Các lớp từ vựng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng việt trong lĩnh vực thương mại (Trang 28)

6. Cấu trúc luận văn

2.2. Các lớp từ vựng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại

Luận văn lần lượt khảo sát tình hình sử dụng từ trong 259 văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại ở các thể loại: hợp đồng, biên bản thanh lý, công văn, thông báo, báo cáo, quyết định và tờ trình, số lượng và thể loại văn bản được khảo sát cụ thể như sau:

TT Thể loại văn bản Số lượng

1 Hợp đồng 37

3 Thông báo 37 4 Báo cáo 37 5 Công văn 37 6 Tờ trình 37 7 Quyết định 37 Tổng cộng 259 2.2.1. Về nguồn gốc

Dựa vào tiêu chí nguồn gốc, từ vựng sử dụng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực Thương mại có thể chia thành ba nhóm như sau: từ Hán Việt, từ thuần Việt và từ gốc Ấn - Âu.

Kết quả thông qua việc thống kê, phân loại được thể hiện cụ thể bằng các số liệu như sau:

Bảng 1. Tình hình sử dụng từ trong văn bản

Đơn vị tính: lượt

TT

Nhóm từ Từ thuần Việt Từ vay mượn

Thể loại văn bản Từ Hán Viêt Từ gốc Ấn - Âu

1 Hợp đồng 326 457 23 2 Biên bản thanh lý 524 348 17 3 Công văn 1026 972 7 4 Thông báo 749 531 1 1 5 Báo cáo 1350 1270 32 6 Quyết định 230 471 5 7 Tờ trình 826 710 15 Tổng cộng 5026 (50,77%) 4763 (48,12%) 110(1,11%)

Biểu đồ 1.

2.2.1.1. Từ thuần Việt

Từ thuần Việt là các từ vốn có từ lâu đời làm thành vốn từ vựng cơ bản của tiếng Việt, ví dụ: cha, mẹ, mưa, nắng, bếp, vườn, mặt trời, đẹp, xấu V.V..

Các nhà nghiên cứu tiếng Việt có các ý kiến như sau:

"Những từ thuần Việt là những từ được dân tộc ta dùng từ thượng cổ đến nay. Những từ thuần Việt có quan hệ đến vốn từ vựng cơ bản của nhiều ngôn ngữ Đông Nam Á như: tiếng Thái, tiếng Môn — Khơ - me v.v..."[37, 187].

Tuy nhiên theo quan điểm của tác giả Phan Ngọc, từ thuần Việt là tất cả những từ đơn tiết trong tiếng Việt: (1) "khi nói đến thuật ngữ thuần Việt một người không quen với ngôn ngữ học hiện đại có thể tưởng đâu rằng đó là những từ do chính bản thân người Việt tạo ra, không vay mượn ở đâu hết. Sự thực thì khái niệm từ Việt, từ Nga, từ Anh đều không phải là những khái niệm lịch sử mà chỉ dựa trên hình thức...Câu trả lời đối với tiếng Việt là hết sức đơn giản: bất kỳ từ nào đơn tiết cũng là từ thuần Việt". Và ông cũng cho rằng: (2)"bất kỳ từ láy âm nào cũng được xem là thuần Việt không kể nguồn gốc: Những từ như

lắc lê, lập là, long tong mặc dầu là gốc Pháp cũng được người Việt xem là những từ thuần Việt"[31, 114—146].

Bằng phương pháp loại trừ thì có thể hiểu một cách khái quát về từ thuần việt như sau: Ngoài những từ có thể xác định là tiếng Việt tiếp nhận của tiếng Hán và các ngôn ngữ Ấn- Âu, tất cả các từ còn lại được gọi là từ thuần Việt. Như vậy những từ thuần Việt thường trùng với những từ vựng gốc (còn gọi là từ vựng cơ bản) của tiếng Việt.

Từ thuần Việt được sử dụng trong văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại là các từ giọt giũa, khách quan không mang tính hình tượng. Từ thuần Việt chiếm khoảng 50,26% (5026 lượt) trong tổng số từ ngữ được sử dụng của nguồn ngữ liệu thống kê. Văn phong hành chính không chấp nhận những từ tiếng Việt thông tục, khẩu ngữ, phương ngữ hoặc tiếng lóng.

