1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương (Khóa luận tốt nghiệp)

91 266 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình PhươngĐặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo, cán bộ khoa Khoa học Xã hội trường Đại học Quảng Bình đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Giảng viên, TS: Mai Thị Liên Giang người đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ và hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận

Đồng Hới, tháng 5 năm 2018

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu ghi trong khóa luận là trung thực, được các đồng giả cho phép sử dụng

và chưa từng được công bố trong bất kì một công trình nghiên cứu nào khác

Trần Thị Hằng

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

LỜI CAM ĐOAN ii

MỤC LỤC iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử vấn đề 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

3.1 Đối tượng nghiên cứu 4

3.2 Phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

4.1 Phương pháp phân tích – tổng hợp 4

4.2 Phương pháp thống kê – phân loại 4

4.3 Phương pháp cấu trúc hệ thống 4

4.4 Phương pháp liên ngành 5

5 Đóng góp của đề tài 5

6 Cấu trúc của khóa luận 5

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT “MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 6

1.1 Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học 6

1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương 8

1.2.1 Con người cô đơn, bất hạnh 9

1.2.2 Con người là bi kịch của cuộc sống 13

1.2.3 Con người là nạn nhân của bạo lực 18

1.2.4 Con người mơ hồ giữa thực tại và quá khứ 22

CHƯƠNG 2: KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 25

2.1.Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương 25

2.1.1 Không gian nhập nhằng mờ ảo 27

2.1.2 Không gian ký ức 29

Trang 4

2.1.3 Không gian núi rừng hoang dã 31

2.1.4 Không gian chiến trận khốc liệt 34

2.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương 35

2.2.1 Dòng thời gian đồng hiện, đứt gãy 37

2.2.2 Dòng thời gian sự kiện 40

CHƯƠNG 3: KẾT CẤU, NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRONG TIỂU THUYẾT “MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 42

3.1 Kết cấu 42

3.1.1 Kết cấu phân mảnh 43

3.1.2 Kết cấu đồng hiện 45

3.1.3 Kết cấu theo dòng ý thức 48

3.1.4 Kết cấu xoắn kép, đa tầng 49

3.2 Ngôn ngữ 51

3.2.1 Ngôn ngữ đối thoại 52

3.2.2 Ngôn ngữ tả thực 55

3.2.3 Ngôn ngữ đa tạp, đậm sắc thái của ngôn ngữ dân dã địa phương 57

3.2.4 Ngôn ngữ giàu hình ảnh, lạ hóa và đầy chất thơ 67

3.3 Giọng điệu trần thuật 69

3.3.1 Giọng điệu trung tính 70

3.3.2 Giọng điệu giễu nhại 72

3.3.3 Giọng điệu trữ tình, triết lý, chiêm nghiệm 74

KẾT LUẬN 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO 81

PHỤ LỤC

Trang 5

lối viết thực sự hấp dẫn, có những thể nghiệm còn chưa tới đích, song các nhà văn đều

hết mình trong nỗ lực chung đó là: làm mới văn chương Mình và họ của Nguyễn Bình

Phương cũng không phải là một ngoại lệ với lối viết rất riêng biệt, mới, từ cách nhìn hiện thực, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian thời gian cho đến sử dụng ngôn từ Nguyễn Bình Phương thường hướng ngòi bút của mình vào những mảnh hiện thực “tiểu tự sự” của cuộc sống hiện đại Nếu như đích đến của các cây bút trước năm 1975 là những “đại tự sự” với những sự kiện lịch sử, chính trị lớn lao bao quát toàn bộ đời sống con người, thì đích đến của ngòi bút Nguyễn Bình Phương lại là hiện thực phân mảnh, hiện thực bị xé lẻ, phân tách Có thể nói Nguyễn Bình Phương là một trong những hiện tượng đặc biệt của nền văn xuôi Việt Nam

Nghiên cứu về đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn

Bình Phương giúp chúng ta khám phá chất liệu hiện thực cuộc sống về bức tranh xã hội thời kì hậu chiến, cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979, cũng như số phận con người dưới sức ép của của chiến tranh, những mâu thuẫn giữa mình và họ và

những biến cố trong từng mối quan hệ gia đình, xã hội Qua Mình và họ chúng ta còn

có thể thấy được những quan điểm của nhà văn về cuộc đời, cuộc sống Tác giả đã tạo

ra nhiều góc quay, nhiều điểm nhìn soi chiếu để tạo ra cách nhìn đa chiều về cuộc sống Cuộc sống không phải bao giờ cũng lộ ra ở bề mặt của nó, cuộc sống còn là những gì khác không thể gọi thành tên, không thể cất nên lời, còn là những gì không

thể lí giải ẩn sâu dưới tầng tầng lớp lớp những sự kiện, biến cố Với tiểu thuyết Mình

và họ Nguyễn Bình Phương đã tạo ra cho mình một lối đi vô cùng rộng rãi để đến với

hiện thực Đó cũng là cách ông tạo ra sự tự do cho người đọc khi bước vào tác phẩm của mình Người đọc có thể tự do trong việc khám phá, bóc tách các lớp nghĩa của tác phẩm, và khi đó tác giả chỉ giữ vai trò là người “đứng sau cánh gà quan sát” và đó

Trang 6

chính là một thể nghiệm đáng được ghi nhận của Nguyễn Bình Phương trong cuộc hành trình làm mới mình, làm mới văn chương trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại

Với sự xoắn kép của tính tự sự đa chủ thể và hành trình “tìm lại thời gian đã mất” được thể hiện qua một bút pháp mới lạ là “Cuốn tiểu thuyết xuất sắc bắt con người đối diện với vực sâu của đời sống và hố thẳm của mình trên chính những con đường quanh

co của thực tại trong một thế giới của mình và của họ” (Phạm Xuân Nguyên) [48]

Nếu thành công đề tài sẽ giúp chúng ta có cái nhìn đầy đủ về tiểu thuyết Mình và họ

của Nguyễn Bình Phương trên phương diện đặc điểm nghệ thuật, qua đó khẳng định rõ hơn tài năng và đóng góp của tác giả đối với sự phát triển của văn học đương đại Đồng thời đây cũng là tư liệu cần thiết cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy cho văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1986 hiện nay ở các trường Đại học Vì những lí

do trên chúng tôi chọn đề tài: “Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương” làm đề tài nghiên cứu cho mình

2 Lịch sử vấn đề

Là một gương mặt nổi bật với phong cách độc đáo, lối viết mới lạ, Nguyễn Bình Phương không phải cái tên xa lạ đối với giới phê bình nghiên cứu chuyên nghiệp Trong gần 20 kể từ khi bước vào thế giới tiểu thuyết, Nguyễn Bình Phương đã cho ra

đời nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Bả giời, Vào cõi, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Trí nhớ suy tàn, Thoạt kỳ thủy, Ngồi, Mình và họ…Ở nhà văn này chúng ta bắt

gặp những tìm tòi và những lao động nghệ thuật nghiêm túc nhọc nhằn Tiểu thuyết của ông đều thống nhất về phong cách đồng thời mỗi tác phẩm lại là một sự sáng tạo mới cả về nội dung và kĩ thuật văn xuôi Chính vì vậy mà Nguyễn Bình Phương được người đọc yêu thích và các nhà nghiên cứu phê bình chú ý tới

Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng trong bài viết “Người đi vắng, ai đọc Nguyễn Bình Phương? Hay nỗi cô đơn của tiểu thuyết cuối thế kỉ” đã chỉ ra “cái mới” trước hết tạo

ra một hệ thống ám ảnh của nhân vật Ông cho rằng tính chất hiện đại ở tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương thể hiện ở cốt lõi kết cấu không có mở đầu cũng không có kết thúc, nhân vật không có tiểu sử ở lối kết cấu theo dòng tâm trạng và đặc biệt “huyền thoại hóa cuộc sống đời thường” là một đặc điểm dễ nhận thấy trong tiểu thuyết của

Nguyễn Bình Phương, và tiểu thuyết Mình và họ đã minh chứng được cho điều đó Tiểu thuyết Mình và họ là một thành công lớn của Nguyễn Bình Phương được in và

Trang 7

xuất bản năm 2014, đây là cuốn tiểu thuyết mới nhất của Nguyễn Bình Phương Trước khi được xuất bản trong nước, bản thảo của nó đã đi một chặng đường khá xa từ Hà Nội sang tận California đến với cộng đồng độc giả người Việt Sau khi được Diễn đàn

thế kỉ xuất bản tháng 12 năm 2011 với tên gọi Xe lên xe xuống, Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2014 với tên gọi Mình và họ, tác phẩm ngay lập tức xác lập được một chỗ

đứng vững chắc trong lòng độc giả, lôi kéo sự quan tâm chú ý của người đọc và giới nghiên cứu, phê bình trong và ngoài nước Cuốn tiểu thuyết được đánh giá là “tiểu thuyết của các tiểu thuyết” (Đoàn Cầm Thi) [67]

Hay “Cuốn sách hay qua chừng…không dày, không đồ sộ, nhưng cô đọng và sâu sắc Là một cuốn tiểu thuyết không dễ đọc đối với tôi, nó thách thức lối đọc văn học xưa giờ tôi vẫn quen, song trang này tiếp trang khác, trường đoạn này sang trường

đoạn khác Mình và họ hoàn toàn chế ngự tôi” (Bảo Ninh) [66] Nhà văn Bảo Ninh dù

khen Nguyễn Bình Phương hết lời nhưng vẫn phải “thú thực, tôi đọc cuốn sách này không hiểu lắm, nhưng tôi thích, vì nó đưa tôi vào vô thức” “Nhà phê bình Hoàng Đăng Khoa cũng cho rằng: Truyện của Nguyễn Bình Phương đọc để cảm chứ không phải đọc để hiểu Rằng rất khó tóm tắt tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương bởi anh

“viết” chứ không phải “kể” nội dung” [68] Hay khi tiếp cận với Mình và họ nhà phê

bình Phạm Xuân Nguyên đánh giá “Nguyễn Bình Phương là nhà văn Việt Nam đương đại “được yêu thích” và rằng đọc văn anh phải kiên nhẫn, không thể thẳng tuột được” [68] Nhà văn Đinh Phương cũng khẳng định: “tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương thuộc loại đọc một lần không thấy hay, nhưng qua mỗi lần đọc thì lại phát hiện một giá trị khác!” [68] Với những thành công và đặc sắc mà tác phẩm mang lại, tiểu thuyết

Mình và họ của Nguyễn Bình Phương đã lọt vào “mắt xanh” của ban giám khảo giải

thưởng văn học của Hội nhà văn Hà Nội với sự đánh giá: “Nó vừa tiếp tục khai triển lối viết phức tạp đa tuyến, đa chiều của mình, vừa đầy nghệ thuật viết tiểu thuyết mang đặc hiệu của tác giả lên một mức độ cao.”

Vậy điều gì đã khiến tác phẩm này ghi dấu mạnh mẽ trong cộng đồng diễn giải đến vậy? Khóa luận của chúng tôi tập trung khám phá, luận giải những tìm tòi, thể

nghiệm trong kĩ thuật tự sự của Nguyễn Bình Phương qua Mình và họ Từ đó khẳng

định tài năng, cá tính sáng tạo cũng như vị trí của nhà văn trong dòng chảy văn học Việt Nam đương đại Mặc dù đến nay Nguyễn Bình Phương đã trở thành một hiện

tượng của giới phê bình nhưng tiểu thuyết Mình và họ của ông vẫn chưa được nghiên

Trang 8

cứu một cách đầy đủ và có hệ thống Xung quanh việc nghiên cứu về Nguyễn Bình Phương đã có những luồng ý kiến trái chiều, có những khen chê mang đậm chất cảm

tính chủ quan Khóa luận chọn đề tài: Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và

họ của Nguyễn Bình Phương với mong muốn tìm ra những nét mới trong nghệ thuật

sáng tác tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Từ đó chỉ ra vị trí cũng như đóng góp của tác giả trên hành trình nỗ lực làm mới tiểu thuyết Việt Nam nói riêng, văn học Việt Nam nói chung

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương thể hiện trên các bình diện: quan niệm nghệ thuật về con người;

không gian và thời gian nghệ thuật; kết cấu, ngôn ngữ và giọng điệu

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi nghiên cứu là tiểu thuyết “Mình và họ” của Nguyễn Bình Phương, Nhà

xuất bản Trẻ, tp Hồ Chí Minh (Tái bản lần thứ nhất)

4 Phương pháp nghiên cứu

Qua quá trình triển khai nghiên cứu, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp tiêu biểu sau:

4.1 Phương pháp phân tích - tổng hợp

Phân tích các đặc điểm nghệ thuật của tiểu thuyết Mình và họ, trên cơ sở đó tổng

hợp đưa ra những nhận định phù hợp, khẳng định rõ hơn đóng góp của Nguyễn Bình Phương trong đề tài

4.2 Phương pháp thống kê - phân loại

Thống kê phân loại tác phẩm của Nguyễn Bình Phương để phân tích đặc điểm nội dung, hình thức của nghệ thuật khi cần thiết từ đó phân loại và đi đến đánh giá và nhận xét chính xác, có cơ sở

4.3 Phương pháp cấu trúc hệ thống

Nghiên cứu đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình

Phương trong cấu trúc tiểu thuyết một cách logic, đảm bảo tính chỉnh thể trọn vẹn của khóa luận

Trang 9

4.4 Phương pháp liên ngành

Vận dụng lý thuyết của các khoa học liên ngành để nghiên cứu đề tài như lý thuyết về ngôn ngữ học, tự sự học, tâm lý học, văn hóa học…để góp phần giải quyết những vấn đề nghiên cứu mà đề tài đặt ra

5 Đóng góp của đề tài

Khóa luận là công trình nghiên cứu có hệ thống về Đặc điểm nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương Từ đây, khóa luận nêu lên nét đặc

sắc trong sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, đồng thời góp phần khẳng định những đóng

góp của ông đối với thành tựu văn học Việt Nam đương đại

Khóa luận là tài liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm nghiên cứu tiểu

thuyết Mình và họ nói riêng và tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương nói chung

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phần phụ lục, phần nội dung

của khóa luận được tiến hành triển khai thành 3 chương sau:

- Chương 1: Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương

- Chương 2: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương

- Chương 3: Kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương

Trang 10

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI TRONG TIỂU

THUYẾT “MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Như chúng ta đã biết “Văn học là nhân học”, điều đó khẳng định rằng con người chính là đối tượng chủ yếu của văn học, thông qua hình tượng con người nhà văn thể hiện được khả năng khám phá, sáng tạo trong lĩnh vực miêu tả, thể hiện con người trong tác phẩm của mình Có thể nói, nó giống như một chìa khóa vàng góp phần gợi

mở cho chúng ta tất cả những gì bí ẩn trong sáng tạo nghệ thuật của mỗi người nghệ sĩ nói chung và từng thời đại nói riêng Tuy nhiên đối với mỗi nhà văn lại có một quan điểm khác nhau và không đồng nhất về quan niệm con người, mỗi người nghệ sĩ có một cách mổ xẻ riêng độc đáo, điều đó góp phần tạo nên tính đa dạng, đa chiều trong cách nhìn nhận về hình tượng con người trong văn học cũng như trong hiện thực đời sống, nó góp phần thể hiện hình tượng con người một cách hoàn chỉnh và toàn diện

