Miêu tả ngoại hình

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 36 - 39)

7. Bố cục khóa luận

2.2.1.Miêu tả ngoại hình

Ngoại hình được hiểu là diện mạo, bề ngoài của nhân vật. Khi xây dựng nhân vật hầu hết các nhà văn đều cho nhân vật của mình một diện mạo, ngoại hình để góp phần thể hiện tắnh cách. Ngoại hình có thể chỉ giúp cho người đọc hiểu được phần nào tắnh cách của nhân vật nhưng đó là yếu tố quan trọng, không thể thiếu để bước đầu nắm bắt được nhân vật. Đó là một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong nghệ thuật nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng. Bởi tiểu thuyết là một thể loại tiêu biểu của loại hình tự sự cũng coi việc dựng lên những hình dáng cụ thể và thông qua đó khoác lên hình hài, những nội tâm khác biệt để phản ánh đời sống xã hội. Do đó trong tiểu thuyết nhân vật vừa được miêu tả chân dung vừa được khắc họa chiều sâu tâm lắ.

Trong văn học Việt Nam vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật đã có từ văn học dân gian và được kế thừa, phát triển cao hơn thời kì văn học trung đại. Tuy nhiên các tác giả thời trung đại vẫn chú ý đến đạo đức hơn vẻ đẹp thể chất. Ngay cả Nguyễn Du - cây đại thụ của nền văn học cổ điển Việt Nam cũng sử dụng bút pháp ước lệ để tả nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều. Đến thời cận đại, diện mạo nhân vật vẫn chưa trở thành diện mạo sinh động, mang đậm tắnh cá thể. Đến giai đoạn 1930 - 1945 quan niệm về cái đẹp trong văn

chương Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng đã khác trước. Vẻ

hoàn chỉnh. T.S Lê Thị Dục Tú nhận xét: ỘViệc thể hiện vẻ đẹp vật chất trong văn xuôi Tự lực văn đoàn thể hiện một quan niệm thẩm mĩ mới có tinh thần thời đại về vẻ đẹp của con người đặc biệt là con người đô thị. Quan niệm này chịu ảnh hưởng của hai yếu tố mĩ học phương Đông và sự xâm nhập của Mĩ học phương TâyỢ [31, tr.113]. Do đó phần lớn các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đều có ngoại hình khá quyến rũ dù xuất thân từ gia

đình trung lưu hay nghèo khó.

Đối với nhân vật chắnh diện, Nhất Linh có cách miêu tả riêng. Để đảm bảo nhân vật hiện lên chân thực nhà văn có cách miêu tả rất khách quan. Đó là cách miêu tả nhân vật chắnh dưới nhiều góc độ, vẻ đẹp tâm hồn và tắnh

cách nhân vật được cảm nhận dưới con mắt nhân vật khác. Trong Đoạn tuyệt,

ta thấy Nhất Linh đã xây dựng nhân vật Loan với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, là mẫu người phụ nữ trong xã hội ấy, một cô gái tân thời có học, thông minh,

suy nghĩ tân tiến: ỘThị Loan này đã có đi học, mà đi học đến năm thứ tư bậc Cao đẳng tiểu học, ở xã hội An Nam, như thế hẳn là một người thông minhỢ [18, tr.160]. Trang phục của nàng: ỘSang trọng trong bộ quần áo tối tânỢ [18, tr.27], Ộrăng trắngỢ Ộmặc áo trắng, đầu quấn tóc trầnỢ [18, tr.71]. Với vẻ đẹp ngoại hình và sự thông minh của Loan nên ỘTừ độ cô ấy còn đi học, mà hồi ấy thì ai không biết LoanỢ [18, tr.154]. Tiếng nói của Loan đối với Dũng ỘTiếng Loan du dương lọt vào tai chàng như một khúc đàn xa xăm ở thời quá vãng đưa lạiỢ [18, tr.54]. Tác giả đặc tả vẻ đẹp của Loan trước khi lấy Thân

