Chính vì những lý do nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực lý thuyết về ngôn ngữ hành chính một cách khái quát v
Trang 1B Ộ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
VÕ VĂN THÀNH
ĐẶC ĐIỂM NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
Thành phố Hố Chí Minh - 2009
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đối với TS Huỳnh Thị Hồng Hạnh - người đã giảng dạy và dành nhiều thời gian, công sức tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành được luận văn này
Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến quý thầy cô giáo là giảng viên
của Trường Đại học sư phạm TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học KHXH&NV TP Hồ Chí Minh, Trường Đại học Quốc gia Hà nội - những người thầy đã chỉ dẫn, tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong suốt quá tình học tập và nghiên cứu
Xin cảm ơn quý thầy cô là cán bộ của Phòng KHCN - SĐH đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn
Cảm ơn các anh (chị) và các bạn cùng lớp cao học chuyên ngành: Ngôn ngữ học - KI7
đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ những khó khăn trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn
Xin bày tỏ tình cảm yêu thương và sự quý trọng nhất đối với gia đình đã nâng đỡ, tạo
mọi điều kiện tốt nhất để tôi có được những kết quả học tập như hôm nay
Xin trân trọng biết ơn
Võ Văn Thành
Trang 4MỤC LỤC
L ỜI CẢM ƠN 1
MỤC LỤC 2
M Ở ĐẦU 4
1 Lí do ch ọn đề tài 4
2 L ịch sử vấn đề 5
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 9
4 Phương pháp nghiên cứu 10
5 Ý nghĩa khóa học và thực tiễn 10
6 C ấu trúc luận văn 11
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 12
1.1 M ột số vấn đề về văn bản hành chính 12
1.1.1 Khái niệm 12
1.1.2 Chức năng 13
1.1.3 Ý nghĩa 14
1.1.4 Phân loại 15
1.2 Văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại 16
1.2.1 Khái niệm 16
1.2.2 Thể loại 17
1.3 M ột số vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính 19
1.3.1 Những yêu cầu chung 19
1.3.2 Yêu cầu về nội dung 19
1.3.3 Yêu cầu về thể thức văn bản 20
1.4 Yêu c ầu về văn phong hành chính 21
1.4.1 Tính khách quan 21
1.4.2 Tính chất ngắn gọn, chính xác 21
1.4.3 Tính khuôn mẫu 22
1.4.4 Tính rõ ràng, cụ thể 23
1.4.5 Tính cân đối và sự liên kết chặt chẽ 23
1.4.6 Tính nghiêm túc 24
1.5 Ti ểu kết 24
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VI ỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 25
Trang 52.1 Quan ni ệm về từ trong tiếng Việt 25
2.2 Các l ớp từ vựng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại 26
2.2.1 Về nguồn gốc 27
2.2.2 về phạm vi chuyên dùng 36
2.3 M ột số lỗi về chính tả, dùng từ thường gặp 44
2.3.1 Về chính tả 44
2.3.2 Về dùng từ 44
2.4 Ti ểu kết 46
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM NGỮ PHÁP CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 48
3.1 Câu trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại 48
3.1.1 Về dạng câu 50
3.1.2 Về vị trí câu 57
3.1.3 Về cấu tạo ngữ pháp 60
3.1.3 Về mục đích phát ngôn 65
3.2 Ti ểu kết 69
CHƯƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VI ỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI 71
4.1 Đoạn văn 71
4.1.1 Quan niệm về đoạn văn 71
4.1.2 Cấu trúc đoạn văn 73
4.1.3 Liên kết văn bản 74
4.2 Th ể thức trình bày và bố cục nội dung 79
4.2.1 Thể thức trình bày 79
4.2.2 Bố cục nội dung 80
4.3 Ti ểu kết 94
K ẾT LUẬN 95
TÀI LI ỆU THAM KHẢO 97
NGU ỒN DẪN LIỆU 101
PH Ụ LỤC 106
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Văn bản hành chính là phương tiện giao tiếp quan trọng để Nhà nước thực hiện chức năng quản lí, lãnh đạo, chỉ đạo Văn bản hành chính cũng là sợi dây nối kết giữa các cơ quan, tổ chức từ Trung ương đến địa phương, giữa Nhà nước với nhân dân thành một thể
thống nhất Bên cạnh đó, các VBHC còn là phương tiện để người dân bày tỏ chính kiến của mình đối với các chế định pháp luật
Các văn bản được soạn thảo nhằm nhiều mục đích khác nhau trong lĩnh vực hành chính - công vụ Đối với các cơ quan quản lý nhà nước, văn bản là phương tiện quan trọng
để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lí hoặc các thông tin cần thiết hình thành trong quá trình quản lí Các cơ quan từ Trung ương đến địa phương sử dụng các văn bản như là cơ
sở pháp lý tối ưu và tạo lập các văn bản với nhiều thể loại để phục vụ cho công việc quản lý hành chính phù hợp với cơ quan mình
Văn bản hành chính mang tính chính xác - minh bạch, tính nghiêm túc-khách quan, tính khuôn mẫu nghiêm ngặt Tuy nhiên trong thực tế còn không ít trường hợp thiếu sự
thống nhất về thể thức trình bày, dùng từ ngữ chưa chính xác hoặc diễn đạt gây ra hiện tượng mơ hồ về nghĩa Khắc phục những hạn chế được đề cập ở trên là yêu cầu có ý nghĩa quan trọng của công cuộc cải cách hành chính hiện nay
Một trong những nhiệm vụ trọng yếu của sự nghiệp đổi mới đất nước giai đoạn hiện nay, trước hết là cải cách hành chính Cải cách hành chính phải bắt đầu từ việc hoàn thiện hệ
thống các văn bản hành chính pháp quy cũng như các văn bản hành chính thông dụng
Để ngày càng phát huy tính hiệu lực và thống nhất cao trong toàn bộ hệ thống, ngày
06 tháng 05 năm 2005, Bộ nội vụ - Văn phòng chính phủ đã ban hành Thông tư liên tịch
hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, hướng dẫn thể thức trình bày và kỹ
thuật trình bày văn bản quy phạm pháp luật, Văn bản hành chính và bản sao văn bản; được
áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn
vị vũ trang nhân dân
Do vậy, trong những năm gần đây có khá nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề tạo
lập Văn bản hành chính Trong đó, lý thuyết về kỹ thuật soạn thảo các văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại được nhiều người quan tâm Đây là một lĩnh vực rất quan trọng
Trang 7và nhạy cảm của công cuộc phát triển đất nước Đặc biệt khi Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO (ngày 07 tháng 11 năm 2006) thì việc nghiên cứu ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại càng có ý nghĩa khóa học và thực tiễn cao hơn Chính vì những lý do nói trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực
lý thuyết về ngôn ngữ hành chính một cách khái quát và giản lược Có thể kể đến các công trình sau:
Năm 1964, Đinh Trọng Lạc có viết cuốn "Giáo trình Việt ngữ" (tập 3) là cuốn sách đầu tiên về phong cách học ở Việt Nam Sau đó có các tác giả như: Võ Bình, Cù Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa, Nguyễn Nguyên Trứ cũng có đề cập đến vấn đề này trong các giáo trình Phong cách học tiếng Việt
Năm 1998, Tác giả Đinh Trọng Lạc tiếp tục luận bàn về phong cách học trong cuốn
"Phong cách học tiếng Việt" (1998) Tác giả định nghĩa "Phong cách hành chính là khuôn
mẫu (hiểu là khuôn hoặc mẫu để sản xuất ra một loại sản phẩm như nhau) thích hợp để xây
dựng lớp văn bản/ phát ngôn trong đó thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh
vực hành chính Nói cụ thể hơn, đó là vai, tư cách của nhà luật pháp, người quản lí, người làm đơn, người làm biên bản, người kí hợp đồng tất cả những ai tham gia vào guồng máy
tổ chức, quản lí, điều hành các mặt của đời sống xã hội"[26,19] Ông cho rằng, chức năng
cơ bản nhất của ngôn ngữ trong phong cách hành chính là chức năng giao tiếp và chức năng
