Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison
1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2 2.1. Mục đích nghiên cứu 2 2.2. Đối tượng nghiên cứu 3 2.3. Phạm vi nghiên cứu 3 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 6 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN 6 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7 1.1. PHÊ BÌNH LÍ LUẬN VỀ “MẢNH VỠ” 7 1.1.1. Trên thế giới 7 1.1.2. Ở Việt Nam 10 1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TONI MORRISON 16 1.2.1. Nghiên cứu về Toni Morrison trên thế giới 16 1.2.2. Nghiên cứu về Toni Morrison ở trong nước 33 Chương 2: KHÁI NIỆM “NGÔN NGỮ MẢNH VỠ” 40 2.1. NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT 40 2.2. “NGÔN NGỮ MẢNH VỠ” 47 2.2.1. Mảnh vỡ như là đặc trưng của tư duy hậu hiện đại 51 2.2.2. Nội hàm khái niệm 62 Chương 3: NGÔN TỪ MẢNH VỠ 65 3.1. NGÔN TỪ HỖN ĐỘN 66 3.1.1. Mảnh vụn ngôn từ – tấm gương của thế giới đảo ngược 69 3.1.2. Sức mạnh phá hủy của ngôn từ trong thế giới ảo 74 3.2. NGÔN TỪ RỜI RẠC VÀ PHI CHUẨN 79 3.2.1. Ngôn từ rời rạc 79 2 3.2.2. Ngôn từ phi chuẩn 90 3.3. NGÔN TỪ SAI LẠC 93 3.3.1. Sự sai lạc ngẫu nhiên 96 3.3.2. Nick – name (biệt hiệu) 98 3.3.3. Cái tên bị nguyền rủa 101 Chương 4: NHÂN VẬT MẢNH VỠ 105 4.1. KHÁI NIỆM “NHÂN VẬT” VÀ “NHÂN VẬT MẢNH VỠ” 105 4.1.1. Nhân vật 105 4.1.2. Nhân vật mảnh vỡ 108 4.1.2.1. Nhân vật truyền thống 108 4.1.2.2. Nhân vật mảnh vỡ 111 4.2. NHÂN VẬT MẢNH VỠ CỦA TONI MORRISON 114 4.2.1. Sự phá hỏng bản thể – Pecola 115 4.2.2. Ghép nối mảnh vỡ bản thể – Milkman 123 4.2.3. Nửa người nửa ma hay bản thể Beloved 131 4.2.4. Vị thánh bất hạnh hay bản thể vỡ nát của Baby Suggs 137 4.2.5. Cuộc chiến đấu vì bản thể của người mẹ giết con – Sethe 142 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 THƯ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các thông tin và kết quả trong luận án là do tôi tự tìm hiểu, đúc kết và phân tích một cách nghiêm túc, trung thực trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tác giả Nguyễn Thị Minh Thảo LỜI CẢM ƠN 4 Luận án này được hoàn thành tại khoa Ngữ văn, Bộ môn Lý luận văn học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Lời đầu tiên, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Huy Bắc, người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi những kiến thức quý giá trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu; giúp tôi có thể hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong trường Đại học Sư phạm Hà Nội, các thầy cô trong Bộ môn Lí luận văn học và Văn học nước ngoài của nhà trường, đã nhiệt tình giúp đỡ và truyền đạt cho tôi những kiến thức và phương pháp nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình học tập và hoàn thiện luận án này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè, những người thân luôn ủng hộ và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Xin trân trọng cảm ơn. Hà Nội, tháng 10 năm 2013 Tác giả ThS. Nguyễn Thị Minh Thảo MỞ ĐẦU 5 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lần đầu tiên trong văn học Hoa Kỳ (Mỹ), nữ văn sĩ người da đen Toni Morrison đã nhận được giải thưởng Nobel văn học cao quý. Viện Hàn lâm Thụy Điển khi công