3. Những chùm hoa độc đáo
2.3.1.3. Tình yêu gia đình, bạn bè
Với bất cứ ai cũng vậy, gia đình như một cái nôi vỗ về thật ấm áp cho những tâm hồn khao khát tình cảm. Dù họ có đi đâu, về đâu thì gia đình vẫn là nơi để quay về đoàn tụ. Ý thức về sự thiêng liêng của hai tiếng “gia đình”, các nghệ sĩ luôn coi đó là một tâm niệm. Đặc biệt là nhà thơ với mạch nguồn cảm xúc lớn lao họ đã thể hiện khá thành công tình cảm đối với gia đình. Xuân Quỳnh cũng là một trong số đó.
Tuổi thơ Xuân Quỳnh chịu nhiều bất hạnh, mồ côi mẹ từ thuở nhỏ lại lớn lên trong thời kỳ bom đạn đầy gian khổ của đất nước nên những ấn tượng sâu sắc về tuổi thơ đã thực sự in sâu trong tâm trí của chị. Đó là những hồi ức về một nơi mà chị đã trải qua những tháng ngay bất hạnh song vẫn luôn ấm áp bởi tình yêu thương bao bọc của những người thân. Và chính những tình yêu thương đó là cơ sở, là tiền đề cho chị viết lên những vần thơ tình hay đến vậy, dạt dào cảm xúc là vậy.
Tình cảm đầu tiên và cùng là tình cảm sâu đậm nhất, gắn bó nhất với chị trong những năm tháng tuổi thơ đó là tình bà cháu. Mất đi người mẹ đó là nỗi bất hạnh thật là lớn lao đối với mỗi đứa trẻ và Xuân Quỳnh cũng vậy. Một tuổi thơ thật đau buồn, lạnh lẽo. Nhưng may mắn thay chị vẫn có người mẹ thứ hai trong cuộc đời để chia sẻ, yêu thương, che chở cho mình. Đó là người bà của chị. Người bà ấy đã xuất hiện trong thơ chị từ những hình ảnh giản dị, quen thuộc, gần gũi nhất:
“Tiếng gà trưa
Mang bao nhiêu hạnh phúc
Đêm cháu về nằm mơ
Giấc ngủ hồng sắc trứng
Cháu chiến đấu hôm nay
Vì xóm làng thân thuộc Bà ơi cũng vì bà”
(Tiếng gà trưa)
Chính tình yêu thương của người bà đã là điểm tựa giúp Xuân Quỳnh đứng vững trong cuộc sống, vượt qua những đau thương mất mát.
Mồ côi mẹ từ nhỏ nhưng điều đó không có nghĩa tâm thức của chị không lưu giữ những hình ảnh về mẹ. Chị khao khát được vòng tay che chở của mẹ, được vỗ về, được yêu thương, bảo ban:
“Con thích ban ngày mẹ chở che con Đêm con mơ mẹ làm sao che chở Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ Chỉ mình con chống chọi với quân thù”
Hay:
“Tháng xuân này mẹ có về không Con thắp nén hương thơm ngát Bờ đê cỏ ướt
Lá tre xào xạc đường làng Sông Nhuệ đò sang
Hoa xoan tím ngõ Cánh cò trắng xóa
Như lời ru của mẹ bay về”
(Gửi mẹ)
Viết về những người thân yêu của mình, ngoài bà và người mẹ đã mất của mình, Xuân Quỳnh vẫn còn một hình ảnh luôn song hành cùng chị trong những năm tháng tuổi thơ. Đó là chị gái Đông Mai:
“Em nghĩ về miền nắng Nơi em vừa đi qua Em đang ở tháng ba
Nhớ chị nhiều đến thế”
(Tháng ba, viết cho chị)
Bà, mẹ, chị gái là những hình ảnh và cũng chính là những nguồn cảm hứng chính cho nhà thơ khi viết về những năm tháng tuổi thơ. Nguồn cảm hứng ấy đã tạo nên cho nữ thi sĩ Xuân Quỳnh một phong cách thơ mang đậm tình yêu thương. Đó là những vần thơ của năm tháng tuổi thơ. Còn khi trưởng thành thì mạch cảm xúc ấy lại vặn mình sang những phạm trù khác. Vậy phạm trù ấy là ai mà lại có ảnh hưởng sâu sắc vậy?