ý chí Tác giả đưa ra ba đặc trưng chung của ngôn ngữ trong văn bản hành chính là: tính chính xác - minh bạch, tính nghiêm túc - khách quan và tính khuôn mẫu nghiêm ngặt "Văn
bản hành chính đặc biệt dựa vào kiểu ngôn ngữ viết - phi nghệ thuật trong tình thế vai bằng nhau và không bằng nhau giữa những người giao tiếp Trong phong cách hành chính, yếu tố
cá nhân của người nói bị loại trừ hoàn toàn"[26, 22]
Trang 8Theo tác giả Đinh Trọng Lạc, từ ngữ của phong cách hành chính có màu sắc tu từ sách vở vừa phải, sử dụng nhiều những khuôn mẫu hành chính, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá
lớn Những từ ngữ chung chung, mơ hồ, mang tính chất hình ảnh, biểu tượng, từ ngữ địa phương, biệt ngữ, tiếng lóng, từ mang màu sắc hội thoại và từ thông tục không thích hợp
với tính chất thể chế pháp quy, nghiêm túc trang trọng của phong cách hành chính Cú pháp sách vở mang tính chất rập khuôn theo lối văn thư "bàn giấy", thường có sắc thái khô khan,
cứng nhắc, nhiều khi lạnh lùng Hình thức của văn bản phản ánh tính "chính thức", tính chất
thể chế, kỉ cương, nghiêm chỉnh, trang trọng của công việc hành chính
Năm 2001, trong cuốn "Phong cách học tiếng Việt" tái bản lần thứ 5, Đinh Trọng
Lạc gọi phong cách ngôn ngữ hành chính là phong cách hành chính - công vụ Do đặc thù là
một công trình nghiên cứu chung về phong cách học tiếng Việt nên số trang viết đề cập đến phong cách ngôn ngữ hành chính còn khá khiêm tốn, việc khái quát những đặc điểm ngôn
ngữ trong văn bản hành chính chỉ mang tính giản lược
"Phong cách học và phong cách chức năng tiếng Việt" (2000) của tác giả Hữu Đạt cũng luận bàn đến ngôn ngữ trong văn bản hành chính: "Phong cách hành chính - công vụ là phong cách được sử dụng để trao đổi những công việc hành chính sự vụ hàng ngày giữa các
cơ quan hành chính, các đoàn thể, các cấp từ Trung ương xuống địa phương với các thành viên và bộ phận xã hội có liên quan Vì vậy, có tác giả gọi là Phong cách hành chính hoặc Phong cách hành chính sự vụ "[13,139] Ông cho rằng, ngôn ngữ trong văn bản hành chính
hoạt động chủ yếu nhằm thực hiện chức năng thông báo Nói đến Phong cách hành chính là nói đến tính phi biểu cảm; tính hệ thống, đồng bộ và thống nhất; tính ngắn gọn, súc tích và không đa nghĩa; tính trang trọng và tính quốc tế; tính quy ước và tính khả biến theo thời gian
Dựa vào khu vực quản lí hành chính và ngành nghề, văn bản hành chính có các dạng sau: văn bản hành chính thông thường, văn bản ngoại giao, văn bản luật pháp - chính trị,
văn bản dùng trong quốc phòng và văn bản dùng trong thương mại - kinh tế Tác giả Hữu Đạt cho rằng, đã đến lúc chúng ta phải hướng đến việc chuẩn hóa từ vựng trong văn bản pháp luật "Về việc chuẩn hóa từ vựng trong các văn bản luật thời kì đổi mới" (Ngôn ngữ số
11, năm 2004)
Giáo trình "Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt" của tác giả Cù Đình Tú (2002) được tái bản cũng góp phần hoàn thiện hệ thống lí luận chung về phong cách học
Trang 9Nghiên cứu có tính chất chuyên sâu về quá trình tạo lập văn bản hành chính, có tác
giả Nguyễn Văn Thâm với công trình "Soạn thảo và xử lý văn bản quản lý nhà nước" (xuất
bản lần đầu năm 1992 và được tái bản năm 2001, 2003), ông là người có đóng góp đáng kể trong việc xây dựng một hệ thống lý thuyết nhằm định hướng cho công tác soạn thảo và xử
lý văn bản hành chính, gọi là văn bản quản lý nhà nước Tác giả đề cập đến các khía cạnh như: Lịch sử hình thành văn bản hành chính Việt Nam, ngôn ngữ văn phong và quy trình
soạn thảo văn bản hành chính
Sau đó hàng loạt các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính ra đời:
Nguyễn Minh Phương - Trần Hoàng (1997), Mẫu soạn thảo văn bản, Nxb chính trị
Phong cách ngôn ngữ tiếng Việt cũng được nói đến trong các đề cương bài giảng:
"Một số vấn đề về phong cách giao tiếp trong công tác hành chính" của Trần Công Khanh (2005); Văn bản và thể thức văn bản quản lý nhà nước" và "Kỹ thuật soạn thảo văn bản
quản lý hành chính trong nhà trường" của tác giả Nguyễn Duy Dương (2007) Trường Cán
bộ quản lý giáo dục và đào tạo II, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã đề cập đến công tác
soạn thảo văn bản hành chính
Gần đây nhất, tác giả Nguyễn Thị Ly Kha (2007) cũng đề cập đến ngôn ngữ hành chính trong giáo trình "Dùng từ viết câu và soạn thảo văn bản" Tác giả viết: "Văn bản hành chính - công vụ là loại văn bản thể hiện vai của người tham gia giao tiếp trong lĩnh vực hành chính - công vụ Loại hình văn bản này chủ yếu tồn tại ở dạng viết, trong những tài
Trang 10liệu, giấy tờ, văn kiện Những sắc lệnh, thông báo, chỉ thị, nghị quyết "[20, 56-57] Đặc điểm phương diện ngữ âm của văn bản hành chính là hướng đến yêu cầu chính xác, trang
trọng, chuẩn mực Dùng từ đơn nghĩa, chính xác, trang trọng, khách quan Tổ chức văn bản
có tính khuôn mẫu
Cải cách hành chính được nhà nước đặc biệt quan tâm, ngày 26 tháng 10 năm 2009
thủ tục hành chính và các mẫu văn bản hành chính được đăng tải và cập nhật trên website
csdl.thutuchanhchinh.vn Đây là một bước phát triên mới của việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công cuộc cải cách hành chính Thủ tục hành chính đã đi vào giai đoạn thống
Cơ sở dữ liệu này sẽ tiếp tục được hoàn thiện trong các giai đoạn rà soát và giai đoạn
thực thi các kiến nghị của đề án 30 Tổ công tác chuyên trách cải cách thủ tục hành chính
của Thủ tướng Chính phủ kếu gọi mọi cá nhân và tổ chức tham gia đóng góp ý kiến đối với các quy định về thủ tục hành chính nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ
tục hành chính
Nhìn chung, ngôn ngữ hành chính hầu như chỉ được nói đến với tư cách là một vấn
đề trong các giáo trình về phong cách học nên số trang viết về phong cách hành chính còn khá khiêm tốn, còn rất ít công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên sâu Một số công trình chuyên sâu cũng chỉ dừng lại ở phạm vi nghiên cứu kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính nói chung Chưa có công trình nào nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ văn bản trong một lĩnh vực cụ thể Trong khi đó, nghiên cứu ngôn ngữ hành chính trên phương diện hành
chức, ngữ dụng là vấn đề rất thiết thực
Trên cơ sở nền tảng lí thuyết của các công trình nghiên cứu đã nói ở trên, chúng tôi
sẽ khảo sát cụ thể về đặc điểm từ vựng, ngữ pháp và cấu trúc trong các văn bản hành chính
Trang 11tiếng Việt thuộc lĩnh vực thương mại Đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ, chưa có một tác giả nào đề cập đến
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Văn bản hành chính rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về số lượng nên việc nghiên
cứu văn bản hành chính nói chung đòi hỏi phải có thời gian, sự đóng góp của nhiều người Trong phạm vi của luận văn này, đối tượng mà chúng tôi khảo sát là văn bản hành chính
tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại
Chúng tôi tiến hành khảo sát từ nguồn ngữ liệu chủ yếu là các văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại do Sở Công Thương tỉnh Bình Dương quản lý và một số văn bản
hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng…của Công ty cổ phần thiết kế giao thông công chánh
Ánh Dương (Thành phố Hồ Chí Minh)
Lý do chúng tôi tiến hành khảo sát trên nguồn cứ liệu này bởi vì:
Thứ nhất, văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại của một đơn vị hành chính (tỉnh) có đầy đủ các thể loại văn bản hành chính thông dụng
Thứ hai, chúng tôi khảo sát 259 văn bản của nhiều thể loại văn bản hành chính thông
dụng, trong đó hợp đồng thương mại, biên bản thanh lý có tính chất đặc thù thuộc lĩnh vực thương mại Đây là nguồn cứ liệu đáng tin cậy, có giá trị để tìm thấy những đặc trưng về ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại
Các văn bản được khảo sát là các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại, bao gồm các thể loại văn bản: hợp đồng, biên bản thanh lý, thông báo, báo cáo, công văn, tờ trình, quyết định
Cấp độ khảo sát: Chúng tôi lần lượt khảo sát văn bản hành chính trên ba cấp độ: từ
vựng, ngữ pháp và cấu trúc văn bản
- Cấp độ từ vựng: Chúng tôi tiến hành thống kê và phân loại các đơn vị từ vựng theo các tiêu chí: cấu tạo, nguồn gốc, phạm vi sử dụng, Từ kết quả thống kê và phân loại chúng tôi đi đến những nhận định về tình hình dùng từ trong từng thể loại văn bản
- Cấp độ ngữ pháp: Chúng tôi cũng tiến hành thống kê, phân loại và phân tích tình hình sử dụng câu theo 4 tiêu chí: dạng câu, cấu tạo, mục đích phát ngôn và vị trí câu Dựa vào kết quả thống kê chúng tôi đi đến những nhận định về đặc điểm câu văn trong các văn
bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại
Trang 12- Cấp độ cấu trúc văn bản: Chúng tôi chỉ xem xét ở hai phương diện là đoạn văn và
bố cục văn bản
4 Phương pháp nghiên cứu
Do đặc thù của vấn đề nghiên cứu và yêu cầu khóa học, chúng tôi dùng các phương pháp như sau:
- Phương pháp thống kê - phân loại được sử dụng nhằm thống kê các đơn vị từ vựng,
ngữ pháp, đoạn văn tiêu biểu mang tính chất đặc trưng của phong cách ngôn ngữ hành chính trong lĩnh vực thương mại, làm cơ sở cho việc phân loại
- Phương pháp miêu tả được sử dụng để tìm ra những đặc trưng của việc dùng từ,
5 Ý nghĩa khóa học và thực tiễn
Nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực Thương mại có ý nghĩa như sau:
- Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ cung cấp nhiều tư liệu bổ ích cho công tác soạn
thảo văn bản hành chính thương mại
- Việc khảo sát về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc văn bản sẽ cho thấy thực trạng của
việc sử dụng vốn từ, viết câu, tổ chức văn bản hành chính trong lĩnh vực hành chính Thương
mại Thông qua đó, đề ra những giải pháp khắc phục những hạn chế và hướng đến việc
Trang 13chuẩn hóa ngôn ngữ văn bản hành chính nói chung và văn bản hành chính thương mại nói riêng
Tất cả những ý nghĩa trên đều góp phần nâng cao tính hiệu lực, tính khả thi của văn
bản hành chính và hướng đến một chuẩn mực về văn phong hành chính - công vụ
6 Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm có 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan về văn bản hành chính và văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại
Luận văn chỉ nghiên cứu ngôn ngữ hành chính trong lĩnh vực thương mại nhưng để
có cơ sở đi sâu nghiên cứu những vấn đề về từ vựng, ngữ pháp, cấu trúc văn bản hành chính, chúng tôi trình bày những cơ sở lí luận về văn bản hành chính nói chung trong
tạo, mục đích phát ngôn và vị trí câu
- Chương 4: Đặc điểm cấu trúc của văn bản hành chính tiếng Việt trong lĩnh vực thương mại Trong chương này, luận văn khảo sát về đoạn văn, sự thống nhất và khác biệt
về thể thức và bố cục giữa các thể loại văn bản
Trang 14C HƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH VÀ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
1.1 Một số vấn đề về văn bản hành chính
1.1.1 Khái niệm
"Nói một cách chung nhất thì văn bản là một hệ thống mà trong đó các câu mới chỉ
là các phần tử Ngoài các câu - phần tử, trong hệ thống văn bản còn có cấu trúc văn bản
chỉ rõ vị trí của mỗi câu và những mối quan hệ, liên hệ của nó với những câu xung quanh nói riêng và với cấu trúc văn bản nói chung Sự liên kết là mạng lưới của những quan hệ
và liên hệ ấy" [44, 22]
Cũng có cách hiểu tương tự "Văn bản là chuỗi các đơn vị kí hiệu ngôn ngữ làm thành một thể thống nhất bằng mối liên hệ ý nghĩa mà thuộc tính cơ bản của nó là sự hoàn chỉnh về hình thức và nội dung; sản phẩm của lời nói được định hình dưới dạng chữ
cảnh giao tiếp; mục đích giao tiếp; cách thức giao tiếp và phương tiện giao tiếp
Các văn bản hình thành trong hoạt động quản lí và lãnh đạo nói chung được gọi là văn bản quản lí nhà nước Đó là một một phương tiện quan trọng để ghi lại và truyền đạt các quyết định quản lý Vì vậy, văn bản hành chính thể hiện ý chí, mệnh lệnh của các cơ quan nhà nước Đó là hình thức cụ thể hóa luật pháp, là phương tiện để điều chỉnh những quan hệ xã hội thuộc phạm vi quản lí của nhà nước
Văn bản hành chính (còn gọi là văn bản quản lý nhà nước) là những văn bản do các
cơ quan trong hệ thống bộ máy nhà nước ban hành để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được nhà nước giao Văn bản phải đảm bảo các quy định của nhà nước về thẩm quyền ban hành, về hình thức, thể thức văn bản và việc sửa đổi, đình chỉ, bãi bỏ văn bản
phải tuân theo luật định
Trang 15Tóm lại, có thể hiểu văn bản hành chính là những quyết định, quy định và thông tin
quản lí thành văn do các cơ quan quản lí nhà nước có thâm quyên ban hành theo trình tự thủ
tục và hình thức do luật định, nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lí nhà nước qua lại
giữa các cơ quan nhà nước với nhau và giữa các cơ quan nhà nước với các tổ chức và công dân
1.1.2 Chức năng
Văn bản hành chính có 5 chức năng cơ bản:
a Ch ức năng thông tin
Thông tin là chức năng tổng quát nhất của văn bản Đối với văn bản hành chính thì
chức năng này có vai trò đặc biệt quan trọng bởi vì trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, văn bản là phương tiện chủ yếu để truyền đạt thông tin nhằm phục vụ hoạt động quản
lý, điều hành và giao dịch của các cơ quan, tổ chức Văn bản hành chính là một kếnh thông tin quan trọng nhất trong lĩnh vực quản lý nhà nước Chức năng thông tin của văn bản hành chính thể hiện cụ thể như sau:
- Đề cập đến các thông tin quản lý
- Truyền đạt thông tin quản lý từ nơi này đến nơi khác trong hệ thống quản lý, từ cơ quan cấp trên đến cơ quan cấp dưới, từ cơ quan cấp dưới đến cơ quan cấp trên hoặc giữa các cơ quan ngang cấp
- Giúp cho các cơ quan thu nhận những thông tin cần cho công việc quản lý
b Ch ức năng pháp lý
Văn bản quy phạm pháp luật là công cụ của Nhà nước pháp quyền trong việc đề ra
những quy định, các nguyên tác xử sự chung trong các quan hệ xã hội; thể hiện sự chi phối mang tính quyền lực nhà nước trong hoạt động của các cơ quan quản lý hành chính
Văn bản hành chính là chứng cứ pháp lý trong quá trình hoạt động của các cơ quan
quản lý hành chính Nhà nước khi vận dụng các quy phạm pháp luật nhằm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của mình
Văn bản hành chính là yếu tố trách nhiệm ràng buộc giữa các chủ thể có tham gia quan
hệ xã hội, giữa các chủ thể và cá nhân khi tiến hành thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật
Trang 16Văn bản hành chính là sản phàm của sự vận dụng các quy phạm pháp luật vào thực
tiễn, vào quản lý nhà nước
Văn bản hành chính phản ánh quá trình giải quyết các nhiệm vụ trên phương diện quản
lý theo quy định của pháp luật hiện hành Văn bản hành chính là phương tiện tác động riêng
