ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN --- THẾ THỊ VÂN MẪU GỐC KITÔ GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT BÁC SĨ ZHIVAGO VÀ CÁC PHIM CÙNG TÊN CỦA MỸ, NGA: TIẾP CẬN TỪ
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
THẾ THỊ VÂN
MẪU GỐC KITÔ GIÁO
TRONG TIỂU THUYẾT BÁC SĨ ZHIVAGO
VÀ CÁC PHIM CÙNG TÊN CỦA MỸ, NGA:
TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA HỌC
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Lý luận Văn học
Hà Nội - 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-
THẾ THỊ VÂN
MẪU GỐC KITÔ GIÁO
TRONG TIỂU THUYẾT BÁC SĨ ZHIVAGO
VÀ CÁC PHIM CÙNG TÊN CỦA MỸ, NGA:
TIẾP CẬN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA HỌC
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Lý luận Văn học
Mã số: 60 22 32
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Gia Lâm
Hà Nội - 2013
Trang 31
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3
2 Lịch sử vấn đề 6
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12
4 Phương pháp nghiên cứu 13
5 Cấu trúc của luận văn 13
Chương 1: MẪU GỐC KITÔ GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT BÁC SĨ ZHIVAGO CỦA B.PASTERNAK 14
1.1 Khái niệm mẫu gốc và mẫu gốc văn hóa 14
1.2 Ảnh hưởng của Kitô giáo đến sự hình thành mẫu gốc văn hóa Nga 20
1.3 Mô ̣t số mẫu gốc Kitô giáo trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago 25
1.3.1.Mẫu gốc Phục sinh (Paschal) 25
1.3.2.Mẫu gốc Jesus Christ trong sự song chiếu với nhân vật Zhivago 31
1.3.3.Mẫu gốc Đức Me ̣ Đồng Trinh Maria trong các hình tượng Lara và Tonya 33
1.3.4.Mẫu gốc Thánh George và con Rồng 36
1.3.5.Mẫu gốc Giáng sinh và Ngọn nến 37
1.4 Chuyển thể điện ảnh tác phẩm văn học – sự đối thoại văn hóa 40
Chương 2: SỰ THÔNG DIỄN MẪU GỐC KITÔ GIÁO TRONG PHIM BÁC SĨ ZHIVAGO CỦA DAVID LEAN 47
2.1 Đôi nét về đạo diễn David Lean và bô ̣ phim Bác sĩ Zhivago 47
2.2 Sự thông diễn các mẫu gốc Kitô giáo trong phim của David Lean : thông diễn tái sản sinh 49
2.2.1 Mẫu gốc Phục sinh 49
2.2.2 Mẫu gốc Jesus Christ trong sự song chiếu với nhân vật Zhivago và mẫu gốc Đức Me ̣ Đồng Trinh trong các hình tượng Lara và Tonya 54
Trang 42
2.2.3 Mẫu gốc Giáng sinh và Ngọn nến 60
Chương 3: SỰ THÔNG DIỄN MẪU GỐC KITÔ GIÁO TRONG PHIM BÁC SĨ ZHIVAGO CỦA ALEKSANDR PROSHKIN 69
3.1 Đôi nét về đạo diễn Aleksandr Proshkin và bô ̣ phim Bác sĩ Zhivago 69
3.2 Sự thông diễn các mẫu gốc Kitô giáo trong phim của Aleksandr Proshkin: thông diễn tái nhâ ̣n 72
3.2.1 Mẫu gốc Phục sinh 72
3.2.2 Mẫu gốc Jesus Christ trong sự song chiếu với nhân vật Zhivago và mẫu gốc Đức Me ̣ Đồng Trinh trong các hình tượng Lara và Tonya 77
3.2.3 Mẫu gốc Giáng sinh và Ngọn nến 85
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 53
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Từ thế kỷ thứ X , Kitô giáo, nói cụ thể hơn là Kitô giáo chính thống đã trở thành quốc giáo của Nga với số lượng Kitô hữu ngày mô ̣t đông Trong hơn mười thế kỷ, Kitô giáo chính thống (còn gọi là Chính thống giáo) đã tham gia tích cực vào việc nuôi dưỡng , đào luyê ̣n nên tính cá ch con người Nga , giúp cho ho ̣ hiểu được ý nghĩa cuô ̣c sống, thâ ̣m chí ngay cả khi mất niềm tin thì họ vẫn không hoàn toàn đoa ̣n tuyê ̣t với thế giới quan Chính thống giáo
Nền văn hóa và văn ho ̣c Nga có mối liên hê ̣ mật thiết với thế giới quan Chính thống giáo và đó chính là điều khác biệt chủ yếu với văn hóa và văn học phương Tây Chính Chính thống giáo cũng đã ảnh hưởng đến thái độ quan tâm tới bản chất tinh thần , tới viê ̣c đào sâu vào thế giới nô ̣i tâm của con người – mô ̣t nhiê ̣m vu ̣ tro ̣ng tâm của văn ho ̣c Trong dòng chảy lịch sử của văn học Nga, Kitô giáo đã để lại dấu ấn trong nhiều sáng tác của các nhà văn, nhà thơ , đă ̣c biê ̣t ở thế kỷ XIX như A Pushkin, N.Gogol, F.Dostoevsky, L.Tolstoy… và thế kỷ XX như M Bulgakov, I.Shmelev, B.Pasternak,… “Các nhà văn Nga xem xét các sự kiện của đời sống , tính chất, khát vọng của con người, soi sáng chúng bằng ánh sáng chân lý của Kinh Thánh , tư duy qua các
phạm trù của Chính thống giáo” [M.M.Dunaev (2002) Chính thống giáo và văn học Nga thế kỷ XVII-XX – Ở đây và tiếp sau, những tư liê ̣u từ nguồn tiếng
Nga do người hướng dẫn cung cấp]
Boris Pasternak (1890 – 1960) là một dịch giả, một nhà thơ và nhà văn nổi tiếng Ông từng dịch sang tiếng Nga những vở kịch tiêu biểu nhất của Shakespeare, Goethe và thơ của các nhà thơ Gruzia Ông đã từng viết một loạt
những bài thơ tuyệt diệu trong tập thơ Chị tôi – Cuộc sống, chính tập thơ này
đã đưa ông lên hàng những nhà thơ lớn nhất nước Nga thời ấy Ngoài ra, còn
Trang 6Bác sĩ Zhivago là cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn B.Pasternak và
cuốn sách có một “số phận lịch sử” rất đặc biệt Sau ngày chiến thắng phát xít Đức, ông bắt tay vào viết cuốn tiểu thuyết này và đã hoàn thành vào năm
1955 Đây là cuốn tiểu thuyết đem lại nhiều vinh quang lẫn cay đắng cho nhà văn Cuốn tiểu thuyết đã giúp B.Pasternak được tặng giải thưởng Nobel về văn chương năm 1958 vì những “đóng góp to lớn vào nền thơ trữ tình hiện đại cũng như vào lĩnh vực các truyền thống vĩ đại của các nhà văn xuôi Nga” Nhưng vì những lý do chính trị, Pasternak đã buộc phải từ chối nhận giải thưởng và sống những năm tháng cuối đời trong cảnh cô đơn và bệnh tật ở ngôi nhà thuộc vùng ngoại ô Matxcơva Mãi cho tới năm 1988, toàn bộ nguyên tác của cuốn tiểu thuyết mới được xuất bản tại Nga
Ảnh hưởng của Chính thống giáo bộc lộ rõ trong sáng tác của
B.Pasternak nói chung, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago nói riêng Khi sáng tạo cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, nhà văn đã làm hồi sinh nhiều mẫu gốc văn
hóa dân tộc, đặc biệt là những mẫu gốc Kitô giáo như thiên đường, sự phục
sinh, bất tử,…
1 Theo Aleksandr Daniel – nhà nghiên cứu lịch sử văn học Nga, Samizdat là thuật ngữ ám chỉ phương cách tồn tại của tác phẩm/ấn phẩm chứ không phải nội dung của nó Theo ông, đó là cách thức tồn tại của những văn bản chưa được qua kiểm duyệt nhà nước và lượng bản lưu hành trong dân chúng không thuộc quyền hoặc vượt quyền kiểm soát của tác giả Nhiều trường hợp, có những tác phẩm được xuất bản chính thống sau một thời gian lại trở thành đối tượng của Samizdat, được đưa đến tay người đọc bằng cách chép tay, đánh máy từ bản gốc như rất nhiều truyện ngắn của Solzhenitsyn Ngược lại có những tác phẩm Samizdat về sau
lại là cơ sở làm nên những ấn phẩm qua kiểm duyệt như bản dịch tiếng Nga của tiểu thuyết Chuông nguyện
hồn ai (Hemingway) – Thụy Anh, nguồn: tiasang.com
Trang 75
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago đến nay đã được chuyển thể thành ba tác phẩm điện ảnh Đó là bộ phim Doctor Zhivago được sản xuất năm 1965 của đạo diễn người Mĩ David Lean, bộ phim truyền hình Anh Doctor Zhivago của
đạo diễn người Ý Giacomo Campiotti, sản xuất năm 2002 và bộ phim thuô ̣c thể loa ̣i TV Mini Series1 do Đài Truyền hình Trung ương Nga sản xuất năm
2006, dài 11 tập, của đạo diễn người Nga Aleksandr Proshkin
Nghiên cứu vấn đề mẫu gốc Kitô giáo trong tiểu thuyết của B.Pasternak cũng như hai phiên bản điện ảnh của Mỹ và Nga sẽ cho chúng tôi cơ hội tìm hiểu một vấn đề liên ngành liên quan đến tôn giáo, văn học và điện ảnh hết sức thú vị Trước hết, đó là việc điện ảnh hóa một tác phẩm văn học Thực chất, đây là hình thức thông diễn một tác phẩm thuộc hệ thống nghệ thuật này sang một hệ thống nghệ thuật khác Trong trường hợp này, đó là quá trình chuyển thể từ một tác phẩm văn học sang một tác phẩm điện ảnh dưới con mắt của một đạo diễn phương Tây và một đạo diễn người Nga, với “tầm đón đợi” của mình và bối cảnh văn hóa dân tộc, thời đại riêng Qua đó, nổi lên vấn
đề đối thoại giữa các nền văn hóa – một vấn đề đang trở thành cấp thiết trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay
Phân tích các mẫu gốc Kitô giáo trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago và hai
phiên bản phim cùng tên không chỉ giúp đánh giá tầm quan trọng của tác phẩm từ góc độ văn hóa phổ quát mà còn xác định được ý nghĩa của nó đối với nền văn hóa của dân tộc Với ý nghĩa đó, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên
cứu Mẫu gốc Kitô giáo trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago và các phim cùng tên của Mỹ, Nga: tiếp cận từ góc độ văn hóa học
Trang 8Cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago cũng xuất hiện trong một tập san văn học mang tên Lời tôi tự thú: Tập san văn học – TP Hồ Chí Minh, NXB Trẻ ấn
hành năm 1987 Trong ấn bản này có đăng toàn bộ nô ̣i dung của phần thứ
mười bốn, quyển hai mang tên Trại Varưkinô của cuốn tiểu thuyết
Những tác phẩm của B Pasternak cũng được đưa vào giảng da ̣y trong các trường đa ̣i ho ̣c và trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều luâ ̣n văn, luâ ̣n
án Mô ̣t trong số đó có luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn của nhà nghiên cứu Hà Thị Hòa, được viết năm 1996 với đề tài : “Cái ngẫu nhiên trong tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak” Luâ ̣n án có đề câ ̣p tới tên của mô ̣t số
nhà nghiên cứu đã từng viết về nhà văn Pasternak như Phạm Vĩnh Cư , Nguyễn Hải Hà , Hoàng Ngọc Hiến , Lê Sơn… Luâ ̣n án đã phân tích , làm rõ được yếu tố cái ngẫu nhiên thông qua viê ̣c phân tích thế giới nghê ̣ thuâ ̣t trong tác phẩm như thời gian, không gian, nhân vâ ̣t, cốt truyê ̣n…
Mô ̣t trong số những cuốn sách khá dày dặn viết về nhà văn B.Pasternak
và một số bài thơ của nhà văn , được in cùng với toàn văn cuốn tiểu thuyết
Bác sĩ Zhivago là cuốn Boris Pasternak – Con người và tác phẩm; 16 bài thơ chọn lọc; Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được NXB Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 9có hai mục từ liên quan tới cuốn tiểu thuyết và nhà văn Pasternak , đó là mu ̣c
từ B – Bác sĩ Zivago và mu ̣c từ P – Paxtecnac Đối với mục từ B – Bác sĩ Zivago, cuốn tiểu thuyết được người viết đánh giá là “mô ̣t hiê ̣n tượng nghê ̣
thuâ ̣t sinh đô ̣ng của văn ho ̣c Nga thế kỷ XIX” [32, tr.40], còn đối với mục từ Paxtecnac, nhà văn Pasternak được giới thiê ̣u đầy đủ , cụ thể về tên tuổi , năm sinh, năm mất, quê quán, nền tảng giáo du ̣c của gia đình, những công viê ̣c đầu tiên khi còn trẻ trong thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ nhất [32, tr.364]
Ngoài ra , trong cuốn Giáo trình văn học Nga do Đỗ Hải Phong chủ
biên, NXB Giáo dục Việt Nam tái bản lần thứ nhất năm 2012, có dành khoảng hai trang giới thiệu sơ lược về nhà văn B.Pasternak cũng như tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago Nhà văn Pasternak được xếp vào nhóm các nhà văn samizdat, cùng với E.Zamiatin, A.Platonov, A.Akhmatova, M.Bulgakov Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được tóm tắt trong khoảng mô ̣t trang và được kết luâ ̣n
là một tác phẩm “thấm đượm chất trữ tình , suy tưởng Tiểu thuyết được xây dựng theo nguyên tắc ngẫu nhiên , liên văn bản gần với mỹ ho ̣c hâ ̣u hiê ̣n đa ̣i Hiê ̣n nay ở Viê ̣t Nam có tới ba bản di ̣ch tác phẩm này” [25, tr.21]
Đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu bàn về vấn đề chuyển thể
điê ̣n ảnh từ tiểu thuyết nói chung , từ Bác sĩ Zhivago nói riêng Mô ̣t trong số
những công nghiên cứu có hàm lượng tri thức lớn viết về vấn đề chuyển thể là
cuốn sách của nhà nghiên cứu Timothy Corrigan , Điê ̣n ảnh và văn học , do
Trang 108
NXB Thế giới ấn hành năm 2013 Cuốn sách chủ yếu dành cho những sinh viên chuyên ngành điê ̣n ảnh , những nhà nghiên cứu quan tâm tới vấn đề chuyển thể điê ̣n ảnh từ tác phẩm văn ho ̣c Cuốn sách được chia thành hai phần, gồm n hững nô ̣i dung chính sau : điê ̣n ảnh và văn ho ̣c trong những tư tưởng đối lâ ̣p của li ̣ch sử ; các tài liệu và cuộc tranh luận chủ chốt Trong đó
có những phần nội dung phân tích rất cụ thể và chi tiết các yếu tố là “giao điểm” giữa văn ho ̣c và điê ̣n ảnh như : chủ đề và mô típ , nhân vâ ̣t, điểm nhìn, câu chuyê ̣n/cốt truyê ̣n/tự sự, bối cảnh/đa ̣o cu ̣/dàn cảnh, những yếu tố khác của phong cách và cấu trúc Ngoài ra, cuốn sách còn cung cấp những thông t in về lịch sử chuyển thể cơ bản nhất như : vấn đề chuyển thể nằm trong dòng chảy lịch sử phát triển văn học và điện ảnh từ thời kỳ đầu cho tới thời hiê ̣n đa ̣i
Mô ̣t tài liê ̣u nghiên cứu hữu ích khác về vấn đề chuyển thể là bài viết của nhà nghiên cứu Malgorzata Marciniak với tiêu đề The Appeal of Literature-to-Film Adaptations (Sức hấp dẫn của chuyển thể từ tác phẩm văn học sang phim) Bàn về vấn đề chuyển thể , Malgorzata Marciniak đề câ ̣p tới
ba khía cạnh: chuyển thể như mô ̣t quá trình thông diễn , sự hài lòng với chuyển thể và những bài ho ̣c từ chuyển thể Malgorzata Marciniak cho rằng chuyển thể thực chất là mô ̣t quá trình thông diễn , nhưng chuyển thể không phải là việc nắm bắt tất cả các sắc thái phức tạp của cuốn sách mà nó vẫn phải
là một tác phẩm nghệ thuật , mô ̣t sự sáng ta ̣o đô ̣c lâ ̣p , mạch lạc, có sức thuyết phục với sự tinh tế riêng về ý nghĩa Nói cách khác, chuyển thể vẫn phải trung thành với logic nội tại được tạo ra bởi tầm nhìn mới của tác phẩm chuyển thể Nguồn gốc của sự hài lòng với tác phẩm chuyển thể xuất phát từ sự kết hợp giữa những gì đã biết và chưa biết Gần như chắc chắn là “ sức hấp dẫn của chuyển thể nằm trong sự hòa trô ̣n giữa lă ̣p la ̣i và khác biê ̣t , quen thuô ̣c và mới lạ”, là những gì có thể được so sánh với “niềm vui của một đứa trẻ khi được nghe những vần điê ̣u giống như trong nhà trẻ hoă ̣c đo ̣c cùng mô ̣t cuốn sách
Trang 119
lă ̣p đi lă ̣p la ̣i nhiều lần.” Ngoài ra, khi đề câ ̣p tới mô ̣t thí nghiê ̣m dành cho mô ̣t nhóm sinh viên tham gia chuyển thể một bài thơ của Heinrich Heine thành hai phiên bản phim, những sinh viên này sẽ ho ̣c được mô ̣t bài ho ̣c quan tro ̣ng về
sự sáng ta ̣o của điê ̣n ảnh
Trên thế giới, hiê ̣n nay có khá nhiều công trình nghiên cứu về mẫu gốc
Kitô giáo, tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago , mối quan hê ̣ giữa tiểu thuyết và phim Bác sĩ Zhivago mà với khả năng của mình , chúng tôi chỉ có thể tiếp cận được
mô ̣t số từ nguồn internet Chẳng ha ̣n, bàn về mẫu gốc Kitô giáo trong cuốn
tiểu thuyết của B Pasternak, I.A.Esaulov có bài The Paschal Archetype of
Russian Literature and the Structure of Boris Pasternak’s Novel Doctor Zhivago (Mẫu gốc Phục sinh trong văn học Nga và cấu trúc tiểu thuyết Bác sĩ
Zhivago của Boris Pasternak ) [42] Tác giả b ài viết khẳng đi ̣nh, nếu ưu thế
của truyền thống văn hóa phương Tây là mẫu gốc Giáng sinh (Christmas archetype) thì trong truyền thống Chính thống giáo Nga, ưu thế nổi trội là mẫu gốc Phục sinh (Easter archetype) Ông cho thấy mẫu gốc Phu ̣c sinh đã xác định cấu trúc của tiể u thuyết như thế nào khi mở đầu truyê ̣n bằng cảnh chôn cất bà me ̣ của câ ̣u bé Yuri và kết thúc truyê ̣n viết về sự hồi sinh và sự xuất hiê ̣n trước Chúa Bài viết đã phân tích khá chi tiết , cụ thể các yếu tố liên quan tới mẫu gốc Phu ̣c sinh của cuốn tiểu thuyết và xác đi ̣nh chủ đề của cuốn tiểu thuyết là “cuô ̣c hành hương” đến với Chúa, được ẩn giấu trong những bài thơ nằm ở cuối truyê ̣n
Mục Literature Study Guides trên trang Spartknotes
(http://www.sparknotes.com/lit/zhivago/.) có những bài viết liên quan tới nội dung cuốn tiểu thuyết của nhà văn Pasternak bao gồm những thông tin chung về nhà văn, tóm tắt cốt truyện của cuốn tiểu thuyết và các nhân vâ ̣t chính của truyê ̣n kèm những bình luận ngắn, cuối cùng là những câu hỏi và chủ đề gợi ý
Trang 1210
nghiên cứu cùng những nguồn đo ̣c tham khảo khác có liên quan tới nhà văn
và cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của ông
Ngoài ra, liên quan tới mối quan hê ̣ giữa cuốn tiểu thuyết và bô ̣ phim ,
trên diễn đàn The literature network có một bài viết đã nêu ý kiến của mô ̣t
đô ̣c giả: Dr Zhivago – the novel and the movie (Bác sĩ Zhivago – tiểu thuyết và phim) [38] Trong bài này, người viết đã thể hiê ̣n sự yêu thích với cuốn
tiểu thuyết và phê phán mô ̣t vài điểm trong bô ̣ phim cùng tên khi cho rằng trong phim có một vài chi tiết không giống với những gì người viết suy nghĩ
Bàn về sự khác biê ̣t giữa tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago và phim , Joseph
