Ngôn ngữ đối thoại

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 45)

7. Bố cục khóa luận

3.1. Ngôn ngữ đối thoại

Ngôn ngữ đối thoại là sự giao tiếp qua lại trong đó sự chủ động được chuyển đổi luân phiên giữa những phắa tham gia vào giao tiếp. Mỗi phát ngôn đều được kắch thắch bởi phát ngôn có trước và là sự phản xạ lại phát ngôn ấy.

Trong Đoạn tuyệt Nhất Linh đã sử dụng ngôn ngữ đối thoại để viết nên những

bản tuyên ngôn nhân quyền, thể hiện thái độ mỉa mai phê phán những biểu hiện của cái cũ.

Trong giới hạn của bài khóa luận chúng tôi xin đề cập đến hai loại ngôn ngữ đối thoại: đối thoại mang tắnh chất ám chỉ và đối thoại mang tắnh chất tuyên ngôn.

3.1.1. Đối thoại mang tắnh chất ám chỉ

Đối thoại mang tắnh chất ám chỉ thực chất là đối thoại ngầm nằm sâu bên trong ngôn ngữ đối thoại mang ý nghĩa tường minh. Hình thức đối thoại này được sử dụng nhiều nhất trong các cuộc giao tiếp của nhân vật bà Phán Lợi và Loan. Nhất Linh sử dụng thủ pháp này nhằm miêu tả sự nhỏ nhen, đố

kị của các nhân vật có những nét tâm lắ, tắnh cách cùng loại. Các nhân vật nói chuyện với nhau nhưng mục đắch của cuộc nói chuyện ấy lại hướng về người thứ ba bóng gió, xoi mói, khắch bác. Họ nói với nhau nhưng cố tình để người thứ ba nghe thấy, cảm thấy. Lúc này lời nói có tác dụng như một sự kắch thắch vào cảm xúc, lắ trắ của nhân vật thứ ba tạo ra những xung đột căng thẳng.

Ngôn ngữ bà Phán Lợi dùng trong đoạn hội thoại với Loan được thể hiện rõ rệt ở ba tình thái: ám chỉ, mỉa mai, áp đảo, lấy cái thế hơn của mình để gỡ gạc, che đậy sự yếu kém, mặc cảm, đố kị với người khác mà mình chỉ mới lờ mờ thấy chứ không phân tắch, lắ giải được. Tuy nhiên trong những lời ám chỉ của mình bà Phán Lợi không trực tiếp nói với Loan nhưng đắch hướng tới lại là Loan. Bà thường dùng biện pháp quát mắng đầy tớ để răn dạy con dâu, âu đó cũng là một thói quen thường tình của các bà mẹ chồng. Nhưng ở lời nói của bà ẩn chứa một thái độ khó chịu khi thấy nàng dâu lạc hẳn khỏi hệ thống thông thường mà mình vẫn biết xưa nay. Chẳng hạn khi thấy Loan và Thân ngồi ngoài vườn, dành chút thời gian bên nhau để bàn chuyện riêng, bà

Phán Lợi riết róng mắng đầy tớ: ỘTôi nuôi các người để các người giúp đỡ tôi chứ để các người ăn không ngồi đùa giỡn đấy à? Chướng mắt lắm, không chịu nổi! Ợ [18, tr.73]. Mọi lời mỉa mai của bà đều nhằm vào sự có học của

Loan, coi đó như một nguyên nhân cơ bản để hình thành nên thói cứng đầu, cứng cổ, lắm lắ lẽ mà xưa nay trong gia đình bà không có. Vì vậy lời nói của bà Phán không phải là những lời dạy bảo chân thành của một bậc bề trên với

kẻ làm dâu làm cháu mà đó là Ộlời ray rứt làm con đau khổ vô ắchỢ [18, tr.85] (nhận xét của Loan). Một mặt bà kắch động Thân: ỘTôi cưới nó về cho anh để anh cho nó làm vương làm tướng trong cái nhà này àỢ [18, tr.84]. Một mặt bà nhiếc móc Loan ỘTôi thì tôi đâu dám mắng cô, mà ai mắng nổi cô ở nhà này, cô cứ dạy quá lời. Giỗ tết nhà tôi cô không thèm biết đến thì thôi, ai bắt. Tôi chỉ nói để cô biết từ rày, cô có đi đâu thì cô cho tôi hay, kẻo ở nhà này có kẻ

ra, người vào, lỡ mất cái gì thì một mất mười ngờ, người ta nói ra, nói vào thêm khó khănỢ [18, tr.85].

