1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của thuận

108 989 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 471,44 KB

Nội dung

Có thể thấy điều đó qua một loạt sáng tác của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thỏi,….Cựng với những thay đổi về tình hình văn hoá

Trang 1

Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Có thể nói, nỗ lực đổi mới không ngừng là hướng đi chủ yếu của văn học

Việt Nam sau 1975 và đú chớnh là một trong những nguyên nhân cơ bản tạo nên tính đa dạng và phong phú của giai đoạn văn học này Đặc biệt, đối với các nhà văn “hậu đổi mới” (từ giữa những năm 90 thế kỷ đến nay), vấn đề quan tâm lớn nhất là “khụng còn là viết về cái gì mà viết như thế nào” Có thể thấy điều đó qua một loạt sáng tác của các tác giả tiêu biểu như: Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thỏi,….Cựng với những thay đổi về tình hình văn hoá - xã hội và xu thế cách tân mạnh mẽ của văn học trong nước và thế giới, dòng văn học hải ngoại cũng có những bước bứt phá, đổi mới về nhiều mặt Trong số những cây bút tiêu biểu ấy, Thuận là một gương mặt nổi bật với những trăn trở, thể nghiệm mới trong sáng tác

1.2 Cho dù không ít người tỏ ra hoài nghi về số phận của tiểu thuyết thì đến

nay, tiểu thuyết vẫn tiếp tục phát triển và thực sự vẫn là “thể loại cỏi”, đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển và quy mô của bất cứ một nền văn học văn học nào Một mặt, tiểu thuyết xâm thực vào các thể loại, mặt khác, dung nạp vào nó ưu thế của nhiều thể loại để tạo nên “dưỡng chất” cho mình Ngay

cả cây bút xuất sắc trong lĩnh vực truyện ngắn như Nguyễn Huy Thiệp cũng từng khẳng định: thời nay là thời của tiểu thuyết! Với Thuận, sau một số truyện ngắn, tiểu thuyết thực sự là “cuộc phiêu lưu nguy hiểm” nhằm đi tìm

và khẳng định những giá trị mới của chị

1.3 Những nỗ lực của Thuận đã được ghi nhận bằng sự chào đón nồng nhiệt

của độc giả và Tặng thưởng của Hội nhà văn Việt Nam năm 2005 cho cuốn

Paris, 11 tháng 8 (2005) Chính vì vậy, nghiên cứu những cách tân trong tiểu

thuyết của Thuận là một hướng đi triển vọng trong việc nhìn nhận, khám phá

Trang 2

tài năng của nhà văn cũng như những hướng cách tân của tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới Đây cũng chính là lựa chọn của chúng tôi trong quá trình thực hiện luận văn này.

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Thuận mới chỉ xuất hiện trên văn đàn Việt Nam dăm năm trở lại đây,

nhưng những tác phẩm của chị đó gõy “sốt” với độc giả và giới phê bình Luôn có ý thức cách tân văn học, nghiêm túc với công việc của mình, bạo dạn

và thậm chí khiêu khích với thẩm mỹ truyền thống, Thuận nhận được không ít

sự ủng hộ cũng như bài xích, chê bai

Tuy nhiên, cho đến nay những ý kiến về Thuận chỉ là những bài báo, phỏng vấn, điểm sách, những bài phê bình nhỏ lẻ, … chưa có công trình nào đáng kể Trong những tài liệu mà chúng tôi bao quát được, có thể tập hợp thành một số ý kiến tiêu biểu sau:

2.1.1 Trong bài viết Suy nghĩ về dịch thuật và ngôn ngữ văn chương,

Cao Việt Dũng khẳng định: “Thuận đã tạo ra một thế giới khác, một thế giới mong manh nằm trên biên giới các nền văn hóa, nhưng cựng lỳc cũng là một thế giới vững chắc với các nền móng chung, với những lối liên thông với những động hướng gần gũi nhau.” Thuận có “một thứ can đảm phi thường trong một khí hậu văn chương đậm màu tầm thường đang vây bủa: can đảm

bịa đặt” Cũng là dịch giả này, trong lời giới thiệu cuốn T mất tích, đó nhận xét: “T mất tích đẩy xa hơn một bước rất dài ngưỡng cửa bất an và hoang

vắng của con người hiện đại trong các xã hội hiện đại Con người trong T mất tích không còn mang thân phận của kẻ tha hương bơ vơ trong một bối cảnh xa

lạ, mà lâm vào một tình thế khác không kém phần tuyệt vọng….Thuận tiếp tục khẳng định sức viết dồi dào và khả năng chạm đến những ngõ ngách đặc biệt trong cuộc sống thời đại chúng ta”

2.1.2 Trong lời bạt cho Made in vietnam, Đoàn Cầm Thi cho rằng:

Thuận đã phản ảnh được “cỏi nhàn nhạt của xã hội Việt Nam hôm nay”, đã

Trang 3

viết một cuốn đặc biệt “khụng chương đoạn, không kết không mở không cao

trào xung đột”, “tạo cho tiểu thuyết một nhịp điệu ghồ ghề” Trong bài I’m yellow: Khoái cảm văn bản - đọc Chinatown của Thuận, Đoàn Cầm Thi đã có

nhiều phát hiện sâu sắc về lối viết, về những cách tân của Thuận Bài viết nhấn mạnh: Thuận đã đi tìm “một bình diện mới của thế giới”, đặt những di dân nhỏ

bé trong các chiều kích thời gian: quá khứ - hiện tại – tương lai để thấy rõ hơn thân phận của họ Đặc biệt Thuận đã tạo “phong cách thơ” trong tiểu thuyết” Phong cách ấy được tạo nên bởi “nhiều câu mang tiết tấu lạ, nhưng cách đổi nhịp vô cùng linh động…”, “bằng cách nói song hành khi tương phản khi hô ứng”, “bằng cỏch luụn lạc đề, mải cuốn theo cuộc chạy đua với chữ”…

2.1.3 Trong một số công trình nghiên cứu khoa học, chúng tôi thấy có nhiều ý kiến phân tích về những cách tân trên nhiều phương diện trong tiểu

thuyết của Thuận Luận văn Ý thức về nhịp điệu trong một số tiểu thuyết Việt

Nam thời đổi mới của Lê Thị Thanh Huyền đề cập đến tính nhịp điệu được ý

thức rõ rệt trong tiểu thuyết của Thuận, đặc biệt từ cỏc phộp lặp ở nhiều cấp độ

Trong luận văn Những cách tân nghệ thuật theo hướng hiện đại của tiểu thuyết

Việt Nam thời kì đổi mới, tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga cũng đề cập, phân

tích về những cách tân của Thuận ở phương diện nhân vật, tổ chức điểm nhìn trần thuật và giọng điệu mang tính chất uymua đen Nhịp điệu tiểu thuyết Chinatown ở hai cấp độ cơ bản: lớp cấu trúc hình tượng và lớp cấu trúc hình

thức cũng đã được tìm hiểu trong báo cáo khoa học Nhịp điệu tự sự trong Chinatown của Thuận của sinh viên Đỗ Thị Thoan (04/2006)

2.1.4 Những tiểu thuyết của Thuận đã gây sự chú ý đối với dư luận Điều đó thể hiện ở rất nhiều ý kiến đánh giá, phân tích phê bình, nhiều bài giới thiệu sách, phỏng vấn được đăng trờn cỏc bỏo mạng hoặc website cá nhân:

- Ngôn ngữ Việt thừa tinh tế để sáng tạo [38]

- Phỏng vấn tác giả Made in vietnam [65]

- Khi nhà văn yên vị tức là lúc ngòi bút bất lực [46]

Trang 4

- Các bài phỏng vấn trên website Phongdiep.net [66]

- Với tôi mỗi tác phẩm như một chuyến đi xa [30]

- Đụi nét về thi pháp và kết cấu của Chinatown [21]

- Thuận và Phố Tàu: dùng nghịch lí để kể những nghịch lí[22]

…………

Nhìn chung các ý kiến đều cho rằng Thuận đã có nhiều nỗ lực đổi mới

và là một gương mặt trẻ độc đáo đầy triển vọng của văn học Việt Nam đương đại với một lối viết hiện đại, tinh thần cách tân mãnh liệt và kiên quyết chối từ truyền thống Sáng tác của Thuận hàm chứa chất hài hước sâu thăm thẳm, không lẫn với bất cứ ai, không lấp đi được cái bi kịch lớn lao của cuộc sống,

đó là một giọng văn luôn hàm ý giễu cợt, là nhịp điệu lạ lùng xuyên suốt cuốn sách và xuyên suốt cả một cuốn tiểu thuyết dang dở nội tiếp trong đó … Lời giới thiệu của dịch giả Dương Tường như một nhận định tiêu biểu: “Ngổn ngang và tung tóe những mảnh của một trò chơi ghộp hỡnh khụng chương hồi liền một mạch suốt hơn 200 trang sách, bề bộn những suy ngẫm, hình tượng, chi tiết nhấn đi nhấn lại bất tận đến thành ám ảnh, như lưỡi dao cùn nhay mãi không dứt như cái đĩa hát cũ bị vấp rãnh cuốn sách đậm đặc một thứ humour xót xa và không thiếu những yếu tố mà giờ đây người ta gọi là hậu hiện đại này nhiều lúc làm tôi như nhập đồng” Nhà phê bình Phạm Xuõn Nguyờn cũng đánh giá cao sức lao động văn chương của Thuận, cho rằng “cỏc tác phẩm của Thuận có những tìm tòi về nội dung và nghệ thuật, rõ nhất là về cách viết” [35]

2.2 Trong các tài liệu mà chúng tôi bao quát được, những cách tân trong

tiểu thuyết của Thuận chỉ mới được đề cập qua một số bài viết nhỏ lẻ, trong từng tác phẩm cụ thể, chưa có một công trình nghiên cứu toàn diện Tuy nhiên, đó cũng là những gợi ý quý báu cho chúng tôi thực hiện luận văn này

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng

Trang 5

- Nghiên cứu những nét mới về nghệ thuật tiểu thuyết ở góc độ lí luận và thực tiễn tiểu thuyết Việt Nam trong nước cũng như văn học ngoài nước sau Đổi mới.

- Nghiên cứu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận ở các phương diện: quan niệm nghệ thuật, kết cấu và nhân vật, đi tìm một giọng điệu riêng

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thống kê

Để khái quát những cách tân của Thuận, chúng tôi sự dụng phương pháp khảo sát thống kê nhằm làm cơ sở cho những khái quát khoa học của mình Trong luận văn, phương pháp này được vận dụng chủ yếu khi: thống kê tần số xuất hiện của các kiểu loại nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận, khảo sát thống kê tỉ lệ sử dụng câu (độ dài ngắn khác nhau), cỏc phộp lặp…

4.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp này nhằm cụ thể hóa các phương diện cách tân trong tiểu thuyết của Thuận dựa trên những nét khái quát mà phương pháp khảo sát thống kê đã chỉ ra

4.3 Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp nhằm tìm ra những cách tân của tiểu thuyết đương đại, những cách tân của tiểu thuyết Việt Nam (trong nước và hải ngoại) sau

Trang 6

1975 trên cả hai bình diện lý thuyết và thực tiễn, làm rõ những cách tân của Thuận trong tiểu thuyết so với các nhà văn trước đó và cùng thời.

