3. Những chùm hoa độc đáo
2.3.2. Chất trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh được thể hiện qua hình thức ngôn
ngôn ngữ
2.3.2. Giàu hình ảnh, giản dị, gần gũi
Ngôn ngữ là chất liệu, là công cụ cơ bản của văn học. Vì vậy mà văn học được gọi là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn ngữ, M.Gorki đã khẳng định: “Ngôn ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học”. Trong tác phẩm, ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện các tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn.
Ngôn ngữ trong thơ ca là ngôn ngữ nghệ thuật hết sức tinh tế, nó phụ thuộc vào phong cách sáng tạo của mỗi nhà thơ. Đối với Xuân Quỳnh ta thấy đây là một tác giả có phong cách hết sức độc đáo. Ngay từ khi mới bước vào nghiệp thơ văn Xuân Quỳnh không những là một ngòi bút còn non trẻ lại phả trải qua một thời kỳ đầy khó khăn gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ. Do vậy mà thơ chị xuất phát từ chính những cảm nhận của chị về cuộc sống.
Từ ngữ trong thơ chị khá tự nhiên, hình ảnh mang nét mộc mạc, giản dị như chính con người nhà thơ vậy:
“Giấc ngủ vừa trải qua Nắng đã về trước cửa Đêm ngắn phút gần nhau Ngày dài như nỗi nhớ Nước sôi ngầu bọt thau Luộc mình con cá nhỏ”
(Tháng năm)
Xuân Quỳnh không cầu kỳ, khắt khe ngòi bút của mình trong từng câu từng chữ. Mà ngược lại những từ ngữ, hình ảnh bình dị, mộc mạc nổi bật nhất đều đi vào thơ chị một cách tự nhiên. Tất cả đều khơi gợi từ một dòng cảm xúc đang dâng trào khi đứng trước sự đổi thay của tạo vật.
Chị cũng như biết bao người phụ nữ khác, chị ưa trang trí nhưng ở đây là trang trí trang thơ. Bởi vậy những bức tranh cuộc sống Xuân Quỳnh đã đưa vào
đó rất nhiều những từ ngữ hình ảnh gần gũi, đời thường: “Mây trắng bay đi cùng với gió Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ Đắng cay gửi lại theo mùa cũ Thơ viết đôi dòng theo gió xa”
Tất cả những gì là mây, là gió, là bầu trời đều đi vào thơ của chị hết sức sống động. Nó như biểu hiện cho một tâm hồn phong phú luôn luôn xao động. Đặc biệt trong thơ Xuân Quỳnh, hình ảnh tươi rói mới giàu sức gợi tả cũng xuất hiện với tần số cao:
“Này dòng sông bãi cát cánh buồm quen
Hoa lau trắng suốt một thời quá khứ”
Cái rộng lớn, trải dài của con sông, bãi cát, cái thân thuộc nhỏ bé của cánh buồm quen, cái trắng trong của hoa lau đã đưa bạn đọc về với quá khứ, một không gian được xác lập như chính tâm hồn của Xuân Quỳnh vậy.
Thơ Xuân Quỳnh còn có những chi tiết, những hình ảnh hết sức ngộ nghĩnh mà chỉ tồn tại trong con mắt trẻ thơ: cái kem, con dế, ông trăng… Bằng lối diễn tả tươi nguyên, cái chất thực của đời sống đã đi vào thơ chị với những từ ngữ, hình ảnh hết sức quen thuộc:
“Nắng ở xung quanh bình tích Ủ nước chè tươi cho bà Bà nhấp một ngụm rồi khà
Nắng trong nước chè chan chát”
(Mùa đông nắng ở đâu)
Thế giới mà Xuân Quỳnh quan sát đã khiến thơ chị trở nên gần gũi, nhiều khi mang một nét gì đó tinh nghịch. Nếu quan sát kỹ ta sẽ thấy chị đưa rất nhiều hình ảnh về hoa trong thơ mình: hoa ngâu, hoa xoan, hoa cúc, hoa sấu, hoa cỏ may,… Bên cạnh đó Xuân Quỳnh còn sử dụng rất nhiều hình ảnh, từ ngữ chỉ màu sắc: “Cuối trời mây trắng bay/ Lá vàng thưa thớt quá” hoặc:
Hay:
“Quả trong lòng đất những lời ru
Đây dòng sữa trắng như ngà”
Màu trắng và màu vàng là hai hình ảnh tượng trưng cho sự thuần khiết trong tâm hồn thơ Xuân Quỳnh và đồng thời cũng là sự trăn trở về thời gian đang chảy trôi. Nhiều khi màu xanh cũng là màu chủ đạo. Bạn đọc sẽ thấy trong đó một hy vọng, một khát khao về hạnh phúc:
“Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn hết? Mà mặt đất màu xanh vẫn là biển”
Hay:
“Ôi trời xanh – xin trả cho vô tận
Trời không xanh trong đáy mắt em xanh”
Như vậy cách sử dụng từ ngữ của Xuân Quỳnh có sự biến hóa hết sức linh hoạt. Mỗi từ ngữ, mỗi hình ảnh hiện lên đều gợi cho người đọc hướng tới sự phong phú trong tâm hồn của thi sĩ khi họ hướng ngòi bút của mình về những vấn đề của cuộc sống chung.