Price cũng có những nhận định riêng thể hiện trong bài viết : Doctor Zhivago – Differences between book and movie (Bác sĩ Zhivago – Sự khác biê ̣t giữa tiểu thuyết và phim ) [47] Tác giả bài báo kể ra tám điểm khác
biê ̣t giữa tiểu thuyết và phim của David Lean , được chúng tôi tâ ̣p hợp thể hiê ̣n như dưới đây :
1 Câu chuyê ̣n diễn biến theo trâ ̣t tự
người dẫn chuyê ̣n
Bộ phim được kể bởi người dẫn chuyê ̣n là Yevgraf
thơ ấu của Yuri, Lara và Pasa
Chỉ có một cảnh về thời thơ ấu của Yuri, ngoài ra không có của hai nhân
vâ ̣t còn la ̣i
đàn balalaika nhưng không có chi
tiết nào miêu tả các nhân vâ ̣t chơi
đàn
Rất nhiều cảnh quay có hình ảnh cây đàn balalaika , đă ̣c biê ̣t khi nhân vâ ̣t Yuri xuất hiê ̣n Cây đàn và tiếng đàn balalaika như mô ̣t biê ̣n pháp nghê ̣ thuâ ̣t để gợi lên tâm tra ̣ng u sầu ở khán giả và tạ o dấu ấn về phong cách
Trang 1311
đa ̣o diễn
tình những người Bolshevik , sau đó nhanh chóng bị chính quyền đàn áp
Komarovsky không đươ ̣c coi là mối
truyê ̣n
Nhấn ma ̣nh vào mối quan hê ̣ này
6 Nhân vâ ̣t Strelnikov đã tự tử ta ̣i
Varưkinô sau khi biết Lara thực sự
yêu anh ta
Strelnikov chết sau khi bi ̣ quân Ba ̣ch
vê ̣ bắt
Yuri bắt đầu mối quan hê ̣ với
Marina
Không có chi tiết nào về Marina
nhâ ̣n là con gái của Yuri và Lara
Tanya đươ ̣c xác nhâ ̣n là con của Yur i sau khi Yevgraf nhìn thấy Ta nya cầm đàn balalaika ở cảnh cuối phim
Trên đây là tám điểm khác biê ̣t giữa tiểu thuyết và phim được liê ̣t kê khá rõ ràng Điều đó cho th ấy bất cứ một tác phẩm văn học nào khi được chuyển thể thành phim cũng có những khác biê ̣t nhất đi ̣nh và với từng đô ̣c giả/khán giả, họ sẽ có những cảm nhận khác nhau và tùy thuộc vào “tầm đón
đợi” của mình, họ sẽ có cách đánh giá riêng đối với đối tượng thưởng thức
Giới truyền thông thế giới cũng dành nhiều khen ngợi cho bô ̣ phim của
đa ̣o diễn David Lean , chẳng ha ̣n như t hời báo New York Times đã đăng mô ̣t số bài viết, trong đó có mô ̣t bài tóm tắt bình luận về bô ̣ phim Bác sĩ Zhivago
[40] và một bài l iê ̣t kê những giải thưởng cùng đề cử khác của bộ phim [39]
Mă ̣c dù dung lượng của bài viết thứ nhất ngắn go ̣n vì chỉ đề câ ̣p tới nô ̣i dung
Trang 14Mô ̣t bài báo khác khá sâu sắc là của Irving Howe với tiêu đề Boris Pasternak’s Doctor Zhivago should inspire reverence (Bác sĩ Zhivago của Boris Pasternak nên truyền cảm hứng sùng kính) [45] Đây là bài viết của một
tác giả với những dòng cảm nhận , đánh giá về mọi phương diện của cuốn tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago, từ nô ̣i dung tư tưởng cho tới giá tri ̣ phản ánh li ̣ch sử…
Người viết dành nhiều cảm tình cho cuốn tiểu thuyết của nhà văn Nga
B.Pasternak và coi đây là mô ̣t cuốn sách viết về sự thâ ̣t , lòng dũng cảm và vẻ
đe ̣p, mô ̣t tác phẩm hướng tới phần cao quý nhất của con người
Nói tóm lại, theo hiểu biết của tác giả luận văn, ở trong và ngoài nước,
vấn đề mẫu gốc Kitô giáo trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago và trong phiên bản
điện ảnh của nó mới chỉ được đề cập ở những khía cạnh đơn lẻ, liên quan gián tiếp, chứ chưa từng được nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là mẫu gốc Kitô giáo với tư cách là
mẫu gốc văn hóa , được thể hiện trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago và trong
phiên bản điện ảnh của nó
Phạm vi nghiên cứu của luâ ̣n văn là cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago, do
Lê Khánh Trường dịch, NXB Phụ nữ ấn hành năm 2006 và hai phiên bản phim cùng tên, một của đạo diễn người Mỹ David Lean, được sản xuất năm
1965 và mô ̣t của đa ̣o diễn người Nga Aleksandr Proshkin (11 tâ ̣p phim truyền hình), được sản xuất năm 2006
Trang 1513
4 Phương pháp nghiên cứu
Trong những thập niên cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, nghiên cứu phê bình văn học đã và đang tích cực sử dụng những phương pháp nghiên cứu liên ngành Để hiểu được nguồn gốc xuất hiện và chức năng của các hiện tượng trong văn học, như mẫu gốc chẳng hạn, nghiên cứu phê bình văn học cần phải
có sự tham chiếu với các ngành khoa học xã hội và nhân văn khác như ngôn ngữ học, triết học, tâm lý học,… Sự quan tâm đến mẫu gốc trong văn học phản ánh xu hướng vận động chung của tư duy nghiên cứu muốn vượt qua lớp bề mặt ngôn từ của tác phẩm để thâm nhập sâu vào tư tưởng sáng tạo của nhà văn, chỉ ra những mô hình, mẫu gốc mang tính phổ quát nhất Mỗi một tác phẩm nghệ thuật đều làm sống lại một số mẫu gốc nhất định, bởi nó không chỉ là sản phẩm mục đích sáng tạo của tác giả mà còn là một thực tế ý thức nghệ thuật đã hấp thụ văn hóa chung của dân tộc và thời đại lịch sử
Cùng với việc sử dụng phương pháp phân tích tác phẩm văn học , phương pháp phân tích phim và phương pháp so sánh , chúng tôi vận dụng cách tiếp cận văn hóa học, theo đó những quan niệm và phương pháp của văn hóa học sẽ được vận dụng để thực hiện nhiệm vụ phân tích và đánh giá cách
thông diễn mẫu gốc Kitô giáo trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của
B.Pasternak và của đạo diễn hai bộ phim cùng tên
5 Cấu trúc của luận văn
Ngoài Mở đầu và Kết luận, luận văn có ba chương:
Chương 1: Mẫu gốc Kitô giáo trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của B.Pasternak
Chương 2: Sự thông diễn mẫu gốc Kitô giáo trong phim Bác sĩ Zhivago của
David Lean
Chương 3: Sự thông diễn mẫu gốc Kitô giáo trong phim Bác sĩ Zhivago của
Aleksandr Proshkin
Trang 1614
Chương 1: MẪU GỐC KITÔ GIÁO TRONG TIỂU THUYẾT
BÁC SĨ ZHIVAGO CỦA B.PASTERNAK
1.1.Khái niệm mẫu gốc và mẫu gốc văn hóa
Khái niệm mẫu gốc (archetype) là một khái niệm quen thuộc của nhiều nhà nghiên cứu theo hướng tiếp cận văn hóa học Trong cuốn 150 Thuật ngữ văn học do Lại Nguyên Ân biên soạn, khái niệm mẫu gốc được đi ̣nh nghĩa như sau: đây là một “thuật ngữ dịch từ archétype; còn được dịch là siêu mẫu hoặc cổ mẫu Một trong những khái niệm trung tâm của trường phái “tâm lý
học phân tích” do nhà tâm lý học Thụy Sĩ C.G.Jung đề xuất; cũng là một khái niệm mỹ học được nhiều nhà nghiên cứu văn hóa sử dụng
Các mẫu gốc là những hình ảnh hoặc ý niệm đầu tiên, nguyên khởi, được di truyền từ thế hệ nọ sang thế hệ kia Theo Jung, các mẫu gốc là những yếu tố cấu trúc của tâm thần con người, được ẩn giấu trong “vô thức tập thể” Chúng ấn định cấu trúc chung của nhân cách và tính nhất quán của những hình ảnh bộc lộ ra trong ý thức do kích thích của hoạt tính sáng tạo; vì vậy đời sống tinh thần luôn mang trong mình những dấu vết mẫu gốc” [2, tr.200-201]
Carl Gustav Jung (1875 – 1961) - nhà tâm lý học và triết học nổi tiếng
người Thụy Sỹ đã đă ̣t ra khái niê ̣m mẫu gốc, “đã phát triển phân tâm học, tìm
ngọn nguồn cơ chế sáng tạo nghệ thuật ở “vô thức tập thể”, ở những mẫu gốc, tức là những dấu vết kí ức của quá khứ nhân loại, những kinh nghiệm truyền
từ thế hệ nọ sang thế hệ kia được ghi lại ở cấu trúc của thế giới bên trong con người.” [4, tr.92]
Khi đề cập tới khái niệm mẫu gốc thì không thể không nhắc đến hai khái niệm “vô thức tập thể” và “vô thức cá nhân” Jung đã giả thuyết rằng “có
một sự phân chia tổng quát vô thức thành vô thức cá nhân (personal unconscious) và vô thức tập thể (phi cá nhân) (collective unconscious) mà
như tên gọi đã có ngụ ý, nằm bên ngoài kinh nghiệm cá nhân.” [4, tr.72]
Trang 17đủ tin cậy khi cho rằng các mẫu gốc là những hình ảnh vô thức của chính
những bản năng, hay nói theo cách khác chúng là những khuôn mẫu của hành
vi bản năng Giả thuyết về vô thức tập thể do đó không gì hơn là cho rằng có những bản năng.” [4, tr.74] “Mẫu gốc (…) cho chúng ta biết rằng những nội
dung vô thức tập thể có liên quan khi chúng ta xem xét những hình thức cổ xưa, hoặc đúng hơn, những hình thức nguyên thủy, tức là những hình ảnh chung tồn tại từ những thời đại xa xưa nhất” [4, tr.78]
Trong phê bình văn học hiện đại , “mẫu gốc” dùng để chỉ một đơn vị hình tượng, mô típ lặp lại tuần hoàn, nhiều lần, chứng tỏ tác giả tuân theo một kiểu mẫu nào đó để tiến hành sáng tác “Mẫu gốc với tư cách là một thuật ngữ của phê bình văn học nhằm chỉ cái tính chất vĩnh cửu của văn học Văn học dù sáng tác mới mẻ bao nhiêu trong đó cũng có sự lặp lại của các sự vật đã tồn tại từ lâu.” [15, tr.246-247]
