VỊNH CÁC CẢNH VẬT.

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 91 - 109)

I. HỒ XUÂN HƢƠNG ĐỐI PHÓ VỚI CẤM KỴ BẢN NĂNG QUA ĐỀ VỊNH.

2. VỊNH CÁC CẢNH VẬT.

Thi ca nói chung chủ yếu nói về trữ tình. Thông thường “tức cảnh” mà “sinh tình” nên tình và cảnh trở thành hai phạm trù cơ bản trong thơ trữ tình. Thiên nhiên trong thơ Hồ Xuân Hương phần lớn cũng thể hiện cái Tôi trữ tình và nó thuộc về hình thức nghệ thuật để biểu đạt nội dung tư tưởng. Thông thường, Nho gia khi làm thơ thì “tức cảnh sinh tình”, cái tình nảy sinh thường có liên quan đến đạo đức, đến thế sự, tức là cái tình của một nhân vật xã hội, hay liên tưởng đến chuyện tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Nữ sĩ “vịnh cảnh thể tình” mô tả thiên nhiên với tất cả vẻ đẹp vốn có của cơ thể con người, hoạt động giao hoan tràn đầy sinh lực lành mạnh và khoẻ khoắn. N.I.Niculin đã chú ý đến thơ trữ tình phong cảnh, và phát hiện ra đặc điểm hết sức độc đáo, mới lạ của thơ Nôm nữ sĩ: “Đáng lạ chăng chính là bản thân những bức phác hoạ phong cảnh của Hồ Xuân Hương. Ở đây nhục tình đã xâm nhập vào cũng như trong những bài thơ khác của bà. Con người, thân thể con người tựa hồ đã hoà lẫn với thiên nhiên. Nhà thi sĩ đã sáng tạo ra những bài thơ biểu tượng hai mặt trong đó hình ảnh kỳ dị của thân thể con người lẫn với chỗ lồi chỗ lõm trên mặt đất, một loại hình ảnh như của Rabelais, đã song song xuất hiện với phong cảnh” [41, 433]. Mỗi đối tượng thiên nhiên được nhà thơ lựa chọn bao giờ cũng có dụng ý bộc lộ ít hay nhiều những liên quan đến bộ phận sinh dục nam hay nữ, hoạt động giao hoan, đặc biệt là chỗ kín của phụ nữ để xây dựng nên biểu tượng lấp lửng hai mặt. Tính lấp lửng hai mặt trong thơ Nôm vịnh cảnh Hồ Xuân Hương là một hình thức nghệ thuật đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Bằng nghệ thuật đề vịnh cảnh vật tác giả nói về tính dục mà không vi phạm cấm kỵ xã hội. Đây là những văn bản đề vịnh các cảnh vật: Đèo Ba Dội, Kẽm Trống,

Hang Cắc Cớ, Hang Thánh Hoá, Động Hƣơng Tích, Quán Khánh, Chùa Quán Sứ, Một Cảnh chùa, Chơi chùa cổ, Qua mái thiền quan, Đá ông chồng

bà chồng, Thơ vịnh đá Chẹt, Qua cửa đó, Hồ Trúc Bạch, Hỏi trăng, Trăng thu, Vịnh Hằng Nga, Nắng cực gặp mƣa.

Với thủ pháp đề vịnh cảnh vật, Hồ Xuân Hương phát ngôn về vấn đề tính dục mà vẫn tự vệ được trước sự nghiêm khắc của xã hội Nho giáo cấm đoán bản năng ngặt nghèo. Nữ sĩ chọn đối tượng đề vịnh là đèo, hang, động…, đây vốn là những chỗ lồi và lõm trên mặt đất, dễ gợi liên tưởng đến các chỗ lồi và lõm trên thân thể người và quan hệ tính giao. Nhà thơ “mượn” danh lam thắng cảnh để đối phó với cấm kỵ bản năng truyền thống. Hay nói theo một cách khác, nghệ thuật đối phó này dựa trên nguyên lí A là A nhưng thực chất là B.

Trời đất sinh ra đá một chòm , Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom. Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn, Luồng gió thông reo vỗ phập phòm. Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm, Con đường vô ngạn tối om om. Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc, Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm.

