1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh

64 1,3K 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 694,39 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ HỒNG KHANH CHẤT TRỮ TÌNH VÀ CHẤT TRÍ TUỆ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC NGUYỄN THỊ HỒNG KHANH CHẤT TRỮ TÌNH VÀ CHẤT TRÍ TUỆ TRONG THƠ XUÂN QUỲNH Chuyên ngành: Lí luận văn học KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Bao SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn phòng Đào tạo, phòng Quản lí khoa học và Quan hệ quốc tế, các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận văn học – Văn học nước ngoài cùng các bạn sinh viên lớp K51 – ĐHSP Ngữ Văn đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện khóa luận. Em xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo – TS. Nguyễn Văn Bao đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Sơn La, tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Thị Hồng Khanh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 4 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4 5. Cấu trúc khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1. XUÂN QUỲNH – NỮ THI SĨ TÀI HOA, ĐẰM THẮM 6 1. Thi sĩ – nghệ sĩ, tƣ chất nghệ sĩ 6 2. Xuân Quỳnh – Cây xƣơng rồng trên cát 9 3. Những chùm hoa độc đáo 12 3.1. Quá trình sáng tác 12 3.2. Những tác phẩm tiêu biểu 15 Tiểu kết 16 CHƢƠNG 2. THƠ XUÂN QUỲNH – GIÀU CHẤT TRỮ TÌNH 17 2.1.Trữ tình là gì? 17 2.2. Thơ trữ tình 17 2.2.1. Thơ 17 2.2.2. Thơ trữ tình 19 2.3. Biểu hiện của thơ Xuân Quỳnh giàu chất trữ tình 21 2.3.1. Chất trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh được thể hiện qua nội dung: tình yêu 21 2.3.1.1. Tình yêu cuộc sống – thời đại 21 2.3.1.2. Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước 24 2.3.1.3. Tình yêu gia đình, bạn bè 26 2.3.2. Chất trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh được thể hiện qua hình thức ngôn ngữ 30 2.3.2.1. Giàu hình ảnh, giản dị, gần gũi 32 2.3.2.2. Đậm chất dân gian 34 2.3.2. Giàu nhạc điệu 36 Tiểu kết 38 CHƢƠNG 3. THƠ XUÂN QUỲNH – ĐẬM CHẤT TRÍ TUỆ 39 3.1. Khái niệm trí tuệ 39 3.2. Chất trí tuệ trong thơ 39 3.3. Chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh 43 3.3.1. Chất trí tuệ được thể hiện qua nội dung thơ 43 3.3.1.1 Thơ viết về cuộc sống – thời đại 43 3.3.1.2. Thơ viết về tình yêu 46 3.3.1.3. Thơ viết về thiếu nhi 47 3.3.2. Chất trí tuệ được thể hiện qua hình thức 48 3.3.2.1. Sự độc đáo trong cấu tứ của thơ Xuân Quỳnh 48 3.3.2.2. Tạo dựng kết cấu theo dòng cảm nhận 51 Tiểu kết 56 KẾT LUẬN 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO 59 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam được bạn bè trong nước và ngoài nước biết tới như một lịch sử đầy oanh liệt với những chiến công chói lọi. Lịch sử đó đã trải qua biết bao nhiêu trận chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược đem lại bình yên cho nước nhà. Một cuộc Cách mạng Tháng Tám đầy gian nan, kháng chiến chống Pháp đầy vất vả song rất đáng tự hào. Đặc biệt là cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã không chỉ đem lại cho Việt Nam một nền độc lập vững bền mà còn tạo sự tích