Đậm chất dân gian

Một phần của tài liệu chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh (Trang 39 - 64)

3. Những chùm hoa độc đáo

2.3.2.2.Đậm chất dân gian

Xuân Quỳnh vốn sinh ra và lớn lên ở một vùng quê giàu truyền thống văn học, những lời ru ngọt ngào của bà, của mẹ đã khiến tuổi thơ của chị đi sâu vào giấc ngủ. Có lẽ vì vậy mà những hình ảnh đậm chất dân ca đã trở nên hết sức quen thuộc với chị.Ngay từ việc lựa chọn đối tượng miêu tả ta thấy xu hướng dân gian trong ngôn ngữ thiên nhiên của chị Xuân Quỳnh đã biết làm giàu cho mình bằng ngôn ngữ văn học dân gian, góp phần trong việc thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình, hoàn thiện hơn đặc điểm của thể trữ tình nói chung và trong thơ Xuân Quỳnh nói riêng:

“Đã thương mấy núi cũng trèo Mấy sông, mấy biển, mấy đèo cũng qua

Biết ơn hạt muối mặn mòi Với gừng cay để cho người nhớ nhau”

Hay:

“Tình yêu anh nói cùng em

Tiếng ngàn năm của những đêm hội chèo Tiếng người xưa nói với nhau

Trong câu quan họ: qua cầu gió bay Người về cởi áo lại đây

Để thương để nhớ biết ngày nào quên”

(Nguồn gốc từ ngữ)

Xuân Quỳnh đã khiến tâm hồn mình trở nên phong phú hơn bằng cách trở lại với mạch nguồn của dân tộc. Chị như trở lại quá khứ của ngàn năm xưa để lấy về những câu hát quan họ, hòa mình vào những đêm hội chèo để rồi khi trở lại với thực tại đặt ngòi bút lên trang giấy, những câu thơ ngọt ngào đã ra đời. Lại Nguyên Ân đã từng nhận xét: “Đằng sau cái tác phong mà không phải ai cũng dễ ưa ấy, phải chăng có thể nghĩ rằng ở con người này đang hội lại những nét gì tương tự

như là sự thông tuệ dân gian, trí khôn, cách ứng xử dân gian” [10, 15].

Từ ngữ của chị như gọi nhau, như say như tỉnh, biến hóa thông minh gần như bản chất của những bài đồng dao xưa cổ nhất:

“Mẹ mang về tiếng hát Từ cái bống cái bang Từ cái hoa rất thơm Từ cánh cò rất trắng Từ vị gừng rất đắng Từ vết lấm chưa khô”

(Truyện cổ tích loài người)

Và quả thực ngôn ngữ trong thơ chị luôn mềm mại, duyên dáng khi kế thừa và phát triển những vẻ đẹp của ngôn ngữ ca dao dân ca:

“Mẹ lại hát ru con bài ca đất nước Vợ cấy chồng cày đồng cạn đồng sâu Và yêu nhau cởi áo cho nhau”

Đọc những câu thơ như vậy khiến ta như trở lại khúc hát quan họ xưa. Nhiều bài thơ của Xuân Quỳnh đã sử dụng yếu tố ngôn ngữ trên và một lần nữa những nét đặc sắc, độc đáo trong ngôn ngữ thơ trữ tình được khẳng định.

2.3.2.3. Giàu nhạc điệu

Nếu như những hình ảnh góp phần làm nên hình hài của bài thơ thì giọng điệu lại là cái quyết định nhất trong thơ trữ tình. Thơ Xuân Quỳnh cũng vậy – một giọng thơ trầm lắng, nhiều tâm sự, day dứt khắc khoải. Một âm điệu buồn da diết gợi đến từ sâu xa ý thức về thân phận người phụ nữ: “Nỗi thương thân trong thơ Xuân Quỳnh đã giãi bày thành biết bao tâm trạng cần được cảm

thông. Dư âm của nó mãi ngân như tiếng gợi đàn” [6, 45].

