Luận văn này đặt những bài thơ Nôm đề vịnh của Hồ Xuân Hương vào ngữ cảnh cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ trong xã hội chuyên chế phương Đông như thế.. Chúng tôi dựa vào hai quyển Hồ Xuân H
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN KHOA VĂN HỌC
Hà nội - 2008
Trang 2con người lý tưởng của Nho gia là nội thánh ngoại vương, tu kỷ trị nhân Văn
hoá Nho giáo không chỉ khắc phục mà còn áp chế, kiểm soát đời sống bản năng, nhất là bản năng tình dục nên đề tài tình dục là hầu như là mảnh đất cấm
kỵ đối với văn học nhà Nho Nói đến quan hệ tính giao, nói đến quan hệ tình ái nam nữ trong văn chương là một điều cần né tránh Tất nhiên, không có đạo luật chính thức nào qui định không được kể, tả quyền nam nữ được yêu đương hay làm tình trong văn chương, song các áp lực của đời sống văn hóa xã hội phong kiến buộc các văn nhân “tự kiểm duyệt” mà né tránh Trong luận văn này, chúng tôi gọi gọn lại là “cấm kỵ cái bản năng” để chỉ hiện tượng này Một điều hiển nhiên rằng, con người hiện thực phải cân bằng hài hoà cả bản năng lẫn văn hoá Nếu con người chỉ có mặt văn hoá, coi nhẹ bản năng là không tưởng hoặc con người chỉ có mặt bản năng thì không được Hai điều ấy gắn kết với nhau như hai mặt của một tờ giấy, để tạo nên một con người hiện thực, tồn tại trong cuộc sống thực Có thể cấm đoán bằng mệnh lệnh, bằng các tín điều đạo đức, thậm chí bằng các hình phạt khắc nghiệt đối với phần bản năng nhưng không thể tiêu diệt được quyền sống bản năng Freud đã chỉ ra, cái bản năng tính dục chỉ bị ý thức đạo đức chèn ép, đẩy xuống hàng tiềm thức và sẽ hiện ra dưới dạng vô thức Về phương diện diễn ngôn, bản năng tính dục có thể được biểu đạt bằng những hình thức ngụy trang che đậy nào đó, nhằm đối phó với các cấm đoán Trong mỗi truyền thống văn hóa, ở mỗi thời đại, đối với mỗi thể loại nghệ thuật, lại có những cách thức đối phó với cấm kị khác nhau Mảng
Trang 3thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương là một ví dụ sinh động về hình thức đối phó với cấm kị bản năng trong văn hoá truyền thống Việt Nam bằng ngôn ngữ thi ca Hẳn nhiên, bà chúa thơ Nôm không đơn độc trên con đường chống lại văn hoá bản năng, bà đã kế thừa tinh hoa văn hoá dân gian, văn học dân gian, phát huy cao độ tài năng vốn có của bản thân để tạo nên tiếng thơ độc nhất vô nhị trên diễn đàn văn học nước nhà
Từ trước đến nay, thái độ và cách lí giải đối với vấn đề tục, dâm trong thơ Hồ Xuân Hương rất khác nhau, thậm chí trái ngược nhau Trước cách mạng tháng Tám, nhiều nhà nghiên cứu cho đó là ẩn ức tính dục như Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh… Sau cách mạng, Nguyễn Đức Bính, Chế Lan Viên, Nguyễn Lộc, Lê Trí Viễn và một số nhà nghiên cứu khác lại cho rằng Hồ Xuân Hương dùng lối viết dung tục, dùng cái tục để chế giễu đạo đức phong kiến, hiền nhân quân tử, hạ bệ giải thiêng Gần đây, trong bối cảnh đổi mới nghiên cứu văn học, Đỗ Đức Hiểu cho rằng đó là ca ngợi sự tự nhiên và Đỗ Lai Thuý
lại nghĩ đó là tín ngưỡng phồn thực, không có dâm tục… Chúng tôi nhìn nhận
những bài thơ gọi là “dâm”, “tục” ấy dưới một góc độ khác, đặt chúng vào hệ
thống các đối phó với cấm kỵ trong văn hoá truyền thống
Trong xã hội chuyên chế phương Đông, để duy trì quyền uy của giai cấp thống trị, có nhiều hình thức cấm kỵ khác nhau Cấm kỵ dễ thấy nhất là quy định kiêng húy Hình thức kiêng húy buộc người ta phải viết chữ Hán thiếu nét hoặc có ký hiệu như dấu nháy và đọc chệch để tỏ rõ có ý thức tôn trọng chữ húy Trong văn hóa dân gian, để đối phó với những cấm đoán khắt khe áp đặt cho quan hệ nam nữ, người xưa đã che dấu cho quan hệ tự do của nam nữ bằng những kiểu không gian lễ hội khác nhau (không gian đêm rã đám làng La, hang động tối tăm); để đối phó với can thiệp của triều đình phong kiến Nho giáo hóa muốn cấm làng xã thờ các loại “dâm thần” vốn là “hèm” của làng xã, người dân đã đối phó bằng các hình thức che giấu khác nhau như hành lễ vào đêm khuya, như bịa ra các thần phả đáp ứng đúng yêu cầu triều đình
Trang 4Luận văn này đặt những bài thơ Nôm đề vịnh của Hồ Xuân Hương vào ngữ cảnh cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ trong xã hội chuyên chế phương Đông như thế
Tất nhiên, là một kiểu nghệ thuật ngôn từ, thơ đề vịnh của Hồ Xuân Hương có phương cách đối phó với cấm kỵ riêng của nó Nếu trong văn chương chính thống của Nho gia, việc miêu tả các cơ quan sinh dục hay quan
hệ tính giao bị xem là cấm kỵ, cần né tránh thì Hồ Xuân Hương đã trực diện đương đầu với các cấm kỵ đó Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương là sản phẩm đặc biệt của văn chương trung đại; khi mà các vấn đề của đời sống bản năng bị xem là vùng đất cấm, các tác phẩm này đã sử dụng những phương tiện
kỹ thuật riêng để xâm nhập vào vùng đất cấm ấy mà vẫn có thể biện minh Luận văn của chúng tôi sẽ phân tích cụ thể các kỹ thuật này, xem như ở đây
hàm chứa một đặc trưng quan trọng của thơ Hồ Xuân Hương
II TIỂU SỬ HỒ XUÂN HƯƠNG
Hiện nay, giới ngiên cứu vẫn chưa tìm được tài liệu gốc xác thực nào ghi
rõ ràng tên tuổi, địa chỉ quê quán, năm sinh, năm mất, sáng tác thi ca, phần mộ… của Hồ Xuân Hương Do vậy, khi bàn về tiểu sử Hồ Xuân Hương, nhiều tranh luận diễn ra, có những ý kiến trái ngược nhau Hồng Tú Hồng, Lữ Hồ…cho rằng không có nữ sĩ Hồ Xuân Hương, những tác phẩm mà lâu nay gọi
là của Hồ Xuân Hương thực ra là sáng tác tập thể của tầng lớp nho sĩ Trong khi, Trần Thanh Mại, Hoàng Xuân Hãn, Đào Thái Tôn, Lê Trí Viễn, Nguyễn Lộc, Nam Trân, Lê Xuân Sơn, Ngô Cường, Hoa Bằng, Trương Tửu, Nguyễn Văn Hanh, Xuân Diệu, Đỗ Lai Thuý, Trần Đình Sử, Đặng Thanh Lê, Nguyễn Hữu Sơn, Vũ Thanh,…khẳng định có một nhà thơ Hồ Xuân Hương bằng da bằng thịt nhưng chân dung nữ sĩ hiện lên vô cùng rắc rối, và các nhà nghiên cứu đưa ra nhiều giả thiết khác nhau về cuộc đời của bà
Tổng hợp các tài liệu thu thập được, chúng tôi tạm đưa ra một “lý lịch trích ngang” của nữ sĩ họ Hồ: nguyên quán thuộc xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An; là con của Hồ Sĩ Danh (1706 - 1783) với người thiếp họ Hà
Trang 5thuộc tỉnh Bắc Ninh Chẳng may bố mất sớm, Xuân Hương theo mẹ ra đất Thăng Long sinh sống Tương truyền, họ ngụ cư tại phường Khán Xuân, huyện Vĩnh Thuận gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ), sau đó chuyển đến thôn Tiên Thị, tổng Tiên Túc, huyện Thọ Xương (nay là phố Lí Quốc Sư, Hà Nội)
Hồ Xuân Hương được đi học nhưng không nhiều, song có tài năng làm thơ chữ Hán lẫn chữ Nôm Xuân Hương giao lưu với các tao nhân mặc khách như: Mai Sơn Phủ, Tốn Phong Thị, Cư Đình, Thạch Đình, Chí Hiên, Thanh Hiên, Hiệp trấn Sơn Nam thượng Trần Ngọc Quán, Hiệp trấn Sơn Nam hạ Trần Quang Tĩnh, Hiệp trấn Trần hầu Trần Phúc Hiển… và họ đều in dấu ấn trong các bài thơ đối đáp, xướng hoạ với chủ nhân “Cổ Nguyệt Đường” Đặc biệt phải kể đến ông Cần chánh học sĩ Nguyễn Hầu, người Tiên Điền, (có người đoán là nhà thơ Nguyễn Du) từng là “người xưa” của Hồ Xuân Hương Chưa
kể Chiêu Hổ (nhưng khó có thể là Phạm Đình Hổ, tác giả Vũ trung tuỳ bút và Đông Dã học ngôn thi tập) là bạn trai tri ân cùng người Cổ Nguyệt đối đáp, để
lại nhiều tứ thơ
Đường chồng con của nữ sĩ đa tài này thật trắc trở, truân chuyên Tình duyên hẩm hiu, muộn mằn, đến khi lấy chồng thì “cố đấm ăn xôi, xôi lại hẩm”, hai lần lấy chồng nhưng đều lỡ dở Hồ Xuân Hương lấy Trần Phúc Hiển đã phải cảnh vợ lẽ và tiếng thơ khóc chồng của người phụ nữ bạc mệnh vang lên
văng vẳng “Trăm năm ông phủ Vĩnh Tường ôi!” Tiếp đến, bà lại làm lẽ tổng Cóc rồi cũng phải khóc chồng: “Chàng Cóc ơi! Chàng Cóc ơi!”