5 Đóng góp mới của luận văn

- Lần đầu tiên luận văn đặt vấn đề nghiên cứu cách tân trong tiểu thuyết của Thuận một cách tương đối hệ thống và toàn diện

- Người viết sẽ cố gắng sử dụng những tri thức về thi pháp học và tự sự học để đi sâu phân tích sự đổi mới trong quan niệm và kỹ thuật xây dựng tiểu thuyết của Thuận

Tuy nhiên, chúng tôi cũng xem như đây chỉ là một đề án, một thử nghiệm bước đầu để khám phá cây bút tiểu thuyết nhiều cách tân này

6 Cấu trúc của luận văn

Tương ứng với nhiệm vụ đặt ra ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn

gồm 3 chương:

Chương 1: Thuận trong bối cảnh đổi mới tiểu thuyết hiện nay

Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Thuận

Chương 3: Nghệ thuật xây dựng kết cấu và tổ chức trần thuật

Trang 8

CHƯƠNG 1

THUẬN TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT HIỆN NAY

1.1 Quan niệm mới về tiểu thuyết

Trong hội thảo về tiểu thuyết ở Đại học Strasbourg (23 – 25/04/1970), không ít người đặt vấn đề: tiểu thuyết đang đi về đâu, trước sự phổ biến của các phương tiện nghe nhìn, trước ưu thế của những “thể loại khỏe mạnh hơn, chẳng hạn như một bài phóng sự hảo hạng, những kiểu tự sự trực tiếp, công thẳng vào thực tại”[9] Tuy thế, tiểu thuyết đã không chết như người ta từng tuyên bố Nó chỉ biến hóa để đáp ứng những yêu cầu mới trong một thời đại mới với những đặc thù của đời sống hiện đại xô bồ hỗn loạn, khủng hoảng niềm tin Nó vẫn có một sức sống mãnh liệt, chiếm vị trí không thể thay thế trong nền văn hóa nhân loại Là một thể loại phức hợp để nhận thức đời sống, tiểu thuyết thực sự là một thể loại của hôm nay, như Bờlinxki đó từng nêu một quan điểm biện chứng trên phương diện mỹ học: “….Nếu như có tư tưởng của thời đại thì cũng có những hình thức của thời đại Với sự đổi mới

về sáng tác, quan niệm về tiểu thuyết cũng đó cú những biến đổi sâu sắc….” Trong khuôn khổ luận văn, trước khi đi sâu tìm hiểu những cách tân trong tiểu thuyết của Thuận, chúng tôi xem xét sự đổi mới về tư duy tiểu thuyết như một tiền đề hết sức quan trọng ảnh hưởng đến các nhà văn hiện đại, trong đó có Thuận

1.1.1 Sự gây hấn và phá vỡ những rào cản truyền thống

Không còn nghi ngờ gì nữa, tiểu thuyết hiện đại có những sự khác biệt rất lớn so vơi tiểu thuyết truyền thống Người ta vẫn đọc H Balzac, V Hugo nhưng rõ ràng quan niệm và cách thức tổ chức cấu trúc tiểu thuyết hiện đại đó khỏc xưa rất nhiều Trong tiểu luận xem xét về vấn đề cái mới trong tiểu thuyết thế kỉ XX, Hoàng Ngọc Tuấn đã đề cập đến những quan niệm cũ về tiểu thuyết, gồm những đặc điểm tổng quát sau đây:

Trang 9

Trước hết tiểu thuyết truyền thống được viết bằng văn xuôi và mang tính cách hiện thực, chủ yếu nhắm vào việc thuật tả đầy đủ và trung thực những kinh nghiệm trong đời sống con người Loại văn xuôi hiện thực này chủ yếu giải trí người đọc bằng cách kể chuyện, qua đó người đọc thích thú theo dõi những phát triển và diễn biến đời sống của một hay nhiều nhân vật

có những đặc trưng cá nhân giống mình hoặc ngược lại với mình Những phát triển và diễn biến trong tiểu thuyết thường xảy ra theo trình tự thời gian và dựa trên một chủ đề mang tính đạo đức hay luân lý Và cuối cùng tính cách

mỹ học của tiểu thuyết nằm trong vẻ đẹp về hình thức, phản ánh qua ngôn ngữ gọn gàng, súc tích, tính nhất quán giữa tổng thể và các phân đoạn, sự phát triển tinh tế từ phần này đến phần kia Vẻ đẹp hình thức có tác dụng làm cho cuộc kể chuyện được mạch lạc, trôi chảy, hợp lý và do đó làm tăng khả năng lôi cuốn người đọc vào cõi “hiện thực” hư cấu của câu chuyện

Quan niệm hiện thực đã là một sự cách tân lớn so với quan niệm cổ điển trước đó (đòi hỏi nghệ thuật thể hiện cuộc sống theo một khuôn thức lí tuởng “như nú nờn là”)

Tuy nhiên để diễn tả hiện thực “như nó là”, tiểu thuyết phải sử dụng ngôn ngữ như một tấm gương phản chiếu trung thực, hay là một khung cửa không có màn che, qua đó mọi sự vật và diễn biến được nhìn thấy đúng như

sự thực không bị bóp méo Chính ở chỗ này đã bộc lộ rõ những nghịch lý Bởi ngôn ngữ không bao giờ có thể đồng nhất với đối tượng được miêu tả, nghĩa

là không bao giờ nó có thể tả thực đúng đối tượng của nó, mà cùng lắm chỉ là một gợi ý về đối tượng ấy Ngôn ngữ không thể diễn tả hết những góc cạnh phức tạp và phong phú của thế giới, hiện thực trong tiểu thuyết chỉ là một hiện thực đó được”biờn tập”, nghĩa là đã được chọn lựa, xếp đặt lại, cắt xén,

tô màu Mà “hễ bạn lọc lựa sự kiện, tức là bạn đã uốn nắn sự thực rồi” (Calvin) Mặt khác, bản chất của ngôn ngữ chỉ là những kí hiệu chuyển nghĩa,

mà ý nghĩa của mỗi ký hiệu lại bị hạn chế bởi những khung văn hóa, khung lịch sử, khung ý thức tạo ra nó Vì vậy không thể nào đạt được sự khách quan

Trang 10

trong miêu tả Hơn nữa, mục đích phản ánh cuộc sống “như nó là” lại chính là cái “barie” ngăn cản khả năng phong phú, kì diệu của tiểu thuyết Tiểu thuyết, chỉ như một “tấm gương thường, một mặt phẳng và nhẵn, nó sẽ chỉ phản chiếu một hình ảnh mời nhạt của các vật thể; ta biết rằng màu sắc và ánh sáng mất đi

ở sự phản chiếu đơn giản”[14,25]

Bên cạnh đó sự lệ thuộc vào cốt truyện và mục đích thuyết phục người đọc ở các diễn biến sự kiện, thu hút họ vào cái được kể làm cho tiểu thuyết cũ chậm được cách tân Trong khi đó đời sống hiện đại có nhiều sự thực cực kì phong phú nhưng không có diễn trình của một cốt truyện và không thể kể được Việc kể chuyện theo lối cũ rốt cuộc bao giờ cũng dẫn tới một kết thúc - mọi mâu thuẫn được giải quyết Và sự thất bại của tiểu thuyết hiện thực là ở chỗ, suốt quá trình của câu chuyện, nó cố gắng trình bày thế giới như nó là, nhưng đến hồi kết thúc lại quay về với quan niệm cổ điển, làm độc giả yên tâm trước một thế giới như nú nờn là

Và như vậy, hiện thực đã không còn là hiện thực, hay nói cách khác chỉ còn là hiện thực trong lí tưởng, khát vọng của nhà văn Trong khi đó thực tế đời sống lại vô cùng phong phú bí ẩn và phức tạp, chứa đựng vô vàn những khả năng, những biến hóa Hiện thực không phải là những kết cục tốt đẹp mà Thượng đế, Chúa trời sẽ ban tặng cho con người hay gói gọn trong những chân lý đơn giản như thiện thắng ác, ở hiền gặp lành…Con người cũng không giản đơn trong một vài tính cách nhất quán mà nhà văn gán cho họ Theo cách

đó, tiểu thuyết sẽ trở nên tẻ nhạt, nhàm chán và lỗi thời

Thế kỉ XX đã chứng kiến sự thay đổi của tiểu thuyết từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác trong tinh thần gây hấn và phá vỡ những rào cản truyền thống M.Kundera khẳng định, tiểu thuyết phải là sự khám phá cuộc sống ở phía sau “tấm màn” “Một tấm màn huyền ảo, dệt bằng những huyền thoại, được treo trước thế giới Cervantes cho don Quichotte ra đi và xé rách tấm màn Thế giới mở ra trước chàng kị sĩ lang thang trong sự trần truồng hài hước của nó Giống như một ngưũi đàn bà trang điểm trước khi vội vã đến

Trang 11

cuộc hẹn đầu tiên với tình nhân, thế giới, khi nó chạy đến với chúng ta vào giờ khắc chúng ta sinh ta nú đó được trang điểm, đã đeo mặt nạ, đã được tiền diễn giải.Và không chỉ những kẻ phò chính thống bị mắc lừa mà ngay cả những kẻ nổi loạn hau háu đối nghịch với tất cả cũng thế, bọn họ nhận ra rằng mình dễ bảo đến mức nào; bọn họ chỉ nổi loạn chống những gì được diễn giải (tiền diễn giải) là đáng để nổi loạn Chính bằng cách xé rách tấm màn của tiền diễn giải

mà Cervantes thiết lập thứ nghệ thuật mới mẻ này; hành dộng phá hủy của ông được phản chiếu và được kéo dài trong mỗi tiểu thuyết xứng danh là tiểu thuyết; đó là dấu hiệu bản nguyên của nghệ thuật tiểu thuyết” [27]

Như vậy tiểu thuyết theo M Kundera, phải vượt qua, bóc trần tất cả những sự thật diễn ra đằng sau tấm màn hào nhoáng che phủ thế giới Chỉ có như vậy mới khám phá được những góc khuất, những éo le, những điều thường được che giấu, “ngụy trang” và hơn tất vả là sự truy tầm tới chiều sâu của ý thức con người trước những vấn đề xã hội Và khi đó con người hiện ra với với khuôn mặt thật của mình, phơi bày tất cả những hỉ, nộ, ái, ố, những mưu đồ, những dằn vặt, những hoang mang… Một thế giới bên trong phong phú, bí ẩn, phức tạp, như chính hiện thực đời sống Tiểu thuyết phải phá bỏ trật tự tuyến tính giả định của hiện thực bên ngoài để từ đó một trật tự khác của thế giới bên trong được nhìn thấy như chính nó Một thế giới phi không gian, phi thời gian, bất định, năng động và vĩnh viễn bất khả đoán Một thế giới của những khả năng, khả hữu, không phải của những câu chuyện đã kết thúc, đã trọn vẹn mà là có thể xảy ra, chưa thể hoàn thành

Như vậy, cảm hứng phơi bày hiện thực, yêu cầu về một hiện thực “chụp ảnh” của thời Banzăc đã dần được thay thế bằng cảm hứng khám phá những chiều sâu trong cuộc sống con người Hiện thực không còn là điều ràng buộc,

“trúi chặt” nhà văn vào những thứ có thật Bởi nhà văn viết về hiện thực không phải nhằm mục đích mô tả hiện thực mà chủ yếu trình bày trạng thái tồn tại của con người trong hiện thực Vì thế một nguyên tắc quan trọng của tiểu thuyết hiện đại là tìm kiếm một phương thức phản ánh không lệ thuộc

Trang 12

vào thực tại khách quan Nghĩa là tạo ra những hiện thực mới, những hiện thực ảo, những vựng khụng - thời gian hư cấu chỉ tuân theo logic nội tại của

nó Ở đó cái thực, cái xác định và cái không thực, cái không biết có giá trị ngang nhau Chúng ta cũng thấy điều đó trong các sáng tác Tiểu thuyết mới Hiện thực đáng chú ý là hiện thực nằm trong trí nhớ, trong trí tưởng tượng của nhà văn Ví dụ, nếu con chim là một đối tượng thì người viết tiểu thuyết

sẽ không tìm cách miêu tả lại nó cho y hệt giống, mà phải tạo ra một con chim mới với óc tưởng tượng, cảm giác và ghi nhận của mình Con chim này có thể hoàn toàn sai lệch với thực tế Nhưng chính độ lệch ấy mới là điều đáng kể

Tư tưởng hậu hiện đại đã đi tới kết luận rằng, tất cả những gì được coi là hiện thực, trên thực tế không gì khác hơn chính là sự hình dung về nó

Cũng theo M.Kundera, tiểu thuyết phải thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi” Tiểu thuyết thay vì tìm câu trả lời hãy đặt ra câu hỏi, thay vì làm độc giả an tâm hãy làm họ hoài nghi, băn khoăn Nó nghiên cứu không phải hiện thực mà là hiện sinh, nghiên cứu ngay chính bản chất sự tồn tại của con người, cái ẩn mật bản ngã, là cuộc chiêm nghiệm đời sống con người trong cái bẫy thế giới này đang dần dà biến thành Kundera không thể thỏa mãn với quan niệm về tiểu thuyết như về sự phản ánh hiện thực Với ụng, đú trước hết là “sự tổng hợp trí tuệ lớn”, tự do thu nhận vào mình những suy tư về bất kì đề tài nào Tiểu thuyết không chỉ là một thể loại (trong các thể loại văn học) mà là một giai đoạn một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của con người về thế giới

So sánh với quan niệm về tiểu thuyết của các nhà lí luận thế kỉ XIX, chúng ta thấy có một sự thay đổi rõ rệt trong tư duy về thể loại Bờlinxki và Turghenhep nhấn mạnh đến chức năng phản ánh của tiểu thuyết “Tiểu thuyết

là sự phản ánh nên thơ đời sống xã hội Bên trong nó quan trọng là sự huyền

bí của trái tim con người, sự tham gia của con người và những quan hệ của nó với tất cả mối quan hệ quần chỳng….” (Bờlinxki) Cùng thời, Turghenhiev (1818 – 1883), nhà tiểu thuyết vĩ cự phách của văn học Nga và Châu Âu cũng

Trang 13

từng nêu một nguyên lý đồng dạng: “Tiểu thuyết là lịch sử cuộc sống” Chính những quan niệm này đã thu hẹp phạm vi phản ánh của tiểu thuyết.

