5. Cấu trúc của luận văn
2.2.1. Mẫu gốc Phục sinh
Về cơ bản, trong quá trình xây dựng bô ̣ phim, đa ̣o diễn David Lean vẫn sử du ̣ng những ch i tiết chính của cốt truyê ̣n, tuy nhiên trâ ̣t tự thời gian trong cốt truyê ̣n đã bi ̣ đảo lô ̣n và thay đổi khá nhiều. Với ý đồ nghê ̣ thuâ ̣t của mình, David Lean đã lược đi rất nhiều chi tiết trong tiểu thuyết và thay vào đó đa ̣o diễn sử du ̣ng những chi tiết “đắt giá” phù hợp với du ̣ng ý nghê ̣ thuâ ̣t , đáp ứng tầm đó n đợi của công chúng Mỹ để xây dựng nên mô ̣t bô ̣ phim mang đă ̣c trưng của văn hóa Mỹ. Ngoài ra, khi coi tiểu thuyết Bác sĩ Zhivago là văn bản nguồn, bô ̣ phim của đa ̣o diễn David Lean đã s ử dụng một số mẫu gốc Kitô giáo có trong tiểu thuyết nhưng la ̣i lược bỏ đi mô ̣t số mẫu gốc vốn có của tiểu thuyết vì trong quá trình chuyển thể, ông không thể đưa hết những gì có trong tiểu thuyết và o phim. Mẫu gốc Thánh George và con Rồng là một trong số những mẫu gốc cơ bản trong hê ̣ thống mẫu gốc Kitô giáo Chính thống nhưng khi cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành phim, mẫu gốc này vô hình chung đã bi ̣ lược đi.
Trước hết, với mẫu gốc Phu ̣c sinh, bô ̣ phim của đa ̣o diễn David Lean đã tái hiện theo mô ̣t phương thức khác biê ̣t so với tiểu thuyết . Trong khi cuốn tiểu thu yết của nhà văn Pasternak xây dựng cốt truyê ̣n với diễn biến theo đúng trâ ̣t tự thời gian tuyến tính theo cuô ̣c đời của nhân vâ ̣t chính (bác sĩ Zhivago) thì bộ phim của đạo diễn David Lean đã làm đảo lộn trật tự thời gian đó. Câu chuyê ̣n trong phim được kể theo điểm nhìn của nhân vâ ̣t Yevgraf
50
Anđrêvich Zhivago – người em cùng cha khác mẹ của bác sĩ Zhivago khi ông đã là mô ̣t Thiếu tướng và đang trong cuô ̣c hành trình tìm la ̣i người con gái thất la ̣c trong chiến tranh của người anh . Đây là mô ̣t chi tiết quan tro ̣ng bởi điểm nhìn của nhân vâ ̣t trong phim sẽ quyết đi ̣nh cách kể của đa ̣o diễn , đến viê ̣c sử du ̣ng các góc máy quay, nghê ̣ thuâ ̣t dàn cảnh… vốn là những thủ pháp quen thuô ̣c của điện ảnh.
Trong cuốn Điê ̣n ảnh và văn học – Dẫn luận và nghiên cứu, nhà nghiên cứu Timothy Corrigan đã viế t về vấn đề điểm nhìn như sau: “Điểm nhìn là trung tâm của cả nghê ̣ thuâ ̣t thị giác lẫn nghệ thuật ngôn từ . Nó mô tả vị trí mà từ đó một cá nhân nhìn người khác, sự vâ ̣t hoă ̣c sự kiê ̣n và thường gợi ý về viê ̣c làm thế nào điểm nhìn quyết đi ̣nh ý ngh ĩa của những gì được nhìn thấy… Nhiều thể loa ̣i văn ho ̣c, đă ̣c biê ̣t là tiểu thuyết, cho phép sử du ̣ng nhiều điểm nhìn có mối quan hê ̣ tương tác và khả năng di đô ̣ng các điểm nhìn này là sự kết nối nổi bâ ̣t giữa tiểu thuyế t và phim, ở đó nó tạo ra kịch tính từ những cuô ̣c đối đầu và những thay đổi qua nhiều điểm nhìn .” [7, tr.100-101]. Có thể thấy điểm nhìn là mô ̣t yếu tố vô cùng quan tro ̣ng trong cả tác ph ẩm văn học lẫn điê ̣n ảnh.
