1.3.2.1. Nhà văn - người sáng tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới
Quan niệm của mỗi nhà văn về văn chương, về nghề nghiệp như là kim chỉ nam định huớng cho sáng tác của họ. Những thành công hôm nay của Thuận có thể được lí giải ngay từ trong suy nghĩ nghiêm túc và tinh thần nỗ lực sáng tạo không ngừng của nhà văn. Thuận quan niệm rằng: “Nhà văn, với tư cách là người nghệ sĩ, luôn tìm cách vượt ra các khuôn khổ thông thường. Nhà văn có thể là nhà giáo dục, nhà tư tưởng, nhà triết học, nhưng trước hết phải là một nghệ sĩ, tức là người tạo ra giá trị thẩm mĩ mới”.[1] Như vậy, cả trước và trong khi cầm bút, Thuận đã xác định cho mình một mục đích rõ ràng, tối thượng: đó là tạo ra những cái mới.
Rõ ràng, cái mới và không lặp lại mình là cỏi đớch mà người nghệ sĩ chân chính nào cũng muốn hướng tới. Tuy vậy, đó thực là một hành trình không dễ dàng bởi có rất nhiều rào cản từ nền tảng văn hóa, sự tiếp thu những giá trị mới, thói quen viết lỏch….Đứng ở vị trí của một “kẻ bên lề”, trên đường biên giao thoa của nhiều nền văn hóa, đồng thời lại mang một nhiệt tình cách tân rất đáng nể, có thể dễ dàng nhận thấy, Thuận đó luụn có ý thức tạo ra những khác biệt trong sáng tác của mỡnh. “Cỏc tiểu thuyết của tôi trên thực tế đều liên quan đến nhau. Tiểu thuyết trước thách thức tiểu thuyết sau. Điều kiện tiên quyết là càng khác càng tốt” [12]
Thuận luôn mong muốn tác phẩm của mình như là một thử nghiệm, một lời đề nghị về một cách viết khác. Và điều đó thể hiện rất rõ trong các
sáng tác của chị. Made in Việt Nam thử thách lòng kiên trì của độc giả bằng những chữ nối tiếp chữ, vô hồi kì trận, không chia chương đoạn, nhân vật giống nhau, nhịp điệu ghồ ghề…Đến Chinatown và Paris 11 tháng 8, nhà văn lại chăm chút kĩ càng đến kết cấu và nhịp điệu. Chinatown là tiểu thuyết ở trong tiểu thuyết, “dựa trờn cỏc chuyện tình buồn, buồn về mọi nhẽ, thì thử thách của tôi là làm sao để tác phẩm không rơi vào cỏc trũ lãng mạn tầm phào. Độc giả không được hồn nhiên rút mùi soa sụt sịt cho mối tình Việt Trung bị cấm đoán. Độc giả cũng không được thả mình bơi tự do trong mối tình Việt - Pháp đầy hứa hẹn…Cuối cựng, thỡ Chinatown khó lòng được coi như một tiểu thuyết tình cảm…”[1]. Paris 11 tháng 8 lại được chia thành hai mươi hai chương đều đặn, mỗi chương bắt đầu bằng một trích đoạn báo, mỗi chương bắt đầu bằng một cái có thật để đi vào thế giới của tiểu thuyết. Nếu
Made in vietnam lấy địa bàn chính là Hà Nội và Sài Gũn, thỡ Chinatown đó nghiêng một nửa về phương Tây, Paris 11 tháng 8 lấy Paris làm trọng tâm, còn T mấttích thì hầu như mảnh đất Việt Nam đã không còn dấu vết.
