Cấm kỵ bản năng và đối phó với cấm kỵ bản năng nhìn từ góc độ văn hoá, (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 68 - 75)

IV. MỘT SỐ HÌNH THỨC ĐỐI PHÓ CẤM KỴ BẢN NĂNG TRONG

Cấm kỵ bản năng và đối phó với cấm kỵ bản năng nhìn từ góc độ văn hoá, (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng

văn hoá, (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hƣơng

Vấn đề về sự tồn tại của cái bản năng trong các bài thơ đề vịnh của Hồ Xuân Hương là một thực tế. Các nhà nghiên cứu cũng như bạn đọc đều có thể cảm nhận được nội dung này hàm chứa trong thơ của nữ sĩ. Nhưng việc định danh, lý giải hiện tượng lại là một vấn đề phức tạp.

Sự phức tạp thể hiện trước hết trong cách định danh. Kiểu định danh phổ biến nhất là việc gọi những bài thơ này là tục dâm (Nguyễn Hữu Tiến, Trần Thanh Mại, Nguyễn Lộc…). Nguyễn Văn Hanh theo quan điểm của Freud không gọi là dâm tục mà dùng chữ “dục tính”. Trên thực tế, khi dùng khái niệm tục dâm, các nhà nghiên cứu vô tình hay hữu ý đã đứng trên lập trường đạo đức thanh giáo của Nho giáo để nhìn vấn đề (Tản Đà, Vũ Đức Phúc, Trần Thanh Mại, Nguyễn Lộc…). Các nhà nghiên cứu dùng chữ dâm tục có hướng cắt nghĩa hiện tượng này bằng quan điểm đấu tranh giai cấp, cho rằng chúng được sử dụng như vũ khí đấu tranh, hạ bệ, đả kích, lột mặt nạ bọn hiền nhân, quân tử phong kiến, sư sãi giả đạo đức. Có người như Ngô Gia Võ phân biệt hai khái niệm tục và dâm, cho rằng chỉ có tục chứ không có dâm trong thơ Hồ Xuân Hương. Nhiều nhà nghiên cứu và thi sĩ hiện đại cũng tránh dùng chữ dâm tục mà dùng các từ ngữ khác. Xuân Diệu còn thách đố chỉ ra chất dâm tục ở thơ Nôm Xuân Hương. Đáng chú ý là Nguyễn Đức Bính đọc thơ Xuân Hương theo tinh thần nhân bản, khẳng định tình yêu tự do ở các bài thơ này chứ không có cái dâm tục. Chế Lan Viên dùng chữ “sắc dục”. Đỗ Đức Hiểu đọc các bài thơ này theo quan điểm thi pháp học, chứng minh chúng tạo nên một thế giới nghệ thuật sống động, yêu đời chứ không hề có dâm tục hay tinh thần phản phong, việc đánh, tát vào mặt bọn phong kiến. Đỗ Lai Thúy cũng không cho là có chuyện dâm tục mà chỉ coi hiện tượng tồn tại cái bản năng ở thơ Nôm Hồ Xuân Hương là “hoài niệm phồn thực”, một hiện tượng văn hóa.

Mỗi điểm nhìn thơ Nôm Hồ Xuân Hương đều có cơ sở riêng, có sự hợp lý riêng. Nhưng liệu chừng ấy điểm nhìn, chừng ấy cách lý giải đã cho phép thấy hết sự độc đáo và đóng góp của hiện tượng thơ Hồ Xuân Hương chưa? Chúng tôi nghĩ là chưa. Chính luận văn này cố gắng tìm thêm cách nhìn để cho thấy sự phong phú của các cách tiếp cận hiện tượng thơ độc đáo này. Đó là cách tiếp cận văn hóa, đặt thơ Nôm vịnh cảnh, vịnh vật trong tương quan với thực tế cấm kỵ bản năng tính dục của văn hóa Việt Nam trung đại, xem chúng như là các biểu hiện cụ thể của cách thức đối phó với cấm kỵ đó. Quan điểm của chúng tôi có phần gần với N. Niculin, nhà nghiên cứu người Nga tiếp cận thơ Hồ Xuân Hương theo nguyên lý lễ hội hóa trang. Nhưng chúng tôi cố gắng nhấn mạnh khía cạnh ngữ văn học, nhấn mạnh biện pháp đối phó với cấm kỵ bản năng tính dục của văn bản văn học, với hình tượng và ngôn ngữ, cố gắng đặt vào truyền thống đối phó với cấm kỵ của văn hóa, văn học dân gian.

