Đầu thế kỷ XX, trong văn học Việt nam đã diễn ra một “sự kiện” có tính chất bước ngoặt: Công cuộc hiện đại hoá văn học. Dòng văn học bác học, chính thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và văn học Trung Quốc đã mất vị trí độc tôn trên văn đàn dân tộc. Nền văn học mới chịu ảnh hưởng của văn học Châu Âu, chủ yếu là văn học Pháp ngày càng phát triển. Văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo hiện đại. Tiểu thuyết Việt Nam cũng có những bước phát triển đáng kể và dần được hiện đại hóa. Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, tiểu thuyết đã có những bước đi nhanh chóng và vững chắc. Từ những tiểu thuyết đầu tiên của các nhà văn Nam Bộ, đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách rồi tới Tự lực văn đoàn, hiện thực phê phán, nền tiểu thuyết của chúng ta từng bước trưởng thành và hiện đại hóa. Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của từng giai đoạn, từng nhà văn cũng có những sự đổi khác. Tìm hiểu Sự vận độngcủa thi pháp tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, là một hướng đi cần thiết khi đánh giá quá trình hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng trong giai đoạn văn học này.
Trang 1Họ và tên học viên : NGUYỄN THỊ HƯƠNG LÀI
Lớp : Cao học Văn học Việt Nam K17
GVHD : TS Lê Thị Hải Vân
Đề tài: Sự vận độngcủa thi pháp tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người
MỤC LỤC
Mở đầu 2
Nội dung 3
1 Những vấn đề lý thuyết chung 3
1.1 Giới thuyết quan niệm nghệ thuật về con người 3
1.2 Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 .5 2 Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945 11
2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Quốc ngữ những năm đầu thế kỉ XX 11
2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết lãng mạn 15
2.2.1 Tố Tâm – cột mốc mở đầu của tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam15 2.2.2 Tự lực văn đoàn – đỉnh cao của tiểu thuyết lãng mạn 1932 – 1945 18
2.3 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết hiện thực phê phán 23
Kết luận 30
Tài liệu tham khảo 31
Trang 2Mở đầu
Đầu thế kỷ XX, trong văn học Việt nam đã diễn ra một “sự kiện” cótính chất bước ngoặt: Công cuộc hiện đại hoá văn học Dòng văn học báchọc, chính thống chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo và văn học TrungQuốc đã mất vị trí độc tôn trên văn đàn dân tộc Nền văn học mới chịu ảnhhưởng của văn học Châu Âu, chủ yếu là văn học Pháp ngày càng phát triển.Văn học Việt Nam đi vào quỹ đạo hiện đại Tiểu thuyết Việt Nam cũng cónhững bước phát triển đáng kể và dần được hiện đại hóa
Từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945, tiểu thuyết đã có những bước đinhanh chóng và vững chắc Từ những tiểu thuyết đầu tiên của các nhà văn
Nam Bộ, đến Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách rồi tới Tự lực văn đoàn, hiện
thực phê phán, nền tiểu thuyết của chúng ta từng bước trưởng thành và hiệnđại hóa Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết của từng giaiđoạn, từng nhà văn cũng có những sự đổi khác
Tìm hiểu Sự vận độngcủa thi pháp tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ
XX đến năm 1945 trên phương diện quan niệm nghệ thuật về con người, là
một hướng đi cần thiết khi đánh giá quá trình hiện đại hóa của nền văn họcViệt Nam nói chung và thể loại tiểu thuyết nói riêng trong giai đoạn văn họcnày
Trang 3Nội dung
1 Những vấn đề lý thuyết chung
1.1 Giới thuyết quan niệm nghệ thuật về con người
Có thể thấy, vấn đề con người giữ vị trí trung tâm của mọi khoa học, làvấn đề cốt lõi của các lý luận xã hội và nhân văn, kinh tế,… Trong văn họccon người là điểm xuất phát, đồng thời cũng là đích cuối cùng của mọi sángtạo Toàn bộ thế giới nghệ thuật trong văn học bộc lộ một quan niệm thẩm
mỹ về con người Một tác phẩm văn học có thể không có nhân vật ngườinhưng nó luôn phải là câu chuyện về cõi nhân sinh Có như vậy, văn học mớilàm cho con người lương thiện hơn, nhân ái hơn và cũng làm cho con người
đa dạng, phong phú, từng trải và hiểu biết hơn
Vấn đề quan niệm nghệ thuật về con người là một trong những đốitượng nghiên cứu của Thi pháp học hiện đại Vấn đề này được nhiều nhà líluận đề cập, tuy nhiên quan niệm nghệ thuật về con người cơ bản là chưathống nhất về mặt định nghĩa của khái niệm
Giáo sư Trần Đình Sử cho rằng: Quan niệm nghệ thuật về con người là một cách cắt nghĩa, lí giải tầm hiểu biết, tầm đánh giá, tầm trí tuệ, tầm nhìn, tầm cảm của nhà văn về con người được thể hiện trong tác phẩm của mình [8; tr.25] Tức, quan niệm nghệ thuật về con người sẽ đi vào phân tích, mổ xẻ
đối tượng con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện,biện pháp thể hiện con người trong văn học của tác giả, từ đó, tạo nên giá trịnghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật trong đó Vì vậy, chúng
ta sẽ thấy được giá trị của hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm
Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng góp tiếng nói của mình bằng một
cách nhìn khá bao quát: Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lí của tác phẩm.