Những lời nói có tắnh chất áp đảo đối với Loan mà bà sử dụng thực chất có ý nghĩa như một hành động, nó được tung ra đúng dịp bà Phán cảm thấy không còn lắ lẽ gì để đối đáp với con dâu nữa. Bà dùng nó để hoặc chấm dứt điều đang tranh cãi, lái câu chuyện sang hướng khác hoặc để thách thức

đối phương hành động theo kiểu Ộđứa nào làm gì tôi thì làm đi, tôi xem nàoỢ

[18, tr.119]. Trong một ngày giỗ, mượn cớ Loan để hỏng nồi canh hải sâm khi được Tuất nhờ trông hộ, bà đã nhân danh trọng tài phân xử để bênh vực Tuất và quát mắng Loan. Quát thôi chưa đủ hả giận thực tế bà con muốn làm hơn thế nữa nhưng vấn đề là cơn cớ chưa đủ độ, phải dùng hành vi - ngôn ngữ vậy:

- ỘMợ muốn sống thì mợ cầm ngay cái nồi kia đem ra ao rửa sạch đi. Mợ còn muốn đợi ai hầu nữa. Tôi, chứ người mẹ chồng khác thì người ta hất cả nồi hải sâm vào mặt ấy! Ợ [18, tr.140].

Sau cùng khi mâu thẫu mẹ chồng - nàng dâu lên đến cực điểm thì lời nói liền đi kèm hành động:

- ỘBà thử đánh mày một cái tát, xem mày bảo là hèn nhát nữa không?Ợ

- ỘTôi không thèm tát nữa. Mày, dần xác nó ra cho taoỢ.

- ỘĐánh chết nó đi cho tôi, chết đã có tôi chịu tộiỢ [18, tr.144].

Như vậy ngôn ngữ đối thoại của nhân vật đã làm rõ tâm lắ đố kị, bản chất độc ác, độc đoán của bà Phán Lợi, kẻ đại diện cho quan niệm cổ hủ của lễ giáo phong kiến. Phong cách ngôn ngữ của bà mẹ chồng rất sống động, mang nhiều sắc thái. Cùng với các từ ngữ nói năng với Loan, các từ ngữ xưng

hô của bà Phán Lợi đa dạng: các người, mợ, cô, chị, nó, mày, con kia, tôi, tao, bà đã lột tả tắnh cách của người đàn bà lắm điều, chuyên chế, hống hách, căm

Có những nhân vật xuất hiện ắt như bà huyện Tịch nhưng ngôn ngữ cũng rất ấn tượng. Có thể kể đến một số câu nói mang đầy ẩn ý của nhân vật

này như Ộ cô răng trắng đã về rồi đấy ưỢ [18, tr.86], Ộ Rước những hạng tân thời ấy về để nó làm bại hoại gia phong nhà mìnhỢ [18, tr.86], Ộ Bà Trưởng ơi! bà Trưởng ơ! khéo sao khéo thếỢ [18, tr.139]. Chỉ một từ Ộrăng trắngỢ đã

biểu lộ đầy đủ sự miệt thị của cả một thế hệ những người đàn bà cũ với những người phụ nữ mới (răng trắng), một quan niệm thẩm mĩ lỗi thời với quan niệm thẩm mĩ tiên tiến, một lối sống cũ và một lối sống mới. Bà gọi người phụ nữ mới một cách khinh miệt là hạng tân thời và lên án là làm bại hoại gia phong. Ngôn ngữ của bà vừa dân dã, vừa kênh kiệu, có luyến láy, khiến người dọc dễ nhận ra được giọng điệu của một người đàn bà thảo mai, chuyên xúc xiểm, kắch động người khác. Trong đại gia đình phong kiến, không chỉ đối thoại giữa mẹ chồng với nàng dâu mà đối thoại các em chồng với chị chồng cũng thể hiện mối quan hệ khá phức tạp và căng thẳng. Như cô em chồng bảo

