các cá thể trong quần thể sinh vật + Các đặc trưng cơ bản của quần thể (tỉ lệ giới tính, nhóm tuổi, sự phân bố, mật độ cá thể)

Trang 23

+ Những nhân tố ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của quần thể, sự điều chỉnh số lượng cá thể và trạng thái cân bằng của quần thể

- Nội dung chủ yếu của phần Quần thể sinh vật là:

+ Khái niệm về một quần thể sinh vật, quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh

trong quần thể và ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó

+ Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật và ý nghĩa của việc nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của quần thể trong thực tế sản xuất, đời sống

+ Kích thước quần thể, những yếu tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể, quần thể tăng trưởng theo tiểm năng sinh học và tăng trưởng thực tế,

nguyên nhân của các hiện tượng tăng và giảm số lượng cá thể của một quần

thể

* Chương II : Quần xã sinh vật

Nội dung chủ yếu của chương II về quần xã sinh vật là: -_ Khái niệm về quần xã sinh vật

- Các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, bao gồm đặc trưng về thành phần loài trong quần xã, đặc trưng về phân bố cá thể

-_ Các mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã -_ Khái niệm về diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế, nguyên nhân của diễn thế

* Chương II: Hệ sinh thái, Sinh quyển và bảo vệ môi trường Nội dung chủ yếu của chương III là:

-_ Khái niệm về hệ sinh thái, các thành phần cấu trúc của các hệ sinh thái đó

- Su trao đổi vật chất trong hệ sinh thái, chuỗi, lưới thức ăn và bậc dinh dưỡng của hệ sinh thái

- Chu trình sinh địa hố: chu trình cacbon, chu trình nitơ, chu trình

nước

-_ Sinh quyển và các khu sinh học trong sinh quyển

trường DISD Fa Wi 2 % 37ct - Sinh - KKFWMN

Trang 24

- Dong nang luong va hiéu suat sinh thai

- Quản lí và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên

3 Những điểm mới trong phần VỊI - Sinh thái học - Sinh học 12 3.1 Cấu trúc SGK CŨ SGK MỚI Học ở học kỳ I lớp 11 Học ở học kỳ II lớp 12 - Gồm 14 bài ( II Lý thuyết, 3thực hành )

- Gồm 13 bài (I1 Lý thuyết, Ithuc

hành, 1 ôn tap )

Gồm 3 chương:

- Chương I: Sinh thái học cá thể

Bài 1: Môi trường và các nhân tố sinh thái

Bài 2: Môi trường và các nhân tố sinh thái.( tiếp theo)

Bài 3: Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống

Bài 4: Thực hành : nhận biết môi

trường và ảnh hưởng của một số nhân

tố sinh thái lên sinh vật

- Chương 2 : Quần xã và hệ sinh thái Bài 5: Quần thể

Bài 6: Quần xã sinh vật Bài 7: Diễn thế sinh thái

Bai 8: Hé sinh thái

Gồm 3 chương:

- Chương 1: Cá thể và quần thể sinh vật

Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố

sinh thái

Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần

thể sinh vật

Bài 38: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

- Chương 2: Quần xã sinh vật

Bài 40: Quần xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã

Bài 41: Diễn thế sinh thái

Trang 25

Bài 9: Hệ sinh thái ( tiếp theo)

Bài 10: Thực hành

-Chuong 3: Sinh quyển và con người | - Chương 3: Hệ sinh thái, Sinh quyển và bảo vệ môi trường