2.3.2.2. Đậm chất dân gian
Xuân Quỳnh vốn sinh ra và lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống văn học, những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ đã khiến tuổi thơ của chị đi sâu vào giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà những hình ảnh đậm chất dân ca đã trở nên hết sức quen thuộc với chị.Ngay từ việc lựa chọn đối tượng miêu tả ta thấy xu hướng dân gian trong ngôn ngữ thiên nhiên của chị Xuân Quỳnh đã biết làm giàu cho mình bằng ngôn ngữ văn học dân gian, góp phần trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình, hoàn thiện hơn đặc điểm của thể trữ tình nói chung và trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng:
“Đã thương mấy núi cũng trèo Mấy sông, mấy biển, mấy đèo cũng qua
Biết ơn hạt muối mặn mòi Với gừng cay để cho người nhớ nhau”
Hay:
“Tình yêu anh nói cùng em
Tiếng ngàn năm của những đêm hội chèo Tiếng người xưa nói với nhau
Trong câu quan họ: qua cầu gió bay Người về cởi áo lại đây
Để thương để nhớ biết ngày nào quên”
(Nguồn gốc từ ngữ)
Xuân Quỳnh đã khiến tâm hồn mình trở nên phong phú hơn bằng cách trở lại với mạch nguồn của dân tộc. Chị như trở lại quá khứ của ngàn năm xưa để lấy về những câu hát quan họ, hòa mình vào những đêm hội chèo để rồi khi trở lại với thực tại đặt ngòi bút lên trang giấy, những câu thơ ngọt ngào đã ra đời. Lại Nguyên Ân đã từng nhận xét: “Đằng sau cái tác phong mà không phải ai cũng dễ ưa ấy, phải chăng có thể nghĩ rằng ở con người này đang hội lại những nét gì tương tự
như là sự thông tuệ dân gian, trí khôn, cách ứng xử dân gian” [10, 15].
Từ ngữ của chị như gọi nhau, như say như tỉnh, biến hóa thông minh gần như bản chất của những bài đồng dao xưa cổ nhất:
“Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô”
(Truyện cổ tích loài người)
Và quả thực ngôn ngữ trong thơ chị luôn mềm mại, duyên dáng khi kế thừa và phát triển những vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao dân ca:
“Mẹ lại hát ru con bài ca đất nước Vợ cấy chồng cày đồng cạn đồng sâu Và yêu nhau cởi áo cho nhau”
Đọc những câu thơ như vậy khiến ta như trở lại khúc hát quan họ xưa. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã sử dụng yếu tố ngôn ngữ trên và một lần nữa những nét đặc sắc, độc đáo trong ngôn ngữ thơ trữ tình được khẳng định.
2.3.2.3. Giàu nhạc điệu
Nếu như những hình ảnh góp phần làm nên hình hài của bài thơ thì giọng điệu lại là cái quyết định nhất trong thơ trữ tình. Thơ Xuân Quỳnh cũng vậy – một giọng thơ trầm lắng, nhiều tâm sự, day dứt khắc khoải. Một âm điệu buồn da diết gợi đến từ sâu xa ý thức về thân phận người phụ nữ: “Nỗi thương thân trong thơ Xuân Quỳnh đã giãi bày thành biết bao tâm trạng cần được cảm
thông. Dư âm của nó mãi ngân như tiếng gợi đàn” [6, 45].