Điều chúng tôi muốn nói thêm về cuộc đời của nữ sĩ là ý kiến của Đào
Thái Tôn trong bài viết: Phải chăng Hồ Xuân Hương trong Xuân Đường đàm thoại là một kĩ nữ? Tác giả chỉ đưa ra ý kiến tham khảo chứ không khẳng định Hồ Xuân Hương là một kĩ nữ Nàng xuất hiện trong Xuân Đường đàm thoại là một tài nữ thông thạo “nào đàn, nào cờ, nào rượu, nào thơ” và cuộc
đời riêng chung có thể viết thành một thiên “phong tình tân lục” Người tài nữ
chẳng thể giữ nổi tấm thân trinh bạch trong môi trường mà mình luôn phải làm
kẻ mua vui, nên phải làm cái việc “cởi đai ngọc, nâng chén vàng” Hơn nữa,
Trang 6loạt từ “bạc mệnh”, “phù hoa”, “yêu hoa”, “tài hoa”, “tình lang”, “tình khách”… trong tác phẩm trên đều dùng để miêu tả về Hồ Xuân Hương, loại từ
ngữ này thường dùng chỉ người ca kỹ Xuân Đường đàm thoại còn trích dẫn
câu thơ trong Ca trù để ca vịnh kĩ nữ:“Nhi nữ hữu duyên lân bạc phận/Anh hùng vô lệ diệc tâm bi” Đặc biệt, người đọc dễ dàng nhận thấy phẩm cách người tài nữ này qua lời nhận xét các nhân vật khác của truyện: “Của lạ gái đẹp đau khổ/Ả mà không chết, ai người không vương luỵ/Ả mà còn sống, ai là người vô tình cho được”… Đào Thái Tôn băn khoăn: “Như thế là: Nếu không
kể đến nàng Xuân Hương mà Miên Thẩm đã ngậm ngùi thương cảm trong
“Long Biên trúc chi từ” (trong bộ Thương sơn thi tập), cho đến nay chúng ta
đã có: một Hồ Xuân Hương - bà chúa thơ Nôm; một Hồ Xuân Hương trong những bài thơ, tư liệu chữ Hán; một Hồ Xuân Hương trong Xuân Đường đàm thoại và một Hồ Xuân Hương ở Đại An Đâu là Hồ Xuân Hương – thi sĩ? Và đâu là Hồ Xuân Hương - ca kỹ? Tại sao những ca kĩ trong Xuân Đường đàm thoại và Ca trù lại mang tên Hồ Xuân Hương? Ý nghĩa, giá trị của Xuân
Đường đàm thoại?”
Liên quan đến vấn đề này, Trần Nho Thìn có ý kiến: “Nếu rà lại tất cả
sáng tác kể cả thơ Nôm truyền tụng lẫn thơ Lưu hương kí và các giai thoại lưu
truyền về Hồ Xuân Hương, chúng ta dễ thấy những dấu hiệu của một người ả
đào, dẫu là một ả đào thượng thặng” [106, 297] Người phụ nữ trong xã hội
Nho giáo nam quyền, phải thực hiện theo tam tòng tứ đức, công dung ngôn hạnh khó có thể đi đây đi đó tự do, khó có thể được phép quan hệ tự do với bạn trai, khó có thể uống rượu như Hồ Xuân Hương trong thơ và giai thoại Trái lại, nhân vật Hồ Xuân Hương trong thơ ca, trong giai thoại lại giao tiếp khá rộng rãi, kết giao với nhiều trí thức văn chương cùng thời và điều này được minh chứng ở nhiều bài thơ tràn đầy ý tình do nữ sĩ xướng hoạ cùng các bạn trai như ông Mai Sơn Phủ, ông Tốn Phong Thị, ông Cần chánh học sĩ Nguyễn hầu, ông Chiêu Hổ, Tổng Cóc, ông Phủ Vĩnh Tường… Không gian địa lý hoạt động của nhân vật này cũng khá rộng Thêm vào đó, người phụ nữ trong thơ còn một cái
Trang 7thú “Chén rượu hương đưa say lại tỉnh” Bài thơ Bánh trôi có câu viết “Rắn
nát mặc dầu tay kẻ nặn/Mà em vẫn giữ tấm lòng son”, khiến ta liên tưởng đến
thân phận kỹ nữ bị đàn ông giày vò Song cái điều đáng quý ở cô gái đấy là tấm
hồn cô luôn giữ được “lòng son”, không bị vẩn đục Tóm lại, “đó là những dấu hiệu không bình thường so với người phụ nữ theo tiêu chí Nho giáo, nhưng lại
rất tiêu biểu cho một kĩ nữ ả đào” [106, 298]
III VĂN BẢN THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG
1 VĂN BẢN THƠ CHỮ NÔM
Hiện có trên 100 văn bản chép thơ Nôm của Hồ Xuân Hương, bao gồm các bản chép tay, khắc ván chữ Nôm và các bản in chữ quốc ngữ Trong đó,
đáng chú ý nhất là những văn bản: Âm ca tập, Bách liêu thi tập, Bảo hán châu liên, Đào Nương thi hiếu ca, Đăng Khoa lục sưu giảng, Kỳ quan thi, Liệt truyện thi ngâm, Tạp thảo tập, Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm tập, Nam âm thảo, Quốc âm thi tuyển, Quốc văn tùng ký, Song thất lục bát quốc
âm ca, Thi ca đối liễn tạp lục, Thi ca quốc âm tạp lục, Thi từ ca đối sách, Liên Hương thi sao, Việt Tuý tham khảo, Quế Sơn Tam nguyên thi tập (văn bản chép tay); Quốc âm thi tuyển, Xuân Hương thi tập - 1921, Xuân Hương thi tập - 1992 (văn bản khắc ván chữ Nôm); Hồ Xuân Hương thi tập (văn bản
in chữ Quốc ngữ) Có nhiều ý kiến khác nhau về thời gian ra đời của các văn
bản trên, trong đó Kiều Thu Hoạch cho rằng, tính đến nay, văn bản Quốc văn tùng ký được xem là xuất hiện sớm nhất
Về số lượng văn bản thơ Nôm Hồ Xuân Hương cũng có một số ý kiến khác nhau Đào Thái Tôn cho rằng thơ truyền tụng của bà có 139 bài Trần Thanh Mại công nhận thơ của nữ sĩ có quãng 40 bài Đỗ Lai Thuý dựa chủ yếu
dựa vào hai cuốn Thơ Hồ Xuân Hương của Nguyễn Lộc và L’oeuvres de la poétesse vietnamienne của M Durand chọn lựa được 50 bài thơ Kiều Thu
Hoạch dựa trên 3 tiêu chí: phải là thơ được in hoặc chép tay bằng chữ Nôm; nội dung hoặc phản ánh tâm trạng của người phụ nữ về số phận long đong, về tình duyên lỡ làng hoặc châm biếm, trào tiếu những hiện tượng không bình thường
Trang 8của xã hội và tự nhiên - trữ tính chứ không phải là thứ trào phúng tục nhảm; hình thức thường sử sụng lối nói lấp lửng (ambivalent), hoặc dùng lối nói song quan ngữ (mot équivoque), hoặc sử các biểu tượng hai mặt (symbole
équivoque) để chọn ra trong 10 văn bản thơ viết bằng chữ Nôm (Xuân Hương
di cảo, Xuân Hương thi tập - bản khắc năm 1921, Xuân Hương thi tập - bản khắc năm 1922, Quốc văn tùng ký, Xuân Hương thi sao, Tạp thảo tập, Quế Sơn thi tập, Xuân Hương thi vịnh, Liệt truyện thi ngâm, Lĩnh Nam quần hiền văn thi diễn âm tập) 84 bài thơ của Hồ Xuân Hương
Chúng tôi lập bảng so sánh sự lựa chọn những bài thơ Nôm truyền tụng
Hồ Xuân Hương của hai nhà nghiên cứu Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý (tác phẩm được tác giả nào lựa chọn thì đánh dấu x)
STT
Tên bài thơ (Kiều Thu
Hoạch)
Tên bài thơ (Đỗ
Thuý
Kiều Thu Hoạch
Trang 9chửa
Trang 1039 Quan Hậu sợ vợ Một cảnh chùa X X
41 Chùa Quán Sứ Chùa Quán Sứ X X