Một khi tấm màn huyền ảo, dệt bằng những huyền thoại bị xé rách, thế giới hiện ra trong sự trần truồng và hài hước của nó cũng là lỳc thỏi độ của con người trước cuộc sống hoàn toàn thay đổi Không còn là khoảng cách

sử thi với những giá trị tuyệt đối, không còn thái độ sùng bái, ngưỡng mộ tôn thờ Con người nhìn thế giới với sự thản nhiên, thậm chí suồng sã, bỡn cợt Không còn là sự an tâm hay mặc nhiên thừa nhận đối với các giá trị đã được định giá Theo M.Kundera, “cuốn tiểu thuyết có tính tra vấn, mỉa mai, thoát khỏi thiên kiến tư tưởng có thế giúp định hướng trong cái thế giới hiện nay của những sự thật bị bóp méo và những tình cảm bị trương phình Nếu như trữ tình với cảm hứng thiếu suy nghĩ chỉ làm cho tư tưởng bị tê liệt đi, thì tiểu thuyết bằng “sự hiền minh của hoài nghi” sẽ đánh thức tư tưởng dậy, giúp hiểu ra sự phức tạp khôn cùng của cuộc sống”[26] Kundera dành một vai trò hết sức quan trọng cho sự mỉa mai khi ông đối lập “cỏi cười ác quỷ” mang tính tra vấn khiêu khích và do đó đưa tới nhận thức với “cỏi cười thiên thần” mang tính phụ họa, tán dương dẫn đến sự cảm nhận sai lệch về thế giới Ngay

cả lịch sử một đối tượng đã được xỏc tớn và cần phải xem xét với thái độ thành kính nhất thì ông vẫn cho rằng: “tiểu thuyết gia không phải là thằng hầu của những sử gia Anh không thể kể về hay bàn về lịch sử nhưng khám phá những khía cạnh chưa biết tới của hiện hữu con người Những biến động lớn lao của lịch sử đối với anh ta giống như cỏi đốn giọi bất thình lình làm sáng tỏ nhưng khía cạnh ẩn giấu và vạch trần chúng ra…”[28] Như vậy nhà văn tư duy lại lịch sử bằng phương pháp tiểu thuyết Lịch sử cũng chỉ làm một cái nền đất để từ đó những tư tưởng hoài nghi đâm chồi và nảy nở

Quan điểm của Kundera cũng có nhiều điểm tương đồng với M.Bakhtin khi ông coi tiểu thuyết là thể loại tiếp xúc với khu vực hiện tại đang diễn ra, chưa định hỡnh, cũn nhiều biến đổi, do đú nú phá bỏ khoảng cách sử thi, nó dân chủ trong quan hệ thẩm mỹ với đối tượng, với độc giả

Trang 14

Tiểu thuyết với hành động xé rách tấm màn giả dối đã khám phá những điều mới mẻ, tra vấn con người ở mọi khía cạnh sâu kín Hiện thực trong tiểu thuyết, vì thế, được nhìn thấy như một nguồn sự kiện mang tính đa tầng, đa phương, ẩn khuất, phi lý, bất ngờ Nguồn sự kiện này đòi hỏi ngôn ngữ văn chương phải mang tính đa nghĩa, phức tạp, biểu tượng và ẩn dụ Vì thế mà người đọc được chủ động hơn, tích cực hơn trong vai trò đồng sáng tạo của mình Họ có thể thấy nó biến dạng: có thể như một triết lý hay như một ẩn ý

Nó từ chối mọi công thức diễn dịch và chỉ cho phép chúng ta cảm nhận bằng chính kinh nghiệm đọc trực tiếp và toàn thể để nắm bắt những biểu tượng biến thiên năng động Cái nhìn mới về tiểu thuyết do đó chính là biểu hiện của nỗ lực kể cái không thể kể - những cái không xảy ra theo trình tự thời gian, không xảy ra trong không gian cụ thể, những cái hỗn mang nằm sâu trong tiềm thức

và vô thức, những cái nằm ngoài lý luận của hiện thực tỉnh táo

1.1.2 Tính chất trò chơi trong tiểu thuyết.

M Kundera khi bàn về nghệ thuật tiểu thuyết đó có một ý rất độc đáo:

ở bên ngoài tiểu thuyết người ta sống trong thế giới của những điều khẳng định Mọi người đều tin chắc ở lời nói của mình Trong lãnh địa tiểu thuyết người ta không khẳng định bởi đây là lãnh địa của “trũ chơi” và những giả thuyết Một trong những tiếng gọi thôi thúc sự phiêu lưu của tiểu thuyết hiện đại, đú chớnh là tiếng gọi của trò chơi Tiểu thuyết chính là một trò chơi, có điều đó không phải là một trò đùa vô tăm tích mà là nỗ lực biểu đạt nghió đầy chủ động của nhà văn, tức có dụng ý nghệ thuật và bộc lộ một quan niệm nhất định của tác giả về đời sống

Tính chất trò chơi nhìn từ phía những người tạo lập (nhà văn) có thể hiểu

là những thủ pháp nghệ thuật mà họ sử dụng nhằm chuyển tải một thông điệp nào đó Họ tự tạo ra trò chơi, đặt qui tắc và lôi cuốn khán giả vào trong đó Hiểu như vậy, tác phẩm không còn là những bài học, triết lý lớn lao, những lời răn dạy mà chỉ là những nghi vấn, những băn khoăn, là những cuộc đối

Trang 15

thoại không ngừng giữa nhà văn - tác phẩm - độc giả Và nhà văn không còn phải gánh vác nhiệm vụ cao cả của một nhà đạo đức hay một nhà triết học hay một người chiến sĩ, “dạy bảo”, chỉ dẫn tận tình cho độc giả với vai trò của một kẻ “biết hết mọi thứ” mà tạo ra khoảng cách cần thiết để được phiêu lưu với câu chuyện, với nhân vật và khuyến khích sự đồng hành của độc giả.

Ở phương diện trò chơi cấu trúc văn bản, nhà văn luôn nỗ lực tìm kiếm một hình thức lạ hóa ngôn từ, lạ húa cỏch triển khai văn bản, nhằm thay đổi

sự tập trung hay phi tập trung của người đọc một cách thật biến hóa Kết cấu hiền hòa, đơn giản, thường đi theo trật tự tuyến tính thời gian trong tiểu thuyết truyền thống đã không còn hấp dẫn, đã không còn có thể chuyển tải những biến động, những xáo trộn phức tạp của đời sống hiện đại Trong tiểu thuyết hiện đại thể hiện rõ tinh thần phân mảnh tan rã, mỗi chương mỗi đoạn

là những mảnh đời sống vô cùng đa đạng và phức tạp và sự liên kết những phân mảnh đó ở chiều sâu của nó tạo nên một ý niệm nhất quán nào đó về thế giới Những nỗ lực đổi mới này nhằm phá hủy cốt truyện truyền thống Đồng thời tự nó cũng mang nghĩa biểu đạt sự phân rã, đổ vỡ của hiện thực đời sống đương đại Con người sống trong vùng bủa vây của cô đơn, bất trắc, xô bồ, hỗn loạn, trong một thế giới không liên kết Cách biểu đạt tinh thần phân mảnh này là một cố gắng của kĩ nghệ tự sự nhằm thể hiện cho được hiện thực đời sống đầy lo âu hôm nay

Tính trò chơi còn thể hiện ở phương diện nhân vật Trong tiểu thuyết truyền thống, nhà văn giữ vai trò Thượng đế tối cao, thấu hiểu mọi lẽ, “chỉ đạo mọi đường đi nước bước” của nhân vật Tiểu thuyết hiện đại là một cuộc phiêu lưu của nhà văn với chính nhân vật của mình M.Kundera từng viết:

“Nhõn vật trong tiểu thuyết của tôi là những khả hữu vô thức của chính tôi

Đó là lí do vì sao tôi yêu quí và khiếp sợ những nhân vật đó ngang nhau Mỗi lần nhân vật vượt qua lằn ranh biên cương do chính tôi vạch ra Chính lằn ranh bị vượt qua đó (bên kia lằn ranh, “cỏi ngó” của riêng tôi chấm dứt) là cái quyến rũ tôi nhất Bởi bên kia lằn ranh là nơi khởi đầu cho cái ẩn mật quyển

Trang 16

tiểu thuyết yêu cầu”[25] Như vậy với Kundera nhân vật là một cái tôi thử nghiệm của tác giả Và vì thế mà tồn tại gần như một thực thể tương đối độc lập, chứa đựng những bất ngờ mà trong quá trình viết nhà văn mới khám phá

ra, không phải là biết tuốt, biết hết ngay từ đầu Tính chất trò chơi mở ra phạm vi rộng lớn cho đối tượng nhân vật của tiểu thuyết, mang tính hư cấu cao Thậm chí nhân vật là những đồ vật trong các tác phẩm của Tiểu thuyết mới Qua cái nhìn, qua sự quan sát những đồ vật ấy mà người ta thấy hình bóng con người

Xét từ khía cạnh độc giả, tính trò chơi mang đến cho người đọc sự sảng khoái như bị bỏ bùa mê bởi sự độc đáo, mới lạ của hình ảnh, cái bất ngờ của tình huống, vẻ kinh ngạc của các sự kiện Độc giả cũng là người đồng sáng tạo, ở trong một mối quan hệ tương tác với nhà văn và tác phẩm Và tài năng của nhà văn là ở chỗ tạo ra cuộc chơi và dẫn người đọc tham gia vào cuộc chơi đó Người đọc sẽ tìm thấy một đặc điểm nổi bật của tiểu thuyết cũng như văn chương hậu hiện đại mà họ không thể thấy ở lối kể truyền thống đó là phương thức đa kết, phương thức chống lại sự kết thúc bằng cách ban cho một cốt chuyện rất nhiều hệ quả có thế có được

“Nhà văn Pháp gốc Trung Hoa Á Căn Đình sáng tạo một cách viết tiểu

thuyết hết sức mới lạ Tác phẩm đồ sộ Rayuela (Nhảy lò cò, 1963), chỉ về mặt

hình thức cuốn tiểu thuyết cũng đã làm ta kinh ngạc Sách gồm 155 chương Trước khi vào tiểu thuyết là một “bản hướng dẫn” cho độc giả Cuốn sách này chứa nhiều cuốn sách cựng lỳc nhưng hiển nhiên nhất là hai cuốn Đọc giả được mời chọn một trong hai đề nghị sau đây: Cuốn thứ nhất có thể được đọc theo lối thông thường và chấm dứt ở cuối Chương 56 Độc giả có thể bỏ hẳn phần còn lại của cuốn sách mà không phải cảm thấy áy náy gì nữa Cuốn thứ hai nên được bắt đầu đọc từ Chương 73 và rồi theo trình tự được ghi chú ở cuối mỗi chương”.[63]

Như thế Rayuela là một tiểu thuyết trong nó chứa ít nhất là hai cuốn tiểu thuyết: một cuốn dài 56 chương dành cho những người ít kiên nhẫn và đọc

Trang 17

kiểu tiểu thuyết cũ để giải trí, một cuốn dài 155 chương dành cho người nhiều kiên nhẫn thích thí nghiệm cách đọc nhảy lò cò Ngoài ra dĩ nhiên nguời đọc

có thể tự mình sáng tạo những cách đọc khác Như vậy với Rayuela, thế giới phải được liên tục định nghĩa lại và để làm đuợc điều đó, độc giả và nhà văn phải liên tục khám phá những gúc nhỡn mới

Trong trò chơi tiểu thuyết, nhà văn vừa viết truyện vừa biểu hiện thái độ

tự phản tỉnh về lối viết của mình Sự nghi ngờ trở thành bạn đồng hành của tác giả vì vậy độc giả luôn bị đánh động, luôn bị đẩy ra khỏi tiến trình câu chuyện để nhận thức rằng đây chỉ là một tác phẩm nghệ thuật chứ không phải phản ánh hiện thực gì cả Độc giả vừa đọc truyện vừa được chứng kiến quá

trình suy nghĩ và viết lách của nhà văn Trong cuốn Dans le labyrinthe (Trong

mê cung, 1959), Robbe Grillet đã sử dụng kỹ thuật mô tả sự vật cực kỳ chính xác để dẫn người đọc đến một cảm giác an tâm như đi vào một tiểu thuyết hiện thực, nhưng kỳ thực đó chỉ là một cái bẫy và bất ngờ người đọc đã thấy mình rơi vào một thế giới phi thực từ lúc nào Là người có kinh nghiệm về kĩ thuật làm phim, Robbe Grillet ứng dụng cái nhìn qua ống kính vào tiểu thuyết

