Tình yêu cuộc sống – thời đại

Một phần của tài liệu chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh (Trang 26 - 29)

3. Những chùm hoa độc đáo

2.3.1.1.Tình yêu cuộc sống – thời đại

Đọc thơ Xuân Quỳnh, ta như bắt gặp trong đó một tâm hồn gắn bó thiết tha với cuộc sống. Chị yêu cuộc sống bởi lẽ nó đã đem đến cho chị những niềm vui, hy vọng, thậm chí cả những buồn đau mất mát… khiến chị vững vàng hơn trên bước đường đời, giúp chị tôi luyện được bản lĩnh của một người phụ nữ có cuộc đời đầy gian lao, vất vả.

Mạnh dạn trong việc bộc bạch lòng mình, Xuân Quỳnh cho người đọc thấy một nét mới, một sức hấp dẫn mới của thời đại mà chị đang sống và cống hiến hết mình. “Thơ Xuân Quỳnh ở mảng đề tài riêng này quả đã có khả năng hòa

đồng giúp nhà thơ nối liền mình với đồng loại, với vũ trụ và thời gian” [7; tr.

66]. Thời đại mà Xuân Quỳnh sống và cống hiến là thời đại mà chị đã tìm thấy ở đó niềm cảm hứng về Tổ quốc, về dân tộc. Chị đã hòa mình vào cuộc sống đầy hào hứng và sôi nổi ấy. Tình yêu cuộc sống được chị thể hiện qua những sáng tác được đăng từ cuối những năm năm mươi. Chị thực sự đã có những đóng góp đáng kể trong nền thơ Việt Nam hiện đại, luôn quan tâm tới trách nhiệm, ý thức của mình.

Dù thơ em viết chửa hay hơn Em đang tập làm thơ cho có ích

Như viên đá trải đường, như nhát cuốc”

Ý thức đó ngày càng gắn bó thơ chị với cuộc sống và thơ chị thực sự có ích trong cuộc sống chung. Bước chuyển mình hòa nhập với cuộc sống thời đại bắt đầu từ Hoa dọc chiến hào (1968) và thực sự được khẳng định trong Gió Lào cát

trắng (1974) khi chị thực sự sống trong những thử thách ác liệt của vùng đất lửa

anh hùng đánh Mỹ:

“Vừa lớn khôn tôi đã biết đào hầm Dưới bom đạn gió Lào vẫn thổi”

Hay:

“Cuộc đời tôi có cát chở che

Khi đánh giặc cát lại làm công sự Máu đồng đội và máu tôi đã đổ Trên cát này mà gió quạt vừa se”

Từ mảnh đất quê hương chị đã đến và gắn bó với vùng đất lửa đầy gian nan.Vùng đất mới mẻ ấy đã khiến chị thức dậy những cảm xúc thơ. Những trăn trở, những đau xót như cất cao nguồn cảm hứng trong chị. Thực tại của cuộc sống thời đại đã dần hình thành trong chị một nhiệt huyết sống, một tinh thần chiến đấu qua giọng thơ đầy khỏe khoắn, đầy tâm huyết. Cuộc sống

vùng tuyến lửa Quảng Bình – Vĩnh Linh đánh Mỹ đã làm đậm thêm tình chiến đấu nơi đầu bút:

“Uống nước hố bom đêm đánh giặc đạn” Và khi ngủ gối đầu lên bao đạn”

Rồi những tình cảm sâu sắc ấy còn thể hiện qua những câu thơ hết sức rắn rỏi và đầy cứng cáp:

“Làng tôi đây sao anh lại ngạc nhiên

Giặc phá hết không còn gì cả

Chúng tôi sống không cần nhà cửa

Chỉ có tấm lòng và cây súng trong tay… Dẫu chúng tôi chẳng còn lại gì đâu

Còn chúng tôi – chúng tôi còn tất cả”

(Làng)

Lời thơ là một sự quyết tâm cao độ thể hiện sức sống bền bỉ của những con người đang đấu tranh vì cuộc sống mai sau. Dù trong hoàn cảnh ác liệt nhất, gót giầy kẻ thù giày xéo trên mảnh đất quê hương nhưng con người trong thời đại đó luôn làm chủ mình, luôn đứng ở trong tâm thế của người chiến thắng:

“Ta mang thời gian vào lòng đất Đốt đèn lên ta làm ban ngày

Ta định phút, định giờ lên đánh giặc”

(Thời gian đi trong lòng đất)

Có thể nói những sáng tác của Xuân Quỳnh trong thời kỳ bom đạn còn khá nhiều hạn chế nhưng nếu soi xét vào từng bài thơ ta thấy chị đang đối mặt trực tiếp với những vấn đề cơ bản của cuộc sống trong chiến tranh. Chị suy tư rồi lại tự lý giải chính những câu hỏi lớn mà cuộc sống đặt ra bằng sự nhiệt tình, sự gắn bó yêu thương.

Cuộc sống thời đại nhuốm màu khói lửa của bom rơi, đạn lạc là vậy. Sau khi giành được hòa bình, cuộc sống có những bước chuyển mình mau lẹ cũng khiến Xuân Quỳnh dâng trào những cảm xúc thiết tha. Chị vui với niềm vui hồ hởi của nhân dân đang hăng say trong công cuộc đổi mới xây dựng đất nước.

Điều đó đã đánh dấu những bước vươn lên tự mình đến với những vấn đề chung của cuộc sống thời đại:

“Ba mươi năm tiếng súng đã lặng yên Đất đã trở về với khoai với lúa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Miền đất xưa lẫy lừng một thuở

Những Mường Thanh, Hồng Cúm, Him Lam

Chiến thắng đã đi qua thương nhớ những anh hùng Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, Phan Đình Giót”

(Màu hoa còn lại)

Thơ Xuân Quỳnh là sự ý thức ý nghĩa lớn lao của cuộc chiến đấu, của những trang sử hào hùng chói lọi, tự hào về những miền đất xưa và những người anh hùng của dân tộc vẫn mãi lưu danh trong sử sách. Xuân Quỳnh đã mở rộng, gắn bó tình cảm của mình với tình cảm của thời đại. Cuộc sống thời đại ùa vào mạnh mẽ, Xuân Quỳnh đã mở rộng lòng mình đón nhận tất cả. Tình yêu bao la ấy đã đi sâu vào tâm hồn người phụ nữ đa sầu đa cảm. Ngay khi nói về những tình cảm riêng tư, Xuân Quỳnh cũng đã khẽ chạm tới cuộc sống bằng những khúc ca hát ru đau buồn của chiến tranh với tội ác của kẻ thù:

“Khi con sinh ra cái tã đã nhuộm xanh Cái nôi mắc trước cửa hầm bí ẩn Lửa đạn giặc xém cánh hoa đậu ván Bên bờ ao con chuồn chuồn mất chỗ chơi Đã có trước tiếng đầu tiên con khóc Là tiếng rú cuồng điên của bọn giặc trời”

(Lời ru trên mặt đất)

Tất cả những mất mát đau thương của cuộc sống chiến đấu đã đi qua để lại khoảng bình yên cho một mầm sống khác vươn lên và trường tồn trên mảnh đất khô cằn đầy bom đạn đó. Lời thơ của Xuân Quỳnh như một lời hát tươi vui về cuộc sống mới. Đó cũng chính là những biểu hiện của chất trữ tình trong thơ chị.

Một phần của tài liệu chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh (Trang 26 - 29)