Cũng với vấn đề về quan niệm nghệ thuật về con người, Từ điển Thuật ngữ văn học định nghĩa như sau: Quan niệm nghệ thuật về con
Trang 4người là hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật.
Nhìn chung, tuy khác nhau về cách diễn đạt nhưng những khái niệmtrên đều nói lên được cái cốt lõi của vấn đề quan niệm nghệ thuật về conngười Từ đó, chúng ta có thể đi đến khái quát cách hiểu quan niệm nghệ
thuật về con người như sau: Quan niệm nghệ thuật về con người được hiểu là cách nhìn, cách cảm, cách nghĩ, cách cắt nghĩa lí giải về con người của nhà văn Đó là quan niệm mà nhà văn thể hiện trong từng tác phẩm Quan niệm
ấy bao giờ cũng gắn liền với cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan sáng tạo của chủ thể, ngay cả khi miêu tả con người giống hay không giống so với đối tượng Quan niệm này chính là những nguyên tắc chi phối, quy định việc
miêu tả, thể hiện con người trong tác phẩm văn học Do đó khám phá ra quanniệm nghệ thuật về con người của từng tác giả sẽ giúp chúng ta cắt nghĩa và lígiải được chiều sâu của các biện pháp hình thức chiếm lĩnh, hình thức miêu
tả, tìm ra được cái lí của các hình thức nhân vật
Quan niệm nghệ thuật về con người là yếu tố cơ bản nhất, then chốtnhất của một chỉnh thể nghệ thuật chi phối toàn bộ tính độc đáo và hệ thốngnghệ thuật của chỉnh thể ấy Quan niệm về con người giúp ta thâm nhập vào
cơ chế tư duy của văn học, khám phá quy luật vận động, phát triển của hìnhthức (thể loại, phong cách) văn học Đó chính là nội dung ẩn chứa bên trongmỗi tác phẩm biểu hiện
Quan niệm nghệ thuật về con người tất nhiên cũng mang dấu ấn sángtạo của dấu ấn nghệ sĩ, gắn với cái nhìn đầy tính phát hiện độc đáo của nghệ
sĩ Ở mỗi thể loại văn học khác nhau, mỗi thời kì lịch sử khác nhau lại cónhững quan niệm con người khác nhau Quan niệm nghệ thuật về con người,một phương diện quan trọng của thi pháp học, nó giúp chúng ta hình dungđầy đủ về tư tưởng nghệ thuật của một nhà văn trong một giai đoạn, thời kỳ
Trang 5nhất định Quan niệm nghệ thuật về con người cung cấp một điểm xuất phát
để tìm hiểu nội dung tác phẩm văn học cụ thể, đồng thời cung cấp một cơ sở
để nghiên cứu sự phát triển, tiến hoá của văn học Bởi lẽ, điều chủ yếu trong
sự tiến hóa của nghệ thuật và của văn học nói chung, là sự đổi mới cách tiếpcận, chiếm lĩnh thế giới và con người
Quan niệm nghệ thuật về con người là hình thức bên trong của sựchiếm lĩnh đời sống, là quy chiếu ẩn chìm trong hình thức nghệ thuật, nó gắnvới phạm trù phương pháp sáng tác, phong cách nghệ thuật, là thước đo củahình thức văn học và là cơ sở của tư duy nghệ thuật, tạo nên cá tính sáng tạocủa nhà văn Chính những quan niệm nghệ thuật riêng sẽ chi phối quá trìnhsáng tác và cũng là cơ sở để tạo nên tư duy nghệ thuật Nó là khởi nguyên củahoạt động sáng tạo, là nền tảng của một chỉnh thể nghệ thuật mà thiếu nó thìnhà văn không thể xây dựng được một tác phẩm hoàn chỉnh Lịch sử văn họcnhân loại là lịch sử luôn luôn thay đổi về quan niệm nghệ thuật về con người.Khi quan niệm nghệ thuật về con người thay đổi thì nó sẽ kéo theo sự thayđổi của toàn bộ chỉnh thể nghệ thuật Cho nên khi nghiên cứu tác phâm chúng
ta phải nghiên cứu quan niệm nghệ thuật con người trong tác phẩm đó, để đisâu khám phá tác phẩm, khám phá phong cách của nhà văn
1.2 Khái quát về tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
Trước thế kỉ XX văn học Việt Nam giống văn học một số nước Đông