1.1 Khái quát quan niệm nghệ thuật về con người trong văn học

“Con người là điểm xuất phát, là đối tượng khám phá chủ yếu vừa là cái đích cuối cùng của văn học Đồng thời cũng là điểm quy chiếu, là thước đo giá trị của mọi vấn đề xã hội, sự kiện, và biến cố lịch sử” [47] Qua đó chúng ta có thể khẳng định rằng nguồn gốc sâu xa của tiến trình đổi mới văn học nói chung, của một tác giả nói riêng đều bắt nguồn từ trong cảm hứng sáng tạo, trong quan niệm nghệ thuật về con người cũng như chính trong tư duy nghệ thuật của mỗi nhà văn Mặc dù cho đến thời điểm hiện tại việc để nêu ra một khái niệm đúng nhất quan niệm về con người trong văn học vẫn chưa được thống nhất Tuy nhiên đã có có một vài nhà nghiên cứu nêu lên quan điểm của mình để phần nào gợi mở cho chúng ta cách hướng đến đối tựơng chủ

yếu của văn học Giáo sư Trần Đình Sử trong cuốn Dẫn luận thi pháp học cho rằng:

“sự lý giải cắt nghĩa, sự cảm thấy con người được hóa thân thành các nguyên tắc, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho các hình tượng nhân vật đó” [54;tr.55] Ý kiến của này cho chúng ta thấy được quan niệm về con người là một phương tiện thiết yếu trong sáng tạo nghệ thuật Con người trong tác phẩm văn học chính là bước đi thiết thực để đến với chiều sâu của tác phẩm cũng như dòng chảy của nền văn học

Trang 11

Chúng ta có thể thấy vai trò hết sức to lớn của hình tượng con người trong chỉnh thể những hình tượng khác của kiến trúc văn bản tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Nếu tác phẩm, là yếu tố trung tâm trong chuỗi hoạt động văn học thì hình tượng con người lại là yếu tố trung tâm của tác phẩm, không có tác phẩm khoa học văn học không tồn tại và tất nhiên không có hình tượng con người thì tác phẩm tất yếu tiêu vong Như Macxim Gorki đã từng khẳng định: “Văn học là nhân học” do vậy con người chính là đối tượng của văn học Không có một tác phẩm, một tác giả hay một nền văn học nào khi sáng tạo nghệ thuật mà không nhằm mục đích miêu tả hướng đến thể hiện con người Quan niệm nghệ thuật về con người “hướng người ta khám phá, phát hiện cách cảm thụ và biểu hiện chủ quan, sáng tạo của chủ thể ngay cả khi miêu

tả con người giống hay không giống so với đối tượng có thật” [54;tr.56] Giáo sư Huỳnh Như Phương cũng đóng góp tiếng nói của mình bằng một cách nhìn khá bao quát: “Quan niệm nghệ thuật về con người thể hiện tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm” [49;tr.7] Bên cạnh đó khi bàn về quan niệm nghệ thuật về con

người, Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Quan niệm nghệ thuật về con người là

hình thức bên trong, là hệ quy chiếu ẩn chìm trong hình thức tác phẩm Nó gắn với các phạm trù khác như phương pháp sáng tác, phong cách của nhà văn, làm thành thước

đo của hình thức văn học và cơ sở của tư duy nghệ thuật” [27;tr.76] Có thể thấy quan niệm nghệ thuật về con người là nguyên tắc lý giải và cảm thụ thế giới của chính chủ thể sáng tạo Văn học là khoa học về con người, là nghệ thuật miêu tả, chiêm nghiệm hiện thực và không ai khác mà chính con người là đối tượng chủ yếu của văn học Dù

có đi vào miêu tả thần linh, ma quỷ, đồ vật thì cái đích của văn học là đều hướng đến thể hiện con người Mặt khác, người ta không thể miêu tả thuyết phục về con người nếu không hiểu biết và cảm nhận về cuộc sống thật chính xác Điều này tạo thành chiều sâu và sức quyến rũ của hình tượng con người trong tác phẩm văn học Có thể nói quan niệm nghệ thuật về con người là quá trình cắt nghĩa, xác lập các hệ giá trị, các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp nhằm tạo nên giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho hình tượng nhân vật trong tác phẩm

Tìm hiểu quan niệm nghệ thuật về con người thực chất là quá trình khám phá thế giới quan và nhân sinh quan được người nghệ sĩ gửi gắm trong tác phẩm nghệ thuật thông qua hệ thống nhân vật của mình Chính vì vậy, thật sai lầm nếu “bỏ qua quan niệm về con người sẽ dẫn đến hiểu giản đơn bản chất phản ánh của văn nghệ Hoặc là

Trang 12

đồng nhất tư tưởng sáng tác với thế giới quan, hạ thấp yêu cầu sáng tạo tư tưởng nghệ thuật thẩm mỹ của tác giả, cho rằng nhà văn chỉ có tâm hồn là đủ Hoặc là rút gọn tiêu chuẩn của tính chân thực vào một điểm là miêu tả giống hay không giống so với đối tượng, và như vậy kết quả cũng xem nhẹ vai trò sáng tạo nghệ thuật của nhà văn” [47;tr.117] Còn theo quan niệm triết học phương Đông thì quan niệm nghệ thuật về con người có thể xem là một thước đo trình độ chiếm lĩnh hiện thực đời sống của tác giả, tác phẩm Có thể thấy rằng “quan niệm nghệ thuật về con người tạo thành cơ sở, thành tố vận động của nghệ thuật” [57] nó là một tiểu vũ trụ huyền bí và sâu thẳm mà văn học từ cổ chí kim đến nay vẫn không thể khám phá hết Vận dụng những quan niệm trên chúng tôi đi vào phân tích quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu

thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương

1.2 Quan niệm nghệ thuật về con người trong tiểu thuyết Mình và họ của

Nguyễn Bình Phương

Như chúng ta đã biết “văn học là nhân học” cũng như bao nhà văn khác, Nguyễn Bình Phương dường như có một lối đi riêng cho mình trong sự ồn ã của cuộc sống đương đại với bao đổi thay phức tạp Là một cây bút khá nhạy cảm lại có vốn văn hóa, ngôn ngữ phong phú đã ươm mầm cho cách cảm cách nghĩ, cách chiêm nghiệm về

“cõi người” trong trang viết của ông một cách chân thực và đậm nét

Với việc thể hiện sự nghiêm túc, khắt khe trong việc tìm tòi, đổi mới văn học trên nhiều phương diện và đáng chú ý nhất là quan niệm nghệ thuật về con người của ông Con người trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương phức tạp, đa dạng với những lát cắt chân thực về cuộc sống với đầy đủ những cung bậc đa sự - đa đoan của nó Nó không phải là những con người đơn trị, dễ hiểu mà là những con người đa chiều, đa diện Đó là những con người mà ta có thể bắt gặp xung quanh hay bắt gặp trong chính mình Mỗi con người trong tác phẩm là một “nhân vị” riêng với những mảnh đời khác nhau, những bi kịch khác nhau Đó là những con người trần thế với tất cả chất tự nhiên của nó Đây cũng chính là nhân tố, điểm tựa quan trọng góp phần thay đổi diện mạo cho nền văn xuôi đương đại, là hạt nhân của sự chuyển biến một giai đoạn văn học Có thể thấy sáng tác của Nguyễn Bình Phương không bóng bẩy cầu kỳ đua đòi trong cơn lốc cách tân mà nhiều người vẫn làm, ông đã chọn cho mình con đường tìm về ký ức của một thời hậu chiến đã qua với những gì còn đọng lại trong hồi ức con người, trong từng trang nhật kí không thể nào quên của những người lính và người thân của họ

Trang 13

Ông đã đi suốt cuộc đời mình để rồi chiêm nghiệm về cuộc đời từ những gì chân thực

nhất để viết nên Mình và họ Trong tập tiểu thuyết này, chúng ta thấy quan niệm nghệ

thuật về con người của Nguyễn Bình Phương được thể hiện qua nhiều phương diện với

sự độc đáo riêng, con người được hiện lên với đầy đủ những màu sắc, những bi kịch

và số phận khác nhau, họ là những con người cô đơn, bất hạnh; là bi kịch của cuộc sống; là nạn nhân của bạo lực; và họ luôn luôn mơ hồ giữa thực tại và quá khứ

1.2.1 Con người cô đơn, bất hạnh

Trong cuộc sống con người dù bất cứ họ là ai thì cũng đều luôn mưu cầu cho mình một cuộc sống hạnh phúc với những mối quan hệ xã hội mà chúng ta gọi đó là

“cộng đồng” ẩn sâu trong đó luôn có sự hiện diện của đời sống cá nhân, những số phận riêng tư với những nỗi niềm, tâm trạng, khát vọng sống, khát vọng được hòa nhập, khát vọng được hạnh phúc

Mình và họ bắt đầu bằng cái chết của Hiếu - nhân vật chính trong tác phẩm, khi

xác đã nằm dưới vực sâu sau “cú bay thảng thốt tuyệt mỹ của mình Lúc ấy mình không hình dung đó là cú bay qua nhiều ngọn cây và đá” [48;tr.5] khiến cho nhân vật

“không ngờ rồi mọi thứ lại nhẹ nhõm đến thế này” [48;tr.5] Xét trong mối tương quan của xã hội thì bản chất của con người luôn luôn vận động, không ngừng vượt lên giới hạn của chính nó Như IU.M.Lotman quan niệm: Khi anh đi trên con đường này, đồng thời anh đã đánh mất con đường khác Cũng như chính những nhân vật của mình, tác giả đã cho họ trải qua những nỗi bất hạnh khi không đạt đến được cái gọi là toàn diện Mỗi nhân vật trong tác phẩm của Nguyễn Bình Phương đều mang trong mình những nỗi niềm cô đơn bất hạnh riêng như chính đó là những gì tạo hóa dành riêng cho họ Nhân vật Trang xuất hiện trong tác phẩm là một đứa trẻ mồ côi “bố mẹ Trang mất khi Trang mới chín tuổi” [48;tr.191], nhưng Trang lại là một con người tài giỏi, cô “luôn biết tất cả những gì cần biết, đó gần như là một biệt tài, hơn cả biệt tài, một bí ẩn” [48;tr.13] cô xinh đẹp và vô cùng khiêu gợi với “làn da trắng nõn” Là một con người như vậy nhưng là do chính hoàn cảnh xã hội hay vì một lí do nào khác cô lại cầm đầu một băng đảng tội phạm “buôn thuốc phiện” và có liên quan đến vụ giết người với số phận không được hạnh phúc Cô luôn phải chạy trốn sự truy đuổi của Công an, cùng

“người tình hờ” là Hiếu Trong suốt tác phẩm, cô và Hiếu luôn luôn xuất hiện xuyên suốt trên cả hai chuyến “xe lên xe xuống” và ngay cả lúc riêng tư nhất cũng có sự hiện diện của họ Nếu lướt qua tác phẩm chắc hẳn chúng ta sẽ hiểu nhầm rằng họ là một đôi

Trang 14

tình nhân hạnh phúc Tuy nhiên sự thật đó lại là một điều trái ngược, họ chỉ là “người tình hờ” của nhau Hay như nhân vật Hằng, tác giả đã để cô xuất hiện trong tác phẩm với những mối tình dang dở Ngày “anh” - Thuận quen Hằng cũng chính là “thời điểm Hằng đang thất vọng vì yêu một tay lái xe ở Hà Nội, đâu được khoảng nửa năm gì đó, nhưng phát hiện ra hắn đã có vợ và hai con” [48;tr.36] sau đó Hằng và anh trở thành

vợ chồng, nhưng có lẽ đây chưa phải là điều viên mãn Hằng có “con hờ” với anh nhưng cuối cùng thằng bé cũng mất, còn anh sau khi trở về từ chiến trường thì trở nên điên dại Bên cạnh đó một số nhân vật nữ khác trong tác phẩm cũng có số phận khá trớ trêu bất hạnh như: Mẹ “mình”, chị Thu, cô em gái của người lái xe…để rồi người ta vội đưa ra kết luận cho những tấm bi kịch đó là “những người đẹp thì luôn giống nhau” [48;tr.151] một cách đau đớn và chua xót Có lẽ cũng như bao người phụ nữ khác ẩn sau vẻ bề ngoài bạo dạn, mạnh mẽ, lạnh lùng đến thế nào đi nữa thì ẩn sâu trong họ cũng là một trái tim khát khao được yêu thương, được hạnh phúc Hạnh phúc

ấy chẳng ở đâu xa, mà xuất phát chính từ những gì nhỏ bé nhất giản dị nhất trong chính cuộc sống hàng ngày của họ Với Trang cô luôn ao ước được một cuộc tình hạnh phúc bên người mình yêu, Trang luôn “ghen” với Vân Ly - một cô gái cũng đã rất mê Hiếu Trang luôn hoài nghi và cô luôn thắc mắc “Anh đã gì với nó chưa?”, “Nó so với

em như thế nào?” Thực tế mà nói thì mối quan hệ giữa Trang và Hiếu chỉ nhằm để thỏa mãn nhu cầu cá nhân Với “đôi mắt dài long lanh Khuôn mặt gầy gầy mà mắt ướt” thì cực kì gợi cảm, nó thu hút Hiếu “Thằng tiểu yêu của mình bắt đầu nóng lên nhanh chóng Mình hung hãn đè Trang xuống, ngửi thấy mùi thơm cay từ tóc Trang”

Họ “làm tình” với nhau như để thỏa mãn tính dục, thỏa mãn cái bản năng vốn có của con người Việc tác giả đề cập đến sex với tần số lần xuất hiện trong tác phẩm qua những lần mây mưa giữa Trang - Hiếu hay Hiếu - Vân Ly, Hiếu - Hằng (chị dâu), Hằng - chú của “mình” khá nhiều, như Thùy Dương nói: “Đề cập đến sex để thể hiện khát khao sống, tính chất mạnh mẽ, nỗi đau…hay chính hạnh phúc của nhân vật” [42] Qua nhận xét này cho thấy Nguyễn Bình Phương đã mạnh dạn trong việc đề cập tới

những khát khao mang tính sinh lý đầy nhân bản này của con người Với Mình và họ,

tác giả đã cho chúng ta một ấn tượng rất mạnh mẽ và bạo dạn đối với khát vọng mang tính dục phát lộ ra trong thời hậu chiến và cũng có những ám chỉ sự mù lòa đầy quyến

rũ của bản thân Tình yêu luôn đi kèm với tính dục, luôn gắn liền với khát khao được giao hòa giữa hai thể xác Chính vì vậy trong những cuộc tình đều có yếu tố tình dục