để thực hiện cuộc đánh bẫy người đọc Cuốn tiểu thuyết mở đầu như thể một ống kính đang thu hình khung cảnh tổng quát của một câu chuyện Thế rồi ống kính hướng về một sự vật cụ thể, cận cảnh, nhích dần từ vật này đến vật khác và dừng lại để soi rọi chi tiết mỗi vật Thế nhưng đến một lúc nào đó, khi ống kính trở với khẩu độ bình thường, người ta kinh ngạc khi thấy khung cảnh tổng quát đã hoàn toàn thay đổi thành một thế giới khác Cứ thế người đọc sẽ liên tục rơi vào nhưng ngõ ngách của một mê cung không còn phân biệt được đâu là hiện thực, đâu là phi thực Những câu chuyện trong tiểu thuyết hiện đại thường được trộn lẫn cái kinh hoàng và cái thần kì làm một, mỗi đoạn văn như một đồng tiền hai mặt nhưng là một đồng tiền đang xoay tít: thực/ảo, ngõy thơ/dó man, sự thực/phúng đại, hòa tan vào nhau, khiến độc giả vừa đọc vừa hoang mang giữa cảm giác sợ hãi và thích thú

Trang 18

Tính chất trò chơi của tiểu thuyết có nguồn gốc từ những hình thức trào tiếu dân gian và lễ hội giả trang, tức là carnaval, gắn với cảm hứng giải thiêng Đặc điểm của những ngày hội Carnaval chính là những ngày mà dân chúng được sống một đời sống thứ nhì, dựa trên cái cười Đó là một ngày hội cười Tất cả mọi người cùng cười Cái cười Carnaval có tính phổ quát, là cái cười chung, không châm biếm riêng ai Nó châm biếm tất cả kể cả người tham dự: cười người mà cũng cười mình Cái cười Carnaval có giá trị đối nghịch: nó vừa vui vẻ, hoan hỉ lại vừa nhạo báng chua cay, nó vừa phủ định vừa xác định nó vừa chôn cất vừa tái sinh Nó tạo ra một không khí dân chủ, ở

đó những sự thực được phơi bày

Nguyên nhân của tính trò chơi cũng bắt nguồn từ những quan niệm của nhà văn về cuộc sống, từ đặc điểm thể loại và đặc điểm của độc giả hiện đại Tiểu thuyết là nghệ thuật về sự bất định của cuộc đời, về sự phi chân lý độc tôn, về tính đa nguyên chân lý của thế giới Văn học đạt đến tư duy tiểu thuyết khi nó từ bỏ niềm tin về tuyến tính nhân quả, về tính tất định của cuộc đời và hiểu ra rằng ở đời có vô số chân lý cùng tồn tại đồng thời, chẳng cái nào phải hơn cái nào, chẳng cái nào là chính, là tuyệt đối, là cao cả, là độc tôn Nhận thức về sự bất trắc ở đời đã tiềm ẩn từ xa xưa trong nghệ thuật, nhưng trước đây nó chỉ được coi như những tai nạn ngoại lệ lẻ loi Còn bây giờ đấy là quy luật phổ biến Bất định là phổ biến Tiểu thuyết nói theo cách nào đó chính là cuộc dũ tỡm mãi mãi cái bất định vô tận đó của số kiếp con người Có một thời kì văn học dạy cho con người những chân lý độc tôn, tuyệt đối Bây giờ với tiểu thuyết văn học nói với con người rằng chẳng có chân lý nào tuyệt đối

cả, cuộc đời là một mớ chân lý tương đối mà những con người chia lấy cho nhau” (M.Kundera) Trong xã hội bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa, lượng tri thức tăng vọt khiến mắt người không thể nhận thấy, phát hiện ra vạn vật với bao cách nhìn khác nhau có thể biện minh được Vì vậy tiểu thuyết hiện đại khước từ thiên chức và sứ mệnh đi tìm chân lý, lý luận không còn có quyền

uy để đưa ra những chuẩn mực Tính tương đống tuyệt đối lại được xác lập

Trang 19

Mọi vật đều ngang nghĩa và ngang giá trong thế giới của cái hỗn độn, nơi mọi giá trị đều bị hạ bệ.

Tiểu thuyết hoàn toàn không tin vào uy tín của những định hướng trước đó, dẫn đến cái gọi là văn học khủng hoảng niềm tin, khủng hoảng uy tín, bất tín nhận thức Robbe Grillet từng viết: “Những ý nghĩa của thế giới, xung quanh chúng ta, không gì hơn là mang tính chất bộ phận tạm thời, thậm chí mâu thuẫn

và luôn luôn được tranh cãi Làm thế nào mà tác phẩm nghệ thuật lại có thể tính chuyện minh họa cho một ý nghĩa biết trước, cho dù đó là ý nghĩa nào? Tiểu thuyết hiện đại như chúng ta đã nói lúc đầu là một sự kiếm tìm, nhưng là sự kiếm tìm mà chính nó dần dần tự sáng tạo ra những ý nghĩa của riêng nú”[14]

Và trò chơi như một phương thức tiêu biểu mà nhà tiểu thuyết muốn dùng để chống chọi với tính thể chế trật tự giả dối của thế giới

Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, đặc biệt là từ sau 1990 ngoài sự gia tăng mạnh mẽ các yếu tố huyền thoại, trào lộng, xu hướng ngắn gọn, dồn nộn…cuộc thể nghiệm ở các tiểu thuyết triển khai từ quan niệm về tính trò chơi của văn chương Theo Nguyễn Thị Bình, nghệ thuật bao giờ chả có hư cấu bịa đặt nhưng hư cấu ở văn chương truyền thống là để thuyết phục người đọc tin vào tính chất thật của câu chuyện được kể Còn ở “trũ chơi tiểu thuyết” bây giờ sự

hư cấu bịa đặt lại cố cho lộ liễu để vừa gián cách người đọc với câu chuyện vừa gây men ngờ vực trong họ Không đặt mục tiêu thuyết phục độc giả, nhà văn bày ra cuộc chơi, bước vào cuộc chơi ấy độc giả có thể vừa thưởng thức

vừa chứng nghiệm Chõu Diờn bày ra trò chơi của mình trong Người sông

Mê Tác phẩm không chia chương mà chia khúc, vừa theo trình tự kiếp luân

hồi theo quan niệm nhà Phật vừa ngẫu hứng vu vơ như lời hát Đồng dao: Kiếp ảo, Kiếp gốc, Kiếp thực, Gốc một - Nhất gốc, Gốc đôi – Hai gốc…

Mười lẻ một đêm của Hồ Anh Thỏi cú một khế ước mà tác giả đã thảo ra

trước bạn đọc: “cỏc anh nên đọc hết cuốn sách này Đọc xong các anh có thể

Trang 20

tin hoặc khụng, vỡ những chuyện tôi kể có thể rất nghiờm túc hoặc có thể hết sức tầm phào… ”

Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Bình, những tiểu thuyết Việt Nam đương đại thử nghiệm trò chơi này có một số điểm đáng chú ý như sau:

1 Một hiện thực không đáng tin cậy: Đó là bức tranh đầy tính ước lệ,

không theo logic nhân quả Hiện thực đú khụng để người ta tin mà để nguời ta nghi ngờ ngẫm nghĩ Quan hệ dân chủ giữa văn học với hiện thực được xác lập dồng thời với việc khước từ sự áp đặt chân lý lên

người đọc Có thế thấy rõ điều này qua các tiểu thuyết: Thiên sứ, Người sông Mê, Thoạt kì thuỷ……….

2 Xây dựng những nhân vật dị biệt hoặc kì ảo: như một sự đối thoại hoặc

từ chối quan niệm điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực truyền thống

3 Điểm nhìn trần thuật được giao cho những nhân vật dị biệt đú Tớnh

chủ quan của câu chuyện là một cách khẳng định kinh nghiệm cá nhân

và làm tăng chất nghịch, hài cho tiểu thuyết

4 Sử dụng bút pháp nhại, trào lộng: Nhại không chỉ là một cách thức giải

thiêng, làm mất giá đối tượng mà chính là quan niệm về bản chất dân chủ của thể loại

Có thể nói, tính chất trò chơi trong tiểu thuyết là một hình thức đề cao tính tự do dân chủ trong sáng tạo nghệ thuật, là biểu hiện của ý thức nghệ thuật chuyển từ quan niệm về văn học như hình thức giáo dục tuyên truyền sang quan niệm về văn học như hoạt động sáng tạo, nhận thức và tác động vào cuộc sống mang lại sự thích thú cho con người

1.1.3 Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật

Những quan niệm mới mẻ về tiểu thuyết tất yếu sẽ kéo theo sự đa dạng

về bút pháp và phong cách nghệ thuật Nếu như trong tiểu thuyết truyền thống, nguyên tắc tả thực được đề cao thì trong tiểu thuyết hiện đại, do quan niệm cuộc sống như những “mảnh vỡ” nờn tớnh phi lý, phi thực đặc biệt được chú ý Các nhà văn có ý thức qua cái phi lý để biểu đạt cái hữu lý, qua cái phi

Trang 21

thực để khám phá chiều sâu của hiện thực Hơn thế, hiện thực trong cuộc sống không đơn giản là hiện thực được “nhỡn thấy” mà quan trọng hơn là thứ hiện

thực tự cảm thấy( Nguyễn Đăng Điệp) Tại đây, những chiều sâu tâm linh,

những trạng thái phi thực được hiển thị qua tài năng hữu hình hoá cái thế giới

vô hình của nhà văn Trong tư duy nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại, có ba loại bút pháp được thường xuyên sử dụng là bút pháp trào lộng, bút pháp tượng trưng và bút pháp huyền thoại

Quan sát những tiểu thuyết gây được sự chú ý của người đọc trong hơn

hai mươi năm đổi mới ( 1986 đến nay) như Thiên sứ ( Phạm Thị Hoài), Cơ hội của Chúa( Nguyễn Việt Hà), Đức Phật, nàng Savitri và tôi( Hồ Anh Thỏi) ta đều thấy các tác giả sử dụng khá thuần thục các bút pháp trên Thiên

sứ Phạm Thị Hoài sử dụng rất nhiều yếu tố huyền thoại Bé Hon là một thiên

sứ mong muốn mang đến tình yêu thương cho con người Thoạt đầu, bé làm cho mọi người mừng vui Nhưng cuộc đời chật hẹp vật lộn với bao nhọc nhằn mưu sinh đã khiến cho người ta dần xa lánh thiên sứ Xem ra, tình yêu là một thứ xa xỉ đối với cõi thế đầy vô cảm Bé Hon ra đi giữa một ngày lạnh giá, bỏ

lại sau lưng nhiệm vụ dang dở Trong Cơ hội của Chúa, bút pháp trào lộng

được sử dụng hiệu quả Điều đó ám cả vào ngôn ngữ trần thuật: “ Gã bạn của Tâm là thành viên chính của ban giám định, sếp ruột của gã là Phó Chủ tịch tỉnh Tiền mặt bạn ơi, hãy nói chuyện bằng tiền mặt Gã hơi phờ phờ, khua cái đùi gà trước mặt Tâm Nắng xế hè, đất Ái Châu có tiếng là đẻ ra những hào kiệt lắm mồm”[17;6] Thuận cũng là nhà văn sử dụng bút pháp trào lộng sắc sảo: “Con My túc khụng vàng, mơ trở thành tài tử điện ảnh Mười bốn tuổi cao một một sỏu lăm, ngực và mông nở, bụng mỏng dính Mai Lan bảo kỷ lục của con My là chưa biết đi đó thớch mặc áo hở rốn Xong lại bảo lỳc mỡnh chưa biết đi, chẳng có gì để diện, oách nhất là cỏi vỏy Đức Hạnh mặc gần rách mà vẫn chùm đầu gối Liên cười Mai Lan nghĩ một lúc nói: trẻ con nhà quê xếch -

xi hơn trẻ con Hà Nội, lúc nào cũng chơi áo hở rốn với quần thủng đớt”[14, 57]

Trang 22

Bút pháp trào lộng cũng là bút pháp chủ đạo trong Ba người khác của Tô Hoài, trong khi đó, Người sông Mê của Chõu Diờn lại ngấm đầy chất tượng trưng.