“Niềm mơ ước gửi vào trang viết Nỗi đau buồn dồn xuống đáy tâm tư”

Hay:

“Tôi đã đi đến tận cùng xứ sở

Đến tận cùng đau đớn đến tình yêu”

(Thơ tình viết cho bạn trẻ)

Với giọng thơ như vậy, Xuân Quỳnh viết thơ bằng tấm lòng giàu yêu thương và xúc cảm, thương người thương thân trước những vất vả, bất trắc của cuộc đời. Khi viết về tình yêu, tình mẫu tử giọng điệu thường hồn hậu, gắn với giọng thơ ưng phô bày kể lể, nhắn nhủ, tự tình ví von:

“Rào rào tiếng những bày ong Chuyên cần là tiếng cái tằm nhả tơ Mẹ con đang bận đưa ru

Cái hoa bận đỏ, cái hồ bận xanh Hạt cây đang bận nảy mầm

Con quay quay có một mình ngoài kia”

(Lời ru trên mặt đất)

Giọng thơ của Xuân Quỳnh dù biến hóa đến mấy vẫn còn lại cái phần gắn bó với lối cảm, lối nghĩ thông thường. Có thể nói tình cảm trắc ẩn một lẽ yêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thương rất thiêng liêng của Xuân Quỳnh đã làm mạch ngầm dồi dào nuôi dưỡng và hình thành nên đặc điểm, phong cách và giọng điệu ấy.

Khi viết về tình yêu chị đã hát một giọng điệu khác. Nhiều khi táo bạo, dữ dội: “Không sĩ diện đâu, nếu tôi yêu được một người

Tôi sẽ yêu anh ta hơn anh ta yêu tôi nhiều lắm Tôi yêu anh ta dẫu ngàn lần cay đắng”

Đó là một tiếng thơ rất sớm của một người phụ nữ luôn chủ động yêu và đòi quyền được yêu.

Ngoài ra thơ chị còn mang một giọng điệu riêng của thơ ca dân tộc. Nếu như thơ của Tố Hữu mang tinh thần cách mạng cao cả, thơ của Nguyễn Bính mang được cái chân chất của thôn quê thì thơ của Xuân Quỳnh có những nét bâng quơ nhưng đó lại là cái hồn nhiên, nhờ bản năng nghệ thuật hát ru dân gian. Lời ru thời gian trong thơ chị mang âm điệu nhẹ nhàng mà đằm thắm:

“À ơi… cái ngủ đang về cùng con Từ trong lá cỏ tươi non

Vượt lên mảnh đất vẫn còn mảnh bom Từ ngôi nhà mới vừa làm

Nghe trong cái ngủ nồng nàn mùi vôi”

(Lời ru trên mặt đất)

Xuân Quỳnh đã chọn lời ru, lấy giọng điệu từ đó để làm chất liệu cho thơ của mình. Chị đã lựa chọn được một phong cách riêng để thể hiện một tâm hồn nhân hậu của người mẹ, một người yêu đằm thắm và giàu đức hy sinh.Chị muốn thơ mình là những lời ru ngọt ngào và sâu nặng bởi lẽ tiếng ru là một hình thức để biểu hiện phần sâu lắng nhất của thơ ca. Lắng nghe giọng thơ của chị ta thấy cả tạo vật cùng hòa vào giấc ngủ êm đềm :

“Ngủ đi người của em yêu Này con tàu là vừa neo bến chờ Trời đêm nghiêng xuống mái nhà Biển xanh kia cũng đang mơ đất liền”

Với giọng thơ như vậy, Xuân Quỳnh như đưa ta trở lại tuổi thơ, cảm hứng của chị cũng bắt nguồn từ đó để tạo nên một chất thơ mượt mà, đậm màu sắc ca dao.