(Hang Cắc Cớ)

Hang Cắc Cớ còn mang một tên gọi khác là hang Thần (Thần cốc), một trong những danh lam thắng cảnh của chùa Thầy (Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Tây). Gọi là hang Cắc Cớ vì hang sâu, lại ngoắt nghéo. Lễ hội Chùa Thầy là sự đan xen giữa tín ngưỡng phồn thực với tín ngưỡng Phật giáo. Du khách đi trẩy hội Chùa Thầy không chỉ dự lễ kỷ niệm ngày Thánh hoá mà còn dự hội du xuân, trai gái háo hức rủ nhau vào hang Cắc Cớ. Vì khi họ xuống hang đến chỗ tối, chỗ khó đi nhất thì đuốc tắt hết mọi người được tự do sờ soạng. Câu ca dao sau phản ánh rõ tâm lí thích thú của nam nữ: “Gái chưa chồng nhớ hang Cắc Cớ/Trai chưa vợ nhớ hội chùa Thầy”. Không gian hang động hay không gian đêm tối là một hình thức che đậy hành vi hay quan hệ tính giao. Đến lượt mình, Hồ Xuân Hương dùng thi pháp vịnh cảnh vật là một hình thức che đậy liên quan đến tính

dục. Tài nữ Xuân Hương rất nhạy cảm trong cách chọn đối tượng đề vịnh cảnh. Trong quần thể danh thắng chùa Thầy, bà chúa thơ Nôm chọn đúng đối tượng hang Cắc Cớ để đề vịnh. Nữ sĩ “phổ” không khí phồn thực của ngày hội dân gian vào bài thơ. Mở đầu thi phẩm tác giả viết: “Trời đất sinh ra đá một chòm/Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom”, “trời đất” là biểu tượng âm dương; “đá” hình tròn khiến liên tưởng đến linga; “đôi mảnh”, “hỏm hòm hom” nằm trong chuỗi tuyến tính chúng có liên hệ ngữ nghĩa với nhau, tạo nên hình ảnh âm vật. “Kẽ hầm” vốn là biểu tượng chỉ âm vật, cụm từ “rêu mốc” thuộc trường nghĩa liên tưởng đến chỗ kín của phụ nữ. Cặp đối “luồng gió”/“thông reo” cũng là sự tương tác giữa âm và dương. “Giọt nước” ý chỉ tinh dịch của đàn ông, “con đường … tối om om”, gợi lên hình ảnh âm vật. Qua những ngôn từ trong bài thơ chúng ta thấy người viết tả cảnh cái hang, rõ hơn đó là hang Cắc Cớ. Nhưng việc sử dụng một số từ ngữ có dụng ý như nứt, đôi mảnh hỏm hòm hom, kẽ hầm rêu mốc, giọt nước hữu tình, con đường vô ngạn, xuyên, hớ hênh, dòm và tử vận om (chòm, hỏm hòm hom, phòm, lõm bõm, om om, dòm) kề cận nhau trong một văn bản nên đã “dậy” nên một nghĩa khác, nghĩa ngầm chỉ âm vật. Cả nghĩa miêu tả thực cái hang và nghĩa gợi liên tưởng âm vật cùng tồn tại, nghĩa sau nương tựa vào nghĩa trước, nhưng nghĩa tả thực vẫn hiển hiện không thể bác bỏ. Đây chưa nói đến sự hỗ trợ của kỹ thuật nói lái “đẽo đá” mà chúng ta sẽ phân tích thêm trong phần chuyên về nói lái.

Hang Thánh Hoá cũng là một bài thơ viết về môtíp hang động:

Khen thay con tạo khéo khôn phàm, Một đố giương ra biết mấy ngoàm. Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp,

Lách khe nước rỉ mó lam nham. Một su đầu trọc ngồi khua mõ, Hai tiểu lưng tròn đứng giữ am. Đến đây mới biết hang Thánh hoá Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham!