Không thỏa hiệp, kiên quyết chối từ cái cũ, dấn thân đi tìm những điều mới mẻ, những cách thể hiện khác, mục đích ấy được xác định rõ ràng. Xưa nay, người ta nhấn mạnh xúc cảm trong sáng tác văn chương. Với Thuận, viết còn đòi hỏi một lí trí sáng suốt, một sự tỉnh táo cần thiết để tìm thấy một lối đi riêng. “Đối với nhiều người viết là để giãi bày. Hai mươi sáu tuổi, sau mười năm xa nhà, tôi mới bắt đầu viết. Nhưng khụng vỡ mục đích tâm sự chuyện đời. Ý nghĩ đầu tiên là viết một cái gì đấy, chỉ để phục vụ nhu cầu tưởng tượng, nhu cầu đi xa khỏi bản thân tôi, khỏi chuyện của tôi. Sau đó là tìm những lối viết khác. Đến đây nhu cầu viết trở thành nhiệm vụ viết và hơn nữa là trách nhiệm viết”[22]. Khác với rất nhiều nhà văn khác, Thuận suy nghĩ, trăn trở về công việc của mình một cách tỉnh táo, đầy lớ trớ. Thuận cho rằng mình viết không thể hồn nhiên mà phải “tớnh toỏn”: “Tớnh toỏn có khả năng dẫn đến lối thoát mới chứ hồn nhiên thì có nhiều nguy cơ lạc vào các đường mũn” [22]
Văn chương tuy rộng, nhưng chật cứng nhân tài, cầm bút lên là thấy bao nhiêu cỏi búng sừng sững trước mặt. Vì thế mà phải suy ngẫm, phải học hỏi, tìm tòi, đổi mới không ngừng. Nói như Nguyễn Hưng Quốc: “Đức tính lớn nhất của người cầm bút chính là sự táo bạo. Không có sự táo bạo nào là không cần thiết. Không táo bạo không thể sáng tạo. Trong lĩnh vực văn học ngưũi dỏm xụng thẳng vào bụi rậm và gai góc để lần mò một lối đi riêng bao giờ cũng có triển vọng đi xa hơn những kẻ khôn ngoan phúng mỡnh theo những lối mòn có sẵn. Ở đây người ta chỉ ghi nhận thành tích của những người trèo lên đỉnh núi cao, dẫu trèo một cách chậm chạp, ì ạch, khổ sở, thậm chí có khi còn thất bại” [43].Tinh thần cầu thị và duy lí trong quan niệm về nghề này, đã tạo nên một gương mặt nổi bật, đầy ấn tượng, đầy cá tính: Thuận.
1.3.2.2 Tiểu thuyết là một chuyến phiêu lưu đầy nguy hiểm
Ở phần trước (mục 1.1, 1.2), chúng tôi đã trình bày về những đổi mới trong quan niệm về tiểu thuyết cũng như chặng đường đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam. Việc phá vỡ những rào cản truyền thống, rộng mở giới hạn của những tìm tòi, cách tân khiến tiểu thuyết trở thành một thể loại mềm mại đầy sức cuốn hút đối với các nhà văn trên hành trình khám phá những bí ẩn muôn màu, phức tạp của đời sống hiện đại.
Trước khi đến với tiểu thuyết, Thuận cũng đã viết một vài truyện ngắn. “Viết đối với tôi là một việc khó. Viết dài lại càng khó. Tiểu thuyết chỉ tính số trang, đã là một thử thách. Chưa kể đến cấu trúc, văn phong, nhịp điệu, nhân vật...Truyện ngắn giống như một cuộc dạo chơi. Tôi có thể cho phép mình dừng lại những khi cạn ý, khi đã mệt. Tiểu thuyết là một cuộc phiêu lưu nguy hiểm. Nguy hiểm nhất là không biết đi về đâu...".[30]
Từ "phiêu lưu" hàm chứa những bất ngờ không định trước, đối với cả chủ thể. Đó cũng là cách mà tiểu thuyết hiện đại tự phân biệt mình, ở một tầm cao mới với tiểu thuyết truyền thống. Tiểu thuyết truyền thống mang tính chất chuyện của phiêu lưu, còn tiểu thuyết hiện đại mang tính chất phiêu lưu của chuyện. Tiểu thuyết giống như một bài toán phức tạp với các dữ kiện ban đầu
bày ra đó. Đứng trước những dự kiện ấy các nhà văn là những người bị ném vào trong cuộc chưa biết rồi mình sẽ đi đến đâu. Với Thuận, tiểu thuyết là một chuyến đi để khám phá chính bản thân mình, để tìm ra những cái tôi khác đang bị khuất lấp, che giấu bởi “cỏc câu hỏi về bản thân chưa bao giờ thôi hành hạ tụi” [12]. Và như thế nghĩa là chúng ta sẽ gặp một người "viết", không phải là một người "kể", biết hết mọi chuyện.