bố giải thưởng đã nhận định Morrison là một “văn sĩ thượng thặng”, mà tác phẩm “được khắc họa đẹp đẽ và gắn bó một cách kì diệu với cuộc sống, con người”. Tình yêu và sức sống, bi kịch, khát vọng và nỗi đau… của người nô lệ da đen đã được thể hiện bằng một tài năng nghệ thuật trác tuyệt. Tất cả những điều ấy đã hoà trộn và tạo nên vẻ đẹp kinh ngạc trong những tác phẩm của bà. Tiểu thuyết của Toni Morrison đã gây chấn động và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu phê bình trên thế giới. Sáng tác của Morrison được xếp vào vị trí của những kiệt tác kinh điển. Bà được đưa vào hàng ngũ những nhà nhân văn của mọi thời Tác phẩm của bà hiện đang được dạy ở nhiều trường đại học và phổ thông ở Mỹ, cũng như một số trường đại học, cao đẳng trên thế giới. Ở Việt Nam hiện nay đã có hai tiểu thuyết là Người yêu dấu (Beloved) và Mắt biếc (The Bluest Eye) được dịch sang tiếng Việt. Ngôn ngữ nghệ thuật là phương tiện để nhà văn mô hình hóa thế giới, qua đó bộc lộ toàn bộ tài năng nghệ thuật và tư tưởng của nhà văn, đồng thời là tiếng nói nghệ thuật của nhà văn về thế giới. Morrison trong nỗ lực không mệt mỏi của mình, đã kiến tạo một thế giới nghệ thuật đặc sắc, bằng ngôn ngữ và lối tư duy của hệ hình hậu hiện đại: ngôn ngữ mảnh vỡ. Ngôn ngữ mảnh vỡ là lối diễn ngôn để Morrison khắc họa thực trạng và cuộc đấu tranh giành quyền sống cho những người đồng bào đáng thương của bà. Đồng thời, bà cũng đề nghị tha thiết về một sự bình đẳng giữa các tiếng nói, các ngôn ngữ; đồng nghĩa với việc giành quyền sống công bằng cho các chủng tộc, màu da. Ta có thể nhận thấy, ngòi bút tràn đầy thiên tính nữ và tình yêu thương mênh mang, sức sống lạc quan của Morrison cuộn chảy trên từng trang viết. Viết về một thế giới bị tàn phá, lệch lạc song Morrison không hề tuyệt vọng. Bà chỉ cho những người đồng bào yêu quý con đường đến với tự do: đó là tình yêu thương, sự nối kết với lịch sử và văn hóa. Morrison là người đã ca khúc ca chiến thắng, đã cất đôi cánh vĩ đại kết tinh từ tôn giáo da đen nhân bản 6 nguyên thủy và sức mạnh của cộng đồng, của tình yêu thương. Trong phạm vi tài liệu chúng tôi thu thập được, các nhà nghiên cứu mới chỉ đề cập đến vấn đề mảnh vỡ, chưa có bài nào khái quát và chỉ ra đặc trưng ngôn ngữ mảnh vỡ trong diễn ngôn nghệ thuật hậu hiện đại và trong tiểu thuyết của Morrison. Sự cách tân này xuyên suốt, tạo ra sự độc đáo, sức cuốn hút kì lạ, thể hiện tài năng nghệ thuật phi thường và đó có lẽ cũng chính là nguyên nhân mang lại thành công vang dội cho Morrison. Vì thế, chúng tôi quan tâm nghiên cứu đề tài Ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (Fragmentary language in Toni Morrison’s novels) với mong muốn đưa ra một hướng tiếp cận khả dĩ khám phá được những lớp ý nghĩa nghệ thuật ẩn sâu trong tác phẩm của nữ văn sĩ da màu này. Thực hiện đề tài, chúng tôi hi vọng sẽ góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới đối với ngành lí luận văn học. Đó là nghiên cứu các tác phẩm văn học hậu hiện đại thế giới dưới góc nhìn kí hiệu học hậu hiện đại. Nó sẽ giúp chúng ta khai phá những khung trời mới lạ bằng sắc màu kì diệu của nghệ thuật, khắc phục được những hạn chế của các cách tiếp cận trước đây, chủ yếu là