Á, chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng nghệ thuật của văn học Trung Quốc Vănhọc chính thống do nhà Nho viết, sinh hoạt văn chương thu hẹp trong giới tríthức nho sĩ Lúc này chưa có nhà in, tác phẩm văn chương không phổ biếnrộng rãi mà mà chủ yếu là sáng tác cho nhu cầu cá nhân, tặng bằng hữu Chưa có nhà văn chuyên nghiệp, viết văn chưa trở thành một nghề trong xãhội Văn học thuật, văn giáo huấn được coi trọng hơn văn nghệ thuật Vănthơ chữ Hán được coi trọng hơn chữ Nôm Thơ được tôn trọng hơn văn xuôi
Trang 6Văn chương có tính quy phạm, niêm luật chặt chẽ Từ đề tài, nhân vật, cốttruyện đến hình ảnh, ngôn ngữ và cách tả cảnh, tả người, tả không gian, thờigian đều nằm trong một hệ thống ước lệ
Đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam dần thoát khỏi những ràng buộc,những quy phạm của văn học Trung đại, đi vào hướng hiện đại hóa Quá trìnhhiện đại hóa văn học Việt Nam là một quá trình với những nét chấm phá banđầu, dần tạo nên những vùng, những mảng mờ trong tư tưởng, tư duy nghệthuật với những nỗ lực, cách tân to lớn cuối cùng làm hiện lên khuôn mặtmới, hiện đại văn học Trên cái nền chung ấy, tiểu thuyết Việt Nam cũng cónhững thay đổi nhất định
Trong những thời kì trước, ở nước ta, tiểu thuyết đã tồn tại, được viếtbằng chữ Hán với kết cấu theo lối chương hồi Đến những năm cuối thế kỉ XĨđầu thế kỉ XX tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt bắt đầu hình thành
Năm 1887, xuất hiện truyện văn xuôi quốc ngữ viết theo hình thức tiểu
thuyết hiện đại phương Tây: Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng
Quản Đến đầu thế kỉ XX số lượng các truyện có tần số xuất hiện nhiều hơn
Năm 1910 tác phẩm Hoàng Tố Anh hàm oan được xuất bản, tác phẩm phản
ánh đời sống trụy lạc của một gia đình giàu có Năm này cũng xuất hiện
những tác phẩm văn xuôi của Trương Duy Toản (Tiết phụ gian truân, Phan Yên ngoại sử), Trần Nhật Thăng (Kim Lam Liên) Và đến những năm 20 thì
tiểu thuyết của nước ta mới bắt đầu được định hình Năm 1919 Nguyễn
Chánh Sắt viết Nghĩa hiệp kì duyên, sau đó nhiều tác phẩm khác được xuất
bản ở Nam Bộ, tạo thành phong trào viết tiểu thuyết khá mạnh mẽ Các tácgiả tiêu biểu như: Hồ Biểu Chánh, Tân Dân Tử, Nguyễn Chánh Sắt, và cóthể nói các nhà văn Nam Bộ đã đi tiên phong trong việc thử nghiệm thể loạitiểu thuyết
Tiểu thuyết Nam Bộ hướng về những vấn đề phong phú trong xã hộinhư vấn đề phong tục, vấn đề tâm lý xã hội, hiện thực xã hội, vấn đề lịch sử,vấn đề đời tư, Mặt khác, yêu cầu của công cuộc đổi mới nền văn học
Trang 7không chỉ dừng ở mức đổi mới về nội dung mà còn là sự đổi mới về hìnhthức thể hiện, tức là đòi hỏi sự đa dạng về chủng loại Vì vậy tiểu thuyết Nam
Bộ giai đoạn này đã phát triển rầm rộ theo nhiều khuynh hướng, khôngnhững vậy mà còn có nhiều chủng loại Khuynh hướng tiểu thuyết thế sự với
những tác phẩm tiêu biểu của Hồ Biểu Chánh như: Con nhà giàu, Con nhà nghèo, Tiền bạc bạc tiền, Ngọn cỏ gió đùa, Khóc thầm Khuynh hướng tiểu thuyết có tính chất trinh thám tiêu biểu là Phú Đức với: Châu về hiệp phố, Lửa lòng, Tình trưòng huyết lệ Khuynh hướng tiểu thuyết nghĩa hiệp với những tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Chánh Sắt như: Nghĩa hiệp kỳ duyên, Một đôi hiệp khách, Man hoa kiếm hiệp Khuynh hướng tiểu thuyết lịch
sử là một khuynh hướng nổi bật nhất cả về số lượng tác phẩm, tác giả, cũngnhư thành tựu: có một số nhà văn Nam Bộ chuyên viết tiểu thuyết lịch sử,ngay những người không chuyên về đề tài này cũng viết ít nhất một vài cuốn
Ở Bắc, tiểu thuyết xuất hiện muộn hơn nhưng lại đạt được nhiều giá trị
hơn Những tác phẩm tiêu biểu như: Kim Anh lệ sử (1924, Trọng Khiêm),
Tố Tâm (1925, Hoàng Ngọc Phách), Qủa dưa đỏ (1925, Nguyễn Trọng Thuật), Nho phong (1926, Nguyễn Tường Tam) Những cây bút truyện ngắn
có : Nguyễn Bá Học, Phạm Duy Tốn, Nguyễn Công Hoan và Nhất Linhgiai đoạn này cũng đã bắt đầu sáng tác