43 Chùa Núi Thầy Hang Thánh Hoá X X
44 Chợ Trời núi Thầy Chợ Trời chùa
56 Lỡm học trò Mắng học trò dốt X X
Trang 1178 Sƣ hoang dâm Kiếp tu hành X X
79 Nhạo sƣ Sƣ bị ong châm X X
80 Vịnh nằm ngủ Thiếu nữ ngủ ngày X X
Trang 12không nhắc tới Lưu hương kí, họ chỉ sử dụng thơ Nôm làm tư liệu nghiên cứu
Dưới đây là bảng so sánh sự sai lệch về tên bài và câu chữ của Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý khi lựa chọn thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương để
Trang 13nghiên cứu (Chúng tôi chép thơ Nôm của nữ sĩ mà Kiều Thu Hoạch đã lựa chọn từ đó đối chiếu với cách tuyển lựa của Đỗ Lai Thuý)
Trang 14STT Tên bài thơ Dòng Kiều Thu Hoạch Đỗ Lai Thuý
Kiều Thu Hoạch
Đỗ Lai Thuý
1 Chơi Khán
Đài
Chơi đền Khán Đài
Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ
Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng Nỗi này ví biết dường này nhỉ Thời trước thôi đành ở vậy xong
… thì…
… hẩm … Thân…
… thà …
Trang 155 Không
chồng mà chửa
Cả nể cho nên hoá dở dang
Sự này có thấu hỡi chăng chàng Phận liễu sao mà nảy nét ngang Cái tội trăm năm chàng chịu cả Chữ tình một khối thiếp xin mang Quản chi miệng thế lời chênh lệch Chăng thế nhưng mà thế mấy ngoan
… sự … Nỗi niềm chàng có biết…
… đà …
… nghĩa… nhớ chửa Mảnh…
… bao … Không có … có mới…
thuyền gỗ bách
…dường lai láng Cầm …
Ở trong hang núi còn hơi hẹp
Ra khỏi đầu non đã rộng thùng Qua cửa mình ơi nên ngắm lại Nào ai có biết nỗi bưng bồng
Trang 16…tạc
…đỏ loét tùm hum nóc Hòn…
…sao mà
Hỏi thăm sư cụ đáo nơi neo Chày kình tiểu để suông không đấm Tràng hạt, vãi lần đếm lại đeo Sáng banh không kẻ khua tang mít Trưa trật nào ai móc kẽ rêu
Cha kiếp đường tu sao lắt léo Cảnh buồn thêm ngán nợ tình đeo
Trang 1711 Chợ Trời
núi Thầy
Chợ trời chùa Thầy
Thử lên mặc cả một hai lời
1 Ghé mắt trông lên thấy bảng treo …ngang…
14 Khóc Tổng
Cóc
Khóc Tổng Cóc
15 Khóc quan
Vĩnh Tường
Khóc ông phủ Vĩnh Tường
Đã thế thời thôi cho mát mẻ Trăm năm quan phủ Vĩnh Tường ôi
…ông…
…ba …đã trả rồi Tung hê…
Cán cân tạo hoá rơi đâu mất Miệng túi càn khôn khép lại rồi Hăm bảy tháng trời là mấy chốc
…ông…
Trang 1816 Khóc
chồng làm thuốc
Bỡn bà lang khóc chồng
1 Dắt díu đưa nhau tới cửa chiền … đến…
trò
Mắng học trò dốt (I)
Dê bé buồn sừng húc dậu thưa
Lại đây cho chị dạy làm thơ Ong…nọc
Trang 1921 Bánh trôi Bánh trôi 1
2
4
Thân em thời trắng phận em tròn Bảy nổi ba chìm với nước non Nhưng em vẫn giữ tấm lòng son
Duyên này tác hợp tự ngàn xưa
(Bài này của Kiều Thu Hoạch chỉ có
bốn câu)
…em dính dáng…
Mát mặt anh hùng khi tắt gió Che đầu quân tử lúc sa mưa Nâng niu ướm hỏi người trong truớng Phì phạch trong lòng đã sướng chưa?
Vỏ…sù sì…
…thương thì…cọc Xin đừng mân mó nhựa ra tay
Trang 2026 Cái giếng Cái giếng 1
Cá giếc le te lội giữa dòng Giếng ấy thanh tân ai đã biết
Dệt cửi 6 Ngắn dài khuôn khổ vẫn như nhau …cũng…
Đi thì cũng dở ở sao xong
Thiếu…
…biếng…
…lƣng…
…không…
Trang 2132 Hỏi trăng Hỏi trăng 1
Có một thú vui sao chẳng vẽ Trách người thợ ấy khéo vô tình
Nọ kẻ chia ra cuống mấy đầu Thôi thế thời thôi thôi cũng rảnh Trăm năm càng khỏi tiếng làm dâu
…chi…
…vứt bỏ…
Đố…trốc Còn kẻ nào hay…
…thì…được Nghìn …nương…
Trang 2235 Xướng hoạ
với quan
Tế tửu họ Phạm – Bài một
Đối thoại (I) Xuân Hương
Sao nói rằng năm…
Đối thoại (III) Xuân Hương
Trang 2339 Đọc cho
Chiêu Hổ hoạ
Đối thoại (II) Xuân Hương
2
3
Nhắn nhe toan những sự gầm ghè Gầm ghè nhưng vẫn còn chưa dám
Khéo khen ai đẽo đá chênh vênh, tra
hòn ngược để đơm người đế bá;
Trách con tạo lừa cơ tem hẻm, chuốt núi xuôi cho lọt khách cổ kim
…hom … Gớm… rút rút…
43 Chùa Núi
Thầy
Hang Thánh Hoá
Trang 24Qua bảng trên chúng ta thấy, trong toàn bộ 43 bài thơ mà hai tác giả Kiều
Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý lựa chọn có 3 bài thơ (Mời trầu, Ốc nhồi, Sư bị ong châm) - chiếm gần 6,98% là giống hệt nhau về câu chữ, trong khi có tới 93,02%
bài thơ là khác nhau vài chữ trở lên Về nhan đề, có 11 bài thơ giống nhau
(Không chồng mà chửa, Chùa Quán Sứ, Chợ trời núi thầy, Hang Cắc Cớ Khóc Tổng Cóc, Mời trầu, Quả mít, Cái giếng, Bánh trôi, Ốc nhồi, Quả mít, Hỏi trăng) - chiếm gần 25,58%; 74,42% bài thơ khác nhau Những từ ngữ khác
nhau giữa hai văn bản thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương do Kiều Thu Hoạch và Đỗ Lai Thuý lựa chọn thường là những quan hệ từ, đại từ, danh từ… không ảnh hưởng đáng kể đến nội dung cũng như nghệ thuật bài thơ Từ đó có thể nhận xét, sự sai lệch về bài thơ, câu thơ, từ ngữ giữa văn bản khảo sát của nhà văn bản học chuyên nghiệp Kiều Thu Hoạch và văn bản Đỗ Lai Thúy sử dụng để nghiên cứu là không quá lớn, không dẫn đến chỗ có thể lật nhào mọi
hình dung xưa nay về mảng thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ
Chúng tôi dựa vào hai quyển Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (Nxb Văn hoá - Thông tin, năm 1995) của Đỗ Lai Thuý và Thơ Nôm Hồ Xuân Hương (Nxb Văn học, 2008) của Kiều Thu Hoạch để tuyển chọn những bài thơ
hai nghĩa, trong đó một nghĩa ngầm ẩn nói về bộ phận sinh dục nam nữ, hành vi tính giao Theo đó, có tổng cộng 45 bài thơ hai nghĩa của Hồ Xuân Hương, gồm:
Trống thủng, Bánh trôi, Mời trầu, Cái giếng, Cái quạt (I), Cái quạt (II), Quả mít, Ốc nhồi, Đồng tiền hoẻn, Đối thoại I - Xuân Hương, Đối thoại I - Chiêu
Hổ, Đối thoại II - Chiêu Hổ, Đối thoại III - Xuân Hương, Đối thoại III - Chiêu Hổ, Đèo Ba Dội, Kẽm Trống, Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hoá, Động Hương Tích, Quán Khánh, Chùa Quán Sứ, Một Cảnh chùa, Chơi chùa cổ, Qua mái thiền quan, Đá ông chồng bà chồng, Thơ vịnh đá Chẹt, Qua cửa đó,
Hồ Trúc Bạch, Hỏi trăng, Trăng thu, Vịnh Hằng Nga, Nắng cực gặp mưa, Dệt vải, Tát nước, Đánh đu, Chơi hoa, Vịnh đánh cờ, Bùn bắn lên đồ, Ông cử
