1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Biểu tượng trong xứ tuyết Kawabata Yasunari

75 957 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bộ ba biểu tượng tuyết - gương - kimono trong tác phẩm Xứ Tuyết của Kawabata Yasunari
Tác giả Nguyễn Minh Dương, Vũ Thị Hạnh, Vũ Thị Hòa, Nguyễn Thị Lan Hương, Trần Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Lộc Ngân, Huỳnh Thị Yến Nhi, Lâm Thị Huỳnh Như, Đinh Thị Minh Phương, Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phan Nữ Xuân Quỳnh
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Thị Bích Thúy
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP.HCM
Chuyên ngành Văn học Ấn - Nhật
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2017
Thành phố TP.Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 225,36 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6 3.1. Đối tượng nghiên cứu 6 3.2. Phạm vi nghiên cứu 6 4. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 7 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11 6. KẾT CẤU TIỂU LUẬN 11 CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 12 1. GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG 12 1.1. Biểu tượng và biểu tượng văn hóa 12 1.2. Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng trong văn học 14 1.3. Sử dụng phương thức biểu tượng trong sáng tác văn học Nhật Bản truyền thống 15 2. CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA KAWABATA 19 2.1. Cuộc đời 20 2.2. Sự nghiệp văn chương 25 3. VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM XỨ TUYẾT 28 3.1. Thời gian sáng tác 28 3.2. Kết cấu 30 3.3. Chủ đề 30 3.4. Cốt truyện 31 3.5. Nghệ thuật 32 3.6. Vị trí của Xứ tuyết trong sự nghiệp sáng tác của Kawabata và trong văn học Nhật Bản hiện đại 34 CHƯƠNG II: BIỂU TƯỢNG TUYẾT, GƯƠNG, KIMONO TRONG TÁC PHẨM XỨ TUYẾT 36 1. TUYẾT – YUKI 36 1.1. Thế giới tinh khiết của tuyết 36 1.2. Những con người thuần khiết của tuyết 42 2. GƯƠNG – KAGAMI 47 2.1. Gương – sự hòa quyện tuyệt diệu 48 2.2. Gương ảo ảnh và hiện thực 50 2.3. Gương – con người 52 3. KIMONO 53 3.1. Kimono và thiếu nữ 55 3.2. Kimono và nghề thủ công tao nhã của Nhật Bản 60 CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG TRONG XỨ TUYẾT 64 1. TẠO Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG TRÊN CƠ SỞ TƯƠNG PHẢN ĐỐI LẬP 64 2. SỬ DỤNG PHÉP LẶP MANG Ý NGHĨA CHO CHI TIẾT 66 3. LỰA CHỌN TIÊU ĐỀ TÁC PHẨM LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG 69 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.HCM

KHOA NGỮ VĂN

- -HỌC PHẦN VĂN - -HỌC ẤN- NHẬT GVHD: TS Nguyễn Thị Bích Thúy

TP.Hồ Chí Minh – 30/05/2017 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 5

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 5

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU 6

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 6

TIỂU LUẬN

BỘ BA BIỂU TƯỢNG TUYẾT- GƯƠNG- KIMONO

TRONG TÁC PHẨM XỨ TUYẾT CỦA

KAWABATA YASUNARI

Trang 2

3.1 Đối tượng nghiên cứu 6

3.2 Phạm vi nghiên cứu 6

4 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ 7

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 11

6 KẾT CẤU TIỂU LUẬN 11

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT 12

1 GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG 12

1.1 Biểu tượng và biểu tượng văn hóa 12

1.2 Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng trong văn học 14

1.3 Sử dụng phương thức biểu tượng trong sáng tác văn học Nhật Bản truyền thống 15

2 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA KAWABATA 19

2.1 Cuộc đời 20

2.2.Sự nghiệp văn chương 25

3 VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM XỨ TUYẾT 28

3.1 Thời gian sáng tác 28

3.2 Kết cấu 30

3.3 Chủ đề 30

3.4 Cốt truyện 31

3.5 Nghệ thuật 32

3.6 Vị trí của Xứ tuyết trong sự nghiệp sáng tác của Kawabata và trong văn học Nhật Bản hiện đại 34

CHƯƠNG II: BIỂU TƯỢNG TUYẾT, GƯƠNG, KIMONO TRONG TÁC PHẨM XỨ TUYẾT 36

1 TUYẾT – YUKI 36

1.1 Thế giới tinh khiết của tuyết 36

1.2 Những con người thuần khiết của tuyết 42

2 GƯƠNG – KAGAMI 47

2.1 Gương – sự hòa quyện tuyệt diệu 48

2.2 Gương - ảo ảnh và hiện thực 50

2.3 Gương – con người 52

Trang 3

3 KIMONO 53

3.1 Kimono và thiếu nữ 55

3.2 Kimono và nghề thủ công tao nhã của Nhật Bản 60

CHƯƠNG III: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG BIỂU TƯỢNG TRONG XỨ TUYẾT 64

1 TẠO Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG TRÊN CƠ SỞ TƯƠNG PHẢN ĐỐI LẬP 64

2 SỬ DỤNG PHÉP LẶP MANG Ý NGHĨA CHO CHI TIẾT 66

3 LỰA CHỌN TIÊU ĐỀ TÁC PHẨM LÀ MỘT BIỂU TƯỢNG 69

KẾT LUẬN 72

TÀI LIỆU THAM KHẢO 74

THÀNH VIÊN NHÓM VÀ PHÂN CÔNG

1 Nguyễn Minh Dương - Biểu tượng “Kimono”

Trang 4

- Cuộc đời và sự nghiệp của Kawabata.

11 Phan Nữ Xuân Quỳnh

41.01.601.097

- Lí do chọn đề tài; Mục đích nghiên cứu; Đốitượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Kawabata Yasunari là một tác giả lớn của văn học Nhật Bản trong thế kỷ

XX Ông cũng là nhà văn đầu tiên của đất nước Nhật Bản nhận giải Nobel với bộ

ba tác phẩm Xứ Tuyết (Yukiguni), Ngàn cánh hạc (Sembazuru) và Cố đô (Kyoto)vào năm 1968 Là hiện tượng kỳ diệu của nền văn học Nhật Bản Kawabata đượcxem là “nhà văn sinh ra bởi vẻ đẹp của Nhật Bản”, “là người cứu vớt cái đẹp.” Nhà

Trang 6

văn đại tài Yasuari là người đã góp phần lớn trong việc tìm kiếm, khám phá, thểhiện vẻ đẹp truyền thống của đất nước hoa anh đào Suốt mấy chục năm qua hiệntượng kỳ diệu này chưa bao giờ hết là con số bí ẩn trong lòng các nhà nghiên cứu

và những người say mê văn chương đặc biệt là văn chương của đất nước mặt trờimọc

Khi nhắc đến nhà văn Kawabata Yasunari nhiều người chắc chắn sẽ nhớ đếntác phẩm Xứ Tuyết Đây không chỉ là tác phẩm đã góp phần đưa tên tuổi củaKawabata đến với giải thưởng văn học cao quý mà còn được nhớ đến vì mang đậmnhững nét đẹp của đất nước Nhật Bản Đã từng có nhận định về tác phẩm XứTuyết như sau “Một văn phẩm đẹp và huyền bí, một trong những tiểu thuyết tinh tế

và gợi cảm nhất từng xuất hiện trên xứ sở Phù Tang ” Đã bảy mươi năm kể từngày tác phẩm này hoàn tất nhưng nó vẫn giữ riêng cho mình những giá trị vẹnnguyên cùng năm tháng, mỗi khi đọc lại chính đọc giả lại có cho mình những cảmnhận rất riêng

Một trong những thành công của tác phẩm Xứ Tuyết là hệ thống những biểutượng trong tiểu thuyết này Thông qua biểu tượng tác giả đã góp phần thể hiệnđược những đặc trưng tinh thần, tính cách và nét đẹp trong văn hóa, con người củađất nước Nhật Bản Việc hiểu rõ về biểu tượng và ý nghĩa của các biểu tượng đó sẽgóp phần giúp hiểu rõ hơn giá trị của tác phẩm Và việc tìm hiểu văn hóa của mộtđất nước xinh đẹp như Nhật Bản thông qua một tác phẩm đạt giải thưởng Nobelvăn học cũng là việc làm cần thiết của những người học văn Chính những lí dotrên đã thôi thúc nhóm chúng tôi thực hiện đề tài này

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Đề tài này được đưa ra nghiên cứu để tìm hiểu, khám phá những biểu tượngtrong tác phẩm Xứ Tuyết của nhà văn Kawabata Yasunari- một thành công lớn củatác phẩm

Trang 7

Qua các biểu tượng hiểu rõ hơn về văn hóa và con người Nhật Bản Thấyđược giá trị của những vẻ đẹp trong tác phẩm từ góc nhìn văn hóa, thấy đượcnhững đóng góp của tác phẩm cho nền văn học.

Để thấy được phương thức xây dựng các biểu tượng là yếu tố quan trọngtrong tác phẩm Lí giải được nguyên nhân vì sao các biểu tượng đã góp phần tạonên sự thành công của tác phẩm và tên tuổi của Kawabata Yasunari

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là Biểu tượng trong tác phẩm Xứ Tuyết củaKawabata Yasunari

Hiện nay tác phẩm của nhà văn Kawabata được dịch ra tiếng Việt chưa

nhiều Chúng tôi sử dụng tác phẩm Xứ Tuyết in trong Yasunari Kawabata

-tuyển tập tác phẩm, Trung tâm văn hóa Đông Tây, NXB Lao động, Hà Nội.

Bách khoa toàn thư Nhật Bản (Encyclopedia of Japan) đã đánh giá cao

các tác phẩm của Kawabata Mục Kawabata Yasunari đã khẳng định thái độ coi

Trang 8

trọng giá trị truyền thống, “cũng có nghĩa ông coi cái chết, sự suy tàn bằng cách thương xót hơn là chấp nhận”.

Năm 1971, nhà xuất bản Matxcơva của Nga đã cho xuất bản Kawabata vớinhan đề Kawabata – sinh ra bởi vẻ đẹp nước Nhật Nhà xuất bản này lại một lần

nữa cho in cuốn Y.Kawabata – sự tồn tại và khám phá cái đẹp, từng có cả

tình yêu và lòng căm thù.

Cũng là đề cao nghệ thuật của Kawabata Trong hướng dẫn người đọc

đến với văn học Nhật Bản, J.Thomas Rimer cũng đã viết: “Mặc dù có những

gợi ý về một triết lí thẩm mỹ phức tạp phía sau văn bản, tiểu thuyết vẫn có một

sự lôi cuốn tức thời, cả trong màu sắc hình ảnh, lẫn trong sự nhạy bén tâm lí thể hiện những đoạn đối thoại khác nhau tạo nên nhịp điệu cho câu chuyện Ngôn ngữ của Kawabata kiệm lời nhưng rất gợi cảm….”Kawabata được đánh giá cao

về nghệ thuật viết truyện, nhất là khả năng gợi cảm của ngôn từ “có thể làm lu

mờ khả năng của bất kì camera nào”.

