SỰ BẤT CÔNG VỀ ĐỊA VỊ, VẬT CHẤT ĐỐI VỚI DỤC TÍNH

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 47 - 51)

III. SỰ BẤT CÔNG CỦA ĐỊA VỊ, VẬT CHẤT, GIỚI TÍNH ĐỐI VỚI DỤC TÍNH

1. SỰ BẤT CÔNG VỀ ĐỊA VỊ, VẬT CHẤT ĐỐI VỚI DỤC TÍNH

Trước đây, địa vị, vật chất, phản ảnh rõ nét đặc ân, đặc quyền, đặc lợi trong quan hệ tình dục. Ông vua được quyền hành lạc với bất kỳ ai, bất cứ ở đâu, bất cứ số lượng nào mà vẫn không ô uế. Thậm chí hành động cưỡng dâm của vua được xem là khả kính. Sự kiện lịch sử dưới đây, chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về cách hành xử của tầng lớp thống trị. Vua Lý Thái Tông đi đánh Chiêm thành vào năm 1044. Chiến lợi phẩm thu về hơn 5000 người, 30 con voi, ngoài ra bắt được Vương phi Mị Ê (vợ vua Sạ Đẩu) và các cung nữ. Khi về đến gần sông Lý Nhân - Hà Nam, vua cho đòi Mị Ê sang chầu bên thuyền ngự, đau xót trước cảnh đó nàng than: “Nước tan, chồng chết, chỉ còn một thác mà thôi chứ không biết người chồng thứ hai”. Mỵ Ê gieo mình xuống sông tự tử. Vua Lý Thái Tông cảm động trước lòng trinh tiết, phong Mị Ê là “Hiệp chánh hộ thiện phu nhân”. Người đàn bà nhảy xuống sông tự tử để tránh bị cưỡng dâm lại được chính kẻ hiếp dâm ngợi ca. Lời bình của Hoàng Ngọc Tuấn chí lý chí tình:

“Hành động của vua Lý Thái Tông đòi Mị Ê sang chầu là một hành động đẩy Mị Ê vào chỗ nhục nhã hay chỗ chết. Không sang chầu thì phạm tội khi quân, cũng chết. Sang chầu, thì phạm tội phản chồng, phải chịu sống nhục nhã và nếu chọn tự tử, thì cũng chết. Còn vua Thái Tông lại được đạo đức bảo vệ vẹn toàn: Nếu Mị Ê không vâng lời thì giết; nếu Mị Ê tuân lời, thì khinh; nếu Mị Ê tự tử, thì vua lại được dịp rao giảng đạo đức” [124, 281]. Câu chuyện này cho thấy, trong xã hội nam quyền, người đàn ông bao giờ cũng đúng, cũng có quyền phán xét trong quan hệ nam nữ, còn người phụ nữ bao giờ cũng bị phán xét, cũng phải chịu trách nhiệm. Như vậy, các cấm kỵ đã bộc lộ mặt trái của văn hóa xã hội nho giáo, xã hội phong kiến, cho thấy khía cạnh giả dối, bất công. Ngay cả Nguyễn Trãi từng có bài thơ Nôm tuyên truyền Răn sắc cũng như biết bao nhà nho khác nhưng rồi lại mê Thị Lộ để chết vì nhan sắc Thị Lộ. Các vua chúa đều tuyên truyền sắc đẹp là điềm đáng sợ nhưng họ có hàng trăm, hàng ngàn cung

nữ. Chống bản năng từ chỗ là hành động văn hóa, nhưng nếu đẩy đến cực đoan, tuyệt đối hóa, có thể dẫn đến những hành xử giả dối, không chân thực như vậy. Một vấn đề tưởng như nghịch lý nhưng có thực: chống lại cấm kỵ tính dục cũng lại là một hiện tượng văn hóa. Chống lại cấm kỵ dục tính đặt trong ngữ cảnh này là chống lại thói đạo đức giả, là trả lại quyền sống của cái bản năng.