tiếp cận ở phương diện thế giới quan, tư tưởng hệ. Thành công của luận án sẽ có đóng góp thiết thực cho việc thúc đẩy xây dựng diện mạo hệ thống lí thuyết về nghiên cứu phê bình văn học hậu hiện đại trong nước, một gương mặt vừa quen thuộc vừa đầy lạ lẫm. 2. MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Morrison để thấy những đặc trưng nghệ thuật của Morrison, những sáng tạo, cách tân của bà trong sáng tác. Trên cơ sở đó, luận án hướng đến những vấn đề thuộc về văn hóa da trắng, da đen trong sự xung đột, hòa giải và những di chứng không thể xóa bỏ giữa các chủng tộc áp bức và bị áp bức trong đời sống con người thời hậu hiện đại. Về mặt lí luận, khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, một đặc trưng của văn học hậu hiện đại cũng được làm rõ, có thể trở thành một công cụ để nghiên cứu văn 7 học hậu hiện đại nói chung. 2.2. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Morrison. Trọng tâm là cách biểu đạt, cách cắt nghĩa thế giới ấy bằng hình tượng ngôn từ. Sau khi xác lập khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, luận án khảo sát ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của bà ở các phương diện cơ bản là lớp ngôn từ mảnh vỡ và lớp nhân vật mảnh vỡ. Chúng tôi quan niệm “ngôn từ” và “nhân vật” là ngôn ngữ, là lối biểu đạt, diễn ngôn mảnh vỡ hậu hiện đại. 2.3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là ba cuốn tiểu thuyết của Toni Morrison: Mắt biếc (The Bluest Eye), Người yêu dấu (Beloved) và Bài ca của Solomon (Song of Solomon). Trong đó, Mắt biếc và Người yêu dấu đã được dịch sang tiếng Việt, tiểu thuyết Bài ca của Solomon, chúng tôi tiến hành khảo sát trên nguyên bản tiếng Anh. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu, đối với hai cuốn Mắt biếc và Người yêu dấu chúng tôi cũng tiến hành đối chiếu, so sánh với nguyên tác. Ba cuốn tiểu thuyết này có thể đại diện và kết tinh đặc trưng tiểu thuyết Morrison, đã được giới nghiên cứu phê bình văn học thế giới khẳng định. Trong đó, thế giới của người da màu được đề cập với sự có mặt đầy đủ của các thế hệ: Mắt biếc là câu chuyện về một cô bé; Người yêu dấu là câu chuyện về người mẹ và con gái; Bài ca của Solomon viết về người cha và con trai Đối với Người yêu dấu, tác phẩm được giới phê bình nghiên cứu trên thế giới đánh giá cao, thời báo Los Angeles khẳng định, đây là “một kiệt tác… thật tuyệt vời… không thể tưởng tượng nổi nền văn học Mỹ nếu thiếu nó”, còn tạp chí Chicago Sun ca ngợi “Tác phẩm hoàn hảo nhất của Toni Morrison. Chưa có cái gì bà viết lại nâng bà lên cao đến thế, lại thể hiện tài năng phi thường, gây sửng sốt đến thế”… Ngoài ba cuốn đã được đề cập, Morrison còn có sáu tiểu thuyết khác là Thiên Đường (Paradise), Sula, Tar Baby, Jazz, Yêu (Love) và Lòng nhân (A Mercy). Tuy chúng tôi không khảo sát kĩ các tiểu thuyết này, nhưng trong quá trình nghiên cứu luận án sẽ có những liên hệ và so sánh để thấy được cái nhìn 8 thống nhất trong sáng tác của Morrison. 