Loan: ỘNhà tôi có ai đỗ bằng nọ, bằng kia như chị đâu mà bảo xem nổiỢ [18, tr.85], Ộhơi tắ là đem chữ ra khoeỢ [18, tr.85], Ộchị đừng giở giọng tai ngược vu oan giá họa cho người taỢ [18, tr.119]. Kắch bác mẹ chưa đủ cô em chồng

còn kắch động cả anh trai mình để gây mối bất hòa giữa Loan và Thân khiến

cho mọi việc càng thêm căng thẳng và phức tạp: ỘCũng tại anh cả nhu nhược nên người ta mới xỏ chân lỗ mũi khinh mẹ mình cũng đượcỢ [18, 86]. Từ đó,

tác giả muốn khẳng định luận đề của mình những con người đại diện cho lễ giáo phong kiến độc ác, xấu xa như vậy đấy còn chờ đợi gì nữa mà không đoạn tuyệt.

Bên cạnh đó, ở tiểu thuyết Đoạn tuyệt các nhân vật ngoài giao tiếp

bằng ngôn ngữ, họ còn giao tiếp với nhau bằng hành vi, cử chỉ phi ngôn ngữ, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ của họ đã tham gia vào cuộc đối thoại không đơn giản chỉ để bổ sung cho ngôn từ bên ngoài mà đó còn là những tắn hiệu thẩm

mĩ gợi ra một cuộc giao tiếp khác, giao tiếp không lời. Qua đó biểu hiện được tình cảm của các nhân vật rõ rệt nhất.

Những cuộc đối thoại ngầm được nhà văn tạo dựng nên nhằm để hai

người yêu nhau có thể thăm dò tình cảm của nhau. Tuy nhiên nhiều khi hình thức đối thoại ngầm đó lại khiến nhân vật bị rơi vào tình thế khó xử trong những lời nói rụt rè, ý nhị, bóng gió xa xôi quá. Lúc ở nhà cô giáo Thảo, Loan

với: Ộhai con mắt dịu dàng nhìn DũngỢ, Ộnhìn đăm đăm không chớpỢ [18, tr.23]. Ánh mắt dịu dàng ấy cùng lời nói đùa: ỘAnh Dũng cần người hầu hạ thì đã có em, em lấy rẻ mỗi tháng nam hào công thôiỢ [18, tr.23] khiến Dũng: Ộngượng nghịu, chàng gượng cười bắt tay ông giáo, cúi đầu chào Thảo và Loan, rồi cầm mũ, mở cửa đi ra ngoài mưa gióỢ [18, tr.24]. Khi Loan đến nhà Dũng để nói chuyện, thấy ảnh mình trong nhà Dũng, ỘLoan đưa mắt nhìn Dũng dò xem cử chỉ của Dũng lúc đó ra sao, Dũng vẫn thản nhiênỢ [18, tr.29] và điều đó khiến nàng nghĩ rằng Dũng không yêu mình: ỘLoan hơi thất vọng; nàng muốn Dũng có vẻ ngượng nghịu đối với nàng và tỏ ra ý buồn rầu khi sắp phải xa nàng: vẻ ân cần vui vẻ của Dũng làm cho nàng biết rằng Dũng chỉ coi nàng như một người bạn mà thôiỢ [18, tr.28]. Lúc Dũng đến nhà Thảo

thì Loan tới, Dũng tránh mặt đi. Khi Loan nghi ngờ, hỏi xin cái bao thuốc của

Dũng ỘThảo không trả lời, đưa mắt nh́n sang bên buồng ngủ, như muốn phân trần cùng Dũng đứng sau cánh cửaỢ [18, tr.55]. Khi gặp Dũng sau bao ngày

xa cách, ánh mắt họ dành cho nhau vẫn đằm thắm tình thương, chỉ nhìn nhau

nhưng đã hiểu lòng nhau ỘLoan và Dũng đưa mắt nhìn nhau và trong một lúc cùng cảm thấy hết cả cái buồn xa vắng mênh mông của cuộc phân ly mà hai người biết sẽ dài cho đến ngày trọn đờiỢ [18, tr.60].