Bất cứ nền văn học của một nước nào cũng bao gồm hai dòng văn học đó là văn học dân gian và văn học viết. Mỗi dòng văn học mang những nét riêng, song chúng đều bổ sung, ảnh hưởng lẫn nhau, tạo cho nền văn học nước ấy đậm đà bản sắc dân tộc. Hồ Xuân Hương chịu ảnh hưởng rất lớn từ nền văn học dân gian. Nữ sĩ làm sống dậy cả một truyền thống văn hóa đối phó với cấm kỵ bản năng. Dòng văn học chính thống cũng có vài người đôi khi dùng những hình ảnh xa xôi nói về đời sống bản năng (Ngã Ba Hạc phú của Nguyễn Bá Lân) nhưng

chưa một tác giả chính thức nào công khai và lên tiếng nói mạnh mẽ, thành một hệ thống như Hồ Xuân Hương đối phó với cấm kỵ bản năng. Phật giáo, Nho giáo đến với văn học thành văn của người Việt ngay từ buổi đầu hình thành qua mấy thế kỷ đã luyện cho văn học này những phương thức, chất liệu, mĩ cảm, ngôn từ đậm màu khắc dục. Họ chỉ hướng đến vẻ đẹp siêu thoát, thanh cao mà quên đi những rung cảm đời thường nhất. Trước Hồ Xuân Hương, văn học thành văn của nền văn học Việt Nam vẫn thiên về vẻ đẹp thanh tâm quả dục. Chỉ đến thời kì văn học giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX khi ra đời trào lưu nhân đạo chủ nghĩa nhằm giải phóng tình cảm con người, những ràng

buộc của xã hội phong kiến, khẳng định cuộc sống trần tục, niềm vui trần tục thì một số tác giả cùng thời với nữ sĩ mới chỉ dừng lại ở việc làm “mềm” đi màu vẻ khắc dục, đem nhu cầu yêu đương lứa đôi, đem nội dung tình yêu làm đề tài chính trong văn học. Bà chúa thơ Nôm quyết liệt hơn đem cả phương tiện, chất liệu, tinh thần để ca ngợi, khẳng định quyền sống bản năng, giải phóng văn học khỏi xu hướng khắc dục.

Tại sao chúng tôi lại khẳng định nữ sĩ đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống theo cách của văn học dân gian? Để trả lời câu hỏi này, chúng tôi tìm hiểu cách đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống trong văn học dân gian.

Đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục là hiện tượng không chỉ có ở Việt Nam, mà còn diễn ra khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Câu đố về những quả, cái, con, cảnh, làm… gì, thường được diễn tả bằng những từ ngữ chỉ bộ phận thân xác của con người hay các động tác liên quan tới bộ phận sinh dục gọi là đố tục giảng thanh. Ví dụ, khi được đố:

Sáu cô trong tỉnh mới ra,

Trắng nõn trắng nuột như hoa rau cần. Ông quan trông thấy tần ngần,

Cua ông chổng vọt như cần câu rô.

(Là cái gì?)

Người giải đố nghĩ ngay đến chuyện trai gái, nhưng lời giải đáp cho câu đố này lại là: bộ ấm chén. Trong dân gian, chúng ta thường bắt gặp những câu đố lấp lửng hai mặt dưới đây:

Canh một thì chải chiếu ra Canh hai bóp vú, canh ba sờ lờ. Canh tư nhấp dập luôn luôn

Canh năm sắm sửa cõng con ra về.

(Là cảnh làm gì?) Hoặc:

Thay lay miếng thịt Thin thít những lông Đời cha đời ông Không ai dám mó. (Là con gì?) Hay:

Dáng tròn vành vạnh đít bảnh bao Mân mân mó mó đút ngay vào Thuỷ hoả tương giao sôi sùng sục Âm dương nhị khí sướng làm sao! (Là làm gì?)

Hay nữa:

Chấm chấm mút mút Đút vào lỗ trôn, Thò hai cái lông Cái dài cái ngắn.

(Làm gì?)

Những câu đố này đều khiến người ta đều liên tưởng đến chuyện buồng the, nhưng lời giải chính xác lại là cảnh kéo vó đêm, con sâu dóm, hút thuốc lào (điếu bát), xâu kim chỉ.

Ngược lại với đố tục giảng thanh, đố thanh giảng tục là đố bộ phận tiêu hoá, sinh dục của con người được dân gian vận dụng lối ẩn dụ, ví hoặc chơi chữ nghe ra tưởng chừng rất “thanh” mà lại hoá tục. Chẳng hạn:

- Có khi cứng có khi mềm, khi dài khi ngắn không thêm mà vừa. Anh về hỏi khẽ chị đi, khi mô nó cứng khi mô nó mềm. Khi anh yêu chị suốt đời, anh nằm ngủ mệt nó mềm thuỗn ra.