Tuy nhiên, để tạo nên sự linh hoạt của mạch kể, nhìn chung các nhà tiểu thuyết thường xuyên pha trộn cách bút pháp và giọng kể khác nhau để tạo nên tính đa thanh của tác phẩm Rõ ràng, những quan niệm mới về tư duy nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại đã ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới So với tiểu thuyết trước 1975, tiểu thuyết sau 1975 đã mới mẻ hơn về tư duy nghệ thuật và phong phú hơn về phương cách biểu hiện

1.2 Thuận trong bối cảnh đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam trong và ngoài nước.

1.2.1 Tiểu thuyết trong nước – hành trình tìm tòi đổi mới từ 1975 đến nay

Cùng với những đổi thay có tính chất bước ngoặt của lịch sử, văn học Việt Nam trong nước sau 1975 cũng có sự đổi mới rõ rệt Người ta đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh họa và yêu cầu văn học phải được “cởi trúi”, thoát ra khỏi thứ văn học “phải đạo” Hành trình đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam cũng gắn liền với tiến trình vận động của văn học dân tộc

Theo các nhà nghiên cứu, văn học Việt Nam ba mươi năm qua đã đi qua ba chặng đường, có sự tiếp nối không đứt đoạn: Từ 1975 đến 1985 là thời

kỳ chuyển tiếp từ văn học sử thi thời chiến tranh sang văn học thời hậu chiến;

từ 1986 đến đầu thập kỉ 90 là thời kỳ văn học đổi mới sôi nổi, mạnh mẽ, gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; từ năm 1993 đến nay, văn học trở lại với những qui luật bình thường và hướng sự quan tâm hơn vào vấn

đề cách tân nghệ thuật

Có thể nói, từ năm 1975 đến năm 1985 là chặng đường chuyển tiếp từ nền văn học cách mạng trong chiến tranh sang nền văn học của thời kì hậu chiến Tính chất chuyển tiếp thể hiện rõ ở cả đề tài, cảm hứng, các phương thức nghệ thuật và qui luật vận động của văn học Ở nửa cuối thập kỉ 70, những năm liền ngay sau khi kết thúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước,

Trang 23

khuynh hướng sử thi vẫn được tiếp tục nhưng mờ nhạt dần với những tiểu

thuyết , kí sự, hồi kí về chiến tranh , tiêu biểu như: Họ cùng thời với những ai (Thỏi Bá Lợi), Tháng Ba ở Tõy Nguyờn (Nguyễn Khải), Năm 75 họ đã sống như thế nào (Nguyễn Trớ Huõn), Đất trắng (Nguyễn Trọng Oỏnh), Miền cháy (Nguyễn Minh Chõu)…

Tất nhiên bên cạnh việc tiếp tục mảng đề tài lịch sử, tái hiện khai thác

“dữ liệu” từ cuộc kháng chiến chống Mĩ oanh liệt, văn xuôi sử thi sau 1975 cũng có những khác biệt nhất định so với trước Nhà văn có tâm thế, điều kiện

để nhìn lại quá khứ phân tích lí giải những chiến công rạng rỡ cũng như thấm thía những mất mát đau thương - hệ quả tất yếu của chiến tranh mà trước đây

họ phải tạm quên đi hoặc né tránh Một số cây bút cũng đã kịp thời phản ánh những bộn bề sau cuộc chiến, có niềm vui, hạnh phúc, được đoàn tụ, được tự

do được sống trong hòa bình, nhưng cũng có không ít những khó khăn phức tạp thậm chí cả những mâu thuẫn xung đột trong cuộc sống ở một đất nước

mới hồi sinh, thống nhất (Những khoảng cách còn lại - Nguyễn Mạnh Tuấn, Miền cháy - Nguyễn Minh Chõu….) Bước vào những năm đầu thập kỉ 80,

tình hình kinh tế - xã hội của đất nước gặp nhiều khó khăn chồng chất và rơi vào khủng hoảng ngày càng trầm trọng Văn học cũng chững lại, không ít người lâm vào tình trang bối rối mất phương hướng trong sáng tác Họ vẫn chưa thoát khỏi quán tính của dòng chảy văn học thời trước, lúng túng trước một hiện thực mới, không còn chiến tranh, không còn tiếng súng, không còn máu đổ nhưng cũng không kém phần cam go, phức tạp muôn dạng hình, cùng với những đòi hỏi mới của người đọc Nhưng đây cũng là thời điểm “lửa thử vàng” của những người cầm bút Những tìm tòi, trăn trở, suy tư thầm lặng mà mãnh liệt ở một số nhà văn có tấm lòng và ý thức trách nhiệm cao về nghề đã góp phần mở ra cho văn học nói chung và tiểu thuyết nói riêng những hướng tiếp cận mới với hiện thực nhiều mặt, đặc biệt là cái hiện thực đời thường với những vấn đề đạo đức thế sự đang tồn tại nổi cộm, đòi hỏi văn học phải nhận thức khám phá

Trang 24

Từ đầu 1986 đến đầu những năm 90 là giai đoạn văn học đổi mới, tập trung vào mô tả hiện thực với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân bản chiếm ưu thế chủ đạo Nhiều cây bỳt đó phơi bày những mặt trái còn bị che khuất, lên án những lực lượng, những thói quen, nếp sống, cách hành xử lạc hậu lỗi thời làm cản trở quyền sống, quyền mưu cầu hạnh phúc chính đáng của con người cũng như sự phát triển của xã hội Tiểu thuyết “Thời xa vắng” của Lê Lựu được coi là tác phẩm khơi dòng cho khuynh hướng này và đã trở thành một sự kiện văn học nổi bật của những năm 1986 – 1987 Tiếp đó là một loạt các tiểu thuyết và truyện ngắn xuất hiện cuối thấp kỉ 80 và 90 như:

Bến không chồng (Dương Hướng), Những thiên đường mù (Dương Thu Hương), Đám cưới không có giấy giá thú (Ma Văn Khỏng……Chiến tranh

vẫn là một đề tài “núng” nhưng niềm tự hào rạng rỡ vì chiến thắng đã nhường chỗ cho những hệ lụy đau buồn, những mất mát, hi sinh, những xót xa, đau đớn mà chiến tranh đã tác động đến mỗi con người, đến cả dân tộc Những

“hòn vọng phu” trên khắp đất nước Việt nam, những tham vọng quyền lực chà đạp lên tình đồng chí đồng đội, những nỗi buồn dai dẳng của những thế

hệ phải trải qua cuộc chiến ấy…đều được thể hiện rõ trong Cỏ lau, Mùa trái cóc ở miền Nam (Nguyễn Minh Châu), Thõn phõn tỡnh yờn (Bảo Ninh)

… Cỏc tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp lại phơi bày sự khủng hoảng của xã

hội qua việc thay đổi các giá trị và lối sống (Tướng về hưu, Không có vua….)

Những góc khuất lấp đáng sợ, tàn ác, lạnh lùng của con người…,những mảng tối phơi bày nhức nhối như một lời thức tỉnh Tiếp tục hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự - đời tư đã được mở ra ở nửa đầu những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện những khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phức tạp

So với những tác phẩm văn học trước đây, nhiệt tình phê phán của văn học giai đoạn này dữ dội hơn rất nhiều Tuy vậy, cảm hứng phê phán cú lỳc cũng đẩy tới cực đoan lệch lạc, nhiều cây bút bộc lộ một cái nhìn ảm đạm, hoài nghi

Trang 25

Sự xuất hiện cảm hứng sự thật, quả thực là một tất yếu nhưng cũng là điều tất yếu mà văn học phải vượt qua để tìm đến những chiều sâu mới Người đọc chờ nhà văn qua những vận động xã hội phức tạp đó đưa đến cho

họ những tổng kết nhân văn sâu sắc, lâu dài

Từ cuối những năm 90 đến nay, trong xu thế ổn định của xã hội, văn học về cơ bản cũng trở lại với những quy luật mang tính bình thường nhưng không xa rời định hướng đổi mới theo hướng dân chủ hóa đã hình thành từ những năm 80 Nếu như trước đó, động lực thúc đẩy văn học đổi mới là nhu cầu đổi mới xã hội và khát vọng dân chủ, thì khoảng mười năm trở lại đây, văn học quan tâm nhiều hơn đến sự đổi mới của chính nó Vấn đề đặt ra không còn là viết như cái gì mà là viết như thế nào, như có người đã nói:

“sỏng tạo nghệ thuật trước hết là sáng tạo hình thức”

Những thể nghiệm mạnh bạo để cách tân tiểu thuyết được các tác giả

thực hiện trong hàng loạt tiểu thuyết gần đây: Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Hồ Quý Li (Nguyễn Xuõn Khỏnh), Lạc rừng (Trung Trung Đỉnh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy, Ngồi (Nguyễn Bình Phương), Người sông Mê (Chõu Diên), Giàn thiờu (Vừ Thị Hảo), Cõi người rung chuông tận thế, Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái), China town, T mất tớch…(Thuận)……

Có thể nói tiểu thuyết Việt Nam là những nỗ lực thể nghiệm, có khi còn dang dở, khó đọc, lạ lẫm, …những đặc điểm nổi bật là chúng đang nỗ lực khước từ truyền thống, có thể thấy điều đó qua mấy phương diện sau:

1 Cách tân về qui mô, dung lượng:

Không còn là những đại tự sự với qui mô lớn về nhiều mặt: số trang, nhân vật…tiểu thuyết Việt Nam đương đại chống lại quan niệm truyền thống với những tác phẩm ngắn, có dung lượng vừa phải, như tiểu thuyết chưa đầy 80

trang của Thiên sứ, hay 127 và 162 trang giấy khổ nhỏ của Trí nhớ suy tàn, Thoạt kì thủy (Nguyễn Bình Phuơng)…Sự thu gọn dung lượng là kết quả của

quan niệm đời sống như những mảnh vỡ và xã hội hiện đại bùng nổ thông tin

Trang 26

Sự khác biệt giữa truyện ngắn và tiểu thuyết, giờ đây, không còn phân biệt ở dung lượng, ở nội dung bao quát những mảng hiện thực lớn cả bề rộng lẫn bề sâu mà ở “tớnh tiểu thuyết”, tức là khả năng truy tầm những giá trị bề sâu của con ngưũi trong cuộc sống phức tạp và hỗn độn này.

2 Cách tân về cấu trúc

Tiểu thuyết truyền thống bám vào cốt truyện, tác phẩm là diễn biễn của một câu chuyện có mở đầu có kết thúc theo một trật tự thời gian tuyến tính Tiểu thuyết hiện đại là nỗ lực kể cái không thể kể, vì thế mà cấu trúc tiểu thuyết là những mảnh vỡ rời rạc, nhiều khi không theo một quy luật nhân quả nào, là sự lắp ghép những mảng đời, mảng truyện khác nhau, là sự cắt dán của

nhiều loại văn bản Thoạt kì thủy của Nguyễn Bình Phương có kết cấu đứt

gãy, nhảy cóc liên tục đan xen giữa vô thức và hữu thức, tô đậm cái bất lực

của ngôn từ Chinatown của Thuận là sự lồng ghép tiểu thuyết trong tiểu thuyết Chân dung cát của Inrasara lại là những mảnh nhỏ cắt rời những hòa

vào nhau trong một gương mặt tinh thần Chăm đương đại Câu chuyện khi thì

do nhân vật “tụi” (J’Man) kể, khi thì được cắt dán bởi hồ sơ bệnh án, những đoạn trích sổ ghi chép, lịch làm việc hay một bài thơ ngẫu hứng… Cú thể nói, những cách tân về cấu trúc tiểu thuyết vừa thể hiện quan niệm dân chủ trong cách nhìn nhận về nhà văn, về nghệ thuật, vừa tạo ra được những điểm nhìn phong phú về con người và thế giới

3 Cách tân về nhân vật

Từ chối nhân vật điển hình, khắc họa nhân vật dị biệt, gia tăng tính phi

lý huyền ảo, sử dụng hình thức giễu nhại….là hướng đi phổ biến trong việc xây dựng nhân vật của tiểu thuyết hiện đại Độc giả bắt gặp những nhân vật kì

lạ, không tiêu biểu cho bất kì ai, chỉ đại diện cho chính bản thân họ trong các

tác phẩm tiểu thuyết, ví dụ như Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế)

có khả năng phát điện mỗi khi kẻ ác đến gần, linh hồn của Hoa, Hương,

Khánh (Người sông Mê) Thiên sứ của Phạm Thị Hoài lại xây dựng một số

nhân vật mang dáng dấp của nhân vật chức năng trong văn học huyền thoại

Trang 27

dân gian (bé Hon, Qung lùn, Hoài) Con cú trong Thoạt kì thủy của Nguyễn

Bình Phương phải chăng là hiện thân cho sự cảnh báo về những chết chóc không lường trước được ở con người Sự đa dạng về hình thức nhân vật là một trong những chìa khóa giúp nhà văn mở cửa đi vào tìm hiểu “ẩn mật của bản ngó” con người

