VỊNH CÁC SỰ VẬT

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 76 - 91)

I. HỒ XUÂN HƢƠNG ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ BẢN NĂNG QUA ĐỀ VỊNH.

1.VỊNH CÁC SỰ VẬT

quạt…); 2) đề vịnh các cảnh vật (hang Thánh Hóa, hang Cắc Cớ, động Hương tích, đèo Ba Dội, Quán Khánh; Chùa Quán Sứ…); 3) đề vịnh các hoạt động lao động và vui chơi (dệt cửi, tát nước, đánh đu…); 4) vịnh người (mục này tên gọi tương đối, bà lang khóc chồng, ông cử võ, sư bị ong châm…). Ngoài việc đề vịnh, Hồ Xuân Hương còn sử dụng một thủ pháp chơi chữ rất độc đáo của văn học dân gian, đó là lối nói lái. Chúng tôi sẽ phân loại riêng thành một mục và khảo sát ở cuối luận văn (nói lái không phải là chơi chữ đơn giản, thực chất cũng là kiểu nói lấp lửng hai nghĩa có nhiều nét giống với đề vịnh).

1. ĐỀ VỊNH CÁC SỰ VẬT

Đề vịnh không phải là hình thức sáng tác mới lạ đối với văn chương nhà Nho. Tìm nghĩa ẩn dụ của các sự vật quanh ta từ lâu là phương thức tư duy nghệ thuật quen thuộc. Khổng Tử đã từng để ý đến cây tùng ngạo nghễ trong mùa lạnh giá để mở đường cho cây tùng đi vào thi văn với chức năng là ẩn dụ về phẩm chất người quân tử. Nhưng nhà Nho thường chú ý đến các sự vật, hiện tượng gợi nghĩa ẩn dụ về phẩm chất đạo đức, về quân tử và tiểu nhân. Theo nguyên lý đề vịnh này, thơ Nôm đề vịnh của Hồ Xuân Hương chỉ giống với thơ

ca nhà nho ở xuất phát điểm. Cái đích đi đến của Hồ Xuân Hương hoàn toàn khác.

Thơ vịnh các đồ vật, sự vật gọi gọn là vịnh vật được nói đến trong mảng thơ này có ý nghĩa đối phó với cấm kỵ theo nguyên tắc một sự vật vừa là chính bản thân nó đồng thời lại là ẩn dụ, ám chỉ bộ phận sinh dục (sinh thực khí) nam nữ.

Trống thủng, Bánh trôi, Mời trầu, Cái giếng, Cái quạt (I), Cái quạt (II), Quả mít, Ốc nhồi, Đồng tiền hoẻn là những bài thơ vịnh vật. Tác giả đã quan sát và chọn những sự vật có ngoại hình, cấu tạo, đặc tính có thể gợi liên tưởng đến sinh thực khí nam nữ. Bài thơ Quả mít là một ví dụ dễ thấy. Đây hiển nhiên không phải là kiểu hình tượng ẩn dụ của văn học Trung Quốc mà là một ẩn dụ thuần túy của văn học dân gian hoặc có thể là thuần túy do tác giả sáng tạo. Cây mít là sản vật Việt Nam, vốn quen thuộc với người dân Việt Nam, đã được nói đến trong thành ngữ Nhà ngói cây mít. Song có lẽ, lần đầu tiên với thơ Hồ Xuân Hương, quả mít đã được đề vịnh. Tuy vậy, hướng khai thác ý nghĩa ẩn dụ của quả mít không theo nguyên tắc đề vịnh của nho gia vốn đi tìm biểu tượng để nói chí của người quân tử (chẳng hạn, cây tùng là biểu tượng cho khí phách bất khuất kiên cường, không chịu đổi dời theo hoàn cảnh). Tác giả bài Quả mít đã

tìm kiếm ý nghĩa biểu tượng của quả mít theo hướng nhắm đến nghĩa bản năng, mà cụ thể là chỉ bộ phận sinh dục nữ. Tại sao ta có thể biết đây là biểu tượng sinh dục nữ? Một ngữ cảnh được tạo ra bằng các ngôn từ sử dụng trong văn bản đã gây áp lực cho phép hiểu như vậy.