Như vậy, Nhất Linh đã thành công khi đưa ngôn ngữ đối thoại mang tắnh chất ám chỉ xen kẽ trong cuộc giao tiếp, gặp gỡ giữa các nhân vật. Đó là điều kiện để cho nhân vật tự mình bộc lộ suy nghĩ, mong muốn của bản thân

cho đối phương hiểu và giúp nhân vật tự mình giải thoát ý nghĩ trong lòng mình. Mặt khác, qua đối thoại mang tắnh chất ám chỉ, tắnh cách nhân vật được bộc lộ, đặc biệt là nhân vật phản diện bà Phán Lợi.

3.1.2. Đối thoại mang tắnh chất tuyên ngôn

Đối thoại mang tắnh chất tuyên ngôn là biện pháp nghệ thuật thể hiện rõ nhất thái độ đấu tranh quyết liệt để chống lại tư tưởng cũ ở mọi nơi, mọi lúc với mọi đối tượng của nhân vật Loan với tư cách trạng sư của sự Âu hóa, ngôn ngữ đối thoại của Loan luôn luôn thể hiện tâm thế tranh luận, giảng giải, biện minh cho cái mới, thậm chắ cực đoan đến mức chẳng cần quan tâm đến việc người khác có hiểu những điều mình nói hay không. Trong cuộc tranh luận với cha mẹ đẻ về việc hôn nhân của mình, Loan khiến ông bà Hai kinh

ngạc, lo sợ: ỘÔng Hai nghiêm nghị nhìn con rồi bảo:

- Việc ấy thầy mẹ định rồi và sẽ lo liệu thu xếp cho cô, cô không phải bàn.

Cái thói ở đâu, hễ mẹ nói câu gì là cứ mồm một mồm hai cãi trả lại xa xả. Văn minh vừa vừa chứ, người ta mới chịu nổi!

Loan cúi đầu ngẫm nghĩ một lát, rồi nàng nói giọng cương quyết:

- Thưa thầy me, thầy me cho con đi học, thầy me không thể cư xử với con

như con vô học được nữa. Không phải con kiêu ngạo gì, đó chỉ là một sự tự nhiên. Lỗi ấy không ở con. Phân bày phải trái với bố mẹ không phải là bất hiếu như ý con tưởng.

Thấy me ứa nước mắt khóc, Loan quay lại nói riêng với bà Hai:

- Thưa me, con xin lỗi me đã làm me phải phiền lòng. Nhưng còn hơn là để me buồn khổ mãi mãi. Nếu con không cắp sách đi học, con sẽ cho lời me là một cái lệnh không trái được, con sẽ như mọi người khác bị ép uổng, rồi liều mình tự tử. Đó mới là bất hiếu. Chớ nói rõ để me biết chỉ làm phiền lòng me chốc lát mà thôi. Thầy me giận con, vì thầy me không tưởng tượng

được rằng làm phận con lại dám cả gan trái lời bố mẹ. Con cho thế mới là phải đạoỢ [18, tr.39 - 40].

Khi nói chuyện với chồng, Loan khẳng định lối sống cá nhân của mình,

khiến cho ông chồng cổ hủ như Thân chỉ thấy đó là ý tưởng lạ lùng: ỘTôi chỉ biết cậu là chồng, còn đối với những người khác, vì nể cậu mà tôi chịu nhịn. Nhưng, nếu một ngày kia, người ta làm cho tôi không thể nhịn được nữa, chắc sẽ có nhiều chuyện lôi thôi. Cậu nên liệu trước đi là hơnỢ [18, tr.77]. Đặc

biệt, ngữ điệu của nhân vật thể hiện thái độ khẳng định, thậm chắ mang sắc thái nhấn mạnh rất rõ, phần thuộc về cái tôi của mình. Với bà cô ruột, Loan