Một công trình khá nổi bật nghiên cứu về Kawabata được đánh giá cao vềKawabata nhưng lại chủ yếu lí giải phương pháp sáng tác của nhà văn, đó là:

Kawabata Ysunari: Sự giao hòa giữa bài ca cổ điển phương Đông với những

kĩ thuật tiên tiến Tác giả là Setsuko Tsutsumi đã tập trung lí giải, tìm hiểu tác

phẩm tác giả ở phương pháp sáng tác dựa trên sự kết hợp của văn hóa, mỹ học,triết học… Nhật Bản Là một luận án Tiến sĩ của người Nhật vầ văn học PhùTang tại trường Đại học Washington, nên cách tiếp cận và thể hiện cội nguồn dântộc lẫn văn hóa truyền thống Phù Tang của người viết rất tường tận, tỉ mỉ rất đángquan tâm

Tác phẩm của Kawabata Yasunari đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm

1969 với bản dịch Xứ tuyết của Chu Việt và Tạp chí Văn (Sài Gòn) đã cho ra số

đặc biệt về Kawabata Trong đó, có đăng hàng loạt truyện ngắn cùng nhiều bàigiới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của ông Nhưng đến năm 1989, bạn đọc được

Trang 9

biết đến tiểu thuyết thứ hai của Kawabata Ysunari thông qua bản dịch Tiếng rền của núi của Ngô Quý Giang Năm 1990, tác phẩm Ngàn cánh hạc của Giang Hà

Vị dịch, Người đẹp say ngủ của dịch giả Vũ Đình Phong Năm 1997, Tuyển tập

truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel của Nhà xuất bản Văn học có đăng batruyện ngắn của ông Đến năm 2001, Nhà xuất bản Hội nhà văn cho ra đời Tuyển

tập Kawabata gổm 4 tiểu thuyết: Xứ tuyết, Ngàn cánh hạc, Tiếng rền của núi, Người đẹp say ngủ Năm 2005, Trung tâm Văn hóa ngôn ngữ Đông – Tây đã

xuất bản Tuyển tập tác phẩm Kawabata Ysunari gồm khá đầy đủ các sáng tác củaông trên cả ba thể loại: 6 truyện ngắn, 46 truyện trong lòng bàn tay và 6 tiểuthuyết cùng một số bài nghiên cứu nổi bật vầ con người – sự nghiệp KawabataYsunari trong nước và trên thế giới

4.2 Trên thế giới có nhiều nhà nghiên cứu rất quan tâm đến KawabataYsunari Như nhà Đông phương học người Nga – N.T.Phedorenko trong bài

viết Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp Qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với

Kawabata, bằng sự am hiểu sâu sắc bản sắc văn hóa Nhật Bản từ vườn đá tảngđến mỹ học Thiền, tác giả đã nhìn nhận Kawabata trong mối quan hệ với nguồn

cội xứ sở và từ đó thấy được “Tư tưởng về cái đẹp bên trong, giá trị vĩnh hằng của nó trong đời sống con người nghệ thuật luôn luôn quyến rủ nhà văn, ám ảnh đầu óc ông, ăn sâu vào tiềm thức ông trong suốt con đường sáng tạo” Cái đẹp là

một trong những ý nghĩa biểu tượng quan trong nhất với sáng tác của Kawabtanói chung và tiểu thuyết của ông nói riêng

Nhà nghiên cứu Donald Keene khi viết về Xứ tuyết đã chỉ ra rằng: “Người

ta cần phải đọc Kawabata một cách cẩn thận, không chỉ riêng Xứ tuyết mà còn với tất cả các tác phẩm quan trọng khác của ông, vì văn phong của ông có thể khó nắm bắt, lại dựa vào những khả năng độc đáo để tạo sự mơ hồ, cho dù lối truyền đạt biểu cảm được cung cấp đầy đủ bởi chính ngôn ngữ Nhật Bản.” Sự

khó nắm bắt hay mơ hồ trong tác phẩm của Kawabata phần nhiều là do việc sử

dụng phương thức biểu tượng trong biểu đạt nội dung, tư tưởng.

Trang 10

Trong cuốn Các nhà văn học Nhật hiện đại của nhà văn vô sản Anônô

Xuêtuti đã rất chú ý đến chức năng “thanh lọc” tâm hồn con người trong tác

phẩm Kwabata: “Mỗi lần đọc tác phẩm của Kawabata, tôi lại cảm thấy các âm thanh cung quanh tựa hồ như lắng đi, không khí bỗng trở nên trong trẻo, còn tôi thì hòa tan vào trong đó Tôi không biết tác phẩm nào khác có sức tác động mạnh mẽ đến như thế không? Và sở dĩ có hiện tượng như vậy có lẽ bởi vì trong các sáng tác của Kawabata không có gì cần gì vẩn đục hay dung tục.”

Oe Kenzabuuro ông viết: “Một mặt, Kawabata khẳng định mình đi theo truyền thống và cách thức cảm thụ cái đẹp xuyên suốt nến văn học cổ điển phương Đông, vậy nhưng mặt khác, ông đã vượt khỏi bản thân mình để phân biệt cái trống rỗng là đặc trưng cho những tác phẩm của mình và chủ nghĩa Phương Tây” Đây là một sự hé lộ về đặc trưng của thế giới biểu tượng trong tác

phẩm Kawabata

Trong bài viết Thi pháp tiểu thuyết Yasunar Kawabata, nhà văn lớn của

Nhật Bản trên tạp chí Văn học Phó giáo sư Lưu Đức Trung khẳng định, thi pháp

tiểu thuyết Kawabata là thi pháp chân không, vốn là đặc trưng của thơ haiku.Hầu hết các bài nghiên cứu của Phó giáo sư đã thâu tóm được đặc trưng nghệthuật của Kawabata, gần với thế giới biểu tượng trong sáng tác của Kawabatahơn cả

Nhà văn hóa Hữu Ngọ, trong Dạo chơi vườn văn Nhật Bản có bài viết: Du

khách u buồn Kawabata và Xứ tuyết, tác giả đã đưa ra nhận định mang ý nghĩa

quan trọng cho chúng ta khi đi tìm biểu tượng đặc sắc trong tiểu thuyết Xứ tuyết

của Kawabata: “Sáng tạo của Kawabta thấm nhuần ý thức tha hóa và mất

mát, sự tìm kím một cái đẹp thuần túy, siêu nhiên thường gặp ở một người phụ nữ hay một người tế nhị nữ tính”.

Trong tác phẩm Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata của Đào Thị

Thu Hằng nghiên cứu nghệ thuật kể chuyện trong sáng tác của Kawabata đi vào

Trang 11

không gian trong những tấm gương Từ đó, “thủ pháp tấm gương” được tiến sĩ đầ

cập tới như thể là “một công cụ đắc lực trong việc khai thác thế giới nội tâm con người Tấm gương của Kawabata được khoác một tấm áo rất hiện đại, mới mẻ với những quan niệm, triết lí về tình yêu, cuộc sống.” Đáng chú ý là việc chỉ ra

hai kiểu nhân vật tiêu biểu mà theo chúng tôi trở thành cặp biểu tượng độc đáotrong tác phẩm Kawabata là “lữ khách đi tìm cái đẹp” và “người phụ nữ trongtrắng”

Biểu tượng là một nhân tố quan trọng góp phần làm nên thành công chotác phẩm Kawabata Tuy nhiên các nghiên cứu về vấn đề này còn đơn lẻ, tảnmạn, chưa đi sâu vào khám phá phá biểu tượng trong sáng tác của Kawavbata.Như vậy, việc nghiên cứu thế giới biểu tượng trong sáng tạo nghệ thuật của

Kawabata nói chung và Xứ tuyết nói riêng cần được tiếp tục triển khai trên một

cái nhìn tổng thể và sâu sắc hơn

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

- Phương pháp nghiên cứu văn học dưới góc nhìn văn hóa: Tìm hiểu, nghiêncứu văn hóa Nhật Bản qua các chặng đường phát triển

- Phương pháp liệt kê: những biểu tượng trong tác phẩm Xứ tuyết để làm sáng

rõ nghệ thuật xây dựng biểu tượng trên con đường nghệ thuật của tác giả và

thấy được giá trị của tiểu thuyết Xứ tuyết.

- Phương pháp loại hình

- Phân tích- tổng hợp: Dựa vào một số nhận xét, đánh giá của một số nhànghiên cứu, phê bình và dựa vào sự phân tích văn bản tác phẩm để người viếtđưa ra nhận xét, đánh giá của mình để bài viết mang tính chất khoa học vàthuyết phục hơn

6 KẾT CẤU TIỂU LUẬN

Gồm 3 phần:

- Phần 1: Mở đầu

- Phần 2: Nội dung

Trang 12

Chương 1: Những vấn đề khái quát

Chương 2: Biểu tượng tuyết - gương - kimono trong tác phẩm Xứ tuyết Chương 3: Nghệ thuật xây dựng biểu tượng trong Xứ tuyết

- Phần 3: Kết luận

NỘI DUNG CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ KHÁI QUÁT

1 GIỚI THUYẾT CHUNG VỀ BIỂU TƯỢNG

1.1 Biểu tượng và biểu tượng văn hóa

Trong bài mở đầu cuốn “Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, tác giả viết rằng: “Thời đại không có biểu tượng là thời đại chết, xã hội thiếu biểu tượng là

xã hội chết Một nền văn minh không còn có biểu tượng thì sẽ chết, nó chỉ còn thuộc về lịch sử” Có thể nói, trong cuộc sống hàng ngày – bất luận là chúng ta

có nhận ra hay không, song trong khi nghĩ suy, nói năng hay trò chuyện vớingười khác và thậm chí là cả trong các giấc mơ, mỗi người đều sử dụng các biểu

Trang 13

tượng Biểu tượng, trước hết, là những hình ảnh của thế giới khách quan, ở bênngoài con người Một màu cờ đỏ búa liềm, một bông hoa hé nở hay một cánhchim bay… tất cả đều là biểu tượng hay ngay cả các từ chỉ bộ phận trên cơ thểcon người nhiều khi cũng được dùng làm biểu tượng Khi chúng ta nói: “Lựclượng cảnh sát là tai, là mắt của nhân dân”, “đó là cái bắt tay của tình hữu nghị”hay “chặn đường tiếp tế tức là đã đánh vào cái dạ dày của kẻ địch” thì đấy đã là

sự vận dụng hình tượng một cách rất phổ biến trong đời sống hàng ngày củanhiều nhóm xã hội khác nhau

