Tình huống khơi gợi tâm lắ

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 31)

7. Bố cục khóa luận

2.1.2.Tình huống khơi gợi tâm lắ

Trịnh Hồ Khoa trong cuốn Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi hiện đại Việt Nam nhận xét: ỘNhững hồi ức, kỷ niệm góp phần mở rộng không gian, thời gian nghệ thuật, giúp người đọc trở về quá khứ xa xưa của nhân vật hay đi đến những vùng trời xa lạ khác nhau mà nhân vật đã từng sinh sống, để từ đó hiểu rõ hơn và lắ giải những khắa cạnh khác nhau của tắnh cáchỢ [16, tr.135]. Mỗi con người đều có ắt nhiều những kỉ niệm, hồi

ức ẩn sâu bên trong. Do đó trước những câu chuyện, sự kiện, hoạt động, một tình huống nào đó đều có thể khiến cho nhân vật tìm về kắ ức, kỉ niệm từ lâu đã ẩn khuất bên trong tâm hồn. Từ đó, nó có thể dẫn đến nhiều trạng thái khác nhau trong lòng nhân vật: vui, buồn, đau khổ, hạnh phúcẦ

Để khơi dậy đời sống tâm lắ phức tạp của nhân vật, Nhất Linh rất tài tình khi tạo dựng loại tình huống nhẹ nhàng, thường khơi gợi cảm xúc, tâm lắ nhẹ nhàng. Đó có thể là những cuộc gặp gỡ gia đình, bạn bè, những chuyến đi dã ngoại hay một hình ảnh thiên nhiên bỗng dưng bắt gặp.

Ở Đoạn tuyệt các cuộc gặp gỡ được Nhất Linh sắp đặt với mục đắch

dẫn mạch tâm lắ của nhân vật. Từ cuộc gặp gỡ đầu tác phẩm đến cuộc gặp gỡ ở nhà Thảo cuối tác phẩm nhân vật có điều kiện bộc lộ cảm xúc, cảm giác vui

sướng ngất ngây hồi hộp, pha chút dò xét của tâm trạng đang yêu và mong chờ được yêu và hạnh phúc khi tìm được tình yêu muộn màng, dù hứa hẹn còn nhiều chông gai, trắc trở ở phắa trước.

Để dòng hồi tưởng nhân vật trôi theo những cảm xúc, cần phải có chất xúc tác là hoàn cảnh bên ngoài để khơi gợi cảm hứng, suy nghĩ cho nhân vật. Bởi nhân vật thường chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, việc tức cảnh sinh tình là một trong những yếu tố hiển nhiên. Từ một yếu tố tác động của ngoại giới, nhân vật có thể miên man trôi theo dòng hồi ức, liên tưởng để đến với những kỉ niệm hoặc đến với thế giới mộng ước, chìm đắm trong những cảm xúc, suy tưởng của riêng mình. Chắnh sự gợi cảm xúc đó đã thể hiện rõ thế giới tình cảm mãnh liệt, phong phú, độ nhạy cảm của tâm hồn nhân vật. Tạo nên những tình huống gắn với bối cảnh thời gian và không gian thắch hợp, nhà văn đã để cho dòng cảm xúc của nhân vật diễn ra một cách tự nhiên, khơi gợi nhiều

trạng thái tâm lắ khác nhau. Không gian trong Đoạn tuyệt được nhà văn xây

dựng theo tắnh chất đối xứng, một bên là không gian thực, một bên là không gian ảo mộng. Không gian thực thường chật chội, tù hãm, đó là gian phòng lạnh lẽo, thiếu vắng tình yêu kể cả khi trong đó có đủ hai người. Chúng là biểu tượng sự trói buộc, một dây xắch hữu hình, vô hình đè nặng lên số phận của các cô gái mới như Loan, Nguyệt khiến họ phải đấu tranh thoát khỏi nó. Đấu tranh trực diện bằng hành động, bằng ngôn ngữ chưa đủ, họ con tìm đến sự giải thoát bằng những giấc mộng êm đềm nhưng không kém phần chua xót của tình yêu đôi lứa. Do vậy, không gian mộng mang cảm giác ấm áp tỏa ra từ lò sưởi, với cảm giác thoáng đãng, thanh khiết, huyền bắ toát ra từ cây cối, ánh trăng, dòng sông, những ngọn đồiẦ vừa có giá trị như những biểu tượng của sự tự do, hạnh phúc vừa là hình ảnh đối lập tác động vào tâm thức nhân vật, thúc đẩy quy trình tự ý thức của nó phát triển.