Trang 15

xuất hiện, có lẽ chính vì sự cô đơn nên họ đã tìm đến nhau như một cái cớ để phủ lấp nỗi cô đơn ấy trong chính bản thể mình Vô tình họ đem cái đẹp của tình yêu đến giữa cõi đời dung tục, đặt trong sự mơ mộng giữa những toan tính lạnh lùng Và họ thất bại Những thất bại người đời thấy tất yếu, nhưng với họ thật sự khó mà san sẻ Trong tác phẩm, những nhân vật nữ là những phụ nữ đi qua cuộc đời Hiếu là hiện thân của tình yêu - đối âm của chiến tranh Tình yêu gắn liền với cái đẹp, với nhân tính là cái đối lập với bạo lực làm lu mờ đi hạnh phúc mà con người ta ao ước Nếu như chiến tranh đánh thức trong Hiếu những cảnh tượng trần trụi chân thực tàn bạo, với cảnh "giết chóc và đâm chém" khiến anh dường như vô cảm với nó thì những người phụ nữ từ Trang, Vân Ly, Hằng, đến chị Thu lại đánh thức trong anh một khát khao được yêu, được chung sống Tuy nhiên với những tàn dư trong thời hậu chiến, cũng như cuộc đối đầu giữa mình và họ đã biến tình yêu, sự khát khao ấy thành một công cụ để con người tìm đến nhau trong nỗi cô đơn Giữa xã hội ấy phải chăng đó là một điều khá xa xỉ, một khao khát cho đến tận cuối cuộc đời anh, vĩnh viễn mãi không trọn vẹn, họ bị đóng khung trong những giới hạn, mà con người luôn khao khát vượt qua Nhưng con người

là một thực thể phức tạp, đầy bí ẩn, mỗi người lại ở trong những giới hạn khác nhau, nên khao khát của họ rất khác nhau khi đi trên con đường vươn tới sự hoàn hảo của mỗi người, vì thế mà con người rất cô đơn Cũng như nhân vật Hiếu trong câu chuyện, trừ những lúc thỏa mãn dục vọng khi được tận hưởng những giây phút khoái lạc, những cảm giác mây mưa giữa hai cá thể cùng với các cô gái Hiếu luôn sống trong trạng thái tinh thần mơ hồ cô độc với những nỗi tổn thương đau đớn nào đó từ mảnh

ký ức chắp nhặt trong cuốn nhật kí của người anh trai và những trải nghiệm trong cuộc đời của mình Bởi lí do đó khiến họ dễ trở nên lạc lõng giữa đời thường mà người đời

sẽ rất khó hiểu, khó đồng cảm và lý giải được Cũng như vì sao anh Thuận lại tham gia chiến tranh, trong mình luôn sục sôi chảy những dòng máu là mong muốn được cống hiến, được tự tay giết bọn Tàu Nhưng đồng thời chính trong con người anh lại là một

mớ hỗn độn với những nỗi cô đơn, ảo tưởng, về thế giới, về bản thân mình mà anh luôn phải gánh chịu

Bên cạnh nỗi cô đơn trong chính bản thể, chưa dừng lại ở đó con người trong thế

giới Mình và họ còn có những nỗi cô độc, bất hạnh khác lớn hơn, đó là nỗi cô đơn giữa

biển người mênh mông Khi sống giữa những người thân yêu, nhưng họ không tìm được sự đồng cảm và vị tha Ngay cả khi anh Thuận trở về sau chiến trận với những

Trang 16

mất mát quá lớn anh trở nên điên dại, nhưng chỉ vì với gia đình có một người bác quá

“thức thời” khiến cuộc đời của anh trớ trêu hơn Phải chăng sau những ngày tháng Thuận “thỏa sức lang thang vạ vật”, “mình” đưa anh về trại điều dưỡng; Phải chăng người bác ấy không nghĩ đến số tiền trợ cấp của anh “Lý do chính không phải vì bác thương anh mất tự do mà sợ mẹ mất đi số tiền trợ cấp của anh Nếu anh chuyển về chỗ

cũ thì hiển nhiên chẳng có gì ở lại với mẹ mình nữa Số tiền sẽ rơi vào tay trại, có thể vài cá nhân nào đó sẽ hưởng nó vụng trộm.” [48;tr.198] thì có lẽ anh Thuận sẽ không nhận kết cục là một cái chết đau đớn và cô độc đến vậy Thậm chí ngay cả khi sống với người mình hết lòng yêu thương mà con người vẫn thấy cô đơn, cuộc tình tay ba giữa Hiếu - Trang - Vân Ly; Hiếu - Trang - ông Chiến hay cả cuộc tình vụng trộm giữa Hiếu - Hằng - anh Thuận Phải chăng họ đến với nhau bằng sự cô đơn, bằng sự giao hòa dục vọng giữa hai thể xác, nếu như không vì những lí do trên thì con người chắc hẳn sẽ rất cô đơn Sở dĩ chúng ta gọi đây là “cuộc tình” có lẽ là do giữa họ có sự ràng buộc nhau về mặt thể xác, nhưng khi họ đã thỏa mãn dục vọng của mình thì giữa họ có chăng cũng chỉ là một mối quan hệ “hờ” mà thôi Có thể nói đây là một tấm bi kịch, là nỗi đau lớn nhất của kiếp người mà mỗi nhân vật đã trải qua Bởi những nỗi niềm trong họ đâu dễ nói ra, mà khi nói ra biết đâu lại làm tổn thương ai đó Vậy là họ âm thầm chịu đựng, âm thầm chấp nhận và xem như đó là điều kiện thử thách phẩm chất của chính mình Từ sự cô đơn, lạc lõng trong bản thể, cô đơn do không có khả năng hòa nhập với cộng đồng với những “vết dập xóa”, “va đập” tâm hồn, trước những bi kịch của đời sống, của những mối quan hệ gia đình và xã hội, khiến nhân vật trong tác phẩm - Hiếu hướng sự chú ý ra bên ngoài Anh tự nhận mình là kẻ thích đi chơi, thích nghe, thích biết, thích khám phá những điều bí ẩn xung quanh mình, mặc dù với anh, tất cả không để dùng vào việc gì Anh có mối quan tâm đặc biệt dành cho mây và hoa quỳnh - biểu tượng của vẻ đẹp mong manh, hư ảo, phù phiếm Anh đã từng khẳng định rằng “Mình cũng thích Quỳnh” anh mê mẩn với “Những cái cánh hoa trắng muốt được bao bọc bởi lớp vỏ hồng hồng giờ rung rung hé lộ bên trong những chiếc nhụy vàng

mơ, nhạt nhòa, lẩy bẩy như những cánh tay vươn lên từ trong bóng tối sâu thẳm nhưng sạch sẽ” [48;tr.146] và anh còn có niềm say mê đối với “mây”, có thể nói trong suốt hành trình của anh “mây” là thứ mang lại cho anh nhiều cảm xúc nhất “Nếu xe trượt xuống thì chúng mình chỉ còn là những mảnh thịt vụn tơm tớp như đám mây kia” [48;tr.110], “Mây đến, một vài vụn lơ vơ, sau đó tích lại và chỉ sau dăm lần chớp mắt

Trang 17

nó đã là một đám mây đẹp tròn vo, lúc lắc trên bầu trời” [48;tr.169] Hai hình ảnh này

đã có lúc xuất hiện quyện lấy nhau trong suy ngĩ của “mình” với hình ảnh “Mỗi bông quỳnh như một đám mây trắng đính trên chậu quỳnh lá vàng xanh cong Mùi thơm ngào ngạt, ngây ngất tỏa ra” [48;tr.146] Ngoài ra anh còn hứng thú, đam mê sách báo, nhất là sách viết về thế giới chính khách, và báo Công an Nhân dân (tờ báo này được nhắc đến với tần số không dưới 30 lần trong tác phẩm) như để khỏa lấp sự cô đơn, nỗi bất hạnh của mình trong đó Có thể thấy từ những nỗi niềm cô đơn thầm kín ấy, nó dần tích tụ lại khiến cho nhân vật trở nên bế tắc, trong những giây phút khắt khe nhất của định mệnh, Hiếu đã sẵn sàng liều lĩnh kết thúc đời mình sau một “cú bay” như đem sinh mệnh mình để trao đổi lấy sự tự do cho bản thân ở một thế giới khác, thoát khỏi cuộc sống bế tắc trong thực tại khi phải chạy trốn những hệ lụy trong xã hội Từ đấy, Hiếu trở thành một linh hồn sống hòa hợp giữa hai thế giới thực và ảo như một sự tự hủy diệt để được tái sinh

Như vậy, qua một lớp người thoáng hiện trong tác phẩm, mỗi người có một hoàn cảnh riêng, nhưng đều mang trong mình một nỗi buồn sâu thẳm mà nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp đều liên quan đến cuộc chiến tranh vừa đi qua Qua đó, chúng ta càng thấm thía hơn những số phận nhỏ bé của con người trước thế lực tàn bạo của chiến tranh cũng như mối quan hệ bất hòa giữa mình và họ đã đẩy con người vào những tấm bi kịch đầy đau đớn và chua xót

1.2.2 Con người là bi kịch của cuộc sống

Có thể thấy qua tác phẩm Mình và họ cuộc chiến tranh biên giới hiện ra đầy day

dứt và ám ảnh; cuộc sống con người sống nơi cao nguyên đá tận cùng của Tổ quốc khốc liệt, hoang hóa; bản chất con người giữa lằn ranh biên giới cũng bị xô lệch biến dạng Với ý thức đòi quyền bình đẳng giữa kinh nghiệm cá nhân bên cạnh kinh nghiệm cộng đồng, Nguyễn Bình Phương đã cung cấp cho độc giả thêm nhiều điểm nhìn mới về thời hậu chiến cũng như thân phận con người trong và sau cuộc chiến với cuộc hành trình trên chuyến xe lên xe xuống của nhân vật Hiếu Có lẽ chưa bao giờ

Nguyễn Bình Phương mô tả hiện thực trần trụi như trong Mình và họ một cách chân

Trang 18

hồn và nhân tính con người Cuộc chiến này đã để lại trong anh những chấn thương về mặt thể xác “chúng nó phang đến sáu bảy phát nhưng chỉ trúng vào mạng sườn với hai

bả vai nên tao vẫn cố chạy”, “Hai tay nó nắm chặt chuôi dao phay giơ cao lên nhằm vào đầu tao bổ xuống” [48;tr.221], “Tao không tài nào ngủ được vì vết thương ở góc trái đầu cứ nhay nháy cắn” [48;tr.259] Trong cuộc đối đầu giữa mình và họ anh bị bắt làm tù binh phải chịu những trận đòn roi thừa chết thiếu sống của bọn chúng Đây cũng chính là lúc bi kịch tinh thần từ đó mà ập đến với anh Khi đang tham gia chiến trận thì đứa con (hờ) duy nhất của anh mất “Thằng nhỏ được tám tháng tuổi thì mất vì viêm phổi”, “vợ anh sau đó cũng bỏ về nhà bố mẹ đẻ” được một thời gian sau thì người ta đồn rằng “Hằng dính với một thằng cha nào đó là thợ sửa xe máy ở Phổ Yên” [48;tr.150] Là bản thân con người làm sao có thể đủ mạnh mẽ để chấp nhận lấy hết nỗi đau ấy cùng một lúc Nếu có chăng đi nữa, thì nỗi đau ấy cũng đủ để giày xéo con người ta đến cuối đời Đó cũng chính là nguyên do của căn bệnh trầm uất và điên loạn của anh, Thuận rơi vào bi kịch của thời hậu chiến Anh Thuận sau khi trở về cùng bao nỗi đau ấy dường như anh không còn là anh nữa, anh trở nên điên loạn “Anh bỏ nhà đi đâu đó hai ngày…Anh có tiền, cỡ hai triệu, toàn loại mới coong Anh không đưa cho

mẹ mà phát cho bọn trẻ con trong thị xã mỗi đứa một tờ”… “Sau đó anh lại thu lu cả ngày trong góc của mình, hai mắt trợn trạo, thao láo trông rất ngỗ ngược” [48;tr.191] Anh điên dại đập tất cả những gì liên quan đến đồ Tàu “Anh dị ứng với tất cả những gì liên quan tới họ Hành động đầu tiên là anh đập vỡ cái phích màu đỏ có in hình con công xòe đuôi, sau đó là tới cái quạt Li-fan, nồi cơm điện cũng bị đập méo Đến cả cái đài cũ bác Lâm mua hộ mẹ, có chữ Nhật cũng bị anh ném ra sân vì tưởng đó là chữ của chúng nó Anh tẩy chay chúng nó” [48;tr.164] Anh chìm vào vô thức lúc mê lúc tỉnh Trong bữa ăn, bát cơm rơi khỏi tay anh mà Thuận vẫn dùng đũa vét vào lòng bàn tay mình Đôi mắt của anh khi thì đỏ rực, khi thì trắng hớn, có khi lại xám ngắt Rõ ràng trong thực tế khi những con người bước ra từ cuộc chiến nào, khi trở về thời bình

họ sẽ không thể sống như một người bình thường, bởi lẽ họ đã phải trả giá quá đắt cho chính cuộc chiến đó Những năm tháng khốc liệt đã đi qua cuộc đời Thuận không chỉ tạo ra những bước ngoặt, những đổ vỡ trong đường đời của họ, mà còn gây nên những biến đổi trong thế giới tinh thần của anh Thuận đã không còn nhìn cuộc sống, nhìn chiến tranh như những ngày trong chiến trận, những năm tháng chiến tranh khốc liệt cướp dần sinh mạng những đồng đội của anh, “quan sát xung quanh, phát hiện ra bức

Trang 19

tường ngăn với phòng bên có cái lỗ nhỏ…nhòm qua lỗ ấy thì thấy sáu cái xác nằm ngay ngắn sát với chân tường bên kia, xác nào cũng bị mổ phanh ra” [48;tr.266] Trong cuộc chiến cũng có lúc anh luôn phải đối đầu với những trận đòn roi “Bữa cơm đầu tiên trong đội hình tiểu đội, anh bi xơi đòn Anh ngồi cạnh soong cơm, đang mải

ăn thì bất ngờ bị thúc một cú trời giáng vào mạng sườn…Tay nuôi quân lại đấm tiếp một quả nữa vào mặt làm anh ngã xuống” [48;tr.18-19], hay cũng có lúc mạng sống của anh nhiều lần treo trên sợi tóc, chứng kiến đối mặt với những sự thật phũ phàng do chiến tranh gây ra, Thuận dường như tuyệt vọng, như sống và chiến đấu vì bản năng nhiều hơn là vì lí tưởng Ở trong anh cũng có lúc suy sụp tinh thần, cũng tìm quên bằng mọi cách, cũng sa đọa sống rồi để rồi mai có thể chết Ra khỏi cuộc chiến, anh trở về nhà với một tấm bi kịch, sống một thời hậu chiến đầy u buồn Anh lao vào một cuộc đời xa vời, tối tăm, anh như người mộng du lang thang vạ vật Những câu nói phát ra từ miệng anh ẩn sâu trong tiềm thức, bỗng trở nên vô thức và trở thành những

mơ hồ, ảo giác trong chính mình Có lúc anh nhận thức được phải chăng sự mất đối với mình quá lớn, anh tự thú trước mình trước mọi người rằng “Tao không có gì cả nên tao có quyền đòi hỏi” [48;tr.194] như là sự bù đắp cho bản thân mình trước những mất mát quá lớn ấy, “Anh ngẩn ra, quai hàm ngừng nhai Hình như anh bắt đầu nghĩ

xa hơn” anh mơ hồ ảo giác không còn nhận ra những người thân xung quanh mình nữa, thấy ai cũng nghĩ là “bọn họ” Với bác Lâm anh cũng cho rằng:

“- Mẹ cái lão già kia, có giỏi thì ra đây, ông thì ông cho một phát

Tiếng anh reo the thé ngay sát hàng rào Mình chạy vội ra thấy anh đứng chống nạnh, mặt vênh lên Hai bên hông anh đeo lủng lẳng hai hòn đá được buộc bằng dây dù, sau lưng anh khoác chéo một thanh gỗ Thấy mình anh hùng hổ bảo:

- Lùi ra để tao nã cho nó mấy viên chết bỏ đời nhà nó đi

Anh gỡ cái thanh gỗ ra, kẹp vào nách, lia một vòng, miệng kêu rẹt rẹt Đám thợ bỏ chạy xộc ra xem càng khiến anh hăng tiết vịt

- Mày đã bằng mấy thằng Khựa chưa ?

