Thơ viết về thiếu nhi

Một phần của tài liệu chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh (Trang 52 - 64)

3. Những chùm hoa độc đáo

3.3.1.3. Thơ viết về thiếu nhi

Đây có thể coi là một bộ phận quan trọng làm nên sự nghiệp của nhà thơ nữ đặc sắc Xuân Quỳnh. Mạch thơ là sự xuất phát từ những kinh nghiệm riêng, cảm xúc riêng của chị. Nhưng nó không đơn thuần chỉ là những vần thơ để phô bày, diễn tả, thể hiện mà trong nó còn chứa dựng những chân lý mà không phải ai cũng nói được. Đó là sự gửi gắm, giáo dục”. Giáo dục cho các em những gì và giáo dục như thế nào ?đó mới chính là một vấn đề. Xuân Quỳnh chỉ mong ở bé một phẩm chất Ngoan.Bởi Ngoan giúp cho sự hình thành nhân cách trẻ, đủ cho mọi sự chuân bị về tương lai của trẻ. Bài thơ “Mí ngoan hơn cái nấm” là bài học vệ sinh, giữ gìn sức khỏe, không đi nắng hoặc đi nắng phải đội mũ ; cũng là bài học luân lí, nghe lời bố mẹ :

“Bé Kiên chẳng ngoan đâu

Không được bằng cái nấm Cái Nấm là ngoan lắm Luôn ô mũ chỉnh tề

……

Nhưng bé Mí còn ngoan hơn :

Vì khi ngủ mỗi đêm Là không cần mũ nón Thế mà các bạn nấm

Xuân Quỳnh còn thông qua những bài thơ bắt đầu bằng hàng loạt những câu hỏi Vì sao để từ đó trả lời cho sự tò mò của trẻ nhỏ :

Vì sao con cóc Nó hay nghiến răng Vì sao con còng Nó không nhắm mắt Không có chân có cánh ….

Hay qua những bài rất ngộ nghĩnh nhà thơ đã đưa ra một quy luật vận động tự nhiên của mọi loài trong thế giới giúp trẻ nhận thức được một cách nhanh nhất và lại có hứng thứ tìm hiểu :

“Chưa già mà đã có râu

Cái con dế suốt đêm thâu hát gì Không chân con rắn vẫn đi

Con sên thích múa con ve thích gào Con chim thích đậu cành cao

Con tàu biết gọi khi vào sân ga

Lưu luyến và nhân rộng là dành cho người lớn, còn con trẻ chỉ có yêu thương. Trong mỗi bài thơ Xuân Quỳnh viết cho các em dường như đều có một khu vực cho nhận thức người lớn. Đây cũng chính là những biểu hiện của chất trí tuệ trong mảng thơ viết về thiếu nhi của nữ thi sĩ.

3.3.2. Chất trí tuệ đƣợc thể hiện qua hình thức

Xuân Quỳnh là một trong số những cây bút trẻ đầy nhiệt tình của thời kỳ văn học chống Mỹ cứu nước. Thơ chị được nhiều bạn đọc biết đến bởi cái sâu sắc và thâm thúy về nội dung, sự độc đáo trong phong cách thể hiện.

3.3.2.1. Sự độc đáo trong cấu tứ của thơ Xuân Quỳnh

3.3.2.1.1. Cấu tứ là gì ?

Trong quá trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn cấu tứ là hoạt động của tư duy để sáng tạo ra hình tượng nghệ thuật. Nhà lý luận văn học Trung Quốc – Lưu Hiệp nói về cấu tứ trong thiên “thần tứ” như sau : “Cái kỳ diệu của cấu tứ

là làm cho tinh thần nhà văn gặp gỡ với sự vật khách quan, hình và ý gặp nhau

[5, 44]. Nếu xét cấu tứ như một thành quả sáng tạo thì đó là sự cắt nghĩa, lý giải khái quát hiện tượng đời sống. Có thể xem cấu tứ là linh hồn của tác phẩm cung

cấp một thế đứng, thế nhìn, cách cảm nhận để thâm nhập vào thế giới nghệ thuật. Cấu tứ là mô hình nghệ thuật của tác phẩm, là quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người của nó.

3.3.2.1.2. Cấu tứ trong tác phẩm thơ Xuân Quỳnh

Cấu tứ trong thơ Xuân Quỳnh hết sức độc đáo. Có thể nói đây là một trong những phương tiện góp phần thể hiện cho phong cách, chất trí tuệ trong thơ Xuân Quỳnh. Đọc thơ chị ta bắt gặp một tâm trạng về cảm xúc không đứng riêng lẻ mà ngược lại nó đồng điệu với những hiện tượng khách quan được phản ánh, hình và ý gặp nhau ở một điểm nhất định.