rẽ của pháp luật đến các quan hệ xã hội
c Ch ức năng quản lý
Văn bản hành chính là công cụ chủ yếu trong toàn bộ hoạt động của các cơ quan
quản lý hành chính nhà nước Tất cả các bước trong quy trình quản lý từ khi ra quyết định đến tổ chức thực hiện, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát., đều cần đến văn bản
d Ch ức năng văn hóa
Văn bản hành chính nhằm mục đích truyền đạt thông tin, làm rõ và thuyết phục mọi người chấp hành nghiêm minh các quy định xã hội, các quy định xử sự chung, do đó mang tính văn hóa rõ nét Chức năng này xuất phát từ lịch sử và truyền thống của dân tộc, thể hiện
sự tôn trọng con người trong quá trình quản lý cũng như trong mọi giao dịch hành chính
Văn bản hành chính là căn cứ pháp lý để các khách thể thực hiện quyết định của các
chủ thể quản lý nhà nước, là chứng cứ để các chủ thể kiểm tra khách thể trong việc thực
hiện quyết định của mình
Chúng ta có thể nhận thấy ý nghĩa của văn bản quản lý nhà nước thông qua vai trò
của nó trong hoạt động quản lý nhà nước:
Trang 17- Văn bản hành chính đảm bảo thông tin cho hoạt động quản lý nhà nước
- Văn bản hành chính là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý
- Văn bản hành chính là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật
1.1.4 Phân loại
Văn bản có thể phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau tùy thuộc mục đích, nội dung
và yêu cầu phân loại Nhìn chung phân loại văn bản là để nắm vững tính chất, ý nghĩa và
tầm quan trọng của từng loại văn bản
Dựa vào tiêu chí hình thức văn bản, văn bản hành chính có thể phân loại như sau:
1.1.4.1 Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật
Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật còn gọi là văn bản lập quy Văn bản lập quy bao
gồm các văn bản được ban hành trên cơ sở luật và nhằm thực hiện luật:
• Nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
• Quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ;
• Quyết định, chỉ thị, thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ;
• Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; Quyết định, chỉ thị thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
• Nghị quyết, thông tư liên tịch giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với tổ chức chính trị xã hội
• Văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân ban hành để thi hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; văn bản do UBND ban hành còn để thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp;
• Nghị quyết của Hội đồng nhân dân;
• Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân
Trang 181.1.4.2 Văn bản hành chính thông dụng
Văn bản hành chính thông dụng là những văn bản mang tính thông tin điều hành
nhằm thực thi các văn bản pháp quy, dùng để giải quyết các tác nghiệp cụ thể, phản ánh tình hình, giao dịch trao đổi, ghi chép công việc của các cơ quan hành chính nhà nước
Văn bản hành chính thông dụng bao gồm các hình thức như sau:
- Giấy giới thiệu;
- Giấy đi đường;
Trang 19Văn bản hành chính thương mại có chức năng, nhiệm vụ: hướng dẫn, quản lý, thông tin về các vấn đề liên quan đến hoạt động thương mại Hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
Có thể hiểu một cách khát quát, văn bản hành chính thương mại là các văn bản hành chính được soạn thảo trong quá trình quản lý và điều hành hoạt động mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác
1.2.2 Thể loại
Văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại bao gồm văn bản pháp quy và văn
bản hành chính thông dụng Văn bản hành chính thông dụng gồm có: Hợp đồng thương
mại, biên bản thanh lý, quyết định, thông báo, tờ trình, báo cáo, công văn,.v.v
Trong đó, Hợp đồng thương mại là loại văn bản đặc có tính chất đặc thù của văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa cá nhân, tô chức băng lời nói, hành vi, văn bản hoặc các hình thức có giá trị tương đương văn bản, bao gồm: điện báo, fax, thông điệp dữ liệu v.v Trong đó các bên xác lập một quan hệ pháp lý về các quyền và nghĩa vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu, lợi ích của mình
Hợp đồng phải có 4 điều kiện cơ bản như sau:
- Sự thỏa thuận: Cơ sở của hợp đồng là sự thỏa thuận, đồng ý một cách tự nguyện
của các bên có liên quan; không có một cơ quan hay cá nhân nào được quyền ép buộc một đối tượng khác phải ký kết hợp đồng với mình
- Năng lực: Người ký hợp đồng phải có đầy đủ năng lực pháp lý
- Đối tượng: Cam kết điều gì, việc gì để làm hoặc bàn giao
- Nguyên nhân: Hợp đồng phải dựa trên những nguyên do hợp pháp, không được trái pháp luật và đạo đức xã hội
Hợp đồng là sự mong muốn của hai bên giao ước, ràng buộc hai bên cho đến khi các bên thấy không còn mong muốn tiếp tục duy trì hoặc hợp đồng đã được thực hiện xong
Trang 20Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên có liên quan ký kết và hết hiệu lực khi đã thanh lý hợp đồng Nếu có tranh chấp hợp đồng thì các cơ quan chức năng sẽ dựa theo các điều khoản của hợp đồng hoặc theo Luật để giải quyết
Theo Bộ Luật Dân sự và Luật Thương mại năm 2005 (có hiệu lực thi hành từ ngày
01 tháng 01 năm 2006), dự vào mục đích và lợi ích của chủ thể tham gia ký kết hợp đồng,
có thể chia thành ba nhóm hợp đồng như sau:
Theo Điều 3 của Luật Thương mại năm 2005, hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm: mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động sinh lợi khác
Hình thức của hợp đồng thương mại theo quy định của pháp luật được thể hiện bằng
lời nói, hành vi hoặc bằng văn bản và các hình thức có giá trị tương đương bao gồm: điện báo, fax, thông điệp dữ liệu v.v…
Hợp đồng thương mại thông dụng gồm:
- Hợp đồng mua bán hàng hóa,
- Hợp đồng đại lý mua bán hàng hóa,
- Hợp đồng gia công trong thương mại,
- Hợp đồng dịch vụ, gồm các loại: đấu giá hàng hóa, đấu thầu hàng hóa, dịch vụ giao
nhận hàng hóa, dịch vụ giám định hàng hóa, khuyến mại, quảng cáo thương mại, trưng bày
giới thiệu hàng hóa, hội chợ - triển lãm thương mại,
- Hợp đồng đại diện cho thương nhân,
- Hợp đồng môi giới thương mại,
- Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa
Trang 21Chủ thể giao kết hợp đồng thương mại: là thương nhân bao gồm các tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và
có đăng ký kinh doanh Nội dung của hợp đồng thương mại có tính chất đặc thù khác với
hợp đồng dân sự ở các nội dung sau:
1.3 Một số vấn đề về kỹ thuật soạn thảo văn bản hành chính
1.3.1 Những yêu cầu chung
Theo Thông tư liên tịch ngày 06 tháng 5 năm 2005 hướng dẫn về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản, quá trình soạn thảo văn bản cần thực hiện các yêu cầu có tính định hướng chung như sau:
- Nắm vững đường lối chính trị của Đảng để có thể quy phạm hóa chính sách của nhà nước thành pháp luật Đòi hỏi giải quyết hợp lí các quan hệ giữa nhà nước, giữa tập thể và
cá nhân, giữa cá nhân với cấp dưới
- Văn bản được ban hành phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và phạm
vi hoạt động của cơ quan, tức là phải giải quyết được các vấn đề: văn bản sắp ban hành thuộc thẩm quyền của ai? Phạm vi tác động của văn bản đến đâu? Trật tự pháp lí được xác định như thế nào? Văn bản dự định ban hành có gì mẫu thuẫn với các văn bản khác của cơ quan hoặc cơ quan khác?