Trong cuốn Việt sử tiêu án Ngô Thì Sĩ phê phán vua Lý Thần Tôn:“Vua xuống chiếu con gái các quan đến tuổi cập kê chờ tuyển vào cung, cấm người nào không trúng tuyển nhiên hậu cho đi lấy chồng… Sáu cung của nhà vua thiếu gì phi tần, mà cũng phải kén người hiền thục mới phải đâu lại có xét khắp con gái bách quan để tìm sắc đẹp. Xưa kia, Tôn Hiệu và Tấn Vũ đã làm như thế. Nay vua Thần Tôn cũng thói ấy, ham mê nữ sắc quá lắm”. Sử thần họ Ngô đã thấy sự bất công, giả dối của quan niệm về đời sống tính dục ở giai cấp thống trị.

Trong Đại Việt sử kí toàn thƣ, Ngô Thì Sĩ phản ánh lối sống bản năng, loạn luân của vua Trần Dụ Tông (Thiệu Phong năm thứ 11, 1351 ): “Trâu Canh có tội đáng chết, được tha. Bấy giờ Trâu Canh thấy vua bị liệt dương, dâng phương thuốc nói rằng giết đứa bé con trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch mà uống và thông dâm với chị hay em ruột của mình thì sẽ hiệu nghiệm. Vua làm theo, thông dâm với chị ruột là công chúa Thiên Ninh, quả nhiên công hiệu. Canh từ đấy càng được yêu quý hơn, được ngày đêm ở trong hậu cung hầu hạ thuốc thang. Canh liền thông dâm với cung nữ. Việc phát giác, Thượng hoàng định bắt Canh chết, nhưng vì có công chữa khỏi bệnh cho vua nên được tha.

[22, 204]. Phương thuốc Trâu Canh dâng vua thực hư như thế nào và công hiệu của nó đến đâu thì chúng ta chưa cần bàn tới nhưng hành động Trần Dụ Tôn giết đứa bé trai, lấy mật hoà với dương khởi thạch để uống, rồi thông dâm với công chúa Thiên Ninh thì quả là tàn nhẫn, mất tính người. Như vậy, chúng ta thấy được chân tướng giả dối, thói đạo đức giả của những kẻ có chức quyền. Họ tìm mọi biện pháp ngăn chặn từ trong ý nghĩ đến hành động của người dân về bản năng, nhưng bản thân tự cho phép lối sống buông thả, thỏa mãn bản năng nhất.

Đại Việt sử kí toàn thƣ cũng ghi lại việc tuyển chọn cung nữ đời Lê như

sau: Vào năm 1411 đời Lê Thái Tông, vua ra lệnh tuyển chọn con gái đẹp ở các phủ huyện, mùa hạ tháng tám. Lịch sơ tuyển vòng một ở địa phương sau đó mới đến vòng trong tại triều đình. Sử sách Việt không ghi cụ thể chính xác số cung nữ phục vụ trong cấm cung nhưng chúng ta có thể đoán con số đó lên tới hàng trăm. Và gần chừng ấy người phụ nữ phải sống cảnh chăn đơn gối lẻ. Bất kỳ cô gái nào cũng mong muốn mình có một mái ấm gia đình, được làm vợ, làm mẹ. Những thân bạc mệnh này biết kêu oan ai đây. Bởi lệnh vua chính là ý trời. Vua cứ hồn nhiên cho tuyển chọn ồ ạt mĩ nữ để phục vụ cho mình mà đâu hiểu thấu nỗi lòng họ khi bị “nhốt” ở lầu son gác tía. Sự bất hạnh của người cung nữ được Nguyễn Gia Thiều phản ánh trong Cung oán ngâm khúc. Tiếng oán hờn chỉ

thực sự mất đi khi xã hội nam quyền hết vai trò lịch sử của mình, khi nam nữ bình đẳng với nhau.

Sự kiện, “thả vài trăm cung nữ” sau khi Lê Thánh Tông mất năm 1497 và nguyên nhân cái chết của Lê Hiến Tông vào năm 1504 “vua vì ham nữ sắc, bị bệnh nặng” cũng hé mở thông tin về đời sống bản năng buông thả của vua chúa.Vua quan đáng lẽ phải là đại diện chân chính nhất, tấm gương sáng cho muôn dân noi theo về đạo luật chống bản năng nhưng họ lại là những người giả dối nhất, buông thả bản năng nhất. Thực tế đó cho thấy đạo đức nho giáo vẫn được rao giảng nhưng bản năng vẫn tồn tại ở tất cả mọi người. Thông tin sau lại tố cáo sự buông thả bản năng trong tầng lớp thống trị về hướng chơi bời đĩ điếm: “Mùng một tháng giêng (năm 1501), vua về Tây kinh, cấm các quan không được sai quân cờ chở vợ con, đĩ đi theo, bừa bãi tình dục…” (Toàn thƣ XIV, 23b).