Biểu tượng trong tiếng Việt có xuất xứ từ tên gọi “Représentation” hoặc

“Symbole” trong tiếng Pháp Chúng ta có thể thấy trong từ điển tu từ - phong cách- thi pháp học của Nguyễn Thái Hòa cho rằng: “ Trong tiếng Việt, những thuật ngữ biểu tượng, biểu trưng, biểu hiện, tượng trưng là những từ gần nghĩa để dịch Symbole , có ý nghĩa cơ bản là: một dấu hiệu( tín hiệu, kí hiệu) mang tính quy ước hàm chỉ một đặc trưng, một phẩm chất, một sáng tạo hay hẹp hơn là có khả năng gợi ra một đối tượng khác, ngoài sự vật khác ngoài sự thể hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận” Quan niệm cho chúng ta thấy mối quan

hệ giữa biểu tượng và cộng đồng, biểu tượng là những hình ảnh, kí hiệu ngắn gọnnhằm truyền đi một thông điệp nào đó và được đông đảo cộng đồng hiểu rõ vàchấp nhận nó

Triết học và tâm lí Maxit cho rằng: “Biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” Biểu tượng ở đây được xem là một giai đoạn của quá trình nhận thức mà kết

quả là một ấn tượng còn đọng lại Biểu tượng, khi đó gạn lọc tính cụ thể và trựctiếp của tác động sự vật để ngưng tụ kết tinh tính cốt lõi và khái quát hóa cảm giácthành ấn tượng trừu tượng hơn

Trang 14

Xét đến bản chất của biểu tượng, biểu tượng tồn tại giữa những cặp có phạmtrù đối lập nhưng lại có quan hệ biện chứng với nhau giữa cái cụ thể và cái trừutượng, cái trực cảm và cái logic, tính cá nhân và tính cộng đồng, tính ổn định vàtính gợi mở, tính độc lập và tính tương tác Biểu tượng không chỉ nằm trong khuônkhổ của dấu hiệu và vượt ra khỏi khuôn khổ của sự biểu đạt để liên kết nhiều tầng

ý nghĩa

Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, chúng tôi xét đến biểu tượng trong

văn hóa Theo từ điển tu từ- phong cách-thi pháp học “biểu tượng văn hóa là những biểu tượng thuộc lễ nghi, phong tục, tập quán, nếp sống, nếp suy nghĩ của một cộng đồng dân tộc” Như vậy ta có thể thấy rằng, biểu tượng trong văn hóa

trước hết là một sản phẩm mang tính dân tộc, nằm trong phạm vi của một dân tộcnhưng cũng có những biểu tượng vượt lên trên phạm vi ấy mà vươn tầm trở thànhbiểu tượng thế giới

1.2 Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng trong văn học

Từ biểu tượng văn hóa đến biểu tượng trong văn học là sự phát triển từ cấp

độ hình ảnh lên hình tượng nghệ thuật

Theo “ Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán-Trần Đình Sử-Nguyễn

Khắc Phi, quan niệm biểu tượng đi vào văn học còn gọi là tượng trưng được định

nghĩa như sau : “ Theo nghĩa rộng, tượng trưng là hình tượng được biểu hiện ở bình diện kí hiệu, là kí hiệu chứa tính đa nghĩa của hình tượng Mọi tượng trưng đều là hình tượng nhưng phạm trù tượng trưng chỉ là phần mà hình tượng vượt khỏi chính nó, chỉ sự hiện diện của một nghĩa nào đó vừa hòa hợp với hình tượng, vừa không đồng nhất với hình tượng”.

Biểu tượng trở thành một đặc trưng cốt lõi của phương thức phản ánh trongnghệ thuật chính biểu tượng đã tạo nên sự đa nghĩa cho hình tượng văn học, mở rakết cấu cho văn bản văn học và cũng chính văn bản văn học làm giàu có thêm cho

thế giới biểu tượng “Sự trừu tượng hóa khoét rỗng biểu tượng và đẻ ra kí hiệu,

Trang 15

nghệ thuật, ngược lại, chạy trốn kí hiệu và nuôi dưỡng biểu tượng” nhưng bên

cạnh đó chúng ta không thể nói mọi hình tượng trong văn học đều có thể trở thànhbiểu tượng bởi lẽ để trở thành biểu tượng, các hình tượng phải nằm trong ý nghĩa,mục đích của nhà văn muốn hướng người đọc vào tâm tư, tình cảm mà nhà vănmuốn giải bày, hình tượng để trở thành biểu tượng phải mang một ý nghĩa cụ thể,xác định đánh động vào linh cảm của người đọc, và người đọc giữ vai trò là mộtchủ thể tiếp nhận tích cực, năng động tham gia vào quá trình “đồng sáng tạo” cùngnhà văn

Biểu tượng văn học bắt nguồn từ biểu tượng văn hóa, vì thế chúng cũngmang ý nghĩa lịch sử, chịu sự chi phối của thời đại, chịu ảnh hưởng bởi ý thứcchung của xã hội, cộng đồng bên cạnh đó biểu tượng chịu sự chi phối của nhà văn– là người có quan niệm nghệ thuật, cảm quan nghệ sĩ, phong cách cầm bút, cátính sáng tạo riêng biệt của mỗi người mà biểu tượng hiện lên trong văn bản vănhọc sẽ khác nhau như thế nào Cho nên việc khám phá chiều sâu ý nghĩa của biểutượng là phải đặt trong quan niệm nghệ thuật của nhà văn để tìm thấy nét độc đáo

và nội dung tiềm ẩn bên trong và nhờ giá trị tự thân và nội tại nằm trong biểutượng văn học khiến ý nghĩa biểu tượng văn học mở rộng trên nhiều bình diện, cấp

độ, từ đó tạo cho vă học một vẻ đẹp vô tận và song hành với thời gian

Như vậy, có thể thấy rằng biểu tượng từ văn hóa đến với văn học là cả mộtquá trình thanh lọc, chưng cất, bồi đắp thêm mang những nét riêng biệt của từngnhà và cả ý nghĩa cộng đồng, xã hội , diễn tả được những nét nghĩa trọn vẹn củahình ảnh đó

1.3 Sử dụng phương thức biểu tượng trong sáng tác văn học Nhật Bản

truyền thống

Có thể nói, biểu tượng trong văn học không còn là một khái niệm quá khóhiểu hay mới lạ đối với mỗi chúng ta Và phương thức sử dụng biểu tượng là mộtphương thức vừa xưa cũ vừa hiện đại trong sáng tác văn học Ngay từ khi xuất

Trang 16

hiện thể loại văn học đầu tiên là thần thoại thì xây dựng các biểu tượng chính làcách tốt nhất để con người biểu đạt khát vọng của mình là tri giác và mô tả thếgiới Hình dung dễ nhất có thể kể đến thần thoại Hi Lạp về các vị thần, thần Zeusvới biểu tượng là sấm sét, quyền trượng ông cai quản toàn bộ bầu trời: hay câyđinh ba là biểu tượng của vị thần biển cả Neptune, ông cai quản mọi sinh vật dướibiển và có quyền lực mạnh nhất dưới đó,…Đến thế kỉ XIX, phương Tây xuất hiệnchủ nghĩa tượng trưng thì biểu tượng càng có vai trò cực kì quan trọng trong việcxây dựng một thế giới siêu nghiệm mà con người chỉ có thể cảm nhận được khinằm trong mối tương quan giữa các giác quan và buộc vượt qua khỏi các cảm tínhthông thường Thế kỉ XX là lúc xuất hiện và phát triển mạnh dòng văn học phi lí,giá trị biểu tượng khi ấy đã đạt được những “nấc thang” mới trong việc chuyển tải

ý nghĩa ẩn trong tác phẩm và là “sợi dây” vô hình gắn kết tư duy người đọc và vănbản Càng gần xã hội đương đại thì giá trị biểu tượng càng được phát triển mạnh

mẽ hơn nhưng không ồn ào mà lắng sâu và trầm tĩnh hơn Nói điều này để chứng

tỏ rằng, việc sử dụng biểu tượng trong sáng tác không phải là một hình thức “cábiệt” gì đối với bất kỳ nền văn học dân tộc nào Tất nhiên với mỗi một nền văndân tộc khác nhau, sẽ đưa ra sự đa dạng về giá trị biểu tượng mang những đặc tínhriêng biệt trên một cái cốt lõi chung

Văn học Nhật Bản từ giai đoạn khởi thủy đến năm 1866 được chia làm 4giai đoạn chính: Thời Nara (thể kỉ VIII), Thời Heian( thế kỉ IX- XII), Thời trungđại- Kamakura và Muromachi (thế kỉ XIII- XV) và Thời Edo ( thế kỉ XVII- 1868).Mỗi thời đều xuất hiện những nhà thơ, nhà văn lớn với các tác phẩm xuất sắc đánhdấu tên tuổi Và một trong những đặc điểm chung xuyên suốt mọi tác phẩm ấychính là việc sử dụng tài tinh tế, đặc sắc phương thức biểu tượng để làm nổi bậtlên những cảm quan về con người, về cuộc sống

Ngay từ thời Nara thì biểu tượng đã được xuất hiện trong tác phẩmManyoshu (Vạn diệp tập), nó là kiệt tác của giai đoạn này và là ngọn hải đăng củathơ ca Nhật Bản Ở tiêu đề bài thơ, Osawa đã có nhận xét rằng: “hay đến độ người

Trang 17

ta so sánh với lá Một câu thơ hay cũng như một chiếc lá: thơ tự nhiên tuôn radưới ngòi bút thi nhân một cách dễ dàng, cũng như lá tự nhiên đâm ra trên cànhkhông chút nào gò bó”, chiếc lá đã trở thành một biểu tượng thiên nhiên để ứngchiếu cho câu thơ hay Cũng trong tác phẩm này, một biểu tượng truyền thống củaNhật Bản cũng được đề cập tới, đó chính là hoa anh đào với các chi tiết như:

“Ta còn vượt núi Tatsuya anh đào xin hãy đợi ta đừng tàn”

Hay:

“Anh đào gợi nhớ tên ai năm năm hoa nở lại xui nhớ người”

Hoa anh đào với thời kì khai hoa rất ngắn và lập tức tàn phai nên đã tượng

trưng cho vẻ đẹp ngắn ngủi phù du, gắn với các cuộc chia tay đầy luyến tiếc, đượcxem như là trung tâm của mỹ học Nhật Bản

Thời Heian được mệnh danh là thời của cái đẹp Đúng như vậy, trong cácsáng tác giai đoạn này đều có thể tìm thấy được các biểu tượng độc đáo, đầy ý nhị

về cái đẹp Tiểu thư ánh trăng- “thủy tổ của vật ngữ”, ánh trăng ở đây là ánh trăngmới mọc nhưng ánh sáng của nó lại mang một sự khác thường Theo lời ngợi cacủa Murasuki- tác giả truyện Genji là một biểu tượng tuyệt diệu về cái đẹp Nhờ

vào biểu tượng ánh trăng đã giúp thể hiện sâu sắc nội dung của tác phẩm “là cái đẹp, là cái lí tưởng không với tới được vì luôn tồn tại một khoảng cách giữa nàng

và thực tại cuộc sống.” Sinh thời, nhà văn hào Kawabata đã say mê cuốn truyện

này từ nhỏ và xem nó như “một sự tôn thờ sự trinh bạch của người phụ nữ và lờingợi ca nữ tính vĩnh cửu”

Trang 18

Có thể nói thời Heian là thời của cái đẹp còn vì nó đã sản sinh ra cuốn tiểuthuyết vĩ đại nhất của nền văn học Nhật Bản, một kiệt tác văn học của thế giới:Genji Monogotari Truyện Genji là một trong những tác phẩm cổ điển hiếm hoi,được xem là cuốn tiểu thuyết tâm lí đầu tiên của nhân loại vì đã đi sâu vào thế giớinội tâm của con người qua những cảm thức mơ hồ nhất: say mê, tuyệt vọng, mơmộng, u buồn,…Do sự chi phối của cảm thức aware (hay mono no aware) nên có

thể nói, Genji monogatari là thế giới của niềm bi cảm Đó là niềm bi cảm về thời

gian, về đời sống, về con người, về tình yêu, sự sống và cái chết… Thế giới ấybuồn nhưng đẹp, sầu nhưng không lụy Nó vẫn đem đến cho người ta niềm ham

mê cuộc sống, tiến đến cuộc sống:

“Ta bắt được em rồi phù du ơi phù du nhưng em biến đi đâu hay em chưa từng có trong tay ta bao giờ”.