Chúng ta biết rằng, cuộc đời đầy sóng gió của chị như một con thuyền trôi chảy giữa dòng đời khắc nghiệt nên chị luôn khao khát về một mái ấm gia đình. Tuổi thơ chị gặp nhiều bất hạnh, thân phận chị đã sớm cô đơn. Mẹ mất sớm, cha đi thêm bước nữa, gia đình bị phá vỡ và cái tổ ấm đầu đời do chị gây dựng cũng bị chia lìa. Do vậy hai từ tổ ấm như một cơn khát vô hình khôn nguôi của một con chim mất tổ: “Việc nhìn cuộc đời qua tiêu điểm tổ ấm đã là cái nhìn rất
Xuân Quỳnh” [7, 166]. Chính vì điểm đó mà tác giả Chu Văn Sơn đã gọi thơ chị
là chất thơ từ tổ ấm. Trong cái thế giới tổ ấm đó thì những hình ảnh ấy sẽ tạo mạch cảm xúc trong thơ Xuân Quỳnh:
“Căn phòng con riêng của chúng mình Nước trong phích, hoa trong bình gốm cũ Sách trên giá và thơ trong trí nhớ”
Tổ ấm của Xuân Quỳnh được bắt nguồn từ những vật nhỏ nhất, tưởng chừng như vô tri vô giác. Các chi tiết trong khung cảnh sinh hoạt thường được tồn tại như một sự định vị về góc riêng thân thiết, vũ trụ riêng của gia đình so với cái bao la rộng lớn của mọi người.
Với Xuân Quỳnh sự gắn bó chở che luôn hiện diện một cách phong phú trong cảm xúc đặc biệt trên ngòi bút. Hạnh phúc yêu thương theo chị phải là hạnh phúc gia đình. Tổ ấm gia đình mới là mối hàn bền chắc gắn kết từng cá nhân nhỏ nhoi riêng lẻ vào nhau: “Tổ ấm là con thuyền thả trôi, phiêu dạt để mà chống chọi vượt qua cái bấp bênh vô định của dòng đời, là chốn yên lành có
thật giữa cõi đời khắc nghiệt này” [7, 165 -166].
“Bầu trời xanh hơn cả lúc nằm mơ Và hạnh phúc trong bàn tay có thật …
Anh trở về
Trời xanh riêng của em”
(Bầu trời đã trở về)
Hay:
“Anh không ngủ được ư anh? Để em mở quạt quấn mành cho anh Lặng sao cái gió mặt hồ
Ghét sao cái nóng đầu mùa đã ghê”
(Hát ru chồng những đêm khó ngủ)
Rồi đó là sự quan tâm từ cái nhỏ nhất của người chị yêu thương:
“Sao anh không cài khuy áo lại anh Trời lạnh đấy, hôm nay trời trở rét”
(Trời trở rét)
Không chỉ yêu chồng, dành những tình cảm đó cho chồng chị còn dành những tình cảm đó cho những đứa con của mình. Xuân Quỳnh vốn rất yêu trẻ thơ. Cái ngây thơ, trong sáng của trẻ nhỏ khiến chị trào dâng cảm xúc thiết tha. Tập thơ viết về thiếu nhi của Xuân Quỳnh là một minh chứng cho điều đó. Nếu như ngôi nhà là trụ sở của sự sống thì con cái – trẻ nhỏ lại là trái tim của tổ ấm – gia đình.