3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Luận án kết hợp nghiên cứu lí luận với vận dụng phân tích tác phẩm của tác giả nữ da đen Mỹ đầu tiên đoạt giải Nobel văn học. Ở phương diện lí thuyết, chúng tôi khảo sát, nghiên cứu hoàn cảnh ra đời, xác lập nội hàm khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ như là một đặc trưng diễn ngôn của thời kì hậu hiện đại nói chung và văn học hậu hiện đại nói riêng. Tiếp đó, chúng tôi vận dụng khảo sát trên ba tiểu thuyết tiêu biểu của Toni Morrison. Tác phẩm của bà mang đặc trưng của tiểu thuyết hậu hiện đại, với những sáng tạo nghệ thuật độc đáo, mới lạ, đóng góp cho văn học thế giới những diện mạo mới. Song song với quá trình nghiên cứu, chúng tôi tiến hành dịch tiểu thuyết Bài ca của Solomon (Song of Solomon) sang tiếng Việt. Công việc nghiên cứu và dịch thuật tác phẩm của Toni Morrison góp phần giới thiệu những di sản văn hóa của nhân loại, làm phong phú kho tàng văn học nước ngoài ở Việt Nam. Trước mắt, luận án giúp sinh viên tiếp cận với nền văn học Mỹ – Phi, với phong cách nghệ thuật độc đáo, những cách tân mạnh mẽ, tinh thần nhân văn lớn lao của các tác giả đương đại. Luận án có ý nghĩa khoa học, có đóng góp thiết thực cho việc nghiên cứu lí thuyết phê bình hậu hiện đại, đó là việc nghiên cứu một thuật ngữ lí luận công cụ và tập dượt vận dụng nghiên cứu những tác phẩm văn xuôi hậu hiện đại, một lĩnh vực hãy còn khá mới mẻ ở trong nước. Ở Việt Nam, đây là luận án đầu tiên có tính chất tổng hợp, khái quát về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Morrison trên những phương diện cơ bản. Luận án đã tập hợp được một số nhận định về đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết, đặc biệt là tính mảnh vỡ – đặc trưng của văn học hậu hiện đại – trong tiểu thuyết của bà. Luận án cũng làm nổi bật được sự độc đáo trong nghệ thuật trần thuật, khẳng định ngôn ngữ mảnh vỡ trong thế giới tiểu thuyết Morrison, một lối hành văn táo bạo, mới mẻ, kiệt xuất. 9 Thành công của luận án bắc một cây cầu nhỏ cho những người nghiên cứu tiếp theo về thế giới nghệ thuật của Morrison nói riêng, cũng như nghiên cứu về văn học hậu hiện đại nói chung. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để hoàn thành đề tài này, dưới cái nhìn của lí thuyết Phê bình hậu hiện đại, chúng tôi áp dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp văn hóa – xã hội: Chúng tôi nghiên cứu tiểu thuyết của Morrison trong mối liên hệ mật thiết với hoàn cảnh văn hóa, xã hội. Những nội dung của tiểu thuyết được phân tích, soi rọi từ góc nhìn văn hóa, xã hội. Đó là những vấn đề văn hóa, xã hội của người da đen, cộng đồng người da đen trong môi trường văn hóa, xã hội người da trắng. - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học lịch sử: Phương pháp này chúng tôi sử dụng để chỉ ra những cách tân trong văn học hậu hiện đại – những hình thức nghệ thuật phản truyền thống, những kĩ thuật tiểu thuyết còn mang tính thử nghiệm, mới mẻ. - Phương pháp nghiên cứu thi pháp học lí thuyết: Phương pháp này được áp dụng chủ yếu khi chúng tôi phân tích, tìm hiểu những biện pháp nghệ thuật cơ bản của nhà văn khi xây dựng tác phẩm. Luận án chỉ ra vai trò, giá trị của những chi tiết, kĩ thuật, hình thức nghệ thuật mà nhà văn sử dụng để biểu đạt nội dung tư tưởng trong tác phẩm. - Phương pháp phê bình tiểu sử: Chúng tôi nghiên cứu tiểu sử của nhà văn để thấy được mối quan hệ, tác động qua lại giữa cuộc đời và sự nghiệp sáng tác, những cơ sở để minh giải về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của một cây bút khá đặc biệt trên thế giới: một nữ văn sĩ người da đen. Ngoài ra, chúng tôi sử dụng các thao tác phân tích, bình giá… để vừa mở rộng vừa đào sâu vấn đề cần nghiên cứu. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 10 Về phương diện lí thuyết, luận án tổng hợp và xác định nội hàm khái niệm thuật ngữ ngôn ngữ mảnh vỡ, đặc trưng của văn học hậu hiện đại. Thuật ngữ này đã được sử dụng rải rác trong các công trình nghiên cứu về văn học hậu hiện đại, tuy nhiên, nội hàm khái niệm vẫn chưa được làm rõ. Từ chỗ minh giải nội hàm khái niệm, đóng góp của luận án là xây dựng một công cụ lí luận để nghiên cứu về văn học hậu hiện đại nói chung. Về thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Morrison, luận án làm sáng tỏ nghệ thuật ngôn ngữ mảnh vỡ, khẳng định những giá trị chân, thiện, mỹ và những đóng góp lớn của Morrison đối với văn học hậu hiện đại thế giới – một nữ nhà văn hãy còn khá mới mẻ đối với bạn đọc Việt Nam. 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN Sau phần Mở đầu, luận án được triển khai theo bốn chương như sau: Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2: Khái niệm “Ngôn ngữ mảnh vỡ” Chương 3: Ngôn từ mảnh vỡ Chương 4: Nhân vật mảnh vỡ Các chương này dù đứng độc lập vẫn có mối quan hệ mật thiết với nhau, cùng hướng vào việc chỉ ra đặc trưng nghệ thuật tiểu thuyết Morrison và ý nghĩa của nó đối với nghiên cứu, phê bình lí luận văn học. Cuối cùng là phần Kết luận, Danh mục các công trình liên quan đến đề tài luận án và Tài liệu tham khảo. Chương 1 [...]... ghép trong tác phẩm của Murakami” của Nguyễn Anh Dân; “Về mảnh vỡ ngôn ngữ của David Lurie trong Ruồng bỏ của J.M Coetzee” do Nguyễn Thị Ngọc Thủy viết; Ngôn từ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison của Nguyễn Thị Minh Thảo; “Kí hiệu rỗng trong ngôn ngữ trần thuật của Kafka” của Đoàn Thị Việt Nga Ngoài ra, hầu hết các bài viết còn lại đều có đề cập đến thuật ngữ mảnh vỡ như là một đặc trưng của. .. làm, trong mỗi cá nhân, trong các gia đình, trong cộng đồng và trong xã hội” [111;38] Philip Page nhấn mạnh đến motif phân mảnh trong tiểu thuyết của Morrison qua công trình nghiên cứu Tự do nguy hiểm, Sự hợp nhất và mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison (Dangerous Freedom, Fusion and Fragmentation in Toni Morrison s Novels, 1995) Nhận xét về tiểu thuyết của Morrison, nhà nghiên cứu viết: Trong. .. và Truyện ngụ ngôn Gôtích (the Gothic Fable) [78] Jill L Matus đề cập đến thế giới mảnh vỡ của Mắt biếc trong cuốn Toni Morrison, Những nhà văn thế giới đương đại (Toni Morrison, Contemporary World Writers) Bà cho rằng đằng sau dấu hiệu của ngôn từ mảnh vỡ, cấu trúc mảnh vỡ của câu chuyện, là cả một thế giới tan vỡ, “sự tan vỡ này diễn ra trong tự nhiên, trong các vật thể của tự nhiên, trong các đồ... luân phiên điểm nhìn, các đặc điểm của kỹ thuật tiểu thuyết hậu hiện đại Đặc biệt, tính mảnh vỡ được nhìn nhận như là một đặc trưng của tiểu thuyết Morrison, thể hiện ở cả trong nội dung cũng như kĩ thuật tiểu thuyết Với nỗ lực của bản thân, chúng tôi tóm tắt những hướng nghiên cứu cơ bản về tiểu thuyết của