Trang 25võ, Mắng học trò dốt (I), Bỡn bà lang khóc chồng, Sư bị ong châm, Kiếp tu hành, Vịnh ni sư, Chơi khán đài,
Chúng tôi chọn như trên vì các bài thơ này đều liên quan đến vấn đề tính dục theo một cách thức nào đó Và chính những thi phẩm này đã gây nên sự khác biệt trong quan điểm lí giải ở giới nghiên cứu nhiều hơn cả Trong khi cố gắng thoát ra khỏi việc tranh luận chúng có tục dâm hay không, chúng tôi sẽ tiếp cận chúng từ góc độ cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ
2 VĂN BẢN THƠ CHỮ HÁN
Trước những năm 1960, trong tâm thức độc giả, Hồ Xuân Hương là tác giả của những vần thơ Nôm ỡm ờ, lấp lửng Tuy nhiên, từ năm 1963 trở đi, trên diễn đàn văn học lại “nóng” lên với vấn đề bà chúa thơ Nôm còn là một nhà thơ
sáng tác bằng chữ Hán (Lưu hương ký có một nửa Nôm nửa Hán, gồm thơ và từ
khúc) Tháng 10 năm 1964, trên Tạp chí Văn học, Trần Thanh Mại giới thiệu
việc phát hiện tập thơ Lưu Hương ký và từ đây hiện tượng Hồ Xuân Hương lại
càng trở nên phức tạp vì tập thơ chữ Nôm và tập thơ chữ Hán khác nhau về nhiều phương diện khiến độc giả khó chấp nhận đó là hai tác phẩm của cùng một tác giả
Lưu hương ký là tác phẩm duy nhất ghi rõ ràng tên tuổi tác giả sáng
tác:“Lưu hương ký - Hoan trung Cổ Nguyệt đường Xuân Hương nữ sĩ tập”
(Hoan trung nghĩa là tỉnh Nghệ An, Cổ Nguyệt đường là tên nhà ở của Hồ Xuân
Hương, chữ Cổ ghép với chữ Nguỵêt thành chữ Hồ, chỉ họ tác giả) Tuy nhiên,
người đọc cũng như người nghiên cứu vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng tập Lưu hương ký là của nữ sĩ họ Hồ và đều dè dặt, thận trọng khi sử dụng nó
IV LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU MẢNG THƠ NÔM TRUYỀN TỤNG
Trong nhiều công trình nghiên cứu, xuất hiện tranh luận sôi nổi về mảng sáng tác thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, đặc biệt là tranh luận về chuyện
có dâm, tục hay không trong mảng thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật chơi chữ, nói lái Thái độ và cách lí giải đối với mảng này của các nhà nghiên cứu rất
khác nhau, thậm chí có những quan điểm trái ngược nhau nhưng nhìn chung, xu
Trang 26hướng của các nhà nghiên cứu đều thừa nhận trong thơ của tác giả họ Hồ có yếu
tố dâm tục Duới đây là một số quan điểm đáng chú ý:
Nhà nghiên cứu đầu tiên về Xuân Hương trên giấy trắng mực đen có lẽ là
Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến với cuốn Giai nhân di mặc Ông lên tiếng bênh
vực cô gái họ Hồ, rằng tiếng thơ đó không phải là tiếng thơ đĩ thoả mà là tiếng
thơ của một tài nữ: “Thơ từ của Xuân Hương truyền lại cũng nhiều, xem ra nhời nhẽ tài tình, tưởng cũng là một giọng thơ xuất tính tự nhiên, mà đáng là một bậc tài nữ trong đám thi xã Nhưng có khi chỉ nghe đọc câu thơ, mà không hiểu hết
sự tích, thì thơ từ cũng nhảm nhí; có khi nghe nói sự tích, mà không thuộc hết bài thơ thì sự tích cũng mập mờ nên văn thơ lại càng lẫn lộn, lắm người lại cho
là giọng thơ đĩ thoả, thế chẳng oan mất tiếng người tài nữ lắm ru!”
Trong cuốn Hồ Xuân Hương - tác phẩm, thân thế và văn tài (1937), từ
những giai thoại về bà chúa thơ Nôm, Nguyễn Văn Hanh viết: “Dục tính ngày càng tăng, càng nén lại càng bồng bột Ngày qua, tháng qua, sức đè nén, dồn ép tình dục càng tăng vì sự cần kia càng khẩn cấp Kết quả: Xuân Hương khủng hoảng tình dục Khủng hoảng nặng sẽ kết bệnh thần kinh…” Ông cho rằng:
“Xuân Hương không bao giờ thoả thích dục vọng, nàng bị dồn ép luôn luôn Nàng bị bệnh thần kinh Dục tình chiếm cả đầu óc, ám ảnh nàng mãi Nó nhuộm thấm các tư tưởng của nàng Bao nhiêu thơ của Xuân Hương đều biểu lộ sự khát khao, sự bất mãn Dục tình được biến chuyển qua mĩ thuật thơ…” Bản thân học
thuyết phân tâm học là khoa học, không sai Nhưng Nguyễn Văn Hanh đã sai lầm khi áp dụng lí thuyết Freud một cách máy móc, dập khuôn Tiểu sử Hồ Xuân Hương chưa được xác định một cách cụ thể, rõ ràng thì không thể vận dụng phân tâm học để lí giải thơ Một khi chưa biết về đời tư của Xuân Hương
thì không thể lớn tiếng cho rằng bà “bất mãn về tình dục”, “khủng hoảng về tình dục” Nguyễn Văn Hanh còn khẳng định như đinh đóng cột: bà chúa thơ Nôm
thuộc dạng thèm khát ái ân nên kết bệnh, ảnh hưởng tới tâm lí sáng tác đến mức
“chuyển qua mĩ thuật thơ” Lấy thơ để suy diễn tiểu sử tác giả cũng là một hạn
chế trong phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Văn Hanh Đã thế, sau khi suy
Trang 27diễn tiểu sử, thân thế tác giả, ông lại dùng kết quả suy diễn đó để quay lại giả thích thơ thì càng luẩn quẩn, thiếu căn cứ
Tác giả Văn Tân trong công trình Hồ Xuân Hương với các giới phụ nữ
(1957) cũng khẳng định nữ sĩ họ Hồ là một nhà thơ dâm tục Văn Tân có cùng cách nhìn như Nguyễn Văn Hanh khi lí giải thơ Hồ Xuân Hương: “Nhưng ở Hồ Xuân Hương, dâm và tục đã biến thành một phương diện nghệ thuật màu nhiệm,
vì ở Xuân Hương, gặp một khu đất màu mỡ tiện cho sự phát triển: Sự khủng hoảng tính dục luôn sôi sục và trầm trọng ở con người rất mực đa tình là Xuân Hương Dâm và tục đã ăn sâu vào ý thức, tư tưởng Xuân Hương, chi phối hầu hết thi phẩm Xuân Hương, giúp Xuân Hương viết nên vần thơ kiệt tác, độc đáo, làm cho Xuân Hương nhìn ra đời thấy cái gì cũng là dâm và tục Gặp bất cứ cái
gì cũng có thể gán cho những ý dâm và tục” Khác với Nguyễn Văn Hanh, khi
giải thích ẩn ức tình dục của bà chúa thơ Nôm, Văn Tân không chỉ dựa vào tiểu
sử cá nhân mà còn dựa vào “ý thức tư tưởng” và cho rằng đó là do áp lực xã hội học Nhìn chung, cả hai nhà nghiên cứu trên đều vận dụng tiếp cận phân tâm học của Freud vào việc lí giải cái dâm tục trong thơ Hồ Xuân Hương trong khi không rõ tiểu sử tác giả Nếu như phỏng đoán Hồ Xuân Hương là kỹ nữ được xác nhận thì liệu có chuyện khủng hoảng, thiếu thốn tình dục hay không ở nữ nhà thơ này?