Anh rống lên Mình nhắm mắt lại Cái gì đó đang rời đi vĩnh viễn Bác Lâm đứng ngẩn

tò te nhìn anh

- Mày đã bằng mấy thằng Khựa chưa ?

Anh rống lần nữa, như tiếng dội từ vách núi Sau đó anh ngã quay ra đất, chân tay giãy đạp, miêng sùi bọt…Anh oằn oại trên vai mình, thều thào :

Trang 20

- Khéo mất lưu đạn của tao” [48;tr.197] Hay ngay cả khi anh thấy “mình” anh cũng chẳng còn nhận ra, anh gọi mình là “đồng bào”

“- Cám ơn đồng bào Chúng tôi vừa đánh một trận ghê quá Bắn đỏ hết cả nòng

mà bọn họ vẫn cứ tràn sang - Mẹ bước ra Thế là anh chồ lên - Bà làm cái gì mà vẫn quanh quẩn ở đây, đi ngay đi để chúng tôi còn rảnh chân rảnh tay mà đánh chác với chúng nó Đi ngay” [48;tr.234] Anh mơ hồ điên dại, từ đó anh “thỏa sức lang thang vạ vật” khắp nơi “hết Đu, Hích, rồi về Đồng Bẩm, lên Lai Hiên, vào Trại Cau rồi lại về Đồng Bẩm” [48;tr.236] với bộ dạng thật đáng thương “Áo quần anh rách nhiều hơn, bẩn hơn nhưng người thì vẫn thế, vẫn xương xương, tóc bờm xờm, sống mũi cao sổ thẳng từ thùy trán xuống Anh ngồi bó gối, chiếc ba lô rách nhừ lòi ra đủ những thứ chứa bên trong nó” [48;tr.200] Để rồi kết cục cho tấm bi kịch đó cuối cùng là cái chết thảm thương trong cô độc, “Anh mất lúc nào không ai hay Mười giờ sáng ông bảo vệ ngân hàng thấy anh vẫn nằm, tưởng anh bị ốm, đến xem thì phát hiện anh đã chết, miệng và tai đầy kiến Người ta lấy chiếc chiếu cũ quấn anh…Bác Lâm cùng mấy người thợ lên Đồng Bẩm đón anh Bọn họ mua quan tài ngay tại huyện, cho anh vào đóng chặt lại rồi mới mang về Mẹ không được nhìn thấy mặt anh Mình cũng vậy…Mãi sau bác Lâm mới tiết lộ anh bị chuột hay con gì đó gặm mất một mắt và hai cánh mũi” [48;tr.236-237]

Hay nhân vật chính của tiểu thuyết - Hiếu, Hiếu một thanh niên đọc khá nhiều sách, thích tự do sống một cuộc đời với khá nhiều bi kịch cùng những biến cố gắn với

số phận từng thành viên trong gia đình “Mình” có một gia cảnh éo le và những mối quan hệ đặc biệt: ông ngoại là trùm phỉ có tiếng “Ông là một trùm phỉ Thoạt đầu toán của ông chỉ có tám người, sau tăng dần lên thành gần trăm người” [48;tr.156]; mẹ đi tù

vì “buôn hàng quốc cấm”, “ Cơ ngơi gia đình một tay mẹ dựng lên qua những chuyến

đi bí mật mà mình với anh không thể biết Chỉ loáng thoáng là mẹ buôn chuyến…Rồi một chiều nhập nhoạng, khi cả nhà ngồi bên mâm cơm thì công an ập đến đưa mẹ lên xe…lúc ấy bố con mình mới ngã ngửa ra là mẹ buôn hàng quốc cấm” [48;tr.93]; bố chết trong sự uất ức; anh trai đi bộ đội, bị bắt làm tù binh, trở về sau chiến tranh và chết vì điên loạn; ông chú thức thời; người tình hờ (Trang) cầm đầu băng đảng tội phạm Đó là chưa kể mối tình vụng trộm của anh với Hằng - chị dâu “Mình đưa tay cho Hằng nắm Hằng nắm lấy cổ tay mình đặt lên ngực Hằng Cái cảm giác căng tròn, mềm mại dìm lút mình xuống Khi tay Hằng lách qua cạp quần chạm vào thằng tiểu

Trang 21

yêu của mình thì nó rùng mình buột ra Mình xấu hổ co người lại Hằng cầm tay mình đẩy xuống dưới bụng của Hằng sau đó rên lên khe khẽ Thằng tiểu yêu của mình lại đứng lên, cháy bỏng Hằng kéo mình cùng lả xuống, mở rộng hai chân” [48;tr.87], kết quả đứa con trai ra đời (tám tháng sau chết vì viêm phổi), sau đó chị dâu bỏ nhà chạy theo người đàn ông khác ở Phổ Yên Hiếu sống khép kín trong căn phòng trọ nhếch nhác, tồi tàn “Mình thực sự không hiểu tại sao Trang lại mò đến chỗ hôi hám, bừa bộn của mình” [48;tr.29], ít giao du bạn bè Thế giới của anh chỉ xoay quanh gia đình, anh cũng không mấy thiết tha, ngoài tình cảm - mặc cảm tội lỗi với người anh trai bị điên loạn “Mắt mình cay xè Mình không khóc nhưng cổ thì nghẹn lại…Mình…rất muốn quàng tay ôm lấy anh…Lúc này mình mới thấy giữa mình và anh có một khoảng cách vời vợi Tim mình thắt lại Ước gì anh trở lại như ngày xưa, như cái thời hai anh em còn bé, chạy rồng rồng dọc bờ sông hò hét, bẻ cây múa kiếm, vật nhau tung tóe trên dòng nước đỏ lừ phù sa.” [48;tr.200-201] Hay đối với cuộc tình giữa Trang - Hiếu họ

là những người đánh thức tình yêu trong nhau thời tuổi trẻ, là nguồn sức mạnh chập chờn trong quãng đời chiến trận, nhưng đồng thời họ cũng là một nạn nhân của chiến tranh, của xã hội trong thời hậu chiến và mối tình của họ mãi mãi là một mối tình dang

dở, hời hợt như để khỏa lấp đi trong mình cái dục vọng của cá nhân

Có thể thấy qua những cái chết của những người đồng đội, sự tan vỡ của tình yêu

và sự biến dạng trong tinh thần con người là những mặt biểu hiện sức mạnh hủy diệt của chiến tranh, sức mạnh của bạo lực chà đạp lên đời sống con người Nhân vật trong tác phẩm như một kiểu phản chiếu, thách thức đối với chiến tranh, với thời đại, hình ảnh đó mang ý nghĩa tượng trưng hơn là những người con người cụ thể Vẻ đẹp hay ý nghĩa của câu chyện không hẳn là ở những sự thật đau lòng của chiến tranh, của bạo lực mà chính ở sự vật lộn, đấu tranh và trưởng thành của nhân vật qua thời gian, qua mỗi lần nhìn lại quá khứ Đó là nỗi đau thương hệ lụy của cuộc chiến tranh khi những con người nhỏ bé phải tham dự trực tiếp và trở thành nạn nhân của nó Qua hình tượng con người là bi kịch của cuộc sống, Nguyễn Bình Phương đã thêm một bước hoàn thiện hình tượng con người văn học trong chiến tranh: con người một mặt đẹp đẽ, cao cả, khao khát cuộc sống bình dị hạnh phúc, một mặt chạy trốn thực tại, biến chất trong tinh thần, đau đớn do sự nhào nặn ghê gớm của hệ lụy chiến tranh và những đối đầu mâu thuẫn trong xã hội

Trang 22

1.2.3 Con người là nạn nhân của bạo lực

Chiến tranh đã lùi xa nhưng nó đã để lại biết bao nhiêu bi kịch cuộc đời, mà trên

hết con người là nạn nhân của chúng Trong Mình và họ, điều đó càng được chứng

minh một cách thuyết phục, nó vẽ lên cuộc chiến kinh hoàng giữa các lực lượng chính thống (quân đội Việt Nam và quân đội Trung Quốc) và phi chính thống (thổ phỉ, dân tộc miền núi, buôn lậu, các băng đảng thuốc phiện…) Những nhân vật trong tác phẩm

dù được miêu tả trực tiếp hay chỉ xuất hiện thoáng qua cũng để lại những ấn tượng sâu

sắc, nhiều ám ảnh Những con người và số phận của họ trong tiểu thuyết Mình và họ

dường như bị chi phối bởi sự tàn khốc của bạo lực, đó là Hiếu, là anh Thuận, là người đàn bà, là Vân Ly… hay kể cả những đứa trẻ vừa mới lọt lòng Ở họ luôn khát khao tự

do, được bình yên, tuy nhiên với những tàn dư của cuộc chiến, sự tàn khốc của nó đã cướp đi cái bình yên giữa cuộc đời trần tục với những trò thói kìm hãm con người dưới sức mạnh của bạo lực

Bạo lực là một trong những vấn đề trung tâm được Nguyễn Bình Phương khám phá, luận giải Nhà văn có tham vọng truy tìm căn nguyên của nó từ các câu chuyện quá khứ, nhằm nối kết, lí giải cho cách hành xử, tâm thế của con người trong xã hội hiện đại Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã xây dựng hình tượng nhân vật chính - Hiếu vừa hoang mang, ghê tởm vừa thích thú, say sưa với những hình ảnh và câu chuyện về bạo lực, chết chóc từ những câu chuyện được nghe kể, thậm chí trong từng

số báo Công an Anh thông thạo, háo hức dõi theo từng số Công an Nhân dân, đặc biệt những bài viết đăng tải các vụ giết người li kì, rùng rợn trong “số báo Việt Nam độc lập…số 122 ra ngày 1 tháng 4 năm 1942 đưa tin về chuyện người phải ăn thịt người ở Cao Bằng Hôm ấy có khoảng hai mươi người thợ xây ngồi ăn thịt chó ở ngoài cổng chợ thì gặp lính Nhật đi qua Bọn Nhật nghi mấy người này bắt trộm chó của chúng nên bắn chết ba người và bắt những người còn lại nấu thịt một người ăn ngay trước mặt chúng” [48;tr.118] Những câu chuyện vừa thực vừa hư, vừa quyến rũ vừa bạo liệt trong thế giới phỉ luôn làm anh phấn kích, nồng nhiệt hưởng ứng, và liên tưởng tới cái chết của Vân Ly trước đó “Hơi nóng bốc thành lửa trong hốc mắt mình, những búp lửa nhoi nhóp, rụt rè sau đó tràn rộng ra Vân Ly vùng vẫy, quật quã mà không vang lên bất cứ tiếng thét nào Chỉ có lửa diễn đạt sự phẫn nộ của âm thanh với những cơn bùng lên, rạp xuống, nghiêng ngả đổ và lại rướn lên trong sự im lặng

Trang 23

Khi ấy mình đã quay đi, mình không dám nói bất cứ câu nào như sợ rằng nếu lên tiếng, lửa sẽ bắt sang cả mình” [48;tr.63] Qua điểm nhìn của Hiếu, bạo lực nguyên thủy thoát thai từ hình thức hành xử của phỉ, mỗi người với mỗi phong cách riêng, với trùm phỉ Hoàng A Tưởng thích cắt tai nạn nhân, Trảo Sành Phú khoái nhìn các dân tộc giết nhau hay nhóm phỉ Nam Dương Hoa lại thích nhè đầu người Dao mà giết mà tàn sát Bởi lẽ “xét thuần về mặt hành động thì phỉ là loại chạm tới cái cốt lõi nhất, tiêu biểu nhất của con người Vì phỉ hay dùng hình thức chặt, thứ hình thức mang lại khoái cảm và uy quyền Phỉ chặt đầu, chặt tay, chặt chân, chặt ngang người Các loài khác không biết chặt, chỉ cắn, xé, móc Tiếng chặt tạo ra sự hưng phấn ghê gớm” [48;tr.98]