trong đêm gặp Dũng ở nhà cô giáo Thảo, Loan đã cố làm ra vẻ vui vẻ trước

mặt Dũng: ỘBỗng chàng thấy Loan đang cười nói, hai con mắt tự nhiên sáng lên khác thường, rồi trên má ửng hồng vì ánh lửa, mấy giọt nước mắt long lanh từ từ chảy.Ợ [18, tr.72]. Nhất Linh đã miêu tả Loan rất đẹp nhưng đó là

một vẻ đẹp buồn dù cố lấy niềm vui gượng để che lấp nhưng vẫn không thể ngăn nổi những giọt nước mắt khi nghĩ Dũng chỉ coi nàng là một người bạn

mà không dành tình cảm gì cho nàng cả. Và dù sau khi lấy chồng, trải qua những tháng ngày bị mẹ chồng hành hạ, nàng vẫn đẹp, đủ khiến cho mấy

người thanh niên trẻ tuổi đi qua đường ngoái nhìn ỘLúc xe đi qua phố hàng Ngang, Loan cố ý nhìn vào mấy cái gương ở cửa hiệu Khách để xem vẻ mặt mình lúc đó. Nàng rất vui lòng khi thấy mấy chàng tuổi trẻ đăm đăm nhìn nàng; lúc xe đi qua, họ còn quay cổ trông theoỢ [18, tr.132]. Vẻ đẹp của Loan

còn được hiện lên qua lời nói của trạng sư khi bào chữa cho nàng ở phiên tòa:

ỘPhải, tôi cần nhắc đến nhan sắc của Thị Loan. Thị Loan có học thức, có nhan sắc, đương vào độ chan chứa lòng nguyện ước về một cuộc đời tốt đẹpỢ [18, tr.160], hay như trong lời bàn tán của những người đi xem kiện ỘTội nghiệp cho con người đẹp thế mà phải ngồi tùỢ [18, tr.159]. Vẻ đẹp ngoại

hình của nhân vật không được miêu tả một cách trực tiếp bằng ngôn ngữ của người kể chuyện giống như các tác giả thời trung đại mà được miêu tả gián tiếp thông qua sự cảm nhận của chắnh các nhân vật trong tác phẩm. Bên cạnh đó, tác giả đã rất chú ý đặc tả đôi mắt của Loan, đó là đôi mắt buồn ẩn chứa bao nhiêu tâm trạng của nàng trong cảnh sống bó buộc nơi gia đình nhà chồng, tất cả những u uất những nỗi phiền muộn đều được chất chứa và thể hiện qua đôi mắt ấy. Từ đó, hiện lên một cuộc sống nhàm chán, cứ trôi một cách tẻ nhạt ngày qua ngày, ngày nào cũng phải chịu cảnh sống như một nô lệ trong không gian tù túng.

Trong Đoạn tuyệt không chỉ Loan được Nhất Linh miêu tả hình thức

bên ngoài cùng với thế giới nội tâm sâu sắc mà Dũng cũng được điểm qua

một và nét : Ộvẻ mặt cương quyết, rắn rỏiỢ [18, tr.23], ỘThấy bộ quần áo của Dũng đã cũ kỹ, bạc màuỢ [18, tr.23], Dũng hiện lên qua sự cảm nhận của Loan ỘRồi nàng thấy hiện ra trước mặt hình ảnh Dũng ngồi trước lò sưởi, vẻ mặt rắn rỏi cương quyết, vẻ mặt của một người có chắ khắ cao rộngỢ [18, tr.65].

Khi miêu tả ngoại hình nhân vật, Nhất Linh thể hiện là một nhà văn có tài miêu tả ngoại hình và dựng chân dung nhân vật. Nhờ đó nhân vật của ông được khắc họa rất phù hợp với ý đồ, tư tưởng của nhà văn mà không hề áp đặt, gần gũi với đời thường, vẻ đẹp của nhân vật Loan là cái đẹp của tự nhiên chứ không phải là cái đẹp của son phấn. Trong thế giới nhân vật mà ông miêu tả, một điều không thể bác bỏ là cho dù nhân vật như Loan hay nhân vật khác đều có một điểm xuất phát đó là hiện thực bởi trong miêu tả nhân vật dù ắt hay nhiều mỗi người đều thấy sự phản ánh của bản thân mình ở trong đó.

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 36 - 39)