Quan niệm về đoạn văn

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng việt trong lĩnh vực thương mại (Trang 73 - 75)

6. Cấu trúc luận văn

4.1.1. Quan niệm về đoạn văn

Về phương diện lý thuyết, chung quanh khái niệm đoạn văn còn nhiều vấn đề đang bàn cãi và chưa có được một sự thống nhất ý kiến. Thông thường, mỗi nhà nghiên cứu tự xác định một nội dung về nó đê nghiên cứu. Chăng hạn như cái dấu hiệu viết hóa lùi đầu dòng được coi là khá hiển nhiên đối với khá nhiều người, thì lại được đánh giá chẳng qua là một phương tiện trang sức. Hoặc, có người muốn coi đoạn văn như một loại đơn vị cú pháp trên câu.

Tên gọi đoạn văn trong tiếng Việt được dùng để chỉ nhiều thứ khúc đoạn khác nhau, chủ yêu là của ngôn ngữ viết, của văn bản trong nghĩa hẹp của từ này.

"Thông thường nhất trong giờ học văn, đoạn văn được dùng trước hết là để phân đoạn ý của bài văn đang học (...) Trong trường hợp này có thể gọi mỗi khúc đoạn ý đó là một đoạn ý" [2, 202].

"Đoạn văn là một phần của văn bản nằm giữa hai dấu chấm xuống dòng và hoạt động như một chỉnh thể cú pháp phức hợp, mang nội dung ngữ nghĩa hoàn chỉnh" [44,91].

"Đoạn văn thông thường hiểu là một phần của văn bản tính từ chỗ viết hoa, thường lùi vào ở đầu dòng cho đến chỗ dấu chấm xuống dòng. Trong cách hiểu này, đoạn văn là một kết câu - phong cách học.

Về kích thước đoạn văn có thể gồm nhiều câu, hoặc chỉ được làm thành từ một câu và câu này có thể là câu một từ, hoặc cũng gặp đoạn văn được làm thành từ một "câu" không ừọn vẹn (chỉ tương đương với một bộ phận nào đó của một câu thường gặp"[2, 203].

Có nhiều quan điểm khác nhau về đoạn văn. Nhưng tựu trung, để định nghĩa về đoạn văn, các nhà nghiên cứu ngôn ngữ đều dựa vào tiêu chí hình thức hoặc nội dung.

Trên cơ sở đó, chúng tôi quan niệm về đoạn văn như sau: Đoạn văn là đơn vị cấu thành văn bản do một câu hoặc nhiều câu cấu tạo thành. Tuy nhiên, để giữ vai trò là một

đoạn văn hoàn chỉnh phải đảm bảo trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức, các câu văn gắn bó với nhau theo một chủ đề, cùng phát triển theo chủ đề chung của văn bản và liên kết chặt chẽ cả nội dung lẫn hình thức.

Xác định đoạn văn trong văn bản hành chính tiếng Việt thuộc lĩnh vực thương mại, chúng tôi dựa trên hai tiêu chí quan trọng là: nội dung và hình thức.

Về nội dung: Nếu một câu đã phản ánh đầy đủ một nội dung (chủ đề) độc lập thì câu đó tạo thành một đoạn. Nếu một nội dung độc lập được phản ánh băng nhiêu câu, môi câu thể hiện những ý khác nhau nhưng đều nhằm khai triển nội dung đó thì chúng tạo thành một đoạn văn.

Mỗi đoạn văn trong văn bản hành chính thường gắn với một chủ thể nhất định. Chủ thể có thể là người, là sự kiện, là hiện tượng và Trong văn bản khi một chủ thể thay đổi thì nó tương ứng với một đoạn văn. Đây là đặc thù của văn bản hành chính.

Ví dụ:

"(1) Nhằm tăng cường xúc tiến thương mại giữa các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và tạo cơ hội cho doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh quảng bá sản phẩm thương hiệu, khai thác thị trường, Sở đã tổ chức Hội chợ triển lãm, giao lưu. Hội chợ đã thu hút 150 doanh nghiệp và 20 tỉnh, thành phố tham gia. Các doanh nghiệp đã ký được nhiều hợp đồng và mở được 40 đại lý bán hàng. Doanh thu bán hàng tại hội chợ từ 10 đến 12 tỷ đồng với khoảng 100 ngàn lượt khách tham quan.

(2) Hoạt động cung cấp thông tin. Để giúp doanh nghiệp cập nhật thông tin thị trường, Sở thường xuyên nâng cao chất lượng thông tin cung cấp trên Website, bản tin thương mại du lịch. Sở đã hoàn tát triên khai thí điểm sàn giao dịch điện tử và hiện đang báo cáo ủy ban nhân dân tỉnh để triển khai hoạt động chính thức".

(trích Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ thương mại -du lịch năm 2007, số: 02/BC-STMDL)

Từ ví dụ trên, cho thấy mỗi đoạn văn trong văn bản thường tương ứng với một sự việc hoặc sự kiện. Như vậy mỗi đoạn văn trong văn bản hành chính thường tương ứng với một đoạn ý.

Đoạn (1) triển khai sự việc: hoạt động xúc tiến thương mại. Đoạn (2) triển khai hoạt động: cung cấp thông tin thương mại.

Về hình thức: Đoạn văn phải đảm bảo hoàn chỉnh về hình thức có sự liên kết chặt chẽ bằng các phép liên kết. Đoạn văn luôn có cấu trúc nhất định: diễn dịch, quy nạp, móc xích, song hành hoặc tổng - phân - hợp. Đoạn văn thường có độ dài tùy thuộc vào thể loại văn bản nhưng thông thường ngắn gọn.

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng việt trong lĩnh vực thương mại (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)