Chẳng hạn, với quan niệm cuộc đời là phù du, vô thường, gieo nhân nào gặtquả nấy và ai cũng phải gánh lấy nghiệp của mình nên tác giả Murasaki đã chotám trong mười người đàn bà đi qua cuộc đời Genji cạo đầu đi tu trong khi haingười kia thì bạc mệnh chết trẻ Sự vô thường của cuộc sống vừa là nỗi buồn vừa

là vẻ đẹp Genji monogotari là tiếng hát về niềm biểu đạt nghịch lí -vô thường làđẹp

Biểu tượng ăn sâu vào tiềm thức văn học của người Nhật đến mức nó làcách trang trọng để gọi tên các tác gia kiệt xuất Thời trung đại với Saigyo- “nhàthơ của hoa anh đào”, Myoe với cái tên “nhà thơ của trăng” và thời Edo với têntuổi lừng danh cùa M.Basho gắn liền với thể thơ Haiku truyền thống Mở đầu diễn

Trang 19

từ nhận giả Nobel, Y Kawabata đã trân trọng dẫn thơ của Saigyo và thơ của Myoe

để giới thiệu về tinh thần thơ Nhật Bản Và kết thúc diễn từ, ông trích dẫn lời của

thiền sư Saigyo: “Khi ta nói về hoa, thì ta đâu nghĩ đó là những bông hoa hiện thực Khi ta ngợi ca trăng, ta đâu nghĩ đó là mảnh trăng thường tình Hãy hình dung khi chúng ta có cảm hứng và những lời thơ tuôn ra Cầu vồng rực rỡ đổ xuống và hình như bầu trời trống rỗng bỗng đổi màu Mặt trời rực rỡ chiếu sáng

và bầu trời trống rỗng được chiếu sáng Nhưng bản thân bầu trời không tự nhuộm màu và cũng không tự chiếu sáng” Trong những lời nói này có thể cảm

nhận đậm nét màu sắc Thiền, tư tưởng phương Đông về “hư vô”, “không tồn” Đóchính là lí do làm nên vẻ đẹp riêng cho vẻ đẹp biểu tượng Nhật, và đó cũng là lígiải cho việc sử dụng rộng rãi, quen thuộc biểu tượng trong các sáng tác của nhàvăn, nhà thơ xứ sở Hoa anh đào

Văn học truyền thống Nhật Bản thường mô tả các cuộc hành trình về vớithiên nhiên như một biểu tượng của cuộc tìm kiếm ý nghĩa đích thực của cuộc đời.Vào thời kì Edo, tiêu biểu là nhà thơ thiền Matsuo Basho (1644-1694) với kiệt tác

văn xuôi xen lẫn thơ haiku Oku no hosomichi ( Áo chí tế đạo) ( Cách dịch Con đường sâu thẳm của Nhật Chiêu hay Con đường hẹp thiên lí của Hàn Thuỷ Giang

đều sát nghĩa nguyên tác) Con đường sâu thẳm chính là những trải nghiệm củaBasho về sự vô thường và vĩnh hằng của đời sống Nhà thơ không chỉ trải nghiệmđược sự huyền diệu trong cuộc sống mà còn đầy tài năng khi truyền đạt được nó

qua những áng văn trong Oku no hosomichi Chủ đề xuyên suốt của tác phẩm là

hành trình về với cái đẹp của thiên nhiên, tìm về một nền văn hoá còn giữ nguyênvẹn sự thuần phác và dung dị nơi phương bắc xa xôi, để xa rời xã hội phồn hoa

kinh kỳ Và chủ đề ấy đã được Kawabata tiếp nối và thể hiện thành công qua Xứ tuyết Rõ ràng, Kawabata đã tiếp tục con đường mà các bậc tiền nhân đã đi để viết

tiếp những trang văn giàu chất thơ, thấm đẫm triết lí nhân sinh về cuộc đời

Trang 20

Tóm lại, có thể thấy biểu tượng sớm đã trở thành phương thức biểu đạttruyền thống trong văn học Nhật Bản Mọi tác phẩm xuất hiện trong nền văn họcNhật Bản truyền thống đều có những biểu tượng riêng biệt mang đậm bản sắc dântộc và đạt đến nấc thang tuyệt vời nhất để liên tưởng cuộc sống, đề cao sức mạnhtâm linh để thấu hiểu tâm lí của con người của các tác gia nổi tiếng Để rồi tới nhàvăn Y.Kawabata, trong sự nghiệp văn học đồ sộ và giàu có của mình, ông đã giúpcác giá trị trong truyền thống ấy đạt đến vẻ đẹp rực rỡ, tuyệt mĩ nhất qua thế giớibiểu tượng đa dạng, phong phú, đặc biệt tiểu thuyết là một minh chứng tiêu biểucho điều đó.

2 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CỦA KAWABATA

Kawabata Yasunari (1899-1972) – tác gia lớn nhất của văn học Nhật Bản thế

kỉ XX, nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel, với bộ ba tác phẩm Xứ Tuyết (Yukiguni), Ngàn cánh hạc (Sembazuru), Cố đô (Kyoto).

Ông là người có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nền văn học nghệthuật nước nhà cũng như những giá trị truyền thống của dân tộc

2.1 Cuộc đời

Kawabata sinh ngày 11-6-1899, ở một làng quê gần thành phố Osaka, chaông là một y sĩ, rất yêu thích văn chương nghệ thuật Cuộc đời của Kawabata là

một cuộc đời “Lớn lên trong bóng đen của số phận” - một cuộc phấn đấu không

ngừng nghỉ để vượt qua rất nhiều khó khăn, thăng trầm trong cuộc sống Cũng có

thể coi đó là “Chiếc gương soi trên đỉnh cô đơn”.

Ngay từ khi còn là một đứa trẻ Kawabata đã phải chịu những bất hạnh, mấtmát không hề nhỏ Năm ba tuổi Kawabata đã mồ côi cha, bốn tuổi mất mẹ, cậu béKawabata trở về sống bên ông bà Nhưng trớ trêu thay, bốn năm sau người bà vàngười chị duy nhất cũng ra đi, cậu bé bắt đầu cuộc sống tự lập Đến năm mười lăm

Trang 21

tuổi, cậu mất nốt đi người ông nội (bị mù) – người thân cuối cùng bên cạnh Chínhlúc bên giường bệnh của ông, cậu bé viết “Nhật kí tuổi mười sáu”, thể hiện rõ mộtKawabata đầy tình cảm và do hoàn cảnh đã sớm trưởng thành, cũng báo hiệu đượcmột tài năng văn học trong tương lai

Chính hoàn cảnh mồ côi tạo nên tâm trạng đặc biệt của Kawabata: Bất hạnh

và cô độc Cảm thức cô đơn hiu quạnh cũng từ đó mà“hắt bóng lên các trang văn

u buồn của Kawabata”.

nhà văn.

Phải sống tự lập ngay từ thời niên thiếu, nhưng là người có nhiều hoài bão

và ước mơ, ngay từ thời trung học, Kawabata đã có thiên hướng trong lĩnh vựcnghệ thuật Cùng bạn bè, ông sáng lập ra những tuần san nho nhỏ, biên tập và viếtbài, nuôi ước vọng trở thành họa sĩ Sau này, khi đã trở thành nhà văn, ông vẫn thểhiện niềm yêu thích của mình qua những bức thư pháp mà bạn bè và người thânđược ông gửi tặng nhân ngày lễ tết hay để ghi dấu một kỉ niệm đáng nhớ

Đứng trước ngưỡng cửa của cuộc đời, thay vì phấn đấu để trở thành mộtdanh họa, năm 1920, Kawabata đã thi vào trường Đại học Hoàng Gia Tokyo, khoaAnh ngữ nhưng cuối cùng ra trường với đề tài tốt nghiệp về tiểu thuyết Nhật Bản

Đó cũng là âm hưởng chung trong quá trình “trở về với với truyền thống” trongvăn nghiệp của ông

Thời sinh viên cuộc sống của Kawabata sôi động Cùng với một số bạn văn

trẻ tuổi sáng lập tạp chí Trào lưu mới (sintio) Truyện ngắn đầu tay Lễ chiêu hồn (sokogai Ikai) của ông đăng trên tạp chí này Kawabata, cùng với một số bạn thân

thiết như Yokomitsu Riichi, Yokio Mishima… là những người đồng sáng lập hay

cùng hoạt động trong một số tạp chí có tên tuổi đương thời như Văn nghệ xuân thu (Bungei Shunzui), Văn nghệ thời đại (Buigei jidai)…

Trang 22

Ẩn sau vẻ ngoài tưởng như trầm tĩnh, nhút nhát của chàng thanh niên nhỏ béKawabata cũng có một trái tim mãnh liệt Ngay từ thời còn học phổ thông, ông đã

có một mối tình con trẻ ghi dấu trong đời tư và cả trong sự nghiệp sáng tác củamình Mối tình với cô bạn cùng lớp mà ba mươi năm sau khi hồi tưởng lại, chínhông gọi đó là “cú sốc ngọt ngào” Nhưng có một tình yêu cực kỳ sâu sắc và mãnhliệt, có ảnh hưởng lớn tới cuộc đời và cũng như nghiệp văn của Kawabata, bản thânnhà văn cũng phải thừa nhận sự ảnh hưởng ấy Đó là mối tình lãng mạn của tuổi haimươi Khi đang học năm thứ hai đại học, Kawabata đã gặp một cô gái khiến ôngsay đắm, trở thành nguyên mẫu cho hầu hết những “người đẹp trong trắng”, tuổikhông quá đôi mươi trong tác phẩm sáng tác của ông sau này, đó là một thiếu nữmới… mười lăm tuổi Khi đó chàng sinh viên Kawabata, với con tim yêu cháybỏng, đã quyết định cô gái vị thành niên ấy trong hoàn cảnh hoàn toàn “vô sản”.Mặc dù là một sinh viên nghèo, nhưng với tài năng văn chương sớm hiển lộ.Kawabata đã thu hút được nhiều sự chú ý của độc giả tên tuổi Trong số đó có mộtngười hứa giúp đỡ Kawabata tài chính để sống cuộc sống sau hôn nhân Thế là cảmột “dự án” hoàn hảo về “ hậu thiên đường” như nơi ở, tiền sinh hoạt phí đã đượclên kế hoạch Nhưng đến phút cuối thì…“cô dâu chạy trốn” Người thiếu nữ ấy đãbất ngờ hủy hôn mà không giải thích lý do Chỉ một lá thư nhỏ từ hôn ước nhưng đãkhiến chàng trai đầy mơ mộng Kawabata tại thời điểm đó hoàn toàn gục ngã Saunày, khi hồi tưởng lại mối tình nhiều sóng gió ấy là sự “phản bội” những cũng ngậmngùi thừa nhận kết cục buồn của tình yêu ấy là do “giao ước miệng”, có nghĩa lànhững hứa hẹn của Kawabata có thể bị coi là ảo tưởng