Như vậy qua giọng điệu từ ngữ trong thơ Xuân Quỳnh ta thấy một tiếng thơ có nhiều màu sắc. Tiếng thơ thường là những tâm tình dễ yêu, dễ cảm đi cùng với giọng điệu bình thản, nhẹ nhàng, dễ nghe, dễ lọt. Câu thơ chị thường là những câu thơ giản dị, tâm tình do chân thành, thấu hiểu mà có được.

Tiểu kết

Thơ được coi là một yếu tố, một phương tiện đặc biệt để biểu lộ tình cảm, bộc lộ cảm xúc và khơi dậy những tình cảm tốt đẹp nhất. Và thơ Xuân Quỳnh đã thực hiện được chức năng đó của thơ. Ngoài ra với chức năng này bạn đọc còn được biết đến ở hồn thơ Xuân Quỳnh một giọng thơ đậm chất trữ tình. Qua thơ chị đã thể hiện được hết các cung bậc cảm xúc, những suy tư trăn trở của mình. Thơ Xuân Quỳnh mang đậm chất trữ tình bởi nó còn là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa một nội dung bao quát và một hình thức ngôn ngữ sáng tạo mà nhà thơ đã sử dụng. Đó là tình yêu cuộc sống – thời đại ; tình yêu thiên nhiên đất nước ; tình yêu gia đình, bạn bè. Tất cả những nội dung ấy được trình bày dưới một hình thức ngôn ngữ đa dạng, sáng tạo. Chính cái ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, gần gũi ; đậm chất ca dao và giàu nhạc điệu cũng góp phần làm tăng thêm chất trữ tình trong thơ Xuân Quỳnh. Thơ chị vừa là một bản tình ca tuyệt diệu, vừa là một bức tranh thiên nhiên tươi màu. Với một giọng thơ đằm thắm kết hợp với một tâm hồn nhạy cảm chị đã đã tạo cho thơ mình mang một nét đặc trưng riêng khác với thơ của các nhà thơ cùng thời.

CHƢƠNG 3. THƠ XUÂN QUỲNH – ĐẬM CHẤT TRÍ TUỆ 3.1. Khái niệm trí tuệ

Khái niệm „„trí tuệ‟‟ có rất nhiều cách hiểu khác nhau :

Theo cách hiểu thông thường trí tuệ là chất xám hay còn gọi là trí thông minh, ám chỉ đến nền tảng của ý thức con người.

Lại có người cho rằng : trí tuệ là danh từ chỉ thành quả của ba quá trình : học tập, quan sát và suy nghĩ. Nếu hiểu theo cách này thì trí tuệ chỉ là một đơn vị đo mức độ tích lũy. Điều này cũng có nghĩa là khi con người càng có nhiều vốn hiểu biết, nhiều kinh nghiệm thì trí tuệ của họ sẽ cao hơn so với những người ít hoặc không có nền tảng đó. Hay nói cách khác, đó là tư duy của mỗi người. Bởi tư duy là một biểu hiện của trí tuệ.

Đó là những cách hiểu một chiều, phiến diện phụ thuộc vào trình độ nhận thức của mỗi cá thể. Còn theo từ điển Tiếng Việt, trí tuệ được hiểu là „„khả năng

nhận thức lí tính đạt đến một trình độ nhất định‟‟ [4, 1034].

Nhưng dù hiểu khái niệm này theo cách nào thì trí tuệ luôn luôn tồn tại và có vai trò quan trọng trong mỗi con người nói riêng và trong nền kinh tế tri thức hiện nay nói chung.