“Niềm mơ ước gửi vào trang viết Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư”
Hay:
“Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở
Đến tận cùng đau đớn đến tình yêu”
(Thơ tình viết cho bạn trẻ)
Với giọng thơ như vậy, Xuân Quỳnh viết thơ bằng tấm lòng giàu yêu thương và xúc cảm, thương người thương thân trước những vất vả, bất trắc của cuộc đời. Khi viết về tình yêu, tình mẫu tử giọng điệu thường hồn hậu, gắn với giọng thơ ưng phô bày kể lể, nhắn nhủ, tự tình ví von:
“Rào rào tiếng những bày ong Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ Mẹ con đang bận đưa ru
Cái hoa bận đỏ, cái hồ bận xanh Hạt cây đang bận nảy mầm
Con quay quay có một mình ngoài kia”
(Lời ru trên mặt đất)
Giọng thơ của Xuân Quỳnh dù biến hóa đến mấy vẫn còn lại cái phần gắn bó với lối cảm, lối nghĩ thông thường. Có thể nói tình cảm trắc ẩn một lẽ yêu
thương rất thiêng liêng của Xuân Quỳnh đã làm mạch ngầm dồi dào nuôi dưỡng và hình thành nên đặc điểm, phong cách và giọng điệu ấy.
Khi viết về tình yêu chị đã hát một giọng điệu khác. Nhiều khi táo bạo, dữ dội: “Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người
Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm Tôi yêu anh ta dẫu ngàn lần cay đắng”
Đó là một tiếng thơ rất sớm của một người phụ nữ luôn chủ động yêu và đòi quyền được yêu.
Ngoài ra thơ chị còn mang một giọng điệu riêng của thơ ca dân tộc. Nếu như thơ của Tố Hữu mang tinh thần cách mạng cao cả, thơ của Nguyễn Bính mang được cái chân chất của thôn quê thì thơ của Xuân Quỳnh có những nét bâng quơ nhưng đó lại là cái hồn nhiên, nhờ bản năng nghệ thuật hát ru dân gian. Lời ru thời gian trong thơ chị mang âm điệu nhẹ nhàng mà đằm thắm:
“À ơi… cái ngủ đang về cùng con Từ trong lá cỏ tươi non
Vượt lên mảnh đất vẫn còn mảnh bom Từ ngôi nhà mới vừa làm
Nghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vôi”
(Lời ru trên mặt đất)
Xuân Quỳnh đã chọn lời ru, lấy giọng điệu từ đó để làm chất liệu cho thơ của mình. Chị đã lựa chọn được một phong cách riêng để thể hiện một tâm hồn nhân hậu của người mẹ, một người yêu đằm thắm và giàu đức hy sinh.Chị muốn thơ mình là những lời ru ngọt ngào và sâu nặng bởi lẽ tiếng ru là một hình thức để biểu hiện phần sâu lắng nhất của thơ ca. Lắng nghe giọng thơ của chị ta thấy cả tạo vật cùng hòa vào giấc ngủ êm đềm :
“Ngủ đi người của em yêu Này con tàu là vừa neo bến chờ Trời đêm nghiêng xuống mái nhà Biển xanh kia cũng đang mơ đất liền”
Với giọng thơ như vậy, Xuân Quỳnh như đưa ta trở lại tuổi thơ, cảm hứng của chị cũng bắt nguồn từ đó để tạo nên một chất thơ mượt mà, đậm màu sắc ca dao.
Như vậy qua giọng điệu từ ngữ trong thơ Xuân Quỳnh ta thấy một tiếng thơ có nhiều màu sắc. Tiếng thơ thường là những tâm tình dễ yêu, dễ cảm đi cùng với giọng điệu bình thản, nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ lọt. Câu thơ chị thường là những câu thơ giản dị, tâm tình do chân thành, thấu hiểu mà có được.
Tiểu kết
Thơ được coi là một yếu tố, một phương tiện đặc biệt để biểu lộ tình cảm, bộc lộ cảm xúc và khơi dậy những tình cảm tốt đẹp nhất. Và thơ Xuân Quỳnh đã thực hiện được chức năng đó của thơ. Ngoài ra với chức năng này bạn đọc còn được biết đến ở hồn thơ Xuân Quỳnh một giọng thơ đậm chất trữ tình. Qua thơ chị đã thể hiện được hết các cung bậc cảm xúc, những suy tư trăn trở của mình. Thơ Xuân Quỳnh mang đậm chất trữ tình bởi nó còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa một nội dung bao quát và một hình thức ngôn ngữ sáng tạo mà nhà thơ đã sử dụng. Đó là tình yêu cuộc sống – thời đại ; tình yêu thiên nhiên đất nước ; tình yêu gia đình, bạn bè. Tất cả những nội dung ấy được trình bày dưới một hình thức ngôn ngữ đa dạng, sáng tạo. Chính cái ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, gần gũi ; đậm chất ca dao và giàu nhạc điệu cũng góp phần làm tăng thêm chất trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh. Thơ chị vừa là một bản tình ca tuyệt diệu, vừa là một bức tranh thiên nhiên tươi màu. Với một giọng thơ đằm thắm kết hợp với một tâm hồn nhạy cảm chị đã đã tạo cho thơ mình mang một nét đặc trưng riêng khác với thơ của các nhà thơ cùng thời.