Cô dâu bé nhỏ ra đi nhưng để lại nhiều kỷ niệm và phiên bản đầu tiên về

nàng có lẽ là Vũ nữ Izu với nàng Kaoru xinh đẹp, trắng trong có sức hút mạnh mẽ

bởi sự hồn nhiên của một thiếu nữ tuổi mười ba Hình ảnh nàng còn trở đi trở lạitrong các tiểu thuyết khác với nhiều dáng vẻ nhưng luôn có phẩm chất thủy chungcủa sự trong trắng đến vô song

Trang 23

Những kí ức đậm sâu về một tình yêu không thành luôn là người bạn đồng

hành trong sự nghiệp sau này của nhà văn Chính vì thế chủ đề tình yêu bị từ chối

xuất hiện thường xuyên trong tác phẩm của Kawabata Tuy chúng không có sứcđánh bại ông nhưng lại có sức ám ảnh vô cùng to lớn Cảm giác mất mát, phai tàn

về những gì tốt đẹp đã qua luôn ngự trị trong tác phẩm Mang đậm cảm thức đơncôi, tác phẩm của ông là những câu chuyện không có hồi kết, những câu chuyệnkhông bao giờ đi đến tận cùng Đó là đặc điểm chung trong một tác phẩm của mộttâm hồn chứa nhiều ẩn số

Cuộc sống riêng tư sau này của ông ít được đề cập đến Người ta chỉ biết rằngông có quan hệ với rất nhiều diễn viên, những cô đào đóng vai các người đẹp trongmột số tiểu thuyết của ông được chuyển thành phim Và sau này ông có lấy một côtrong số đó làm vợ (nhưng hôn nhân không đăng kí) Ông có một cô con gái nhưnglại là con nuôi Những điều này là sự thực bởi ta biết được quan niệm của ông về

gia đình trong truyện ngắn Về chim và thú – một quan niệm khá đặc biệt là ông sợ

di truyền lại “thiên hướng mồ côi” cho đời sau và làm cho người thân của mìnhkhông được hạnh phúc

Ông được Kikuchi Kan – nhà viết kịch nổi tiếng giới thiệu cho một số tạp chí

và các nhà văn tên tuổi khác Và với sự đỡ đầu này có ý nghĩa vô cùng quan trọng.Cũng từ đó ông có những tình bạn đẹp và cũng luôn rộng lòng làm việc này cho lớpđàn em

Kawabata là người hiền lành, ít nói, có ý chí vững vàng, tự tin, độ lượng,nâng đỡ các cây bút trẻ, ông không thích nói về bản thân, khó nắm bắt nhất trongcác nhà văn Ông bước vào nghề với nhiều thuận lợi bằng tài năng cũng như cáchsống ôn nhã của mình

Trong truyện Đời tôi như một nhà văn (1934) , Kawabata bộc lộ phươngchâm sống: “ Tình yêu đối với tôi là sợi dây độc nhất giữ đời tôi lại” và “ Mồ côi

Trang 24

tự thủa nhỏ, tôi sống nhờ sự cưu mang của người khác Có lẽ vì thế mà cuối cùngtôi mất hết khả năng ghét người, ngay cả việc giận họ”.

Là một người chịu nhiều đau thương mất mát tư nhỏ, luôn cần một mái ấm,một tình cảm thân thiết Kawabata cực phản đối việc tự sát, một việc không quá xa

lạ trong “văn hóa chết” người Nhật Ông từng bày tỏ thái độ bất bình trước nhữngngười tự sát, ngay cả khi đó là Akutagawa Ruynosake, người mà ông vô cùng kínhtrọng rằng: “Cho dù một người có thể chán ghét thế giới này đến thế nào, thì tự sátcũng không phải là một hình thức của khai sáng, cho dù có thể đáng khâm phục thìngười tự sát cũng còn lâu mới tới được cõi niết bàn” (con mắt mạt kì-1993) Ôngbất bình và đau đớn bởi cách chết bi thảm ấy đã lấy đi không ít bạn bè thân thiếtquanh mình: Những họa sĩ, nhà văn như Akutaganawa (tự sát năm 1927), Mishima(tự sát năm 1970)…

Thế nhưng nước Nhật đã phải bàng hoàng khó hiểu, tại sao một người luônphản đối những cái chết theo kiểu tự sát, phi tự nhiên như Kawabata lại giam mìnhtrong phòng đầy khí ga bên bờ biển Kamakura (16 tháng 4 năm 1972) và không đểlại di chúc hay lời tuyệt mệnh nào Nơi ông chọn để kết thúc cuộc đời thành côngnhưng mang nặng dấu ấn bất hạnh từ tuổi thơ Câu nói của nhân vật trong tiểu

thuyết Tiếng rền của núi, được coi là lời trăng trối của Kawabata: “Tốt nhất là hãy

từ bỏ thế giới này khi mọi người còn yêu mến và kính trọng ta”

Có nhiều phỏng đoán cho cái chết của ông như sức khỏe của ông kém, tâmtrạng u buồn cô độc không người chia sẻ hay nhà văn đang đòi hỏi ở mình quácao…Nhưng có lẽ, “người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp” ấy muốn có mộtchuyến khởi hành đến những vùng đất ông chưa từng đến

Trang 25

Cuộc đời và sự nghiệp của Kawabata gắn liền với quá trình tiếp nhận và đổimới về cả kinh tế, chính trị, xã hội và văn hóa Nhật Bản Những năm cuối thế kỉXIX đầu thế kỉ XX, tư tưởng duy tân của của Minh Trị Thiên Hoàng đã thổi mộtluồng gió mới vào Nhật Bản- vốn được coi là “ốc đảo”.Tinh thần “học hỏi phươngTây, đuổi kịp phương Tây, vượt lên phương Tây” đã đưa lịch sử Nhật Bản sang mộttrang mới Sự đổi mới kinh tế khiến cho cả thế giới phải kinh ngạc, đã tác độngmạnh mẽ đến văn học nghệ thuật Nhật Bản Nếu trước đây văn học Nhật Bản chịu

sự ảnh hưởng của tư tưởng triết học phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ,Trung Quốcthì nay chịu sự tác động, chi phối của những quan điểm tự do dân chủ của phươngTây, nhiều trào lưu, trường phái ra đời làm nên một diện mạo mới cho văn học NhậtBản: trẻ trung, phong phú và táo bạo

Đầu thế kỉ XX, các bản dịch văn học Châu Âu đã đưa đến cho văn học NhậtBản những kĩ thuật, phương pháp sáng tác vô cùng mới lạ và có sức hấp dẫn lớn đốivới các nhà văn tân tiến Sức hút của nhu cầu tìm hiểu, khám phá và thử nhiệm thậtmãnh liệt Kawabata đã từng khẳng định “tính chất mới” là tất cả, và bày tỏ sự khóchịu trước những cách viết đã được công thức hóa: “Mắt chúng ta rực cháy, khaokhát được biết điều chưa biết Những lời chào hỏi qua lại của chúng ta biểu hiệnniềm vui mừng ở chỗ hiện nay ta có thể tranh luận với nhau bất cứ điều gì là mới.Nếu một người nói “Good morning!” và người kia cũng trả lời lại là “Goodmorning!” thì thật nhàm chán Chúng ta hoàn toàn trở nên chán ngấy văn chương vì

nó không thay đổi như mặt trời ngày hôm nay vẫn mọc hướng đông như ngày hômqua”

Tân cảm giác (còn gọi là duy cảm) là: Đề cao vai trò của trực giác trong việccảm thụ cái đẹp, là sự cảm nhận trực tiếp không dùng lý trí để phân tích Tìm kiếmkhám phá, thể hiện vẻ đẹp truyền thống bằng cảm giác mới, bằng những rung động

tế vi Nhằm chống lại chủ nghĩa tự nhiên ở phương Tây, tràn vào và áp đảo vănchương Nhật từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất Và tác phẩm thể nghiệm đầu tiên,

Trang 26

được coi là kiệt tác chính là tác phẩm Vũ nữ Izu (1925) Đây cũng là thời gian ông

dành trọn vẹn tâm huyết cho trường phái tân cảm giác

Ngoài ra ông còn có một số cột mốc quan trọng trong cuộc đời như:

- 1924, Kawabata tốt nghiệp đại học, góp phần sáng lập tạp chí Thời đại văn học

(Bungeijidai)

- 1940, tham gia Hội nhà văn Nhật Bản

- 1942, thành viên Hội văn chương Ái quốc Nhật Bản.

- 1948, chủ tịch Hội Văn bút Nhật Bản.

- 1968, nhận giải Nobel, Kawabata trở thành nhà văn vĩ đại của thế giới: “ Ông là người tôn vinh cái đẹp hư ảo và hình ảnh u uẩn của hiện hữu trong đời sống thiên nhiên và trong định mệnh con người” (Lễ trao giải Nobel – Viện Hàn lâm Thụy

Điển)

2.2 Sự nghiệp văn chương

Kawabata được cho là “người mở cánh cửa của tư duy và tâm hồn Nhật Bảnvốn bí ẩn và kín đáo”

Kawabata tự nhận mình là người “lưu giữ và cứu rỗi di sản, truyền thống mĩhọc của dân tộc” Ông coi đó là cội nguồn cảm hứng và ý đồ sáng tạo của mình

(ảnh hưởng sâu sắc Truyện Genji, thi pháp thơ haiku, tư tưởng Phật giáo…) Ngoài

ra, ông cũng đã dung hợp giữa truyền thống và hiện đại, biết kết hợp chặt chẽ sinhđộng mỹ học, triết học Nhật Bản với việc thể hiện bằng kĩ thuật viết văn phương

Tây sử dụng thủ pháp Dòng ý thức Ứng dụng của Kawabata trong sáng tác chủ

yếu là truyện không có cốt truyện, thời gian đồng hiện, hòa trộn thực- hư hay đanxen hiện tại – quá khứ- tương lai Quan điểm về cái đẹp, Kawabata cho rằng: “Cái

Trang 27

đẹp mong manh, bất toàn” hay “cái đẹp sinh ra từ nỗi buồn” Về cảm thức thẩm mĩ

chủ đạo của Kawabata thì nghiêng về Aware và sabi.