Xuân Diệu trong cuốn Hồ Xuân Hương, bà chúa thơ Nôm (1961) chỉ rõ,
trong nhiều bài thơ của nữ sĩ mang hai nghĩa: nghĩa phô ra và nghĩa ngầm
Nghĩa ngầm làm cho người đọc liên hệ: “nói những chuyện kia, chuyện sinh dục” Ông giải thích hiện tượng ấy trong thơ Hồ Xuân Hương bằng hai lí do
Thứ nhất, cá tính của nữ sĩ có thể mang dấu tích một đời tình duyên ngang trái,
dở dang, đau khổ Thứ hai, thơ bà chúa thơ Nôm cũng cùng một truyền thống, một nếp nghĩ với rất nhiều câu đố tục giảng thanh phổ biến trong nhân dân
Xuân Diệu nhận xét: “và ta hẵng biết rằng không phải Xuân Hương đứng một mình trong cái lối đùa nghịch, ỡm ờ, tinh quái này” Tuy nhiên, Xuân Diệu thừa nhận: “Ở đây, tôi chưa có điều kiện để nghiên cứu về nguồn gốc, lý do tại sao
Trang 28mà có cái sáng tạo “đố tục giảng thanh” ấy của quần chúng, hoặc tại sao ở những truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, những chuyện từ xưa mua vui, trong đó
có nói việc sinh dục” Quan điểm của Xuân Diệu là bênh vực cho bà chúa thơ
Nôm Ông chủ trương lờ đi khía cạnh dâm tục trong thơ Hồ Xuân Hương Song, bản thân Xuân Diệu người chủ trương thái độ bênh vực, lờ đi vấn đề dâm tục cũng không thể “quên” đi được vì dâm tục lại có lợi cho lập luận phản phong
của ông Xuân Diệu phát biểu: “Xuân Hương mượn cái cười để đánh vào xã hội cũ” Ngoài ra, ông viết: “Thơ Xuân Hương tục hay thanh? Đố ai bắt được Bảo rằng nó hoàn toàn là thanh, thì cái nghĩa thứ hai của nó có giấu được ai, mà Xuân Hương có muốn giấu đâu Mà bảo rằng nó là nhảm nhí, là tục thì có gì là tục nào?” Và hình như ông muốn tranh luận với Trần Thanh Mại là người quả
quyết có cái tục trong thơ Nôm Hồ Xuân Hương và đề nghị nên loại bỏ những bài gọi là tục đó, thách đố chỉ ra được chỗ tục dâm trong thơ tác giả họ Hồ Trong nhận xét trên, cũng hàm chứa một cảm nhận rất tinh tế về tính chất hai mặt, nước đôi của hình tượng thơ Nôm vịnh cảnh, vịnh vật Hồ Xuân Hương
Cùng quan điểm khẳng định cảm hứng về trần thế bản năng trong thơ
Nôm Hồ Xuân Hương là Nguyễn Đức Bính với bài viết Người Cổ nguyệt, chuyện Xuân Hương (1962) Tác giả chọn thể loại tùy bút để bày tỏ sự đồng
tình, khẳng định tiếng nói, khẳng định quyền sống bản năng ở Hồ Xuân Hương, vốn bị lễ giáo chèn ép Ông ca ngợi Hồ Xuân Hương dám công khai nói về tính dục giữa xã hội phong kiến với bao quan niệm khắt khe, trói buộc bản năng:
“Thuở xưa, đời còn chưa mặc áo, con người còn đi lang thang chốn rừng sâu núi thẳm để kiếm ăn Một hôm, có người con trai ngồi ăn mấy quả sung chín dưới gốc cây sung, tình cờ bắt gặp người con gái từ sau một gốc cây khác đi ra,
vẻ đẹp trong sự trần truồng và đầy sức sống đang sôi nổi dưới hai bầu vú Hai người đã yêu nhau một cách không mặc cả và không nghi thức Giữa trời cao đất rộng, trong cái say xưa của hai xác thịt, hai trái tim đã đồng nhịp rung cảm
và ngân lên những tiếng não nùng Đó là thơ, Hồ Xuân Hương nói” Qua bài
viết, Nguyễn Đức Bính muốn làm bật lên một nên sự đối lập một bên là con
Trang 29người bị trói buộc, đè nén trong “ngôi đền phong kiến”, một bên là con người của tự do, tự nhiên, thuần phác nhất của thời khai thiên lập địa
Phản hồi lại bài Người Cổ nguyệt, chuyện Xuân Hương Chế Lan Viên đưa ra ý kiến của mình trong bài Một bức thư (1962) Ông xếp thơ Hồ Xuân
Hương vào hạng kì tài và khẳng định trong thơ nàng có nhắc đến sắc dục Ông phản đối nhận định của Nguyễn Đức Bính: cô Xuân Hương cho rằng chỉ nhu cầu ấy mới là thơ “còn ngoại giả chỉ là thứ văn chương phù phiếm” Nếu Nguyễn Đức Bính cho rằng thơ Hồ Xuân Hương là một bức tranh khoả thân, người ngắm thấy mát rượi vẻ đẹp nguyên thuỷ và không chút cảm thấy một ý nhỏ về sắc dục thì Chế Lan Viên nghĩ khác, nữ sĩ đã “che lá nho” lên chỗ mà Nguyễn Đức Bính khen Xuân Hương dám công khai bóc trần giữa ban ngày, nàng không làm cái việc quá đáng đóng kín cửa phòng rồi dán câu đối cụ Khổng bên ngoài và cũng không đến mức sỗ sàng, trơ trẽn, tênh hênh mở cửa phòng cho thiên hạ nhìn vào mà đàm tiếu, chê bai Chế Lan Viên chỉ ra một nét thi pháp đặc trưng thơ về tình dục của Hồ Xuân Hương mà chúng ta sẽ phải chú ý
đến:“Thơ cô he hé tài tình Cô phải nhờ đến quả mít, con ốc, cái quạt, cái đèo bởi vì cô biết rằng quả mít, con ốc, cái quạt, cái đèo vẫn là những nhu cầu khác nếu không bằng thì có lúc cao hơn cái cần che giấu ấy (và phải nói rằng cô che rất kín, đến nỗi có người nói rằng, những cái ta thấy ở Hồ Xuân Hương là vì do tưởng ta không trong sạch nên ta mới thấy chứ đấy không phải là bản ý của cô)” Chế Lan Viên vẫn dùng cái nhìn xã hội học để thẩm bình thơ Hồ Xuân
Hương, dùng cái sắc dục để phản phong, chửi lại cái đạo đức giả dối của bọn vua chúa, sư sãi…
Tranh luận với Nguyễn Đức Bính, Vũ Đức Phúc lại đứng trên quan điểm
đấu tranh giai cấp Trong bài viết Ông Nguyễn Đức Bính và Thơ Hồ Xuân Hương (1963) Vũ Đức Phúc phản ứng lại Nguyễn Đức Bính rất gay gắt Tác giả bài viết Người cổ nguyệt, chuyện Xuân Hương khen thi phẩm Quả mít: “Tôi
tưởng tượng cả làng thơ đạo mạo của chúng ta đang giãy nảy lên, mà bưng mắt, bịt mũi xua tay Thơ Hồ Xuân Hương là những quả dừa núc ních nước ngọt,
Trang 30mặc kệ cho da nó ở ngoài có xù xì” thì Vũ Đức Phúc đánh giá ngược lại: “Tôi không đạo mạo lắm; nhưng cũng bịt mũi Phải đâu vì mấy câu thơ này “dâm” Bịt mũi vì một lí do khác kia! Nếu quả thật là một cô gái nào đã sáng tác Ốc nhồi, Quả mít rồi đưa ra trình bày với mọi người thì thảm cho cô ta quá” Đáng
nói là việc tranh luận đã dẫn Vũ Đức Phúc đến chỗ lý giải nguồn gốc và bản chất của loại thơ “tục”, ông đã đặt đúng những vần thơ tục đó trong hệ thống thi pháp và văn hóa dân gian, tiếc là ông lại hạ thấp kiểu tư duy dân gian này:
“Những câu đố gọi là “đố tục giảng thanh” trong dân gian chẳng qua là một trò tiêu khiển Một số trong những bài thơ được gọi là của Hồ Xuân Hương có lẽ cũng bắt nguồn từ đó do chỗ người làm thơ học văn học dân gian ở chỗ tồi nhất của nó, mà không biết học tập chỗ hay Văn học dân gian của chúng ta vĩ đại, không phải vì có mấy câu đố có giá trị mảnh dẻ đó” Tóm lại, trong các bài viết
trên, ý kiến hai ông khá trái chiều nhau Một người ca ngợi thơ Hồ Xuân Hương
là tiếng nói bản năng tự nhiên, một người thì phản đối và cho đó là thơ dâm
Trần Thanh Mại trong bài viết Thử bàn lại vấn đề dâm tục trong thơ Hồ Xuân Hương (1963) lại đưa ra chủ trương ứng xử với thơ “tục dâm” theo tiêu
chuẩn đạo đức mà thực chất vẫn là đạo đức Nho gia Ông nêu lên hàng loạt câu hỏi về vấn đề dâm tục Từ đó, tác giả bài viết chia thơ xưa nay xem là của Hồ Xuân Hương ra làm 3 loại Trần Thanh Mại nhận thấy 4 cung bậc cái tục trong
thơ Hồ Xuân Hương: 1.Loại tục nhẹ nhàng trong trẻo, kín đáo, tinh vi (Bánh trôi nước…); 2.Một loại tục khác, tuy lối dùng chữ trong thơ tuy táo bạo hơn, nhưng ý nghĩa của bài thơ vẫn thẳng thắn, lành mạnh (Lấy chồng chung…);
