KHÔNG GIAN LỄ HỘI NHƢ LÀ HÌNH THỨC NGUỴ TRANG ĐỂ BẢO VỆ TỰ DO TÍNH DỤC

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 59 - 61)

BẢO VỆ TỰ DO TÍNH DỤC

Hình thức đối phó cấm kỵ bản năng tính dục trong dân gian rất phong phú, thể hiện ở nhiều lễ hội cổ truyền. Nhân vật thờ phụng lễ hội cổ truyền chính là biểu tượng phồn thực như ông thánh Bôn (Thanh Hoá), Phật Thạch Quang (theo truyền thuyết là con Man Nương và nhà sư Khâu Đà La gửi vào cây dâu, là một linga bằng đá). Lễ hội Chùa Thầy (Sài Sơn - Quốc Oai - Hà Tây) là bằng chứng cho thấy sự đan xen giữa tín ngưỡng phồn thực với tín ngưỡng Phật giáo. Du khách đi trẩy hội Chùa Thầy không chỉ dự lễ kỷ niệm ngày Thánh hoá còn dự hội du xuân, trai gái rủ nhau vào hang Cắc Cớ. Không gian hang động hay không gian đêm tối là một hình thức che đậy hành vi hay quan hệ tính giao:

“Gái chưa chồng vào hang Cắc Cớ/Trai chưa vợ nhớ hội Chùa Thầy”.

Ở làng Nương Lỗ (huyện Sông Lô), Dị Nậu (huyện Tam Thanh), Đức Bắc (huyện Lập Thạch), Vĩnh Phúc, có tục tế, rước nõ nường. Một nghi thức “sỗ sàng” như thế dễ động đến tính chất thanh giáo của nhà nho nên phải được thực hiện dưới hình thức “nguỵ trang”… Người ta đã mô tả như sau về lễ hội rước “Nõ Nường”. Tối 11 tháng giêng ở xóm Trám thuộc Tứ Xã - Lâm Thao - Phú Thọ, vùng sơn địa tiết trời mưa và rét. Dân làng kéo đến đầy sân trước Miếu Trò Trám thờ vật linh Nõ Nường, tục gọi là Bà Đụ Bị để xem tế lễ. Trước tiên là tế lễ cáo dâng sớ, tiếp đến lễ hát cúng, cuối cùng “lễ chầu chực” đợi giờ lành. Lúc giờ Tý điểm, chính thức “Lễ Mật” bắt đầu. Chủ tế khấn “thần chú”, lạy bốn lạy, lên bàn thờ hạ chiếc hòm lấy ra sinh thực khí “Nõ Nường” (Nõ: rùi gỗ mu rùa

tượng trưng cho dương vật, Nường: mảnh gỗ ba góc tượng trưng cho âm vật). Chủ tế hô: “Linh tinh tình phộc”, hai tay giơ trước ngực: nam cầm Nõ phộc ba cái vào Nường (do nữ cầm). Khi tắt đèn, chủ tế nghe đủ ba tiếng “phộc” đèn mới thắp sáng. Sau khi đèn sáng chiêng trống nổi lên, chủ tế dẫn đám trò chạy quanh miếu ba vòng, dân làng chạy theo sau, vừa la hét vừa gõ rùi để đuổi ma quỷ, cái rủi để cho cả làng được mùa, may mắn. Sau Lễ Mật trai gái tha hồ ngủ với nhau (tình phộc) ở rừng Trám. Cô nào có chửa trong dịp ấy mang lại may mắn cho cả nhà, được làng tổ chức lễ cưới mà không phải nộp tiền “treo”.

Lễ hội cầu an theo mùa vụ tổ chức tại am Bà thuộc làng Trạch Phổ, xã Phong Hoà, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là lễ hội được tổ chức hàng năm theo tục lệ để cầu cho dân an, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Về thần tích, nữ thần được thờ là một viên đá thần (đây là bộ linga trong tín ngưỡng thờ cúng của người Chăm). Viên đá thần này có nguồn gốc trôi từ biển cả, sau trôi dọc dòng sông, rẽ tạt vào bờ. Dân làng cho là linh thiêng, xây am và thờ vào năm Minh Mạng thứ 13 (1833).

Hình thức đối phó với bản năng thể hiện đậm đà nhất ở các trò diễn, trò chơi của một số lễ hội cổ truyền. Có thể kể đến những trò diễn gợi lên hoạt động tình dục của con người như trò chen (Nga Hoàng, nay thuộc Bắc Giang), trò tắt đèn đêm giã la (Hà Tây), trò diễn mô phỏng lại hành vi giao phối bằng các biểu tượng như trò múa mo ở Sơn Đồng (Hoài Đức, Hà Tây), trò múa gà phủ, múa tùng dí, trò bắt chạch trong chum ở làng Văn Trưng (Vĩnh Phúc) hoặc nhiều lễ hội vùng Phong Châu (Phúc Thọ)… Điểm chung của hoạt động lễ hội này là diễn ra một cách bí mật vào ban đêm, sợ triều đình biết sẽ ngăn cấm. Trong dân gian còn xuất hiện tục thờ nõ nường, rước sinh thực khí nam nữ, biểu diễn hành động giao hợp… đến thời kỳ xã hội chủ nghĩa, tái hiện lễ hội Trò Trám vào năm 2001, “mở màn lễ Mật làm việc tính giao thật sự cho trai gái làng Mỹ Dục - Lâm Thao - Phú Thọ, dưới sự chứng kiến của phóng viên ngoại quốc quay phim làm tư liệu” [130, 115-116]. Chính vì vậy, Freud nói rằng: “Mỗi lễ hội là sự vi phạm một cách trang nghiêm các cấm kỵ”.

Không gian hội hè, không có thờ thần nhưng lại là hình thức vui chơi, giải trí, các trò thi như bắt trạch trong chum, đánh đu… cũng là không gian che đậy và đồng lõa cho tình yêu tự do nam nữ. Bài thơ Mƣa xuân (Nguyễn Bính) tái

hiện không gian đêm hát chèo ở nông thôn trước cách mạng. Đối với cô gái làng vốn bị mẹ cha quản lý chặt chẽ, đây là một cơ hội hiếm hoi để đi gặp người yêu. Nhân vật trữ tình trong bài thơ ngày qua ngày quanh quẩn với công việc thêu thùa, dệt vải: “Em là con gái trong khung cửi/Dệt lụa quanh năm với mẹ già”.

Đêm văn nghệ ấy chính là hình thức giả trang để đối phó với cấm đoán tình yêu tự do của nam nữ. Bởi lẽ, người già thì xem kịch nghe hát thật, còn trai thanh nữ tú cũng đi xem hội thế nhưng đâu biết trên sân khấu đang diễn vở gì. Vì họ đến đây để gặp gỡ, tâm tình, trao duyên! “Em mải tìm anh chả thiết xem”.

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 59 - 61)