Kawabata là người kể chuyện bậc thầy Nghệ thuật kể chuyện của ông biểuđạt tinh tế cái yếu tính của tâm thức Nhật Bản Đặc biệt với thi pháp chân không,Kawabata phát biểu rằng: “Tác phẩm của tôi thường được miêu tả như tác phẩmchân không Chân không ở đây không phải là cái hư vô của phưng Tây quanniệm, mà trái ngược hẳn, lại là một thế giới tâm linh, trong đó vạn vật giao cảm,hoàn toàn tự tại, siêu việt mọi biên giới và hình thức”.Tác phẩm của ông thườngđặc tả chi tiết, khái quát thành sự vĩnh cửu vẻ đẹp kì bí của thiên nhiên và tâm hồncon người Phần kết thúc tác phẩm thì luôn khẳng định phong cách của Kawabata

- “Người cứu rỗi cái đẹp” Trong tác phẩm của ông không gian huyền ảo với vẻ

đẹp bất tuyệt, huyền bí, thiêng liêng của thiên nhiên (tuyết trắng, bầu trời đêm saumưa, bầu trời trong như pha lê, cánh nhạn bể trắng muốt…) hay những giấc mơ vềkhám phá, chinh phục bản ngã ; níu giữ quá khứ và tình yêu, cũng có thể là không

gian đêm huyễn hoặc, hoang đường( Cánh tay, Tiếng reo xúc xắc ban khuya…) Về thời gian dòng ý thức thì thời gian gấp khúc, không đi theo mạch thẳng, với những

liên tưởng ám ảnh từ quá khứ, còn thời gian đồng hiện thì thời gian với tư cách làdòng chảy nội tâm của những hồi ức, suy tưởng ; cùng một lúc, nhân vật sốngbằng cả quá khứ và hiện tại Đặc biệt ông xây dựng chân dung con người - Vẻ đẹp

thuần hậu Nhật Bản Chân dung Người nữ thì có vẻ đẹp thanh cao với cái đẹp trinh

trắng ; trái tim đa cảm, diễm tình đầy nữ tính ; tận tụy hết lòng ; say đắm hếtlòng…Sức mạnh cứu rỗi và giải thoát là sựu hy sinh bền bỉ thầm lặng và tự nguyện

; vẻ đẹp giản dị tự thân ; trái tim yêu thương không bị chi phối bởi lí trí ; tấm lòng của người mẹ trong người vợ, người tình Còn chân dung Người nam thì là hình

tượng lữ khách với hành trình tìm kiếm cái đẹp ẩn tàng trong vẻ đẹp của thiênnhiên; trong vẻ đẹp hồn nhiên trinh bạch của người phụ nữ Đây là cuộc du hànhtâm thức, tìm kiếm bản ngã của chính mình Ngoài ra, Kawabata cũng coi trọng

Trang 28

ngôn từ, coi đó lă phương tiện thông minh để thể hiện ý tưởng Ngôn ngữ vănchương Kawabata lă ngôn ngữ Thiền, ngắn gọn súc tích; nhiều biểu tượng vă ẩn dụ

; lă sự mẫu mực của phong câch Nhật Bản Có một nhận xĩt cho rằng:“ Tâc phẩm của Kawabata không dănh cho bạn đọc vội văng, với những người đọc vội văng, tâc phẩm của Kawabata dường như vô nghĩa vă buồn tẻ” (Nhật Chiíu).

Văn nghiệp của Kawabata phong phú, đồ sộ vă thănh công ở nhiều thể loại.Tuy không nhiều, nhưng thậm chí ông còn viết cả thơ haiku Chỉ để giải trí hoặctặng bạn bỉ nhưng cũng giống như bất kỳ thể loại năo mă Kawabata thử nghiệm,chúng luôn được yíu mến vă trđn trọng như bất kỳ một bâu vật năo trong di sản mẵng để lại cho loăi người Tâc phẩm của ông viết như thế giới của những khoảnhkhắc linh diệu; của hồi tưởng; của ước mơ vă dục vọng vă dạy con người cảm nhậncâi đẹp trong cuộc sống một câch tinh tế nhất

Truyện ngắn được đânh giâ cao vă được dịch ra nhiều thứ tiếng Trong đó có

cả tiếng Việt (Cânh tay, Vũ nữ Izu, Thủy nguyệt, Tiếng gieo xúc xắc ban khuya, Về chim vă thú… lă những ví dụ điển hình) Mảng truyện Trong lòng băn tay, như bản

thđn ông đê từng nói “đó lă những truyện mă tôi hăi lòng nhất” Truyện được viếtrải râc từ năm 1921 đến năm 1972, Kawabata gọi chúng lă Tanagotoro no shosetsu.Mỗi truyện chỉ có văi trang có truyện dăi chưa đín một trang nhưng chứa đựng rấtnhiều triết lí sđu xa về vũ trụ vă con người Đđy lă một thể loại có rất nhiều đặcđiểm gần gũi với thơ haiku truyền thống của Nhật Bản Kawabata phât biểu: “Rất

nhiều nhă văn, khi còn trẻ, đê lăm thơ, còn tôi, thay vì lăm thơ, lại viết băn-tay… Linh hồn thơ ca những ngăy tuổi còn trẻ của tôi nằm trong chúng”.

Trong-lòng-Năm 1925, Vũ nữ Izu ra đời, tâc phẩm được xem lă kiệt tâc đầu tiín của

Kawabata Ở thể loại truyện vừa năy ông cũng thănh công với một số tâc phẩm tiíu

biểu khâc như: Người đẹp say ngủ, cânh tay…

Tuy nhiín, thănh công đặc biệt với Kawabata vẫn luôn lă tiểu thuyết Đỉnhcao của thể loại năy trong sự nghiệp sâng tâc của ông chính lă bộ ba tiểu thuyết

Trang 29

mang về giải Nobel đầu tiên cho người Nhật Bản: Xứ tuyết (1947), Ngàn cánh hạc (1951) và Cố đô (1961)

Lúc sinh thời, Kawabata cũng từng viết những tiểu thuyết theo đơn đặt hàngcủa các nhà xuất bản hay các tạp chí Chúng được in thường kì trên các báo và bịmột số nhà phê bình xếp vào dạng “ văn chương bình dân” Nổi tiếng nhất trong số

đó có tác phẩm Người Tokyo Tuy nhiên, sau thành công của Xứ tuyết, ông hầu như

không còn “Viết sách kiếm tiền nữa”

Kawabata còn viết cả tiểu luận phê bình, đôi khi là bài giới thiệu những câybút trẻ Không chỉ ủng hộ bằng uy tín, nếu cần, ông còn sẵn sàng ủng hộ cả tàichính Những tiểu luận của ông cũng mang đậm dấu ấn cá nhân sắc sảo nhưng trầmtĩnh, khoan hòa, một số công trình thực sự có ý nghĩa về mặt lí luận đối với văngiới Diễn từ Nobel của ông là một ví dụ tiêu biểu, hơn bất cứ một tác phẩm nào,diễn từ này chính là “cánh của tâm hồn Nhật Bản” đối với thế giới

3 VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM XỨ TUYẾT

3.1 Thời gian sáng tác

Xứ tuyết (tiếng Nhật: Yukiguni, Tuyết quốc) là tiểu thuyết đầu tay của văn

hào Nhật Bản Kawabata Yasunari, bắt đầu viết năm 1935, đăng nhiều kỳ

từ 1935 đến 1937, và chỉ hoàn tất năm 1947.Trước khi xuất bản dưới dạng ấn

phẩm hoàn chỉnh, tác phẩm đã được đăng tải thành nhiều kỳ trên nhật báo Xứ tuyết được đánh giá là quốc bảo của nền văn học Nhật Bản Cùng với Ngàn cánh hạc (Senbazuru, Thiên vũ hạc) và Cố đô (Koto, Cổ đô), Xứ tuyết đã mang lại cho tác giả giải thưởng Nobel văn học vào năm 1968 Tiểu thuyết Xứ tuyết thể hiện

quan niệm thẩm mỹ trong truyền thống của người Nhật Bản Đó là bài thơ về cảnhsắc thiên nhiên, là bài ca về tình yêu, cũng là nơi tìm lại vẻ đẹp Nhật Bản

Năm 1934 ông bắt đầu viết Xứ tuyết (hoàn thành năm 1947) Năm 1968

Kawabata là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel Văn học vì " với tư cáchnhà văn ông đã truyền đạt một nhận thức văn hóa có tính thẩm mĩ và đạo đức cao

Trang 30

bằng một phong cách nghệ thuật độc đáo do đó đóng góp vào cầu nối tinh thầnĐông - Tây theo cách của ông" (Giới thiệu giải Nobel Văn học năm 1968 của ViệnHàn lâm) Chuyện tình giữa một tay chơi từ Tokyo và một nàng ca kỹ (geisha) tỉnh

lẻ diễn ra tại một thị trấn xa xôi đâu đó phía tây rặng Alps Nhật Bản (dãy núi chiađôi đảo Honshu) Vẻ đẹp của tuyết, của các mùa, của người nữ hòa quyện trên

từng trang sách, đẹp như thơ, đưa tác phẩm Xứ Tuyết ngay lập tức trở thành cổ

điển, và như lời Edward G Seidensticker, “có lẽ là kiệt tác của Kawabata”, đã đưaKawabata vào số những nhà văn hàng đầu nước Nhật

Xứ tuyết thoạt tiên được Kawabata cho in từng đoạn, trên nhiều báo khác

nhau, từ 1935 đến 1947 Trong vòng 13 năm, từ 1935 đến 1948, các chương đượcông viết đi viết lại nhiều lần Giữa bản đầu, in năm 1937, và bản 1948, có mộtkhác biệt sâu xa: ấn bản đầu chưa có đoạn đám cháy trên núi tuyết Rất có thể, sau

11 năm kinh nghiệm sống và viết, nhà văn đã tìm thấy lửa như một kết cấu luânhồi: lửa sinh ra tình yêu và lửa cũng có khả năng hủy diệt, trở thành dứt điểm củatình yêu

Kawabata dành 13 năm để hoàn tất một cuốn truyện 250 trang Tác phẩmnhư một bức họa đen trắng đệm nhạc: nổi bật trên nền trắng của tuyết, của sáp mặt

kỹ nữ geisha, là sắc đen trong màu tóc Komako, trong xiêm áo của nàng, là tiếngđàn shamisen réo rắt Nếu trong truyện thật ngắn, Kawabata chỉ họa những nétphác chính, để trống những nét phụ cho người đọc vẽ vời thêm; thì trong tiểuthuyết, bút ông chạy những nét li ti, cực kỳ chi tiết vào vật chất, vào tâm hồn Ôngtạo hình như một nhà phân tâm học vừa tìm ra một mỹ cảm mới: rọi xuống đáy sâutrong lòng người bằng ngòi bút của một nghệ sĩ sành thơ và hoạ