Thân em như quả mít trên cây, Vỏ nó sù sì múi nó dày.

Quân tử có thương thì đóng cọc, Xin đừng mân mó nhựa ra tay.

“Thân em” là cụm từ định hướng liên tưởng về thân thể phụ nữ. Nghĩa này được bổ sung bằng từ “quân tử” (tất nhiên là người đàn ông) như là “đối tác” của em. “Quả mít” được tả thực về cấu tạo bề ngoài và đặc điểm sinh học:

da sù sì (mít có gai), múi dày. Nhựa mít rất dính - đây không hề là điều xa lạ với người đọc Việt Nam. Chuyện đóng cọc (nõ) để dấm quả mít cho mau chín cũng là chuyện quen thuộc. Vậy thì đóng cọc mít là một việc bình thường, đâu có liên hệ gì đến dâm tục? Nhưng, do áp lực của các từ, cụm từ “thân em, quân tử, thương, đóng cọc, nhựa ra tay” mà gợi liên tưởng đến bộ phận sinh dục nữ và quan hệ tính giao nam nữ. Mặt khác, nếu như có ai giải thích đơn nghĩa, cho rằng đây chính là bài thơ tả sinh dục nữ và chuyện tính giao thì tác giả sẽ trả lời rằng đây đích thực là bài thơ tả quả mít và tục dấm mít. Đối phó với cấm kỵ bản năng đã được thực hiện qua việc vận dụng nguyên lý A là A nhưng lại là B. Đó là căn cứ để ta hiểu được vì sao Xuân Diệu từng lên tiếng thách đố chỉ ra đâu là tục, dâm ở thơ Xuân Hương. Quả thực, sẽ là một cuộc tranh cãi không phân thắng bại giữa hai phía đối lập, khi cả hai chỉ tiếp nhận hình tượng một cách đơn nghĩa, một phía khăng khăng chỉ tả quả mít, một phía khăng khăng chỉ có chuyện tính dục. Hai nghĩa thẩm thấu vào nhau, chuyển hóa qua lại và đây là chỗ độc đáo của phương thức đối phó với cấm kỵ bản năng. Thách đố về chuyện nói đến cấm kỵ đã được vượt qua nhờ ngữ cảnh được tạo ra từ các phương tiện ngôn ngữ và các mô tả gợi liên tưởng qua kinh nghiệm sống, quan sát của người dân Việt Nam.

Của em bưng bít vẫn bùi ngùi, Nó thủng vì chưng nó nặng dùi. Ngày vắng đập tung năm bảy chiếc, Đêm thanh tỏm cắc một đôi hồi. Khi giang thẳng cánh bù khi cúi, Chiến đứng không thôi lại chiến ngồi. Nhắn nhủ ai về thương lấy với,

Thịt da ai cũng thế mà thôi. (Trống thủng)

Bài thơ có hai nghĩa rõ rệt. Nghĩa phô ra chính là đối tượng đề vịnh. Tác giả giải thích cái trống bị thủng vì dùi trống quá nặng, hoạt động của cái trống

vào cả ban ngày lẫn ban đêm, khi vắng vẻ, lúc thanh nhàn có thể đập tung “năm bảy chiếc”, vào đêm khuya vẫn “tỏm cắc” một đôi hồi, tư thế đánh trống rất phong phú khi “giang thẳng cánh”, lúc “cúi”, khi “chiến đứng”, lúc “chiến ngồi”. Độc đáo ở chỗ nhà thơ miêu tả cái trống thủng càng chính xác bao nhiêu thì càng hiện lên nghĩa ngầm bấy nhiêu về hoạt động giao hoan. Vì sao chúng ta có thể thấy được hoạt động tính giao trong ngữ cảnh trên? Các từ ngữ trong văn bản ngầm mách cho chúng ta điều đó. Ngay chữ “của” trong “của em” trong tiếng Việt tạo trường nghĩa chỉ “cái ấy” của phụ nữ. Nguyễn Khuyến cũng đã viết “Ngũ phẩm sắc phong hàm cụ lớn/Trăm năm danh giá của bà to”. Cái trống không lành mà “thủng” (lỗ thủng) cho phép liên tưởng đến cái ấy, trống bị thủng bởi dùi. Dùi trống với dáng tròn, dài cũng là hình ảnh gợi liên tưởng đến linga. Tư thế đánh trống lúc mạnh lúc nhẹ, thời gian đánh trống khi đêm khi ngày… Cộng vào đó từ ngữ “thịt da” là chỉ thân xác con người, góp phần bổ trợ để hiểu rõ thêm về chuyện gối chăn. Toàn bài thơ mỗi từ, mỗi câu, mỗi hình ảnh, chi tiết đều lấp lánh hai nghĩa thanh và tục.