Tính "phiêu lưu" trong quan niệm tiểu thuyết của Thuận cũn mang hàm nghĩa: viết không phải để tìm đến một sự cân bằng, ổn định trước những biến động, chống chếnh của cuộc đời. Viết phải là sự phá vỡ trạng thái cân bằng ấy, với cả tác giả lẫn độc giả. Viết tiểu thuyết không phải để khẳng định, để đưa đến cho người đọc những kết thúc nhẹ nhõm an lòng mà ngược lại phải khiến người ta không tìm thấy điểm tựa, hoang mang, băn khoăn. Đó là tinh thần hậu hiện đại trong quan niệm cũng như sáng tác của Thuận.
Đứng từ góc độ lí luận, vòng đời của một tác phẩm chỉ trọn vẹn khi có sự tiếp nhận cuả người đọc. Tuy nhiên, sự tiếp nhận, tham gia của độc giả vào tác phẩm trong tiểu thuyết truyền thống thường mang tính thụ động. Bởi tiểu thuyết không phải là một chuyến phiêu lưu đầy bí hiểm. Tiểu thuyết chỉ là sự kể lại một hành trình mà nhà văn là người biết rõ khởi đầu, diễn biến và kết thúc. Độc giả đọc tác phẩm theo những “chỉ dẫn” rõ ràng. Tiểu thuyết hiện đại kêu gọi sự tham gia tích cực và sáng tạo của người đọc. Trong hướng đi mới ấy, Thuận cũng là một nhà văn có ý thức cao về vai trò của độc giả. Ngay khi nói tiểu thuyết là phiêu lưu, là “một nghệ thuật vô cùng bí hiểm”[13], Thuận đã hướng đến vai trò của độc giả. Nhà văn “đề nghị một lối đọc không thụ động” [12]. Tạo ra một mê cung trong Made in vietnam, những ảo thực lẫn lộn trong Chinatown, không một lời bình luận trong Paris 11 tháng 8, tính chất trinh thám khỏ rừ trong T mất tích, Thuận đó “luụn dành cho người đọc những kẽ hở để ngờ vực, đi vào tác phẩm bằng con đường riêng của mình, để hiểu còn rằng còn có nhiều cách hiểu khỏc” [12].
Thuận thường xuyên gieo vào lòng độc giả những câu hỏi, những hoài nghi về thân phận con người, về mảnh đất hứa Paris hay nước Phỏp,… Và chính ở đó người ta thấy tính đối thoại trong tiểu thuyết của Thuận, một cuộc đối thoại nhiều chiều, chưa hề có dấu hiệu kết thúc trong đời sống hiện nay. Có thể nói những quan niệm cuả Thuận về sáng tác thể hiện rõ tinh thần nỗ lực cách tân, kiên trì và đầy lớ trớ tỉnh táo. Đó phải chăng là nguyên nhân tạo nên "ma lực" trong những cuốn tiểu thuyết của nhà văn trẻ đầy triển vọng này.