Ví dụ: Quan sát các từ thuần Việt trong đoạn văn sau:

"Năm 2007 là năm đầu tiên Việt Nam hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, mọi sự biến động trên thị trường thế giới đều ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường Việt Nam nói chung và thị trường Bình Dương nói riêng. Trên thế giới, giá nguyên nhiên vật liệu liên tục tăng cao, đặc biệt là giá vàng và dầu thô luôn đạt mức cao kỷ lục. Trong nước, bão lũ xảy ra liên tục tại miền Trung, dịch bệnh trên gia súc gia cầm diễn biến phức tạp và luôn tiềm ẩn nguy cơ tái phát, ảnh hưởng đến nguồn cung ứng lương thực thực phẩm. Đó là những nguyên nhân tạo sức ép tăng giá hầu hết các mặt hàng phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên do kinh tế tỉnh nhà tiếp tục tăng trưởng ổn định, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, nhu cầu mua sắm ngày càng nhiều nên tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiếp tục tăng cao. Trên lĩnh vực xuất nhập khẩu, dù gặp không ít khó khăn do vấp phải một số rào cản kỹ thuật, giá cả tăng cao, lao động không ổn định...nhưng với sự quan tâm tháo gỡ kịp thời những vướng mắc khó khăn cho doanh nghiệp của Trung ương và địa phương cùng nỗ lực của doanh nghiệp đã giữ cho tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ổn định, nhập khẩu đáp ứng được nhu cầu và nguyên liệu phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, hoạt động du lịch đã có dấu hiệu khởi sắc với việc hình thành khu du lịch văn hóa lịch sử Đại Nam. Cho dù khu du lịch này chưa đưa vào hoạt động chính thức nhưng đã thu hút sư quan tâm của du khách gần xa".

(trích Báo cáo tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ ngành Thương mại -Du lịch năm 2007, số 02/BC-STMDL)

Thông qua ví dụ trên, cho thấy, Từ thuần Việt được sử dụng là những có sắc thái trang trọng hoặc trung hòa. Văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại không sử dụng

từ láy, từ tượng hình, tượng thanh. Từ Thuần Việt được sử dụng thuộc lớp từ văn hóa, từ phổ thông. Văn bản hành chính không chấp nhận việc dùng phương ngữ, thô ngữ hay tiếng lóng.

2.2.1.2. Từ vay mượn

a. Từ Hán Việt

"Vay mượn từ vựng là hiện tượng phổ biến của mọi ngôn ngữ. Theo thống kê, trên thế giới hiện nay có khoảng trên 6800 ngôn ngữ và dường như không có ngôn ngữ nào mà trong hệ thống từ vựng của mình lại không có hiện tượng vay mượn"[22, 9].

Cũng như các nền văn hóa, các ngôn ngữ ít khi tự chúng đã đầy đủ, "nhu cầu giao lưu đã khiến cho những người nói một ngôn ngữ nào đó tiếp xúc trực tiếp hay gián tiếp với những người nói những ngôn ngữ lân cận hay có ưu thế về mặt văn hóa. Sự giao lưu có thể có tính chất hữu nghị hay thù địch. Nó có thể diễn ra trên bình diện bình thường của những quan hệ kinh doanh hay buôn bán, hoặc có thể là một sự vay mượn hay trao đổi những giá trị tinh thần, nghệ thuật, khóa học, tôn giáo"[22, tr 9].

Các từ mượn Hán hoạt động trong tiếng Việt hiện đại ở tất cả các cấp độ của hệ thống từ vựng tiếng Việt, tham gia vào các phong cách chức năng tiếng Việt gọi là từ Hán Việt.

Trong hệ thống từ vựng tiếng Việt, từ Hán Việt có số lượng lớn nhất so với các từ vay mượn nói chung, đổng thời lớp từ này cũng có vai trò hết sức quan trọng kể cả vế số lượng và chất lượng. Do tính chất phức tạp của vấn đề mà cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề từ Hán Việt.

Xuất phát từ mục đích của việc nghiên cứu luận văn, chúng tôi không bàn luận sâu về nguồn gốc của từ Hán Việt mà chỉ xem xét từ Hán Việt ở phương diện hành chức trong các văn bản hành chính thương mại. Tức là chúng tôi khảo sát mật độ và tần số sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản cụ thể. Những kết quả khảo sát giúp chúng tôi đi đến những nhận xét về đặc trưng từ vựng trong các thể loại văn bản.

Tuy nhiên để xác định và thống kê tần số sử dụng từ Hán Việt trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại, trước hết chúng ta phải có một quan điểm nhất quán và căn cứ để xác định từ Hán Việt.

Quan điểm được nhiều nhà Việt ngữ học ủng hộ là: tất cả các từ đơn tiết (tức âm tiết độc lập) dù có nguồn gốc nào cũng đều là từ thuần Việt, thì việc nhận diện các yếu tố Hán Việt chỉ thu gọn vào việc xác định xem trong số những âm tiết B, C, D âm tiết nào là Hán Việt. Việc này cũng dễ dàng, chỉ cần biết một âm tiết nào đó có được dùng độc lập hay không và có được dùng để tạo ra hàng loạt từ phức hay không là có thể xác định nó có phải là yếu tố Hán Việt hay không.