Đối với cái quạt, tác giả lại khai thác nghĩa ẩn dụ dựa vào đặc điểm riêng của nó. Một trường nghĩa được tạo ra nhờ có các ngôn từ và các miêu tả đối tượng. Hai chữ “em” và “quân tử” tạo liên tưởng quan hệ nam nữ. Các chữ “lỗ”, “da”, “thịt”, “chành ra ba góc”, “khép lại đôi bên” hướng sự liên tưởng đến thân thể, cơ quan sinh dục nữ. “Sướng” cũng tăng thêm áp lực để hiểu ngầm ý nghĩa quan hệ tính giao. Tuy nhiên, ngữ cảnh vẫn bảo lưu hàm nghĩa về cái quạt nhờ có các ngôn từ tả thực cái quạt. Hai nghĩa tả thực và ẩn dụ cùng song song tôn tại, sự đối phó với cấm kỵ bản năng đã khiến tác giả tìm được hình thức diễn đạt cái bản năng độc đáo, đem lại hứng thú cho người đọc.

Một lỗ xâu xâu mấy cũng vừa, Duyên em dính dánh tự ngàn xưa. Chành da ba góc da còn thiếu, Khép lại đôi bên thịt vẫn thừa. Mát mặt anh hùng khi tắt gió,

Che đầu quan tử lúc sa mưa.

Nâng niu ướm hỏi người trong trướng, Phì phạch trong lòng đã sướng chưa? (Cái quạt I)

Vẫn là vịnh cái quạt, song bài thứ hai lại khai thác những khả năng tạo nghĩa ẩn dụ khác đi. “Mười bảy, mười tám” là số lượng nan quạt giấy (tức là tả thực), song đồng thời lại gợi liên tưởng đến người thiếu nữ mười bảy, mười tám tuổi. Nghĩa thứ hai này được bảo đảm hiển hiện nhờ có cách nói trống không, tỉnh lược bỏ chữ “nan” (nan quạt) nên có thể hiểu như là người con gái 17, 18 tuổi. Nghĩa này được củng cố thêm nhờ có cụm từ “hồng hồng má phấn”. Nhưng không chỉ là ẩn dụ chung chung về người thiếu nữ: bài thơ có những từ ngữ cho phép nghĩ đến cơ quan sinh dục nữ, như “chành ba góc”, “ cái này” (tương tự như chữ “của em” trong bài thơ về chiếc trống thủng). Quan hệ tính giao được gợi đến qua các từ “yêu dấu”, “cắm một cây”, “yêu đêm, yêu ngày”. Tuy vậy, cái quạt vẫn là cái quạt, do các từ ngữ “mát”, “cây”.

Mười bảy hay là mười tám đây, Cho ta yêu dấu chẳng rời tay. Mỏng dày chừng ấy chành ba góc, Rộng hẹp nhường nào cắm một cây. Càng nóng bao nhiêu thời càng mát, Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày. Hồng hồng má phấn duyên vì cậy, Chúa dấu vua yêu một cái này. (Cái quạt II)

Và để viết nên hai thi phẩm vịnh cái quạt, bà chúa thơ Nôm tiếp thu cách biểu đạt ngôn từ và hình tượng nghệ thuật trong những câu đố cổ truyền của người dân Việt về chiếc quạt giấy:

Rành rành ba góc rành rành Khi thì ẹp lại khi thì vạnh ra

Khi vui thì sướng hay là

Khi buồn thì chảy nước ra là là

Hay:

Trời sinh ra ba góc khéo về ba Một góc thiếu đi một miếng da

Nhấp nhổm càng lâu càng thấy sướng Tại sao nước nọ chẳng tuôn ra.