Bộ phim chuyển thể của đa ̣o diễn David Lean không mở đầu trực tiếp bằng hình ảnh về một đám tang như trong tiểu thuyết mà được bắt đầu bằng điểm nhìn của một viên sĩ quan nhìn xuống những người công nhân của một nhà máy thủy điện vào giờ tan ca. Viên sĩ quan chính là Thiếu tướng Yevgraf A.Zhivago, do diễn viên Alec Guinness thủ vai, đi tìm cô cháu gái bị thất lạc đã nhiều năm – là con của người anh cha cùng cha khác mẹ Zhivago và Lara. Sau nhiều năm tìm kiếm, ông đã tìm được cô gái có khả năng là con của hai người. Cô gái có tên Tanya Komarova. Khi Tanya xuất hiện, cô có dáng vẻ nhút nhát và không tự tin khi đối diện với Thiếu tướng nhưng Yevgraf đã cho cô gái biết ông đang tìm kiếm người cháu gái thất lạc đã lâu và bắt đầu hỏi
51
Tanya bằng những câu hỏi về tên của mẹ cô, nơi cô được sinh ra… Máy quay dừng lại vài giây ở đôi mắt của cô gái rồi nhanh chóng chuyển sang một hình ảnh khác với khung cảnh thiên nhiên Nga rộng lớn và hình ảnh mô ̣t đoàn người đang di chuyển trong tiếng hát cầu nguyện. Bộ phim đã chọn cách mở đầu gián tiếp khiến trật tự thời gian trong phim bị xáo trộn, khác biệt với tiểu thuyết. Do đó, từ điểm nhìn của Thiếu tướng Yev graf, câu truyê ̣n đã được bắt đầu và kết thúc khác hẳn so với tiểu thuyết.
Sau những cảnh quay đầu tiên về cuô ̣c nói chuyê ̣n g iữa Tanya và Thiếu tướng Yevgraf, câu chuyện cuô ̣c đời về bác sĩ Zhivago mới chính thức được bắt đầu . Ở cảnh quay tiếp theo , khi tiếng hát cầu nguyện vang khắp không gian, một cậu bé tay cầm bó hoa ngước mắt nhìn chiếc quan tài và đi theo đoàn người đến nghĩa đi ̣a. Người nằm trong quan tài là mẹ của cậu bé. Tiếng hát cầu nguyện vang lên trong suốt cuộc hành trình đưa mẹ cậu bé đến nơi an nghỉ và chỉ dừng lại khi linh mục đọc kinh cầu nguyện. Qua diễn xuất của diễn viên Tarek Sharif vào vai Yuri lúc nhỏ, khán giả có thể thấy một khuôn mặt trẻ thơ ngơ ngác khi nhìn khuôn mặt mẹ lần cuối rồi nhìn lên bầu trời u ám trong cơn gió thổi lồng lộng bên tai và trong tiếng đàn balalaika tha thiết gợi không khí u buồn. Đây là một đám tang được tổ chức theo nghi thức dành cho một tín đồ theo Kitô giáo. Đoạn phim này chuyển thể khá trung thành so với với nguyên tác nhưng cũng thể hiện sự sáng tạo rõ ràng khi đạo diễn đã dùng tiếng đàn balalaika như một dấu hiệu nghệ thuật đă ̣c trưng. Tiếng đàn balalaika vang lên cùng những khoảng trống cảm xúc của diễn viên chính: khi cậu bé ngước mắt nhìn lên bầu trời, tiếng đàn vang lên tha thiết và bất chợt dừng lại khi tiếng gọi câ ̣u bé phá vỡ dòng tâm trạng của cậu hay một lần khác, khi cậu bé nằm một mình trong bóng tối trong căn phòng nhỏ, đưa mắt nhìn ra ngoài cửa sổ và cây đàn balalaika màu đỏ dựng ở góc tường . Lúc đó tiếng đàn tiếp tục vang lên những giai điệu tha thiết, mượt mà như hòa chung dòng
52
tâm trạng của cậu bé. Trong tiểu thuyết, nhà văn Pasternak đã miêu tả cảnh cậu bé nằm ngủ một mình trong căn phòng vắng với những câu văn như sau : “Đang đêm, cậu bé Yuri thức giấc bởi có tiếng gõ mạnh vào cửa sổ. Một thứ ánh sáng trắng huyền ảo chập chờn rọi vào gian phòng tối, Yuri chỉ mặc áo ngủ, chạy ra cửa sổ, áp mặt vào cửa kính lạnh toát.
Bên ngoài không còn thấy cả đường cái, khu nghĩa địa lẫn mảnh vườn nhỏ đâu nữa. Bão tuyết đang hoành hành. Tưởng chừng bão tuyết đã để ý đến Yuri và thấy cậu sợ nó, bão lại càng thích thú về cái ấn tượng nó gây ra nơi cậu. Nó cứ rú rít liên hồi và tìm mọi cách buộc Yuri phải chú tâm đến nó. Từ trên trời, tuyết cứ rơi không ngừng hết bông này tiếp bông kia, phủ trắng cả mặt đất như một tấm khăn liệm. Thế gian chỉ có một mình bão tuyết, chẳng có đối thủ nào ganh đua với nó.” [23, tr.13]. Trong đoa ̣n này, B.Pasternak hoàn toàn không đề cập tới cây đàn balalaika cũng như tiếng đàn tha thiết , gợi nhiều tâm tra ̣ng của nhân vâ ̣t như cảnh quay trong phim . Có thể coi đây là mô ̣t sáng tạo của đạo diễn nhằm để lại một dấu ấn cá nhân rất riêng , mô ̣t sự “nhâ ̣n diê ̣n” mà bất cứ người đạo diễn nào yêu mến tác ph ẩm văn học đều cố gắng thể hiê ̣n.
