- Kết cấu: ngoài phần Đặt vấn đề tìm hiểu về Lịch sử nghiên cứu tiểu sử, văn bản thơ Hồ Xuân Hƣơng, Kết luận, Phụ lục, nội dung khoá luận được bố cục thành hai chương: Chương một chúng tôi tìm hiểu Hình tƣợngcấm đoán bản năng trong văn hoá truyền thống, Chương hai nghiên cứu Cấm kỵ và đối phó với cấm kỵ nhìn từ góc độ văn hoá, khảo sát qua thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hƣơng.
- Quy cách trình bầy:
+ Tên tác phẩm: Chữ cái đầu viết hoa và nhất loạt in nghiêng, in đậm. Chẳng hạn: Đá ông chồng bà chồng…
+ Thơ Nôm truyền tụng Hồ Xuân Hương trích dẫn đều được in nghiêng. Ví dụ: “Thân em vừa trắng lại vừa tròn /Bẩy nổi ba chìm với nước non”…
+ Chú thích tư liệu ở phần nội dung Luận văn cũng được in nghiêng được ghi bằng số trong ngoặc vuông, tương ứng với số thứ tự ở phần Tư liệu tham khảo thì ghi ngay sau số thứ tự tư liệu dẫn.
+ Phần Phụ lục chúng tôi coi là bộ phận hữu cơ của Luận văn, vì vậy vẫn đánh số trang theo thứ tự của Luận văn cho đến hết.
CHƢƠNG MỘT
Hình tƣợng cấm đoán bản năng trong văn hoá truyền thống
A. KHÁI NIỆM CẤM KỴ.
“Cấm kỵ” theo tiếng Đức: Tabu, tiếng Anh: Taboo, tiếng Hán: Jìnjì, tiếng Việt: Kiêng dữ, không được phạm đến… Theo Freud, “cấm kỵ” có hai nghĩa trái ngược nhau: thiêng liêng, thần thánh; mặt khác: Bí hiểm, nguy hiểm, nghiêm cấm, không thuần nhất. Và, với nghĩa rộng, người ta có thể phân biệt nhiều kiểu cấm kỵ khác nhau nhưng luận văn chỉ quan tâm tới: “Một cấm kỵ chiếm giữ khoảng trung tâm giữa hai yếu tố khác, khi dường như cả hai được quan sát, chẳng hạn trong sự thích ứng của một phụ nữ thông qua người đàn ông” [23, 67]. Mục đích cấm kỵ thật muôn hình vạn trạng song luận văn chú ý đến: “Bảo an trước sự rối loạn của những sự kiện đời sống quan trọng như sinh đẻ, lễ trưởng thành nam giới, hôn thú, những hoạt động tình dục” [23, 67]
Cấu trúc của con người bao giờ cũng bao gồm hai mặt đối lập mà có
quan hệ qua lại gắn bó: cái văn hóa và cái tự nhiên (bản năng). Văn hóa nhân loại chính là sự khắc phục các yếu tố bản năng. Bản năng vốn có tính thú vật, con người thoát khỏi tình trạng thú vật nhờ khắc phục, vượt qua các bản năng, xây dựng các nguyên lý của Đạo sống. Đó là ý nghĩa tích cực của văn hóa. Nhưng trong văn hóa nhân loại, nói như Lênin, ở mỗi nền văn hóa dân tộc lại có hai nền văn hóa. Văn hóa dân gian tuy khắc phục cái bản năng nhưng đời sống nhân dân vốn hồn nhiên nên không chống lại cái bản năng. Văn hóa chính thống, ở phương Tây xưa khi là văn hóa Nhà thờ, ở phương Đông là văn hóa Nho giáo chính thống, lại có cách nhìn cực đoan với bản năng. Các học thuyết đạo đức tôn giáo đã đẩy “văn hóa” đi quá xa, chối bỏ cái bản năng, cấm đoán đời sống bản năng. Cấm kỵ là phục vụ cho lễ giáo đạo đức, còn chống cấm kỵ là đòi hỏi trả lại quyền tồn tại cho con người tự nhiên bản năng. Và cấm kỵ tình dục là một dạng biểu hiện của nhiều thứ cấm kỵ trong văn hoá. Chúng tôi sẽ đi sâu vào hiện tượng cấm kỵ bản năng tình dục.
Trước đây, hình như trong tất cả các dân tộc, khu vực, nền văn hoá, tôn giáo trên thế giới chúng ta đều bắt gặp ít nhiều sự khinh miệt những gì là vật chất, đặc biệt hơn là thân xác. Loài người xem thân xác cực kì xấu xa, dơ bẩn, thấp hèn… Trong mọi tội lỗi của con người thì tội mê dâm dục là tội quan trọng, nặng hơn hết. Xác thịt là bóng ma ám ảnh, hắc ám, chướng ngại vật ngăn cản con người vươn tới đời sống tinh thần thanh tịnh, tâm trí thuần khiết, đạo đức sáng ngời… Do đó, cần phải cảnh giác đề phòng, kìm hãm không cho ham muốn sắc dục tự do bộc lộ. Dục tính luôn bị trói buộc và trở thành một vùng cấm địa. Một sự ẩn dấu hoàn toàn. Chính sự ẩn dấu đó càng khơi nên trí tò mò, kích thích con người khám phá. “Cái gì mà không ai thèm muốn thì người ta không cần phải cấm đoán làm gì, và dù thế nào, thì cái bị cấm đoán nghiêm ngặt cũng là đối tượng của thèm muốn” [23, 132]. Nói cách khác, về nguyên lý, ở đâu có cấm kỵ thì ở đó xuất hiện hình thức đối phó cấm kỵ.
B. NỘI DUNG CẤM KỴ ĐỜI SỐNG BẢN NĂNG