3.2 Kết cấu

Tiểu thuyết Xứ Tuyết gồm chín chương, mỗi chương truyện như là một bài

thơ dài ngập tràn vẻ đẹp thanh khiết của thiên nhiên và con người xứ tuyết qua mỗikhoảnh khắc thời gian-mùa

Trang 31

Chương 1: Mùa đông- trở lại xứ tuyết

Chương 2: Mùa xuân- lần đầu vào xứ tuyết

Chương 3: Mùa đông- gặp lại Komako

Chương 4: Giữa đông- tuyết rơi dày

Chương 5: Sớm mùa đông- tiếng đàn samisen

Chương 6: Cuối đông- rời Xứ tuyết

Chương 7: Xứ tuyết- Vào thu

Chương 8: Hội lá thu

Chương 9: Chớm đông- chia ly

3.3 Chủ đề

Tiểu thuyết Xứ Tuyết thể hiện quan niệm thẩm mỹ trong truyền thống của

người Nhật Bản Đó là bài ca về cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và huyền thoại, làbài ca về tình yêu tận hiến và vô vọng, cũng là nơi tìm lại vẻ đẹp Nhật Bản

3.4 Cốt truyện

Xứ Tuyết là câu chuyện theo bước chân của chàng trai trẻ Shimamura du

hành ngoạn cảnh và tắm suối nước nóng Shimamura, sinh ra và lớn lên ở một khuphố thương mại của Tokyo, đã lập gia đình, nhưng lại say mê với cái đẹp như bịmột huyền lực điều khiển Là một chàng trai tài tử nhàn rỗi thiếu thành khẩn vớichính mình, lại có đôi lúc khát vọng tự tìm hiểu bản thân thôi thúc, nên chàngthích lên miền núi một mình và đã ba lần lên xuống xứ tuyết phía Bắc Nhật Bảntrong ba mùa khác nhau Xuân - Thu - Đông

Trong lần thứ nhất vào thời điểm mở cửa mùa leo núi, mùa xuân bắt đầu vớichồi non xanh thẳm và hương thơm ngát, chàng gặp nàng ca kỹ (geisha) Komako

Trang 32

Komako là một cô gái đại diện cho vẻ đẹp tràn trề nữ tính, mạnh mẽ, tương phảngiữa thánh thiện và trần tục, giữa tỉnh táo và đam mê, giữa vẻ đẹp sáng ngời nétthơ ngây bên ngoài và sức trầm lắng của nội cảm Cảm giác mà nàng đem lại choShimamura là sự tươi mát và thanh sạch tuyệt vời Trong những đêm khi mà nànggiúp vui tiệc tùng bằng cách đánh đàn samisen cho những khách du hành,uống rượu say và mệt lả, nàng về bên Shimamura với sự nồng nhiệt khiến chàngrung động đến tận tơ lòng.

Con tàu đưa Shimamura vượt qua đường hầm đến xứ tuyết lần thứ hai đểgặp lại Komako vào mùa đông, vài tuần trước khi mở mùa trượt tuyết Trong ánhsáng mờ ảo, Shimamura mê mẩn ngắm khuôn mặt người thiếu nữ ngồi đối diệnvới chàng ngời lên trên tấm kính cửa sổ toa tàu, với vẻ đẹp vừa huyền ảo vừa siêuphàm, với sự duyên dáng kỳ lạ của khuôn mặt trôi qua phong cảnh ban đêm Côgái đó, chàng còn gặp lại ở vùng băng tuyết, chính là Yoko Một ca kỹ với vẻ đẹptrong trắng và xa vời, mong manh và mờ ảo, tin cậy và thơ ngây ngay cả trongcách nàng thể hiện tình cảm với Shimamura

Rồi những ngày đầu mùa thu với lá phong đỏ thắm, Shimamura lại rờiTokyo để đi nghỉ ở xứ tuyết Ở đó, giữa hai người con gái xứ tuyết, trong khungcảnh của một vương quốc mà cảnh sắc, con người, phong tục, lối sống đều hồnhậu, chất phác và dịu dàng, chàng mẫn cảm sâu sắc trước cái đẹp nhưng lại đắn đolưỡng lự giữa hai mối tình, một nặng về thể xác, một nặng về tâm hồn Say đắmKomako nhưng trong Shimamura luôn hiện diện ánh sáng kỳ ảo lóe lên từ Yoko.Xúc cảm tình yêu của chàng dành cho Yoko ngày càng lớn dần khi chàng cảmnhận được cái mờ ảo và mong manh của vẻ đẹp khó diễn tả ấy, một vẻ đẹp chàngkhao khát theo đuổi và nắm bắt cả đời Trong khi Komako càng đến bên chàngthân thiết, gần gũi, mãnh liệt và hy sinh bao nhiêu, thì cứ mỗi lần rời xa xứ tuyếtchàng lại thấy nàng biến mất không còn lưu lại chút dư tình trong tâm trí Tình yêucủa Shimamura với Komako bắt đầu chớm những giận hờn đầu tiên

Trang 33

Đúng vào lúc Shimamura quyết định rời xa trạm nước nóng ở xứ tuyết đểtránh cơn bão lòng và cắt đứt duyên nợ một cách lặng lẽ thì mọi sự đã kết thúctrong bi thảm Trong một buổi chiếu bóng tại một nhà kho gần nơi chàng ở, mộtđám cháy dữ dội đã xảy ra Mặt đất rừng rực trong tia lửa và tàn tro bốc cao lên tậnbầu trời đêm.Yoko, người yêu thuần khiết và mối tình lý tưởng của chàng đã chếttrong đám cháy đó Khi chàng chạy tới thì thấy thân hình bất động của Yoko vớigương mặt thanh tú và thánh thiện trên đôi tay Komado, còn Komako thì lời nóinhư mê sảng và vẻ mặt như sắp hóa điên Chàng lảo đảo ngẩng mặt lên trời và cócảm giác dải Ngân Hà trôi tuột vào trong người chàng với tiếng gầm thét dữ dội.

3.5 Nghệ thuật

Về phương diện kết cấu, Xứ tuyết có một cốt truyện đơn giản, nhưng nó thể

hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata, một "thẩm mĩ của chiếc gương soi", thôngqua cái nhìn huyền ảo hóa thế giới thực Ngay đầu tác phẩm người đọc đã thấyvùng đất tuyết được miêu tả như một thế giới khác, ở bên kia đường hầm: Mộtđường hầm dài ngăn cách giữa hai vùng và đây đã là vào Xứ tuyết Chân trời đãrạng trong bóng đêm Con tàu chậm lại Từ đây Shimamura, một lữ khách ubuồn, bước vào thế giới đó như bước vào truyện cổ tích, nơi mà mọi thứ đều xưa

cũ với sàn nhà cũ, với tấm biển cũ rích của phòng trà, với chiếc mặt nạ cổ xưa, cỗ

xe đã tròn một thế kỷ v.v Nhưng đó không phải là một thế giới của cổ tích, củanhững yếu tố hoang đường mà là một thế giới được cảm nhận như một đối chứngvới thế giới thực về bản ngã và cái đẹp

Thi pháp ảo hóa cũng thể hiện trong tái họa nhân vật, nhân vật nữ - và cảđàn ông cũng vậy - trong các tác phẩm của Kawabata thường được phác thảo mờnhạt và mong manh Họ chỉ được miêu tả như một yếu tố của khung cảnh được ghilại qua sự cảm nhận của giác quan Mặc dù Komako, theo Kawabata, là một nhânvật có thực và chính điều đó tạo sức sống sinh động tuyệt vời của nhân vật trongtác phẩm, nhưng qua cái nhìn huyền ảo của tác giả, hóa thân trong hình tượng nhân

Trang 34

vật Shimamura, luôn thể hiện vẻ đẹp của Komako qua những tấm gương soi, quaánh trăng hắt xuống và khi trực diện thì mọi chi tiết đều chiếu vào nhau, hóa lunglinh.

Trong Xứ Tuyết, vẻ đẹp của vũ đạo và âm nhạc dân tộc cũng được nhân vật

Shimamura phóng đãng phiêu lưu phát hiện sau khi nghiên cứu nghệ thuật PhươngTây … Nhà văn còn miêu tả những vẻ đẹp quyến rũ của thiên nhiên xứ tuyết vớingòi bút tỉ mỉ, tinh tế Nhà văn đặc biệt miêu tả quan hệ rất phức tạp giữa hai côgái geisha, Yuko hấp dẫn và bí ẩn trong mắt anh và càng ngày càng lộ rõ phẩmchất thánh thiện của cô, qua lần gặp đầu tiên trên xe lửa và lần gặp cuối cùng trongquán rượu trước khi cô chết…Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Kawabata đã đạtđến mức độ tuyệt diệu…

Xứ Tuyết được viết với nghệ thuật miêu tả tỉ mỉ và đầy chất thơ

như tanka, haiku Nhật Bản Ở thơ ca truyền thống, ông không chỉ học được chấtthơ mà quan trọng hơn nữa là tư tưởng về cái Không trong nghệ thuật Trong Xứtuyết nhiều điểm nút phát triển câu chuyện, nhiều đoạn người đọc mong chờ sựphân tích suy nghĩ nhân vật nhưng Kawabata đã không nói đến hoặc chỉ nói lướtqua Đó là dụng ý nghệ thuật của tác giả mà ông đã học được từ tư tưởng nghệthuật Thiền tông – nghệ thuật để khoảng trống cho người đọc suy nghĩ Kawabataviết : “Trọng tâm của bức tranh thủy mặc nằm ở khoảng không, nghĩa là ở khoảngkhông có nét vẽ” hay “Tác phẩm của tôi đã từng được mô tả như tác phẩm củachân không”(Đất Phù Tang, Cái đẹp và Tôi)

Qua đó, ta thấy Xứ tuyết thực sự là bản giao hưởng ngân vang trong lòng

người một nỗi u buồn, một hoài niệm về cái Đẹp, về cành hoa tuyết đã tan, về mốitình đã mất, và tất cả được tái họa trước mắt độc giả như trong một bức tranh thủymạc với một ngôn ngữ miêu tả chính xác vô song, phản ánh được thế giới cảm giácrất riêng của tác giả Đó là sự tương giao của nội tâm và khung cảnh; của sự nốitiếp thời tiết Xuân, Đông rồi Thu; của sự hội ngộ và chia ly; của sự sống và cái

Trang 35

chết; của màu tuyết trắng và màu lửa đỏ; của tình yêu thuần khiết và tình yêu đam

mê Ở nơi đó con người dường như đạt tới sự tự do về tinh thần trong hành trìnhtìm lại chính mình