Từ nhận thức ấy, điểm nhìn tiếp tục hướng đến giải mã căn tính và hệ lụy của bạo lực trong các sự kiện lịch sử cổ - trung đại: Lý Thường Kiệt khi triệt hạ thành Ung Châu (1075) “đã cho chặt đầu tất cả những kẻ trong thành rồi xếp thành năm trăm tám mươi đống, mỗi đống một trăm cái đầu”, “toàn bộ gia quyến của viên quan cai quản và thu thuế vùng Bạch Long bị phỉ giết chết, hàng chục sinh mạng, không phân biệt trẻ con, người già, đều bị chặt nhỏ” Cùng thời điểm đó, nhân viên phiên dịch người Pháp Haitce bị phỉ tấn công “Phỉ đã lấy gan của ông ta nhắm rượu, còn thân thì chặt làm sáu mảnh, cắm lên cọc.” [48;tr.98-99]; Nguyễn Ánh dùng đá làm thớt chặt hàng nghìn người thuộc phe Tây Sơn thất trận, vì trước đó đã chứng kiến cảnh bố mình bị anh em nhà Tây Sơn chặt đôi người (thế kỉ XVIII) Bạo lực còn phủ đầy những đoạn viết về chiến tranh qua lời kể và điểm nhìn của anh trai Hiếu, ông cậu, “hắn” Chiến tranh là một kiểu bạo lực, nhưng đó không phải là thứ bạo lực bất kỳ, mà đó là thứ bạo lực không có giới hạn Trong thời chiến, những người tham chiến có quyền giết kẻ thù bằng mọi cách nhằm buộc đối phương chịu khuất phục ý chí của mình Những người lính có thể dùng súng, hoặc trực diện hơn, bằng dao; có thể chọn cách chôn sống, thiêu chết đối thủ của mình như cách Trang hành xử Vân Ly bằng cách “đốt xác” và để trần tình cho hành động ấy Trang đã biện minh “Em đang ở hàng vịt quay Bắc Kinh” [48;tr.191] thật đáng ghê sợ Có thể thấy bất kể chuyện gì cũng có thể xảy ra trong chiến tranh, kể cả những chuyện mông muội, kì quái, rùng rợn, không tưởng nhất của loài người: chuyện ăn “cao Bành trướng” [48;tr.209], chuyện người đàn bà ăn thịt người “Cái đặc biệt lớn nhất là bà ta đã từng bị đồn thổi là ăn thịt người…Bà ấy ăn thật đấy…Khi đã ăn thịt đồng loại thì ý nghĩ hẳn là lạnh lắm [48;tr.115-121], hay chuyện “khai thác” tù binh “Họ bảo bị hỏi cung, cụ thể là hỏi phiên hiệu đơn vị, chức

Trang 24

vụ, quê quán sau đó thì kiểm tra sức khỏe” [48;tr.264-268]…và sau đó người nào khỏe mạnh thì đem đi mổ lấy nội tạng, với những xác chết bị phanh thây ra Trong chiến tranh con người ta rất khó kiểm soát hoàn toàn được mình, và họ coi đó là bản năng

“bản năng là thứ luôn luôn mạnh, ngay cả khi nó ngủ”

Từ câu chuyện của quá khứ, bạo lực còn hiện diện ngay cả trong cuộc sống của

xã hội hiện đại Qua điểm nhìn của các nhân vật, bạo lực lúc này hiện hữu bằng hành động: giết - bị giết, kết quả: chết - bị chết, không giới hạn đối tượng, lí do, phương tiện Có những cái chết bất đắc kì tử vì những lí do lãng nhách của bố mẹ và người yêu

cô Kiều “Người yêu Kiều đã uống rượu say rồi mang dao đến đâm bố mẹ Kiều vì họ ngăn cản cuộc tình Giết hai người đó xong, cậu ta hồng hộc lên xe máy phóng đến trường tìm Kiều nhưng đã quệt vào cái bếp than để ở ven đường và bị bánh xe ô tô lăn qua đầu” [48;tr.227], ông lão ở bản La Sin bị sét đánh chết “ông bố nằm còng queo tại chỗ, đen và bốc khói nghi ngút” [48 ;tr.134], lại có những cái chết trong vô thức khi tài

xế ngủ quên gây tai nạn “chiếc xe khách đâm liên tiếp vào sáu xe máy chạy cùng chiều sau đó rúc đầu vào một quán hàng ven đường” [48;tr.203-204]; có cái chết thảm khốc của người phụ nữ bị xe cán “Đó là một phụ nữ, đầu gập qua nách, mặt trắng bệch, cả môi cũng trắng Ngó dáng nằm kỳ quái, chân tay gập cả vào nhau, mình đoán không cái xương nào nguyên vẹn Duy chỉ mớ tóc là còn sức sống, nó rờ rẫm, lả lướt trên mặt người chết mỗi khi có gió thổi qua” [48;tr.17], hay cái chết cô độc của người anh trai

“Anh mất lúc nào không ai hay Mười giờ sáng ông bảo vệ ngân hàng thấy anh vẫn nằm, tưởng anh bị ốm, đến xem thì phát hiện anh đã chết, miệng và tai đầy kiến Người ta lấy chiếc chiếu cũ quấn anh…Bác Lâm cùng mấy người thợ lên Đồng Bẩm đón anh Bọn họ mua quan tài ngay tại huyện, cho anh vào đóng chặt lại rồi mới mang

về Mẹ không được nhìn thấy mặt anh Mình cũng vậy…Mãi sau bác Lâm mới tiết lộ anh bị chuột hay con gì đó gặm mất một mắt và hai cánh mũi” [48;tr.236-237], lại có cái chết “thảng thốt tuyệt mỹ” của Hiếu Người ta cũng có thể giết bất kể ai, thậm chí vứt một đứa trẻ vừa lọt lòng vào thùng rác như ném một món đồ không còn giá trị Chưa bao giờ bạo lực và những hình thức của nó thôi ám ảnh, đe dọa sự tồn vong của con người Hiếu cũng như những người sống xung quanh anh luôn bị bủa vây bởi bạo lực và họ không thể cưỡng lại nổi Hiếu luôn bị bủa vây bởi bức tường bạo lực, anh nhận ra nó trong câu chuyện về thế giới thổ phỉ, ở lời kể và những ghi chép trong nhật

kí của anh trai, qua những trang báo đọc hàng ngày, từ lời nói, ý nghĩ cùng cách hành

Trang 25

xử của mình và mọi người xung quanh Ban đầu Hiếu hờ hững như kẻ ngoài cuộc, sau

đó say mê, đồng lõa và cuối cùng thực thi bạo lực Họ bối rối, hoang mang, hoài nghi bởi bạo lực không chỉ trong chiến tranh mà còn cả trong cuộc sống hòa bình; không chỉ diễn ra ở thế giới thổ phỉ dã man, mà còn hiện diện đầy rẫy ở cuộc sống hiện đại văn minh; không chỉ diễn ra trong lời ăn tiếng nói, cung cách sinh hoạt hàng ngày mà còn nhuộm lên bầu sinh quyển, vũ trụ, thiên nhiên - không gian sinh tồn của con người Bạo lực cũng không phân biệt anh hùng - thợ săn - thổ phỉ, bên mình - bên họ, phe chính nghĩa - phe phi nghĩa, người thiện - kẻ ác, lực lượng chính thống - phi chính thống…Bao quanh bởi bức tường bạo lực, mỗi cá nhân buộc phải lựa chọn một cách ứng xử chối bỏ hay đồng lõa, một thái độ ghê tởm hay say sưa, một hành động chống lại hay thực thi và một tâm thế bị động hay chủ động Nếu bạo lực trong thế giới phỉ được lí giải bởi tình trạng hoang dã, mông muội, bản năng nguyên thủy; bạo lực trong chiến tranh được khoác lên mình chiếc áo choàng của lí tưởng, nghĩa vụ bảo vệ xứ sở, thống nhất đất nước; thì bạo lực hiện đại hiện hữu không lí do như nhu cầu hằng ngày của con người Cái chết của Vân Ly chẳng qua là sự nối dài hệ lụy của bạo lực từ quá khứ đến hiện tại, có khác là ở hình thức bạo lực, không “chặt xác” mà “đốt xác” Nhân vật trong tác phẩm dường như tuyệt vọng, như sống vì bản năng nhiều hơn là vì lí tưởng Ở trong họ cũng có lúc suy sụp tinh thần, cũng tìm quên bằng mọi cách, cũng

sa đọa sống rồi để rồi mai có thể chết Những câu chữ xuất hiện trong tiềm thức của cuộc đời nhân vật đã trở thành những hình tượng ảo giác trên trang bản thảo của chính mình Trong tác phẩm, những nhân vật là những con người đi qua bao thăng trầm và

sự đổ nát của thời hậu chiến, của những cuộc xung đột “cắn xé” nhau giữa những tập đoàn người “mình và họ” cuộc đời họ là hiện thân của tình yêu, của sự sống - đối âm với bạo lực Nếu như bạo lực đánh thức trong “họ” phần tàn bạo, phần “con” của con người, biến họ thành một cỗ máy, “giết chóc và chặt chém” khiến cho con người ta trở nên vô cảm với chết chóc thì những con người như Hiếu, Trang, Hằng cũng đã từng ước mơ được yêu được một lần hạnh phúc, hay anh Thuận cũng đã dâng hiến cả cuộc đời mình để chiến đấu bảo vệ chính nghĩa Mặc dù thế cho đến cuối cuộc đời họ, đó mãi mãi là một dấu chấm lửng giữa cuộc đời

Có thể nói, trong Mình và họ của Nguyễn Bình Phương, những thân phận bé nhỏ

với những ước mơ rất đỗi bình thường ấy là biểu tượng cho cái đẹp và nhân tính, là những thứ có ý nghĩ với cuộc đời như một sự cứu rỗi trong một thế giới khủng khiếp

Trang 26

khi bạo lực bủa vây Có thể thấy thông qua hoàn cảnh, số phận dưới sức ép của bạo lực, các nhân vật trong tác phẩm hiện lên với những gì chân thực nhất Bạo lực đã bủa vây kìm kẹp lấy những giá trị đích thực trong cuộc sống vốn thuộc về họ, những con người đáng được hưởng những hạnh phúc như một điều tất yếu Qua đó, chúng ta càng thấm thía hơn những số phận nhỏ bé, những bi kịch của con người trước thế lực hủy diệt tàn bạo của thời hậu chiến Có thể nói, trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương, con người hiện lên là biểu tượng cho cái đẹp và nhân tính, những thứ có ý nghĩ với cuộc đời như sự cứu rỗi trong một thế giới khủng khiếp của bạo lực của chiến

tranh

1.2.4 Con người mơ hồ giữa thực tại và quá khứ

“Tất cả đều chậm lại sau cú bay thảng thốt tuyệt mỹ” [48;tr.5] “Cú bay” là một điểm xoáy trong thân phận của nhân vật, nó không chỉ phơi trải những ý thức hiện hữu, mà còn khám phá, phô diễn những ám ảnh vô thức, những ý nghĩ thầm kín trong sâu thẳm tâm hồn mình Suốt cả hành trình lên và xuống, anh vẫn day dứt, băn khoăn

về tương quan giữa “mình” với thế giới xung quanh Anh tự - bị xác lập cho mình một

vị trí và cố gắng đến tuyệt vọng để nhận diện mình giữa: lên - xuống, mình - họ, bên ngoài - bên trong, cõi sống - cõi chết, người sống - linh hồn, thời gian đã qua - thời gian sau đó Để rồi, có lúc “Trong cái vùng ẩm ướt thoang thoảng gọi là trí nhớ hay giống như trí nhớ lúc này của mình” [48;tr.256] “mình” tưởng chừng như đã nhận ra:

“mình với họ rất khó phân biệt” [48;tr.209], nhưng rốt cuộc sự hoài nghi, day dứt vẫn vây quanh nhân vật, thậm chí khi linh hồn đã kết thúc cuộc hành trình của nó mà vẫn

mơ hồ: “Mà làm sao để phân biệt được lên với xuống ở cái vùng biên ải lúc nào cũng hoang hoang, bồng bềnh này? Làm sao để phân biệt được mình với họ” [48;tr.300] Chính Hiếu tự thú nhận mình đang trôi nổi vật vờ, chẳng hiểu theo mình, theo Trang hay theo chính nỗi sợ hãi, “mình chỉ là kẻ thích đi chơi, thích nghe, thích biết nhưng không để dùng vào việc gì” Đó chính là tiếng nói của nhân vật khi trong trạng thái mơ

hồ, bất định mà người đọc hoàn toàn có quyền phản biện, thậm chí phủ nhận Thậm chí ngay cả những người đã từng chiến đấu, là người trong cuộc, nhân chứng thời đại như anh Thuận cũng mơ hồ, lẫn lộn Cuốn sổ của anh mặc dù được ghi chép lại rất chi tiết về những trận đụng độ, những địa danh nhưng khi nghe Hiếu hỏi “Có đỉnh Tà Vần thật không ?” [48;tr.163] thì chính anh lại trả lời “Tao cũng không rõ” [48;tr.164]

Trang 27

Đứng giữa lằn ranh bên trong - bên ngoài, thực và ảo, Hiếu luôn truy vấn câu hỏi

về sự tồn tại và những bí ẩn nơi bản thể mỗi người, mỗi hiện tượng Anh đã bảy lần nghi vấn từ bên ngoài thì làm sao biết được cái gì bên trong, dành cho ba đối tượng khác nhau (cây cối vùng biên ải - 1 lần: “Mình muốn biết bên trong những cái cây của vùng đất này là gì” [48;tr.10], anh Thuận - 1 lần: “Bên trong anh Thuận là gì” [48;tr.243], và Trang - 4 lần: “Trong Trang còn gì nữa” [48;tr.292]…), cuối cùng chỉ

có hai người tạm cho anh câu trả lời (anh Thuận và Trang) Riêng Trang, Hiếu “thấy” được bên trong cô là “cả một thế giới nguyên thủy, mù mịt trong ấy, nhưng hoang liêu” [48;tr.11], nhưng sau đó anh lại hoài nghi, “trong Trang còn là gì nữa?” [48;tr.191], chính cái nhu cầu tra vấn, niềm thôi thúc tự nhận thức này giúp cho đời sống của Hiếu trở nên cân bằng hơn Nếu không, cuộc đời anh chỉ loanh quanh đọc những chuyện giật gân trên báo Công an Nhân dân với những vụ giết người “Cô ta bị bóp cổ và nhét xuống gầm giường” [27;tr.139], những vụ tai nạn “Báo Công an nhân dân ra số thứ Bảy ngày hai mươi mốt tháng tám có bài viết về vụ tai nạn do tài xế ngủ quên” [48;tr.203], hay những vụ đâm chém giết người “Cà Mau có một vụ xô xát rồi chém đứt tay nhà hàng xóm…Tin giết người vì nghi đó là ma” [48;tr.96], nghiền ngẫm những câu chuyện đẫm máu của chiến tranh, say mê với những chuyện rùng rợn, man dại về thế giới thổ phỉ, và rồi thản nhiên gây tội ác Vấn đề ranh giới giữa thực tại và quá khứ, giữa thực và ảo được đặt ra trong suốt tác phẩm nhưng người đọc khó tìm được câu trả lời “mà làm sao phân biệt được lên với xuống”, “làm sao để phân biệt được mình và họ” [48;tr.300] Dù đôi lúc sự phân tách ấy rõ ràng: “Một dãy núi xanh lam trong veo giăng ngang tầm nhìn, chia thế giới thành hai phần bằng nhau Nắng trượt xuống từ vạt núi bên trái làm con sông quắc lên gay gắt” [48;tr.129] Hay lời khẳng định sự phân tách ấy là một “Ánh sáng dâng mình lên, thứ ánh sáng trắng tinh, nhẹ, bâng khuâng, xóa bỏ hết mọi ngượng ngùng và phải mất một lúc mình mới nhận

ra ánh sáng với mình chỉ là một” [48;tr.9]