Vào những năm 30, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ra đời, “đánh dấu giaiđoạn toàn thắng” của nền văn học mới Tự lực văn đoàn hoạt động chỉ trong
vòng trên dưới mười năm (1932 - 1942, tạm tính từ ngày tờ Phong hoá ra đời
cho đến lúc Thạch Lam mất - ngày 28/06/1942) Trong phạm trù ý thức hệ tưsản, Tự lực văn đoàn đã nói lên những khát vọng dân tộc và dân chủ của đôngđảo quần chúng chủ yếu là của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức và thanh niênthành thị Tự lực văn đoàn không đặt vấn đề giải phóng xã hội nhưng đã đấutranh đòi giải phóng con người, giải phóng bản ngã Đặc biệt đấu tranh cho tự
do hôn nhân, cho cuộc sống của người phụ nữ chống lại sự ràng buộc khắt khecủa lễ giáo phong kiến
Trang 8Phẩm chất tư tưởng nổi bật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là chống
lễ giáo phong kiến, khẳng định cái tôi cá nhân trong đời sống văn học xã hội.
Chủ đề sáng tác trong các tác phẩm tiêu biểu của Nhất Linh, Khái Hưng là
khẳng định cái tôi cá nhân của những con người được hấp thụ một nền văn
minh Âu hoá, đòi tự do yêu đương, tự do kết hôn, chống lại sự can thiệp thôbạo, sự cấm đoán vô lý của lễ giáo phong kiến và đại gia gia đình phong kiến
Lần đầu tiên, trong văn học Việt Nam xuất hiện một văn đoàn có tổchức chặt chẽ, có tôn chỉ, mục đích rõ ràng, có cơ quan ngôn luận riêng củamình Bằng vũ khí đắc lực là tiếng cười hài hước, châm biếm, hai tờ báo
Phong hóa và Ngày nay không những có đóng góp rất lớn cho sự phát triển
của báo chí và xã hội nói chung mà còn góp phần hiện đại văn học: cổ vũ vàđấu tranh cho phong trào thơ mới, góp phần quan trọng vào sự “thắng thế’của phong trào này; phát hiện và bồi dưỡng các tài năng văn học; tổ chức thi
sáng tác và trao giải thưởng cho các tác phẩm có giá trị Nhà xuất bản Đời nay thường xuyên mang đến cho bạn đọc sáng tác của các thành viên trong
văn đoàn cũng như các tác phẩm đạt giải thưởng Tất cả các hoạt động đócủa Tự lực văn đoàn đã có ảnh hưởng không nhỏ đến văn học Việt Nam giaiđoạn 1932 - 1945
Trong thực tiễn sáng tác, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là sự kết hợp hàihoà giữa truyền thống và hiện đại, là một bước tổng hợp mới giữa những ảnhhưởng của văn học châu Âu, văn học Trung Quốc và truyền thống văn họcdân tộc Tinh hoa của nền văn học quá khứ, cổ truyền, phương Đông hòaquyện nhuần nhụy với thành tựu của văn học hiện đại phương Tây, tạo nênsắc màu thẩm mĩ mới trong tiểu thuyết, đáp ứng được thị hiếu của thời đại
Kế thừa có chọn lọc và sáng tạo, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của cáctiểu thuyết gia bậc thầy thế giới, các nhà văn Tự lực văn đoàn đã thể hiện rõbản lĩnh và tài năng của mình trong sáng tác
Từ bỏ hệ thống thi pháp văn học cũ, đến với hệ thống thi pháp văn họcmới, hiện đại, Tự lực văn đoàn đã thực sự hiện đại nghệ thuật tiểu thuyết: từ
Trang 9cách xây dựng nhân vật, xây dựng cốt truyện, cách kết cấu tác phẩm, cho đếnngôn ngữ, giọng điệu Nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn không còn lànhững biểu tượng của đạo đức phong kiến, là những con rối do tác giả giậtdây mà là những “nhân vật sống” có chân dung sinh động và đặc biệt, có đờisống nội tâm, có diễn biến tâm lí phức tạp thể hiện qua hành động, qua đốithoại và độc thoại… Đó là những điểm hầu như ít xuất hiện trong văn họctrung đại Điểm cách tân nổi bật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn là xoá bỏhoàn toàn kết cấu chương hồi, tổ chức tác phẩm theo kết cấu hiện đại: kết cấutheo quy luật tâm lí Cánh cửa tư duy nghệ thuật được mở rộng cho nhữngsáng tạo nghệ thuật khám phá con người và cuộc sống.