4 Ngôn ngữ gia tăng lượng thông tin và cá thể hóa cao độ

Nếu cái nhìn đậm chất sử thi ở giai đoạn 1945 – 1975 đó tỡm tới một thứ ngôn ngữ giàu chất thơ thì cảm hứng thế sự ở giai đoạn này đòi hỏi thứ ngôn ngữ góc cạnh, nhiều sắc thái đời thường, suồng sã trong giọng điệu, cú pháp linh hoạt mềm mại Ngôn ngữ được “tiết kiệm”, “chăm súc” để tăng lượng thông tin và tính triết luận Ngôn ngữ trong tiểu thuyết cũng tăng cường tính đối thoại, thâu nạp các dạng thức lời nói của nhiều tầng lớp người trong

xã hội, không còn sự “ỏp chế” của ngôn ngữ tác giả

1.2.2 Văn học ngoài nước - từ dòng văn chương hoài niệm đến những bước chuyển mình hòa nhập.

Dựa trên những yếu tố then chốt như: mốc các đợt di dân, sự khai sinh các tờ báo văn học, các nhà xuất bản có thể phân chia sự phát triển của dòng văn học ngoài nước làm ba thời kì: thời kì phôi thai từ năm 1975 đến 1981, thời

kỳ phát triển từ năm 1982 đến 1990, thời kỳ hòa hợp từ 1991 đến nay

Thời kì phôi thai chứng kiến sự ra đời của một loạt các tờ báo và những nhà xuất bản tạo điều kiện cho văn học ngoài nước phát triển, ví dụ như tờ

Đất Mới, Hồn Việt, Văn học Nghệ thuật, nhà in Lá Bối, Đại Nam, Xuân Thu,

Sống mới….Cỏc tác phẩm văn học chủ yếu tái hiện những kí ức, nỗi nhớ quê hương, nỗi đau ly cách Bởi “không ai cần kí ức và bị ám ảnh bởi kí ức một cách day dứt cho bằng người lưu vong: kí ức không những là tài sản mà còn

là bầu khí quyển trong đó người người lưu vong tồn tại” [42] Thơ Cao Tần chan chứa kỉ niệm chốn quê nhà:

“Đỏy túi nhỏ thì đầy danh thiếp cũ Những tên người tên tỉnh đã xa

Trang 28

Những dòng vội ghi hẹn hò gặp gỡ Những đuờng quen không trở lại bao giờ

….Cỏi túi nhỏ tưởng đầy lòng ti tiện Hóa đem theo muôn vạn mảnh quê nhà….”

Ngoài ra cũn cú những mất mát, lạc lõng khi tiếp xúc với miền đất mới trong

các tác phẩm của Võ Phiến (Nguyên vẹn, Ly Hương…) và một số tùy bút, hồi

kớ… kể lại những biến cố lịch sử của nước nhà cũng như chặng đường gian nan đến với miền đất mới Nói chung văn học thời kì này tập trung phản ánh tình cảm, tình cảnh tha hương của những người con đất Việt xa xứ Các nhà văn hầu như chưa có những đổi mới cách tân về nội dung cũng như hình thức

Từ năm 1982 đến năm 1990 có thể nói là thời kì phát triển vô cùng phong phú về mặt báo chí cũng như tác phẩm văn học Sinh hoạt báo chí khởi

sắc với sự hiện diện của Mai Thảo và tạp chí Văn chủ trương: “Hợp nhập

trường kì vào đại thể quê hương Vào vận nạn đất nước” Sau này có tờ Làng Văn, Văn Học….đó góp phần hỗ trợ đắc lực cho văn học ngoài nước Nội dung thơ văn thời kì này gắn với lớp nhà văn đã trải qua nhiều biến động cũng với những đổi thay của lịch sử nước nhà, kí ức của họ mang nhiều đau thương

và thậm chí có cả những thù hận Một loạt những cuốn hồi kớ, bỳt kớ và tiểu thuyết lịch sử ra đời gắn liền với những tên tuổi tiêu biểu như Nguyễn Mộng Giác, Cao Xuân Huy… Họ tạo ra một quê hương riêng, vẫn nặng trĩu những

ám ảnh quá khứ Nhà văn Mai Thảo có viết: “Người ta không thể sống hoài bằng trí nhớ Hắn thừa hiểu vậy Nhưng chân trời mới nhìn thấy nào cũng vẫn

từ một chân trời trí nhớ”[52] Nguyễn Bá Trạc cũng đồng tình: “Thực ra bạn chỉ là một người Việt Nam âu sầu, bước đi đâu cũng như bước lê trong dĩ vóng”[60] Còn Nguyễn Mộng Giỏc “luụn luụn cú nỗi khát khao được viết ghi lại những kinh nghiệm của mình với tư cách là một chứng nhân lịch sử”.[16]

Trang 29

Qua những hình ảnh khi tầm thường, khi dã man, bi tráng, khi trào lộng,

xót xa trong Mùa biển động, Nguyễn Mộng Giỏc đó vẽ được thực trạng miền

Nam sau ngày thống nhất đất nước, gợi lại những băn khoăn, đánh thức những nghi vấn, truyền cho người đọc những nỗi hoang mang, khắc khoải Nguyễn Mộng Giác chừng như đã giải toả cái thế chân vạc của đất nước: trong chiến tranh, thắng, bại, lừng khừng đều đưa đến thất bại Sau chiến tranh, hoà bình chỉ là một mặt trận khác: mặt trận của thanh toán, của õn oỏn giang hồ, và con người chắc còn lâu lắm mới có thể khâu vá lại những vết thương, những đợt sóng ngầm, những cơn bão nổi trong tâm hồn mưng mủ

Ở giai đoạn này không chỉ có những đóng góp tích cực Bộ mặt tiêu cực của nó là vạch nên một thực tại đen tối về đất nước, thúc đẩy những phong trào đối kháng, chống lại đất nước

Như vậy có thể thấy trước 1990, dòng văn học ngoài nước mang diện mạo của kí ức, hoài niệm, gắn liền với các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa Và đối với các nhà văn, viết là để giãi bày những nỗi niềm xa xứ, để tái tạo kí ức…Vấn đề kĩ thuật, nghệ thuật viết hầu như chưa được chú ý Họ hài lòng với kĩ thuật và quan niệm thẩm mĩ quen thuộc Hầu như không có sự bứt phá

Từ sau 1990, với những chính sách mới về kinh tế - xã hội, khoảng cách giữa Việt Nam và cộng đồng người Việt lưu vong được xích lại gần hơn

Họ có thể về thăm lại không gian kỉ niệm, nơi chôn rau cắt rốn của mình, trong một tâm trạng thoải mái, cởi mở Và “đối diện với hiện thực ấy” họ phải

“tỡm cỏch tỏi cấu trúc kí ức”, “tõm lớ hoài cảm càng lúc càng phôi pha, ám ảnh chính trị càng lúc càng nhạt dần”, “giới cầm bút càng tập trung vào lĩnh vực nghệ thuật và thẩm mĩ, từ đó, họ càng dễ tiếp nhận những trào lưu mới chung quanh hơn” [42] Thực ra chủ trương hòa hợp dân tộc đã được nhà văn

Nhật Tiến khơi mào từ năm 1985 khi ra mắt tập truyện ngắn Một thời đang

Trang 30

qua: “Người cầm bút lưu vong phải tự giải phóng mình để tìm lại chân trời tự

do sáng tạo”, can đảm nói lên thực tại đổi mới của quê hương Khi biến cố Đông Âu xảy ra, khuynh hướng hòa hợp dân tộc chiếm ưu thế, văn học ngoài nước chuyển mình bước vào một giai đoạn mới Một số tác giả đi tiên phong như Nhật Tiến, Đỗ Mạnh Trinh, Đỗ Khiờm…

Những tạp chí văn học mới ra đời, chủ trương cách tân triệt để Các cuộc tranh luận về văn học cũng bùng nổ dữ dội Các cây bút hào hứng và nghiêm túc tham gia vòng xoay của những thử nghiệm, cách tân trong sáng tỏc Cỏc nhà văn không chỉ “quẩn quanh bờn kớ ức” mà mở rộng phạm vi ngòi bút, khám phá lí giải nhưng ẩn ức, những mảnh vỡ những éo le phức tạp của con người trong đời sống hiện đại với những thử nghiệm từ hậu hiện đại đến tân hình thức Những gương mặt như Phạm Thị Hoài, Lê Minh Hà, Mai Ninh, Thuận ,….tiờu biểu cho những nỗ lực cách tân, mang đến sức sống mới cho văn học ngoài nước cũng như văn học Việt Nam nói chung

1.3 Hành trình nỗ lực cách tân tiểu thuyết của Thuận

Xuất hiện khi những đột phá về nhận thức xã hội, quan niệm văn chương, sự đổi mới lối viết, các thể nghiệm hình thức trần thuật không còn quá lạ lẫm ở Việt Nam cũng như trên thế giới, có thể nói đó là một điều thuận lợi nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn, đòi hỏi Thuận phải có những bước đi mới không lặp lại những người đi trước và không lặp lại chính mình

1.3.1 Những thuận lợi và thách thức của Thuận

Từng có thời gian sống ở Nga (học đại học) và hiện đang sống ở Pháp, lại được nuôi dưỡng trong gia đình có truyền thống nghệ thuật, Thuận có những thuận lợi trong sáng tạo nghệ thuật Nhà văn Dương Tường nhận xét:

“Thuận có một bệ đỡ văn hóa tốt”, có sự trải nghiệm, cảm nhận, xâm nhập vào nhiều nền văn hóa khác nhau, đó là thời bao cấp nặng nề, lạc hậu ở Việt Nam, Liờn Xụ thời Đông Âu sụp đổ và nước Nga mới, cho đến Paris - giấc

mơ hồng của những di dân bé nhỏ … Vốn sống ấy đủ tạo nên một thế giới đa chiều thú vị và hấp dẫn trong tiểu thuyết của Thuận Sự từng trải ấy khiến

Trang 31

Thuận có thể sắm nhiều vai trong các tác phẩm của mình: là người Việt gánh chịu những hệ quả của thời bao cấp, là kẻ tha hương, là nhà văn…

Mặt khác gia đình cũng có một phần ảnh hưởng đến sáng tác của Thuận Là con dâu của vị “thủ lĩnh trong bóng tối” Trần Dần, người suốt đời cống hiến miệt mài cho những sáng tạo thơ ca, Thuận luôn bị ám ảnh, kinh ngạc “trước các tập hợp chữ vừa quen vừa lạ, những từ ngữ thô sơ được ông tạo thành các con chữ sống động, các sinh linh” và luôn “ngưỡng mộ tinh thần cách tân triệt để ở Trần Dần” [30] Cú thể nói đó là một phần không nhỏ nguồn cảm hứng cũng như động lực thúc đẩy những nỗ lực làm mới mình, đặc biệt là sự chú tâm đến ngôn từ tiểu thuyết cũng như tạo ra một thứ nhịp điệu thơ cho tiểu thuyết trong các tác phẩm của Thuận

Là một nhà văn Việt hiện sống trên đất Pháp - mảnh đất diễn ra những cuộc hội thảo sôi nổi nhất về đổi mới tiểu thuyết thế kỉ XX và là nơi cư ngụ của những nhà văn kì cựu của Tiểu thuyết mới như A Camus, A Robbe Grillet….- những nhà văn đi đầu trong việc tìm tòi những cách viết mới, mở rộng những khả năng kì diệu của thể loại tiểu thuyết, Thuận đã có cơ hội tiếp xúc, tiếp thu, học hỏi ….và thể nghiệm chúng trong sáng tác của mình Đó là quan niệm mới mẻ về vai trò của nhà văn trong tác phẩm, là sự phủ nhận vai trò độc tôn của con người, là một hiện thực hiện sinh nằm trong trí nhớ và trí tưởng tượng, không còn là hiện thực “chụp ảnh” thời Banzắc, đó là sự lược bỏ tối đa màn “trỡnh diễn nội tâm nhân vật”, là kĩ thuật xóa bỏ…… A Camus với L’Etranger là nhà văn, là tác phẩm yêu thích của Thuận Trong văn học Pháp hiện đại, văn phong mạnh mẽ, tinh thần đi đến tận cùng, đi đến mọi

vấn đề, đầy hài hước của Michel Houellebecq trong Hạt cơ bản….đó khiến

Thuận nhiều lần muốn bỏ ra sửa hết những gì đã viết Những tác phẩm trinh thám của văn học Pháp cũng là sự khuyến khích, lôi cuốn nữ nhà văn trẻ này

vào những thử nghiệm mới Cuốn T mất tích, theo tác giả, được gợi hứng từ tác phẩm trinh thám Xạ thủ nằm bắn của Jean- Patrick Manchette….Như

Trang 32

vậy có thể thấy, Thuận có những điều kiện thuận lợi cho công việc sáng tác của mình.