1.3.2.3. Xác định một vị trí cầm bút
Trong bài “Sống và viết giữa những nền văn húa”, Nguyễn Hưng Quốc cho rằng: “Sống và viết như những người lưu vong là một bi kịch. Đành rồi. Nhưng đó là một bi kịch may mắn….May mắn vì nhờ sống ngoài lề, hắn có khoảng cách với các trung tâm văn hóa, nhờ đó, hắn có thể thoát được áp lực của truyền thống và của đám đông, có thể ít nhiều giữ được tính chất độc lập trong cách cảm, cách nghĩ và cách viết” [41].
Là một người Việt định cư ở Pháp, Thuận cú cỏi may mắn của một kẻ bên lề, được cầm bút ở một vị trí đa túc xứ, một vị trí mở, để có thể nhìn hiện thực ở nhiều không gian, chiều kích. Viết về Việt Nam, Thuận coi đó là "cuộc phiêu lưu mạo hiểm nhất, phiêu lưu trên mảnh đất mà mình tưởng như đã biết rõ. Hiện thực Việt, mâu thuẫn với cái nhàn nhạt của nó, ám ảnh tôi, đòi hỏi phải được kể lại bằng thứ văn hóa không còn thuần Việt của tôi nữa..."[65]. Và vì thế mà Thuận, qua sáng tác của mỡnh, đó đưa độc giả Việt Nam ra ngoài Việt Nam để nhìn lại, để thấy những điều thú vị, hài hước mà do sự quen thuộc họ có thể đã không nhận ra.
Đồng thời, Thuận cũng được nhìn Paris, nhìn nước Pháp với con mắt của một kẻ bên lề. Ở đó, trong thân phận của một ngưũi tha hương, trải qua những khó khăn cũng như thấm thía sự thiệt thòi vì bị phân biệt đối xử (dù chính phủ Pháp hay các nước phương Tây nói chung đã cố hàn gắn, xích gần khoảng cách nhưng hầu như không có vẻ gần lại mà ngày càng rộng ra),
Thuận đã phơi bày một hiện thực nhiều chua xót. Nhân vật di dân trong tiểu thuyết của Thuận mang nặng nỗi hoang mang, thất vọng trong hành trình đi tìm bản sắc, hòa nhập với cuộc sống mới. Nhân vật người Pháp cô đơn trong vỏ ốc cá nhân của mình.
Trước Thuận đã có nhiều nhà văn ngoài nước khác cũng đứng ở vị trí bên lề. Tuy vậy, có thể thấy hiện nay Thuận là một trong số ít những cây bút khẳng định được phong cách, tiếng nói riêng của mình. Chúng tôi cho rằng, chính ở những khát khao học hỏi để luôn xuất hiện bằng những điều mới mẻ, ở ý thức rõ rệt về lợi thế cũng như thách thức của một “kẻ bên lề”, Thuận đã đạt được những thành công đáng ghi nhận trên chặng đường sáng tác của mình.
1.3.3. Hành trình từ "Made in Vietnam" đến "T Mất tích"
1.3.3.1. Nỗ lực tự làm mới mình
Từ Made in vietnam đến China town, Paris 11 tháng 8 và T Mất tích là một hành trình sáng tạo với những nỗ lực không mệt mỏi của Thuận nhằm vượt thoát chính mình.
Made in vietnam lấy bối cảnh Sài Gòn – “thành phố sáu tháng không được uống một giọt mưa nờn sỏu giờ chiều nào cũng phải từ tắm mát bằng những bài hát chuyền đề mưa, hát từ những cửa hàng băng nhạc Vina có mặt trên tất cả các vỉa hè và những cốc nước đa cốc hơi dưới nắng mặt trời..”
Made in vietnam thử nghiệm một kết cấu lạ, không chương hồi, những câu dài triền miên, không có dấu xuống hàng, câu này gối vào câu kia, ý này vắt sang ý nọ…như ma trận. Thuận đã miêu tả cái nhàn nhạt của Việt Nam hôm nay ở trong cái giọng điệu lê thê, đơn điệu ấy; ở trong những nhân vật được giới thiệu lai lịch từ những con người có thực ngoài đời nhưng rồi cũng hết sức mông lung, thực ảo lẫn lộn; ở trong những nhân vật giống nhau, từ cái tên đến hành xử….