Bài 11: Sinh quyển và tài nguyên Bài 42: Hệ sinh thái

Bài 12: Tác động của con người và hậu | Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh

quả của nó đối với sinh quyển thái

Bài 13: Bảo vệ môi trường và hậu quả | Bài 44: Chu trình sinh địa hố và sinh

của nó đối với sinh quyển quyển

Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh

Bài 14: Thực hành thái và hiệu suất sinh thái

Bài 46: Thực hành

Bài 47: Ôn tập

Như vậy ta thấy về cấu trúc giữa SGK cũ và SGK mới về cơ bản có sự giống nhau gồm 3 chương được trình bày một cách có hệ thống theo một lôgic

chặt chẽ về các mối quan hệ cơ bản giữa sinh vật với môi trường, từ cấp độ

quần thể, quần xã, hệ sinh thái và sinh quyển Trên cơ sở đó học sinh hiểu rõ về thiên nhiên, vai trò của thiên nhiên đối với sự tồn tại và phát triển của sự sống, nắm vững các quy luật sinh thái, có hành vi, thái độ đúng đắn bảo vệ

môi trường Tuy nhiên có sự khác nhau về cấu trúc rõ rệt ở từng chương, từng

bài Cụ thể như sau:

* Trong chương Ï:

SGK Sinh học 11(cñ) gồm 4 bài trình bày về Mơi trường và các nhân tố sinh thái, Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống, các khái niệm về các nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật

Trang 26

SGK Sinh học 12 (mới) gồm 5 bài trình bày về Mơi trường sống và các

nhân tố sinh thái, Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể, các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

Như vậy trong chương I ở SGK cũ và SGK mới về cấu trúc có sự khác

nhau trong cách sắp xếp các bài, ở SGK mới có cấu trúc chặt chẽ và logic hơn

so với SGK cũ

#Trong chương II:

SGK Sinh học I1(cũ) gồm 6 bài trình bày về khái niệm quần thể, sự biến động số lượng cá thể của quần thể, trạng thái cân bằng của quần thể, quần xã, quần thể ưu thế, quần thể đặc trưng của quần xã, diễn thế sinh thái,

hệ sinh thái, chuỗi thứ ăn, lưới thức ăn, quy luật hình tháp sinh thái, hiệu suất sinh thái

Khác với SGK Sïnh học I1(cđ) thì SGK Sinh học 12 (mới) có những

điểm đổi mới và khác hơn so với SGK cũ trước đây: đây là chương gồm có 2 bài nói về Quần xã sinh vật, các đặc trưng cơ bản của quần xã sinh vật, bao gồm các đặc trưng về thành phần loài trong quần xã, đặc trưng về phân bố cá thể, các mối quan hệ hỗ trợ và đối kháng giữa các loài trong quần xã, khái niệm về diễn thế sinh thái, các giai đoạn của từng loại diễn thế, nguyên nhân của diễn thế

*Trong chuong III:

SGK (cũ) gồm 4 bài nói đến sự tác động của con người tới hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên, sự ô nhiễm của môi trường và bảo vệ môi trường phát triển bền vững

SGK (mới) gồm 6 bài đề cập về hệ sinh thái, các thành phần cấu trúc

của hệ sinh thái, các chu trình sinh địa hố, sinh quyển và các khu sinh học trong sinh quyển, dòng năng lượng và hiệu suất sinh thái, quản lí và sử dụng

Trang 27

3.2 Những khác biệt trong từng bài

Bài 35 : Môi trường và các nhân tố sinh thái

1 Cấu trúc

Trong SGK Sinh học 11(cũ) và SGK Sinh học 12 (mới) đều là bài mở

đầu của chương

Sách giáo khoa 11 (cũ) : thuộc bài 1,2 phần I - Sinh thái học, mở đầu

của chương trình SGK Sinh học11, giới thiệu về khái niệm môi trường và các

nhân tố sinh thái, ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái lên cơ thể sinh vật,

những quy luật sinh thái cơ bản

Sách giáo khoa 12 (mới) là bài đầu tiên của chương I thuộc phần VII -

Sinh thái học, phần cuối cùng của chương trình SGK Sinh học12 Trình bày cụ

thể về môi trường và các nhân tố sinh thái, giới hạn sinh thái và ổ sinh thái, sự

thích nghi của sinh vật với môi trường sống Nó là nên tảng để học các bài tiếp

theo

Trong SGK I1 (cũ) bài Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống được đưa vào bài3 thuộc chương I, tuy nhiên trong SGK 12(mới) đã được đưa vào bài Môi trường và các nhân tố sinh thái và có lơgic chặt chẽ hơn