Theo Jung , mẫu gốc sẽ bao gồm nhóm mẫu gốc mang tính chất phổ quát và nhóm mẫu gốc mang đặc thù văn hóa dân tộc Trong pha ̣m vi nghiên cứu của luâ ̣n văn, chúng tôi sẽ tập trung tìm hiểu nhóm mẫu gốc mang đă ̣c thù văn hóa Nga Tuy nhiên, trước hết, chúng tôi cũng sẽ điểm qua một số mẫu gốc mang tính phổ quát nằm trong hê ̣ thống văn hóa của nhân loa ̣i
Đối với nhóm mẫu gốc mang tính phổ quát , theo Jung, sẽ có ba loại mẫu gốc cơ bản là : mẫu gốc nhân vâ ̣t , mẫu gốc tình huống và mẫu gốc biểu tượng Trong nhóm mẫu gốc nhân vâ ̣t được phân chia thành các dạng thức nhân vâ ̣t như sau : nhân vâ ̣t người anh hùng (ví dụ như Oed ipus, Theseus, Romulus, Perseus, Jason, Dionysos, Joseph, Moses, Jesus Christ…); nhân vâ ̣t
Trang 1816
chịu hàm oan; nhân vâ ̣t người vô gia cư (là một nhân vật bị trục xuất ra khỏi
mô ̣t nhóm xã hô ̣i vì mô ̣t vài tô ̣i ác chống la ̣i những thành viên củ a anh ta Nhân vâ ̣t người vô gia cư thường là những người lang thang từ nơi này tới nơi khác); nhân vâ ̣t đô ̣c ác (ví dụ như Lucifer , Mephistopheles, Satan…); nhân
vâ ̣t người phu ̣ nữ có bốn kiểu phu ̣ gồm : Mẹ đất – biểu tượng của sự k hai hoa kết trái, sự phong phú và khả năng sinh sản ; người đàn bà quyến rũ được đă ̣c trưng bởi vẻ đe ̣p tác đô ̣ng tới giác quan, người phu ̣ nữ này là người thu hút và cuối cùng mang đến sự suy su ̣p của người bi ̣ thu hút ; mẫu người phu ̣ nữ lý tưởng thuần khiết là nguồn cảm hứng và mô ̣t mẫu hình lý tưởng về tinh thần ; cuối cùng là người vợ không trung thực Mô ̣t da ̣ng thức nhân vâ ̣t khác thuô ̣c vào nhóm mẫu gốc nhân vật là những người yêu nhau b ất hạnh (ví dụ như Romeo và Juliet)
Bên ca ̣nh nhóm mẫu gốc nhân vâ ̣t là mẫu gốc tình huống gồm : cuô ̣c điều tra ; nhiê ̣m vu ̣ (ví dụ Odysseus phải kéo dây cung , Arthur phải lôi thanh gươm từ đá… ); sự khởi đầu ; cuô ̣c hành trình (ví dụ cuộc hành trình của Odyssey , Aeneid , Inferno… ); sự su ̣p đổ (mẫu gốc này miêu tả mô ̣t sự
đi xuống từ mô ̣t tra ̣ng thái cao hơn xuống mô ̣t tra ̣ng thái thấp hơn ); cái chết và sự tái sinh (là dạng thức phổ biến nhất của tất cả mẫu gốc tình huống, mô típ này phát triển từ sự so sánh giữa vòng quay tuần hoàn của tự nhiên và vòng đời )
Cuối cùng, nhóm mẫu gốc biểu tượng gồm những cặp biểu tượng đối sánh sau: ánh sáng và bóng tối (ánh sáng thường hướng tới niềm hi vo ̣ng , trí tuê ̣ hoă ̣c sự tái sinh , trong khi đó bóng tối ám chỉ những điều chưa biết hoă ̣c nỗi tuyệt vọng); nước và sa ma ̣c (vì nước cần cho sự sống , sự phát triển nên nước thường xuất hiê ̣n như mô ̣t biểu tượng về sự ra đời hoă ̣c tái sinh , trong khi đó sự khô ha ̣n của sa ma ̣c thường được liên hê ̣ với sự cằn cỗi về tinh thần
và mất nước); thiên đường và đi ̣a ngục
Đối với nhóm mẫu gốc mang đặc thù văn hóa dân tộc và trọng tâm là mẫu gốc Kitô giáo Chính thống, có một hệ thống mẫu gốc mang đặc trưng cơ
Trang 1917
bản, ví dụ như mẫu gốc Jesus Christ , mẫu gốc Đức Me ̣ Đồng Trinh Maria , mẫu gốc Thánh George và Con Rồng , mẫu gốc Giáng sinh , mẫu gốc Phục sinh, mẫu gốc Ngọn nến Những mẫu gốc này đều liên quan tới Kinh thánh và những Thánh tích thuô ̣c Kinh thánh Những mẫu gốc đă ̣c thù của văn hóa Nga nêu trên được khúc xa ̣ trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của nhà văn
B.Pasternak và được thông diễn trong hai bô ̣ phim cùng tên của Mỹ và Nga
Như vậy, khái niệm “mẫu gốc” mang tính đa nghĩa nên không thể giải thích nó một cách đơn nghĩa Tuy nhiên hạt nhân của mẫu gốc là những cấu trúc bền vững trong ý thức của con người, được lặp lại và biến đổi trong quá trình vận động của lịch sử; nó vừa bất biến vừa có những biến thể đa dạng Mẫu gốc có những đặc điểm quan trọng như sau:
Mẫu gốc, theo định nghĩa là một hiện tượng cổ xưa, vì thế nó phải được thể hiện trong huyền thoại, folklore,…
Là một cấu trúc của vô thức tập thể, mẫu gốc có ở mọi dân tộc và mọi thời đại (dĩ nhiên, ở những mức độ khác nhau)
Mẫu gốc cần phải được tiếp nhận tiền ý thức (chứ không phải là kết quả nhận thức khoa học)
Được phản ánh trong ý thức nên mẫu gốc cần phải có khái niệm hoặc biểu tượng (có khi cả hai)
Mẫu gốc là cấu trúc hoàn chỉnh, có tính lưỡng trị, có cả khía cạnh tích cực và tiêu cực Mẫu gốc không thể là hình ảnh đơn nghĩa (chẳng hạn chỉ là mặt sáng hoặc chỉ là mặt tối)
Mẫu gốc có tính bền vững, tức là không thể làm sai lệch cấu trúc của
nó
Hướng tới sự tồn tại độc lập như một khách thể, mẫu gốc phải có số lượng những thành tố riêng chứ không phụ thuộc vào những mẫu gốc nào khác
Trang 2018
Mẫu gốc phải có những đặc điểm kết nối nó với cuộc sống với tư cách
là một quá trình, không có những mẫu gốc “tách rời cuộc sống”
Mẫu gốc có tác động mạnh mẽ đến cảm xúc của con người
Mẫu gốc có tính chủ động riêng, bao gồm khả năng phản ứng lại Khi gặp điều kiện thuận lợi để bộc lộ, mẫu gốc có khả năng tạo nên những
tư tưởng và xung lực, do vậy, nếu con người can thiệp có thể sẽ làm sai lệch đi những dự định đúng đắn ban đầu Mẫu gốc là một lĩnh vực độc lập của tâm lý
Trong mẫu gốc có chứa đựng những năng lượng đặc thù riêng
Mô ̣t khái niê ̣m khác có mối liên hê ̣ mâ ̣t thiết với khái niê ̣m mẫu gốc là
mẫu gốc văn hóa (cultural archetype) Mẫu gốc văn hóa là mô ̣t hiê ̣n tượng
văn hóa nguyên thủy , thường thể hiê ̣n những ý tưởng chung nhất hoă ̣c là kết quả, nô ̣i dung của vô thức tâ ̣p thể hìn h thành nên bản sắc dân tô ̣c Nô ̣i dung của mẫu gốc văn hóa gồm rất nhiều chủ đề , được tích lũy từ li ̣ch sử , văn ho ̣c truyền miê ̣ng, văn hóa dân gian , nghê ̣ thuâ ̣t, kiến trúc, âm nha ̣c, phong tu ̣c… C.Jung cho rằng mô ̣t mẫu gốc được xác định là mộ t phần của vô thức tâ ̣p thể
và một mẫu gốc văn hóa là một biểu tượng chung hoă ̣c là tín hiê ̣u chỉ rõ nô ̣i dung của vô thức tâ ̣p thể , hợp thành mô ̣t bô ̣ phâ ̣n của bản sắc dân tộc Trong
cuốn Văn hóa học thế kỷ XX Từ điển bách khoa (1998; Nguồn:
http://yanko.lib.ru/books/encycl/cultXXall1&2volumes.htm.), mẫu gốc văn
hóa được A.P.Zabiyako giải thích khá chi tiết Theo ông, mẫu gốc văn hóa là
những yếu tố cơ bản của văn hóa tạo nên những mô hình không đổi của đời sống tinh thần Nội dung của mẫu gốc văn hóa tạo nên cái điển hình trong văn hóa và về phương diện này, mẫu gốc văn hóa mang tính khách quan và xuyên
cá nhân Sự hình thành mẫu gốc văn hóa diễn ra ở cả cấp độ văn hóa toàn nhân loại lẫn văn hóa của các cộng đồng lịch sử lớn trong quá trình hệ thống hóa và mô hình hóa kinh nghiệm văn hóa Do vậy không thể có sự sở hữu cá nhân đối với mẫu gốc văn hóa và có thể hiểu được việc một cá nhân cụ thể tái
Trang 21Mẫu gốc văn hóa phổ quát (trị lửa, hỗn độn, sáng tạo, hợp hôn giữa nữ và nam, những biến đổi thế hệ, “tuổi vàng”,…) thực chất là những ngữ nghĩa miêu tả cấu trúc nền tảng chung của đời sống con người Trong văn hóa, được hiểu như là “di sản ký ức tập thể” (B.A.Uspensky), mẫu gốc văn hóa thể hiện với tư cách là những cấu trúc bền vững nhằm duy trì, bảo lưu và tái hiện kinh nghiệm tập thể Khi bảo lưu và tái tạo kinh nghiệm nguồn văn hóa của tập thể, mẫu gốc văn hóa phổ quát đảm bảo tính kế thừa và sự thống nhất trong sự phát triển văn hóa nói chung Mẫu gốc văn hóa tộc người là hằng số tâm thức dân tộc, phản ánh và củng cố những thuộc tính cơ bản của tộc người với tư cách là thực thể văn hóa Mỗi nền văn hóa dân tộc đều có những mẫu gốc văn hóa tộc người chi phối chủ yếu quy định nên những đặc điểm thế giới quan, tính cách, sự sáng tạo nghệ thuật và số phận lịch sử của dân tộc Có thể nói về những mẫu gốc văn hóa dân tộc Nga như là sự hướng đến tính chất thiêng liêng bí ẩn thể hiện qua các hình tượng Jesus trong dân gian hoặc hình tượng
“đô thành Kitezh” (Theo truyền thuyết , Kitezh là một thành phố ở vùng hồ Svetloyar – một “Atlantic của Nga” Tương truyền chỉ những ai có tâm trong sáng mới tìm được đường đến thành phố này) Cũng có thể nói về mẫu gốc văn hóa dân tộc Nga như là “sự nhiệt tình”, “cởi mở” – những thành tạo cơ bản của tâm hồn Nga, như là mô hình bền vững “tính nữ” thể hiện quan niệm
về nước Nga qua hình tượng phụ nữ,…