(Bộ phận sinh dục của người đàn ông)

- Múi mít hạt hồng, lá vông rễ ấu, xấu thì thật xấu, xem vẫn muốn xem, nói đến thì thèm, bảo ăn lại giận.

(Bộ phận sinh dục của đàn bà)

Truyện cười dân gian cùng nằm trong mạch đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Đối đáp với Đoàn Thị Điểm [96, 21] là một ví dụ. Câu chuyện kể lại không biết thực hư thế nào. Thị Điểm là con gái thầy học của Trạng Quỳnh, tính tình đoan trang, nết na lại giỏi chữ nghĩa. Quỳnh say mê như điếu đổ, nhưng nhiều phen dở khóc dở cười vì phải ứng phó với Đoàn Thị Điểm, nàng hay ra câu đố hóc búa trong những tình huống cực kỳ khó xử. Chẳng hạn: một hôm nhân lúc trời tối, Thị Điểm vừa ra khỏi phòng có việc, Trạng Quỳnh lẻn vào nằm gọn trong giường Điểm. Thị Điểm về vô tình quờ tay phải, doạ Trạng Quỳnh sẽ mách thầy. Nàng muốn tha tội cho Quỳnh nhưng phải đáp được vế đối bằng chữ Hán: Trướng nội vô phong phàm tự lập (trong trướng không có gió mà cột buồm tự nhiên lại dựng lên). Nếu không đối được sẽ cáo giác Quỳnh với quan Bảng về tội sàm sỡ. Quỳnh vốn thông minh, ứng đối ngay: Hung trung bất vũ thuỷ trường lưu (trong giường không có mưa mà nước vẫn chảy dài). Chúng ta thấy câu đối nhắc đến trướng, gió, cột, giường, mưa, nước là nghĩa thực nhưng đồng thời còn có nghĩa ẩn: “cột” hình tròn, dài khiến liên tưởng đến linga; giường gợi lên chuyện chăn gối; “nước mưa” chỉ sự xuất tinh của đàn ông. Và nghĩa bóng ở đây chính là nhắc đến chuyện tính giao.

Câu truyện Mừng chúa thắng trận cho chúng ta thấy tiếng cười dân gian thật hóm hỉnh, hạ bệ tên chúa chữ nghĩa dốt nát. Chúa Trịnh sau khi tuần du một vùng biên ải miền Tây, trở về kinh khoe khoang “quân nó” vừa thua to, bị quân nhà Chúa nửa đêm bất ngờ phá luỹ đánh dồn dập. Bọn quan quân nịnh thần ra sức ngợi khen dâng biểu chúc tụng. Nhân dịp này, Quỳnh cũng làm một bài thơ để mừng Chúa. Nội dung thơ:

Nửa đêm giờ tý trống canh ba, Thoắt tiến lên thành phá luỹ ra. Một tướng thẳng vào trong cửa hiểm, Hai quân đứng núp chực bên hà. Quân ta đổ lộn cùng quân nó, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nước nó giang hoà với nước ta. Đánh đoạn rút về lau khí giới, Tìm nơi vũ khố để can qua.

Nghe kể, mới đọc qua lần đầu, Chúa đắc ý nhưng xem lại, ngẫm nghĩ, nhà Chúa bỗng nhăn mặt nói với thị thần: “Trạng lại dùng “cái ấy” để lỡm ta rồi. Thế tụi bay không đánh hơi được à?”. Dựa vào ngôn từ trong văn bản chúng ta biết được Trạng “lỡm” chúa rất sâu cay. Nghĩa đen của bài thơ rõ ràng Trạng đang khen tài năng bày binh bố trận của chúa. Thời gian chúa tuần du vào “nửa đêm” tức giờ tý. Hành động của tướng, “thoát tiến” để “phá luỹ”, “thẳng vào trong cửa hiểm”, hai quân “đứng núp chực bên hà”. Sau thời gian chinh chiến, rút lui về “lau khí giới”, để “tìm nơi vũ khố để can qua”. Bài thơ không dừng lại ở nghĩa ban đầu. Thông qua nghĩa thực Trạng còn muốn nói đến chuyện tính dục của chúa. Cũng ngôn từ đó nhưng chúng còn cấp cho người đọc một nghĩa mới. “Nửa đêm”, gợi chuyện trong bóng tối; “cửa hiểm” còn có thể hiểu là cửa mình chỉ âm hộ; “Một tướng thẳng vào trong cửa hiểm/Hai quân đứng núp chực bên ” cho phép liên tưởng đến vùng kín của nữ giới; “nước” chỉ tinh dịch đàn ông và đàn bà trong khi quan hệ luyến ái; “khí giới” cũng có thể hiểu sinh thực khí nam nữ… Tất cả chi tiết ấy Trạng dùng để ám chỉ quan hệ giao hoan. Ở đây, Trạng muốn lấy chuyện sinh hoạt tình dục như là một công cụ để hạ bệ uy tín của chúa.