Là một tác giả trưởng thành trong lòng chế độ mới, Xuân Quỳnh đã đem đến cho thơ một cốt cách riêng của thế hệ mình. Cấu tứ trong thơ Xuân Quỳnh tự biểu hiện :

Thế giới chúng ta : niềm yêu, tuổi trẻ

Đâu phải súng gươm bạo lực xiềng gông Rung chuyển trời xanh, muôn lời ca nối tiếp

Ôi lòng người như biển lớn đón trăm sông

(Tiếng hát – Chồi biếc) Có thể nói tập thơ “Chồi biếc” là một trong những tập thơ tiêu biểu cho nét độc đáo trong cấu tứ thơ Xuân Quỳnh. Nó đã nói tới những lý tưởng thẩm mĩ trong sáng tác văn học. Cấu tứ trong thơ Xuân Quỳnh rất giản dị, có những câu như một lời nói bình thường mà gợi lên những ấn tượng khó quên bởi sự đằm thắm đó :

“Sao không cài khuy áo lại anh Trời lạnh đấy hôm nay trời trở rét”

Ở Xuân Quỳnh cũng đã có những sự kế thừa, sáng tạo những nét đẹp trong cấu tứ của một số tác phẩm văn học trước đó. Nếu trong ca dao hình ảnh thuyền, bến gợi một tình yêu thủy chung son sắt :

“Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

thì Xuân Quỳnh đã vận dụng hình ảnh đó trong cấu tứ của mình một cách khéo léo. Nói tới thuyền là gợi tới sự hi vọng lớn lao :

Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la

(Thuyền và biển)

Hình ảnh thuyền tượng trưng cho người phụ nữ với khát vọng lớn lao về tình yêu. Xuân Diệu cũng từng dùng hình ảnh biển để diễn tả một tình yêu đẹp :

“Anh không xứng làm biển xanh

Nhưng anh muốn em làm bờ cát trắng”

Trong thơ Xuân Quỳnh, biển là biểu tượng cho một tình yêu lớn lao, ào ạt, mạnh mẽ :

Những ngày không gặp nhau Biển bạc đầu thương nhớ

Cấu tứ thơ còn được thể hiện qua hình ảnh sóng. Sóng tượng trưng cho tình yêu dữ dội và mãnh liệt, bền bỉ, truyền thống :

“Ôi con sóng ngày xưa và ngày sau vẫn thế nỗi khát vọng tình yêu bồi hồi trong ngực trẻ”

hay :

Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ”

Ngoài ra, tình yêu còn được chuyển đổi rất tinh tế dưới ngòi bút của Xuân Quỳnh. Chị đã cho tình yêu của mình sánh cùng với thời gian, chạy đua cùng thời gian, cùng những khó khăn vất vả của đời thường và cuối cùng tình yêu với niềm tin mãnh liệt đã chiến thắng:

“Tình ta như hàng cây đã qua mùa bão gió Tình ta như dòng sông đã yên ngày thác lũ”

Hay:

“Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mà thu đi cùng lá”

(Thơ tình cuối mùa thu) Có thể thấy, giữa các câu thơ có sự liên kết chặt chẽ về ý nghĩa. Câu nọ nối tiếp câu kia trong sự cảm nhận tinh tế của tác giả. Bằng hàng loạt những hình ảnh so sánh, ẩn dụ, tượng trưng, nhân hóa, Xuân Quỳnh đã thể hiện sâu sắc được lối viết độc đáo cũng như khả năng suy tưởng trong thơ mình để chia sẻ cùng bạn đọc.

Thơ Xuân Quỳnh hay ở sự mới lạ, ở những tìm tòi độc đáo về câu chữ hay cấu tứ, như nhiều nhà thơ trẻ thời chống Mỹ. Chị không cố ý làm một cuộc cách tân thơ, cũng không có ý trau chuốt nghệ thuật thơ mình, nhưng chị đã đi trên con đường lớn của thơ, con đường đi từ trái tim và ở lại giữa những trái tim người đời. Đó là con đường khó nhất vì không phải hình ảnh từ ngữ nào cứu được thơ mà chỉ có máu của trái tim, chỉ bằng rung cảm nhân bản mãi là nguồn gốc của thơ và Xuân Quỳnh đã có được điều quý giá, trân trọng nhất ấy của người nghệ sĩ – những rung cảm nhân bản của tâm hồn là nguồn gốc của thơ. Như vậy cấu tứ không phải là kết quả của một đầu óc tự biện, suy tư theo những phạm trù triết học mà nó nảy sinh từ những gì quen thuộc, những gì gắn bó với nhà thơ và cả những gì nhà thơ học hỏi được.