3.Loại thứ ba là loại các bài thơ mà nội dung không tục nhưng ngôn ngữ lại khía cạnh tiểu xảo, nghĩa là đặt ngược đặt xuôi, nói chệch, nói lái như thế nào đấy thì
nó sẽ gợi lên những khái niệm tục, những hình tượng tục (Chùa Quán Sứ…);
4.Còn một loại tục cuối cùng, ấy là loại trong đó những ý tục khá lộ liễu, sỗ sàng, trong đó hình như tác giả không muốn giấu giếm hoặc giảm bớt cường độ
tục đi chút nào (Quan thị…) Ông chỉ chấp nhận cái tục là tiến bộ khi nhà thơ
coi cái tục là một phương tiện sử dụng vào mục đích tốt Khi tục chỉ khêu gợi
Trang 31thú nhục dục để gây những ấn tượng, những cảm giác không lành mạnh cho người đọc, người xem, khi đó, tục đã vượt quá phạm vi của nó mà biến thành dâm thì không thể chấp nhận Trần Thanh Mại đã đứng trên quan điểm xã hội học, đôi khi chính trị đơn thuần để lí giải thơ Hồ Xuân Hương
Khi các nhà nghiên cứu Việt Nam đang tranh luận sôi nổi về mảng thơ dâm tục trong thơ Nôm truyền tụng của nữ thi sĩ họ Hồ với phương pháp nghiên cứu truyền thống thì N.I.Niculin vận dụng lí thuyết thi pháp học hiện đại của
M.M.Bakhtin để tìm hiểu thế giới Thơ Hồ Xuân Hương (1968) Tiến sĩ văn học
người Nga cho rằng có thể vận dụng phương pháp Carnaval để nghiên cứu thơ
Xuân Hương: “… quy tắc thẩm mĩ của Hồ Xuân Hương là bắt nguồn từ nền văn hoá cổ của nhân dân Việt Nam với lối thi vị hoá, lí tưởng hoá độc đáo những cá tính vật chất nhục thể Cũng giống như Bakhtin đã nhìn thấy “ở Rabelais đỉnh cao của xu hướng “phi chính thống” trong sáng tác dân gian vốn chỉ xâm nhập
có mỗi một lần vào văn học cao cấp thời Phục hưng” tại châu Âu, chúng ta cũng có thể xem sáng tác của Hồ Xuân Hương như là sự xâm nhập vào ngôn ngữ nghệ thuật cao cấp của nền văn hoá nhân dân bị cấm đoán ở Việt Nam thời
cổ truyền - nền văn hoá này thường được biết qua những ngày hội quần chúng, trên những bục sân khấu bình dân, nó ngân vang trong những cuộc chuyện trò trên đường phố, chợ búa, trong những bài ca với nội dung tuyệt nhiên không có
gì không hồn nhiên” Việc Niculin xem xét Hồ Xuân Hương vào dòng mạch văn
hóa dân gian vốn đề cao đời sống bản năng hồn nhiên, đề cao cái nhục thể, đối lập với văn hóa chính thống đã gợi mở cho chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này
Trong cuốn Thơ Hồ Xuân Hương (1976), Nguyễn Lộc chỉ ra tính hai
nghĩa của các bài thơ đề vịnh và bảo vệ sự chính đáng của yếu tố tình dục: ngoài nghĩa ban đầu khi miêu tả quả mít, chiếc quạt, dệt cửi…, nữ sĩ như muốn nói chuyện của đàn bà và chuyện gối chăn trong buồng kín của vợ chồng Ông lên tiếng bảo vệ quyền lợi người phụ nữ nói chung và Hồ Xuân Hương nói riêng:
“Nhà thơ nói đến hạnh phúc ái ân đâu phải là dâm đãng? Xã hội phong kiến
Trang 32chủ trương tiêu diệt cá tính, cái gì “là mình”, “của mình” đều bị coi là xấu xa,
đê tiện và “thanh cao” là huỷ diệt mọi nhu cầu cá nhân để tôn thờ giai cấp thống trị, thì sao một kẻ dám “là mình”, dám nói lên khát vọng chân thành của mình lại không được ngợi khen mà bị coi là dâm đãng? Tiếng thơ của Xuân Hương có quá quắt, nhu cầu ân ái của Xuân Hương có da diết và táo tợn, nhưng xét cho công bằng, đâu phải lỗi của nhà thơ?” Chúng ta thấy Nguyễn Lộc và
Nguyễn Đức Bính đều bênh vực cho thơ Hồ Xuân Hương “không gợi lên ý nghĩ xấu xa” Nhưng Nguyễn Lộc cuối cùng vẫn bênh vực thơ có yếu tố tục bằng giá
trị của tinh thần chống phong kiến: “Tuy vậy, cũng cần nói thêm rằng, trong một
số bài thơ của Xuân Hương quả có yếu tố tục Điều này cũng không ai chối cãi được Trong văn học dân gian, nhất là loại truyện tiếu lâm, truyện Trạng Quỳnh, chúng ta từng thấy nhân dân lao động dùng cái tục làm phương tiện để
đả kích giai cấp thống trị, những kẻ sống rất tục mà lại làm ra vẻ sợ cái tục Hồ Xuân Hương đã học tập phương pháp đó của văn học dân gian Nhà thơ không thích tục tĩu, nhưng nhiều lúc bà dùng cái tục tĩu một cách trắng trợn làm mục đích đả kích kẻ thù Đọc những bài thơ có yếu tố tục này sẽ thấy rõ dụng ý đả kích của bà” Thực ra, Nguyễn Lộc cũng tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương từ
là sử dụng những hình tượng hoặc lên quan đến bộ phận riêng trong cơ thể của
nữ giới, hoặc liên tưởng đến việc giao hợp trai gái Sau đó, ông đặt ra câu hỏi thú vị: lấy gì cắt nghĩa sự có mặt của yếu tố tục ấy Trước tiên nhà nghiên cứu phân loại thành hai mức độ khác nhau của cái tục Thứ nhất, cái tục gây lên tiếng cười trong chốc lát Thứ hai, ngoài gây cười còn nhằm mục đích cao hơn là
đả kích, phê phán một cách trực tiếp hoặc gián tiếp Lê Trí Viễn viết: “Xuân Hương nhân danh một sự sống theo lẽ phải của tự nhiên, Xuân Hương xuất phát
Trang 33từ sự sống gốc nguồn, sự sống là phối hợp âm dương, là sinh sôi nảy nở nên Xuân Hương mới trở lại với hình ảnh cụ thể của sự giao hợp ấy Cái đó, ngày nay ta gọi là cái tục, kỳ thực không phải” Ông vận dụng lý luận của Bakhtin khi
nghiên cứu Rabelais về nền văn học châu Âu từ thời cổ đại đến trung đại
“Trong con người thượng tầng là bộ mặt, hạ tầng là cơ quan sinh dục, tiêu hoá,
đó là cái hạ tầng phồn thực, sự sống nảy mầm từng giờ tùng phút Tiêu biểu cho cuộc sống trần tục lành mạnh, vui tươi, đầy sức sống ấy là cái cười” Và đây là cái cười Carnaval, phá vỡ những thứ vốn lâu nay bị phân cách triệt để: “cái báng
bổ trần tục và cái thiêng liêng, phía trên và phía dưới, đạo đức và hư hỏng, cái thật và cái giả” Điều này không chỉ riêng ở xã hội châu Âu mà là nét chung văn
hoá ở mọi nơi, ở Việt Nam cũng xuất hiện trào lưu văn hoá này Hồ Xuân Hương cũng ảnh hưởng, tiếp nhận nền văn hoá dân gian thời trung đại Lê Trí Viễn đã vận dụng lý luận lễ hội carnaval của Baktin để cắt nghĩa Hồ Xuân Hương và điều này là hợp lý
Đỗ Đức Hiểu đọc Hồ Xuân Hương theo lý luận thi pháp hiện đại, quan tâm thế giới nghệ thuật của văn bản tác phẩm chứ không quan tâm vấn đề phản
ánh hiện thực hay những ảnh xạ của thời đại vào tác phẩm Qua bài viết Thế giới thơ Nôm Hồ Xuân Hương (1990) ông xác định thơ nữ sĩ họ Hồ không có
“cái tục”, không phải nói vấn đề đạo lý, và đó cũng không phải là loại thơ “đả kích giai cấp thống trị” hay “tát vào mặt bọn phong kiến đạo đức giả”, hồn thơ
ấy chỉ ca ngợi cái đẹp, cái tự nhiên, sức sống tồn tại bên trong con người Nó hướng tới triết lý tự nhiên và triết lý cái đẹp Đỗ Đức Hiểu dựa vào phân tích các môtíp để chỉ ra yếu tố bản năng, thân xác ở thơ Hồ Xuân Hương: mô típ hang động, mô típ văng vẳng, mô típ trắng son, mô típ trăng khuya Trong đó, mô típ
“hang động” phát hiện ra cái đẹp của thiên nhiên, của cơ thể con người như các
văn bản Kẽm Trống, Động Hương tích , hay các bài thơ tuy không mô tả hang động nhưng thuộc dạng cấu trúc tương tự ví dụ như Quán Khánh, Đèo Ba Dội,
… Những tác phẩm này, “Hồ Xuân Hương “hoà đồng” cái “thiêng liêng” với
cơ thể người phụ nữ, tức là tiếng nói của tự nhiên, của bản năng muôn thủa của
Trang 34loài người, của hạnh phúc con người” Đỗ Đức Hiểu phản đối việc tranh luận về
“cái thanh, cái tục” hoặc “đố tục giảng thanh”, hay “đố thanh giảng tục”, hay