Trong cuốn Điện ảnh và văn học – Dẫn luận và nghiên cứu , Timothy Corrigan có nhận xét như sau: “Nếu sân khấu cho điện ảnh những mẫu hình xung đột và dàn cảnh, thì văn xuôi trần thuật cho điện ảnh những tư liệu và mẫu hình cho hai đặc trưng chính của màn bạc là: (1) kịch bản xây dựng qua
tâm lý nhân vật nhằm điều hướng hành động dựa trên những mẫu hình thời gian (thường là) theo quan hệ nhân quả ; và (2) rất nhiều các quan điểm trần thuật nhằm tổ chức sự kiện theo một hay nhiều góc nhìn.” [7, tr. 49]. Từ nhận xét trên có thể thấy rằng, điện ảnh sẽ lựa chọn những tình tiết, nhân vật, yếu tố phù hợp trong tiểu thuyết làm chất liệu để xây dựng nên bộ phim mang những đặc trưng rất riêng của một tác phẩm điện ảnh theo phong cách đa ̣o
53
diễn. Và David Lean đã sử dụng “quyền lực” này của điện ảnh để sáng tạo nên thế giới tâm hồn của các nhân vâ ̣t sống đô ̣ng , đa da ̣ng và tinh tế hơn so với tiểu thuyết.
Bộ phim của đạo diễn David Lean kết thúc không phải bằng những bài thơ của nhân vật bác sĩ Zhivago, trong đó có những bài thơ viết về lễ Phu ̣c sinh giống như trong tiểu thuyết mà với cảnh quay vẫn bằng điểm nhìn của Thiếu tướng Yevgraf khi đưa mắt dõi theo cô gái Tanya và người bạn của cô với niềm tin chắc chắn đã tìm được người cháu gái mất tích bao năm nay . Trước những cảnh phim cuối cùng về cô gái Tanya là mô ̣t trường đoa ̣n dài về những năm tháng cuối đời của bác sĩ Zhivago: ông lên một chuyến tàu điện và bất ngờ nhìn thấy dáng hình của một người phụ nữ giống Lara đang đi trên phố. Khi ông cố xuống khỏi tàu điện và đuổi theo người phu ̣ nữ kia, bệnh tim của ông đột ngột tái phát, ông ngã xuống đường phố mà không thể cha ̣y tới gă ̣p la ̣i người phu ̣ nữ kia . Hình ảnh về đám tang của bác sĩ Zhivago là sự khẳng định lại một lần nữa về cái chết và sự khép lại của cuộc đời một nhà thơ được nhiều người yêu mến. Chi tiết về cái chết và đám tang của bác sĩ Zhivago không theo đúng nguyên tác văn học vì bộ phim của đạo diễn David Lean đã lược bỏ và thay thế khá nhiều chi tiết trong tiểu thuyết. Trong tiểu thuyết, đám tang của bác sĩ Zhiva go được miêu tả khá cu ̣ thể . Linh cữu của bác sĩ Zhivago được đưa về nơi cư ngụ cuối cùng của người quá cố , hai anh bạn bị chấn động vì nghe tin bác sĩ Zhivago và người phu ̣ nữ cuối cùng trong cuô ̣c đời bác sĩ Zhivago – Marina thì khóc lóc bên thi thể người quá cố . Lara và Yevgraf nói chuyện với nhau trong bầu không khí u buồn đang bao trùm tất cả mọi người. Lara đã có mô ̣t khoảng thời gian trống rỗng về mă ̣t tâm hồn sau khi nói chuyện với Yevgraf. Nàng nhớ lại tất cả quãng thời gian trước đây khi quen biết và bắt đầu tình yêu với bác sĩ Zhivago, sau đó nàng nói lời vĩnh biê ̣t với người quá cố trong tâm tra ̣ng đau đớn . Trong khi đó , bô ̣ phim của đ ạo
54
diễn David Lean chỉ có một cảnh quay duy nhất về đám tang của bác sĩ Zhivago khi những người hâm mô ̣ nhà thơ đến viếng , Yevgraf đứng lă ̣ng lẽ bên nấm mô ̣ và Lara trong trang phu ̣c màu đen bước đến chào hỏi và nói rằng có chuyê ̣n cần nhờ ông giúp đỡ . Có thể nhận thấy , cuốn tiểu thuyết khi được chuyển thể thành phim của đa ̣o diễn David Lean đã bị lược đi khá nhiều ch i tiết, tuy nhiên ý nghĩa của mẫu gốc Phu ̣c sinh vẫn được bảo lưu khá tốt, dù đã được thể hiê ̣n trong mô ̣t hình thức nghê ̣ thuâ ̣t khác.
2.2.2. Mẫu gốc Jesus Christ trong sự song chiếu với nhân vật Zhivago và mẫu gốc Đức Me ̣ Đồng Trinh trong các hình tượng Lara và Tonya