Trong một không gian được trang hoàng lộng lẫy như Ộmột cảnh bồng lai phảng phất hương thơmỢ [18, tr.67], trong ngày cưới thì với Loan nó chỉ là Ộnơi chôn cái đời ngây thơ, trong sạch của nàngỢ [18, tr.67]. Không gian thực

ấy luôn luôn được nhìn nhận trong thế so sánh với không gian mộng, không tách rời hình ảnh bắ hiểm, hấp dẫn của Dũng, thể hiện rõ nỗi ám ảnh trong tâm thức của Loan về hai cảnh đời trái ngược nhau. Một đằng tù túng còn đằng kia

thì phóng khoáng: ỘNhìn bóng mây, Loan thẫn thờ nghĩ đến Dũng, bây giờ không biết trôi dật tận nơi nào. Bấy lâu mê mải với cuộc đời phiêu lưu, không biết có khi nào chàng dừng chân tưởng nhớ người bạn gái xưa lẩn quất trong nơi tù hãm, và năm tháng vẫn mòn mỏi trông chàng, tuy biết rằng không ngày xum họp nữaỢ [18, tr.138]. Không gian mộng được tô đậm bằng hình ảnh một

chiếc lò sưởi rừng rực cháy trong những ngày mưa phùn lạnh lẽo, đó là biểu tượng của không khắ gia đình hạnh phúc, đầm ấm, là hình ảnh đối lập với thực tại chia lìa của Loan và Dũng, là mơ ước xa xôi thầm kắn của họ về hạnh phúc lứa đôi khiến cho thực tại cuộc sống hai người càng trở nên cay đắng, khốc liệt hơn. Nếu như Khái Hưng thất bại khi miêu tả cuộc hội ngộ bên lò sưởi

của Mai và Lộc trong Nửa chừng xuân thì Nhất Linh đã thành công với hình

ảnh này. Hình ảnh lò sưởi được miêu tả ba lần trong tác phẩm. Mỗi lần đều mang trạng thái cảm xúc khác nhau của nhân vật. Hai lần đầu với sự có mặt của Dũng lúc đó Loan thấy cuộc hôn nhân trước mắt mình không có gì hứa

hẹn tốt đẹp. Vì vậy ngồi bên lò sưởi, bên Dũng, Loan vẫn cảm thấy Ộcái buồn xa vắng mênh mông của cuộc phân liỢ [18, tr.60]. Lần cuối, không có Dũng ỘNgồi trước lò sưởi đã bắt đầu cháy đỏ lửa, nghe tiếng củi lách cách, Loan mơ mộng nhớ lại cả quãng đời quá khứ, hồi cùng Dũng từ biệt, mỗi người đi về một ngả, nay nàng lại đi về đời cũ, nhưng trở về một mìnhỢ [18, tr.170],

thật là nỗi buồn lắng dịu, sâu sắc, có sức truyền cảm mạnh mẽ. Cảnh sắc thiên nhiên với cái vườn ấp Thái Hà luôn khiến Loan tưởng nhớ về Dũng và cuộc

đời tự do của chàng đã làm dịu tâm hồn Loan: ỘCũng giống như nước mưa in bóng những đám mây trắng ngang qua, làn nước thu của đôi mắt Loan như long lanh thoáng in hình ảnh một giấc mộng xa xăm. Nhìn bóng mây, Loan thẫn thờ nghĩ đến Dũng, bây giờ không biết trôi dạt tận nơi nào. Bấy lâu mê mải với cuộc đời phiêu lưu, không biết có khi nào chàng dừng chân tưởng nhớ tới người bạn gái xưa lẩn khuất trong nơi tù hãm, và năm tháng vẫn mòn mỏi trông chàng, tuy biết rằng không còn ngày sum họp nữaỢ [18, 138]. Khi