Bên cạnh câu chuyện về miền ký ức của các nhân vật, thì vấn đề thực tại hôm nay cũng đáng đề cập, đó là cuộc thanh tẩy giữa các băng nhóm; ẩn ức về tình dục; hay mối quan hệ chính trị Việt Nam, Trung Quốc Đó còn là ranh giới mong manh giữa tốt - xấu; giữa lên - xuống; giữa sự sống - cái chết, giữa ký ức của người anh trai

và thực tại mà nhân vật Hiếu đang cảm nhận Nguyễn Bình Phương cho rằng: Tâm hồn người ta luôn có một vùng tối, nếu con người chỉ có mặt sáng thì sẽ là một loài rất

Trang 28

đơn giản Trong tác phẩm không ít lần chúng ta bắt gặp vùng tối và khoảng sáng ấy Hiếu một con người ham đọc sách, là người thích đi chơi…ghê sợ chiến tranh và bạo lực, nhưng sau này chính anh lại là kẻ thực thi bạo lực Người đàn bà của gia đình bỗng chốc trở thành kẻ giết người không gớm tay, nhóm thợ săn trong bóng tối là phỉ

“Đứng ven đường, giữa ánh sáng chiếu vào, họ là thợ săn, nhưng chỉ cần lùi lại một chút, lẫn giữa bóng tối, họ sẽ thành phỉ” [48;tr.228]…Những cảnh sắc mờ mờ ảo ảo, lúc hiện ra rõ nét, lúc lại chìm đắm trong tâm hồn Và cả những giá trị đạo đức, ranh giới giữa thiện và ác không còn rõ ràng nữa, nó khiến cho nhân vật trở nên mơ hồ giữa thực và ảo, thậm chí họ khó mà phân định được Mình là ai? Họ là ai? Mình khác họ như thế nào và làm sao để phân biệt được giữa mình và họ

***

Thế giới nhân vật trong Mình và họ của Nguyễn Bình Phương rất phong phú và đa

dạng với nhiều kiểu người, nhiều số phận bi kịch được đặt trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống Sự phân tách các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết chỉ mang tính tương đối, đôi lúc nó còn đan chéo chồng lấn lên nhau, khó mà phân biệt được bởi trong thực thể con người là một câu chuyện dài với những thăng trầm và uẩn khúc Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều mang trong mình một cuộc đời riêng mà nếu chỉ nhìn bằng đôi mắt phiến diện của người nghệ sĩ thì khó có thể mà cảm nhận hết được Do

đó, dưới lăng kính của người nghệ sĩ chúng ta chỉ có thể lần tìm đi sâu vào tận từng ngỏ ngách trong tâm hồn của nhân vật, cảm nhận trong cái nhìn đa chiều đa diện thì nhân vật mới được hiện lên một cách sinh động và đầy màu sắc

Trang 29

CHƯƠNG 2 KHÔNG GIAN, THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT

“MÌNH VÀ HỌ” CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG

Không gian và thời gian nghệ thuật là những hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật Không có hình tượng nghệ thuật nào tồn tại có thể nằm ngoài không gian và không thuộc về một thời gian nhất định Tuy thế không gian và thời gian nghệ thuật khác với không gian và thời gian mang tính khách quan, nó chỉ trở thành nghệ thuật khi cùng với nhân vật, cốt truyện thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và hiện thực cuộc sống Việc lựa chọn không gian thời gian riêng cho mỗi tác phẩm của nhà văn phụ thuộc vào sở trường cũng như cá tính sáng tạo của người nghệ sĩ

Trong các thể loại của loại hình văn xuôi, tiểu thuyết có khả năng phản ánh toàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc sống theo hướng tiếp xúc hết sức gần gũi, đồng nghĩa với khả năng phản ánh hiện thực ở mọi giới hạn không gian và thời gian Sự đổi mới

tư duy nghệ thuật trong văn chương thời kì đổi mới đã làm thay đổi quan niệm nghệ thuật của các nhà văn về con người và hiện thực, vì thế không gian và thời gian nghệ thuật cũng được khai thác trên tinh thần đó Tìm hiểu không gian và thời gian nghệ thuật là tìm hiểu ý đồ nghệ thuật, quan niệm của nhà văn về cuộc sống

2.1 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình

Phương

Sự miêu tả, trần thuật trong tác phẩm nghệ thuật bao giờ cũng bắt đầu từ một điểm nhìn nào đó, diễn ra trong một trường nhất định, từ đó thế giới nghệ thuật biểu hiện lộ ra những vỉa tầng ý nghĩa Quá trình tạo tác ý nghĩa của văn bản nghệ thuật không còn là sự độc diễn của hình tượng nhân vật mà bên cạnh đó là không gian hàm chứa những thông điệp nghệ thuật Không gian nghệ thuật trong tác phẩm là môi trường để hình tượng con người xuất hiện trọn vẹn với dụng ý nghệ thuật của tác giả

Vì thế nói đến hình tượng con người mà không nói đến hình tượng không gian nghệ thuật là một thiếu sót khó chấp nhận Không gian nghệ thuật đặt cái này bên cạnh cái kia, liên tục, cách quãng, nối tiếp, cao, thấp, xa, gần, rộng, dài tạo thành không gian nghệ thuật Tất nhiên, không gian nghệ thuật không hoàn toàn trùng khít với không gian đời thực, nó là hình ảnh chủ quan của hiện thực sau khi đi qua lăng kính của chủ

Trang 30

thể sáng tạo Vì thế không gian nghệ thuật có thể thu hẹp, hoặc mở rộng hay thay đổi theo sự thay đổi quan niệm về cuộc đời của nhà văn

Không gian là một phạm trù của triết học, là hình thức tồn tại của thế giới hiện thực, nhưng không gian trong văn chương lại có những điểm khác nhau so với không gian thực tế Bởi vậy văn chương không chỉ là nghệ thuật thời gian mà nó còn là nghệ thuật không gian, một nghệ thuật không gian đặc thù Tính đặc thù này cũng do chất liệu xây dựng hình tượng ngôn từ quy định “Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, mà còn thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học” [27;tr.161] Không gian nghệ thuật là phạm trù trọng yếu, là một biện pháp nghệ thuật cùng với các biện pháp nghệ thuật khác để làm nên sự hấp dẫn của một tác phẩm văn học Nếu như không có thế giới khách quan thì văn học sẽ không có đối tượng để phản ánh Mặt khác ta cũng nhận thấy một điều: Trong thế giới khách quan, mọi sự vật, hiện tượng, con người luôn chiếm lĩnh một phần không gian riêng cho mình, dù là lá cỏ, một hạt cát cũng có không gian riêng Nhiệm vụ của văn học là phản ánh thế giới khách quan nên chính nó cũng mang trong mình không gian - thời gian của thế giới khách quan đó Thế nhưng không gian nghệ thuật không đơn giản là không gian vật lý

mà còn có không gian tâm lý, không gian bên trong của nhân vật Kiểu không gian nội quan thuộc bề sâu này cần được quan tâm sâu sắc khi đề cập đến không gian nghệ thuật, không gian được đưa vào tác phẩm nghệ thuật không còn là không gian đơn thuần khách quan nữa mà đã trở thành không gian nghệ thuật: “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó” Không gian nghệ thuật luôn gắn với cảm xúc có ý nghĩa nhân sinh, vì thế chúng luôn mang yếu tố chủ quan Yếu tố chủ quan này giúp chúng ta phát hiện, nhận biết thực tại đối với con người Như đã nói không gian nghệ thuật không phải là không gian vật chất mà là sự phản ánh có chủ ý nghệ thuật vào tác phẩm, do đó nó không xuất hiện theo tuần tự không gian tự nhiên

mà có thể đảo chiều, rút gọn, gián cách tùy mục đích tạo ý nghĩa cho tác phẩm Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình các hình tượng nghệ thuật

Trong thế giới nghệ thuật, con người tồn tại và vận động không ngoài không gian Không gian đóng vai trò là môi trường nuôi dưỡng và xác định tính cách của từng nhân vật, không gian nghệ thuật mang tính đặc thù rõ nét: Chẳng hạn hội họa và

Trang 31

điêu khắc miêu tả sự vật một cách tĩnh tại, nêu ra hàng đầu các đường nét và tỷ lệ không gian của chúng Còn văn học nghệ thuật thì trái lại, chủ yếu tái hiện các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, tức là hoạt động sống của con người gắn liền với chuỗi cảm thụ Suy nghĩ, ý định, hành vi, sự kiện trong không gian văn học chỉ mang tính đặc thù rõ nét mà mỗi giai đoạn, mỗi tác giả có những cách biểu hiện không gian khác nhau Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của tác phẩm, bất kỳ một tác phẩm nào cũng có một không gian nghệ thuật nhất định Bởi thế khi nghiên cứu tác phẩm thì không gian cũng là một đối tượng tiếp cận rất có ý nghĩa Bằng tài năng nghệ thuật của mình, nhà văn Nguyễn Bình Phương đã xây dựng nên một hệ thống không gian điển hình trên nhiều bình diện đó là không gian nhập nhằng mờ ảo; không gian ký ức; không gian núi rừng hoang dã; không gian chiến trận khốc liệt Tất cả đã được nhà văn tạc dựng lên trong tác phẩm của mình một cách chân thực và đậm nét

2.1.1 Không gian nhập nhằng mờ ảo

Đây là mảng không gian hội tụ nhiều vấn đề Với tiểu thuyết Mình và họ là một

cuộc chạy trốn thực tại của Hiếu, bằng cách tìm về cao nguyên đá nơi địa đầu Tổ quốc, lần theo những địa danh trong nhật kí của người anh trai - một người lính tham gia chiến đấu trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc năm 1979 viết lại Chuyến xe lên

về với cao nguyên đá, của những câu chuyện đầy bạo lực với những chi tiết kì ảo, hoang đường Cũng giống như xe lên, chuyến xe xuống là chuyến đi được kể lại bằng một linh hồn đã khuất với những không gian nhập nhằng giữa thực và ảo

Từ góc độ tác giả Nguyễn Bình Phương đã có những cách tân táo bạo về mặt nghệ thuật để xây dựng tác phẩm Với một không gian tràn ngập trong tác phẩm với các yếu tố mờ ảo, chúng nhập nhằng, chồng lấn lên nhau “Bên ngoài vẫn trập trùng núi, gần thì xanh lá cây, gần nữa thì những thớ đá vân xám pha những vện trắng…xa hơn nữa thì màu lam và sau dải lam là nét thoảng khó đoán định mây hay núi.” Buộc con người phải kết luận rằng “Dải biên cương này lí lịch cũng phức tạp, chồng chéo và oan khuất” [48;tr.257] Tất cả hiện lên với một khung cảnh thiên nhiên nơi địa đầu Tổ quốc lắt léo, khúc khuỷu với những đoạn cua tay áo sát rạt, với ranh giới nhập nhằng

mờ ảo giữa “ta” và “họ” Không gian nơi vùng cao nguyên Hà Giang mờ mờ ảo ảo, lúc hiện ra rõ nét, lúc lại chìm trong sương mù thì “làm sao phân biệt được lên với xuống

ở cái vùng biên ải lúc nào cũng hoang hoang, bồng bềnh này.” [48;tr.300] Trong Mình

và họ, vùng biên ải hoang hoang bồng bềnh nơi vừa là lên vừa là xuống ấy đã được

Trang 32

Nguyễn Bình Phương gọi chung là Tà Vần, đây là một địa danh được tạo nên từ sự hư cấu của nhà văn Trong Tiếng Việt “Tà Vần” không có nghĩa gì mà chỉ gợi lên cảm giác hoang vu, nguyên sơ “Điều đặc biệt nhất của Tà Vần là cây cỏ cũng chia hướng theo biên giới…đỉnh Tà Vần giống như đường rẻ ngôi” [48;tr.274] Và cũng chính nơi đây nó đã quyết định số phận của hai anh em Hiếu Với người anh, Tà Vần vang lên như mơ ước, ám ảnh, hi vọng, sự sống, bởi khi cùng đồng đội bị lạc trong cuộc chiến tranh Việt - Trung, điều mà người anh mong ngóng sau nhiều ngày lẩn trốn là tìm được Tà Vần, “ranh giới giữa mình và họ”, “tìm về tới đây là sẽ thoát” [48;tr.277] Nhưng cùng lúc, Tà Vần đi mãi không đến và sự tồn tại của nó luôn là một nghi vấn của những chiến binh bị săn đuổi: “Tao thắc mắc đây có đúng là chân Tà Vần không” [48;tr.279] để rồi khi về đến nơi tưởng là Tà Vần thì “Tao lại nghĩ thế là mình chết ở

Tà Vần này.” [48;tr.275] Điều đó cho thấy được Tà Vần hiện lên trong tác phẩm nó vừa là sự sống, vừa là cái chết, vừa là niềm tin vừa là sự tuyệt vọng, vừa là mình vừa

là họ Hay trong tiểu thuyết Mình và họ không phải ngẫu nhiên mà sự mịt mùng của

sương và những ánh sáng yếu ớt cứ xuất hiện dàn đều trong tác phẩm “Bầu trời luôn

mờ mờ, có thể đó không phải là trời mà là sương núi dâng lên” [48;tr.117] hay mây cứ xuất hiện như một ẩn ức: “Nhìn theo khói mình phát hiện ra một đám mây lạ lùng ngay trên đầu Đám mây ngũ sắc, có những tia sáng chói bắn tóe ra” [48;tr.6] “Trên nền trời một đám mây trắng hình chữ nhật đang từ từ trôi lại Đám mây vừa trôi vừa biến hình và chỉ trong chốc lát nó đã mang dáng của một con ngựa…Một con ngựa khoẻ khoắn, thanh thoát” [48;tr.109] Nó góp phần tạo nên sự mông lung giữa hai thế giới trong tâm tưởng con người, và ngay lúc này người đọc phát huy vai trò của mình, vượt lên trên văn bản và tìm cho mình một câu trả lời đúng đắn Đặc biệt để thể hiện

rõ hơn cái không gian mờ ảo nhập nhằng ấy là sự xung đột, giao tranh giữa bóng tối và ánh sáng (nó xuất hiện khoảng 30 lần) Bao phủ không gian là bóng tối “Tự dưng sầm lại và mọi thứ chìm sâu vào bóng tối.” [48;tr.81] thứ bóng tối “âm ẩm và mịt mùng”,