cực trên thế giới. Làm nên kì tích đó phải kể đến những đóng góp không nhỏ của sức mạnh tổng hợp toàn dân tộc trong đó có văn học nghệ thuật. Văn học nghệ thuật thời chống Mỹ không chỉ cổ vũ tinh thần yêu nước mà còn thể hiện được tình yêu gia đình, yêu lẽ phải, công bằng, yêu cuộc sống. Trong đó đã có biết bao nhà thơ trưởng thành từ hai cuộc kháng chiến của dân tộc. Trong số đó phải kể đến nhà thơ Xuân Quỳnh – một nữ thi sĩ tài hoa, đằm thắm. Thơ chị là tiếng nói của một tâm hồn giàu lòng yêu thương, chứa đựng những cảm xúc, tâm tình vừa sâu kín lại vừa bộc bạch của chính bản thân; vừa là tiếng nói của một trí tuệ sắc sảo, thông minh, nhạy bén trước thời cuộc…Thơ Xuân Quỳnh chính là một biểu tượng cả về trí tuệ lẫn tình cảm mà bạn đọc ai cũng biết đến. Lermontov – văn hào Nga thế kỉ XIX đã hóm hỉnh chia đàn bà thành hai hạng: một đó là hạng hồn nhiên, chỉ có tình cảm mà thiếu hụt về trí tuệ; còn một hạng đàn bà trí tuệ nhưng lại thiếu hụt về tình cảm. Ông đã thất vọng vì không kiếm đâu ra một người đạt được sự toàn vẹn, đầy đủ cả hai yếu tố đó. Và khi đã tiếp cận với thơ Xuân Quỳnh tôi đã tìm ra đáp án cho mình. Xuân Quỳnh chính là lời giải đáp ấy. Thơ Xuân Quỳnh có lẽ vì vậy mà được rất nhiều người yêu thích, nhiều thế hệ mến mộ và nó đã từng trở thành những cuốn sách gối đầu giường của biết bao độc giả. Thơ chị được đưa vào chương trình sách giáo khoa các cấp học làm cho thế hệ học sinh hiểu thêm hơn về sự đặc sắc, vẻ đẹp của thơ cũng như vẻ đẹp trong tâm hồn thi sĩ. Là một trong những người mến mộ và yêu thích thơ chị, mong muốn tìm hiểu sâu hơn về chất trữ tình, cũng như chất trí tuệ trong thơ chị. Từ đó hiểu rõ hơn, sâu hơn về con người chị. Đồng thời để phục vụ cho việc giảng 2 dạy, bình giảng thơ Xuân Quỳnh sau này, tôi mạnh dạn chọn việc nghiên cứu: “Chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh” làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Xuân Quỳnh – một người phụ nữ đa sầu, đa cảm; một người vợ, người mẹ hiền dịu, đặc biệt hơn chị còn là một người nghệ sĩ đa tài. Sự nghiệp văn học của chị được xây dựng trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: thơ trữ tình, truyện ngắn viết cho thiếu nhi… Ở mảng nào chị cũng gặt hái được những thành công đáng kể. Nhưng khi nhắc tới Xuân Quỳnh người ta thường biết chị như một nhà thơ trữ tình, một nữ thi sĩ. Xuân Quỳnh được bạn đọc biết tới nhiều trong kháng chiến chống Mỹ. Trong thời kỳ này, chị là một trong những cây bút trẻ, đầy nhiệt huyết đã phục vụ đắc lực trong mặt trận văn hóa văn nghệ của cuộc kháng chiến trường kỳ đầy gian khổ. Với Xuân Quỳnh, thơ trữ tình của chị sáng tác khá nhiều song số lượng bài viết, nghiên cứu về chị còn phần nào hạn chế, khiêm tốn. Trong số nghiên cứu về Xuân Quỳnh phải kể đến: 1. Nữ sĩ Xuân Quỳnh – cuộc đời để lại (Ngân Hà tuyển chọn và biên soạn, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin – Hà Nội 2001) 2. Xuân Quỳnh – cuộc đời và tác phẩm (Lưu Khánh Thơ, Đông Mai tuyển chọn, Nhà xuất bản Phụ nữ) 3. Bài viết: “Con người và nhà thơ” của Lại Nguyên Ân (Hội nhà văn Việt Nam – Báo văn học tuổi trẻ, tháng 6 năm 1995) Nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh chưa nhiều song phần lớn các ý kiến đều tập trung đánh giá về hai phương diện nội dung, nghệ thuật của những tác phẩm thơ: Trong “Nữ sĩ Xuân Quỳnh – cuộc đời để lại”, bài viết “Cánh chuồn trong giông bão” Chu Văn Sơn có viết: “Mỗi thi sĩ đích thực bao giờ cũng có một điệu hồn riêng thì lo âu đó mới thực là điệu hồn Xuân Quỳnh, điệu hồn ấy Xuân Quỳnh đã phổ trọn vẹn vào nước tiếng thơ da diết nhất của mình” [7, 171]. Còn Lại Nguyên Ân thì cho rằng: “Xuân Quỳnh không chỉ là xuất chúng trong “giới thơ phụ nữ”. Hai chục năm nay thơ Xuân Quỳnh đã đi vào người đọc trở thành tiếng nói tâm tình về những ngọt bùi, cay đắng ở đời. Tiếng nói của tình yêu, tình mẫu tử - một tiếng nói hồn hậu, dung dị chứa đựng những sự 3 sống đương thời mà cũng in dấu nếp nghĩ nếp cảm của tâm hồn người Việt tự xa xưa” [7, 259 -260]. Hay như Mai Quốc Liên có lần đã nhận xét: “Chưa có ai đã biểu hiện sự thương yêu sâu xa, đằm thắm đến thế trong thơ tình Việt Nam như Xuân Quỳnh” [1, 35]. Chu Nga trong bài viết: “Xuân Quỳnh – một chồi thơ xanh biếc” cũng đã bật lên những dòng cảm xúc rất thật của mình về thơ Xuân Quỳnh: “Tôi yêu thơ Xuân Quỳnh trước tiên vì nét trẻ trung, tươi tắn, cái vẻ hồn nhiên cởi mở của người làm thơ, yêu cách viết nghịch ngợm, dí dỏm, không cần làm duyên mà vẫn có duyên của người cầm bút” [6, 493]. Nguyễn Minh Thái bàn về nghệ thuật thơ Xuân Quỳnh thì cho rằng: “Những câu thơ ấy giống hệt những giọt nước sau cơn mưa còn đọng lại trên lá cây. Chỉ cần một làn cảm xúc chợt đến khi chạm vào lá là những câu thơ ấy sẽ rơi rụng ngay xuống một vùng tâm thức, mồn một hiện lên giữa lòng ta” [7, 121]. Có thể thấy rằng, việc nghiên cứu về thơ Xuân Quỳnh ở hai đặc điểm chất trữ tình và chất trí tuệ chưa được nổi bật. Điểm thoáng qua ta có thể nhận biết rõ ràng một vài đánh giá về những đặc điểm đó: Trong: “Nữ sĩ Xuân Quỳnh – cuộc đời để lại”, bài viết “Cảm nhận về thơ Xuân Quỳnh”, Lưu Khánh Thơ có viết: “Xuân Quỳnh là một tác giả có bản sắc tương đối rõ nét. Bản sắc ấy ngày càng được khẳng định và được biểu hiện nhiều sắc thái qua mỗi tập thơ…Thơ Xuân Quỳnh bao giờ cũng là tiếng nói rất riêng của một tâm hồn phụ nữ thông minh, sắc sảo, giàu yêu thương” [7, 9]. Hay cũng trong bài viết đó, Lưu Khánh Thơ còn cho rằng: “Thơ Xuân Quỳnh giàu tâm trạng. Nếu thơ ca là sự tự thể hiện ở mức cao nhất cái tôi trữ tình của nhà thơ, thì ở Xuân Quỳnh, đặc điểm bản chất này của thơ càng được bộc lộ nổi bật” [6, 10]. Còn trong “Con người và nhà thơ”, Lại Nguyên Ân cho rằng: “Xuân Quỳnh là hiện tượng rất quan trọng của nền thơ chúng ta. Có lẽ từ Hồ Xuân Hương, qua các chặng đường phát triển, phải kể đến Xuân Quỳnh, nền thơ ấy mới lại thấy một nữ thi sĩ mà tài năng và sự đa dạng của một tâm hồn được thể hiện ở một tầm cỡ đáng kể như vậy, dồi dào, phong phú như vậy” [7, 259]. 4 Các bài viết về thơ Xuân Quỳnh có những đánh giá khác nhau, song đều khẳng định tài năng thơ độc đáo của chị. Và hầu hết các bài viết đều có nhận thức về thành công của Xuân Quỳnh trên sự nghiệp văn học. Đó là kết quả rất xứng đáng của một con người luôn tâm huyết với sự nghiệp như chị. Là một người yêu thích thơ Xuân Quỳnh, tôi muốn tiếp cận và tìm hiểu toàn diện thơ chị để thấy được cái hay cái đẹp, cái triết lí cũng như những cảm xúc trữ tình được ẩn sau những vần thơ duyên dáng, nhịp nhàng ấy. Để từ đó thuận lợi hơn trong công việc học tập, nghiên cứu. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh” làm đề tài nghiên cứu. 3. Đối tƣợng, mục đích, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Nghiên cứu hai đặc điểm: chất trữ tình và chất trí tuệ trong tác phẩm thơ Xuân Quỳnh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của Xuân Quỳnh - Nghiên cứu về chất trữ tình trong tác phẩm thơ Xuân Quỳnh - Nghiên cứu về chất trí tuệ trong tác phẩm thơ Xuân Quỳnh 3.3. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc nghiên cứu cuộc đời, sự nghiệp sáng tác, đặc điểm về chất trữ tình, chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh đề tài góp phần làm rõ hơn hai đặc điểm đó trong thơ chị. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng tổng hợp các phương pháp để nghiên cứu: phương pháp phân tích, phương pháp thống kê, phương pháp đánh giá. - Phương pháp phân tích: Đây là phương pháp cơ bản, được sử dụng thường xuyên trong quá trình nghiên cứu. Một số tác phẩm thơ sẽ được phân tích toàn bộ và kĩ lưỡng để nêu bật được chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh. Một số tác phẩm khác chỉ xoay quanh một khía cạnh, vấn đề nào đó. - Phương pháp thống kê: 5 Đây là phương pháp cơ bản, đưa vào những khảo sát cụ thể để chứng minh cho những nhận định, đánh giá. Phương pháp này giúp người nghiên cứu có thể lựa chọn được những tác phẩm tiêu biểu trong thơ Xuân Quỳnh. - Phương pháp đánh giá: Phương pháp quan trọng đóng vai trò đánh giá, khẳng định những thành công của nhà thơ. Cần phải đánh giá được cái hay, độc đáo, đặc sắc trong tác phẩm thơ Xuân Quỳnh để tăng tính thuyết phục cho vấn đề mà đề tài nói tới. 5. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận gồm có ba chương: Chương 1: Xuân Quỳnh – Nữ thi sĩ tài hoa, đằm thắm Chương 2: Thơ Xuân Quỳnh - giàu chất trữ tình Chương 3: Thơ Xuân Quỳnh - đậm chất trí tuệ [...]... phong phú hơn cho thơ ca nói chung 2.3 Biểu hiện của thơ Xuân Quỳnh giàu chất trữ tình 2.3.1 Chất trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh được thể hiện qua nội dung: tình yêu Mỗi tác phẩm thơ đều là tiếng nói của tâm trạng, của suy nghĩ, của những cảm xúc thực tại trong mỗi nhà thơ, trong mỗi chủ thể trữ tình Thông qua đứa con đẻ của mình họ có thể bày tỏ trực tiếp mọi quan điểm Và với Xuân Quỳnh cũng vậy chị... xúc, tâm trạng trong tác phẩm Nhân vật trữ tình không có diện mạo, hành động, lời nói, quan hệ cụ thể như nhân vật tự sự và kịch Nhưng nhân vật trữ tình cụ thể trong giọng điệu, trong cách cảm, cách nghĩ Qua những trang thơ ta như gặp tâm hồn người, tấm lòng người Cần phân biệt nhân vật trữ tình và nhân vật trong thơ trữ tình Nhân vật trong thơ trữ tình là đối tượng để nhà thơ gửi gắm tình cảm, là nguyên... cũng vậy chị đã gửi gắm những nỗi niềm, cảm xúc ấy vào trong những vần thơ tác phẩm của mình Dù thuộc ở mảng nào, viết cho ai thì những tác phẩm ấy của chị cũng đều chất chứa được chất trữ tình trong đó Tuy nhiên thành công nhất