đang sống chuỗi ngày tẻ nhạt bên nhà chồng tầm thường bất đắc dĩ và cuộc đời khổ sai cả thể xác lẫn tinh thần của Loan thì cuộc gặp gỡ bất ngờ như trong mơ trên đường rừng Yên Bái. Dũng hiện ra, đi nhờ xe cùng nàng một

chặng đường, ỘChàng cho xe chạy hết máyỢ, Ộgió thổi vào xe vù vù, thổi bay hất tà áo Loan lên mặt, bà huyện kêu rú lên. Còn Loan, tuy sợ nhưng nàng vẫn thấy cái thú lạ thường, cái thú mê hồn của sự nguy hiểm, nàng đăm đăm nhìn Dũng. Nàng cảm thấy rõ rệt hết cả cái mãnh liệt của đời Dũng, nàng thầm mong co chiếc xe kia đâm vào hang hốc đá và vỡ tan tành ra như cám để nàng được hưởng một cái chết mạnh mẽ bên người nàng vẫn yêuỢ [18,

tr.111].

Cùng với không gian, thời gian được tác giả sử dụng khéo léo để tạo nên tình huống để nhân vật bộc lộ tâm tư, tình cảm của mình. Có lẽ thời điểm gây ấn tượng nhất là ngày Tết. Trong khi nghe tiếng pháo nổ chiều 30 Tết

dưới chân đồi, ỘDũng tưởng tượng mãi theo tiếng pháo đó cứ mỗi lúc một đi xa mãi cho đến tận phắa chân trời nơi Loan ởỢ [18, tr.98]. Với Loan là ngày

tết đầu tiên sau khi đã thỏa nguyện thoát li. Lẽ ra Loan phải vui mừng vì từ nay mình đã có quyền tự lập, tự quyết định mọi hành vi nhưng rồi cảm nhận của Loan vẫn không vượt qua khỏi ranh giới thông thường của tâm lắ phụ nữ,

chỗ này ngòi bút tác giả tinh tế: ỘTrong lúc năm hết tết đến, Loan còn cảm rõ nỗi cô độc của nàng, một thân một mình sống trơ trọi, gian nhà này mỗi khi

về nàng thấy ấm cúng bao nhiêu, thì chiều hôm nay có vẻ lạnh lẽo bấy nhiêuỢ

[18, tr.192]. Tâm trạng nhân vật thể hiện bằng những cung bậc uyển chuyển, chân thực biết bao. Ở vào thời điểm thiêng liêng ấy, trong mỗi đời người, cả thời gian quá khứ và hiện tại như đồng hiện nhằm làm nổi bật tâm trạng lạnh lẽo cô đơn của nhân vật. Thành ra quá khứ được liên tưởng, được gọi về nhưng không hề che lấp hiện tại, trái lại làm rõ hơn cái hiện hữu mà nhân vật đang sống, đang trải nghiệm. Qua bao nhiêu đau khổ, xót xa, tủi nhục, Loan ở nhà cô giáo Thảo nghe tiếng pháo tiễn năm cũ, Loan xúc động nhớ lại tình yêu Dũng 6 năm nay. Trên rừng núi, Dũng thương Loan, không thể quên Loan, chàng uống hết cốc rượu này sang cốc rượu khác. Ở Hà Nội Loan đọc

được thư Dũng ngây ngất như người say, nàng mở cửa đi ra ngoài Ộquên cả mưa ướt, gió lạnhỢ [18, tr.200]. Hai tâm hồn đã gặp nhau, gắn quyện với

nhau.