2 Nội dung

Ngoài các khái niệm về môi trường, các nhân tố sinh thái, SGK Sinh học 12 (mới) còn đưa thêm khái niệm khác mà trước đây SGK cũ chưa cho vào và chưa giải thích cặn kẽ, đồng thời chưa nhấn mạnh giá trị của nó trong Sinh

thái học, đó là nơi sống, sinh cảnh và ổ sinh thái

- Nơi sống đó là một phần của môi trường,một không gian mà ở đó một sinh vật hay một quần thể, quần xã sinh vật sống với các yếu tố vô sinh và hữu

sinh của môi trường ấy Trong giới hạn nào đó, nơi sống cũng có thể được

biểu hiện là một hoang mạc, một khu rừng nhiệt đới, một đồng cỏ hay một

đồng rêu Bắc cực

Trang 28

- Don vi nho nhat của nơi sống, ở đấy có sự đồng nhất tương đối của

các loài động vật, vi sinh vật và những điều kiện của môi trường vật lí được gọi là sinh cảnh

- Giới hạn sinh thái không chỉ hiểu đơn thuần về một khoảng xác định của nhân tố môi trường mà còn phải hiểu về biên độ dao động, phương thức và

thời gian tác động của các nhân tố (ổn định hay dao động, dao động có hay khơng có chu kì, thời gian tác động dài hay ngắn, )

- Đối với mỗi hoạt động chức năng của cơ thể sinh vật cũng có giới hạn sinh thái riêng như vận động, dinh dưỡng, sinh sản, Tổng của chúng chính là

giới hạn sinh thái chung của cơ thể

- Ổ sinh thái là một không gian sinh thái (hay siêu không gian) mà các

nhân tố môi trường của nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển ổn định của

cá thể loài theo thời gian Ý nghĩa của khái niệm này rất quan trọng trong việc

giải thích sự cạnh tranh giữa các cá thể, nhất là các cá thể khác lồi, khả năng

phân hố và tiến hố của các lồi phù hợp với mọi sinh cảnh da dang về loài,

nhưng nguồn sống nói riêng hay sức chịu đựng của mơi trường nói chung bị giới hạn

Bai 36,37: Quan thé sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quan thể sinh vật và các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật

1 Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: Là bài Quần thể được đưa vào bài 5 thuộc chương II,

gồm:

* Định nghĩa quần thể

* Ảnh hưởng của ngoại cảnh tới quần thể

- Sách giáo khoa mới thuộc bài :

Bài 36: Quần thể sinh vật và các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần

Trang 29

* Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể

Nói lên khái niệm về quần thể sinh vật, quá trình hình thành một quần thể sinh vật

* Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

Giới thiệu các mối quan hệ : quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh

Bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật, gồm:

* TỈ lệ giới tính: giới thiệu bảng: sự khác nhau về tỉ lệ giới tính của các quần thể sinh vật

* Nhóm tuổi : có các dạng tháp tuổi, cấu trúc tuổi

* Sự phân bố cá thể của quần thể: các kiểu phân bố cá thể của quần thể * Mật độ cá thể của quần thể

2 Nội dung

Ngoài những kiến thức đã học ở lớp II trước đây, trong bài này chứa

đựng những kiến thức mới, nhưng rất cơ bản mà SGK trước kia chưa đưa vào: - Kích thước quần thể với những cực trị của nó: kích thước tối thiểu đặc trưng cho lồi, kích thước tối đa phù hợp với sức chứa của môi trường Hai vấn dé nay khơng chỉ có ý nghĩa lí thuyết mà cịn có giá trị thực tiễn rất lớn, nhất là trong săn bắt các loài động vật hoang dã và trong nghề cá

- Trong bài, các khái niệm về mức sinh sản và mức tử vong, mức xuất cư và nhập cư cũng như các khái niệm về tốc độ sinh sản và tử vong riêng tức

thời được đề cập đến là những kiến thức rất cơ bản để hiểu sự gia tăng số lượng của quần thể, trong đó để cập đến mối quan hệ b-d = r như một hệ số gia tăng hay tốc độ tăng trưởng riêng tức thời về số lượng của quần thể