- Nắm vững nội dung văn bản cần soạn thảo, phương thức giải quyết công việc đưa
ra phải rõ ràng, phù hợp Nội dung văn bản phải thiết thực, đáp ứng các nhu cầu thực tế đặt
ra, phù hợp với pháp luật hiện hành, không trái với văn bản của cấp trên và có tính khả thi cao
- Văn bản phải được trình bày đúng các yêu cầu về thể thức và văn phong hành chính
- Người soạn thảo văn bản cần nắm vững nghiệp vụ và kỹ thuật soạn thảo văn bản dựa trên kiến thức cơ bản về quản lý hành chính
1.3.2 Yêu cầu về nội dung
Nội dung văn bản phải bảo đảm những yêu cầu cơ bản sau:
- Phù hợp với hình thức văn bản được sử dụng;
Trang 22- Phù hợp với đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng; phù hợp với quy định của pháp luật;
- Các quy phạm pháp luật, các quy định hay các vấn đề, sự việc phải được trình bày
ngắn gọn, rõ ràng, chính xác;
- Sử dụng ngôn ngữ viết, cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu;
- Dùng từ ngữ phổ thông; không dùng từ ngữ địa phương và từ ngữ nước ngoài nếu không thực sự cần thiết Đối với thuật ngữ chuyên môn cần xác định rõ nội dung thì phải được giải thích trong văn bản;
- Không viết tắt những từ, cụm từ không thông dụng Đối với những từ, cụm từ được
sử dụng nhiều lần trong văn bản thì có thể viết tắt nhưng các chữ viết tắt lần đầu của từ,
cụm từ phải được đặt trong ngoặc đơn ngay sau từ, cụm từ đó;
- Việc viết hóa được thực hiện theo quy tắc chính tả tiếng Việt;
- Khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại, trích yếu nội dung văn bản; số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản và tên cơ quan, tổ
chức ban hành văn bản (trừ trường hợp đối với luật và pháp lệnh); trong các lần viện dẫn
tiếp theo, có thể ghi tên loại và số, ký hiệu của văn bản đó
1.3.3 Yêu c ầu về thể thức văn bản
Thể thức văn bản là toàn bộ các yêu tô câu thành văn bản nhằm đảm bảo cho vần bản
có hiệu lực pháp lý Thể thức văn bản quy phạm pháp luật và văn bản hành chính bao gồm các thành phần sau:
- Quốc hiệu;
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản;
- Số, ký hiệu của văn bản;
- Địa danh và ngày, tháng, năm ban hành văn bản;
- Tên loại và trích yếu nội dung của văn bản;
- Nội dung văn bản;
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền;
- Dấu của cơ quan, tổ chức;
Trang 23- Nơi nhận;
- Dấu chỉ mức độ khẩn, mật (đối với những văn bản loại khẩn, mật)
Thể thức văn bản hành chính được quy định cụ thể tại Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT - BNV - VPCP, ngày 06 tháng 05 năm 2005 của Bộ Nội vụ -Văn phòng Chính phủ (xem phụ lục)
1.4 Yêu cầu về văn phong hành chính
Ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản hành chính phải là ngôn ngữ viết, không sử
dụng ngôn ngữ nói (khẩu ngữ trong văn bản)
Văn phong hành chính phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
1.4.1 Tính khách quan
Tính khách quan của nội dung hay sự việc được nói đến và lối trình bày trực tiêp, không thiên vị Các văn bản hình thành trong hoạt động của bộ máy lãnh đạo và quản lý là
tiếng nói của một cơ quan, một đơn vị, một tổ chức, v.v. Đó không phải là tiếng nói riêng
của một cá nhân, dù rằng văn bản có thể do một cá nhân hay một số cá nhân soạn thảo Trên
thực tế, các cá nhân chỉ là người phát ngôn thay cơ quan, tổ chức Họ không được tự ý đưa quan điểm riêng của mình vào nội dung văn bản mà chỉ được nhân danh cơ quan trình bày quan điểm của người lãnh đạo và ý kiến của một tổ chức Bởi vậy, các từ ngữ có tính chất
bộc lộ tình cảm, cảm xúc, quan điểm cá nhân không đặc trưng cho văn phong hành chính
1.4.2 Tính chất ngắn gọn, chính xác
Tính chất ngắn gọn, chính xác của các thông tin được đưa vào văn bản và tính đầy đủ thông tin cần thiết cho vấn đề hoặc sự việc mà nội dung văn bản nói đến Văn bản hành chính nói chung không cho phép trình bày dài dòng, nhưng cũng không được thiếu những thông tin cần thiết cho việc giải quyết những nhiệm vụ được đề ra trong nội dung văn bản
Ví dụ, một văn bản đề nghị chuyển địa điểm làm việc của cơ quan thì cần nói rõ ngay
từ đầu những khó khăn của việc điều hành công tác ở địa điểm cũ, những tổn thất kinh tế (nếu có, những hạn chế về quan hệ với cơ quan khác, môi trường làm việc độc hại, v.v.
Mục đích là nêu rõ được bản chất của vấn đề và yêu cầu cấp thiết của việc thay đổi địa điểm làm việc Những lời kếu ca, phàn nàn, bình luận là không cần thiết
Trang 24Công văn nhắc nhở thực hiện việc kiểm tra sản phẩm thì cần nói rõ tình hình thực tế
sản phẩm của đơn vị, yêu cầu giao nộp về thời gian, số lượng, chất lượng sản phẩm, văn
bản pháp lý ràng buộc, v.v. Tránh việc tuyên truyền ý nghĩa, động viên chung chung trong văn bản
Mọi văn bản chỉ thị nội bộ thì cần nói rõ nguyên nhân trực tiếp phải ban hành văn
bản chỉ thị để chấn chỉnh một tình hình; để đưa ra một chủ trương mới nhằm tăng cường
hiệu quả quản lý trong cơ quan, v.v Không nên đưa vào văn bản loại này những lời kếu gọi chung chung Những phân tích quá dài mà không có tính cụ thể sẽ làm cho văn bản giống
một bài chính luận cần nhấn mạnh mục đích viết các văn bản hành chính thực chất là để chỉ đạo và điều hành công việc Do vậy, càng viết trực tiếp, càng ngắn gọn trong việc truyền đạt càng tốt, nhất là khi soạn thảo chỉ thị
Hoặc viết một bản báo cáo tổng kết, ví dụ, báo cáo của một đơn vị cơ sở, thì không nên nói chung chung dựa theo ý của lãnh đạo hay báo cáo của cơ quan cấp trên Không nên
sử dụng các cụm từ rỗng về thông tin như "kết quả đáng kể", "thành tích nổi bật trên nhiều
phương diện" mà không có số liệu minh họa cụ thể Các thông tin đưa vào bản báo cáo cơ
sở phải đo đếm được, thấy được cụ thể trước mắt đó là cơ sở nào, thời gian nào, làm được
gì, vì sao kết quả tốt hoặc vì sao chưa tốt, v.v.
Tính chính xác của văn bản hành chính thể hiện trong cách dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp, cấu trúc văn bản mạch lạc, để đảm bảo cho tính đơn nghĩa của nội dung văn bản Văn bản hành chính chỉ cho phép một cách hiểu, không gây hiểu lầm Đặc biệt tính chính xác trong cách diễn đạt các chuẩn mực luật pháp và sự cần thiết phải hiểu và giải thích chúng một cách tuyệt đối ăn khớp, đó là mục tiêu cần đạt được của các văn bản lập pháp, để góp phần vào việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước
Văn bản phải được viết sao cho mọi người có thể hiểu một cách rõ ràng, chính xác, đúng như nội dung văn bản muốn truyền đạt Nội dung văn bản thiếu chính xác, không rõ ràng và mơ hồ sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng Những nội dung bị bóp méo, xuyên tạc ảnh hưởng to lớn đến số phận con người và đời sổng xã hội
1.4.3 Tính khuôn mẫu
Tính khuôn mẫu điển hình và tiêu chuẩn hóa các thuật ngữ được sử dụng với các
thức diễn đạt trong sáng Các thuật ngữ trong văn bản hành chính phải chính xác và chỉ được hiểu theo một nghĩa duy nhất hay còn gọi là đơn nghĩa
Trang 25Cách viết biểu tượng, không tiêu chuẩn hóa sẽ làm cho văn bản hành chính trở nên kém hiệu lực, hạn chế các chức năng cơ bản của chúng Các từ ngữ có vẻ màu mè, khách sáo, khóa trương, nếu không được loại bỏ sẽ làm cho văn bản hành chính dễ mất đi tính nghiêm túc và tính chỉ đạo vốn là bản chất của chúng Đọc một văn bản loại này cần phải
thấy tính trang nghiêm, mẫu mực và thiết thực cho công việc đặt ra Để cho yêu cầu này được thực hiện thuận lợi, người ta cho phép dùng trong văn bản hành chính các khuôn mẫu
về câu
Việc sử dụng rộng rãi theo mẫu những phương tiện quy định, quy phạm là dấu hiệu đặc trưng của văn bản hành chính Trong văn bản khóa học, những phương tiện ngôn ngữ quy định, quy phạm cũng được sử dụng nhưng bị hạn chế trong những từ ngữ riêng lẻ,