Trong các mẫu gốc văn hóa dân tộc, kinh nghiệm tập thể của nhân dân được thể hiện dưới dạng cô đọng nhất Trên thực tế, mẫu gốc văn hóa dân tộc
Trang 2220
là kết quả biến lịch sử dân tộc thành những mô hình cơ bản của kinh nghiệm văn hóa dân tộc Việc hiện đại hóa mẫu gốc văn hóa dân tộc là đưa kinh nghiệm này vào văn cảnh lịch sử mới Theo Jung, hiện đại hóa mẫu gốc là
“bước vào quá khứ, quay về với những phẩm chất mẫu gốc của tâm thức, song việc tăng cường mẫu gốc có thể là sự phóng chiếu vào tương lai, bởi vì các mẫu gốc văn hóa phản ánh không chỉ kinh nghiệm của quá khứ mà cả sự
kỳ vọng vào tương lai, mơ ước của nhân dân Sự hiện diện của những mẫu gốc văn hóa dân tộc là điều kiện quan trọng để giữ gìn sự độc đáo và toàn vẹn của văn hóa dân tộc
Mặc dù bất biến về bản chất nhưng cả về phương diện lịch đại lẫn đồng đại, mẫu gốc văn hóa thể hiện ở những hình thức hết sức đa dạng: trong các hình tượng huyền thoại và yếu tố cốt truyện, trong các học thuyết tôn giáo và nghi lễ, trong những lý tưởng của dân tộc, trong những rối nhiễu tinh thần tập thể,… Những biểu hiện của mẫu gốc văn hóa trong giấc mơ, tưởng tượng, ám ảnh, trong sáng tác văn học được nghiên cứu cứu hết sức chi tiết trong các công trình của M.Bodkin, G.Durand, E.Meletinsky, N.Frey,…
1.2 Ảnh hưởng của Kitô giáo đến sự hình thành mẫu gốc văn hóa Nga
Có 4 nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự hình thành mẫu gốc văn hóa Nga – đó là Chính thống giáo, môi trường tự nhiên, những liên hệ tiếp xúc xã hội và nhà nước Trong phạm vi vấn đề liên quan, luận văn chỉ đề cập đến nhân tố Chính thống giáo
Kitô giáo là một tôn giáo lớn và xuất hiện lâu đời trên thế giới Kitô giáo có sức ảnh hưởng đến nhiều quốc gia, thể hiện trên nhiều phương diện như văn hóa, chính trị, kinh tế, văn học…
“Ra đời ở Trung Cận Đông, trong một đế quốc La Mã rộng lớn mà đế quốc ấy lại kế thừa rất nhiều di sản văn hóa Hy Lạp, Kitô giáo trong quá trình tạo dựng đã biết kế thừa những tư tưởng triết học nổi lên là triết học khắc kỷ
và duy lý, những hệ thống thần linh của các dân tộc thời cổ đại thuộc đế chế
La Mã.” [10, tr.29]
Trang 2422 Hình 1.1: Sự phân nhánh của Kitô giáo theo thời gian [36]
Kitô giáo
thời kỳ
đầu
Công đồng Ephesus (413)
Đa ̣i ly giáo (TK11)
Cải cách (TK16)
(Tuyên bố của dòng dõi riêng biệt)
Khuynh hướng Phục nguyên
Chính thống giáo Đông phương
“Monophysites” (Gồm Thiên chúa giáo Trung Đông)
(Nghi thức phương
Đông)
Giáo phái Nestorians (Gồm nhà thờ Assyrian của phương Đông)
Thiên chúa giáo La Mã
Trang 2523
Việc tiếp nhận Kitô giáo vào thế kỷ thứ X ở Nga thông qua Byzantium dưới dạng Chính thống giáo đã ảnh hưởng nhiều đến sự hình thành mẫu gốc văn hóa Nga Quá trình tiếp nhận một tôn giáo với tư cách là quốc giáo hoặc tôn giáo của dân tộc thường kéo theo hậu quả sâu rộng không chỉ trong đức tin mà còn trong toàn bộ đời sống tinh thần nói chung Bất kỳ một nền văn hóa dân tộc nào khi vay mượn những yếu tố của một nền văn hóa khác thì nó cũng đã được chuẩn bị bởi toàn bộ quá trình phát triển của mình, tức là nó đã
có “tầm đón đợi” về văn hóa
Ảnh hưởng của Kitô giáo phương Đông thể hiện rõ rệt trong thời kỳ lịch sử thế kỷ XV-XVI khi chính Byzantium nằm dưới ách thống trị của Thổ Nhĩ Kỳ Ảnh hưởng này xảy ra chủ yếu thông qua văn hóa Văn hóa Byzantium vô cùng tinh tế và sâu sắc, là sự kết hợp giữa thần học và truy hoan Nó khiến những thời điểm quan trọng nhất trong đời sống của con người – sinh, tử, hướng linh hồn đến Chúa – nhuốm chất thơ cao cả, mang ý nghĩa vĩ đại mà cho đến nay không đâu có được
Trong văn hóa Kitô giáo phương Đông, sự tồn tại của con người nơi trần thế được coi là một đoạn trước ngưỡng cửa cuộc sống vĩnh cửu chứ không được xem như giá trị tự thân Vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của cuộc sống
là chuẩn bị cho con người đón nhận cái chết Cái chết được xem như bản
nguyên của cuộc sống này Nguyện vọng thiêng liêng của con người muốn
sống hòa thuận, từ tâm, ý thức về tội lỗi của bản thân và sự khổ hạnh được coi
là ý nghĩa cuộc sống nơi trần thế
Từ đây, trong văn hóa Chính thống giáo xuất hiện thái độ xem nhẹ lợi ích vật chất nơi trần thế bởi nó phù du và nhất thời, coi lao động không phải là phương tiện xây dựng và sáng tạo mà như là khả năng tự cải tạo bản thân
Trên cơ sở tương phản giữa thiêng liêng và trần tục, trong văn hóa Byzantium thể hiện đặc biệt rõ khát vọng khám phá chân tướng bí ẩn của sự
Trang 2624
vật, hiện tượng Do ảo tưởng nắm được chân lý mà trong mẫu gốc văn hóa chính thống giáo có thái độ không chấp nhận bất kỳ một biểu hiện bất đồng quan điểm nào, coi chúng là dị giáo, là rời xa chính đạo Những người Byzantium đã coi văn hóa của mình là cao nhất nên ho ̣ có ý thức tự vệ, tránh những ảnh hưởng của ngoại lai, kể cả ảnh hưởng văn hóa Trên cơ sở “vô thức tập thể”, khả năng tự coi mình là giá trị chuẩn mực đó đã làm nảy sinh trong mẫu gốc văn hóa chính thống giáo những đặc điểm của tinh thần cứu thế
Tư tưởng công giáo cũng đã thay đổi cùng với Chính thống giáo Nga
Tư tưởng công giáo thường được hiểu như là xây dựng cuộc sống tập thể, sự đồng lòng của các tín hữu tham gia vào đời sống thế tục và của giáo hội
Truyền thống hội nhập của giáo hội Chính thống giáo thể hiện trong
việc sáp nhập các khái niệm đẹp và thiện vào từ cao quý (tiếng Nga: blagolepie) rất đặc trưng cho văn hóa Nga Nhà triết học tôn giáo S.Bulgakov
đã coi “khả năng nhìn thấy vẻ đẹp trí tuệ của thế giới tinh thần” như là đặc điểm thế giới quan chính thống giáo này
Khi tổ chức nên đời sống tôn giáo – tinh thần của nhân dân Nga, Chính thống giáo có khả năng hấp thu những hệ thống giá trị tinh thần đã được hình thành trong môi trường văn hóa đa thần giáo, dẫn đến sự hình thành nên kiểu người Nga rất đặc biệt – kiểu người Cứu thế
Phương diện mạt thế của Kitô giáo được phản ánh rõ nét trong Chính thống giáo Vì vậy, kiểu người Nga Cứu thế phân biệt rõ giữa cái thiện và cái
ác, nhận biết sâu sắc thế giới này không hoàn thiện và không bao giờ bằng lòng với những gì có trong đó mà luôn kiếm tìm cái thiện hoàn hảo
Nhận thức được tính chất thiêng liêng là giá trị cao nhất nên người Nga luôn hướng đến cái thiện tuyệt đối và do vậy không xếp những giá trị tương đối của đời sống trần thế vào hàng nguyên tắc “thiêng liêng” Nó luôn muốn hành động nhân danh cái gì đó tuyệt đối Còn nếu người Nga nghi ngờ vào lý
Trang 271.3 Mô ̣t số mẫu gốc Kitô giáo trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago
Trong tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago , mẫu gốc Ki tô giáo trở thành cấu tử
quan tro ̣ng nhất ta ̣o nên thế giới nghê ̣ thuâ ̣t của tác phẩm , thể hiê ̣n trên các cấp đô ̣ cốt truyê ̣n và hình tượng Đó là mẫu gốc Jesus Christ trong sự so ng chiếu với nhân vâ ̣t Zhivago , Đức Mẹ Đồng Trinh Maria trong các hình tượng
Lara và Tonya, Thánh George và Con Rồng trong bài thơ Chuyê ̣n cổ tích của
Zhivago cùng các mẫu gốc Giáng sinh , Phục sinh và Ngọn nến Những mẫu gốc nà y xuất hiê ̣n trong nhiều tình huống cốt truyê ̣n của phần văn xuôi và trong phần thơ của cuốn tiểu thuyết
1.3.1.Mẫu gốc Phục sinh (Paschal)
Theo Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Phục sinh là “một biểu
tượng hiển nhiên nhất về sự hiện hữu của Thượng Đế, vì theo các truyền thuyết, bí mật của sự sống chỉ có thể thuộc về Thượng Đế Khi Asclépios, con trai của Apollon và là vị thần của y học, được con Nhân mã Chiron truyền cho nghệ thuật chữa bệnh, đã đạt được nhiều tiến bộ đến mức có thể làm cho người chết sống lại, thì thần đã bị Zeus, thần tối cao, đánh chết bằng sét
Một truyền thuyết kỳ lạ ở xứ Lydie, gợi nhớ một khía cạnh nhất định của sự tích cám dỗ ở Vườn Địa Đàng, kể cho chúng ta về con rắn – kẻ nắm giữ bí mật của sự sống và do vậy có khả năng làm người chết hồi sinh Một
Trang 2826
hôm, có một con rắn cắn vào mặt Tylos, em trai của Moria, làm ông này chết ngay lập tức Một người khổng lồ, Damasen, được Moria gọi đến giết chết con rắn Con rắn cái vội vàng lẩn vào rừng và mang về một nhánh cỏ, đặt lên mũi con rắn đực đã chết Con vật này lập tức sống lại và trốn đi cùng với con cái của nó Moria chứng kiến cảnh đó, đã dùng cỏ ấy làm cho em mình sống lại Ở đây, điều mà truyền thuyết làm cho chúng ta quan tâm là: nó chỉ ra rằng bí mật của sự sống không nằm trong tay con người Cỏ làm cho sống lại chỉ