- Sự tăng trưởng kích thước của quần thể được mô tả trong 2 điều kiện:

Điều kiện môi trường không bị giới hạn (mơi trường lí tưởng, còn gọi là chọn

lọc r) và điều kiện môi trường bị giới hạn (môi trường thực tế, còn gọi là chọn

lọc K) với 2 phương trình đặc trưng và những đường cong tương ứng được thừa nhận là:

Trang 30

AN =n va AN =rN(ễ=Ÿ*),

At At K

Như vậy chúng ta thấy kiến thức này hoàn toàn mới mà các SGK trước không đề cập đến, nhưng lại khơng khó đối với HS lớp 12 do chỉ là thừa nhận

như một định đề toán học, không phải chứng minh hay cách viết một công

thức hoá học Song nhờ kiến thức mới này, HS có cơ sở khoa học để hiểu được

một cách sâu sắc đặc tính phát triển số lượng của các nhóm sinh vật

Bài 39: Biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật

1 Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ có cấu trúc: Được đưa vào mục III (thuộc bài 5, chương II Quần xã và hệ sinh thái)

* Biến động do sự cố bất thường * Biến động theo mùa

* Biến động theo chu kì nhiều năm

* Nguyên nhân gây biến động

- Sách giáo khoa mới có cấu trúc: Thuộc bài cuối cùng của chương Ï -

Phần VII - Sinh thái học

* Biến động số lượng cá thể

- Biến động theo chu kì

- Biến động khơng theo chu kì

* Ngun nhân gây biến động và sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần

- Nguyên nhân gây biến động số lượng cá thể của quần thể

- Sự điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể

- Trạng thái cân bằng của quần thể

Như vậy ta thấy cấu trúc ở bài này so với SGK cũ thì SGK mới có sự

Trang 31

2 Nội dung

Khác với SGK cũ trước kia, SGK mới đã đưa kiến thức mới vào với

những nội dung chủ yếu:

Biến động số lượng là sự tăng, giảm số lượng cá thể của quần thể Số

lượng trong đó dao động quanh một giá trị cân bằng khi kích thước quần thể đạt được giá trị cực đại (sinh sản cân bằng với mức tử vong) Điều này rất dễ hiểu, sức chứa của môi trường cũng không ổn định, phụ thuộc vào chính tốc

độ tái sản xuất của các thành phần cấu tạo nên nguồn sống và những điều kiện

của môi trường vô sinh và hữu sinh, đảm bảo cho sự tái sản xuất đó

Trong điều kiện thuận lợi, nguồn sống tăng lên sẽ làm tăng mức sinh sản, mức tử vong, buộc số lượng của quần thể phải giảm cho phù hợp với điều kiện môi trường thực tại

Hiểu cặn kẽ khái niệm chung này giúp HS dễ dàng nắm được bản chất của các nhân tố tham gia điều chỉnh số lượng của quần thể (cạnh tranh cùng

loài, cạnh tranh khác loài, con mồi - vật ăn thịt, vật chủ - vật kí sinh, ) Các dạng biến động số lượng và cơ chế điều chỉnh số lượng:

Ngoài kiểu biến động không theo chu kì mà con người khơng kiểm sốt được, những dạng biến động theo chu kì, nhiều khi rất tuần hoàn, bao giờ

cũng phù hợp với những nhân tố thiên văn biến đổi chặt chẽ theo chu kì Sự

biến động số lượng của vật dự trữ phụ thuộc vào nguồn thức ăn của chúng nên

biến động theo chu kì

Biến động số lượng cá thể của quần thể được xem là tiêu điểm sinh thái,

ở đó phản ánh những đặc tính sinh học của quần thể: Sự sinh trưởng của cá thể, mức sinh sản, mức tử vong của quần thể và nguồn năng lượng cung cấp

cho quần thể thông qua thức ăn

Trang 32

Chương II: Quần xã sinh vật

Bài 40 : Quản xã sinh vật và một số đặc trưng cơ bản của quần xã 1 Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: thuộc bài 6 Quần xã sinh vật - Chương II Quần xã và hệ sinh thái Khái quát về quần xã sinh vật, những tính chất cơ bản của quần xã sinh vật và mối quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã

- Sách giáo khoa mới: Là bài mở đầu của chương II, gồm: * Khái niệm về quần xã sinh vật:

- Một số đặc trưng cơ bản của quần xã

- Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã

* Quan hệ giữa các loài trong quần xã sinh vật:

- Các mối quan hệ sinh thái

- Hiện tượng khống chế sinh học

Như vậy ta thấy SGK cũ và SGK mới có sự khác nhau về tên chương và tên bài SGK mới có sự thay đổi về tên chương, tên bài

2 Nội dung

Nội dung kiến thức ở bài này có nhiều điểm cơ bản khác với SGK (cũ)

cần chú ý:

- Khái niệm quần xã:

+ Trong khái niệm này cần nhấn mạnh đến những tập hợp quần thể khác

loài Nhiều HS cho rằng, quần xã là tập hợp của các cá thể khác nhau Điều này sai cơ bản vì quên rằng, bản thân một loài cũng có nhiều quần thể (những

lồi đa hình, polimorphis)

+ Quần xã không chỉ gồm những nhóm sinh vật có hoạt động chức năng

Trang 33

câu lệnh để HS tập trung phân biệt sự sai khác của quần xã thực vật ven hồ,

quần xã động vật trong ao và quần xã sinh vật trên một quả đồi cũng như hiểu

được bản chất của định nghĩa

- Những đặc trưng cơ bản của quần xã:

+ Mối quan hệ giữa số loài và số lượng cá thể của mỗi loài là mối quan

hệ nghịch biến, nghĩa là số loài tăng lên thì số lượng cá thể của mỗi loài giảm đi

+ Khi số loài tăng lên, mối quan hệ sinh học giữa các loài trở nên căng

thẳng, do đó chúng phải phân hoá về ổ sinh thái, kéo theo là những biến đổi của các đặc điểm hình thái, sinh lí và sinh thái, cũng như các mối quan hệ giữa các lồi

+ Tính đa dạng về loài trong quần xã thay đổi một cách có quy luật: khi đi từ các cực đến xích đạo hay từ ngoài khơi đại dương vào bờ, khi quần xã phát triển thì mức đa dạng về loài tăng, còn số lượng các cá thể của các loài

giảm đi và quy luật đó diễn ra ngược lại, khi di chuyển theo hướng đối nghịch

- Các mối quan hệ giữa các loài trong quần xã:

+ Mối quan hệ sinh học trong quần xã là mối quan hệ khác loài, gồm

các mối quan hệ hỗ trợ và mối quan hệ đối kháng

+ Hầu như các mối quan hệ này đều là những nhân tố kiểm soát (hay

khống chế) sự phát triển của mỗi loài

+ Trong những mối quan hệ sinh học giữa các loài, điều cần lưu ý là: Mối quan hệ cạnh tranh: những điều kiện để dẫn đến một loài này chiến thắng và một loài khác thua cuộc và những điều kiện dẫn đến sự chung

sống của các loài trong quần xã

Mối quan hệ giữa con mồi - vật dữ giúp cho việc giải thích cân bằng

sinh học trong tự nhiên

= Cả 2 mối quan hệ trên là một trong những động lực quan trọng dẫn đến sự phân hoá và tiến hố của các lồi

Trang 34

- Mối quan hệ dinh dưỡng:

Mối quan hệ dinh dưỡng là mối quan hệ sinh học quan trọng và bao

trùm nhất trong quần xã

+ Sự hình thành các chuỗi thức ăn khác nhau với sự khởi đầu từ các vật

liệu khác nhau Chuỗi thức ăn thứ nhất đóng vai trị then chốt nhất

+ Sự khác nhau của các bậc dinh dưỡng trong một xích thức ăn và trong

quần xã sinh vật Trong một xích thức ăn, bậc dinh dưỡng là một lồi nào đó,

cịn trong quần xã là một nhóm lồi cùng đứng trong một mức năng lượng hay cùng sử dụng những loại thức ăn cũng ở cùng mức năng lượng (sinh vật tự dưỡng hay sinh vật dị dưỡng cấp một )