3.2. Chất trí tuệ trong thơ

Mỗi nghệ sĩ tài năng không thể thiếu phong cách, như mỗi ngôi sao lấp lánh một thứ ánh sáng riêng. Quả đúng như vậy, với văn chương thì sự sáng tạo, chất triết lí, sự khác biệt là một đặc trưng rất cần thiết ở mỗi người nghệ sĩ. Nhà văn Nam Cao đã từng quan niệm và cho rằng: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi

và sáng tạo những gì chưa ai có” [2, 8]. Nam Cao đánh giá cao sự sáng tạọ, sự

đào sâu, tìm tòi của người nghệ sĩ trong văn chương. Cũng chính sự sáng tạo ấy đã tạo nên cho mỗi nghệ sĩ bước lên một nấc thang mới – nấc thang của trí tuệ. Trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tài năng của mỗi nhà văn, nhà thơ; hơn nữa nó còn là phương diện để phản ánh trình độ của một thời đại các thế hệ nghệ sĩ.

Nhắc đến chất trí tuệ trong thơ ta có thể biết đến Chế Lan Viên – một thứ ánh sáng riêng của thời đại văn học, một hồn thơ cách mạng Tố Hữu, một nữ thi

sĩ đằm thắm Xuân Quỳnh, hay Tago – tổng hợp thiên tài kì diệu của văn học Ấn Độ… Tất cả những nghệ sĩ, những cha mẹ đẻ của mạch thơ ấy đều tạo cho đứa con tinh thần của mình mang một màu sắc trí tuệ đến nổi bật. Vậy hãy xem họ thể hiện cụ thể như thế nào?

Với Chế Lan Viên, trải qua nhiều chặng đường sáng tác với nhiều tác phẩm khác nhau, người ta thấy thơ Chế Lan Viên tỏa ra một “ thứ ánh sáng riêng”. Đó là vẻ đẹp của thơ giàu chất trí tuệ, suy tưởng, mang đậm chất triết lí sâu sắc.Đặc điểm này được rất nhiều nhà nghiên cứu phê bình văn học khẳng định: “Đọc thơ Chế Lan Viên thường gặp những câu thơ có tính châm ngôn, tính triết lí”.

Trong sáng tạo thơ, Chế Lan Viên luôn quan niệm “Thơ không chỉ đưa ru (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mà còn thức tỉnh”. Có nghĩa là thơ không chỉ dừng lại ở nhận thức bề ngoài mà

còn khám phá ở bề sâu, bề rộng của sự vật, hiện tượng. Ông cho rằng nhà thơ phải “chịu suy nghĩ”, phải đào sâu, lật đi lật lại các vấn đề để phát hiện ra cái mới trong mạch ngầm của hiện thực để có cách nói mới, tác động sâu sắc vào trí tuệ người đọc. Đối với ông, thu thập vốn sống mới chỉ là bước khởi đầu, bởi sáng tạo thơ không phải là sự sao chép thụ động những gì trông thấy, nghe thấy mà là một quá trình lao tâm khổ trí; là sự nghiền ngẫm về hiện thực, là ấp ủ nung nấu sáng tạo lại vốn sống, vốn thực tiễn để tạo nên chất thơ tinh lọc, đẹp đẽ bởi trí tuệ tài năng và tâm hồn của nhà thơ. Đó là thứ “muối thơ” kết tinh từ đại dương bao la của hiện thực:

Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể Muối lắng ở ô nề và thơ đọng ở bề sâu”

(Nghĩ về thơ)

Hình ảnh trong thơ Chế Lan Viên mang nặng ý tưởng. Ông suy nghĩ mọi vấn đề bằng hình ảnh. Xúc động thi ca của Chế Lan Viên thường bùng dậy trong ánh sáng trí tuệ. Ánh sáng ấy được tiếp nhận từ mọi phía, mọi chiều, mọi hướng lại được tỏa chiếu vào hình ảnh, hình tượng làm ánh lên vẻ đẹp lấp lánh nhiều màu sắc. Có thể nói một trong sức mạnh chủ yếu của thơ Chế Lan Viên được bắt nguồn từ vẻ đẹp trí tuệ trong hình ảnh thơ. Đây là nhận xét một cách rất hình ảnh: “Hình tượng thơ của anh bao giờ cũng xoáy lên từ ngọn sóng cảm xúc và vươn cao trong cơn lốc trí tuệ… hình tượng thơ của anh bao giờ cũng nổi lên

như một cồn đảo bốn bề âm vang những đợt sóng suy tưởng…”. Nhà thơ đã

“Ta là ai ? như ngọn gió siêu hình Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt Ta vì ai ?khẽ xoay chiều ngọn bấc Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh‟‟