Như vậy, loại tình huống này đã giúp cho nhân vật vừa bộc lộ những rung cảm thầm kắn vừa giúp cho họ tự điều chỉnh trong nhận thức về tình yêu, cuộc sống. Tình huống được nhà văn xây dựng nên đã tạo nên sự tương ứng, vang vọng giữa hai tâm hồn, tạo nên màu sắc lãng mạn. Chắnh màu sắc lãng mạn của mối tình trong sạch, lắ tưởng thoạt như tuyệt vọng giữa Loan và Dũng làm bối cảnh cho luận đề khiến tác phẩm trở nên bớt về lắ trắ, khô khan,

máy móc, khiến cho Đoạn tuyệt gây được tác động vô cùng sâu xa trong một (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thời. Tình huống khơi gợi tâm lắ đã trở thành thủ pháp xây dựng nhân vật mang lại một chiều sâu cho nội tâm nhân vật của Nhất Linh.

2.2. Nghệ thuật miêu tả nhân vật qua ngoại hiện

Trong tiểu thuyết, xây dựng nhân vật là vấn đề quan trọng mà nhà văn quan tâm. Bởi bản chất của văn học là một quan hệ với đời sống, văn học tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như những tấm gương của đời sống. Nhân vật trong tác phẩm văn học không chỉ thể hiện chủ

đề, tư tưởng của tác phẩm mà còn thể hiện quan niệm nghệ thuật về con người của một nhà văn ở những thời điểm lịch sử nhất định. Chắnh vì thế thành công trong việc xây dựng nhân vật chắnh là thành công của tác phẩm văn học.

Trong tiểu thuyết Đoạn tuyệt, Nhất Linh đã sử dụng các phương thức xây

dựng nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động. Vì thế nhân vật trở nên gần gũi, sống động, tạo sự hấp dẫn cho người đọc.

2.2.1. Miêu tả ngoại hình

Ngoại hình được hiểu là diện mạo, bề ngoài của nhân vật. Khi xây dựng nhân vật hầu hết các nhà văn đều cho nhân vật của mình một diện mạo, ngoại hình để góp phần thể hiện tắnh cách. Ngoại hình có thể chỉ giúp cho người đọc hiểu được phần nào tắnh cách của nhân vật nhưng đó là yếu tố quan trọng, không thể thiếu để bước đầu nắm bắt được nhân vật. Đó là một thủ pháp nghệ thuật không thể thiếu trong nghệ thuật nói chung và trong tiểu thuyết nói riêng. Bởi tiểu thuyết là một thể loại tiêu biểu của loại hình tự sự cũng coi việc dựng lên những hình dáng cụ thể và thông qua đó khoác lên hình hài, những nội tâm khác biệt để phản ánh đời sống xã hội. Do đó trong tiểu thuyết nhân vật vừa được miêu tả chân dung vừa được khắc họa chiều sâu tâm lắ.

Trong văn học Việt Nam vẻ đẹp ngoại hình của nhân vật đã có từ văn học dân gian và được kế thừa, phát triển cao hơn thời kì văn học trung đại. Tuy nhiên các tác giả thời trung đại vẫn chú ý đến đạo đức hơn vẻ đẹp thể chất. Ngay cả Nguyễn Du - cây đại thụ của nền văn học cổ điển Việt Nam cũng sử dụng bút pháp ước lệ để tả nhân vật Thúy Vân, Thúy Kiều. Đến thời cận đại, diện mạo nhân vật vẫn chưa trở thành diện mạo sinh động, mang đậm tắnh cá thể. Đến giai đoạn 1930 - 1945 quan niệm về cái đẹp trong văn

chương Tự lực văn đoàn nói chung và Nhất Linh nói riêng đã khác trước. Vẻ

hoàn chỉnh. T.S Lê Thị Dục Tú nhận xét: ỘViệc thể hiện vẻ đẹp vật chất trong văn xuôi Tự lực văn đoàn thể hiện một quan niệm thẩm mĩ mới có tinh thần thời đại về vẻ đẹp của con người đặc biệt là con người đô thị. Quan niệm này chịu ảnh hưởng của hai yếu tố mĩ học phương Đông và sự xâm nhập của Mĩ học phương TâyỢ [31, tr.113]. Do đó phần lớn các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đều có ngoại hình khá quyến rũ dù xuất thân từ gia

đình trung lưu hay nghèo khó.