+ Những điều kiện làm cho các tháp số lượng cũng như tháp sinh khối của sinh vật sống trong tầng nước không có dạng chuẩn Điều này được giải

thích trên cơ sở của mối quan hệ vật chủ và vật kí sinh và tiêm năng sinh học của các loài sinh vật sống trong tầng nước

+ Sự khác nhau của tháp sinh thái trong chuỗi thức ăn và trong quần xã sinh vật Trong chuỗi thức ăn đơn nhất, các bậc dinh dưỡng sau bao giờ cũng

nhỏ hơn bậc trước liên kể, ngược lại trong quần xã sinh vật có thể có nhóm dị dưỡng nào đó có thể lớn hơn bậc liền kể Nhìn tổng thể, các nhóm sinh vật càng ở cuối bậc dinh dưỡng có tổng số sản lượng đều nhỏ hơn so với những nhóm lồi đứng ở bậc dinh dưỡng trước nó

Bài 41 : Diễn thế sinh thái

1 Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: thuộc bài 7 Diễn thế sinh thái - Chương II Quần xã

và hệ sinh thái

Trang 35

- Sách giáo khoa mới: thuộc bài 4l, bài cuối của chương II Quần xã sinh vật, gồm:

* Khái niệm về diễn thế sinh thái * Các loại diễn thế sinh thái

* Nguyên nhân của diễn thế sinh thái

* Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái

Như vậy ta thấy cấu trúc ở SGK cũ và SGK mới về tên bài khơng có sự

thay đổi, tuy nhiên cấu trúc bài cụ thể thì có sự thay đổi, ở SGK mới có sự phân tích cụ thể, rõ ràng hơn SGK cũ

2 Nội dung

Đối với bài này, về hình thức trình bày nhìn chung giống nhau nhưng về

nội dung so với SGK II1(cđ) thì bài này có những điểm mới ở SGK 12 (mới)

cần lưu ý:

* Khái niệm về diễn thế sinh thái:

- Diễn thế sinh thái là quá trình phát triển tiến hố của quần xã sinh vật,

hay cao hơn là sự phát triển tiến hoá của hệ sinh thái, diễn thế sinh thái thường

là quá trình định hướng, con người có thể biết trước và dự báo được, trừ những biến động gây ra bởi các nhân tố ngẫu nhiên (cháy, lụt, bão, )

- Diễn thế sinh thái thực chất là quá trình giải quyết mâu thuẫn xuất

hiện giữa các loài sinh vật với nhau giữa quần xã sinh vật với môi trường để đạt được trạng thái cân bằng ổn định trong những điều kiện môi trường cụ thể

- Mâu thuẫn trước hết là sự xuất hiện những điều kiện mới khơng thuận

lợi cho nhóm loài ưu thế đang tồn tại, nhưng lại thuận lợi cho nhóm lồi khác có sức cạnh tranh cao hơn thay thế chúng, giải quyết mối quan hệ về mức đa dạng của loài với số lượng cá thể của từng loài khi nguồn sống của mơi trường có giới hạn

*Các dạng diễn thế sinh thái:

Trang 36

- Trong bài này không chỉ phân biệt được dạng dién thế nguyên sinh va diễn thế thứ sinh mà còn diễn giải được bản chất của mỗi loại diễn thế:

+ Diễn thế nguyên sinh diễn ra trên môi trường chưa từng có một quần xã nào tồn tại, còn diễn thế thứ sinh xảy ra trên môi trường từng tồn tại một quần xã sinh vật, nhưng đã bị huỷ diệt

+ Nếu dựa vào sự tổng hợp vật chất (P) và phân huỷ vật chất (R), người

ta còn chia diễn thế tự dưỡng (P/R > I1) và diễn thế dị dưỡng (P/R <1)

*Nguyên nhân của diễn thế : diễn thế sinh thái xảy ra do nhiều nguyên

nhân:

- Nguyên nhân bên ngồi: đó là do tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh

lên quần xã

- Nguyên nhân bên trong: là sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, là nhân tố sinh thái quan trọng làm biến đổi quần xã sinh vật

Chương II: Hệ sinh thái, sinh quyền và bảo vệ môi trường

Bài 42 : Hệ sinh thái

1 Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: là bài cuối cùng của chương II Quần xã và hệ sinh

thái

Giới thiệu về khái niệm hệ sinh thái, các kiểu hệ sinh thái, chuỗi thức ăn và lưới thức ăn

- Sách giáo khoa mới: So với SGK II (Cũ) là bài cuối cùng của chương II thì ở SGK 12 (mới) là bài đầu tiên của chương HI Là bài có nội dung tìm hiểu khái niệm về một hệ sinh thái, các thành phần cấu trúc của hệ sinh thái và

các kiểu sinh thái Là bài đầu tiên của chương HI cho ta cái nhìn tổng quát về

Trang 37

2 Nội dung

Ở SGK mới có những điểm mới so với SGK cũ cần chú ý:

Mở đầu là phần khái niệm về hệ sinh thái giúp HS hiểu được hệ sinh

thái có tính chất, đặc điểm gì

Tiếp theo là các thành phân cấu trúc của một hệ sinh thái đó là các yếu

tố cấu tạo của một hệ sinh thái điển hình Chính vì thế hệ sinh thái trở thành một đơn vị thiên nhiên hoàn chỉnh và bao giờ cũng là một hệ động lực mở, tự

điều chỉnh, tương tự như một cơ thể sống

Cuối cùng là giới thiệu các kiểu hệ sinh thái cụ thể là dựa theo nguồn

gốc hình thành hệ sinh thái mà chia ra làm hai kiểu hệ sinh thái: hệ sinh thái tự nhiên và hệ sinh thái nhân tạo

Bài 43: Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái

1 Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: thuộc bài 9 (Hệ sinh thái), ChươngÏI - phần I: Sinh thái học Giới thiệu về các quy luật hình tháp sinh thái, chu trình sinh địa hoá

các chất, hiệu suất sinh thái

- Sách giáo khoa mới: là bài thuộc chương III, phần VĨỊI - Sinh thái học

Giới thiệu về sự trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật, tháp sinh thái

2 Nội dung

So với SGK 11 (cũ) SGK 12(mới) có những đổi mới :

Khác với SGK cũ, thì phần chuỗi thức ăn, lưới thức ăn và bậc dinh

dưỡng được đưa vào mục I (Trao đổi vật chất trong quần xã sinh vật)

Tiếp theo là mục II đó là tháp sinh thái : có sơ đồ về tháp sinh thái có 3 loại tháp sinh thái : tháp số lượng, tháp sinh khối và tháp năng lượng

Nhìn chung về cơ bản nội dung trình bày của SGK cũ và mới gần giống

nhau, khơng có nhiều thay đổi

Trang 38

Bài 44 : Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển

1 Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: trình bày thành một mục nhỏ thuộc mục 2 Bài 9 :

giới thiệu khái quát về chu trình sinh địa hố các chất

- Sách giáo khoa mới: khác với SGK cũ, SGK mới nói về chu trình sinh

địa hoá rất chỉ tiết, cụ thể Ngoài ra còn đưa thêm phần sinh quyển vào nội

dung bài mà SGK cũ trước kia không có, gồm: * Trao đổi vật chất qua chu trình sinh địa hoá * Một số chu trình sinh địa hố

- Chu trình cacbon - Chu trinh nitơ - Chu trình nước

* Sinh quyển

2 Nội dung

So với SGK cũ thì SGK mới có những điểm mới cần lưu ý:

- Trong khái niệm về chu trình sinh địa hố và các nguyên tố hoá học,

cần nhấn mạnh các ý sau:

+ Sự trao đổi không ngừng của các chất và các nguyên tố hoá học giữa quần xã sinh vật với môi trường