(Hai câu hỏi)

Hay :

„„Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp

Giấc mơ con đè nát cuộc đời con Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn‟‟

Trang thơ Chế Lan Viên được ví như hiện hình một „„con mắt cảnh giới‟‟. Thơ thức tỉnh bằng biện luận, bằng ngôn ngữ, và bằng hình ảnh : „„Lòng yêu đời

là một thanh kiếm sắc‟‟; „„Nửa cái hôn tỉnh thức ngó quân thù‟‟. Tư duy khoa

học về nghệ thuật đã nằm sâu trong hình ảnh, hình tượng. Đọc những bài thơ của Chế Lan Viên ta có cảm giác như xem những bức họa hoành tráng vẽ bằng sơn dầu hoặc bột màu. Nổi lên là những mảng lớp ngôn ngữ, hình ảnh trong một kết cấu bề thế có tầng, có lớp. Chính vì vậy người đọc không chỉ phải suy nghĩ trên tầng nghĩa ấy mà con phải khám phá những tầng nghĩa khác ở loại hình ảnh mang nhiều ẩn ý. Thơ Chế Lan Viên có tác dụng kích thích trí tuệ, đòi hỏi người đọc hướng tới trí tuệ.

Nếu như thơ Chế Lan Viên sử dụng những hình ảnh mang màu sắc duy lí khá đậm để thể hiện chất trí tuệ trong thơ thì nhà thơ Tố Hữu lại sử dụng những hình ảnh mang đậm màu sắc duy cảm. Loại hình ảnh – tình cảm của thơ Tố Hữu vừa tạo nên những cảm xúc thấm thía cái ngọt ngào thi vị, lại vừa mang đến cho bạn đọc những suy nghĩ về một con người mang lí tưởng cách mạng. Thơ ông là tiếng nói đồng hành cùng lịch sử - dân tộc - thời đại – cách mạng, thể hiện sự nhạy cảm thi sĩ của ông trước những vấn đề lớn lao của hiện thực và tình cảm con người Việt Nam yêu nước, yêu lí tưởng. Nó là sức mạnh tinh thần của nhiều thế hệ cho đến hôm nay và cả mai sau. Ông đã từng viết :

„„Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Lý tưởng cách mạng đã soi sáng cho tâm hồn thanh niên Tố Hữu lúc bấy giờ. Hình ảnh ẩn dụ „„mặt trời chân lý‟‟ đã góp phần thể hiện tầm quan trọng Đảng ; mặt khác thể hiện được tư tưởng của nhà thơ.

Và cho đến những vần thơ cuối đời ông cũng luôn chất chứa một niềm khát khao cháy bỏng yêu đời :

„„Ta bước tiếp trên đôi chân tráng kiện Lại nghĩ suy bằng chính óc tim mình Mừng thế kỷ hai mươi mốt đến

Cho sáng bừng mặt đất, ánh bình minh‟‟

Thông qua những hình ảnh đầy sức sáng tạo và sống động nhà thơ đã thể hiện được tiếng nói cũng như những suy tư, trăn trở về cuộc đời, thời đại của mình ở bảy tập thơ. Và đặc biệt tập thơ Một tiếng đờn như một bản tổng kết và chiêm nghiệm của chính nhà thơ. Sau đó hướng về nhân thế bằng cái nhìn nhân hậu và giàu dự cảm, thủy chung và ân nghĩa :

Một phần của tài liệu chất trữ tình và chất trí tuệ trong thơ xuân quỳnh (Trang 39 - 64)