những lược đồ kết cấu riêng lẻ Còn trong văn bản hành chính, những quy định, quy phạm được sử dụng trong toàn bộ văn bản
Việc sử dụng một khuôn mẫu văn bản hành là do sự lặp đi lặp lại của những hoàn
cảnh hành chính như: yêu cầu, đề nghị, quyết định, thông báo, báo cáo, Sự có mặt của
những khuôn mẫu hành chính tương ứng với các loại tài liệu khác nhau sẽ tạo ra sự thống
nhất và tính nghiêm túc trong công việc hành chính Đặc biệt tính khuôn mẫu sẽ tạo điều
kiện cho việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công việc soạn thảo văn bản hành chính
1.4.4 Tính rõ ràng, cụ thể
Tính rõ ràng và cụ thể của các quan điểm chính trị với lối truyền đạt phổ thông, đại chúng mang tính nguyên tắc nhưng lại lịch sự Các vấn đề trình bày cần thể hiện một quan điểm nhận thức rõ ràng, mọi người đều có thể hiểu được để thực hiện Phải tính đèn quan điểm quân chúng khi viết Phải trang nhã trong cách dùng từ, cần sử dụng cách xưng hô lịch
sự
1.4.5 Tính cân đối và sự liên kết chặt chẽ
Văn bản hành chính phải được chú ý đúng mức đến sự cân đối về thể thức của toàn văn bản Cần lưu ý rằng, hiện nay vẫn còn nhiều văn bản mà trong đó sự liên kết giữa các câu, liên kết giữa các đoạn trong văn bản chưa được chú ý đúng mức Điều đó đã làm cho không ít trường hợp văn bản hành chính không phản ánh được tư tưởng chủ đạo cần trình bày
Trang 261.4.6 Tính nghiêm túc
Tính nghiêm túc trong cách trình bày là dấu hiệu chung của các văn bản hành chính Văn bản hành chính gắn với chuẩn mực pháp luật và nhấn mạnh tính chất xác thực - khẳng định, tính chất chỉ thị - mệnh lệnh Văn bản hành chính có thể do một cá nhân soạn thảo nhưng các văn bản đó là đại diện cho tiếng nói của một cơ quan, tô chức, vì vậy không được
thể hiện các suy nghĩ, các định hướng mang tính chủ quan cá nhân
Tính nghiêm túc vốn là thuộc tính của ngôn ngữ sách vở đi ngược lại với tính cảm xúc, tính bình giá chủ quan của ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày Thông tin trong văn bản hành chính chính xác, khách quan
Tính nghiêm túc của văn bản hành chính còn thể hiện ở quan hệ tôn ti trong các vai giao tiếp: cấp trên với cấp dưới, cấp dưới với cấp trên và giữa các cơ quan ngang nhau
1.5 Tiểu kết
Văn bản hành chính được hình thành trong quá trình hoạt động hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoặc các cá nhân có liên quan
Văn bản hành chính mang tính thông tin quy phạm nhằm thực thi các văn bản quy
phạm pháp luật, hoặc dùng để thực hiện các tác nghiệp hành chính trong hoạt động của các
cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức hành chính Do đó, văn bản hành chính có những đặc trưng riêng biệt về ngôn ngữ, thể thức trình bày và có những chuẩn mực chung về văn phong
Trang 27CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỪ VỰNG CỦA VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
TIẾNG VIỆT TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI
Để khảo sát tần số sử dụng các lớp từ vựng trong văn bản hành chính tiếng Việt thuộc lĩnh vực thương mại, trước hết chúng ta phải thống nhất quan niệm về từ trong tiếng
Việt
2.1 Quan niệm về từ trong tiếng Việt
Nếu chiết tự, vựng là yếu tố gốc Hán, có nghĩa là "sưu tập, tập hợp" Từ vựng sẽ là
tập hợp các từ trong một ngôn ngữ Trong thực tế, nội dung của khái niệm này rộng hơn Nó không chỉ bao gồm các từ mà còn bao gồm cả các ngữ, tức là những cụm từ có sẵn, tương đương với từ, chẳng hạn các thành ngữ tiếng Việt như: nước đổ lá khóai, mẹ tròn con vuông, đầu voi đuôi chuột, ở hiền gặp lành Tuy nhiên, trong các đơn vị từ vựng, từ là đơn
vị cơ bản Ngữ không phải là đơn vị từ vựng cơ bản vì nó do các từ cấu tạo nên, muốn có các ngữ thì trước hết phải có các từ Vậy từ là gì? Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có nhiêu quan điểm khác nhau về từ Hiện nay có tới hơn 300 định nghĩa khác nhau về từ Chúng ta
có thể sơ lược một số định nghĩa về từ của các nhà Việt ngữ học
"Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu Nhưng không phải bất
kỳ một từ nào cũng là một đơn vị tế bào của cú pháp Từ là đơn vị nhỏ nhất mà có thể vận
dụng độc lập được Trong tiếng Việt, từ không biến hóa hình thái"[6, 360]
"Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa của ngôn ngữ được vận dụng độc lập, tái hiện tự do trong lời nói để xây dựng nên câu
Từ là đơn vị ngữ âm nhỏ nhất có nghĩa, có kết cấu vỏ ngữ âm bền vững hoàn
chỉnh"[10, 170]
Từ là một đơn vị hai mặt: mặt hình thức và mặt ý nghĩa Mặt hình thức là một hợp
thể của một số thành phần; thành phần ngữ âm (còn gọi là ngoại biểu), thành phần cấu tạo (còn gọi là cấu trúc của từ) và thành phần ngữ pháp
Từ là đơn vị ngôn ngữ mà bắt đầu từ nó ngôn ngữ mới thực hiện chức năng giao tiếp
và chức năng tư duy Tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng, "Từ có những đặc điểm sau:
a Có hình thức ngữ âm và ý nghĩa;
b Có tính sẵn có, cố định, bắt buộc;
Trang 28c Là những đơn vị thực tại, hiển nhiên của ngôn ngữ Nó là đơn vị lớn nhất của hệ
thống ngôn ngữ
d Nhưng nó lại là đơn vị nhỏ nhất ở trong câu, là đơn vị trực tiếp nhỏ nhất để tạo câu"[8, 6 - 20 - 138 - 139]
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa như sau: "Từ là đơn vị nhỏ nhất của ngôn
ngữ, độc lập về ý nghĩa và hình thức" Định nghĩa trên đây hàm chứa hai vân đề cơ bản:
a Vấn đề khả năng tách biệt của từ;
b Vấn đề tính hoàn chỉnh của từ
Khả năng tách biệt của từ trong lời nói, tức là khả năng tách biệt khỏi những từ bên
cạnh là cần thiết để cho từ phân biệt được với những bộ phận tạo thành của từ (thành tố của
từ ghép, phụ tố )- Đồng thời, tính hoàn chỉnh trong nội bộ từ là cân thiêt đê cho nó, với tư cách một từ riêng biệt, phân biệt được với cụm từ
Tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về ý nghĩa là bắt buộc đối với một từ và là cơ sở
của tính hoàn chỉnh và tính tách biệt về hình thức
Căn cứ vào những ý kiến luận bàn về từ được trình bày trên đây, chúng tôi quan
niệm về từ như sau:
- Từ là một đơn vị nhỏ nhất của ngôn ngữ;
- Từ là một đơn vị độc lập về hình thức và ý nghĩa;
- Từ có thể bao gồm một tiếng hay nhiều tiếng
2.2 Các l ớp từ vựng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại
Luận văn lần lượt khảo sát tình hình sử dụng từ trong 259 văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại ở các thể loại: hợp đồng, biên bản thanh lý, công văn, thông báo, báo cáo, quyết định và tờ trình, số lượng và thể loại văn bản được khảo sát cụ thể như sau:
Trang 29Dựa vào tiêu chí nguồn gốc, từ vựng sử dụng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh
vực Thương mại có thể chia thành ba nhóm như sau: từ Hán Việt, từ thuần Việt và từ gốc
Trang 30Biểu đồ 1
2.2.1.1 Từ thuần Việt
Từ thuần Việt là các từ vốn có từ lâu đời làm thành vốn từ vựng cơ bản của tiếng
Việt, ví dụ: cha, mẹ, mưa, nắng, bếp, vườn, mặt trời, đẹp, xấu V.V
Các nhà nghiên cứu tiếng Việt có các ý kiến như sau:
"Những từ thuần Việt là những từ được dân tộc ta dùng từ thượng cổ đến nay Những
từ thuần Việt có quan hệ đến vốn từ vựng cơ bản của nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á như:
tiếng Thái, tiếng Môn — Khơ - me v.v "[37, 187]
Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả Phan Ngọc, từ thuần Việt là tất cả những từ đơn tiết trong tiếng Việt: (1) "khi nói đến thuật ngữ thuần Việt một người không quen với ngôn ngữ học hiện đại có thể tưởng đâu rằng đó là những từ do chính bản thân người Việt
tạo ra, không vay mượn ở đâu hết Sự thực thì khái niệm từ Việt, từ Nga, từ Anh đều không
phải là những khái niệm lịch sử mà chỉ dựa trên hình thức Câu trả lời đối với tiếng Việt là