Để phân biệt các yếu tố Hán Việt với các yếu tố thuần Việt, theo Nguyễn Ngọc San trong "Tìm hiểu về lịch sử tiếng Việt", có thể căn cứ vào những đặc điểm ngữ âm sau đây: Những âm tiết bắt đầu bằng các phụ âm g và r đều không phải là yếu tố Hán Việt.

- Các âm tiết không có phụ âm đầu nếu có thanh điệu bổng (thanh hỏi, thanh sắc, không) mới có thể là yếu tố Hán Việt.

Ví dụ: a, á, ả

âm, ấm, ẩm ung, úng, ủng ân, ấn, ẩn

Tuy nhiên có những vần mang thanh điệu bổng không có phụ âm đầu vẫn có thể không phải là yếu tố Hán Việt. Các âm tiết có phụ âm đầu ch, gi, kh, xđứng trước các vần có thanh điệu bổng thì có thể là yếu tố Hán Việt.

Ví dụ: chi, chí, chỉ chung, chúng, chủng gia, giá, giả giang, giáng, giảng kham, khám, khảm khô, khố, khổ xi, xí, xỉ xa, xá, xả

Các âm tiết có các vần sau đây không phải là yếu tố Hán Việt: o (trừ nho, ngọ, phó, thọ, do)

on, ót, om, op, oen, oet

ơ, ơn, ớt, ơm, ơp (trừ sơn, hợp, thời, đơn), ơi âng, ấc, ây (trừ tây, tẩy)

e, en, et, em, ep, eng, ec

ên, ết, êm, êp, uên, uêt, uênh, uêch, (trừ khuếch) ăn, ăt, ăm, ăp, oăn, oăt, ay

in, it, im, ip (trừ kim) un, ut, um, up, uyn, uyt ưn, ưt, ưm, ưp

ia, (trừ nghĩa, địa) ưa, ua (trừ thừa, hứa)

Những căn cứ ngữ âm không thể giúp chúng ta phân biệt một cách rõ ràng, triệt để các yếu tố Hán Việt nhưng cũng là cơ sở quan trọng trong việc nhận diện các yếu tố Hán Việt trong nhiều trường hợp.

Những từ mà chúng tôi xếp vào danh sách từ Hán Việt phải đảm bảo hai tiêu chí sau: Thứ nhất: Tất cả những từ Hán có cách đọc Hán Việt đã có ít nhất một lần được dùng trong tiếng Việt như một đơn vị từ vựng trong văn cảnh giao tiếp thì đều được coi là từ Hán Việt.

Thứ hai: Chấp nhận là từ Hán Việt ở những biến thể khác nhau khi chúng đảm bảo được các điều kiện như: biến thể đó tuy có thể "đọc chệch phiên thiết" nhưng còn tồn tại trong một kết hợp Hán Việt hoặc bản thân nó đã có sự phân bố sử dụng (ngữ nghĩa) với các biến thể khác cùng gốc. Ví dụ: chấp nhận là từ Hán Việt các trường hợp như: để (trong để kháng) đề (trong đề kháng), điệu (trong điệu hổ li sơn) điều (trong điều binh khiển tướng), chính (trong chính phủ), chánh (trong chánh văn phòng, chánh án).

Căn cứ vào những tiêu chí đã trình bày ở trên đây, luận văn lần lượt khảo sát từ Hán Việt trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại theo từng thể loại:

- Hợp đồng - Biên bản thanh lý - Công văn -Thông báo -Báo cáo -Quyết định -Tờ trình

Trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại, từ Hán Việt chiếm tỉ lệ khá lớn khoảng 48,12% (4763 lượt) trong toàn bộ vốn từ được sử dụng. Tuy nhiên, các từ Hán Việt mà chúng tôi thống kê thường lặp đi lặp lại trong các văn bản và có những từ lặp lại nhiều lần trong văn bản. Việc dùng nhiều từ Hán Việt trong văn bản là một đặc điểm nổi bật của các văn bản hành chính.

Ví dụ:

"Sở Công Thương là cơ quan quản lý nhà nước kinh phí thực hiên các chương trình do ngân sách nhà nước cấp. Kinh phí được cấp để thực hiện chương trình theo quy đinh không đủ để trang trải các chi phí thực tế. Vì vậy, Sở Công Thương rất mong được sự hỗ trợ của quý doanh nghiệp về địa điểm tổ chức là một trong những hạng mục cần thiết để tổ chức buổi lễ thành công".