có con rắn biết được Cũng vậy, ở Vườn Địa Đàng một con rắn cuộn mình vào cây Đời đã cám dỗ Eve, thông báo cho nàng không rõ là bí mật gì nhưng
mà vì đó là cặp vợ chồng đầu tiên đã bị trừng phạt, đã mất đi sự bất tử.” [13, tr.743]
“Các tôn giáo bí lễ và đặc biệt là những bí lễ ở Éleusis, cũng như các nghi thức tang lễ Ai Cập, chứng tỏ niềm hy vọng bền bỉ của con người vào sự phục sinh Những nghi lễ thụ pháp với những bí nhiệm lớn đều là những biểu tượng của sự phục sinh mà những người thụ pháp trông đợi.” [13, tr.744]
Sự phu ̣c sinh của Chúa Jesus cũng được nhắc tới trong cuốn sách Câu chuyê ̣n Kinh thánh những bài học về lòng yêu thương (2009) của Sedina
Hastings Câu chuyê ̣n về sự phu ̣ c sinh của Chúa được kể lại như sau: Đức Jesus bi ̣ lính La Mã dẫn tới nơi hành hình Ngài loạng choạng bước dọc theo con đường sỏi đá gồ ghề, vai vác thâ ̣p giá nă ̣ng nề Sau khi Jesus bi ̣ đóng đinh lên thâ ̣p tự giá, Ngài hai lần kêu lớn “Cha ơi , con xin phó thác hồn con trong tay cha” và sau đó Ngài đã trút linh hồn Kinh Thánh nói rằng thi hài của Đức Jesus được đă ̣t trong mô ̣t ngôi mô ̣ đu ̣c trong đá và lấp kín bởi mô ̣t tảng đá Loại mộ này rất thô ng thường vào thời Đức Jesus Thi hài của Đức Jesus có thể đã được đă ̣t do ̣c theo mô ̣t hô ̣c đá đu ̣c trong tường bên trong mô ̣ Mô ̣t tảng đá tròn được lăn xuống mô ̣t đường rãnh tới cửa hang và rồi được chă ̣n la ̣i bởi
mô ̣t hòn đá nhỏ Sáng sớm tinh mơ vào ngày thứ ba sau khi Đức Jesus chết ,
Trang 2927
Mary Magdalene tìm đến ngôi mô ̣ Bà sửng sốt khi thấy tảng đá đậy cửa mộ đã lăn ra khỏi miê ̣ng hang và thấy thi thể Đức Jesus không còn trong đó nữa Mary kinh hãi , chạy về thành tìm Peter và John (hai môn đê ̣ của Người ) mà nói “Người ta lấy Chúa khỏi mộ rồi” Họ vội vã đi tới mộ John cha ̣y nhanh tới trước nhưng lưỡng lự không dám vào , còn Peter đi thẳng vào trong nhưng
họ không thấy th i hài của Jesus trong đó Họ quay về nhà nhưng Mary vẫn ở lại và khóc thầm Bỗng bà nhìn thấy có hai thiên sứ mă ̣c quần áo sáng lấp lánh xuất hiện Sau đó Đức Jesus cũng xuất hiê ̣n , dịu dàng hỏi han và dặn dò bà: “Hãy nói cho các bạn hữu của ta rằng chị đã nhìn thấy ta và không bao lâu nữa ta sẽ lên với Cha ta ở trên trời” Câu chuyê ̣n về sự sống la ̣i của Đức Jesus được kể trong Tân Ước và nằm trong bốn cuốn Matthew 28, Mark 16, Luke
24, John 20 Có thể thấy , bất cứ tín đồ nào của Kitô giáo đều biết tới câu chuyê ̣n về cái chết và sự sống la ̣i của Đức Jesus Câu chuyê ̣n Kinh thánh này dần trở thành nguồn đề tài sáng tác vô tâ ̣n cho văn ho ̣c và nghê ̣ thuâ ̣t Trường hợp cuốn tiểu thuyết của nhà văn B.Pasternak cũng không nằm ngoài quy luâ ̣t này Trong phần nô ̣i dung của cuốn tiểu thuyết , mẫu gốc Phu ̣c sinh đóng mô ̣t vai trò quan tro ̣ng trong mẫu gốc đă ̣c thù của văn hóa Nga
Nhà nghiên cứu I.A.Esaulov trong bài viết The Paschal Archetype in Russian Literature and the Structure of Boris Pasternak’s Novel “Doctor Zhivago” (Mẫu gốc Phục sinh trong văn học Nga và cấu trúc tiểu thuyết Doctor Zhivago của Boris Pasternak) đã dành sự quan tâm đặc biệt cho vấn
đề mẫu gốc Phục sinh cùng với sự biểu hiện của mẫu gốc này trong tiểu
thuyết Bác sĩ Zhivago I.A.Esaulov khẳng định: “Nếu ưu thế của truyền thống
văn hóa phương Tây là mẫu gốc Giáng sinh thì trong truyền thống Chính thống giáo của Nga, ưu thế lại là mẫu gốc Phục sinh.” [42, pg 63]
Tác giả chỉ ra phương thức chính xác mà mẫu gốc Phục sinh định vị
cấu trúc tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago của nhà văn Pasternak, “với cảnh mở đầu
Trang 3028
tác phẩm là lễ chôn cất và kết thúc bằng những câu văn viết về lễ Phục sinh
và sự xuất hiện trước Chúa Vì vậy, chúng ta có cuốn tiểu thuyết “Phục sinh” với nhân vật chính có tên là Zhivago (Sự sống) và đó là từ chúng ta có thể nghe thấy trong lễ Ban thánh thể, nó tượng trưng cho mối liên hệ sâu sắc giữa cuộc sống của con người và cách thức Chúa Jesus tiến tới sự phục sinh Do
đó, chủ đề cuốn tiểu thuyết của Pasternak là cuộc hành hương đến với Chúa, được ẩn giấu trong thi pháp của tác giả…” [42, pg 63]
Tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago được chia thành hai quyển, gồm tất cả mười
bảy phần Câu chuyê ̣n trong tác phẩm được kể theo trật tự thời gian tuyến tính, theo đúng tiến trình cuộc đời của nhân vật chính, từ khi Yuri Zhivago còn là một cậu bé cho tới khi về già và mất Cuốn tiểu thuyết mở đầu với những đoa ̣n miêu tả viết về đám tang người mẹ quá cố của cậu bé: “Người ta vẫn bước đi, vừa đi vừa hát bài “Cầu hồn”, và mỗi khi dừng lại, tựa hồ tiếng bước chân, tiếng vó ngựa, tiếng gió thổi nghe như còn vang vọng nhịp điệu của bài ca…
Những giây phút cuối cùng, ngắn ngủi, một đi không trở lại, đã thoắt qua “Đất của Chúa, đất thừa hành mọi sự, cả vũ trụ và hết thảy sinh vật sống trên đất” Vị linh mục rắc một nắm đất hình thánh giá trên xác bà Maria Nicôlaepna Người ta xướng kinh “Cùng với những linh hồn công chính” Bắt đầu cái cảnh vội vã đáng sợ Người ta đậy nắp quan tài, đóng đinh, hạ huyệt Rồi từ bốn phía, đất được ném xuống như mưa, rơi lịch bịch, những cái xẻng lấp mộ vội vàng Nấm mộ đã thành hình Một cậu bé mười tuổi bước lên mộ” [23, tr.11-12]
Đám tang của me ̣ câ ̣u bé Yuri Zhivago mở đầu cho cuốn tiểu thuyết ta ̣o
mô ̣t ấn tượng vô cùng rõ ràng về cái chết , tuy nhiên, “góc nhìn đặc biệt được tạo ra không chỉ từ giọng hát “sự tưởng nhớ vĩnh viễn” mà còn từ âm thanh của tiếng bước chân, tiếng ngựa, của cơn gió dường như đang mang theo
Trang 3129
tiếng hát của họ Theo cách này, dường như toàn bộ thế giới đang tham gia vào nghi lễ chôn cất Sự bắt đầu của cuốn tiểu thuyết có lẽ phù hợp với lời cầu nguyện của Thánh John Chrysostom: “Ôi, Chúa! Hãy ban cho con nước mắt
và hồi tưởng về cái chết và sự mong manh.” [42, pg 66]
Có thể coi cuốn tiểu thuyết của nhà văn B.Pasternak là mô ̣t tác phẩm được viết theo cấu trúc vòng tròn : mở đầu truyện là mô ̣t cái chết và kết thúc truyện cũng bằng cái chết của nhân vật chính Nhân vật chính đã trải qua toàn
bộ quá trình của sự sống: được sinh ra, trưởng thành, trải qua ốm đau và mất Tiếp theo vòng quay của sự sống là những đứa con của Zhivago cũng sẽ lớn lên và sống cuộc đời của chúng Như vậy, theo vòng quay của tạo hóa hay theo quan niệm của Kitô giáo, với sự sắp xếp của Chúa, con người sẽ được
“tái sinh” theo cách vô cùng đă ̣c biê ̣t
Phần văn xuôi của cuốn tiểu thuyết mở đầu bằng một cảnh chôn cất, nghĩa là nói về cái chết nhưng đến cuối truyện, trong phần thơ la ̣i là những dòng thơ viết về sự phục sinh của Chúa Jesus Mô ̣t bài thơ trong số đó là
Vườn Ghêtsêmani (theo Kinh Thánh đây là nơi Chúa Kitô bị Jiuđa phản bội ,
chỉ cho quân lính đến bắt):
Ta sẽ bước xuống mồ, nhưng ba hôm nữa sẽ đứng lên Và như những chiếc bè trôi theo dòng sông Các thế kỷ sẽ bắt đầu từ trong bóng tối Bơi lũ lượt đến ta nhờ phán xét, như một đoàn thuyền
(Lê Khánh Trường dịch) Những câu thơ này gợi nhắc tới câu chuyê ̣n về sự sống la ̣i của Đức Jesus trong Kinh thánh Chúa Jesus sau khi bị đóng đinh trên cây thập giá, Người đã phục sinh sau đó ba ngày
Ngoài ra mô ̣t số bài thơ khác trong cuốn tiểu thuyết cũng đề cập đến lễ Phục sinh, đến bánh thánh, Thần Chết, cây thập giá, sự phục sinh:
Trang 3230
Nhưng lúc nửa đêm bao nhiêu thể xác Đều câm lặng trước tiếng nàng xuân, Khi bình minh chỉ vừa chớm nở
Sẽ có thể khuất phục Thần Chết Bằng nỗ lực Phục Sinh
(Trong tuần lễ Thánh, Lê Khánh Trường di ̣ch)
Hay:
Và cuộc tụ họp của đám dân nghèo trong căn nhà lụp xụp
Và họ cầm nến kéo xuống tầng hầm
Nơi đột nhiên ngọn nến tắt phụt vì kinh hãi
Khi Người hồi sinh đứng dậy…
(Những ngày tệ hại, Lê Khánh Trường di ̣ch)
Hay:
Nhưng ba ngày như thế sẽ qua đi Và sẽ đẩy con vào nơi trống không đến mức Sau khoảng thời gian khủng khiếp ấy Con sẽ thấu hiểu sự phục sinh
(Mađơlen II, Lê Khánh Trường di ̣ch)
Cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus là hai sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử và thần học Kitô giáo Theo đó, “lễ Phục sinh thường được xem
là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo, thường diễn ra vào tháng Ba hoặc tháng Tư hàng năm để tưởng nhớ sự kiện phục sinh của Chúa Jesus từ cõi chết sau khi bị đóng đinh trên thập tự
giá Phục sinh cũng được dùng để chỉ một mùa trong năm phụng vụ Công
giáo gọi là Mùa Phục sinh, kéo dài trong 50 ngày, từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Lễ Hiện Xuống
Trang 3331
Lễ Phục sinh dựa nhiều vào nguồn gốc Lễ Vượt qua của người Do Thái Người Kitô hữu tin rằng cái chết và sự phục sinh của Chúa Jesus đã hoàn thành những gì mà biến cố xuất hành đã tiên báo: giải phóng con người khỏi tội lỗi và đưa họ vào cuộc sống do Thiên Chúa trao ban.” [20]
1.3.2 Mẫu gốc Jesus Christ trong sự song chiếu với nhân vật Zhivago
Nhân vâ ̣t Zhivago là nhân vâ ̣t chính trong tiểu thuyết Cuô ̣c đời của nhân vâ ̣t có nhiều nét tương đồng với cuô ̣c đời của Chúa Jesus trong Kinh Thánh Theo một lẽ tự nhiên, cái tên này xuất hiện vào lúc bắt đầu câu chuyện
và được dùng để gọi những thứ khác hẳn nhau… Nào là xưởng Zhivago, nhà băng Zhivago, kẹp cà vạt Zhivago, thậm chí cả một thứ bánh ngọt có hình tròn cũng mang tên Zhivago Ở đây cũng vậy, lần đầu tiên, ý nghĩa của tên họ này được đưa vào trong một trò chơi – tính từ “alive/living” (sống/cuộc sống)
(“zhivij”) “Tại sao bạn lại tìm kiếm một người sống giữa những người chết”
(Luke 24:5)… Do đó, qua tên của nhân vật chính, người ta có thể khám phá ra
ý nghĩa phụng sự của cuộc đời nhân vật theo một cách thức tương tự như nghi
thức tế lễ là một sự miêu tả có tính biểu tượng về cuộc sống và sự hiến tế của Chúa, từ khi Ngài được sinh ra cho tới khi bị đóng đinh vào giá chữ thập,
Chết đi, Phục sinh, và Bay lên trời
Trong tiếng Nga , tên của cuốn tiểu thuyết , cũng là tên của nhân vật chính: Zhivago đồng nghĩa với từ “cuộc sống” Nhân vâ ̣t này là sự song chiếu
đă ̣c biê ̣t với mẫu gốc Jesus Christ trong thế giới nghê ̣ thuâ ̣t của tác phẩm Nhân vâ ̣t Zhivago có tuổi thơ không được hạnh phúc như những đứa trẻ khác: bố mất trong mô ̣t tai na ̣n trên tàu hỏa, mẹ mất khi cậu bé mới mười t uổi, sau đó được mô ̣t gia đình người quen nhâ ̣n làm con nuôi Sau khi trưởng thành , Zhivago quyết đi ̣nh ho ̣c trường y v à sau đó trở thành bác sĩ vì “tuy thiên về nghê ̣ thuâ ̣t và sử ho ̣c , chàng đã chọn nghề y một cách dễ dàng Chàng cho rằng nghê ̣ thuâ ̣t không phải là mô ̣t nghề , giống như tính vui vẻ bẩm sinh hoă ̣c
Trang 3432
chất đa sầu đa cảm không thể ta ̣o nên nghề nghiê ̣p Chàng mê môn vật lý và vạn vật học và phát hiện rằng trong đời sống thực tế phải làm mô ̣t nghề giúp ích cho xã hội và phát hiện rằng trong đời sống thực tế phải làm một nghề
giúp ích cho xã hội Vì lẽ đó, chàng đã chọn ngành y” [23, tr.106] Trong suốt cuô ̣c đời mình, bác sĩ Zhivago đã đi rất nhiều nơi cùng gia đình do hoàn cảnh chiến tranh, do nạn đói và sự đe do ̣a về di ̣ch bê ̣nh Trong cuô ̣c hành trình ấy , Zhivago đã chữa bê ̣nh cho rất nhiều người, cứu sống được rất nhiều sinh ma ̣ng Điểm này có nét trùng hợp với cuộc đời của Chúa Jesus vì Jesus được sinh ra là
do quyền phép của Thần thánh Sau đó Chúa Jesus được me ̣ là bà Maria nuôi dưỡng và chăm sóc Khi trưởng thành, Chúa cũng dùng quyền năng và tài phép
của mình để trị bệnh cứu người Trong Câu chuyê ̣n Kinh thánh những bài học về lòng yêu thương, Jesus được me ̣ là bà Maria ha ̣ sinh trước khi bà thành hôn với
ông Joseph – con cháu của dòng tô ̣c David Sự ra đời của Chúa Jesus đã được thiên sứ báo trước và thiên sứ cũng báo rằng người con mà bà sinh ra là Con của Thiên Chúa Khi được sinh ra, Jesus được me ̣ quấn trong tã lót bằng vải và được
đă ̣t trong máng cỏ dùng để cỏ khô cho súc vâ ̣t ăn mà Joseph đã lau chùi thâ ̣t sa ̣ch Sau này k hi lớn lên, Jesus đã đi thuyết giảng và chữa bê ̣nh cho những người nghèo khổ Mô ̣t trong những “ca” bê ̣nh được Chúa Jesus cứu chữa được kể la ̣i như sau: “Lúc ấy, có bốn người khiêng một người bị liệt toàn thân trên một cái cáng tới nơi Đức Jesus đang ở Thấy không thể nào chen vào ngôi nhà châ ̣t cứng người, họ mới leo lên mái nhà, trổ mô ̣t lỗ rồi thòng người bê ̣nh xuống trước mă ̣t Đức Jesus… Ngài quay qua người bại liệt và nói: “Hãy trỗi dâ ̣y, vác cáng lên và
đi về nhà anh” Lâ ̣p tức người ấy trỗi dâ ̣y, vác cáng lên mà đi về nhà Ai nấy thấy
vâ ̣y đều kinh nga ̣c và ca ngợi Thiên Chúa ” Sau này, trong quá trình đi thuyết giảng của mình, Đức Jesus cũng chữa bê ̣nh cho rất nhiều người khác Có lẽ khi xây dựng hình tượng nhân vâ ̣t Zhivago, nhà văn B.Pasternak đã có du ̣ng tâm xây dựng nhân vâ ̣t này với những nét gần gũi với cuô ̣c đời của Chúa Jesus
Trang 3533
Hình tượng Chúa Jesus là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nghê ̣ sĩ, xuất hiê ̣n thường xuyên trong văn chương , nghê ̣ thuâ ̣t Nhân vâ ̣t bác sĩ Zhivago trong tiểu thuyết cùng tên của B Pasternak xuất hiê ̣n trong vai trò của mô ̣t nhân vâ ̣t cứu thế, luôn tâm niê ̣m giúp đỡ mo ̣i người bằng khả năng y ho ̣c của mình Là một nhà thơ và một bác sĩ , Zhivago mang nă ̣ng ha i trách nhiê ̣m với cuô ̣c đời, thứ nhất là tri ̣ bê ̣nh cứu người và thứ hai là đưa tình yêu cuô ̣c sống đến với mọi người qua thơ ca Ở cả hai vai trò, bác sĩ Zhivago đều hoàn thành sứ mê ̣nh Là một bác sĩ, hình ảnh của “con người Cứu thế” luôn hiện diện trên từng trang viết ; là một thi sĩ , hình ảnh của một con người luôn lấy tình yêu thương làm lẽ sống , không có ranh giới p hân biê ̣t giữa các cá nhân hay dân
tô ̣c Tình yêu thương và tâm hồn thi sĩ hòa quyện trong con người và trái tim của nhân vật này Mẫu gốc Jesus Christ , do đó, là một mẫu gốc quan trọng trong thế giới nghê ̣ thuâ ̣t của tác phẩm
Như vậy cuốn tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago miêu tả hành trình cuộc đời
của nhân vật Zhivago chính là hành trình của một tín đồ Kitô về bên Chúa , hay nói như nhà nghiên cứu I.A.Esaulov, đây chính là “cuộc hành hương của nhân vật đến với Chúa Jesus” Ngoài ra “cấu trúc của cuốn tiểu thuyết được tổ chức hướng tới cuộc hành hương hướng về lễ Phục sinh một cách nghệ thuật, hướng tới một cuộc sống mới Bắt đầu với cảnh về lễ chôn cất , cuốn tiểu thuyết đã đạt đến đỉnh cao với những ngôn từ viết về sự tái sinh và xuất hiện trước Chúa Đây không chỉ là hành trình cuộc đời của Zhivago mà còn là cuộc hành trình tập thể có giới hạn mà tất cả chúng ta tạo ra…” [42, pg 72]
1.3.3 Mẫu gốc Đức Mẹ Đồng Trinh Maria trong c ác hình tượng Lara và Tonya
Đức Mẹ Đồng Tr inh Maria là mô ̣t nhân vâ ̣t khá nổi bâ ̣t được miêu tả trong Kinh thánh Bà là người đã sinh ra Jesus bằng quyền phép của Chúa Thánh thần Chính thống giáo phương Đông dành cho bà những danh hiệu tôn
Trang 3634
kính đặc biệt Các danh hiệu phổ biến của bà là Đức Me ̣ , Mẹ Thiên Chúa , Đức Trinh nữ Maria… Theo học thuyết giáo lý Kitô giáo, bà Maria vẫn là một trinh nữ, ít nhất cho đến khi Chúa Jesus được sinh ra Đức Mẹ Đồng Trinh Maria là nguồn cảm hứng cho nhiều tác giả trong nền văn chương thế giới , kể
cả ở các nước phương Đông và Hồi giáo Hình tượng hai nhân vật nữ chính xuất hiê ̣n trong tác phẩm của nhà văn Pasternak – Lara và Tonya là sự khúc
xạ vô cùng tinh tế của mẫu gốc Đức Mẹ Đồng Trinh bởi hai nhân vật này có những nét gần gũi với cuô ̣c đời của Đức Me ̣ được kể trong Kinh thánh
Tonya là người phụ nữ đầu tiên xuất hiê ̣n trong cuô ̣c đời của bác sĩ Zhivago Nàng là con gái của bà Anna Ivan ôpna và giáo sư Alêchxăng Grômêcô, cháu ngoại của cụ Ivan Cruyghe – mô ̣t điền chủ lớn có khu trang trại Varưkinô Tonya là người phu ̣ nữ xinh đe ̣p , hiền di ̣u và hiểu biế t Nàng chăm sóc bé Xasa – là con của hai người khi Zhivago đang làm viê ̣c trong quân ngũ, với công viê ̣c tình nguyện của một bác sĩ quân y Ở nàng toát lên khí chất của một người vợ, người me ̣ thương chồng, thương con hết mực Sau khi cả gia đình chuyển về tra ̣i Varưkinô sinh sống d o ảnh hưởng của nạn đói,