Tuy vậy chính những tiền đề ấy, cộng với bối cảnh đổi mới mạnh mẽ của văn chương thế giới cũng như trong nước lại là những thách thức đối với nhà văn Viết như thế nào để không lặp lại, để tạo ra những cỏi mới….đú là những câu hỏi đặt ra cho cây bút trẻ này Và không thể không thừa nhận rằng chị đó cú câu trả lời thuyết phục từ quan niệm đến thực tiễn sáng tác của mình

1.3.2 Quan niệm của Thuận về nghề và tiểu thuyết

1.3.2.1 Nhà văn - người sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới

Quan niệm của mỗi nhà văn về văn chương, về nghề nghiệp như là kim chỉ nam định huớng cho sáng tác của họ Những thành công hôm nay của Thuận có thể được lí giải ngay từ trong suy nghĩ nghiêm túc và tinh thần nỗ lực sáng tạo không ngừng của nhà văn Thuận quan niệm rằng: “Nhà văn, với

tư cách là người nghệ sĩ, luôn tìm cách vượt ra các khuôn khổ thông thường Nhà văn có thể là nhà giáo dục, nhà tư tưởng, nhà triết học, nhưng trước hết phải là một nghệ sĩ, tức là người tạo ra giá trị thẩm mĩ mới”.[1] Như vậy, cả trước và trong khi cầm bút, Thuận đã xác định cho mình một mục đích rõ ràng, tối thượng: đó là tạo ra những cái mới

Rõ ràng, cái mới và không lặp lại mình là cỏi đớch mà người nghệ sĩ chân chính nào cũng muốn hướng tới Tuy vậy, đó thực là một hành trình không dễ dàng bởi có rất nhiều rào cản từ nền tảng văn hóa, sự tiếp thu những giá trị mới, thói quen viết lỏch….Đứng ở vị trí của một “kẻ bên lề”, trên đường biên giao thoa của nhiều nền văn hóa, đồng thời lại mang một nhiệt tình cách tân rất đáng nể, có thể dễ dàng nhận thấy, Thuận đó luụn có ý thức tạo ra những khác biệt trong sáng tác của mỡnh “Cỏc tiểu thuyết của tôi trên thực tế đều liên quan đến nhau Tiểu thuyết trước thách thức tiểu thuyết sau Điều kiện tiên quyết là càng khác càng tốt” [12]

Thuận luôn mong muốn tác phẩm của mình như là một thử nghiệm, một lời đề nghị về một cách viết khác Và điều đó thể hiện rất rõ trong các

Trang 33

sáng tác của chị Made in Việt Nam thử thách lòng kiên trì của độc giả bằng

những chữ nối tiếp chữ, vô hồi kì trận, không chia chương đoạn, nhân vật

giống nhau, nhịp điệu ghồ ghề…Đến Chinatown và Paris 11 tháng 8, nhà văn lại chăm chút kĩ càng đến kết cấu và nhịp điệu Chinatown là tiểu thuyết ở

trong tiểu thuyết, “dựa trờn cỏc chuyện tình buồn, buồn về mọi nhẽ, thì thử thách của tôi là làm sao để tác phẩm không rơi vào cỏc trũ lãng mạn tầm phào Độc giả không được hồn nhiên rút mùi soa sụt sịt cho mối tình Việt Trung bị cấm đoán Độc giả cũng không được thả mình bơi tự do trong mối

tình Việt - Pháp đầy hứa hẹn…Cuối cựng, thỡ Chinatown khó lòng được coi như một tiểu thuyết tình cảm…”[1] Paris 11 tháng 8 lại được chia thành hai

mươi hai chương đều đặn, mỗi chương bắt đầu bằng một trích đoạn báo, mỗi chương bắt đầu bằng một cái có thật để đi vào thế giới của tiểu thuyết Nếu

Made in vietnam lấy địa bàn chính là Hà Nội và Sài Gũn, thỡ Chinatown đó nghiêng một nửa về phương Tây, Paris 11 tháng 8 lấy Paris làm trọng tâm, còn T mất tích thì hầu như mảnh đất Việt Nam đã không còn dấu vết.

Không thỏa hiệp, kiên quyết chối từ cái cũ, dấn thân đi tìm những điều mới mẻ, những cách thể hiện khác, mục đích ấy được xác định rõ ràng Xưa nay, người ta nhấn mạnh xúc cảm trong sáng tác văn chương Với Thuận, viết còn đòi hỏi một lí trí sáng suốt, một sự tỉnh táo cần thiết để tìm thấy một lối đi riêng “Đối với nhiều người viết là để giãi bày Hai mươi sáu tuổi, sau mười năm xa nhà, tôi mới bắt đầu viết Nhưng khụng vỡ mục đích tâm sự chuyện đời Ý nghĩ đầu tiên là viết một cái gì đấy, chỉ để phục vụ nhu cầu tưởng tượng, nhu cầu đi xa khỏi bản thân tôi, khỏi chuyện của tôi Sau đó là tìm những lối viết khác Đến đây nhu cầu viết trở thành nhiệm vụ viết và hơn nữa là trách nhiệm viết”[22] Khác với rất nhiều nhà văn khác, Thuận suy nghĩ, trăn trở về công việc của mình một cách tỉnh táo, đầy lớ trớ Thuận cho rằng mình viết không thể hồn nhiên mà phải “tớnh toỏn”: “Tớnh toỏn có khả năng dẫn đến lối thoát mới chứ hồn nhiên thì có nhiều nguy cơ lạc vào các đường mũn” [22]

Trang 34

Văn chương tuy rộng, nhưng chật cứng nhân tài, cầm bút lên là thấy bao nhiêu cỏi búng sừng sững trước mặt Vì thế mà phải suy ngẫm, phải học hỏi, tìm tòi, đổi mới không ngừng Nói như Nguyễn Hưng Quốc: “Đức tính lớn nhất của người cầm bút chính là sự táo bạo Không có sự táo bạo nào là không cần thiết Không táo bạo không thể sáng tạo Trong lĩnh vực văn học ngưũi dỏm xụng thẳng vào bụi rậm và gai góc để lần mò một lối đi riêng bao giờ cũng có triển vọng đi xa hơn những kẻ khôn ngoan phúng mỡnh theo những lối mòn có sẵn Ở đây người ta chỉ ghi nhận thành tích của những người trèo lên đỉnh núi cao, dẫu trèo một cách chậm chạp, ì ạch, khổ sở, thậm chí có khi còn thất bại” [43].Tinh thần cầu thị và duy lí trong quan niệm về nghề này, đã tạo nên một gương mặt nổi bật, đầy ấn tượng, đầy cá tính: Thuận

1.3.2.2 Tiểu thuyết là một chuyến phiêu lưu đầy nguy hiểm

Ở phần trước (mục 1.1, 1.2), chúng tôi đã trình bày về những đổi mới trong quan niệm về tiểu thuyết cũng như chặng đường đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam Việc phá vỡ những rào cản truyền thống, rộng mở giới hạn của những tìm tòi, cách tân khiến tiểu thuyết trở thành một thể loại mềm mại đầy sức cuốn hút đối với các nhà văn trên hành trình khám phá những bí ẩn muôn màu, phức tạp của đời sống hiện đại

Trước khi đến với tiểu thuyết, Thuận cũng đã viết một vài truyện ngắn

“Viết đối với tôi là một việc khó Viết dài lại càng khó Tiểu thuyết chỉ tính số trang, đã là một thử thách Chưa kể đến cấu trúc, văn phong, nhịp điệu, nhân vật Truyện ngắn giống như một cuộc dạo chơi Tôi có thể cho phép mình dừng lại những khi cạn ý, khi đã mệt Tiểu thuyết là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm Nguy hiểm nhất là không biết đi về đâu ".[30]

Từ "phiêu lưu" hàm chứa những bất ngờ không định trước, đối với cả chủ thể Đó cũng là cách mà tiểu thuyết hiện đại tự phân biệt mình, ở một tầm cao mới với tiểu thuyết truyền thống Tiểu thuyết truyền thống mang tính chất chuyện của phiêu lưu, còn tiểu thuyết hiện đại mang tính chất phiêu lưu của chuyện Tiểu thuyết giống như một bài toán phức tạp với các dữ kiện ban đầu

Trang 35

bày ra đó Đứng trước những dự kiện ấy các nhà văn là những người bị ném vào trong cuộc chưa biết rồi mình sẽ đi đến đâu Với Thuận, tiểu thuyết là một chuyến đi để khám phá chính bản thân mình, để tìm ra những cái tôi khác đang bị khuất lấp, che giấu bởi “cỏc câu hỏi về bản thân chưa bao giờ thôi hành hạ tụi” [12] Và như thế nghĩa là chúng ta sẽ gặp một người "viết", không phải là một người "kể", biết hết mọi chuyện

Tính "phiêu lưu" trong quan niệm tiểu thuyết của Thuận cũn mang hàm nghĩa: viết không phải để tìm đến một sự cân bằng, ổn định trước những biến động, chống chếnh của cuộc đời Viết phải là sự phá vỡ trạng thái cân bằng

ấy, với cả tác giả lẫn độc giả Viết tiểu thuyết không phải để khẳng định, để đưa đến cho người đọc những kết thúc nhẹ nhõm an lòng mà ngược lại phải khiến người ta không tìm thấy điểm tựa, hoang mang, băn khoăn Đó là tinh thần hậu hiện đại trong quan niệm cũng như sáng tác của Thuận

Đứng từ góc độ lí luận, vòng đời của một tác phẩm chỉ trọn vẹn khi có

sự tiếp nhận cuả người đọc Tuy nhiên, sự tiếp nhận, tham gia của độc giả vào tác phẩm trong tiểu thuyết truyền thống thường mang tính thụ động Bởi tiểu thuyết không phải là một chuyến phiêu lưu đầy bí hiểm Tiểu thuyết chỉ là sự

kể lại một hành trình mà nhà văn là người biết rõ khởi đầu, diễn biến và kết thúc Độc giả đọc tác phẩm theo những “chỉ dẫn” rõ ràng Tiểu thuyết hiện đại kêu gọi sự tham gia tích cực và sáng tạo của người đọc Trong hướng đi mới ấy, Thuận cũng là một nhà văn có ý thức cao về vai trò của độc giả Ngay khi nói tiểu thuyết là phiêu lưu, là “một nghệ thuật vô cùng bí hiểm”[13], Thuận đã hướng đến vai trò của độc giả Nhà văn “đề nghị một lối

đọc không thụ động” [12] Tạo ra một mê cung trong Made in vietnam, những

ảo thực lẫn lộn trong Chinatown, không một lời bình luận trong Paris 11 tháng 8, tính chất trinh thám khỏ rừ trong T mất tích, Thuận đó “luụn dành

cho người đọc những kẽ hở để ngờ vực, đi vào tác phẩm bằng con đường riêng của mình, để hiểu còn rằng còn có nhiều cách hiểu khỏc” [12]

Trang 36

Thuận thường xuyên gieo vào lòng độc giả những câu hỏi, những hoài nghi về thân phận con người, về mảnh đất hứa Paris hay nước Phỏp,… Và chính ở đó người ta thấy tính đối thoại trong tiểu thuyết của Thuận, một cuộc đối thoại nhiều chiều, chưa hề có dấu hiệu kết thúc trong đời sống hiện nay

Có thể nói những quan niệm cuả Thuận về sáng tác thể hiện rõ tinh thần nỗ lực cách tân, kiên trì và đầy lớ trớ tỉnh táo Đó phải chăng là nguyên nhân tạo nên "ma lực" trong những cuốn tiểu thuyết của nhà văn trẻ đầy triển vọng này

1.3.2.3 Xác định một vị trí cầm bút

Trong bài “Sống và viết giữa những nền văn húa”, Nguyễn Hưng Quốc cho rằng: “Sống và viết như những người lưu vong là một bi kịch Đành rồi Nhưng đó là một bi kịch may mắn….May mắn vì nhờ sống ngoài lề, hắn có khoảng cách với các trung tâm văn hóa, nhờ đó, hắn có thể thoát được áp lực của truyền thống và của đám đông, có thể ít nhiều giữ được tính chất độc lập trong cách cảm, cách nghĩ và cách viết” [41]