và giàu chất trữ tình nhất trong thơ Xuân Quỳnh cần phải kể đến đó là mảng thơ viết về tình yêu Tình yêu là một đề tài muôn thuở trong thi ca Nó rất gần gũi với con người, luôn... nhiều tác phẩm của Xuân Quỳnh được tái bản: Hoa cỏ may (1989), Thơ Xuân Quỳnh (1992), Thơ tình Xuân Quỳnh – Lưu Quang Vũ (1994), Tuyển tập truyện thiếu nhi (1995) Tuy Xuân Quỳnh có thơ đăng từ cuối những năm năm mươi nhưng chị vẫn thuộc thế hệ những nhà thơ chống Mỹ - thế hệ nhà thơ có đóng góp đáng kể trong nền thơ hiện đại Việt Nam Mỗi nhà thơ trước hết đều quan tâm đến tính chiến đấu và ý thức trách... viết: Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi Người làm thơ phải có tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng Nhưng thơ là tình cảm và lý trí được kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có 17 nghệ thuật Tình cảm và lý trí ấy được diễn đạt một cách rõ nét những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ trong sáng vang lên những nhạc điệu khác thường.” [5, 262] Và điều đáng lưu ý ở thơ là: Thơ. .. sống khác vươn lên và trường tồn trên mảnh đất khô cằn đầy bom đạn đó Lời thơ của Xuân Quỳnh như một lời hát tươi vui về cuộc sống mới Đó cũng chính là những biểu hiện của chất trữ tình trong thơ chị 2.3.1.2 Tình yêu thiên nhiên, quê hương đất nước Những cảm xúc ấy của nhà thơ Xuân Quỳnh không chỉ được bộc bạch qua 24 những vần thơ viết về tình yêu cuộc sống, thời đại Mà đó còn là những tình cảm, cảm xúc... điệu là nét đặc thù của tác phẩm trữ tình Nhạc tính trong thơ thể hiện ở ba mặt: “sự cân đối, sự trầm bổng và sự trùng điệp” [9, 367] Mỗi mặt này lại có những yêu cầu và đặc điểm riêng của nó Có sự biểu hiện khác nhau đó nhưng chúng vẫn thống nhất làm tôn thêm tính nhạc điệu trong thơ, đặc biệt là với thể loại thơ trữ tình Tóm lại thông qua nội dung và hình thức, thơ trữ tình đã hoàn thành xuất sắc chức... hiến cho đời hàng loạt tác phẩm có giá trị Xuân Quỳnh đích thực là người nghệ sĩ tài hoa – đằm thắm – người nghệ sĩ chân chính 16 CHƢƠNG 2 THƠ XUÂN QUỲNH – GIÀU CHẤT TRỮ TÌNH 2.1 Trữ tình là gì? Trữ tình là một trong ba phương thức thể hiện đời sống bên cạnh hai thể loại văn học kịch và tự sự, làm cơ sở cho loại tác phẩm văn học Nếu tự sự thể hiện tư tưởng, tình cảm của tác giả bằng con đường tái hiện... phẩm văn học cũng vậy khi tìm hiểu kỹ ta thấy hình thức thơ trữ tình khác với hình thức trong tác phẩm tự sự Nếu như trong tác phẩm trữ tình nội dung là những cảm xúc, những suy tư của nhà thơ thì hình thức thơ phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc gây được ấn tượng, chứa đựng cảm xúc, tạo được chất thơ nhẹ nhàng mà tình tứ Do vậy hình thức thơ trữ tình thường thiên về kết cấu theo dòng cảm xúc, ngôn ngữ... còn lại) Thơ Xuân Quỳnh là sự ý thức ý nghĩa lớn lao của cuộc chiến đấu, của những trang sử hào hùng chói lọi, tự hào về những miền đất xưa và những người anh hùng của dân tộc vẫn mãi lưu danh trong sử sách Xuân Quỳnh đã mở rộng, gắn bó tình cảm của mình với tình cảm của thời đại Cuộc sống thời đại ùa vào mạnh mẽ, Xuân Quỳnh đã mở rộng lòng mình đón nhận tất cả Tình yêu bao la ấy đã đi sâu vào tâm hồn . 