Đọc Paris 11 tháng 8 của Thuận, độc giả đều dễ dàng nhận ra những cặp đối lập, tiêu biểu là Liên và Mai Lan. Hai nhân vật này khác hẳn nhau về mọi mặt. Mai Lan là cựu người mẫu và diễn viên điện ảnh xinh đẹp, quá khứ là một thời huy hoàng: “Ngày nào cũng đại tiệc, vẫn ung dung nếm từ đầu đến cuối. Yến. Bào ngư. Hải sâm. Mèo rừng. Cầy hương. Vây cá mập. Cuộc đời như mơ. Công việc đầu tiên trong ngày là mở sổ tay. Hôm nay đi nhà hàng gì, đại gia nào đãi, mấy giờ xe đến đón. Công việc cuối cùng trong ngày là tháo quà, mở phong bỡ.” [57,139]. Liên là cựu sinh viên Đại học Mỏ địa chất, là cán bộ phòng hành chính xí nghiệp giày vải Yờn Viờn, sở hữu một nhan sắc thậm tệ: khuôn mặt đầy mụn, đôi mắt gườm gườm, ba mươi chín tuổi vẫn chưa chồng. Mai Lan hoạt bát, nấu ăn ngon. Liên thường xuyên im lặng, vụng về. Mai Lan từng trải, kiếm sống bằng tình dục. Liên chưa nếm mùi tình yêu. Hai nhân vật đứng cạnh nhau làm nên một sự soi chiếu đầy hài hước. Nói đúng hơn là Mai Lan đã làm nổi bật Liên – nhân vật luôn sống trong hai trạng thái đối lập, vô định, bấp bênh: chưa và đó. Liờn là một khối mâu thuẫn,
“Liờn chưa từng hy vọng mà lại bình tĩnh đón nhận thất vọng, Liên chưa từng yêu mà lại chỏn yờu, Liờn chưa từng tiếp xúc mà lại chai sạn, Liên chưa từng sống mà lại muốn chết” [33]. Liên tạo nên cảm giác chơi vơi chống chếnh mông lung - cảm giác thường trực đầy bất ổn của con người trong đời sống hiện đại.
Bên cạnh đú Liờn và Pỏt, Pỏt và My cũng là những mảng màu trái ngược. Nếu Liên là “ ngơ ngác không hiểu” thỡ Pỏt sảnh sỏi, rất thông hiểu cách để tồn tại ở một đất nước tuân thủ nghiêm ngặt luật pháp, e ngại trước những cụm từ như: quyền con người hay quấy rối tình dục. Pỏt sôi nổi nồng nhiệt còn My lạnh lùng, khinh khỉnh…
Nhưng nét mới mẻ và sâu sắc của Thuận là chị không để cho Pỏt tự tin hòa nhập đời sống mới, không để Mai Lan an tâm vì sắc đẹp và vì khoản tiền chu cấp đủ để có một cuộc sống thong dong, không để cho Liên giống như Thị Nở của Nam Cao tìm được Chớ Phốo…. Liờn – Mai Lan, hay Pỏt, My… là những mảng màu sắc đối lập nhưng cùng tồn tại trên một khối rubic, cùng quay quanh một trục duy nhất, đó là trục thân phận của những kẻ tha hương. Pỏt chết vì căn bệnh thế kỉ, Liên chết trong một tai nạn ô tô đáng ngờ, My thất tình tự tử không thành, Mai Lan có nguy cơ mất nhà, bị cắt trợ cấp trong khi người tình Tom đẹp trai vay tiền đi chơi vẫn không chịu trả…..Một hiện thực cay đắng và phũ phàng, xóa tan những ảo tưởng mơ mộng về Paris, về cuộc sống của những di dân ở xứ người. Sự đối lập về nhan sắc, hiểu biết, hành vi ứng xử…khụng mang lại cho họ những kết cục tốt đẹp, những câu chuyện cổ tích thời hiện đại.
Xây dựng những cặp nhân vật đối lập không hề là một biện pháp nghệ thuật xa lạ trong văn học. Nhưng Thuận đã mang đến những cảm nhận mới mẻ, đầy chua xót về thân phận con người trong một lối viết khách quan tỉnh táo. Những di dân nhỏ bé, họ có thể đến từ nhiều đất nước khác nhau, mang nhiều gương mặt khác nhau, quá khứ khác nhau…..nhưng tất cả đều có chung một bi
kịch. Đó là bi kịch của sự lạc lõng, bơ vơ, bi kịch của khát vọng hòa nhập không bao giờ thành thực, bi kịch của việc phải tồn tại trong sự vô nghĩa của đời sống.
Tiểu kết:: Những cách tân của Thuận thể hiện rõ ở phương diện nhân vật và
nghệ thuật xây dựng nhân vật. Dù là kiểu loại nhân vật nào (di dân nhỏ bé, người Pháp hay “siờu nhõn vật”) cũng đều chạm đến những nỗi đau của con người trong đời sống hiện đại. Đó là sự cô đơn đến tột cùng, là hành trình đi tìm bản sắc mà không đến đích. Kĩ thuật xóa bỏ và nghệ thuật xây dựng những nhân vật đối lập đã góp phần hiệu quả trong việc miêu tả, khắc sâu thêm nỗi đau nhân loại ấy.
CHƯƠNG 3