BIẾN THÁI CỦA BIỂU TƢỢNG PHỒN THỰC TRONG ĐIÊU KHẮC NHƢ MỘT CÁCH NGUỴ TRANG

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 61)

NHƢ MỘT CÁCH NGUỴ TRANG

Sự cấm đoán của xã hội Nho giáo thể hiện rõ nét ở hình dáng kiến trúc Chùa Một Cột: “Nhìn từ đằng xa, chúng ta có thể mường tượng ra một bông hoa sen vĩ đại nở rộ trên mặt nước. Nhưng dù xa hay gần, người ta vẫn thấy cái cột đứng giữa cái hồ vuông nhỏ đập mạnh vào tâm trí khách quan chiêm, nhắc nhở người ta cái hình tượng thần linga - yoni ở các đền thờ của dân tộc Chiêm Thành” [116, 373-374]. Hơn nữa “nhìn kỹ lại ngôi Chùa Một Cột chúng ta cũng nhận ra cái Cột đã đứng giữa cái hồ nước vuông, là phóng theo hình ảnh linga - yoni, nhưng ở một hình thức kín đáo, không lộ liễu nhờ cái mái chùa nhỏ xinh, khiến người ta liên tưởng đến bông hoa sen nở trên mặt nước hơn là cặp linga - yoni (âm dương). Đấy là một sự sáng tạo, khéo dung hoà hai mô thức văn hoá Trung Hoa (âm dương) với mô thức văn hoá Ấn Độ (linga - yoni) vậy. Ở hình ảnh chùa Diên Hựu mà tên gọi bình dân là Một Cột còn nhắc nhở đến nguyên lai Chiêm Thành, chúng ta thấy cặp hôn nhân vũ trụ sáng tạo linga - yoni đã được thanh tao hoá đi nhiều, để biến thành cái tượng trưng Hoa Sen phổ thông của dân tộc với ý nghĩa đạo đức chẳng kém phần linh động và thâm thuý vậy”

cái chùa nhỏ để che đậy cặp linga - yoni (hình tượng bông sen và giếng vuông). Trong ý thức thanh giáo về văn hoá dân tộc, dân Việt đâu biết được ý nghĩa sâu xa của ngôi chùa Diên Hựu. Nó đã bị lớp sơn chuyển hoá thế nhưng không thể che lấp được ý nghĩa biểu tượng. Thời xưa, người ta nhìn bông hoa sen mà Đức Phật cầm tay hay toà hoa sen Phật ngồi là hiểu ngay đó là biểu tượng âm vật thể hiện sự sinh sôi nảy nở, sự an lành thịnh vượng…Những ngọn tháp đều mang bóng dáng của dương vật. Que hương thân tròn thân vuông cũng là hình tượng cặp linga - yoni.

Đối phó với cấm kỵ ở mỗi loại hình văn hoá, nghệ thuật mang sắc màriêng. Trong nghệ thuật tranh dân gian Đông Hồ nổi hai bức tranh phảng phất dáng hình dục tính. Đó là bức tranh Hứng dừa và Đánh ghen. Nghệ thuật điêu

khắc đình làng cũng diễn tả tính dục một cách đậm nét: đình Đông Viên (Ba Vì - Hà Tây), đình Phùng (Đan Phượng - Hà Tây), đình Phổ Tang (Phú Thọ), đình Đệ Tứ (Nam Định) khắc hình nam nữ đùa giỡn nhau khi tắm ở hồ sen, hay đùa giỡn nhau với cơ thể trần đầy gợi cảm. Thêm vào đó, còn có bia chùa Phúc Hải và đình Hải Trung (nửa đầu thế kỷ XVII) khắc hình “người đàn bà khoả thân ngồi xổm, hai chân dạng ra hai bên… với bụng lớn, hạ bộ…”. Ở đình Phù Lão (1688) chạm một người đàn bà khoả thân bụng rất lớn, hạ bộ thể hiện rõ… Chùa Ông (Hưng Yên) “trạm người đàn bà đội mặt trời hai tay mở sang hai bên để lộ rõ ngực, bụng, hạ bộ sung mãn”. Bia chùa làng Tứ Liên (Hà Nội), chùa Thổ Hà (Bắc Ninh) mang dấu hiệu tính dục. Đình Tây Đằng (phỏng đoán năm 1583) “ người đàn bà ngồi xổm, rang rộng chân, mặc váy, hai tay nắm lấy cổ và đuôi rắn” [130, 173]. Theo cách hiểu của dân gian con rắn có nhiều tượng trưng: tính dục, phồn thực, phồn sinh, tái sinh…

Trong ý thức thanh giáo về văn hoá dân tộc nhiều nhà nghiên cứu trước đây vẫn nhìn điêu khắc mang màu sắc tính dục như trò nghịch ngợm của dân gian “khắc đồng thời với hình có vẽ đùa cợt khác”, hay biểu hiện tinh thần chống phong kiến của nhân dân “khắc hình Bà Banh trên cốn đầu rồng, biểu tượng riêng dành cho vua”. Liệu cách nghĩ này có thuyết phục không? Khi có

phát giác khảo cổ học về đình Yên Bồ (XVII, Hà Tây) “nơi có tục cầu tự, với hình Bà Banh mặt bầu bĩnh, đầu vấn khăn, mắt mơ màng nhìn xuống, sống mũi cao, thân hình tròn lẳn, đôi tay và đôi chân dạng ra, cùng cây gỗ tròn khắc chữ “hỉ” (vui mừng) sơn son thiếp vàng, có dấu sử dụng nhiều nên đã cũ? [130, 174]. Cây gỗ tròn vốn tượng trưng cho cái linga. Như vậy, các biểu tượng phồn thực của văn hóa cổ hay của văn hóa Chăm đi vào văn hóa xã hội Nho giáo hóa đã phải thay hình đổi dạng để che lấp, ngụy trang nhằm tránh cái nhìn xoi mói của con mắt đạo đức nhà Nho mà ngày nay, các nhà nghiên cứu đã giải mã giúp chúng ta hiểu được bản lai diện mục của chúng.

Một phần của tài liệu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hóa (khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương (Trang 61)