hết sức đơn giản: bất kỳ từ nào đơn tiết cũng là từ thuần Việt" Và ông cũng cho rằng: (2)"bất kỳ từ láy âm nào cũng được xem là thuần Việt không kể nguồn gốc: Những từ như
l ắc lê, lập là, long tong mặc dầu là gốc Pháp cũng được người Việt xem là những từ thuần
Việt"[31, 114—146]
Trang 31Bằng phương pháp loại trừ thì có thể hiểu một cách khái quát về từ thuần việt như sau: Ngoài những từ có thể xác định là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn- Âu, tất cả các từ còn lại được gọi là từ thuần Việt Như vậy những từ thuần Việt thường trùng với những từ vựng gốc (còn gọi là từ vựng cơ bản) của tiếng Việt
Từ thuần Việt được sử dụng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại là các từ giọt giũa, khách quan không mang tính hình tượng Từ thuần Việt chiếm khoảng 50,26% (5026 lượt) trong tổng số từ ngữ được sử dụng của nguồn ngữ liệu thống kê Văn phong hành chính không chấp nhận những từ tiếng Việt thông tục, khẩu ngữ, phương ngữ
hoặc tiếng lóng
Ví dụ: Quan sát các từ thuần Việt trong đoạn văn sau:
"Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế Vì vậy, mọi sự biến động trên thị trường thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường Việt Nam nói chung và
thị trường Bình Dương nói riêng Trên thế giới, giá nguyên nhiên vật liệu liên tục tăng cao, đặc biệt là giá vàng và dầu thô luôn đạt mức cao kỷ lục Trong nước, bão lũ xảy ra liên tục
tại miền Trung, dịch bệnh trên gia súc gia cầm diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn nguy cơ tái phát, ảnh hưởng đến nguồn cung ứng lương thực thực phẩm Đó là những nguyên nhân
tạo sức ép tăng giá hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng Tuy nhiên do kinh
tế tỉnh nhà tiếp tục tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu mua sắm ngày càng nhiều nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiếp
tục tăng cao Trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, dù gặp không ít khó khăn do vấp phải một số rào cản kỹ thuật, giá cả tăng cao, lao động không ổn định nhưng với sự quan tâm tháo gỡ
kịp thời những vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp của Trung ương và địa phương cùng
nỗ lực của doanh nghiệp đã giữ cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định, nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu và nguyên liệu phục vụ sản xuất Bên cạnh đó, hoạt động du lịch đã có
dấu hiệu khởi sắc với việc hình thành khu du lịch văn hóa lịch sử Đại Nam Cho dù khu du
lịch này chưa đưa vào hoạt động chính thức nhưng đã thu hút sư quan tâm của du khách gần xa"
(trích Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ ngành Thương mại -Du lịch năm 2007, số 02/BC-STMDL)
Thông qua ví dụ trên, cho thấy, Từ thuần Việt được sử dụng là những có sắc thái trang trọng hoặc trung hòa Văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại không sử dụng
Trang 32từ láy, từ tượng hình, tượng thanh Từ Thuần Việt được sử dụng thuộc lớp từ văn hóa, từ
phổ thông Văn bản hành chính không chấp nhận việc dùng phương ngữ, thô ngữ hay tiếng lóng
2.2.1.2 Từ vay mượn
a T ừ Hán Việt
"Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ Theo thống kê, trên
thế giới hiện nay có khoảng trên 6800 ngôn ngữ và dường như không có ngôn ngữ nào mà trong hệ thống từ vựng của mình lại không có hiện tượng vay mượn"[22, 9]
Cũng như các nền văn hóa, các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ, "nhu cầu giao lưu đã khiến cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với
những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hóa Sự giao lưu có thể
có tính chất hữu nghị hay thù địch Nó có thể diễn ra trên bình diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc có thể là một sự vay mượn hay trao đổi những giá
trị tinh thần, nghệ thuật, khóa học, tôn giáo"[22, tr 9]
Các từ mượn Hán hoạt động trong tiếng Việt hiện đại ở tất cả các cấp độ của hệ
thống từ vựng tiếng Việt, tham gia vào các phong cách chức năng tiếng Việt gọi là từ Hán
Việt
Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt có số lượng lớn nhất so với các từ vay mượn nói chung, đổng thời lớp từ này cũng có vai trò hết sức quan trọng kể cả vế số lượng và chất lượng Do tính chất phức tạp của vấn đề mà cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề từ Hán Việt
Xuất phát từ mục đích của việc nghiên cứu luận văn, chúng tôi không bàn luận sâu
về nguồn gốc của từ Hán Việt mà chỉ xem xét từ Hán Việt ở phương diện hành chức trong các văn bản hành chính thương mại Tức là chúng tôi khảo sát mật độ và tần số sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản cụ thể Những kết quả khảo sát giúp chúng tôi đi đến những
nhận xét về đặc trưng từ vựng trong các thể loại văn bản
Tuy nhiên để xác định và thống kê tần số sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại, trước hết chúng ta phải có một quan điểm nhất quán
và căn cứ để xác định từ Hán Việt
* M ột số căn cứ ngữ âm để nhận diện từ Hán Việt
Trang 33Quan điểm được nhiều nhà Việt ngữ học ủng hộ là: tất cả các từ đơn tiết (tức âm tiết độc lập) dù có nguồn gốc nào cũng đều là từ thuần Việt, thì việc nhận diện các yếu tố Hán
Việt chỉ thu gọn vào việc xác định xem trong số những âm tiết B, C, D âm tiết nào là Hán
Việt Việc này cũng dễ dàng, chỉ cần biết một âm tiết nào đó có được dùng độc lập hay không và có được dùng để tạo ra hàng loạt từ phức hay không là có thể xác định nó có phải
là yếu tố Hán Việt hay không
Để phân biệt các yếu tố Hán Việt với các yếu tố thuần Việt, theo Nguyễn Ngọc San trong "Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt", có thể căn cứ vào những đặc điểm ngữ âm sau đây:
Những âm tiết bắt đầu bằng các phụ âm g và r đều không phải là yếu tố Hán Việt
- Các âm tiết không có phụ âm đầu nếu có thanh điệu bổng (thanh hỏi, thanh sắc, không) mới có thể là yếu tố Hán Việt
Trang 34Các âm tiết có các vần sau đây không phải là yếu tố Hán Việt:
o (trừ nho, ngọ, phó, thọ, do)
on, ót, om, op, oen, oet
ơ, ơn, ớt, ơm, ơp (trừ sơn, hợp, thời, đơn), ơi
âng, ấc, ây (trừ tây, tẩy)
e, en, et, em, ep, eng, ec
ên, ết, êm, êp, uên, uêt, uênh, uêch, (trừ khuếch)
ăn, ăt, ăm, ăp, oăn, oăt, ay
in, it, im, ip (trừ kim)
un, ut, um, up, uyn, uyt
ưn, ưt, ưm, ưp
ia, (trừ nghĩa, địa)
ưa, ua (trừ thừa, hứa)
Những căn cứ ngữ âm không thể giúp chúng ta phân biệt một cách rõ ràng, triệt để các yếu tố Hán Việt nhưng cũng là cơ sở quan trọng trong việc nhận diện các yếu tố Hán
Việt trong nhiều trường hợp
Những từ mà chúng tôi xếp vào danh sách từ Hán Việt phải đảm bảo hai tiêu chí sau:
Thứ nhất: Tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất một lần được dùng trong tiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp thì đều được coi là từ Hán
Việt
Thứ hai: Chấp nhận là từ Hán Việt ở những biến thể khác nhau khi chúng đảm bảo được các điều kiện như: biến thể đó tuy có thể "đọc chệch phiên thiết" nhưng còn tồn tại trong một kết hợp Hán Việt hoặc bản thân nó đã có sự phân bố sử dụng (ngữ nghĩa) với các
biến thể khác cùng gốc Ví dụ: chấp nhận là từ Hán Việt các trường hợp như: để (trong để
kháng) và đề (trong đề kháng), điệu (trong điệu hổ li sơn) và điều (trong điều binh khiển tướng), chính (trong chính phủ), chánh (trong chánh văn phòng, chánh án)
Căn cứ vào những tiêu chí đã trình bày ở trên đây, luận văn lần lượt khảo sát từ Hán
Việt trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại theo từng thể loại:
Trang 35lại nhiều lần trong văn bản Việc dùng nhiều từ Hán Việt trong văn bản là một đặc điểm nổi
bật của các văn bản hành chính
Ví dụ:
"Sở Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước kinh phí thực hiên các chương trình
do ngân sách nhà nước cấp Kinh phí được cấp để thực hiện chương trình theo quy đinh không đủ để trang trải các chi phí thực tế Vì vậy, Sở Công Thương rất mong được sự hỗ
trợ của quý doanh nghiệp về địa điểm tổ chức là một trong những hạng mục cần thiết để tổ
chức buổi lễ thành công"
(trích Công văn, số: 356/SCT-XTTM&TTKT)
Từ Hán Việt được sử dụng với tần số rất cao vì các lý do sau:
- Nhìn chung các từ Hán Việt (không phải các yếu tố Hán Việt nói chung) có sắc thái phong cách trang trọng, lịch sự, góp phần làm gia tăng hiệu quả biểu đạt nên phù hợp với
Trang 36- Do vốn từ và thói quen dùng từ khi soạn thảo văn bản
Tóm lại, Từ Hán Việt được sử dụng với tần số cao trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại Sử dụng lớp từ Hán Việt có sắc thái ngữ nghĩa trang trọng tạo nên một đặc trưng về từ vựng trong văn bản hành chính Tuy nhiên, cần sử dụng từ Hán
Việt với một tân số vừa phải, tránh lạm dụng việc dùng lớp từ này trong các văn bản
b T ừ gốc Ấn - Âu
Trong quá trình khảo sát các văn bản, chúng tôi nhận thấy từ có nguồn gốc Ấn - Au
hầu hết là các từ gốc Anh Nêu những từ mượn Hán được sử dụng trong tiếng Việt gọi là từ Hán Việt thì những từ tiếng Anh sử dụng trong các văn bản, chúng tôi gọi là từ gốc Anh
Từ gốc Anh xuất hiện trong các văn bản tiếng Việt có hai khuynh hướng:
Một là có một bộ phận từ gốc Anh được Việt hóa theo cách phỏng âm để trở thành từ
gốc Anh
Hai là phần lớn các từ gốc Anh được sử dụng nguyên dạng cách viết (còn cách đọc thì theo hai cách: phỏng âm theo âm đọc tiếng Anh và đọc theo cách đọc của tiếng Việt) Như vậy, từ gốc Anh trong văn bản tiếng Việt có sự khác khác biệt với từ Hán Việt ở chỗ:
từ tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt hâu như được Việt hóa về mặt ngữ âm để trở thành các
từ Việt gốc Hán (từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt, từ Hán Việt Việt hóa, từ Hán Việt phỏng âm phương ngữ Hán); nhưng phần lớn các từ tiếng Anh được sử dụng nguyên dạng cách viết
và chỉ một bộ phận rất nhỏ được Việt hóa theo cách phỏng âm
Các từ gốc Anh xuất hiện trong các văn bản hành chính tiếng Việt trước hết là do sự
mở rộng hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt là hợp tác đầu tư trong lĩnh
vực kinh tế, thương mại
Do tác động của nền kinh tế thị trường và sự hợp tác kinh tế quốc tế trên mọi lĩnh
vực nên các văn bản hành chính nói chung và văn bản hành chính trong lĩnh vực thương
mại nói riêng cũng chịu sự chi phối của các quy luật vay mượn từ vựng nói trên Vì vậy,
gần đây từ gốc Anh đã xuất hiện trong nhiều phong cách chức năng trong đó có các văn bản thuộc phong cách hành chính
Tuy nhiên, ở lĩnh vực thương mại thì từ gốc Anh xuất hiện trong các văn bản hành chính với số lượng không đáng kể Nếu tiếng Hán du nhập vào Việt Nam và được Việt hóa
Trang 37một cách nhanh chóng thì từ gốc Anh xuất hiện trong các văn bản hành chính với tư cách là
hệ thống thuật ngữ hoặc tên riêng
Hội chợ, các doanh nghiệp đã giới thiệu và ký được một số hợp đồng có giá trị Ngoài ra, để
hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá sản phẩm thương hiệu và học tập kinh nghiệm tham gia hội
chợ triển lãm, Sở đã tổ chức đoàn khảo sát thị trường Hoa Kỳ nhân dịp hội chợ triển lãm The Gourmet Housewares Show 2007, Florida, Hoa Kỳ và khảo sát thị trường Hồng Kông nhân Hội chợ Gifts and Home Products, Mega Show"
(trích Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ ngành Thương mại -Du lịch năm 2007, số 02/BC-STMDL)
Ví dụ:
Co.op Mart (siêu thị Co.op Mart)
Metro
Vinakraft (Công ty Vinakrafl)
Becamex City center (Dự án TTTM Becamex city center)
Super Vision Internationnal Holdings Ltd (Công ty Super Vision International Holdings Ltd Đài Loan)
Anova (Công ty LD TNHH Anova)
Outlook Internationnal Ltd (công ty Outlook Internationnal Ltd)
Như vậy, trong văn bản hành chính thương mại thì từ Hán Việt và từ thuần Việt chiếm khoảng 78,89% (bảng 1) Từ tiếng Anh sử dụng không nhiều, chiếm khoảng 1,11% trong tổng số từ ngữ được sử dụng trong nguồn ngữ liệu thống kê Từ có gốc Anh chỉ dùng trong những trường hợp để ghi tên các đơn vị, tổ chức nước ngoài hoặc các thuật ngữ Điều
đó cho thấy văn phong hành chính khá thuần nhất về từ vựng, không chấp nhận sự "lai
Trang 38căng" tùy tiện Có sự vay mượn về từ vựng nhưng vẫn giữ gìn được sự trong sáng của tiếng
Việt
2.2.2 về phạm vi chuyên dùng
Căn cứ vào phạm vi chuyên dùng, luận văn khảo sát lớp từ vựng đặc thù và từ khóa
Lớp từ vựng thương mại và từ khóa được sử dụng trong 259 VBHCTLVTM thể hiện trong
bảng số liệu dưới đây
Trang 39Biểu đồ 2
2.2.2.1 Lớp từ vựng thương mại
Lớp từ vựng thương mại trong VBHCTLVTM chia thành các nhóm như sau:
- Tên gọi các tổ chức, các cơ quan quản lý thương mại: Bộ Công Thương, Sở Công Thương, Phòng Công Thương, Trung tâm xúc tiến thương mại, Chi cục kiểm định chất lượng, Chi cục quản lý thị trường, Trung tâm khuyến công,
- Tên gọi các loại tài liệu: thông tư, chỉ thị, công văn, thông báo, thông cáo, hợp đồng, quyết định, kế hoạch, tờ trình, báo cáo, biên bản,
- Thuật ngữ thương mại Thuật ngữ có thể hiêu là những từ hoặc tô hợp từ cố định
biểu đạt các sự vật, sự việc thuộc lĩnh vực thương mại Đặc tính của những từ này là chỉ có
một ý nghĩa, biểu thị một khái niệm hay chỉ tên một sự vật, một hiện tượng trong lĩnh vực thương mại Theo tác giả Nguyễn Thiện Giáp, thuật ngữ khóa học nói chung có các đặc điểm nôi bật như: tính xác định về nghĩa, tính hệ thống, tính đơn nghĩa, tính quốc tế, không mang sắc thái tu từ biểu cảm
Ví dụ:
- phá giá, leo thang, tiền tệ, phân phối, hoàn thuế
- thuế giá trị gia tăng, luật chống bán phá giá, cán cân thanh toán, cán cân nhượng
bộ, cán cân thương mại, hàng đổi hàng, song phương, các thuế suất trần thị trường vốn, hàng hóa vốn sản xuất, dự trữ hàng hóa, thị trường chung Dựa vào bảng 2, chúng ta rút ra
những nhận xét như sau:
1 2 3 4 5 6 7
Trang 40Từ ngữ thương mại được sử dụng 1740 lượt/ 259 văn bản, hầu hết là các tổ hợp từ cố định có cấu tạo theo phương thức ghép các yếu tố gốc Hán với nhau hoặc các yếu tố Hán
với các yếu tố Việt
Ví dụ:
- thị trường, tiếp cận, gia nhập, hóa đơn, hối phiếu, vốn, cạnh tranh
- thị trường Đồng - Tây, chủ doanh nghiệp, tỷ giá hối đoái, viện trợ ưu đãi, dịch vụ
tư vấn, hàng tiêu dùng, thuế quan theo công ước, hội chợ thương mại
Hệ thông thuật ngữ thường được sử dụng lặp lại trong các văn bản tạo nên một đặc trưng về văn phong ngôn ngữ trong văn bản hành chính thương mại
Ví dụ:
"Kim ngạch xuất khấu năm sau luôn cao hơn năm trước nhưng chất lượng tăng trưởng chưa ổn định là do nguyên liệu phục vụ sản xuất phần lớn phải nhập khẩu Hầu hết các doanh nghiệp đang đầu tư sản xuất kinh doanh tại Bình Dương đều là doanh nghiệp vừa
và nhỏ, năng lực cạnh tranh yếu, các mặt hàng xuất khẩu có hàm lượng chất xám chiếm tỷ
lệ thấp, còn nặng về xuất thô, mẫu mã hàng hóa còn nghèo nàn Hơn nữa, các doanh nghiệp cùng ngành hàng chưa có sự liên kết chặt chẽ trong hoạt động xuất khẩu Ngoài ra, tình
trạng lao động không ổn định, giá nguyên nhiên vật liệu tăng mạnh đã đây chi phí lên cao cũng là nguyên nhân tác động tiêu cực đến chất lượng tăng trưởng"
(trích Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ ngành Thương mại - Du lịch năm 2007, số 02/BC-STMDL)
Thuật ngữ là một bộ phận từ vựng rất quan trọng của ngôn ngữ Đối với các ngôn
ngữ có trình độ phát triển cao So với các bộ phận khác trong hệ thống từ vựng thì thuật ngữ
Từ khóa là những từ ngữ được sử dụng như một công thức diễn đạt có tính khuôn
mẫu được dùng nhiều trong các văn bản hành chính