Còn Hồ Xuân Hương viết như sau:

Trời đất sinh ra đá một chòm, Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom. Kẽ hầm rêu mốc trơ hoen hoẻn, Luồng gió thông reo vỗ phập phòm. Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm, Con đường vô ngạn tối om om. Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc. Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm. (Hang Các Cớ)

Nữ sĩ vịnh cái hang Cắc Cớ như nó vốn có trong thực tế nhưng một số từ ngữ, hình ảnh “nứt ra đôi mảnh”, “hỏm hòm hom”, “kẽ hầm”, “rêu mốc”, “Luồng gió thông reo vỗ phập phòm”, “tối om om”, “dòm”… gợi lên hình ảnh khác, đấy chính là hình ảnh bộ phận sinh dục nữ và hành động tính giao.

Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông, Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng. Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép, Cà diếc le te lách giữa dòng. Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết, Đố ai dám thả nạ rồng rồng.

(Cái giếng)

Khi miêu tả cái giếng bà chúa thơ Nôm chọn lựa từ ngữ, hình ảnh sao cho hàm nghĩa gợi liên tưởng đến tính dục của cái giếng khi được tả thực: giếng liên hệ đến motip hang, hốc vốn là biểu tượng chỉ âm vật, giếng có cầu bằng đôi ván như đôi chân thiếu nữ (chắc chắn đây tả chiếc giếng chung của làng trong nhiều làng cổ); quanh giếng có cỏ, một hình ảnh góp phần tạo trường liên tưởng liên quan đến bộ phận sinh dục; thả nạ dòng vào giếng gợi quan hệ tính giao.

Rõ ràng tác giả miêu tả cái hang, cái giếng nhưng không ai không nhận ra bộ phận kín đáo của người phụ nữ và quan hệ nam nữ ái ân. Điều đặc sắc của cách đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống là cách ám chỉ những bộ phận, hành động gợi dục càng được giấu kín càng tốt, song cố tình giấu đến đâu lại càng lộ ra đến đấy, muốn bắt bẻ biểu tượng này lại vẫn có thể chứng minh hàm ý kia, bởi vì hai nghĩa của nó xoắn quyện, thâm nhập vào nhau không thể bóc tách.

Như vậy, mặc dù bị cấm đoán bản năng nhưng quần chúng nhân dân vẫn phát ngôn về đề tài tính dục thông qua hình thức đố tục giảng thanh hay đố thanh giảng tục, truyện cười, thi pháp đề vịnh. Qua việc mô tả ở trên chúng tôi

có thể kết luận Hồ Xuân Hương đối phó với cấm kỵ theo cách của văn học dân gian.

Trong Hồng Đức quốc âm thi tập cũng có một số bài thơ mang tính lấp lửng hai mặt.

Bốn cột lang nha ngắm để trồng, Ả thì lên đánh, ả ngồi ngong. Tế hậu thổ khom khom cật,

Vái hoàng thiên ngửa ngửa lòng. Tám bức quần hồng bay phấp phới, Hai hàng chân ngọc đứng song song. Chơi xuân hết tấc xuân dường ấy, Nhổ cột đem về lỗ để không.

(Đánh đu)

Có một số bài thơ tồn nghi là của Nguyễn Công Trứ nội dung giống kiểu đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống:

Lật đật qua đèo nóng nực thay, Hai cô thương đến lại cho giày. Ơn nầy biết lấy gì mà trả, Xin quỳ hai gối chống hai tay.

(Cảm ơn hai cô đào)

Như vậy, đôi khi các nhà thơ bác học cũng chịu ảnh hưởng thi pháp của văn học dân gian. Tuy nhiên, một vài bài thơ kiểu lấp lửng hai mặt này chỉ là hiện tượng lẻ tẻ, chưa mang tính hệ thống. Chỉ đến khi Hồ Xuân Hương xuất hiện thì mới trở thành một hiện tượng có tính hệ thống và thể hiện ở sự lặp lại biểu tưởng hai mặt để ca ngợi, khẳng định quyền sống bản năng.

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 68 - 75)