3.6 Vị trí của Xứ tuyết trong sự nghiệp sáng tác của Kawabata và trong

văn học Nhật Bản hiện đại

Dịch giả người Pháp Armel Guerne cho rằng “Đây là một tác phẩm thuầntúy Nhật Bản khác với lối tư duy trong ngôn ngữ phương Tây vốn nặng về gò bóduy lý Nghệ thuật mờ ảo, cái Đẹp được miêu tả tinh tế lộng lẫy, lối kết cấu gần

như vô hình” Quả thật, về phương diện kết cấu, Xứ Tuyết có một cốt truyện đơn

giản, nhưng nó thể hiện đỉnh cao mỹ học của Kawabata, một “thẩm mĩ của chiếcgương soi”

“Xứ Tuyết” (1935- 1947) là tiểu thuyết mà Kawabata đã dành nhiều thời gian và tâm huyết nhất để hoàn thành Có học giả cho rằng, viết “Xứ tuyết”,

Kawabata đã chọn một đề tài thích hợp cho cuộc tao phùng giữa thơ haiku - cáinghệ thuật cực tiểu thuần tuý Nhật Bản và tiểu thuyết có thể tựu thành để tìm vềchốn sâu thẳm của thiên nhiên phương Bắc- nơi vẻ đẹp thuần phác của thiên nhiên

và con người còn vẹn nguyên Từ câu chuyện kể về cuộc hành trình của nhân vật

Shimamura lên xứ tuyết, nhà văn đã ca ngợi nhiệt thành vẻ đẹp của vùng đất và

con người nơi đây

Xứ Tuyết là kiệt tác của Kawabata, “Xuyên suốt một cuốn sách là những

rung cảm tinh tế mong manh và tràn ngập những hình ảnh đầy sức gợi”, “Một vănphẩm đẹp và huyền bí, một trong những tiểu thuyết tinh tế và gợi cảm nhất từngxuất hiện trên xứ sở Phù Tang” Đây là tác phẩm mà cảm thức nắm bắt sự vật vànhững tia chớp nên thơ len vào từng dòng chữ, gây những dư vang và ám ảnh khônnguôi Là câu chuyện về mối quan hệ vô vọng giữa một người đàn ông phong lưu

ở Tokyo và một nàng geisha (nghệ giả) ở thị trấn suối nước nóng bên đồi núi

Trang 36

Niigata, một xứ tuyết thanh bình, u tịch, nên thơ Và cũng là câu chuyện của thiênnhiên qua các mùa, đẹp từng mùa.

Trong nền văn chương Nhật Bản hiện đại, vào thời kì chao đảo giữa những

giá trị truyền thống và ảnh hưởng ngoại lai, Xứ Tuyết là một trong bộ ba cuốn tiểu

thuyết lỗi lạc nhất, kết tinh truyền thống văn chương rực rỡ bắt đầutừ tập thơ Ngànvạn chiếc lá, Vạn diệp tập… và tâm hồn Nhật Bản hiện đại

Tóm lại, Những tác phẩm của Yasunari Kawabata đã giữ một vị trí đặc biệttrong văn học cận - hiện đại Nhật Bản nói riêng và cho cả nền văn học Nhật Bảnnói chung Trong bộ ba tác phẩm giúp Kawabata dành giải Nobel văn học (Ngàn

cánh hạc, Cố đô, Xứ Tuyết), tiểu thuyết Xứ Tuyết thể hiện quan niệm thẩm mỹ

trong truyền thống của người Nhật Bản Đó là bài thơ về cảnh sắc thiên nhiên, làbài ca về tình yêu, cũng là nơi tìm lại vẻ đẹp Nhật Bản

CHƯƠNG II: BIỂU TƯỢNG TUYẾT, GƯƠNG, KIMONO

TRONG TÁC PHẨM XỨ TUYẾT

1 TUYẾT – YUKI

Tình yêu thiên nhiên là một vẻ đẹp tinh thần của người dân Nhật Bản Ngắmhoa, thưởng ngoạn tự nhiên, con người Phù Tang được dịp giao cảm với cuộc đời.Đồng thời, với tín ngưỡng Thần đạo, người Nhật tìm thấy sự linh thiêng trong mọihiện tượng thiên nhiên Tín ngưỡng Kami (thần linh hóa thiên nhiên, tôn thờ thiênnhiên) cho rằng thần thánh có trong vạn vật, là sức mạnh bên trong của toàn bộ tựnhiên, nó hun đúc mối quan hệ chân thành, bình đẳng giữa người với người Tuyết

ẩn chứa linh hồn và dung chứa một ý nghĩa thẳm sâu huyền bí

Được mệnh danh là người lữ khách muôn đời đi tìm cái đẹp, vẻ đẹp NhậtBản trong văn chương Kawabata trước hết vẫn là hoa, là cây cỏ, là khu vườn đầy

Trang 37

ánh sáng,…Trong đó, hình ảnh vốn dĩ rất quen thuộc với người Nhật là tuyết,mang ý nghĩa hàm súc của bốn mùa thiên nhiên thay nhau nối tiếp, là tượng trưngcho vẻ đẹp nói chung tràn ngập trong tác phẩm của ông Hình ảnh tuyết chuyển tảiđược bản chất tâm hồn Nhật Bản – đằm thắm, sâu lắng với thiên nhiên và conngười.

Mang hơi thở gấp của thời đại văn chương mới, nhưng tác phẩm củaKawabata vẫn mang sắc màu của truyền thống Yếu tính của nghệ thuật là cảmnghiệm cái vĩnh cửu trong khoảnh khắc, cảm nghiệm trong không gian nhỏ bé.Cho nên, khoảnh khắc tuyết rơi kéo theo cả chiều dài của vũ trụ, một bông tuyết cóthể ngụ ý cả nhân gian Với Kawabata tuyết trước hết đó là tự nhiên (shizen), là thếgiới vô thần, nhưng nó cũng chính là thần thánh (kami), nó tạo ra được một cõi anlạc vô biên, dù là khoảnh khắc rơi cũng hiện thân được cho vĩnh hằng Và tượngtrưng cho vẻ tinh khiết của người con gái

1.1 Thế giới tinh khiết của tuyết

Trong mỹ cảm của người Nhật, tuyết là một trong ba biểu tượng của cáiđẹp: trăng, hoa, tuyết Tuyết vốn là biểu tượng truyền thống của thiên nhiên NhậtBản, nó tượng trưng cho bốn mùa thay đổi và thời gian trôi qua, luôn hiện diện bêncạnh người Nhật Cùng với trăng gợi lên vũ trụ bao la, hoa là hiện hữu của từngmùa từng thời, ba biểu tượng mỹ cảm của thiên nhiên Nhật Bản này đưa con ngườivào niềm giao cảm thâm sâu với tự nhiên và tạo nên cái đẹp của cõi trần ai

Đứng trên tư duy thẩm mỹ truyền thống, Kawabata thổi luồng gió mới vàocác yếu tố mỹ cảm Phù Tang Nếu hoa là biểu tượng của cái đẹp, sự thanh cao,trong trắng, ngắn ngủi thì tuyết là biểu tượng vẻ đẹp trinh nguyên bất biến của tạohóa, sự trong trắng và thuần khiết của con người Tuyết không chỉ là biểu tượngcủa thiên nhiên, mà nó còn khơi gợi được những tầng nghĩa mới về không gian vàthời gian Dù ở trạng thái nào, tuyết vẫn toả ra sự tinh khiết, thanh sạch

Ngày đăng: 19/12/2017, 13:39

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trung tâm văn hóa Đông Tây (2005), Yasunari Kawabata - tuyển tập tác phẩm, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Yasunari Kawabata - tuyển tập tácphẩm
Tác giả: Trung tâm văn hóa Đông Tây
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2005
2. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa Nhật Bản và Yasunari Kawabata
Tác giả: Đào Thị Thu Hằng
Nhà XB: NXBGiáo dục
Năm: 2007
3. Thuỵ Khê, (2005), “Từ Murasaki đến Kawabata”, Yasunari Kawabata - tuyển tập tác phẩm, NXB Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ Murasaki đến Kawabata
Tác giả: Thuỵ Khê
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 2005
4. Nhật Chiêu (2001), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 2001
5. Nhật Chiêu (1999), Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhật Bản trong chiếc gương soi
Tác giả: Nhật Chiêu
Nhà XB: NXB Giáo Dục
Năm: 1999
6. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia HàNội
Năm: 1999
7. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điểnthuật ngữ văn học
Tác giả: Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên)
Nhà XB: NXB Đại học quốc gia Hà Nội
Năm: 2000
8. Trần Đình Sử (1998), Dẫn luận thi pháp học, NXB Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dẫn luận thi pháp học
Tác giả: Trần Đình Sử
Nhà XB: NXB Giáo dục
Năm: 1998
9. Hoàng Phê (2016), Từ điển Tiếng Việt, NXB Hồng Đức, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Tiếng Việt
Tác giả: Hoàng Phê
Nhà XB: NXB Hồng Đức
Năm: 2016
10.Vơxevolot Ovochinnhikhop (1987), Cành Sakura, Nguyễn Ngọc Sang dịch, NXB Mũi Cà Mau Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cành Sakura
Tác giả: Vơxevolot Ovochinnhikhop
Nhà XB: NXB Mũi Cà Mau
Năm: 1987
11.Lưu Đức Trung (1999), Thi pháp tiểu thuyết của Yasunary Kawabata – nhà văn lớn Nhật Bản, Tạp chí Văn học số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp tiểu thuyết của Yasunary Kawabata – nhàvăn lớn Nhật Bản
Tác giả: Lưu Đức Trung
Năm: 1999
12.Phạm Thị Khánh Liêm (2009), Luận văn thạc sĩ Biểu tượng trong bộ ba tác phẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô của Yasunari Kawabata, đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biểu tượng trong bộ ba tácphẩm xứ tuyết, ngàn cánh hạc, cố đô của Yasunari Kawabata
Tác giả: Phạm Thị Khánh Liêm
Năm: 2009
13.Phạm Thảo Hương (2011), Luận văn thạc sĩ Bi cảm (Aware) trong tiểu thuyết Yasunari Kawabata, đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bi cảm (Aware) trong tiểu thuyếtYasunari Kawabata
Tác giả: Phạm Thảo Hương
Năm: 2011
14.Vũ Thị Hoàng Yến (2010), Luận văn thạc sĩ Hình ảnh người kỹ nữ trong văn học trung đại Việt Nam, đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình ảnh người kỹ nữ trong vănhọc trung đại Việt Nam
Tác giả: Vũ Thị Hoàng Yến
Năm: 2010
15.Lê Thanh Huyền (2009), Khóa luận Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết của Y. Kawabata, đại học Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thế giới biểu tượng trong tiểu thuyết củaY. Kawabata
Tác giả: Lê Thanh Huyền
Năm: 2009
16.Vũ Thị Thoa (2015), Khóa luận Hình thượng nhân vật trong Xứ tuyết của Y, Kawabata, đại học Sư phạm Hà Nội 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình thượng nhân vật trong Xứ tuyết của Y,Kawabata
Tác giả: Vũ Thị Thoa
Năm: 2015

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w