nữa “chuyện buồng kín”…, mà “Hồ Xuân Hương góp tiếng thơ đầy nhạc, biểu đạt sức sống và cái đẹp của cơ thể, của tấm thân và trái tim rất trẻ của người phụ nữ, trong định mệnh đầy cay đắng” Vận dụng thi pháp học đầy sáng tạo,
khi tiếp cận thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương, Đỗ Đức Hiểu gợi mở cho chúng tôi nhiều điều
Nhà phê bình Lại Nguyên Ân qua bài viết Tinh thần phục hưng trong thơ Hồ Xuân Hương (1991) đánh giá cao việc bà chúa thơ Nôm đưa tính dục
vào trong thơ Theo Lại Nguyên Ân, nữ sĩ có nhắc đến chuyện kín trong buồng the, hay bộ phận sinh dục nam nữ là hết sức bình thường, tự nhiên, thiên tạo song xã hội phong kiến cứ muốn quên hẳn đi, xoá hẳn đi trong cách hình dung con người, đó là quyền sáng tạo tự nhiên của người nghệ sĩ Lại Nguyên Ân cho
rằng cốt lõi thơ Hồ xuân Hương là hạ bệ - giải thiêng, đây là đặc trưng cho “tinh thần phục hưng” nên những gì là trên, cao (tinh thần, lí tưởng) đều bị chuyển sang bình diện vật chất xác thịt được xem là thấp, dưới (cơ quan sinh dục, bụng,
đít) Thơ Hồ Xuân Hương minh chứng rõ điều đó: các hình ảnh thiên nhiên (hang động, núi non…), đồ vật (cái quạt, khung dệt cửi, bánh trôi…), con người (nhà sư, cô gái…)… đều được nữ sĩ “dịch” sang “cái ấy”, “chuyện ấy” Ông giải
thích: “Ý nghĩa “hạ bệ - giải thiêng” đối với giới tu hành thì khá dễ hiểu Nhưng còn đối với các đồ vật, cảnh vật? Có lẽ ở đây, ý nghĩa này được áp dụng cho những ý đồ linh thiêng hoá hoặc thi vị hoá phong cảnh, tức là “hạ bệ - giải thiêng” cho một loại ý niệm trừu tượng lý tưởng về phong cảnh hơn là cho bản thân phong cảnh” Ngoài ra Hồ Xuân Hương hạ bệ không phải theo cái lối phủ
định sạch trơn, cái tài của bà chỉ bằng tiếng cười, kéo tất cả về cõi tục, về đời sống tự nhiên thông thường, mà biểu tượng là “đời sống tình dục” Thêm một
đặc trưng của tinh thần phục hưng đó chính là tiếng cười và yếu tố “vật dục -
xác thịt” là phương diện “gây cười” hơn là phương diện “gợi dục” Thơ nữ sĩ họ
Hồ được Lại Nguyên Ân áp dụng luận điểm carnaval của Bakhin đã phát hiện
Trang 35những vấn đề mới, hiện tượng dâm tục trong thơ bà trước đây chỉ được giải thích dưới khía cạnh xã hội, nay giải thích trên phương diện triết lí
Đỗ Lai Thuý có cách tiếp cận văn hóa về Hồ Xuân Hương qua cuốn
Hồ Xuân Hương hoài niệm phồn thực (1995) Tác giả nhận định: Những biểu
tượng phồn thực trong thơ Hồ Xuân Hương đều là những biểu tượng văn hoá - tôn giáo, nó là nỗi ám ảnh của bà, do vậy ở đâu cũng xuất hiện Nên các biểu tượng trong thơ nữ sĩ rất đa dạng và phong phú, có thể phân chia thành nhiều kiểu: biểu tượng liên quan đến các bộ phận của cơ quan sinh sản như âm vật, dương vật, hành vi tính giao, thân thể phụ nữ, những thời điểm mang tính chất
“đột biến” - thời điểm nhân học trong vòng một đời người như dậy thì, trong thời gian một năm Và những biểu tượng phồn thực trên chia thành hai loại:
1.Biểu tượng gốc; 2.Biểu tượng phái sinh Đỗ Lai Thuý khẳng định: “Những biểu tượng phồn thực nói chung và biểu tượng phồn thực của Hồ Xuân Hương nói riêng là có hai mặt, lấp lửng, thiêng và tục, thanh và tục Nhưng hai mặt này không chết cứng như hai mặt của tờ giấy mà luôn luôn có sự vận động, chuyển hoá vào nhau để tạo thành một trạng thái hoà quyện, hai mà một, tồn tại mà không tồn tại, không tồn tại mà tồn tại, vừa tránh được lối tư duy nhị nguyên, vừa đảm bảo hứng thú cho người đọc khi họ luôn được chuyển dịch từ thanh sang tục, rồi từ tục sang thanh trong một biến dịch không ngừng” Ông còn công
nhận thơ nữ sĩ vừa thanh vừa tục nhưng ý nghĩa cơ bản của những biểu tượng
“dâm tục” là ý nghĩa phồn thực Chúng ta thấy các nhà nghiên cứu có những điểm nhìn khác nhau đối với cùng một hiện tượng “dâm tục” Đỗ Lai Thuý nghiên cứu Hồ Xuân Hương từ xuất phát điểm văn hoá học, coi bản năng như một tín ngưỡng phồn thực văn hoá cổ đại là một hướng tiếp cận khả thi mà chúng tôi cần học hỏi
Ngô Gia Võ góp thêm tiếng nói đánh giá thơ Hồ Xuân Hương qua bài
viết Nghệ thuật với ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân văn trong thơ Nôm
Hồ Xuân Hương (2000) Ông cho rằng thơ nữ sĩ có cái tục và gần như 100%
cái tục này đều hướng tới tình dục nhưng không phải dâm tục Vì dâm tục là loại
Trang 36tình dục bệnh hoạn, điên cuồng, nghiêng về thú tính Trái lại, tình dục trong thơ
Xuân Hương “dồi dào sức sống”, “bừng bừng sinh lực”, “lành mạnh, khoẻ khoắn” Vì bà quan niệm quan hệ thân xác là bản tính hết sức tự nhiên, tất yếu,
quen thuộc đồng thời là sự thoã mãn của con người Đó là quy luật sinh tồn và phát triển của tạo vật Cho nên Xuân Hương sẽ “chống” lại tất cả những gì kìm hãm, bó buộc chuyện đó Bà chúa thơ Nôm hào hứng ra sức tuyên ngôn, tuyên truyền về tình dục với sắc màu tươi mới, uyển chuyển, tinh tế… Nhà thơ thấy bóng dáng con người trên nền thiên nhiên, sự vật khoẻ khoắn, mạnh mẽ, đẹp
tươi Hơn nữa, bà “tăm tia” sự vật ở chỗ “lồi”, có “lỗ” nên cảnh vật trong thơ bà thường thấp thoáng bóng dáng “các bộ phận kín và hấp dẫn ở phụ nữ” Từ chỗ
ca ngợi thân thể phụ nữ, quan hệ giao hoan thì nghệ thuật cái tục góp phần thể
hiện “tư tưởng nhân văn”, “tư tưởng nhân đạo” của Hồ Xuân Hương
Chúng ta thấy, vấn đề gây chú ý và gây tranh luận nhiều hơn cả trong mảng thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương chính là vấn đề được gọi là
“dâm tục” Hầu như không ai bác bỏ sự hiện diện của yếu tố này, song cách cắt nghĩa và đánh giá rất phân tán Mỗi nhà nghiên cứu có một quan điểm riêng khi nhìn nhận về mảng thơ độc đáo, lấp lửng hai mặt của bà chúa thơ Nôm: coi tục
là ẩn ức tình dục (Nguyễn Văn Hanh, Văn Tân vận dụng phân tâm học); coi tục
là nhu cầu lành mạnh chính đáng (Xuân Diệu, Nguyễn Đức Bính, Đỗ Đức Hiểu,
Lê Trí Viễn…); trên quan điểm con người tự nhiên, hiện đại, Xuân Diệu từng đố
ai chỉ ra thơ nữ sĩ Xuân Hương tục ở đâu (đây là đặc điểm thi pháp thơ vịnh cảnh, vịnh vật Hồ Xuân Hương); coi tục là xấu, chỉ có thể biện hộ nếu được dùng như vũ khí đánh giai cấp thống trị phong kiến (Trần Thanh Mại, Nguyễn Lộc, Chế Lan Viên, Vũ Đức Phúc); Niculin vận dụng quan điểm lễ hội cacnavan phân tích thơ Hồ Xuân Hương; Coi tục là sự hạ bệ - giải thiêng (Lại Nguyên Ân); coi tục là hồi ức của tín ngưỡng phồn thực (Trương Tửu, Đỗ Lai Thuý); coi tục chính là ý nghĩa khẳng định khát vọng nhân văn (Ngô Gia Võ)… Tóm lại, các ý kiến đều nhất trí nêu tính chất độc đáo của loại thơ có hai hàm nghĩa ở
Hồ Xuân Hương Nhưng mặc dù các nhà nghiên cứu xưa nay đều thừa nhận vấn
Trang 37đế bản năng tình dục là đối tượng cấm đoán trong văn hóa Nho giáo chính thống, chưa ai đặt vấn đề xem xét thơ Nôm truyền tụng trong ngữ cảnh của văn hóa cấm kỵ đó để hình dung những bài thơ này trong tư cách đối phó lại với cấm
kỵ khi chúng tìm tòi cách diễn đạt tư tưởng bảo vệ, khẳng định tính tự nhiên của đời sống bản năng