Là một người Việt định cư ở Pháp, Thuận cú cỏi may mắn của một kẻ bên lề, được cầm bút ở một vị trí đa túc xứ, một vị trí mở, để có thể nhìn hiện thực ở nhiều không gian, chiều kích Viết về Việt Nam, Thuận coi đó là "cuộc phiêu lưu mạo hiểm nhất, phiêu lưu trên mảnh đất mà mình tưởng như đã biết

rõ Hiện thực Việt, mâu thuẫn với cái nhàn nhạt của nó, ám ảnh tôi, đòi hỏi phải được kể lại bằng thứ văn hóa không còn thuần Việt của tôi nữa "[65]

Và vì thế mà Thuận, qua sáng tác của mỡnh, đó đưa độc giả Việt Nam ra ngoài Việt Nam để nhìn lại, để thấy những điều thú vị, hài hước mà do sự quen thuộc họ có thể đã không nhận ra

Đồng thời, Thuận cũng được nhìn Paris, nhìn nước Pháp với con mắt của một kẻ bên lề Ở đó, trong thân phận của một ngưũi tha hương, trải qua những khó khăn cũng như thấm thía sự thiệt thòi vì bị phân biệt đối xử (dù chính phủ Pháp hay các nước phương Tây nói chung đã cố hàn gắn, xích gần khoảng cách nhưng hầu như không có vẻ gần lại mà ngày càng rộng ra),

Trang 37

Thuận đã phơi bày một hiện thực nhiều chua xót Nhân vật di dân trong tiểu thuyết của Thuận mang nặng nỗi hoang mang, thất vọng trong hành trình đi tìm bản sắc, hòa nhập với cuộc sống mới Nhân vật người Pháp cô đơn trong

vỏ ốc cá nhân của mình

Trước Thuận đã có nhiều nhà văn ngoài nước khác cũng đứng ở vị trí bên lề Tuy vậy, có thể thấy hiện nay Thuận là một trong số ít những cây bút khẳng định được phong cách, tiếng nói riêng của mình Chúng tôi cho rằng, chính ở những khát khao học hỏi để luôn xuất hiện bằng những điều mới mẻ, ở

ý thức rõ rệt về lợi thế cũng như thách thức của một “kẻ bên lề”, Thuận đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trên chặng đường sáng tác của mình

1.3.3 Hành trình từ "Made in Vietnam" đến "T Mất tích"

1.3.3.1 Nỗ lực tự làm mới mình

Từ Made in vietnam đến China town, Paris 11 tháng 8 và T Mất tích là

một hành trình sáng tạo với những nỗ lực không mệt mỏi của Thuận nhằm vượt thoát chính mình

Made in vietnam lấy bối cảnh Sài Gòn – “thành phố sáu tháng không

được uống một giọt mưa nờn sỏu giờ chiều nào cũng phải từ tắm mát bằng những bài hát chuyền đề mưa, hát từ những cửa hàng băng nhạc Vina có mặt trên tất cả các vỉa hè và những cốc nước đa cốc hơi dưới nắng mặt trời ”

Made in vietnam thử nghiệm một kết cấu lạ, không chương hồi, những câu dài

triền miên, không có dấu xuống hàng, câu này gối vào câu kia, ý này vắt sang

ý nọ…như ma trận Thuận đã miêu tả cái nhàn nhạt của Việt Nam hôm nay ở trong cái giọng điệu lê thê, đơn điệu ấy; ở trong những nhân vật được giới thiệu lai lịch từ những con người có thực ngoài đời nhưng rồi cũng hết sức mông lung, thực ảo lẫn lộn; ở trong những nhân vật giống nhau, từ cái tên đến hành xử…

Đến Chinatown, hiện thực mà tiểu thuyết phản ánh không còn hoàn toàn

là Việt Nam nữa Nói chính xác hơn, đó là những mảng hồi ức, suy nghĩ lẫn lộn đan cài giữa Việt Nam – quá khứ và Paris - hiện tại của một ngưũi phụ nữ

Trang 38

Việt sống ở Pháp Đề tài đó khỏc và cách viết, cấu trúc cũng không lặp lại

Made in vietnam Thuận thử nghiệm kết cấu “tiểu thuyết lồng tiểu thuyết”, chia cắt tiểu thuyết làm ba phần với hai quãng nghỉ (hai trích đoạn của I’m yellow) Không có những câu dài vô hồi kì trận như Made in vietnam, với những câu ngắn với sự trùng điệp, có thể nói, Chinatown là một thử nghiệm rất thành

công của Thuận trên con đường nỗ lực cách tân tiểu thuyết của mình

Paris 11 tháng 8 được gợi hứng từ trận nắng nóng khủng khiếp đã lấy đi

sinh mạng của hàng ngàn người Pháp Tiểu thuyết không những đã chạm vào nỗi đau của những thân phận tha hương mà còn khới vào niềm hổ thẹn của một

xã hội hậu tư bản viên mãn Thuận lại tiếp tục một thử nghiệm mới trên hành trình của mình Hai mươi hai chương của tiểu thuyết được mở đầu bằng hai mươi hai mẩu báo với nhưũng cách tiếp cận phân tích khác nhau về vụ nắng

nóng Paris 11 tháng 8 đã được nhận tặng thưởng của Hội nhà văn 2005.

Dịch giả Cao Việt Dũng nhận xét: “T mất tích mang tính chất Pháp nhất

trong các tiểu thuyết của Thuận, mặc dù Paris, 11 tháng 8 đã lấy nước Pháp làm bối cảnh T chính thức khép lại một vòng đời tiểu thuyết, …khước từ việc

dành cả đời khai thác một mảnh đất sở trường…” [10] T mất tích không còn

một chữ nào cho hiện thực Việt T - người Việt tha hương đã biến mất ngay từ đầu tác phẩm, để nhường chỗ cho “tụi” - một người Pháp chính gốc Từ cái nhìn của “tụi”, Paris đã được miêu tả với con mắt của người trong cuộc

Nhà phê bình Phạm Xuõn Nguyờn núi: “Viết và in bốn tiểu thuyết trong vòng bốn năm, sức lao động của Thuận quả là đáng nể…Nghĩa là Thuận cố gắng làm một nhà văn chuyện nghiệp” [35] Bốn cuốn tiểu thuyết

ấy là những minh chứng cho con đưũng Thuận đã chọn: “Nhà văn - người tạo

ra những giá trị thẩm mĩ mới”

1.3.3.2 Từ “Made in vietnam” đến “T mất tích” hay là khát vọng hoà nhập với thế giới của nhà văn

Một điều rất dễ dàng nhận thấy trong bốn tác phẩm của Thuận là hiện

thực Việt ngày một mờ dần và đến T mất tích thì hầu như mất hẳn.

Trang 39

“Khi viết Paris 11 tháng 8, tụi đã có ý thức rằng độc giả của tôi không

chỉ là người Việt hay người gốc Việt Xã hội đương đại Pháp không ít lần trở thành mục tiêu phê phán của các cây bút bản xứ và gần đây là Michel Houellebecq Tôi hi vọng góp tiếng nói chung vào dòng văn học đó Nhưng bằng một giọng khác, giọng của một kẻ nhập cư” [33]

“Gúp tiếng nói chung” vào văn học Pháp là khát vọng và cũng là thách thức đối với Thuận Bởi một trong những cản trở đú chớnh là khoảng cách giữa một nhà văn di dân và nền văn hóa mẫu quốc Hơn ai hết, Thuận hiểu rõ điều đó Trong một bài phỏng vấn, Thuận đã trả lời một cách hài hước: “Đọc

bản thảo Chinatown dịch ra tiếng Pháp, ngưũi ta xua tay: nhà văn Việt nên

viết về vịnh Hạ Long, về tình yêu đôi lứa, về thiện thắng ỏc….chỉ cỏc nhà văn Trung Hoa và Nhật Bản mới có quyền làm độc giả Pháp đau đầu” [47]

Tuy thế, với tinh thần chấp nhận thách thức, Thuận vẫn mạnh dạn thử sức bằng các sáng tác của mình Và không thể không nói rằng chị đã bước đầu thành công Nước Pháp hiện ra với khuôn mặt già nua và yếu ớt của một

xã hội hậu tư bản viên mãn, không đủ sức chống lại kết cục bi thảm của ngày

11 tháng 8 năm 2003 Hậu quả của việc đề cao chủ nghĩa cá nhân, guồng quay của những nguyên tắc cứng nhắc đã tạo nên những con người cô độc đến đáng sợ, như những cỗ máy lạnh lùng trong một đời sống buồn tẻ, vô nghĩa lý

Những tiểu thuyết và khát vọng mạnh mẽ ấy báo hiệu những cú đột phá mới trong tương lai của nhà văn trẻ đầy sức sáng tạo này

Tiểu kết: Nghệ thuật tiểu thuyết đã và đang có những vận động cách tân rõ

rệt, trên tinh thần khước từ những rào cản truyền thống theo những hướng đi chủ yếu sau: mở rộng phạm vi hiện thực, khám phá những bí ẩn trong thế giới nội tâm con người, tăng cường tính dân chủ, coi tiểu thuyết như một trò chơi của sự sáng tạo, tìm tòi, thể nghiệm những bút pháp mới của nhà văn Tiểu thuyết Việt Nam trong nước cũng như ngoài nước trong chừng mực nào

Trang 40

đú đó cú những thành công trong việc cách tân Thuận là một gương mặt tiêu biểu, có những đóng góp tích cực cho hành trình đổi mới đó.

Ngày đăng: 05/02/2015, 20:56

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nhật Anh, phỏng vấn Thuận: Đã chấp nhận cầm bút là chấp nhận làm kẻ bên lề, http://www.vnn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đã chấp nhận cầm bút là chấp nhận làm kẻ bên lề
3. Lại Nguyên Ân, Tiểu thuyết và lịch sử, 2005, http:// www.vnn.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết và lịch sử
4. M.Bakhtin, Những vấn đề thi pháp của Dostoievski, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp của Dostoievski
Nhà XB: NXB Giáo dục
5. M.Bakhtin, Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi pháp tiểu thuyết
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
6. Nguyễn Thị Bình, Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Luận án PTS Ngữ văn, ĐH Sư phạm Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975
7. Nguyễn Thị Bình, Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975, Văn học (3), 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cảm hứng trào lộng trong văn xuôi sau 1975
8. Nguyễn Thị Bình, Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975, Văn học (4), 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một vài nhận xét về quan niệm hiện thực trong văn xuôi nước ta từ sau 1975
9. Michel Butor, Tiểu thuyết như một tìm tòi, Nguyễn Đăng Thường dịch, http:// www. talawas. Org Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết như một tìm tòi
10. Cao Việt Dũng, lời giới thiệu T mất tích, NXB Đà Nẵng, 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: lời giới thiệu T mất tích
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
11. Đặng Anh Đào, Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - một vài hiện tuợng đáng lưu ý, Tự sự học, NXB Đại học Sư phạm, 2004, trang 170 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự phát triển nghệ thuật tự sự ở Việt Nam - một vài hiện tuợng đáng lưu ý
Nhà XB: NXB Đại học Sư phạm
12. Phong Điệp, phỏng vấn Thuận: “Tụi đề nghị một đọc không thụ động”, http://www. phongdiep.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tụi đề nghị một đọc không thụ động”
13. Phong Điệp, phỏng vấn Thuận: “Viết để phá vỡ sự cân bằng”, http://www. phongdiep.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Viết để phá vỡ sự cân bằng”
14. A.Robbe.Grillet, Vì một tiểu thuyết mới, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vì một tiểu thuyết mới
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
15. Kristjana Gunnar, Về những tiểu thuyết ngắn, http://vnexpress.net Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về những tiểu thuyết ngắn
16. Nguyễn Mộng Giác, Nghĩ về một số nhà văn nữ hải ngoại hiện nay, Tạp chí Văn học, số 2, tháng 3, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghĩ về một số nhà văn nữ hải ngoại hiện nay
17. Nguyễn Việt Hà, Cơ hội của Chúa, NXB Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ hội của Chúa
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
18. Hoàng Ngọc Hiến, Năm bài giảng về thể loại, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năm bài giảng về thể loại
19. Đào Duy Hiệp, Độ dài và cấu trúc tiểu thuyết, http://www. Evan.com.vn . 20. Đỗ Đức Hiểu, Thi pháp hiện đại, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ dài và cấu trúc tiểu thuyết", http://www. Evan.com.vn.20. Đỗ Đức Hiểu, "Thi pháp hiện đại
Nhà XB: NXB Hội nhà văn
21. Chí Hoan, Đụi nét về thi pháp và kết cấu của Chinatown, http://www.evan.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đụi nét về thi pháp và kết cấu của Chinatown
65. Tiền Vệ, phỏng vấn tác giả Made in vietnam, http://tienve.org Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w