Đối với nhân vật chắnh diện, Nhất Linh có cách miêu tả riêng. Để đảm bảo nhân vật hiện lên chân thực nhà văn có cách miêu tả rất khách quan. Đó là cách miêu tả nhân vật chắnh dưới nhiều góc độ, vẻ đẹp tâm hồn và tắnh

cách nhân vật được cảm nhận dưới con mắt nhân vật khác. Trong Đoạn tuyệt,

ta thấy Nhất Linh đã xây dựng nhân vật Loan với vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, là mẫu người phụ nữ trong xã hội ấy, một cô gái tân thời có học, thông minh,

suy nghĩ tân tiến: ỘThị Loan này đã có đi học, mà đi học đến năm thứ tư bậc Cao đẳng tiểu học, ở xã hội An Nam, như thế hẳn là một người thông minhỢ [18, tr.160]. Trang phục của nàng: ỘSang trọng trong bộ quần áo tối tânỢ [18, tr.27], Ộrăng trắngỢ Ộmặc áo trắng, đầu quấn tóc trầnỢ [18, tr.71]. Với vẻ đẹp ngoại hình và sự thông minh của Loan nên ỘTừ độ cô ấy còn đi học, mà hồi ấy thì ai không biết LoanỢ [18, tr.154]. Tiếng nói của Loan đối với Dũng ỘTiếng Loan du dương lọt vào tai chàng như một khúc đàn xa xăm ở thời quá vãng đưa lạiỢ [18, tr.54]. Tác giả đặc tả vẻ đẹp của Loan trước khi lấy Thân

trong đêm gặp Dũng ở nhà cô giáo Thảo, Loan đã cố làm ra vẻ vui vẻ trước

mặt Dũng: ỘBỗng chàng thấy Loan đang cười nói, hai con mắt tự nhiên sáng lên khác thường, rồi trên má ửng hồng vì ánh lửa, mấy giọt nước mắt long lanh từ từ chảy.Ợ [18, tr.72]. Nhất Linh đã miêu tả Loan rất đẹp nhưng đó là

một vẻ đẹp buồn dù cố lấy niềm vui gượng để che lấp nhưng vẫn không thể ngăn nổi những giọt nước mắt khi nghĩ Dũng chỉ coi nàng là một người bạn

mà không dành tình cảm gì cho nàng cả. Và dù sau khi lấy chồng, trải qua những tháng ngày bị mẹ chồng hành hạ, nàng vẫn đẹp, đủ khiến cho mấy

người thanh niên trẻ tuổi đi qua đường ngoái nhìn ỘLúc xe đi qua phố hàng Ngang, Loan cố ý nhìn vào mấy cái gương ở cửa hiệu Khách để xem vẻ mặt mình lúc đó. Nàng rất vui lòng khi thấy mấy chàng tuổi trẻ đăm đăm nhìn nàng; lúc xe đi qua, họ còn quay cổ trông theoỢ [18, tr.132]. Vẻ đẹp của Loan

còn được hiện lên qua lời nói của trạng sư khi bào chữa cho nàng ở phiên tòa:

ỘPhải, tôi cần nhắc đến nhan sắc của Thị Loan. Thị Loan có học thức, có nhan sắc, đương vào độ chan chứa lòng nguyện ước về một cuộc đời tốt đẹpỢ [18, tr.160], hay như trong lời bàn tán của những người đi xem kiện ỘTội nghiệp cho con người đẹp thế mà phải ngồi tùỢ [18, tr.159]. Vẻ đẹp ngoại

hình của nhân vật không được miêu tả một cách trực tiếp bằng ngôn ngữ của người kể chuyện giống như các tác giả thời trung đại mà được miêu tả gián tiếp thông qua sự cảm nhận của chắnh các nhân vật trong tác phẩm. Bên cạnh

Một phần của tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết đoạn tuyệt của nhất linh (Trang 31)