“một thứ bóng tối vẩn đục”, “đêm rộng ra gấp bội”, kéo “mọi thứ chìm sâu” vào “sự tăm tối thẳm sâu của vực”, “Trong bóng tối từng mảng lớn do núi đổ xuống, mình thấy nghi ngại Không hiểu sao mình cứ chờn chợn nghĩ đến tình huống nào đó giống như con chó của ta bỗng dưng nhận ra chủ chẳng hạn” [48;tr.122] Bên cạnh sự xuất hiện của bóng tối thì ánh sáng cũng được xuất hiện khá nhiều, song nó chỉ càng làm cho không gian thêm mịt mùng, tịch mịch, u ám, khiến cho không gian ấy càng trở nên

Trang 33

“hoang hoang bồng bềnh” Tác giả đã sáng tạo một trường từ vựng để biểu đạt những trạng thái biến thiên của ánh sáng trong tác phẩm thông qua các từ ngữ như: “vệt sáng nhạt”, “ánh sáng xanh lét”, “sắc màu nhàn nhạt”, “ánh sáng lờ mờ”, “quầng sáng”,

“ánh sáng loe lóe”, “ánh sáng lờ đờ”, “luồng sáng xanh lịm”, “chấm sáng xanh mờ mờ”, “các nguồn sáng mà không nguồn nào trong trẻo nguyên chất”, “ánh sáng xanh lìm lịm, nhòa nhạt và lạnh”, “ánh sáng già nua, lù khù”, “dải sáng nhạt”, “vài chấm xanh nhợt loi thoi”… Sự xuất hiện chồng chéo giữa bóng tối và ánh sáng, nó không chỉ là sự tranh giành của thế giới tự nhiên để tồn tại trong từng dải đất, góc núi, lùm cây; mà nó còn gợi về lằn ranh mong manh, khó phân định trong tâm hồn, nhân tính con người, “Trông nó mơ ảo, xa lạ Nó giống như chiếc bình cổ đã thuộc về người hàng xóm nhưng vẫn lặng lẽ đẹp cho chủ cũ ngắm Những người trong xe không biết Núi Bạc, càng không biết bên kia họ gọi là Giải Âm Sơn, mình tin như thế.” [48;tr.244]; “Cái tán cây xỏa rộng thành khối xanh óng với vô vàn những chấm sáng phản chiếu lại Cây sương đấy Chúa sương đấy Linh hồn của đêm vùng cao đấy” [48;tr.228]

Với sự khắc họa rõ nét cái nền không gian ấy nhà văn dường như từ chối sự phân biệt giữa thực - ảo, nhằm tạo ra sự mờ hóa, đa nghĩa trong cách tiếp nhận của người đọc Với tác giả trong sự mịt mùng, bí ẩn mờ ảo của tự nhiên; những bộn bề đa tạp của hiện thực cuộc sống cũng dần hiện lên từ đó Mọi sự xác quyết cả trong lẫn ngoài văn bản đều hết sức mơ hồ vì tầng nghĩa của nó là vô hạn mà theo Nguyễn Bình Phương

“Thế gian này, xét cho cùng, từ khởi nguồn đến giờ, chưa hề mất đi một cái gì, kể cả

sự mông muội” [48;tr.119]

2.1.2 Không gian ký ức

Không gian ký ức chính là không gian riêng của mỗi nhân vật chứa đựng những niềm vui, nỗi buồn, những sự việc đã qua trong quá khứ Không gian này được xây dựng từ tâm trạng của nhân vật, một khoảnh khắc nào đó trong cuộc sống những sự việc, những niềm vui, nỗi buồn khi hồi tưởng lại đều gợi nhớ trong tâm tưởng nhân vật Không gian ký ức là một khoảng thời gian mà nhà văn để cho nhân vật của mình giãi bày tâm trạng cùng những uẩn ức trong tâm hồn Vừa là một minh chứng rằng hồi

ức của tuổi trẻ cũng là một phần quan trọng quyết định đến tính cách và nhân cách của mỗi con người

Trang 34

Các lớp không gian và thời gian trong Mình và họ bị xáo trộn liên tục Tác phẩm

được coi như là bản tường trình của trí nhớ “trong cái vùng ẩm ướt thoang thoảng”, nơi đó hiện diện cấu trúc và sự vận hành kì diệu của ký ức nhân vật Các cụm từ “mình nhớ”, “mình còn nhớ”, “mình sực nhớ”, “mình bâng khuâng nhớ”, “mình nhớ láng máng”, “mình đoán”, “mình biết thế”, “mình đã đoán chính xác”… xuất hiện với tần

số đáng ngạc nhiên hơn 40 lần trong tác phẩm Đằng sau các cụm từ ấy là vô vàn những ký ức ùa về chen chặt trong tâm trí nhân vật “Mình nhớ là mình quyết định về

Hà Nội ngay” [48;tr.15], “Mình đi một mình, bâng khuâng nhớ đêm đầu tiên đón anh

từ trại điều dưỡng về, hai anh em đã cùng khoác tay nhau lang thang đúng trục phố chính này Đêm ấy rất nhiều đom đóm” [48;tr.24], “Mình nhớ láng máng là mình trườn xuống nước, lặng lẽ bơi ra xa mặc cho Hằng ngạc nhiên khẽ gọi” [48;tr.88] Điều đó cho ta thấy nhân vật Hiếu nhiều lần chìm đắm trong không gian ảo giác, không gian chưa từng có trong kinh nghiệm của anh Với không gian ấy, Hiếu thực sự được là mình Để làm nỗi bật không gian của ký ức Nguyễn Bình Phương không những miêu tả, khám phá các trạng thái “đỏng đảnh” của trí nhớ một cách tinh tế, mà còn khắc họa sinh động sự vận hành phức tạp, quanh co của nó Ở đó, không chỉ có quá khứ của thực tại mà còn là quá khứ của quá khứ: “Mình nhớ lúc ấy mình nhớ cậu nói với mình rằng cuộc Bảy chín sông Bằng cũng đỏ lừ máu” [48;tr.129]; không chỉ là quá khứ gần, mà còn là quá khứ xa - thuở hồng hoang, nguyên thủy của loài người:

“chỉ với một trận mưa, hai giờ hai mươi nhăm của hiện tại trở về ngay tức khắc thuở

hồng hoang” [48;tr.68] Trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương lần

theo ký ức nhân vật, ta thấy những khoảnh khắc, những hồi ức của quá khứ không bao giờ vắng mặt trong bản tường trình trí nhớ của nhân vật Nguyễn Bình Phương đã dành cho nhân vật một không gian riêng cho tâm tưởng, cho hoài niệm vì vậy mà nhân vật của ông họ dù có vùi lấp vết thương xưa cũ nhưng những ký ức của quá khứ vẫn luôn trở về trong tâm trí và ám ảnh nhân vật một cách dai dẳng, khôn nguôi Những dòng hồi ức ấy hiện lên trong tâm trí nhân vật như những kỉ niệm thiêng liêng cất dấu ở nơi quan trọng nhất, nhân vật luôn nghĩ và hướng về những điều tốt đẹp nhất với những

cảm xúc sâu sắc về ký ức cuộc đời Nếu ở Mình và họ không gian chiến tranh hiện lên

thông qua ký ức “tìm lại thời gian đã mất” của nhân vật Hiếu khi anh chắp nhặt lại những mảnh vỡ được ghi trong cuốn nhật kí của người anh trai, đó là những dòng ký

ức buồn đẫm máu và chết chóc, thì trong Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh hay Ăn

Trang 35

mày dĩ vãng của Chu Lai thì ký ức chiến tranh lại được ùa về trong dòng tâm tưởng

của hai nhân vật Kiên và Hùng Thông qua dòng ký ức của nhân vật không gian chiến trận ở đây được tái hiện bằng tất cả các giác quan của con người, với một cảnh tượng ghê rợn và tang thương, họ phải chứng kiến cảnh mất mát và đau thương của đồng đội ngã xuống nơi chiến trường với máu và nước mắt, cảnh xác người sau cuộc chiến ngổn ngang chất thành đống “Đã có một cuộc chiến ở dốc này…cả đoàn xe hơn hai mươi chiếc bị phục kích…không một chiếc nào thoát…khi họ rút về ba bốn tháng rồi mà cả vùng này vẫn thối inh lên Huy động dân quân đến chôn mà chôn không xuể, thế là cứ

kệ cho chim và hổ đến ăn…chim kéo đến nhiều đến mức cả vùng này lúc nào cũng âm

u như trời sắp mưa” [48;tr.207] Đó là một cuộc chiến với những gì man rợ và khốc liệt nhất Qua hồi ức của các nhân vật về chiến tranh chúng ta có thể thấy rõ chiến tranh mặc dù đã đi qua nhưng vẫn để lại trong con người những ngổn ngang mất mát với những tổn thất về vật chất lẫn tinh thần của những người trở về sau cuộc chiến Họ mất đi gia đình mất đi người mình thương yêu, thậm chí ngay cả chính bản thân mình cũng từ đó mà biến chất Điều đó đã được thể hiện rõ thông qua nhân vật Thuận

Qua tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình Phương ta thấy những bộn bề,

những sự kiện của quá khứ xa xưa được hiện lên một cách chân thực và rõ nét thông qua ký ức nhân vật, khiến cho người đọc dường như đang chứng kiến lại những gì đang xảy ra ngay trước mắt họ Điều đó góp phần tạo nên sự hấp dẫn, sinh động cho từng câu chuyện mà nhân vật Hiếu nhớ lại khi trên chuyến “xe lên xe xuống” để từ đó làm cho câu chuyện có chiều sâu và hấp dẫn đối với bạn đọc Không những thế thông qua không gian này Nguyễn Bình Phương cũng muốn cho độc giả thấy được những hậu quả của cuộc chiến tranh, sự đối đầu giữa mình và họ “giữa mình và họ là ngàn trùng” [48;tr.122] đã mang lại những tàn dư khủng khiếp Để từ đó làm cho độc giả có cái nhìn rộng hơn, sâu hơn về con người và hệ lụy của chiến tranh đã để lại trong mỗi con người

2.1.3 Không gian núi rừng hoang dã

Núi rừng là không gian rộng lớn, bao la mà buồn vô hạn, đó là cả một thế giới cô đơn buồn Cái buồn toát ra từ “bạt ngàn triệu ức lá với cành ràn rạt” [48;tr.9] với những “ổ gà, ổ chó” Người đọc bắt gặp không gian này ngay từ những trang đầu của tác phẩm Đó là nơi Hiếu cùng chuyến xe lên “đi tìm thời gian đã mất” với “Những cái cây hai bên đường của rừng núi này cũng khác, thân cây luôn phủ một lớp địa ong

Trang 36

óng, cành xoắn vẹo, nghều ngào, đặc biệt gốc lại rất bình thường, gọn gàng, thon thả, không vấu lên ngang ngạnh như cây vùng khác Thoát thai từ đá, gốc nó bị chặt cho nên toàn bộ sinh lực và linh khí của cây phình ra sổng sểnh ở phần trên” [48;tr.10] với những con đường cheo leo, vắng lặng “Phía trước, ở lưng chừng dãy núi xanh lam chắn ngang như bức tường thành, con đường hiện ra, nhỏ như nét vạch bằng đầu đinh hằn sâu vào thân núi Phải lên đến sáu tầng, trông rợn gáy” [48;tr.187] Trong không gian núi rừng hoang dã ấy, có lẽ ám ảnh nhất là những con đường heo hút sạt lở với những đám sương mờ huyền hoặc mờ ảo Không gian ấy, hoàn cảnh ấy đã khiến cho Hiếu có quyết định sai lầm chăng? Khoảng thời gian tìm lại quá khứ, tìm lại những vết tích chiến tranh của nhân vật Hiếu qua cuốn nhật kí của người anh, Hiếu không chỉ thấy không gian tăm tối, chết chóc mà Hiếu còn thấy được “cái vùng biên này thật quái đản” [48;tr.228] cùng những con đường “Hai bên đường, đá chất đống như những quả núi nhỏ và xe chạy giữa nhấp nhô đá, lăn lóc đá Rồi bất chợt cả một khoảng núi

lộ ra ngang tầm mắt, sau đó là những cụm cây đổ chỏng chơ vùi lẫn với đất đá thành

cả một vệt tùm lum.” [48;tr.152], “Một tảng đá xám lớn cùng với dăm ba tảng đá nhỏ khác rải rác Vật cản này không hiểm nguy nhưng vẫn cảnh cáo rằng để hạ sơn được thì còn nhiều những trắc trở nữa” [48;tr.165], “Xe đang dừng ở khúc cua tay áo và một phần đuôi xe gần như thò ra ngoài khỏi mép đường Chỉ cần một lực tác động không quá mạnh là xe có thể rơi xuống vực, xuống cái khoảng tối mờ mờ đang dềnh dàng những luồng sương trắng kia” [48;tr.124-125] Trong không gian núi rừng hoang dã

ấy, con người dường như bị đóng băng trong nỗi ám ảnh tăm tối nhất của cuộc đời, con người nhận ra “Ở những cung đường như thế này thì ám ảnh người ta không phải

là đỉnh cao chất ngất của núi mà là sự tăm tối thăm thẳm của vực sâu” [48;tr.189] Không gian núi rừng không chỉ là không gian thực trong những năm chiến tranh của người lính mà nó còn là không gian huyền thoại, không gian truyền thuyết, của những

gì thuộc về lịch sử xa xưa “Mình nhớ lúc ấy mình nhớ cậu nói với mình rằng cuộc Bảy chín sông Bằng cũng đỏ lừ máu” [48;tr.129] Các nhà nghiên cứu gọi đó là những yếu

tố kì ảo, thông qua yếu tố này, Nguyễn Bình Phương bộc lộ quan điểm về thế giới đa chiều song song tồn tại những yếu tố khả giải, hữu lí - phi lí, tất nhiên - ngẫu nhiên Điều này cũng có thể xem là dấu hiệu đổi mới, nỗ lực cách tân nghệ thuật của không chỉ Nguyễn Bình Phương mà còn là của các nhà văn hiện đại giai đoạn khoảng từ năm

1986 trở lại đây Xây dựng không gian rừng núi hoang dã, chiều sâu trong tâm hồn

Trang 37

nhân vật thông qua đó cũng được dần hé lộ, khiến cho nhân vật trở nên gần gũi hơn, thực hơn trong văn học