CHƢƠNG 3. THƠ XUÂN QUỲNH – ĐẬM CHẤT TRÍ TUỆ 3.1. Khái niệm trí tuệ
Khái niệm „„trí tuệ‟‟ có rất nhiều cách hiểu khác nhau :
Theo cách hiểu thông thường trí tuệ là chất xám hay còn gọi là trí thông minh, ám chỉ đến nền tảng của ý thức con người.
Lại có người cho rằng : trí tuệ là danh từ chỉ thành quả của ba quá trình : học tập, quan sát và suy nghĩ. Nếu hiểu theo cách này thì trí tuệ chỉ là một đơn vị đo mức độ tích lũy. Điều này cũng có nghĩa là khi con người càng có nhiều vốn hiểu biết, nhiều kinh nghiệm thì trí tuệ của họ sẽ cao hơn so với những người ít hoặc không có nền tảng đó. Hay nói cách khác, đó là tư duy của mỗi người. Bởi tư duy là một biểu hiện của trí tuệ.
Đó là những cách hiểu một chiều, phiến diện phụ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi cá thể. Còn theo từ điển Tiếng Việt, trí tuệ được hiểu là „„khả năng
nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định‟‟ [4, 1034].
Nhưng dù hiểu khái niệm này theo cách nào thì trí tuệ luôn luôn tồn tại và có vai trò quan trọng trong mỗi con người nói riêng và trong nền kinh tế tri thức hiện nay nói chung.
3.2. Chất trí tuệ trong thơ
Mỗi nghệ sĩ tài năng không thể thiếu phong cách, như mỗi ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng riêng. Quả đúng như vậy, với văn chương thì sự sáng tạo, chất triết lí, sự khác biệt là một đặc trưng rất cần thiết ở mỗi người nghệ sĩ. Nhà văn Nam Cao đã từng quan niệm và cho rằng: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi
và sáng tạo những gì chưa ai có” [2, 8]. Nam Cao đánh giá cao sự sáng tạọ, sự
đào sâu, tìm tòi của người nghệ sĩ trong văn chương. Cũng chính sự sáng tạo ấy đã tạo nên cho mỗi nghệ sĩ bước lên một nấc thang mới – nấc thang của trí tuệ. Trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tài năng của mỗi nhà văn, nhà thơ; hơn nữa nó còn là phương diện để phản ánh trình độ của một thời đại các thế hệ nghệ sĩ.
Nhắc đến chất trí tuệ trong thơ ta có thể biết đến Chế Lan Viên – một thứ ánh sáng riêng của thời đại văn học, một hồn thơ cách mạng Tố Hữu, một nữ thi
sĩ đằm thắm Xuân Quỳnh, hay Tago – tổng hợp thiên tài kì diệu của văn học Ấn Độ… Tất cả những nghệ sĩ, những cha mẹ đẻ của mạch thơ ấy đều tạo cho đứa con tinh thần của mình mang một màu sắc trí tuệ đến nổi bật. Vậy hãy xem họ thể hiện cụ thể như thế nào?
Với Chế Lan Viên, trải qua nhiều chặng đường sáng tác với nhiều tác phẩm khác nhau, người ta thấy thơ Chế Lan Viên tỏa ra một “ thứ ánh sáng riêng”. Đó là vẻ đẹp của thơ giàu chất trí tuệ, suy tưởng, mang đậm chất triết lí sâu sắc.Đặc điểm này được rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học khẳng định: “Đọc thơ Chế Lan Viên thường gặp những câu thơ có tính châm ngôn, tính triết lí”.
Trong sáng tạo thơ, Chế Lan Viên luôn quan niệm “Thơ không chỉ đưa ru
mà còn thức tỉnh”. Có nghĩa là thơ không chỉ dừng lại ở nhận thức bề ngoài mà
còn khám phá ở bề sâu, bề rộng của sự vật, hiện tượng. Ông cho rằng nhà thơ phải “chịu suy nghĩ”, phải đào sâu, lật đi lật lại các vấn đề để phát hiện ra cái mới trong mạch ngầm của hiện thực để có cách nói mới, tác động sâu sắc vào trí tuệ người đọc. Đối với ông, thu thập vốn sống mới chỉ là bước khởi đầu, bởi