Tác giả tập trung tả cảnh ở hai câu thực “Lườn đá cỏ leo sờ rậm rạp/Lách khe nước rỉ mó lam nham”. Đá ở Hang Thánh Hoá cỏ leo xung quanh rậm rạp, khe nước rỉ rò chảy lam nham. Ngoài hình ảnh thực, hai câu trên còn cho thấy một hình ảnh khác. Hơn một lần chúng tôi đã viết “đá” ám chỉ cái linga, “nước” gợi nhắc đến tinh dịch, còn “khe” (nằm trong hệ thống sông, suối, nguồn, giếng) biểu tượng cho yoni. Hai động từ “sờ”, “mó”, và hình ảnh cỏ mọc quanh lườn đá “rậm rạp”, nước rỉ “lam nham” góp phần tạo nên trường liên tưởng làm bật lên hành động tính giao. Sức hấp dẫn của chuyện làm tình khiến chàng trai “Chồn chân mỏi gối vẫn còn ham”. Như vậy, với các từ “chân”, “gối” trong các cụm từ “chồn chân mỏi gối” (Hang Thánh Hoá), “mỏi gối chồn chân” (Đèo Ba Dội), “quỳ hai xuống gật xòm xòm” (Qua mái thiền quan), có thể xem là môtíp chỉ quan hệ giao hoan. “Quì gối chống tay” thường được người xưa sử dụng ám chỉ quan hệ tính giao (Ơn này biết lấy gì mà trả/ Xin quì hai gối chống hai tay - Thơ tồn nghi của Nguyễn Công Trứ do Lê Thước chép năm 1928)

Bày đặt kìa ai khéo khéo vòm, Nứt ra một lỗ hỏm hòm hom…

Người quen cửa Phật quen chân xọc, Kẻ lạ bầu tiên mỏi mắt dòm.

Giọt nước hữu tình rơi thánh thót, Con thuyền vô trạo cúi lom khom. Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại, Rõ khéo trời già đến dở dom!

(Động Hƣơng Tích)

Chùa Hương Tích nằm trong dãy núi Hương Sơn trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Ở Hương Sơn, điều khác thường là chùa thường đi liền với hang động, cũng có thể gọi là chùa hang, tức là chùa ở trong hang, trong đó nổi bật nhất là động Hương Tích, được Trịnh Sâm tôn là Nam thiên đệ nhất động. Hằng năm, cứ từ rằng tháng Giêng đến rằm tháng Hai bà con gần xa nô nức trẩy hội chùa Hương. Nghe nói, động Hương Tích rất thiêng,

du khách đến đây vừa thưởng lãm danh thắng vừa xin lộc: những người chưa có con thì cầu tự bằng cách xoa đầu cô xoa đầu cậu; muốn cho gia súc sinh đàn đẻ đống thì cạo bột ở cây thóc, đụn gạo bỏ vào thức ăn của chúng… Ở động Hương Tích tràn ngập không khí phồn thực. Và không khí này được Hồ Xuân Hương “chiếu rọi” trong bài thơ Nôm Động Hƣơng Tích. Cho nên, cùng viết về chùa

Hương, nhưng Hƣơng Sơn phong cảnh ca của Chu Mạnh Trinh phong cảnh

đượm mùi thiền, còn Xuân Hương viết Động Hƣơng Tích thấm đẫm cảnh tục.

Nữ sĩ mô tả cụ thể cảnh vật Hương Tích: “khéo vòm” có nghĩa thiên nhiên dựng nên một mái vòm, một bầu trời riêng ở Hương Tích động; khung cảnh thiên nhiên xem như cõi tiên; giọt nước thánh thót rơi; không gian xa rộng… Song người viết không thuần tuý chỉ miêu tả cụ thể cảnh quan Hương Tích mà muốn thông qua cảnh ấy để làm bật lên những hình ảnh trừu tượng khác. Những hình ảnh trừu tượng trong bài thơ là gì? Đó là cái “lỗ” vốn mang biểu tượng âm hộ, lại được bổ sung thêm vần “om” với láy ba “hỏm hòm hom” càng rõ nghĩa chỉ chỗ kín của đàn bà. “Bầu tiên” chính là bầu sữa tiên liên quan đến bộ ngực của phụ nữ, khiến bao con mắt căng ra “dòm”. “Giọt nước” biểu tượng tinh dịch, “con thuyền” vốn ngầm chỉ âm vật. Hai câu thơ “Lâm tuyền quyến cả phồn hoa lại/Rõ khéo trời già đến dở dom”, thì “lâm tuyền” là một từ Hán, mang nghĩa rừng suối, thường tả cảnh thiên nhiên hoang vắng, nhưng khi nó nằm trong bài thơ vịnh cảnh Động Hương Tích lại gợi đến hình ảnh âm vật. Nữ sĩ đã thành công trong việc lựa chọn đối tượng đề vịnh, để cảnh vật hiện lên vừa là động Hương Tích nhưng lại vừa không phải tả cái động thiên nhiên mà chính là cái động âm vật.

Theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao thì “Đèo Ba Dội” thuộc

Một dãy núi có ba ngọn, ngọn giữa rất cao, tức chỗ chia địa giới giữa Ninh Bình và Thanh Hoá”. Dãy núi trở thành đề tài cho văn học dân gian và văn học bác học ngâm vịnh, thi thố tài năng. Cùng một đối tượng là Đèo Ba Dội nhưng mỗi tác giả có tư tưởng thẩm mỹ, thế giới quan, nhân sinh quan… khác nhau nên ngọn đèo hiện lên trong thơ không giống nhau. Lê Hữu Trác vịnh:

Một trăm sáu ngọn mây mù đầy, Người theo ba bậc lên thang mây. Khói giăng núi biếc ngang trời bắc, Ốc xoáy non xanh dưới biển tây. Chè đượm hoa sương rơi nhị phấn, Thơ ngâm chim hót phía người đây. Mỗi nhìn cảnh đẹp thơ thành luỵ, Dùng dắng giờ lâu vượt núi đầy.

(Bùi Hạnh Cẩn dịch)

Đứng trước phong cảnh non xanh nước biếc, thi nhân xúc động viết nên những vần thơ bay bổng. Đèo Ba Dội hiện lên trong không gian cao rộng đến vô biên, thời gian vào sáng sớm lúc đó “mây mù đầy”. Một bức tranh thật hoành tráng, hùng vĩ có màu sắc của mây trắng, núi xanh, biển biếc, hoa thắm tươi…; hình khối đồ sộ của ngọn núi, mây bay…; đường nét nhấp nhô của dãy núi…; âm thanh tiếng chim hót thánh thót… Tác giả như đang đắm chìm trong cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Thế nhưng giọng điệu bài thơ mang chút gì đó buồn thương day dứt. Vì thi nhân đang trên đường đến chốn phồn hoa đô hội nên chạnh lòng nhớ đến quê hương. Cùng niềm rung động về đèo Ba Dội, Ngô Thì Sĩ phóng bút:

Tam Điệp đường qua núi trập trùng, Thấp cao đứt nối biết bao từng. Lơ thơ khói nhẹ trong mưa bụi, Ẩn hiện nghìn non, cảnh có, không. Vách non lớp lớp bóng mây râm, Đường đá cheo leo dẫu khó tầm.

Nhưng chốn hiểm nguy lường chẳng được, Đâu bằng thói tục với nhân tâm.

Tâm hồn nhà thơ cũng hoà lẫn với thiên nhiên tráng lệ. Trong con mắt Ngô Thì Sĩ, đèo Ba Dội khúc khuỷu, hiểm trở “núi trập trùng”, “thấp cao đứt nối”, “vách non lớp lớp”, “đường đá cheo leo”… Thế nhưng sự hiểm trở của đèo không đáng sợ bằng sự hiểm nguy luôn rình rập con người ở “thói tục” với “nhân tâm” khó lường.

Nhìn chung, hai tác giả trên đều miêu tả thiên nhiên đèo Ba Đội như nó vốn thế. Cả hai tâm hồn thi nhân hoà lẫn trong khung cảnh thiên nhiên đầy sắc thơ, và thiên nhiên hiện ra với vẻ đẹp của thi pháp truyền thống. Ngoài ra, mỗi nhà thơ đều gửi gắm niềm tâm sự riêng.