Với tôn chỉ và ý nguyện muốn “làm giàu văn sản” dân tộc bằng chínhtiếng Việt, các nhà văn Tự lực văn đoàn rất có ý thức gìn giữ và xây dựng,phát triển tiếng nói dân tộc trong sáng tạo nghệ thuật, làm cho ngôn ngữ vănchương ngày càng trong sáng, giản dị, gần với ngôn ngữ đời thường Các nhàvăn đã xây dựng giọng điệu riêng cho mình để tạo nên những nét phong cáchkhác nhau Tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng chúng ta không thểkhông khẳng định rằng: “Tự lực văn đoàn có hoài bão về một nền văn hoádân tộc và thực sự đã có những đóng góp lớn cho nền văn học dân tộc”
Đồng thời và tiếp sau Tự Lực văn đoàn là những tiểu thuyết của dòngvăn học hiện thực phê phán Có thể nói, cương lĩnh “nghệ thuật vị nhân sinh”
đã ăn sâu vào tư tưởng những nhà văn thuộc trào lưu văn học này “Các ôngbảo tiểu thuyết cứ là tiểu thuyết, còn tôi và những nhà văn như tôi chủ trươngnhà văn là cuộc đời” (Vũ Trọng Phụng) Họ kiên quyết chối bỏ sự hấp dẫncủa cái đẹp không tưởng để tìm đến với nỗi đau của con người Họ quan tâm
đến việc diễn tả, lí giải một cách chân thật và chính xác quá trình phát triển của hiện thực khách quan thông qua việc khắc họa những hình tượng điển hình Bằng bút pháp điển hình hóa những nhà văn của dòng văn học hiện
thực đã mang đến cho người đọc những số phận con người chân thực nhất, đểbất cứ ai ở thời điểm đó soi vào cũng thấy lấp ló bóng dáng mình Các nhà
Trang 10văn hiện thực đã đi một con đường khác, đã tìm ra bản chất sâu xa trong nỗiđau con người, thể hiện được tinh thần nhân đạo trong các tác phẩm Cùngđau, cùng khóc với những con người khốn khổ Cùng đồng cảm với họ vàtrân trọng những giá trị tốt đẹp bên trong họ.