Trị bình bảo phạm (Nguyên tắc báu cho việc trị bình) năm 1511 cũng hé lộ sự

tồn tại của gái điếm thỏa mãn đời sống bản năng của quan lại nha môn:“Quan các nha môn trong ngoài… không được sai khiến người dưới quyền dắt mối gái điếm…”. Hiện thực chứng minh quan lại đĩ điếm, bừa bãi tình dục diễn ra thường xuyên, liên miên nên mới có lệnh cấm. Tạ Chí Đại Trường viết: “ Tương Dực tuy để các quan ra văn thư làm phép khuôn mẫu cho việc trị bình

muôn đời, cấm các quan không được sai người dắt mối đĩ để vui chơi, nhưng có sẵn người thì cũng không nề hà gì không hưởng thụ. Vua “sai bọn nữ sử (đàn bà con gái trong cung) trần truồng chèo thuyền chơi trên hồ Tây… vua cùng đi chơi thích lắm!” [130, 101]. Câu chuyện dưới đây sẽ cho chúng ta thấy sức hấp dẫn của sắc dục có ma lực như thế nào và “bản chất đích thực” của những môn đồ Nho giáo được thể hiện sắc nét: “Nhà văn Chu Tử còn thấy ở gần quê ông (Tây Sơn), phụ nữ vẫn tắm truồng và có lần cậu bé Chu Văn Bình (lén đi coi) đã bắt quả tang ông thầy khả kính của mình cũng lảng vảng gần đó!” [130, 129].

Hoàng Lê nhất thống chí chép chuyện vua Lê Cảnh Hưng đã huy động hàng trăm cung nữ bày thế đánh trận Nguỵ - Thục - Ngô để mua vui. Cách giải trí ngược đời như vậy đủ suy ra thực tế cuộc sống bản năng tràn lan của đấng quân vương “khả kính”.

Mục ghi chép Chuyện cũ trong phủ chúa của Nguyễn Án kể về việc chúa Trịnh Sâm (ở ngôi chúa từ năm 1767 - 1786) huy động một số lượng lớn cung nữ và nội thị để tổ chức Đêm hội Long Trì. Trong cung điện của chúa đầy ắp mĩ nữ, để Trịnh Sâm vui chơi thoả thích, ăn chơi trác táng, sa đoạ đến mức mắc bệnh nặng không chữa được, và chết vì kiệt sức ở cái tuổi còn trẻ.

Lịch sử “chơi bời” của vua chúa phong kiến Việt Nam gần giống với vua chúa phong kiến Trung Quốc. Thời Hán Vũ Đế con số cung nữ lên tới 18.000 người và vị vua này từng nói một câu nổi tiếng: “Năng tam nhật bất thực, bất năng nhất nhật vô phụ nhân!” (có thể ba ngày không ăn, nhưng không thể một ngày thiếu đàn bà).

Người có chức quyền, vua chúa, quan lại quí tộc tự do thỏa mãn đời sống bản năng còn người dân chịu những giáo điều cấm đoán khắt khe. Trong sự bất công về đạo đức thể hiện rõ trong những sự kiện được dẫn trên, ta lại có thể thấy khía cạnh không tưởng của những chủ trương cấm đoán đời sống bản năng tính dục. Từ góc độ đạo đức, hoàn toàn có thể hiểu sự cần thiết của việc hạn chế bản năng dục tính, đưa đời sống bản năng vào quĩ đạo kiểm soát. Nhưng thực tế đời

sống nhân loại lại cho thấy, không thể kiểm soát, cấm đoán bản năng tính dục một cách tuyệt đối. Các hình thức cấm đoán có thể đẻ ra các đối phó đa dạng.

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)