Đến Chinatown, hiện thực mà tiểu thuyết phản ánh không còn hoàn toàn là Việt Nam nữa. Nói chính xác hơn, đó là những mảng hồi ức, suy nghĩ lẫn lộn đan cài giữa Việt Nam – quá khứ và Paris - hiện tại của một ngưũi phụ nữ
Việt sống ở Pháp. Đề tài đó khỏc và cách viết, cấu trúc cũng không lặp lại
Made in vietnam. Thuận thử nghiệm kết cấu “tiểu thuyết lồng tiểu thuyết”, chia cắt tiểu thuyết làm ba phần với hai quãng nghỉ (hai trích đoạn của I’m yellow). Không có những câu dài vô hồi kì trận như Made in vietnam, với những câu ngắn với sự trùng điệp, có thể nói, Chinatown là một thử nghiệm rất thành công của Thuận trên con đường nỗ lực cách tân tiểu thuyết của mình.
Paris 11 tháng 8 được gợi hứng từ trận nắng nóng khủng khiếp đã lấy đi sinh mạng của hàng ngàn người Pháp. Tiểu thuyết không những đã chạm vào nỗi đau của những thân phận tha hương mà còn khới vào niềm hổ thẹn của một xã hội hậu tư bản viên mãn. Thuận lại tiếp tục một thử nghiệm mới trên hành trình của mình. Hai mươi hai chương của tiểu thuyết được mở đầu bằng hai mươi hai mẩu báo với nhưũng cách tiếp cận phân tích khác nhau về vụ nắng nóng. Paris 11 tháng 8 đã được nhận tặng thưởng của Hội nhà văn 2005.
Dịch giả Cao Việt Dũng nhận xét: “T mất tích mang tính chất Pháp nhất trong các tiểu thuyết của Thuận, mặc dù Paris, 11 tháng 8 đã lấy nước Pháp làm bối cảnh. T chính thức khép lại một vòng đời tiểu thuyết, …khước từ việc dành cả đời khai thác một mảnh đất sở trường…” [10]. T mất tích không còn một chữ nào cho hiện thực Việt. T - người Việt tha hương đã biến mất ngay từ đầu tác phẩm, để nhường chỗ cho “tụi” - một người Pháp chính gốc. Từ cái nhìn của “tụi”, Paris đã được miêu tả với con mắt của người trong cuộc.
Nhà phê bình Phạm Xuõn Nguyờn núi: “Viết và in bốn tiểu thuyết trong vòng bốn năm, sức lao động của Thuận quả là đáng nể…Nghĩa là Thuận cố gắng làm một nhà văn chuyện nghiệp” [35]. Bốn cuốn tiểu thuyết ấy là những minh chứng cho con đưũng Thuận đã chọn: “Nhà văn - người tạo ra những giá trị thẩm mĩ mới”.
1.3.3.2. Từ “Made in vietnam” đến “T mất tích” hay là khát vọng hoà nhập với thế giới của nhà văn
Một điều rất dễ dàng nhận thấy trong bốn tác phẩm của Thuận là hiện thực Việt ngày một mờ dần và đến T mất tích thì hầu như mất hẳn.
“Khi viết Paris 11 tháng 8, tụi đã có ý thức rằng độc giả của tôi không chỉ là người Việt hay người gốc Việt. Xã hội đương đại Pháp không ít lần trở thành mục tiêu phê phán của các cây bút bản xứ và gần đây là Michel Houellebecq. Tôi hi vọng góp tiếng nói chung vào dòng văn học đó. Nhưng bằng một giọng khác, giọng của một kẻ nhập cư” [33].
“Gúp tiếng nói chung” vào văn học Pháp là khát vọng và cũng là thách thức đối với Thuận. Bởi một trong những cản trở đú chớnh là khoảng cách