Văn học hiện thực như một lưỡi cày sâu, lật lên mặt trái của xã hộiđương thời Hiện thực cuộc sống với những lầm than cơ cực đã được phơi
bày dưới những cây bút lực lưỡng như Ngô Tất Tố với tập phóng sự “Việc làng” ở đó ta thấy được những hủ tục nặng nề của nông thôn Việt Nam Với
“Tắt đèn”, người đọc thấy được một thứ tai họa khủng khiếp ỏ nông thôn, đó
là những người dân bần cố nông phái điêu đứng, quằn quại trong sự đè nén vìsưu thuế Đó còn là Vũ Trọng Phụng với tiếng cười châm biếm sắc sảo, sâu
cay trong các tác phẩm như Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Cạm bẫy người, Kĩ nghệ lấy Tây bộ mặt xã hội Việt Nam cả thành thị lẫn nông thôn đã hiện
lên một cách rõ nét
Đau đớn trước nỗi đau con người, các nhà văn một thời theo khuynhhướng lãng mạn đã rũ bỏ cái mộng mơ ảo não để đến với những số phận,
những cuộc đời bị chà đạp, vùi dập, bị “áo cơm ghì sát đất ” Trong số đó,
Nam Cao là một đại diện tiêu biểu Gương mặt ưu tú của trào lưu văn họcnày đã từng thốt lên qua lời nhân vật của mình rằng: “nghệ thuật không cần làánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể chỉ là
tiếng đau khổ thoát ra từ những kiếp lầm than ” (Giăng sáng), “một tác
phẩm có giá trị phải ca ngợi tình thương, lòng bác ái, sự công bình ”,“ nólàm cho người gần người hơn”, và “nhà văn phải luôn mở hồn ra để đón
những vang động của cuộc đời ” (Đời thừa)
Văn học hiện thực phê phán là tiếng nói mang tính phản kháng tức thờitrước những thực trạng tiêu cực trong xã hội, đối lập với quan điểm củangười cầm bút Mỗi tác phẩm văn học hiện thực phê phán như những chiếcgương không những chỉ phản chiếu mà còn cô đọng, bao chứa, dồn nén hiệnthực ngổn ngang của xã hội
Trang 11Nhìn lại chặng đường văn học Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945, chúng
ta thấy hàng loạt những tác phẩm văn học hiện thực phê phán của Ngô Tất Tố(1894 - 1954), Nguyễn Công Hoan (1903 - 1977), Vũ Trọng Phụng (1912 -1939), Nam Cao (1915 - 1951)… đã đi qua thử thách của thời gian và thờicuộc để vẫn đến với bạn đọc hôm nay
2 Sự vận động của quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến năm 1945
2.1 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Quốc ngữ những năm đầu thế kỉ XX
Từ đầu thế kỉ XX, tiểu thuyết được viết và trước hết nhiều nhất là ởNam Bộ Có thể nói, Nam Bộ là mảnh đất xuất hiện những điều kiện cho quátrình đổi mới văn học sớm hơn so với cả nước như chữ quốc ngữ, báo chí,nhà in, Đây cũng là nơi ra đời cuốn tiểu thuyết viết bằng chữ quốc ngữ đầu
tiên, Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản Tuy vậy
phải đến thập kỷ thứ hai của thế kỷ XX trở đi thì nền văn học này mới pháttriển mạnh mẽ về số lượng tác phẩm và tác giả Giai đoạn này phải kể đếncác nhà văn như: Lê Hoằng Mưu, Nguyễn Chánh Sắt, Bửu Đình, Trần ChánhChiếu, Phú Đức, Tân Dân Tử, Phạm Minh Kiên, Nguyễn Bửu Mọc, Nguyễn
Ý Bửu , đặc biệt là Hồ Biểu Chánh
Quan niệm nghệ thuật về con người của Hồ Biểu Chánh và các nhà văn
Nam Bộ một mặt kế thừa quan niệm thời trung đại, một mặt có những đổimới rất tích cực Tuy vẫn đề cao những con người theo đạo đức lễ giáo phongkiến nhưng con người trong tiểu thuyết của ông không còn là những conngười chung chung mang tính đại diện mà là những cá nhân có hoàn cảnh, cátính, số phận rõ ràng Hồ Biểu Chánh chia các nhân vật của mình ra làm hailoại: “con nhà giàu” và “con nhà nghèo”, những kẻ tàn bạo độc ác và nhữngngười coi trọng nhân nghĩa Hồ Biểu Chánh tập trung mũi dùi đả kích vàobọn địa chủ, quan lại phong kiến Trong phần lớn tác phẩm, Hồ Biểu Chánh
Trang 12tập trung phê phán giai cấp địa chủ và bọn quan lại phong kiến về mặt đạođức Đứng ở góc độ này, tác giả tố cáo những hành động thương luân bại lý,những thủ đoạn dâm ô tàn bạo của bọn chúng Đối lập với bọn giàu sangquyền thế tàn bạo và độc ác là những con người nghèo tiền bạc nhưng giàulòng nhân nghĩa (Lê Văn Đó, hương sư Cu)