bê ̣nh di ̣ch và sau sự mất tích của chồng , nàng dần phát hiện ra mối quan h ệ của Zhivago và Lara Trong hoàn cảnh cả gia đình bi ̣ tru ̣c xuất ra nước ngoài , Tonya buô ̣c phải đưa cả hai con theo cùng nhưng nàng v ẫn gửi lại cho chồng
mô ̣t lá thư báo tin Tonya là hình tượng nhân vâ ̣t về mô ̣t người me ̣ hết lòng vì con, vì gia đình Điểm này có sự trùng hợp với tính cách của Đức Me ̣ Maria
được miêu tả trong cuốn Câu chuyê ̣n Kinh thánh : những bài học về lòng yêu thương: Sau khi nhận được quyền phép của Thánh thần và sinh ra Chúa Jesus,
bà Maria đã đưa con theo trên suốt hành trình chạ y trốn khỏi sự truy sát của vua Herod vì ông ta lo sợ ngai vàng của mình sẽ bị lung lay vì có sự xuất hiện của Đức Jesus Cả gia đình bà Maria phải trốn sang Ai C ập sau cuộc hành trình nhiều ngày ròng rã Tình thương của bà Maria cùng sự trợ giúp của
Trang 37tă ̣ng nàng và giấ u kín mối quan hê ̣ này với Tonya Cho dù là mô ̣t người phu ̣ nữ xinh đe ̣p và thông minh nhưng mối quan hê ̣ giữa Lara và Zhivago vẫn là
mô ̣t mối quan hê ̣ không được pháp luâ ̣t thừa n hâ ̣n Họ đã đi ngược lại những chuẩn mực về đa ̣o đức của xã hô ̣i , phản bội niềm tin của những người thân trong gia đình Bác sĩ Zhivago giấu giếm sự thật với Tonya ; Lara nghĩ Pasa
hi sinh trong chiến tranh nên đã bắt đầu mối quan hê ̣ với Zhivago nhưng đến sau này, khi biết tin chồng còn sống , Lara vẫn không thể chấm dứt tình yêu của mình dành cho Zhivago Trên mô ̣t bình diê ̣n nhất đi ̣nh , Lara có thể bi ̣ coi
là người phụ nữ không đứng đắn Trong Kinh Thánh có đề câ ̣p đến chuyê ̣n Đức Mẹ Maria sinh ra Chúa Jesus khi Người còn là một trinh nữ (chưa kết hôn) Dù có yếu tố của thần thánh nhưng đây là câu chuyện đã được ghi
chép trong Kinh thánh nên sẽ có rất nhiều lời bàn luận, thâ ̣m chí là tranh cãi xung quanh vấn đề này
Nếu kết hợp những nét đă ̣c trưng nhất của hai nhân vâ ̣t Lara và Tonya
và soi chiếu trong hình tượng Đức Mẹ Đồng Trinh Maria, chúng tôi nhận thấy
có những sự tương đồng đáng ngạc nhiên , khiến hình tượng Đức Me ̣ trở nên gần gũi hơn, chân thực hơn với đô ̣c giả Đây là sự song chiếu vô cùng tinh tế
và phản ánh mô ̣t trong số những mẫu gốc văn hóa cơ bản thuô ̣c đă ̣c thù văn hóa dân tộc Nga
Trang 3836
1.3.4 Mẫu gốc Thánh George và con Rồng
Theo truyền thuyết , thánh George sinh vào thế kỷ thứ III sau Công nguyên trong mô ̣t gia đình Thiên Chúa giáo , là con trai của một nhà quý tộc thuô ̣c đô ̣i quân La Mã Khi cha mất , mẹ đưa ông trở lại quê hương Palestine của bà Ông gia nhâ ̣p quân đô ̣i La M ã và lên tới cấp chỉ huy , trở thành mô ̣t sĩ quan ky ̣ mã Về sau ông theo Kitô giáo Khi có chiến di ̣ch chống la ̣i dân Thiên Chúa giáo vào đầu thế kỷ thứ IV , khoảng năm 303 sau Công nguyên , ông đã từ b ỏ chức vụ trong quân đội để phản đối và tìm đến cung điện của
Đa ̣i đế Diocletian cầu xin nhà vua ngừng viê ̣c ngược đãi tín đồ Kitô giáo
Đến nay trong truyền thuyết còn lưu truyền lại một trong những câu chuyê ̣n nổi tiếng nhất về trâ ̣n đấu của vi ̣ thán h này với mô ̣t con rồng hung ác Trên lưng ngựa qua vùng Silene (ngày nay là xứ Libya ), ông đi ngang qua
mô ̣t thành phố đang bi ̣ mô ̣t con rồng ẩn náu trong đầm lầy quấy nhiễu Ngày ông đi qua thành phố kinh hoàng đó cũng là ngày q uâ ̣n chúa Cleolinda , con của sứ quân tại đây phải làm vật tế Ông vô ̣i vàng phi ngựa đến cứu quâ ̣n chúa với vũ khí là một thanh trường thươ ng Kết quả, ông đã cứu được quâ ̣n chúa khỏi nanh vuốt của con rồng Thánh George và c on Rồng luôn được tả trong những bức ho ̣a có hình ảnh mô ̣t hiê ̣p sĩ cầm trường thương , ngồi trên lưng ngựa và đang giao tranh với rồng Từ thế kỷ thứ XIV, Thánh George được coi
là người bảo trợ đặc biệt của xứ Anh và người dân xứ này
Truyền thuyết về Thánh George và con Rồng rất phổ biến trong mẫu gốc Kitô giáo Chính thống và truyền thuyết này cũng trở thành nguồn cảm hứng bất tâ ̣n cho các nhà văn , nhà thơ Hình tượng T hánh George và con
Rồng xuất hiê ̣n đầy ẩn du ̣ trong bài thơ Chuyê ̣n cổ tích nằm trong chùm thơ
gồm hai mươi tư bài thuô ̣c phần cuối của cuốn tiểu thuyết Câu chuyê ̣n về Thánh George được kể lại qua những hình ảnh ẩn dụ trong bài thơ , đó là chàng kị mã đang “len lỏi trên cánh đồng cúc hương” , vô ̣i vã trên đường ra
Trang 3937
chiến trường Bất chấp những lo lắng khi phải đi ngang qua mô ̣t khu rừng âm
u, chàng kỵ mã vẫn thúc ngựa đi tới và đưa ngựa tới uống nước bên bờ suối Khi dấu hiê ̣u đầu tiên về sự nguy hiểm là chiếc hang bên bờ suối xuất hiê ̣n , chàng kỵ mã nghe thấy tiếng “kêu vang” của mô ̣t người con gái đang bi ̣ con rồng quấn quanh người Theo tu ̣c lê ̣ của xứ ấy , người dân dùng lễ vâ ̣t là mô ̣t giai nhân hiến cho rồng để đổi lấy sự bình an cho cuô ̣c sống của họ Chứng kiến cảnh tượng ấy , chàng kỵ mã ngước mắt lên trời cầu khẩn và chĩa thẳng ngọn giáo xông tới con rồng Cuối cùng, chàng cũng giải cứu được giai nhâ n
và nằm bất động vì mất máu và kiệt sức
Câu chuyê ̣n về chàng ky ̣ mã giết rồng cứu giai nhân trong bài thơ
Chuyê ̣n cổ tích là một câu chuyện đầy ẩn dụ về Thánh George và con Rồng
trong truyền thuyết Có thể thấy nhà văn đã sử du ̣ng chất liê ̣u là truyền thuyết này để sáng tạo nên bài thơ mang đầy tính ẩn du ̣ của mình Bài thơ do đó cũng nằm trong hê ̣ thống các mẫu gốc đă ̣c thù của văn hóa Nga
1.3.5 Mẫu gốc Giáng sinh và Ngọn nến
Theo nhà nghiên cứu I.A.Esaulov, “Chu kỳ thường niên của nhà thờ tập trung vào những sự kiện cuộc đời của Chúa Jesus Sự kiện quan trọng nhất ở đây là ngày sinh và sự phục sinh của Chúa Vì lẽ đó, những sự kiện quan trọng nhất của chu kỳ nghi thức tế lễ là lễ kỉ niệm ngày lễ Giáng sinh và lễ Phục sinh Nếu trong truyền thống phương Tây, chúng ta có thể thấy sự nhấn mạnh nhiều hơn vào lễ Giáng sinh thì trong nhà thờ phương Đông, lễ Phục sinh là nghi lễ chính, không chỉ ở mức độ một lễ xưng tội mà nhìn chung còn
ở cấp độ văn hóa ” [42, pg 65]
Tuy không phải là mẫu gốc chính nằm trong hê ̣ thống mẫu gốc đă ̣c thù văn hóa Nga nhưng mẫu gốc Giáng sinh cũng là mô ̣t phần quan trọng của truyền thống Kitô giáo Trong quyển mô ̣t , phần thứ ba của cu ốn tiểu thuyết , nhà văn B.Pasternak đã viết về lễ Giáng sinh – mô ̣t biểu hiê ̣n cu ̣ thể của mẫu
Trang 4038
gốc Giáng sinh trong văn hóa Nga Phần thứ ba của cuốn tiểu thuyết mang tên
Cây Noel ở gia đình Sventiski Phần này miêu tả mô ̣t lễ G iáng sinh dành cho
tầng lớp quý tô ̣c cũ ở Nga nên đó là mô ̣t buổi lễ được chuẩn bi ̣ khá chu đáo:
“Không biết từ thời nào, cây Noel ở gia đình Sventiski được tổ chức theo kiểu này: quãng mười giờ, khi trẻ con đã đi ngủ sẽ thắp cây Noel thứ hai cho thanh niên và người lớn để vui chơi đến sáng Những người đứng tuổi thì đánh bài suốt đêm trong phòng khách kiến trúc theo kiểu Pompê , ba phía là tường, nối dài phòng lớn và được ngăn cách bằng một t ấm màn che dày , nă ̣ng, mắc vào các vòng lớn bằng đồng Rạng sáng thì tất cả cùng dùng bữa tối.” [23, tr.132]
Những dấu ấn đặc trưng về lễ Giáng sinh được thể hiê ̣n khá rõ trong tiểu thuyết qua những chi tiết cu ̣ thể về cây thông ngày lễ sáng lấp lánh , những người khách mang mă ̣t na ̣ , chơi trò ú tim , tìm vòng… , những món quà Noel kì diệu, những chiếc hô ̣p đựng các ngôi sao và nến để trang trí cây thông Noel… Tất cả những chi tiết này làm nổ i bâ ̣t dấu ấn về mô ̣t lễ Giáng sinh đă ̣c thù trong văn hóa Nga được nhà văn đư a vào trong những trang viết của mình
Trong văn hóa Nga , hình ảnh cây nến là một biểu tượng giàu ý nghĩa Đối với những tín đồ Kitô giáo Chính th ống, cây nến là hình ảnh của Chúa Jesus, là ánh sáng trần gian, mang đến ánh sáng Hòa bình, Niềm tin, Tình yêu
và Hi vọng cho những tâm hồn khao khát tìm về với Chúa Nhà văn B.Pasternak cũng s ử dụng mẫu gốc Ngọn nến tron g nhiều đoa ̣n văn , trải dài trong suốt tác phẩm
Ngọn nến mang ý nghĩa đầu tiên là sự định trước số phận của hai nhân
vâ ̣t Zhivago và Lara Trong mô ̣t đoa ̣n miêu tả nằm ở phần Cây Noel ở gia đình Sventiski, Pasternak đã dùng hìn h ảnh của ngo ̣n nến như mô ̣t sự ám chỉ
tới số phâ ̣n không thể cách xa nhau của hai nhân vâ ̣t này : “Lara thích trò chuyê ̣n trong ánh sáng mờ ảo của ngo ̣n nến Pasa luôn trữ sẵn cho nàng mô ̣t