Morrison như sau: Thứ nhất, tiểu thuyết của Toni Morrison được nghiên cứu dưới cái nhìn phân tâm... là những đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật David Lurie trong tác phẩm Ruồng bỏ, tác phẩm của nhà văn Nam Phi đoạt giải Nobel năm 2003 mà Nguyễn Thị Ngọc Thủy đã chỉ ra trong bài viết Về mảnh vỡ ngôn ngữ của David Lurie trong “Ruồng bỏ” của J.M Coetzee Những kiểu loại ngôn ngữ đối thoại đó, tác giả cho rằng “Chúng tôi gọi kiểu ngôn ngữ đối thoại này là ngôn ngữ có tính chất mảnh vỡ. ” David Lurie mặc dù... đổ vỡ, chấn thương tinh thần trước những điều phi lí của xã hội Trong Thằng điên và quỷ sứ, kiểu nhân vật này thể hiện rõ nhất qua hình ảnh bác sĩ Sebuếc Dôntan Mảnh vỡ là khuynh hướng sáng tác tiêu biểu của chủ nghĩa hậu hiện đại Đơn giản bởi mảnh vỡ chính là bản thể của hiện tồn hậu hiện đại” [68;205] Ngôn ngữ mất chức năng giao tiếp, ngôn ngữ vô nghĩa, vô hồn, ngôn ngữ bất lực là những đặc điểm ngôn. .. thuật mảnh vỡ, từ rất nhiều biểu hiện phối cảnh và dấu hiệu sai lệch của sự sắp chữ (in ấn), Mắt biếc đã đặt bức chân dung nhạy cảm của bé gái Mỹ gốc Phi cạnh bức tranh Dick and Jane trong bài học của trường tiểu học, tấn công vào chủ nghĩa chủng tộc ” [117;57–58] Những nhận xét này là gợi ý trực tiếp giúp chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu những biểu hiện của ngôn ngữ mảnh vỡ trong tiểu thuyết Morrison. .. Gurleen Grewal trong bài Ranh giới của Nỗi buồn, Đường tranh đấu: Tiểu thuyết của Toni Morrison (Circles of Sorrow, Lines of Struggle: The Novels of Toni Morrison) đưa ra nhận xét: “Việc nghiên cứu kĩ lưỡng về sáu cuốn tiểu thuyết đầu tiên này của Toni Morrison đã định vị bà như một nhà văn Mỹ Phi trong truyền thống văn học Mỹ, người chất vấn cá tính dân tộc và tái tạo kí ức xã hội Ranh giới của Nỗi buồn,... sử và tiểu sử của Morrison, xem xét những ảnh hưởng của hai yếu tố này trong tiểu thuyết của bà Đặc biệt là, trong cuốn sách đó, với bài viết Đặt tất cả bên nhau: Nỗ lực hợp nhất trong “Bài ca của Solomon” (Putting It All Together: Attempted Unification in “Song of Solomon”) khi nhận định về Bài ca của Solomon, Philip Page đã chỉ ra khát vọng hàn gắn của Morrison về một thế giới đổ vỡ tàn khốc: Trong. .. này trong cả bảy tác phẩm của Morrison (The Bluest Eye, Sula, Song of Solomon, Tar Baby, Beloved, Jazz và Paradise) Cuốn Mỹ học của Toni Morrison: Nói những điều không thể nói, (The Aesthetics of Toni Morrison: Speaking the Unspeakable) tuyển công trình của các tác giả: Marc C Conner, Susan Corey, Barbara Johnson ), nhà nghiên cứu Marc C Conner viết “Số phận của Pecola trong tiểu thuyết này là mảnh vỡ . Murakami” của Nguyễn Anh Dân; “Về mảnh vỡ ngôn ngữ của David Lurie trong Ruồng bỏ của J.M. Coetzee” do Nguyễn Thị Ngọc Thủy viết; Ngôn từ mảnh vỡ trong tiểu thuyết của Toni Morrison của Nguyễn. thuật của tiểu thuyết Morrison. Trọng tâm là cách biểu đạt, cách cắt nghĩa thế giới ấy bằng hình tượng ngôn từ. Sau khi xác lập khái niệm ngôn ngữ mảnh vỡ, luận án khảo sát ngôn ngữ mảnh vỡ trong. trong tiểu thuyết của bà ở các phương diện cơ bản là lớp ngôn từ mảnh vỡ và lớp nhân vật mảnh vỡ. Chúng tôi quan niệm ngôn từ” và “nhân vật” là ngôn ngữ, là lối biểu đạt, diễn ngôn mảnh vỡ hậu