nói: Ộcháu, cháu nghĩ khácỢ, Ộđời cháu, cháu phải loỢ [18, tr.82]. Với Thảo, Loan tâm sự : Ộ em có quyền tự lập thân emỢ, Ộcái quyền làm người của em người ta không kể đếnỢ [ 18, tr.89], với em chồng thì : Ộđể tôi lo việc của tôiỢ [18, tr.118], với mẹ chồng, luôn luôn Loan lớn tiếng: Ộ đứa con của con nó ốm, bổn phận của con, con phải loỢ[18, tr.118], Ộtôi không cần ai dạy tôiỢ, Ộkhông ai có quyền chửi tôi, không ai có quyền đánh tôiỢ [18, tr.44]. Những

tiếng tôi, của tôi, quyền thường vang lên rất đanh thép. Đó chắnh là biểu hiện cao nhất của xung đột cá nhân với xã hội truyền thống, giữa quan niệm cũ và nhận thức mới trong vấn đề hôn nhân và gia đình để tiến tới một cuộc sống trong đó vị trắ cá nhân được khẳng định. Sự khẳng định này mang một ý nghĩa tiến bộ không thể phủ định trong thời điểm xã hội lúc bấy giờ.

Như vậy, hình thức đối thoại mang tắnh chất ám chỉ và đối thoại mang tắnh chất tuyên ngôn đã làm rõ tắnh cách, tình cảm của các nhân vật trong

Đoạn tuyệt. Bên cạnh đó, với tiểu thuyết luận đề, hình thức đối thoại này đã

giúp nhà văn thể hiên được rõ những tư tưởng của mình. 3.2. Ngôn ngữ độc thoại nội tâm

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: ỘĐộc thoại nội tâm là lời phát ngôn của nhân vật nói với chắnh mình, thể hiện trực tiếp thông qua quá trình tâm lắ

nội tâm, mô phỏng hành động, cảm xúc, suy nghĩ của con người trong dòng chảy trực tiếp của nóỢ [ 9, tr.122].

Giáo sư Nguyễn Hải Hà trong Thi pháp tiểu thuyết L.tôn xtoi quan niệm: ỘĐộc thoại nội tâm là tiếng nói bên trong tâm hồn nhân vật, là ý nghĩa thầm kắn, là lời tự nhủ thầm hoặc nhân vật tự nói to lên với chắnh mình. Độc thoại nội tâm bộc lộ tinh thần nhân vật, làm hiện rõ con người bên trong của nóỢ.

Độc thoại nội tâm là một sự phân thân của nhân vật. Nhân vật vừa là người nói vừa là người nghe tiếng nói bên trong ấy. Những đoạn độc thoại nội tâm là những khoảnh khắc nhân vật bộc lộ chân thực cảm xúc, suy nghĩ của mình về bản thân, về thế giới sâu kắn nhất của tâm hồn, của tắnh cách con người. Do đó, độc thoại nội tâm là một thủ pháp hữu hiệu nhất, thể hiện chiều sâu tâm lắ, góp phần thể hiện rõ hình tượng nhân vật. Nó giúp nhà văn thâm nhập vào những miền sâu kắn nhất của tâm hồn nhân vật để nắm bắt, phân tắch, mổ xẻ những ý nghĩ, suy tư thầm kắn mà không phải lúc nào nhân vật cũng hiện ra bên ngoài.

Ở tác phẩm của Nhất Linh độc thoại nội tâm thường được thể hiện dưới hình thức ngôn từ nửa trực tiếp hoặc là lời của nhân vật tự nói to với mình. Thủ pháp nghệ thuật này có vai trò quan trọng, nó giúp nhà văn thể hiện cảm xúc, tâm tư, tái hiện được diễn biến tâm lắ của nhân vật. Trong Đoạn tuyệt,

Loan là một cô gái có học, ảnh hưởng của văn hóa phương Tây. Bản thân

Loan luôn muốn Ộmình phải tự tạo ra hoàn cảnh hợp với quan niệm mới của

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)