Lấy nguồn cảm hứng từ đèo Ba Dội, bà chúa thơ Nôm viết về một bài thơ vịnh cảnh nổi tiếng. Thiên nhiên trong thơ Xuân Hương khác hoàn toàn trong thơ Lê Hữu Trác và Ngô Thi Sĩ. Nữ sĩ nhìn thấy thiên nhiên đèo Ba Dội bóng dáng của người phụ nữ, bộ phận sinh dục, hoạt động giao hoan nên khắc hoạ những hình ảnh đó vào trong thơ. Ngọn đèo, núi đá, cây thông, lá liễu… những yếu tố của tự nhiên đều chuyển thành thân thể. Trong các ẩn dụ mênh mông không ngừng chuyển động, khi đó mọi cái có thể hiểu theo nghĩa phi chính thức mà vẫn giữ nguyên nghĩa chính thức.

Một đèo, một đèo, lại một đèo, Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo. Cửa son đỏ loét tùm hum nóc, Hòn đá xanh rì lún phún rêu. Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc, Đầm đìa là liễu giọt sương gieo. Hiền nhân quân tử ai mà chẳng, Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.

(Đèo Ba Dội).

Mở đầu bài thơ, tài nữ Xuân Hương như làm nhiệm vụ của người thống kê nên đếm “Một đèo, một đèo, lại một đèo”. Câu thơ hiện lên một con đèo có ba ngọn đúng như trong thực tế. Cảnh đèo có thế giới sự vật của rừng núi: cửa,

hòn đá, cành thông, gió, lá liễu, sương.… Tất cả, nằm trong thế “cheo leo”. Chủ yếu bằng nghệ thuật phép đối nữ sĩ cho người đọc thưởng thức hai kỳ quan, một kỳ quan trong thiên nhiên thực tế Hồ Xuân Hương tái tạo lại, một “kỳ quan” ảo chính là “toà thiên nhiên” do bà chúa thơ Nôm lồng ghép để chúng cùng đồng hiện. Dựa vào từ ngữ trong văn bản, chúng tôi thấy, trước hết là đối lập sự vật: “cửa son”/“hòn đá”, “cành thông”/“cơn gió”, “giọt sương”/“lá liễu”… “Cửa son” cũng có thể hiểu là cửa mình, cơn gió, lá liễu là hình ảnh liên tưởng đến âm vật, còn hòn đá hình tròn tượng trưng cho cái linga, cành thông ám chỉ dương vật, giọt sương nằm trong hệ thống liên quan đến bộ phận sinh dục của đàn ông, nhắc đến tinh dịch. Sự kết hợp “cửa son” với “tùm lum nóc” và “hòn đá” với “lún phùn rêu” khiến liên tưởng cặp đôi âm vật - dương vật. Hơn nữa, những sự vật này lại được tác giả đặt trong quan hệ đối lập càng bộc lộ rõ ý nghĩa tính giao. Tiếp đến đó là đối lập sắc màu. Nhà thơ dùng những màu sắc ở độ cao nhất “đỏ loét”/“xanh rì” để nói lên sức sống mãnh liệt của sự vật nơi đây. Đặc biệt là hai câu “Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc/Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo”, gợi lên nhiều điều thú vị. “Cành thông “mọc” ở trên đèo cho nên luôn luôn hứng gió và sự chuyển động của nó làm sương gieo cuống lá đầm đìa. Sự chuyển động này là do sự chuyển động giữa mạnh và nhẹ (cơn gió thốc/giọt sương gieo) giữa cứng và mềm (cành thông/lá liễu). Đây cũng là sự tương tác giữa âm và dương. Là nhịp điệu vũ trụ” [118, 246]. Người quân tử xuất hiện làm cho bài thơ càng thêm sinh động. Dù cho đèo nối tiếp đèo, dù cho hình thế cheo leo, chênh vênh, dù cho mỏi gối chồn chân… chàng trai “vẫn muốn trèo”. “Trèo đèo” không đơn thuần là trèo đèo Ba Dội thuộc dãy núi Tam Điệp mà đã chuyển sang nghĩa ngầm. Đó là sự ham thích bản năng tự nhiên, khát khao hoạt động ân ái của chàng quân tử “Hiền nhân quân tử ai mà chẳng?/Mỏi gối chồn chân vẫn

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 91 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)