Hồ Biểu Chánh quan niệm mỗi cá nhân là một thành viên của cộngđồng, là nhân tố làm nên cái ta Đồng thời giữa các cá nhân trong cộng đồngđều phải có mối liên hệ mật thiết, có trách nhiệm với nhau và có bổn phậnnhất định Hồ Biểu Chánh khẳng định con người chức năng phận vị nhưng
có sự thay đổi trong quan niệm về chức năng phận vị Nhà Nho xưa nhấnmạnh chức năng phận vị đặt trong quan hệ với vua, với nước Hồ Biểu Chánhlại chú ý chức năng phận vị trong quan hệ với gia đình, xã hội Hồ BiểuChánh không đặt con người trước vấn đề to tát, lớn lao, mà đưa con ngườivào cuộc sống đời thường để xem xét
Nhân vật trong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh sống theo đạo đức vàsống vì đạo đức Họ có thể dẹp bỏ tất cả những ham muốn và quyền lợi cánhân để thực hiện tốt những chuẩn mực về đạo đức Nhân vật chính diệntrong tác phẩm của Hồ Biểu Chánh đều là những nhân vật sống vì chữ hiếu,chữ nghĩa, chữ tiết Ngược lại, nhân vật phản diện, người xấu đều là những
kẻ bất nhân phi nghĩa Đây là điểm rất giống nhà Nho của ông Nhưng HồBiểu Chánh đã có điểm khác so với nhà Nho Hồ Biểu Chánh đã đặt ống kínhquan sát ở nhiều hướng, để nhận thấy tường tận, thấu đáo các vấn đề về conngười Quan niệm người phụ nữ là phải sống với chữ tiết Ai thất tiết là người
xấu, người hư hỏng nhưng nhà văn đã xem xét hoàn cảnh, tình huống “phạm tội” để “luận tội” và “xử phạt” Đều là những phụ nữ đã thất tiết nhưng cô
Tư Lựu (Con nhà nghèo) có cái kết cục khác hẳn Hồng Như Hoa (Thầy thông ngôn), Thị Lựu (Cha con nghĩa nặng) Cách giải quyết đó cho thấy
môt quan niệm mang tính mềm dẻo, uyển chuyển, không bảo thủ, càng không
áp đặt Người cố tình vi phạm đạo đức được đánh giá khác với người bị buộc
Trang 13phải vi phạm, lại biết ăn năn hối lỗi Nhìn chung, theo ông tiết hạnh đáng giá
nghìn vàng, người phụ nữ tốt phải là người tiết hạnh Tuy nhiên, phải đặt vàotừng hoàn cảnh thích hợp thì tiết hạnh mới có ý nghĩa thật sự
Con người chức năng phận vị trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh đượcxây dựng theo mẫu hình con người chức năng phận vị của nhà Nho Tuynhiên, đã có biểu hiện cho thấy những chuyển biến trong quan niệm về conngười chức năng phận vị Con người như đang cựa quậy, muốn bứt phá tất
cả, để thoát ra ngoài chức năng phận vị, mà vươn tới chân trời tự do, đượcsống cho riêng mình, thoả mãn khát vọng cá nhân
Quan niệm về con người cá nhân đã được thể hiện trong văn học trungđại Đến tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh, tiểu thuyết của giai đoạn giao thời tronglịch sử văn học Việt Nam, quan niệm về con người cá nhân tất yếu sẽ cónhững đổi thay, tạo nét riêng nhất định Vào thời điểm Hồ Biểu Chánh viếttiểu thuyết, khẳng định con người cá nhân dám ý thức và sống cho bản ngãvẫn còn là vấn đề mới mẻ, chỉ mới bắt đầu phổ biến trong văn học Đối vớithể loại tiểu thuyết nó hãy còn là chuyện ít thấy Con người cá nhân trong tiểuthuyết Hồ Biểu Chánh tuy chưa mạnh dạn sống cho bản ngã, chưa thể tồn tạiđộc lập nhưng đã ý thức rõ về bản ngã và đang muốn khẳng định mình trướccuộc đời Trước tiên là khẳng định năng lực, năng lực phát triển kinh tế nướcnhà và năng lực chấn hưng phong hoá xã hội
Vì muốn duy trì sự sống cho người thân và cho cả chính mình, anhnông dân nghèo Lê Văn Đó với bản tính hiền lành đã phải bao phen làm đạotặc Miếng ăn và sự sống bị trả giá bằng tù đày, đòn roi dã man Sống trong
xã hội như thế, con người trở nên rẻ rúng đến tội nghiệp Dường như đã nhận
ra chính sự thua sút về kinh tế dẫn con người đến chỗ thấp hèn, bị coi khinh,
bị ức hiếp chèn ép một cách bất công, anh Đó đã quyết tâm làm giàu, gâydựng sự sống cho mình và cho những người cùng cảnh ngộ bằng chính đôibàn tay trắng và sự cần cù Cuối cùng anh đã thành công, thành công lớn!Anh đã khẳng định được năng lực của những con người nghèo Con người cá