Thông qua chiếc quạt giấy, nữ sĩ gửi đến độc giả một hình ảnh về chỗ kín trên thân thể thiếu nữ. Song khó có thể bắt bẻ Hồ Xuân Hương đang viết về sex. Vì rõ ràng bà chúa thơ Nôm đang mô tả chiếc quạt giấy.

Các văn bản thơ vịnh vật Cái giếng, Bánh trôi, Mời trầu, Ốc nhồi, Đồng

tiền hoẻn, Trống thủng cũng đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống, sự vật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

vừa là cái giếng, cái bánh trôi, con ốc nhồi, đồng tiền hoẻn, cái trống thủng nhưng đồng thời lại ngầm chỉ bộ phận kín của nữ giới, hoạt động tính giao trai gái. Nhà thơ tìm thấy sự tương đồng giữa những đồ vật với bộ phận sinh dục nữ, với chuyện chăn gối:

Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông, Giếng tốt thanh thơi, giếng lạ lùng. Cầu trắng phau phau đôi ván ghép, Nước trong leo lẻo một dòng thông. Cỏ gà lún phún leo quanh mép, Cá diếc le te lách giữa dòng. Giếng ấy thanh tân ai chẳng biết, Đố ai dám thả nạ rồng rồng (Cái giếng)

Vì sao nhà thơ lại chọn cái giếng để đề vịnh nhằm đối phó với cấm kỵ nói về bản năng? Một số từ ngữ trong bài thơ có hàm nghĩa gợi liên tưởng đến dục tính của cái giếng khi tả thực. Hồ Xuân Hương miêu tả chiếc giếng chung của làng quê trong nhiều làng cổ Việt Nam. Đây là loại giếng thơi giống cái ao tròn,

có bậc đá ong hoặc bậc gạch để lên xuống gánh nước bằng đôi thùng gỗ hoặc nồi đình. Mở đầu văn bản, người viết giới thiệu không gian, nơi người ta thường bắt gặp ở các giếng nước. Đặc điểm của giếng này tốt và lạ lùng vì có cầu trắng đôi ván ghép, nước trong, cỏ gà mọc lún phún ở quanh mép, cá diếc thì lách giữa dòng… Chiếc giếng làng hiện lên như nó vốn có. Song nhờ tác giả sử sụng một số từ, cụm từ mang nghĩa ám chỉ: “ngõ sâu thăm thẳm” tức ngõ tối và ẩm ướt người đọc liên tưởng đến vùng kín của phụ nữ; “giếng” (hay khe, suối, sông, đầu nguồn…) trong tâm thức người Việt vốn là biểu tượng âm vật; cầu… ván ghép vừa cho biết chỗ lấy nước có khi bắc thêm cầu ván gỗ để tiện cho việc lấy, song từ đó khiến chúng ta liên tưởng đôi ván ghép như đôi chân người thiếu nữ; cỏ mọc “lún phún”, một hình ảnh góp phần tạo trường liên tưởng đến nghĩa phi chính thức chỉ cái âm vật; “thanh tân” nghĩa của nó là trong trắng và trinh nguyên, do đó cái giếng thanh tân không đơn nghĩa là cái giếng làng mà nó chính là biểu tượng của người thanh nữ; người thanh nữ đang thách đố “Đố ai dám thả nạ rồng rồng”, trong đó “nạ” từ cổ chỉ mẹ, “rồng rồng” tức cá quả, cá con mới nở sống thành đàn, theo cách hiểu của dân gian “nạ rồng rồng” là cá quả - biểu tượng dương vật (trong khi cá diếc vốn chỉ âm vật), nên thả nạ rồng vào giếng gợi quan hệ tính giao; đàn cá có con chính là sự sinh sản, kết quả của quan hệ tình dục… Giếng nƣớc là một trong những bài thơ vịnh vật của Hồ