(trích Công văn, số: 356/SCT-XTTM&TTKT) Từ Hán Việt được sử dụng với tần số rất cao vì các lý do sau:

-Nhìn chung các từ Hán Việt (không phải các yếu tố Hán Việt nói chung) có sắc thái phong cách trang trọng, lịch sự, góp phần làm gia tăng hiệu quả biểu đạt nên phù hợp với văn phong hành chính.

- Do tính chất tĩnh, mang màu sác trừu tượng và sác thái lí trí khô khan, không gợi hình ảnh, cảm xúc nên từ ngữ Hán Việt rất thích hợp với giọng văn nghiêm túc, khách quan của phong cách hành chính.

- Một số từ Hán Việt có ý nghĩa nội dung tương ứng với nghĩa của một tổ hợp từ trong tiếng Việt. Nên sử dụng từ Hán Việt để thay thế cho các từ thuần Việt sẽ góp phần làm tăng mức độ súc tích và tính chất trang trọng của văn bản hành chính.

- Do vốn từ và thói quen dùng từ khi soạn thảo văn bản.

Tóm lại, Từ Hán Việt được sử dụng với tần số cao trong các văn bản hành chính thuộc lĩnh vực thương mại. Sử dụng lớp từ Hán Việt có sắc thái ngữ nghĩa trang trọng tạo nên một đặc trưng về từ vựng trong văn bản hành chính. Tuy nhiên, cần sử dụng từ Hán Việt với một tân số vừa phải, tránh lạm dụng việc dùng lớp từ này trong các văn bản.

b. Từ gốc Ấn - Âu

Trong quá trình khảo sát các văn bản, chúng tôi nhận thấy từ có nguồn gốc Ấn - Au hầu hết là các từ gốc Anh. Nêu những từ mượn Hán được sử dụng trong tiếng Việt gọi là từ Hán Việt thì những từ tiếng Anh sử dụng trong các văn bản, chúng tôi gọi là từ gốc Anh.

Từ gốc Anh xuất hiện trong các văn bản tiếng Việt có hai khuynh hướng:

Một là có một bộ phận từ gốc Anh được Việt hóa theo cách phỏng âm để trở thành từ gốc Anh.

Hai là phần lớn các từ gốc Anh được sử dụng nguyên dạng cách viết (còn cách đọc thì theo hai cách: phỏng âm theo âm đọc tiếng Anh và đọc theo cách đọc của tiếng Việt). Như vậy, từ gốc Anh trong văn bản tiếng Việt có sự khác khác biệt với từ Hán Việt ở chỗ: từ tiếng Hán du nhập vào tiếng Việt hâu như được Việt hóa về mặt ngữ âm để trở thành các từ Việt gốc Hán (từ Hán Việt cổ, từ Hán Việt, từ Hán Việt Việt hóa, từ Hán Việt phỏng âm phương ngữ Hán); nhưng phần lớn các từ tiếng Anh được sử dụng nguyên dạng cách viết và chỉ một bộ phận rất nhỏ được Việt hóa theo cách phỏng âm.

Các từ gốc Anh xuất hiện trong các văn bản hành chính tiếng Việt trước hết là do sự mở rộng hợp tác đầu tư trên nhiều lĩnh vực trong đó đặc biệt là hợp tác đầu tư trong lĩnh vực kinh tế, thương mại.

Do tác động của nền kinh tế thị trường và sự hợp tác kinh tế quốc tế trên mọi lĩnh vực nên các văn bản hành chính nói chung và văn bản hành chính trong lĩnh vực thương mại nói riêng cũng chịu sự chi phối của các quy luật vay mượn từ vựng nói trên. Vì vậy, gần đây từ gốc Anh đã xuất hiện trong nhiều phong cách chức năng trong đó có các văn bản thuộc phong cách hành chính.

Tuy nhiên, ở lĩnh vực thương mại thì từ gốc Anh xuất hiện trong các văn bản hành chính với số lượng không đáng kể. Nếu tiếng Hán du nhập vào Việt Nam và được Việt hóa

một cách nhanh chóng thì từ gốc Anh xuất hiện trong các văn bản hành chính với tư cách là hệ thống thuật ngữ hoặc tên riêng.

Ví dụ:

"Hoạt động xúc tiến Thương mại - Du lịch: Đã tổ chức 05 đoàn với 41 doanh nghiệp tham gia các Hội chợ như: Hội chợ Triển lãm Giao lưu cửa khẩu Khánh Bình - An Giang, Hội chợ Giống và vật tư thiết bị đồng bằng Sông Cửu Long, Hội chợ triển lãm Festival biển Nha Trang, Hội chợ Expo 2007 và Hội chợ Xúc tiến đầu tư tại thành phố Hồ Chí Minh. Tại

Một phần của tài liệu đặc điểm ngôn ngữ văn bản hành chính tiêng việt trong lĩnh vực thương mại (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)