+ Các chất dinh dưỡng trong cơ thể sinh vật luôn được đổi mới thông

qua chuỗi thức ăn

+ Vật chất được sử dụng lặp đi lặp lại

+ Vi sinh vật hoại sinh là cầu nối giữa quần xã sinh vật và môi trường

với tư cách vừa là kẻ kết thúc chu trình vật chất, vừa mở đầu cho một chu trình mới

- Cần phân biệt sự khác nhau giữa chu trình các chất khí và chu trình

Trang 39

- Sinh quyển:

+ Khái niệm về sinh quyển: tập hợp các quần xã sinh vật trên cạn và dưới nước với môi trường vô sinh của chúng hoạt động như một hệ sinh thái gọi là sinh quyển Đó là một màng sống rất mỏng bao lấy bề mặt hành tinh với độ cao đến 6000 - 7000m, đến độ sâu 2- 3 dặm dưới mặt đất, và trên

11000m dưới đáy đại dương

+ Khu sinh học: do tính khơng đồng nhất về điều kiện sống, trên bề mặt

hành tinh hình thành các hệ sinh thái cực lớn, được gọi là khu sinh học Chúng

phân bố trong những vùng khí hậu và những điều kiện môi trường xác định:

Các khu sinh học trên cạn và các khu sinh học dưới nước

Các khu sinh học trên cạn: có những tiêu chí để phân chia khu sinh học

trên cạn chính là : Vị trí địa lí, đặc điểm địa mạo, địa hình, nên thổ nhưỡng với

những đặc tính lí hố học của đất, các điều kiện khí hậu, dạng thực vật ở trạng

thái cao đỉnh và những động vật đi kèm

Các khu sinh học dưới nước: sự không đồng nhất lớn nhất giữa các

thuỷ vực nước ngọt và biển chính là độ muối natri clorua

Bài 45: Dòng năng lượng trong hệ sinh thái và hiệu suất sinh

thái

1 Cấu trúc

- Sách giáo khoa cũ: khơng trình bày về phần “dòng năng lượng trong

hệ sinh thái” chỉ trình bày một mục nhỏ phần “ hiệu suất sinh thái” thuộc

mục 3, bài 9 - Hệ sinh thái

- Sách giáo khoa mới: Trình bày rất cụ thể, chi tiết, nội dung kiến thức đưa ra thành cả một bài rất rõ ràng, cụ thể, giúp HS dễ hiểu và nắm bắt kiến

thức một cách sâu sắc hơn,gồm:

* Dòng năng lượng trong hệ sinh thái:

- Phân bố năng lượng trên trái đất

Trang 40

- Dòng năng lượng trong hệ sinh thái

* Hiệu suất sinh thái

2 Nội dung

Khác với SGK cũ trước kia, SGK mới đã đưa nội dung kiến thức mới

vào rất chỉ tiết, cụ thể:

- Năng lượng là dạng tồn tại cơ bản của mọi vật chất, nó khơng tự hình thành, khơng tự mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác Mọi vật

thể trên hành tinh đều tiếp nhận nguồn năng lượng vô tận của Mặt trời Đối

với sinh vật mang màu mới có khả năng cố định được năng lượng dưới dạng

hoá năng chứa trong cơ thể để từ đó chuyển cho các sinh vật dị dưỡng và phần

lớn mất đi dưới dạng nhiệt

- Năng lượng của môi trường và năng lượng trong hệ sinh thái: năng lượng của môi trường tồn tại dưới dạng sóng ánh sáng trực tiếp và năng lượng nhiệt sóng ánh sáng trực tiếp và năng lượng nhiệt sóng dài thốt ra từ các vật

thể sau khi tiếp nhận bức xạ Mặt trời Trong nhiều trường hợp, nguồn năng

lượng từ bức xạ nhiệt sóng dài cịn cao hơn nguồn năng lượng bức xạ trực tiếp - Dòng năng lượng đi vào hệ sinh thái được mô tả thơng qua hình vẽ Odum, năng lượng đi vào hệ sinh thái chủ yếu là từ phổ ánh sáng nhìn thấy

Thực vật hấp thụ năng lượng với lượng rất nhỏ để tạo nên tổng sản lượng sinh

Ngày đăng: 21/09/2014, 23:56

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w