Chị đã gửi gắm những tình cảm thiêng liêng đó vào trong những vần thơ của mình. Mỗi đứa con với một niềm cảm xúc riêng:
“Con làm bằng yêu thương Của cha và của mẹ
Của bà và của ông Của má nữa biết không Con làm bằng tất cả”
Hay:
“ Lại tới mùa xuân rồi Mừng con thêm một tuổi Chiếc khăn đỏ trên vai Mới quàng tươi roi rói”
(Mừng xuân, mừng con thêm một tuổi – Tặng Tuấn Anh)
Rồi đó là sự hồi hộp, háo hức chờ mong một thiên thần bé nhỏ Quỳnh Thơ:
“Cả nhà mong con thế Con chả biết được đâu Mẹ ghi lại để sau Lớn lên rồi con đọc”
(Con chả biết được đâu – Tặng Quỳnh Thơ)
Có thể thấy, tình mẫu tử trong chị thật lớn lao, bao la. Với những câu chữ dạt dào cảm xúc, dạt dào tình yêu thương chị đã trao tất cả những gì là chở che, là ấp ủ cho những đứa con bé bỏng của mình. Và cũng chỉ có tình yêu thương ấy mới là nguồn động viên an ủi chị, bù đắp phần nào về tuổi thơ đầy bất hạnh của Xuân Quỳnh. Chị như một “cánh chuồn mỏng manh trong giông bão” luôn tìm về mái ấm gia đình. Trái tim chị chỉ thực sự cảm thấy yên ổn, bình thản khi sống trong tình yêu thương, bao bọc của chồng, người thân và của những đứa con bé nhỏ, thơ dại của mình. Đó chính là bước đệm cho chị thành công trong sự nghiệp thơ ca của mình.
Xuân Quỳnh không chỉ biết trân trọng, quý mến tình cảm gia đình của mình mà chị còn biết dung hòa tình cảm đó với tình cảm của bè bạn, mọi người xung quanh. Tuy số lượng không nhiều song bạn đọc phần nào thấy được sự đa cảm trong tâm hồn chị.
Qua thơ, chị đã bộc bạch, cũng như tìm hiểu và thấy được ở những con người cùng thế hệ biết bao tâm sự thầm kín; chị đã trải lòng mình để trò chuyện cùng với họ những vui buồn, khổ đau trong cuộc sống:
“Nào hạnh phúc, nào là đổ vỡ
….
Bao khổ đau sung sướng đời mình
Xin tặng bạn làm bước thang hạnh phúc”
(Thơ tình cho bạn trẻ)
Hay:
“Chúng tôi chỉ là những người đàn bà không tên tuổi Quen với việc nhỏ nhoi, bếp núc hàng ngày
Chúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bay Cũng không có hạt nhân nguyên tử
Chúng tôi chỉ có chậu, có nồi, có lửa Có tình yêu và có lời ru”
Như vậy, những cảm xúc trong con người chị đã được trải dài và hiển hiện qua những vần thơ đó. Gia đình, bè bạn, tất cả đã tạo tiền đề cho sự nghiệp thơ ca của Xuân Quỳnh. Những mảng thơ viết về gia đình đã thực sự để lại những xúc cảm sâu sắc về một tâm hồn khát khao mái ấm chở che. Còn những bài thơ viết về tình cảm bạn bè tuy chưa nhiều song nó đã phần nào nói lên tình cảm của một nhà thơ đa sầu, đa cảm. Và chính vì vậy mà khi đọc thơ Xuân Quỳnh ta thấy tràn ngập cảm xúc như bắt gặp chính một con người thực với những cảm xúc thực đang hiển hiện trước mặt ta vậy.
Bên cạnh những đặc điểm về nội dung thể hiện chất trữ tình cho tác phẩm thơ của Xuân Quỳnh thì đó còn là sự góp mặt của những đặc điểm về hình thức. Có thể thấy rằng hình thức của nghệ thuật nói chung và của tác phẩm văn học nói riêng là sự biểu hiện của nội dung. Nó có quan hệ mật thiết, gắn bó với nội dung. Do vậy mà trong tác phẩm nghệ thuật, nội dung và hình thức luôn luôn thống nhất, biện chứng với nhau. Trong tác phẩm văn học cũng vậy khi tìm hiểu kỹ ta thấy hình thức thơ trữ tình khác với hình thức trong tác phẩm tự sự. Nếu như trong tác phẩm trữ tình nội dung là những cảm xúc, những suy tư của nhà thơ thì hình thức thơ phải luôn luôn tuân thủ nguyên tắc gây được ấn tượng, chứa đựng cảm xúc, tạo được chất thơ nhẹ nhàng mà tình tứ. Do vậy hình thức thơ trữ tình thường thiên về kết cấu theo dòng cảm xúc, ngôn ngữ giàu hình ảnh,
giàu nhạc tính,… Và trong thơ Xuân Quỳnh cũng vậy, nó cũng mang những đặc điểm chung của hình thức thơ trữ tình.