3. THƠ XUÂN QUỲNH – ĐẬM CHẤT TRÍ TUỆ 39 3.1. Khái niệm trí tuệ 39 3.2. Chất trí tuệ trong thơ 39 3.3. Chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh 43 3.3.1. Chất trí tuệ được thể hiện qua nội dung thơ. 2. THƠ XUÂN QUỲNH – GIÀU CHẤT TRỮ TÌNH 17 2.1 .Trữ tình là gì? 17 2.2. Thơ trữ tình 17 2.2.1. Thơ 17 2.2.2. Thơ trữ tình 19 2.3. Biểu hiện của thơ Xuân Quỳnh giàu chất trữ tình 21 2.3.1. Chất. dạy, bình giảng thơ Xuân Quỳnh sau này, tôi mạnh dạn chọn việc nghiên cứu: Chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh làm đề tài nghiên cứu. 2. Lịch sử vấn đề Xuân Quỳnh – một người

Ngày đăng: 01/11/2014, 12:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hà Minh Đức (1994), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại
Tác giả: Hà Minh Đức
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1994
2. Hà Minh Đức (Biên soạn) (2003), Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học 3. Hà Xuân Trường (2007), Văn học cuộc sống thời đại, NXB Giáo dục 4. Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), Từ điển Tiếng Việt, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tuyển tập Nam Cao", NXB Văn học 3. Hà Xuân Trường (2007), "Văn học cuộc sống thời đại", NXB Giáo dục 4. Hoàng Phê (Chủ biên) (2009), "Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hà Minh Đức (Biên soạn) (2003), Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học 3. Hà Xuân Trường (2007), Văn học cuộc sống thời đại, NXB Giáo dục 4. Hoàng Phê (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Văn học 3. Hà Xuân Trường (2007)
Năm: 2009
5. Lê Bá Hán (Chủ biên) (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB ĐHQG Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán (Chủ biên)
Nhà XB: NXB ĐHQG Hà Nội
Năm: 1999
6. Lưu Khánh Thơ – Đông Mai (Tuyển chọn), Xuân Quỳnh – Cuộc đời và tác phẩm, NXB Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xuân Quỳnh – Cuộc đời và tác phẩm
Nhà XB: NXB Phụ nữ
7. Ngân Hà (Biên soạn) (2001), Nữ sĩ Xuân Quỳnh – Cuộc đời để lại, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nữ sĩ Xuân Quỳnh – Cuộc đời để lại
Tác giả: Ngân Hà (Biên soạn)
Nhà XB: NXB Văn hóa thông tin
Năm: 2001
8. Phong Lê (2004), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, NXB Giáo dục 9. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học trên hành trình của thế kỷ XX", NXB Giáo dục 9. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), "Lí luận văn học
Tác giả: Phong Lê (2004), Văn học trên hành trình của thế kỷ XX, NXB Giáo dục 9. Phương Lựu (Chủ biên)
Nhà XB: NXB Giáo dục 9. Phương Lựu (Chủ biên) (2006)
Năm: 2006
10. Trương Chính (2003), Tạp văn Lỗ Tấn, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội 11. Tuyển tập mười năm tạp chí văn học tuổi trẻ, (2008), NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp văn Lỗ Tấn", NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội 11". Tuyển tập mười năm tạp chí văn học tuổi trẻ
Tác giả: Trương Chính (2003), Tạp văn Lỗ Tấn, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội 11. Tuyển tập mười năm tạp chí văn học tuổi trẻ
Nhà XB: NXB Văn hoá – Thông tin
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w