3.3.2.2. Tạo dựng kết cấu theo dòng cảm nhận

3.3.2.2.1. Kết cấu là gì?

Kết cấu của tác phẩm văn học là toàn bộ tổ chức phức tạp và sinh động của tác phẩm. Ngoài bố cục, kết cấu còn bao gồm: tổ chức hệ thống tính cách, tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật của tác phẩm, nghệ thuật tổ chức những liên kết cụ thể của những thành phần cốt truyện trình bày, bố trí các yếu tố ngoài cốt truyện… sao cho toàn bộ tác phẩm trở thành một chỉnh thể nghệ thuật. Còn kết cấu trong thơ chính là: đảm nhận việc liên kết, tổ chức hệ thống cảm nghĩ và hình ảnh trong một cấu trúc hoàn chỉnh làm nổi rõ chủ đề và lý tưởng bao quát của bài thơ, đảm bảo tới mức tối đa hệ quả và sức truyền cảm của bài thơ.

3.3.2.2.2. Kết cấu trong thơ Xuân Quỳnh

Tác phẩm của Xuân Quỳnh được gây dựng bằng những nét hết sức tự nhiên. Cảm xúc trong thơ Xuân Quỳnh cũng vậy, rất gần gũi đồng cảm với bạn đọc. Chị đưa vào tác phẩm của mình những cảm xúc rất thực về cuộc sống của bản thân:

Nếu ví dụ không có chúng tôi đây

Liệu cuộc sống có còn là cuộc sống

Ai sẽ mang lại cho các anh buồn vui hạnh phúc Mở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằn Thử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ông

Các anh sẽ không còn biết yêu biết ghét

(Thơ vui về phái yếu)

Những suy nghĩ, những cảm xúc rất thực, rất tự nhiên của phái yếu được Xuân Quỳnh thể hiện rất rõ, rất độc đáo. Có lẽ vì vậy mà khi tiếp xúc với thơ chị người đọc sẽ thấy ngay một tâm hồn nhạy cảm khi đứng trước mọi vấn đề của cuộc sống.

Kết cấu trong tác phẩm thơ Xuân Quỳnh không chỉ được thể hiện qua cảm xúc ở những câu chữ mà nó còn được nhấn mạnh hơn bởi những hình ảnh song hành, đối lập. Trong bài thơ Thuyền và biển xuyên suốt là sự xuất hiện song hành hai hình ảnh, hai đối tượng cùng tăng tiến: thuyền – biển:

Lòng thuyền nhiều khát vọng Và tình biển bao la

Thuyền đi hoài không nói

Biển vẫn xa còn xa

(Thuyền và biển)

Hai hình ảnh luôn xuất hiện song song xuyên suốt trong tác phẩm như một lời hát cho tình yêu son sắt. Qua đó đã tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa hai đối tượng không thể tách rời và cảm xúc của nhà thơ được bật lên từ đó. Nếu thiếu đi một trong hai hình ảnh, câu thơ sẽ trở nên khập khiễng, không hoàn thiện, không đủ nghĩa. Hình ảnh “thuyền” tượng trưng cho cái nhỏ bé, vô định,

còn “biển” luôn là cái bao la rộng lớn. Con thuyền nằm trọn vẹn trong lòng biển và hình ảnh về một sự chở che bao bọc đã bao quát toàn đoạn thơ.

Sự đối lập còn có trong một câu, điều đó đã thể hiện được nét độc đáo trong phong cách thể hiện:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Với những từ ngữ đối lập trực tiếp trong từng câu thơ, Xuân Quỳnh đã nêu bật được những trạng thái, cung bậc của tình yêu qua hình tượng con sóng. Chị đã sử dụng hình ảnh ẩn dụ, với những từ ngữ đối lập để khiến bạn đọc phải suy nghĩ, liên tưởng và gắn mình với những khát khao, xúc cảm trong tình yêu. Đây cũng chính là biểu hiện cho một sự lập luận tư duy logic được lồng vào trong kết cấu theo dòng cảm nhận mà Xuân Quỳnh đã sử dụng một cách tài tình.

Trong kết cấu thơ trữ tình, sự vận động của không gian, thời gian cũng là một điểm đáng chú ý. Thời gian trong thơ Xuân Quỳnh được nhắc đi nhắc lại trong sự trôi chảy. Câu thơ thường có sự vận động qua quá khứ, hiện tại và tương lai:

“Ngàn xưa cho tới mai sau Vịnh xanh như buổi ban đầu tình yêu”

(Tình ca trong lòng vịnh) Chị thường trở lại quá khứ bằng hồi tưởng:

Hoa cúc tím trong bài hát cũ

Dẫu vẫn là cung bậc của ngày xưa

Hay:

Những năm tháng cùng nhau anh chỉ thấy

Quá khứ dài là mái tóc em đen

(Bàn tay em)

Không chỉ ở thời gian, về không gian trong thơ Xuân Quỳnh cũng rất linh hoạt, giữa cái xác định và cái không xác định, giữa vô hạn và hữu hạn, giữa hiện thực với chất lãng mạn xen kẽ với nhau:

Sớm xuân này mặt đất đầy hoa

Những gương mặt rạng ngời sau cửa kính

Bãi ngô mượt, mặt sông Hồng lấp lánh

(Ý nghĩ về thành phố lúc vào xuân) Hay:

“Cuối trời mây trắng bay Lá vàng thưa thớt quá Phải chăng lá về rừng Mùa thu đi cùng lá…”

(Thơ tình cuối mùa thu)

Như vậy trong thơ Xuân Quỳnh kết cấu theo thời gian, không gian được chị thể hiện khá độc đáo. Nhìn một cách khái quát những gì Xuân Quỳnh đã sáng tạo trong kết cấu, thơ chị thực sự được hình thành bởi một nghệ sĩ tài năng.

Thông thường tác phẩm văn học bao giờ cũng có phần mở đầu và kết thúc. Trong thơ trữ tình cũng vậy. Trong tác phẩm thơ: “Các khâu mở đầu, tâm điểm, kết thúc bài thơ có ý nghĩa quan trọng đối với việc tổ chức và kết cấu của sáng

tác đặc biệt là tâm diểm và khâu kết thúc” [1, 392].

Xuân Quỳnh với những nét độc đáo thể hiện trong kết cấu, chị đã mở đầu bài thơ Sóng không phải việc kể về một con sóng mà chị đi ngay tới những gì là đặc trưng nhất:

Dữ dội và dịu êm

Ồn ào và lặng lẽ

Tiếp xúc với những dòng thơ đầu tiên người đọc đã tìm thấy cảm xúc của Xuân Quỳnh luôn gắn liền với những cung bậc khác nhau của tình cảm, tình yêu đôi lứa.

Xuân Quỳnh trong quá trình sáng tạo nghệ thuật cũng hết sức chú ý đến tâm điểm bài thơ:

Những đôi tri kỉ Sóng bước qua đây

Lá vàng vẫn bay

Chồi non lại biếc

(Chồi biếc)

Ý thơ gợi lên một quy luật tất yếu của cuộc sống đồng thời cũng là hy vọng về một mầm sống tươi tốt sẽ lại lớn lên thay thế cho những gì đã cằn cỗi và tình yêu sẽ trở lại với những tâm hồn đang khát khao cháy bỏng.

Trong thơ trữ tình, kết cấu không thể thiếu đi phần kết thúc. Chỗ kết thúc bài thơ thực sự có một vị trí quan trọng đó là sự thâu tóm mọi vận động của cảm xúc, nơi kết lại cho tứ thơ ngưng đọng. Thơ trữ tình thường kết thúc sáng tạo qua sự suy nghĩ rộng rãi của thi sĩ. Kết thúc bài thơ Sóng bạn đọc đã thấy được những suy nghĩ sâu sắc về tình yêu:

Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu

Để ngàn năm còn vỗ

Xuân Quỳnh đã mở ra một khoảng không gian lớn về tình yêu, tình yêu không dừng lại ở cái nhỏ bé mà còn hòa chung trong cái cao cả, lớn lao.

Hay bài thơ Mùa hoa roi cũng có một kết thúc bất ngờ:

Hoa ơi sao chẳng nói

Anh ơi sao lặng thinh Đốt lòng em câu hỏi

Yêu em nhiều không anh?”

Dấu hỏi chấm bỏ lửng cuối bài thơ như nói lên một tâm trạng trăn trở lo âu trước sự mong manh dễ vỡ của tình yêu.

Như vậy kết cấu trong tác phẩm thơ trữ tình là một biện pháp góp phần làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Nhìn một cách khái quát những gì Xuân Quỳnh đã sáng tạo trong kết cấu, thơ chị thực sự đã được hình thành bởi một nghệ sĩ tài năng.

Tiểu kết

Xuân Quỳnh cũng giống như bao nhà thơ cùng thời khác, cũng có những suy tư, trăn trở về mọi vấn đề trong cuộc sống, trong tình yêu. Nhưng nó không đơn thuần là như vậy mà ở đó nó chứa đựng những nội dung mang tính triết lí cao, có sự khái quát lớn và một lập luận logic. Hay đó cũng chính là biểu hiện cho một phong cách thơ đậm chất trí tuệ . Chính vì vậy trong thơ chị, chất trí tuệ không chỉ được thể hiện qua những hệ thống nội dung phong phú, phản ánh nhiều khía cạnh của thời đại mà nó còn được thể hiện song hành cùng với hệ thống nghệ thuật đặc sắc. Đó là nghệ thuật trong cấu tứ, kết cấu ở tác phẩm thơ Xuân Quỳnh. Tất cả đã tạo nên sự thành công trong sáng tác của Xuân Quỳnh.

KẾT LUẬN

Trên đời này ai chẳng yêu thơ

Một phần của tài liệu chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh (Trang 52 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)