V MỤC ĐÍCH - Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI
Tìm hiểu về Cấm kị và đối phó cấm kị nhìn từ góc độ văn hoá (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương), chúng tôi nghiên cứu văn hoá
truyền thống thời trung đại để thấy xã hội phong kiến trước đây đã cấm đoán đời sống bản năng như thế nào và quần chúng nhân dân đối phó với sự cấm đoán này ra sao Chúng tôi đặt thơ Nôm Hồ Xuân Hương trong ngữ cảnh văn hóa cấm
kỵ đó, để thấy được sự độc đáo về đối phó với cấm kị bản năng tình dục của hình thức nghệ thuật ngôn từ so với các kiểu văn hóa đối phó với cấm kỵ bản năng khác
giúp chúng tôi khảo sát, đánh giá toàn bộ những tư liệu thống kê, phân tích các
dẫn chứng, rút ra những kết luận về thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ Chúng tôi sẽ xuất phát từ chính các văn bản của Hồ Xuân Hương,
từ chính cách hiểu của tác giả để xem xét nội dung để hiểu được dụng ý, thông điệp nghệ thuật của văn bản thơ Phương pháp thi pháp học chính là cách tiếp cận hình thức của tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương, nhằm phát hiện ra tính quy
luật và giải thích vì sao bà chúa thơ Nôm đã vận dụng loại thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ để đối phó với cấm kị văn hoá truyền
Trang 38thống Thi pháp học giúp cho chúng tôi khám phá thế giới nghệ thuật những bài
thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ để người đọc thấy
được sự độc đáo, tài ba của nữ thi sĩ Phương pháp tiếp cận văn hóa học cũng là công cụ giúp ích cho việc giải quyết nhiệm vụ của luận văn Để tránh những suy
diễn gán ghép cách nghĩ hiện đại, chúng tôi tiếp cận mảng những văn bản thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ của Hồ Xuân Hương từ
quan điểm dựng lại không gian văn hóa của thời trung đại trong đó hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương đã ra đời Điều tối quan trọng là chúng ta phải dựng được không gian văn hoá về cấm kỵ và hình thức đối phó với cấm kị bản năng của
văn hoá truyền thống trung đại để thấy được thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ của Hồ Xuân Hương chỉ là một trong các hình thức đối
phó với cấm kỵ bản năng
VII KẾT CẤU LUẬN VĂN, QUY CÁCH TRÌNH BÀY
- Kết cấu: ngoài phần Đặt vấn đề tìm hiểu về Lịch sử nghiên cứu tiểu
sử, văn bản thơ Hồ Xuân Hương, Kết luận, Phụ lục, nội dung khoá luận được
bố cục thành hai chương: Chương một chúng tôi tìm hiểu Hình tượng cấm đoán bản năng trong văn hoá truyền thống, Chương hai nghiên cứu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá, khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương
- Quy cách trình bầy:
+ Tên tác phẩm: Chữ cái đầu viết hoa và nhất loạt in nghiêng, in đậm
Chẳng hạn: Đá ông chồng bà chồng…
+ Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương trích dẫn đều được in nghiêng
Ví dụ: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn /Bẩy nổi ba chìm với nước non”…
+ Chú thích tư liệu ở phần nội dung Luận văn cũng được in nghiêng được ghi bằng số trong ngoặc vuông, tương ứng với số thứ tự ở phần Tư liệu tham khảo thì ghi ngay sau số thứ tự tư liệu dẫn
+ Phần Phụ lục chúng tôi coi là bộ phận hữu cơ của Luận văn, vì vậy vẫn
đánh số trang theo thứ tự của Luận văn cho đến hết
Trang 39cấm kỵ khác nhau nhưng luận văn chỉ quan tâm tới: “Một cấm kỵ chiếm giữ khoảng trung tâm giữa hai yếu tố khác, khi dường như cả hai được quan sát,
chẳng hạn trong sự thích ứng của một phụ nữ thông qua người đàn ông” [23,
67] Mục đích cấm kỵ thật muôn hình vạn trạng song luận văn chú ý đến: “Bảo
an trước sự rối loạn của những sự kiện đời sống quan trọng như sinh đẻ, lễ trưởng thành nam giới, hôn thú, những hoạt động tình dục” [23, 67]
Cấu trúc của con người bao giờ cũng bao gồm hai mặt đối lập mà có quan hệ qua lại gắn bó: cái văn hóa và cái tự nhiên (bản năng) Văn hóa nhân loại chính là sự khắc phục các yếu tố bản năng Bản năng vốn có tính thú vật, con người thoát khỏi tình trạng thú vật nhờ khắc phục, vượt qua các bản năng, xây dựng các nguyên lý của Đạo sống Đó là ý nghĩa tích cực của văn hóa Nhưng trong văn hóa nhân loại, nói như Lênin, ở mỗi nền văn hóa dân tộc lại có hai nền văn hóa Văn hóa dân gian tuy khắc phục cái bản năng nhưng đời sống nhân dân vốn hồn nhiên nên không chống lại cái bản năng Văn hóa chính thống, ở phương Tây xưa khi là văn hóa Nhà thờ, ở phương Đông là văn hóa Nho giáo chính thống, lại có cách nhìn cực đoan với bản năng Các học thuyết đạo đức tôn giáo đã đẩy “văn hóa” đi quá xa, chối bỏ cái bản năng, cấm đoán đời sống bản năng Cấm kỵ là phục vụ cho lễ giáo đạo đức, còn chống cấm kỵ là đòi hỏi trả lại quyền tồn tại cho con người tự nhiên bản năng Và cấm kỵ tình dục là một dạng biểu hiện của nhiều thứ cấm kỵ trong văn hoá Chúng tôi sẽ đi sâu vào hiện tượng cấm kỵ bản năng tình dục
Trang 40Trước đây, hình như trong tất cả các dân tộc, khu vực, nền văn hoá, tôn giáo trên thế giới chúng ta đều bắt gặp ít nhiều sự khinh miệt những gì là vật chất, đặc biệt hơn là thân xác Loài người xem thân xác cực kì xấu xa, dơ bẩn, thấp hèn… Trong mọi tội lỗi của con người thì tội mê dâm dục là tội quan trọng, nặng hơn hết Xác thịt là bóng ma ám ảnh, hắc ám, chướng ngại vật ngăn cản con người vươn tới đời sống tinh thần thanh tịnh, tâm trí thuần khiết, đạo đức sáng ngời… Do đó, cần phải cảnh giác đề phòng, kìm hãm không cho ham muốn sắc dục tự do bộc lộ Dục tính luôn bị trói buộc và trở thành một vùng cấm địa Một sự ẩn dấu hoàn toàn Chính sự ẩn dấu đó càng khơi nên trí tò mò,
kích thích con người khám phá “Cái gì mà không ai thèm muốn thì người ta không cần phải cấm đoán làm gì, và dù thế nào, thì cái bị cấm đoán nghiêm ngặt cũng là đối tượng của thèm muốn” [23, 132] Nói cách khác, về nguyên lý,
ở đâu có cấm kỵ thì ở đó xuất hiện hình thức đối phó cấm kỵ
B NỘI DUNG CẤM KỴ ĐỜI SỐNG BẢN NĂNG
I CƠ SỞ VĂN HOÁ CỦA CẤM KỴ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG BẢN NĂNG
Có nhiều lý do khiến nảy sinh sự cấm kỵ đời sống bản năng tình dục Có những nguyên nhân tâm linh, thần bí như việc nhà sư có thể tin rằng việc diệt dục có thể giúp cho họ có được phép thuật thần kỳ Câu chuyện thiền sư Huyền Quang đã “biểu diễn” một màn hô gió gọi mưa để chứng minh rằng mình không
hề có quan hệ thân xác với nàng Điểm Bích là một ví dụ Thời Lý - Trần, đã có truyền thuyết cho rằng thân thể của thiền sư diệt dục, tức không có đời sống quan hệ nam nữ khi chết đi hóa thành “thất bảo” (bảy thứ quí) đáng được thờ
Từ đó, mà có sự xa lánh, lên án, né tránh, không bàn đến đời sống tình dục Trạng thái giác ngộ, giải thoát lý tưởng của nhà sư là sự giải thoát khỏi tất cả
mọi phiền não do các trạng thái hỷ, nộ, ai, cụ, ái, ố, dục gây nên Tâm nhà Phật
như bông sen nở tươi trong lò lửa cháy bỏng, lò lửa tượng trưng cho cuộc sống vật chất đầy sự cám dỗ, kể cả cám dỗ của dục vọng song không thể thiêu đốt
được kiên tâm của nhà tu hành