Xuân Hương. Thông qua miêu tả những hình ảnh, chi tiết ở một sự vật là cái giếng làng quê nông thôn Việt Nam, bà chúa thơ Nôm đã khắc hoạ thành công một số hình tượng về bộ phận kín đáo trên thân thể người phụ nữ bằng nghệ thuật “đồng hiện này”. Và chính nghệ thuật “đồng hiện” giúp nữ sĩ kết hợp việc miêu tả cái công khai với cái ẩn kín.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn, Bảy nổi ba chìm với nước non. Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn, Mà em vẫn giữ tấm lòng son. (Bánh trôi)

Trong thơ vịnh vật mọi từ ngữ, chi tiết, hình ảnh… đều nhằm hình thành hình tượng sự vật nhưng thực chất thông qua đó người viết gợi đến các vấn đề liên quan đến con người. Bánh trôi tuân thủ nghiêm túc quy tắc ấy. Đọc tác phẩm,

mọi người đều có thể hình dung về chiếc bánh và cách làm bánh. Bánh trôi làm từ bột nếp màu trắng, nặn lại thành hình tròn, bên trong có nhân bằng đường thanh, màu vàng đỏ. Bánh tròn hay méo do bàn tay khéo léo, vụng về của kẻ nặn. Khi nặn xong bỏ vào nước đun sôi, bánh đang chìm dưới nước là chưa chín lúc bánh nổi lên tức đã chín. Nếu thi phẩm dừng ở cái nghĩa ban đầu thì không có gì đáng bàn. Thông qua chiếc bánh trôi, hình ảnh người phụ nữ hiện lên thật khéo léo, tinh tế, hấp dẫn. Cô gái hội đủ vẻ đẹp hình thức (trắng, tròn) và phẩm chất (tấm lòng son). Đặc biệt là dù sống trong môi trường đầy khó khăn “ba chìm bảy nổi”, cạm bẫy ở đời “rắn nát”… người con gái luôn vươn lên làm chủ tình cảm, làm chủ nhân cách để giữ được “tấm lòng son”. Ngôn từ của bài thơ còn tạo nên một trường nghĩa khác, cho phép nói đến một đối tượng bị văn chương nhà Nho chính thống né tránh, đó là sự ám dụ bộ ngực của người thiếu nữ. Lại một lần nữa người viết lại dùng từ “thân em”, thân vừa chỉ thân xác, vừa là thân phận người phụ nữ, và khiến chúng ta nhớ đến chàng “quân tử” tạo nên cặp nam thanh nữ tú xứng đôi vừa lứa. Màu “trắng” biểu hiện của thân xác trắng trong. “Tròn” là hình khối của thân thể, vẻ đẹp căng tròn của người thiếu nữ, khi nhắc đến sự “trắng, tròn” rất dễ liên tưởng đến bộ ngực của cô gái xuân thì. Chữ “nặn” có hàm nghĩa nặn bánh trôi, một thao tác làm bánh trôi quen thuộc, song “nặn” có thể còn là “nặn bóp”, việc trêu ghẹo thiếu nữ khá sỗ sàng, táo tợn của các chàng trai xưa mà văn học dân gian từng nói nhiều. Cái cụ thể và cái trừu tượng làm cho hình tượng Bánh trôi xuất hiện với nhiều ý nghĩa.

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi, Này của Xuân Hương mới quệt rồi. Có phải duyên nhau thì thắm lại, Đừng xanh như lá bạc như vôi. (Mời trầu)

Ngô Gia Võ bình về bài thơ Mời trầu như sau: “là một thi phẩm trữ tình tuyệt đẹp biểu hiện sáng rõ và xúc động khát vọng tình yêu lớn lao, chung thuỷ của Xuân Hương. Khát vọng ấy, cái nghịch ngợm ấy càng làm nổi bật hơn tư thế tự tin, chủ động của một người con gái đầy bản lĩnh”. Chúng tôi còn cho rằng Bà chúa thơ Nôm sáng tác Mời trầu nhằm mục đích đối phó với cấm kỵ

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 76 - 91)