Trang 14nhân như đã nhận thấy một thực tế trong cuôc sống: càng có tiềm lực kinh tếthì càng có sức mạnh quyền thế Thiên Hộ Chánh Tâm được quan trên kính
nể, kẻ dưới bái trọng Còn Lê Văn Đó nghèo khổ luôn bị từ chối giúp đỡ, bị
rẻ khinh Do đó, con người cá nhân ý thức phát triển cuộc sống để khẳngđịnh mình
Xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XX có nhiều thay đổi lớn, phong hoá đang
bị huỷ hoại dần trước sự tấn công của lối sống phương Tây Con người cánhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh khẳng định mình có đủ năng lực chấnchỉnh xã hội, bảo vệ phong hoá Các hoạt động mở báo quán, xây trường hoc,
dựng nhà bảo sanh, …của các nhân vật Tân Phong (Tân Phongnữ sĩ), cô Vân (Đoạn tình) để giúp đỡ, bảo vệ quyền lợi phụ nữ, tạo cho phụ nữ có
được cuộc sống bình đẳng nhưng không bỏ quên thiên chức làm vợ, làm mẹ,
đã chứng minh năng lực hoạt động xã hội của những cá nhân là phụ nữ Đây
là nét mới ở tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh
Tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh cũng khá phổ biến loại nhân vật hám danh,hám tiền Vì tiền, vì danh lợi mà không từ bất cứ một thủ đoạn nào để đạtđược Là một nhà văn có tấm lòng nhân hậu bao la, lại nhìn đời bằng lăngkính màu hồng, Hồ Biểu Chánh luôn nhận thấy con người và cuộc sống cónhững mặt trái đáng sợ nhưng không vì thế mà lánh xa hoặc cương quyết vứt
bỏ tất cả cái xấu một cách không suy xét Với ông, chấn chỉnh, sửa đổi cáixấu là công việc đáng được quan tâm Ông nhận thấy bên trong những conngười xấu vẫn còn có một lương tâm trong sáng, luôn phán xét mọi hành vicủa họ, có khi còn kịp thời ngăn chặn để họ không lún vào hố sâu tội lỗi Conngười cá nhân trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh tuy có những đam mê về tiềntài vật chất, làm việc bất nghĩa nhưng vẫn còn có thể biết mang mặc cảm tội
lỗi Nhân vật thầy thông Phong (Thầy thông ngôn) về cuối tác phẩm đã ăn
năn rất nhiều về những lầm lỗi của mình, khao khát được sửa sai, đã làm rõvấn đề nói trên
Trang 15Tóm lại, quan niệm về con người trong tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh thểhiện rõ những biến đổi nghệ thuật trong việc miêu tả con người và cuộc sống
ở giai đoạn văn học giao thời Chịu ảnh hưởng của cả hai nền Hán học và tânhọc, Hồ Biểu Chánh tỏ ra chưa hoàn toàn phủ nhận quan niệm của nhà Nho.Ông vẫn nhìn con người và cuộc đời bằng cái nhìn của nhà Nho Nhưng HồBiểu Chánh là nhà văn không bảo thủ mà rất sáng suốt khi đi theo con đườngcủa nhà Nho Tiếp thu tinh hoa văn hoá phương Tây, Hồ Biểu Chánh có đượccái nhìn mới mẻ, phóng khoáng về con người Với cái nhìn đa chiều và tinh
tế, Hồ Biểu Chánh quan niệm con người trong giai đoạn hiện thời không thểhoàn toàn là con người chức năng phận vị Hoàn cảnh mới, những đổi thaycủa xã hội đã dẫn đến sự khẳng định con người cá nhân sống theo bản ngã.Tuy nhiên, Hồ Biểu Chánh vẫn thấy rằng con người biết sống theo bản ngãtrong chừng mực nhất định, nếu không quên chức năng phận vị là con người
lý tưởng nhất Hạnh phúc sẽ đến với ai biết dung hoà cái ta và cái tôi Chínhquan niệm trên đã tạo cho tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh có những nét riêng và
có sức sống lâu bền trong lòng độc giả
2.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết lãng mạn
2.2.1 Tố Tâm – cột mốc mở đầu của tiểu thuyết lãng mạn Việt Nam
Trong văn học Việt Nam từ thế kỷ XVIII - XIX con người cá nhân vớinhu cầu hưởng hạnh phúc lứa đôi, đã có mặt qua nhiều tác phẩm Đó là loạinho sĩ quý trọng tài, tình, sắc đẹp hơn phúc ấm công danh; mong ước gặp lạigiai nhân hơn cả minh quân, lương tướng Chính những “đứa con hư” củagiai cấp phong kiến đó đã sáng tác ra những khúc ngâm chứa chan tình cảm,những chuyện nôm ca tụng tình yêu, những bài ca trù ngang tàng phóng túng
Mối tình giữa Dao Tiên và Lương Sinh (Hoa Tiên), giữa Thuý Kiều và Kim Trọng (Truyện Kiều) không hề gặp vật cản lễ giáo chắn ngang Vào những