PHƢƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 37)

Chúng tôi sử dụng các phương pháp: thống kê, phân tích, thi pháo học và tiếp cận văn hoá học để hoàn thành luận văn này. Trong đó, phương pháp thống kê, phân loại sẽ cho chúng tôi nhận biết được số lượng những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ của Hồ Xuân Hương. Chúng tôi đã tiến hành sàng lọc để chọn toàn bộ thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ làm cứ liệu cho việc phân tích, đánh giá. Phương pháp phân tích giúp chúng tôi khảo sát, đánh giá toàn bộ những tư liệu thống kê, phân tích các dẫn chứng, rút ra những kết luận về thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ. Chúng tôi sẽ xuất phát từ chính các văn bản của Hồ Xuân Hương, từ chính cách hiểu của tác giả để xem xét nội dung để hiểu được dụng ý, thông điệp nghệ thuật của văn bản thơ. Phương pháp thi pháp học chính là cách tiếp cận hình thức của tác phẩm thơ Hồ Xuân Hương, nhằm phát hiện ra tính quy luật và giải thích vì sao bà chúa thơ Nôm đã vận dụng loại thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ để đối phó với cấm kị văn hoá truyền

thống. Thi pháp học giúp cho chúng tôi khám phá thế giới nghệ thuật những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ để người đọc thấy được sự độc đáo, tài ba của nữ thi sĩ. Phương pháp tiếp cận văn hóa học cũng là công cụ giúp ích cho việc giải quyết nhiệm vụ của luận văn. Để tránh những suy diễn gán ghép cách nghĩ hiện đại, chúng tôi tiếp cận mảng những văn bản thơ

vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ của Hồ Xuân Hương từ quan điểm dựng lại không gian văn hóa của thời trung đại trong đó hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương đã ra đời. Điều tối quan trọng là chúng ta phải dựng được không gian văn hoá về cấm kỵ và hình thức đối phó với cấm kị bản năng của văn hoá truyền thống trung đại để thấy được thơ vịnh cảnh, vịnh vật và có nghệ thuật nói lái, chơi chữ của Hồ Xuân Hương chỉ là một trong các hình thức đối phó với cấm kỵ bản năng.

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 37)