Núi rừng những ngày hậu chiến dường như vẫn còn đọng lại dư âm của khói lửa Chiến tranh dù chẳng được miêu tả song sự rùng rợn, ghê gớm của nó vẫn như còn đọng lại qua không gian nơi núi rừng “Núi Bạc tốn máu như núi Đất Pháo của họ đã

nã nát nhừ ngọn núi không lấy gì làm cao ấy, đào xới tung nó lên đến cả nữa ngày trời, sau đó mới cho bộ binh dùng súng phun lửa và hơi cay lao lên Núi Bạc không có những trận giáp lá cà kinh hoàng đến mức những ai còn sống sau trận ấy, dù ta hay họ đều hóa điên như ở núi Đất, nhưng lại đầy rẫy những huyền thoại về các linh hồn Ngọn núi bất chợt sáng lên và mình biết thế là trăng đã ló ra sau hàng mấy tiếng đồng

hồ bị mây mù phủ lấp” [48;tr.244] Đúng là có một không gian núi rừng hết sức trừu tượng, khó nắm bắt và khó lí giải, phần mơ hồ, huyền diệu ấy lại được xem là phần nhân tính nhất của nhân vật Với những uẩn khúc đang diễn ra quyết liệt trong tâm hồn con người: thế giới ảo hay thực, mơ hồ hay hiện hữu, giữa không gian núi rừng, con người lúc nào cũng chìm ngập trong cảnh chết chóc Không gian ấy là nơi diễn ra cuộc chiến giữa mình và họ, của những kẻ đi săn đêm - trùm phỉ hay thậm chí là những con thú hoang luôn rình rập con người Hình ảnh hoang tàn diễn ra ngay chốn đại ngàn, giữa thiên nhiên hùng vĩ càng làm nổi bật thêm sự hoang dã của núi rừng “người dân tộc đi nương thường mang theo trẻ con, để ở chỗ mát, nhiều khi mải làm quên luôn cả chúng Đại bàng từ trên cao thấy đứa trẻ ngoe nguẩy, cho đó là con mồi, thế là vụt xuống quắp lên Lúc ấy bố mẹ chỉ biết đứng dưới ngửa mặt lên mà kêu gào Trẻ sơ sinh dân tộc bắt đầu thế giới này bằng vô vàn những bất trắc Không ít những đứa trẻ

bị bố mẹ bỏ quên trên nương, về gần nhà mới sực nhớ, quay lại thì chỉ thấy còn sót một mảnh áo đầy máu với những vết chân hổ to như cái tô, chồng chéo” [48;tr.205-206]

Có thể thấy trong Mình và họ không gian núi rừng hoang dã hiện lên một cách

ám ảnh và thê lương với những điều bất trắc luôn rình rập mạng sống con người Trong bất cứ một giây phút nào đó của cuộc đời sinh mạng của họ có thể bị thần chết chiếm đoạt mà không hề hay biết Sự xuất hiện nhiều hình ảnh hoang dã và thê lương giữa núi rừng gợi nên cái buồn, cái u uất giữa ngàn trùng ấy khiến cho con người ta cảm thấy rùng rợn, lạc lõng với nhiều vụn vỡ bất thường giống cuộc sống và tâm hồn con người tồn tại trong nó

Trang 38

2.1.4 Không gian chiến trận khốc liệt

Trước đây khi phản ánh chiến tranh với chất sử thi, tiểu thuyết thường diễn tả không gian mang tính cộng động, đó là hình ảnh quãng trường, con đường, trận

đánh,…để làm nỗi bật vị thế anh hùng, tập thể anh hùng Còn với Mình và họ, không

gian chiến trận hiện ra không phải để ca ngợi sự anh hùng mà để nhân vật bộc lộ nội tâm “Dường như tác giả không nhằm dựng lại, tái hiện lại dù chỉ một phần chân dung của cuộc chiến tranh như ta thường gặp ở các cuốn sách khác Nói đúng hơn, cái anh chú trọng không phải là nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh chiến tranh mà là hiệu ứng của tất cả những điều ấy, hoặc riêng rẻ, hoặc tổng hợp trong tâm hồn của người lính trong

và sau chiến tranh” [61;tr.155]

Trong tác phẩm, nhà văn đã nhiều lần nhắc đến các sự kiện khốc liệt ở biên giới phía Bắc năm 1979 cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc qua giai điệu ký

ức về chiến tranh của nhân vật Khuôn diện về chiến trận khốc liệt đã được hiện lên trong hành trình đến đỉnh Tà Vần của nhân vật Hiếu Cuộc chiến tranh với những gì khốc liệt nhất còn nguyên vẹn trong ký ức của con người miền núi và những cựu chiến binh như cậu - những người từng cầm súng hồi Bảy chín và Tám tư Ở thị trấn của cậu, người ta không quên được những gì đã xảy ra, họ tụ tập nhau lại uống rượu kể về chuyện năm xưa Đó là cuộc chiến đấu dũng cảm của vợ chồng bắt trăn khi một mình

bà vợ chặt đứt mười bảy cái đầu của quân thù một cách gọn ghẽ vứt trong hang núi Hay những câu chuyện của anh Thuận cùng đồng đội bị giặc bắt giam nhưng không bị giết chết, chúng nó cho ăn uống đầy đủ, người nào khỏe thì bị bắt đi mổ lấy nội tạng rất ghê rợn Hình ảnh chín cô gái bị chôn sống nhưng mồm vẫn đầy lá truyền đơn và

cả những bí ẩn đằng sau cái tên “thung lũng oan khuất” nơi nổi tiếng về oánh chác của cuộc chiến tranh “nơi có đến hàng vài trăm người cả dân lẫn lính bị chúng nó bắt được

và đem phanh thây Sau đó có một đoàn dân binh mò vào lấy đồ thì bị pháo của mình dập, chết sạch” [48;tr.178] Ở đó cả đại đội của anh gần như bị xóa sổ “đại đội anh đã quần nhau với họ năm ngày trời Quân cứ bổ sung thun thút như dốc cát xuống hang Ngày cuối cùng, tức là ngày thứ sáu, thì cả đại đội chỉ còn lại sáu mống” [48;tr.175]

Và đây cũng chính là nơi anh cùng đồng đội của mình thủ tiêu nhóm thám báo Có thể thấy với chỉ vài trang văn của mình Nguyễn Bình Phương đã làm toát lên trong tác phẩm một cảnh tượng khốc liệt và tang tóc, thê lương đến như vậy Với hai cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc hằn lên trong những trang lịch sử của dân tộc với những cuộc

Trang 39

chiến đẫm máu và nước mắt Dù là bất cứ một cuộc chiến nào chính nghĩa hay phi nghĩa không ai hết, chính ta và họ là những người đều phải gánh chịu Chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm triệu người trong sự mâu thuẫn giữa mình và họ, giữa Việt minh và thổ phỉ Để thấy rõ hơn về điều đó nhà văn đã mượn tiếng nói của nhân vật để cho chúng ta thấy được chiến tranh là một bãi nước bọt nhổ vào mặt những người anh hùng với những điều man rợ, năm 1979 với cảnh tượng về cuộc Bảy chín sông Bằng cũng đỏ lừ máu hay cuộc chiến năm 1984 năm bước vào cuộc chiến thứ hai giữa mình và họ với những miêu tả chân thực và cụ thể “Tháng sáu năm Tám

tư, bà ta lặn lội qua Thanh Thủy và dự trận kịch chiến giành lại cao điểm Một nghìn năm trăm linh chín vừa bị họ chiếm Trong hàng tháng trời ròng rã quần nhau dưới làn đại pháo của cả hai bên, dưới những cơn mưa như trút làm trương phình các xác chết” [48;tr.121]

Với lối văn viết cụ thể hóa hiện thực như vậy tác giả dường như không kể lại mà đang đưa chúng ta hòa mình về quá khứ với những trận chiến để chứng kiến để cảm nhận một cách rõ nét và suy ngẫm nhiều hơn về chúng Mặc dù trong tác phẩm sự xuất hiện của không gian chiến trận tuy chiếm dung lượng không nhiều, nó chỉ được khúc

xạ qua lời kể của những người từng đi qua cuộc chiến nhưng lại được hiện lên trong tiềm thức của những con người thời hậu chiến một cách đầy đủ, dữ dội và ám ảnh Điều đó đã cho thấy gương mặt khác của cuộc chiến tranh, từ một góc nhìn khác: chiến tranh là sự hủy diệt nhân hình và nhân tính, khơi dậy bản năng chết của con người Đó chính là sự thức nhận chiến tranh từ thời điểm hiện tại với một độ lùi thời gian cần thiết cho những lí giải và chiêm nghiệm “Lịch sử bước hụt mất một bước đáng kể” [48;tr.30] Với những đoạn văn miêu tả sự khốc liệt nơi chiến trận, sinh động

và chân thực ấy phần nào cho chúng ta thấy rõ hơn bộ mặt và bản chất của cuộc chiến tranh, mặc dù nó đã đi qua nhưng trong ký ức con người vẫn còn đọng lại những nỗi đau câm lặng và những niềm khắc khoải khôn nguôi trong tiềm thức nhân vật của nhà văn Nguyễn Bình Phương

2.2 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Mình và họ của Nguyễn Bình

Phương

Thời gian nghệ thuật là phạm trù đặc trưng của văn học thể hiện phương thức tồn tại và phát triển của thế giới nghệ thuật Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và thay đổi của thế giới trong các

Trang 40

hình thức đa dạng của thời gian xuyên suốt toàn bộ tác phẩm văn học, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong giây lát, có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, tạo nên nhịp điệu của tác phẩm Do đó, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật, được tổ chức và sáng tạo lại thông qua lăng kính chủ quan của nhà văn Theo Trần Đình Sử: “Thời gian nghệ thuật cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [26;tr.322] Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật Khi nào ngòi bút nghệ thuật chạy theo diễn biến của sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại, điều đó có nghĩa là “Người nghệ sĩ có thể lựa chọn điểm bắt đầu hay kết thúc, có thể nhanh hay chậm, nhìn từ quá khứ, hiện tại hay tương lai, có thể chọn độ dài một khoảnh khắc hay nhiều thế hệ, nhiều cuộc đời” [53;tr.64] Tất cả những điều đó đều phụ thuộc vào dụng

ý của nhà văn

Triết học xem thời gian là phương thức tồn tại của vật chất Đó là thời gian vật

lý, tồn tại khách quan theo tuyến tính, từ quá khứ đến hiện tại, từ hiện tại đến tương lai Nhưng trong tác phẩm văn học, thời gian lại có đặc thù riêng: Thời gian mang tính chủ quan, nhiều khi phi tuyến tính nên đôi khi một ngày lại rất dài, đời người lại rất ngắn Quá khứ, hiện tại, tương lai lại không được phân minh rõ ràng mà có lúc bị đảo ngược, xáo trộn Tác giả Nguyễn Thái Hoà nhấn mạnh: “Dù là trực tiếp hay gián tiếp thì cũng là thời gian của truyện, nói đúng ra là bối cảnh của truyện Bối cảnh thời gian

dù xa hay gần, đều thuộc qua khứ, còn người kể phải lấy điểm xuất phát hiện tại, như vậy giữa hành động kể và thời gian cốt truyện, bao giờ cũng có khoảng cách nhất định

Đó là khoảng cách tiểu thuyết” [54;tr.128] Để thu hẹp khoảng cách ấy, người kể phải

di chuyển điểm nhìn, hướng về cốt truyện để đảm bảo tính chân thực nhưng mặt khác

người kể phải hướng tiêu điểm về hiện tại Song trong Mình và họ với thủ pháp cốt

truyện đan cài, điểm nhìn trần thuật thay đổi linh hoạt, tác phẩm là một dòng chảy bất thường, phi logic, không quy luật Thời gian và cách cảm nhận của nhân vật về thời

Ngày đăng: 08/09/2018, 08:05

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Tuấn Anh (1972), Mối quan hệ giữa động cơ sáng tác của nhà văn và hiệu quả của tác phẩm - Giá trị Tác phẩm văn học ở khâu tiếp thu của người đọc, Tạp chí Văn học (6), tr.110-116 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa động cơ sáng tác của nhà văn và hiệu quả của tác phẩm - Giá trị Tác phẩm văn học ở khâu tiếp thu của người đọc
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Năm: 1972
2. Vũ Tuấn Anh (2000), Văn học hiện đại nhận thức và thẩm định, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hiện đại nhận thức và thẩm định
Tác giả: Vũ Tuấn Anh
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2000
3. Thái Phan Vàng Anh (2009), Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Luận án Tiến sĩ, Viện Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người kể chuyện trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại
Tác giả: Thái Phan Vàng Anh
Năm: 2009
4. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Nxb Hội nhà văn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới, những vấn đề lí thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
5. Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến biên soạn (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học hậu hiện đại thế giới những vấn đề lí thuyết
Tác giả: Lại Nguyên Ân, Đoàn Tử Huyến biên soạn
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 2003
6. M. Bakhtin (1992), Lí luận và thi pháp Tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch và giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận và thi pháp Tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhtin
Năm: 1992
7. M.Bakhtin (1992), Lý luận và thi tháp tiểu thuyết, Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận và thi tháp tiểu thuyết
Tác giả: M.Bakhtin
Năm: 1992
8. Roland Barthes (1997), Độ không của lối viết, Nguyên Ngọc dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Độ không của lối viết
Tác giả: Roland Barthes
Nhà XB: Nxb Hội nhà văn
Năm: 1997
9. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (1993) Đại cương ngôn ngữ học tập 1, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương ngôn ngữ học tập 1
Nhà XB: Nxb Giáo dục
10. Phạm Vĩnh Cư (2004), Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lí luận văn học, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (12), tr.21-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Suy nghĩ và kiến nghị xung quanh vấn đề đổi mới lí luận văn học
Tác giả: Phạm Vĩnh Cư
Năm: 2004
11. P. Daco (Võ Liên Phương dịch) (2008), Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại, Nxb Lao Động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những thành tựu lẫy lừng trong tâm lý học hiện đại
Tác giả: P. Daco (Võ Liên Phương dịch)
Nhà XB: Nxb Lao Động
Năm: 2008
12. Trương Đăng Dung (1996), Tác phẩm văn học như là quá trình, Tạp chí văn học số 12, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 1996
13. Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ văn bản đến tác phẩm văn học
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1998
14. Trương Đăng Dung (2001), Những đặc điểm của hệ thống văn học Mác xít thế kỉ XX, Tạp chí văn học số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đặc điểm của hệ thống văn học Mác xít thế kỉ XX
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 2001
15. Trương Đăng Dung (2002), Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác phẩm văn học như là quá trình
Tác giả: Trương Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2002
16. Phan Đăng Dư, Lê Lưu Oanh (2004), Lí luận văn học, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lí luận văn học
Tác giả: Phan Đăng Dư, Lê Lưu Oanh
Nhà XB: Nxb Đà Nẵng
Năm: 2004
17. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại
Tác giả: Đặng Anh Đào
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 2001
18. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (2010), Thi pháp học ở Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thi pháp học ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2010
19. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, Nxb Văn học- Trung tâm nghiên cứu Quốc học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Nhà XB: Nxb Văn học- Trung tâm nghiên cứu Quốc học
Năm: 2002
20. Trịnh Bá Đĩnh (2002), Chủ nghĩa cấu trúc và văn học, TT Nghiên cứu quốc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chủ nghĩa cấu trúc và văn học
Tác giả: Trịnh Bá Đĩnh
Năm: 2002

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w