1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mark Twain

27 3,4K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 439,71 KB

Nội dung

Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mark Twain

Trang 1

Bé GI¸O DôC Vµ §µO T¹O VIÖN KHOA HäC X· HéI VIÖT NAM

VIÖN V¡N HäC -

D¦¥NG THÞ ¸NH TUYÕT

NGHÖ THUËT X¢Y DùNG NH¢N VËT TRONG TIÓU THUYÕT CñA MARK TWAIN

CHUY£N NGµNH: V¡N HäC B¾C Mü

M Sè : 62.22.30.20

Tãm t¾t LUËN ¸N TIÕN SÜ NG÷ V¡N

Hµ néi – 2008

Trang 2

LUẬN ÁN ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI VIỆN VĂN HỌC - VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Lê Huy Bắc

2 TS Trần Thị Hồng Vân

Phản biện 1: PGS.TS Lê Đình Cúc

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam

Phản biện 2: GS Phùng Văn Tửu

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Phản biện 3: PGS.TS Đặng Anh Đào

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước Họp tại: Viện Văn học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam

Vào hồi 08 giờ 30, ngày 24 tháng 02 năm 2009

Có thể tìm hiểu luận án tại:

- Thư viện Quốc gia

- Thư viện Viện Văn học

Trang 3

CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

1. Dương Thị Ánh Tuyết (2005), Mấy ý kiến khi giảng dạy đoạn

trích “Mải mê chinh chiến và yêu đương”của mark Twain (trích

tiểu thuyết Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer), Tạp chí

Giáo dục, số 109

2. Dương Thị Ánh Tuyết (2005), Nghệ thuật mở đầu tiểu thuyết

“Những cuộc phiêu lưu của Tom Sawyer”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số2

3. Dương Thị Ánh Tuyết (2007), Tom Sawyer và cuộc “phiêu lưu

tình ái”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 8

4. Dương Thị Ánh Tuyết (2007), Kiểu đàn ông suy đồi và nhân vật

“đám đông” trong tiểu thuyết của Mark Twain, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 12

5. Dương Thị Ánh Tuyết (2008), Tính liên văn bản trong tiểu thuyết

của Mark Twain , in trong Tự sự học - một số vấn đề lí luận và

lịch sử (phần 2), Trần Đình Sử chủ biên, Nxb ĐHSP Hà Nội

6. Dương Thị Ánh Tuyết (2008), Tính chất Carnaval trong tiếng

cười của Mark Twain, Nghiên cứu văn học, số 4, Viện văn học -

Viện khoa học xã hội Việt Nam

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Là người đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới nền văn xuôi, Mark Twain được William Faulkner suy tôn là “cha đẻ của nền văn chương Hoa

Kỳ” Chọn đề tài nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mark

Twain, chúng tôi muốn làm nổi bật sự vận động, giá trị, vị trí của tiểu thuyết Mark Twain trong sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết Hoa

Kỳ giai đoạn giao thời thế kỉ XIX – XX

Tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mark Twain là cách hữu hiệu nhất để đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn Vì nhân vật là yếu tố hàng đầu trong tác phẩm văn học, là “nơi tập trung mọi giá trị tư tưởng nghệ thuật, thể hiện “quan niệm nghệ thuật” và “lí tưởng thẩm mĩ” của nhà văn về con người Lấy tiếng cười hài hước, bản chất “thiên sứ” của trẻ em và kẻ “ngốc minh triết” làm điểm xuất phát, Mark Twain đã xây dựng nên những hình

tượng đa nghĩa, để làm nổi bật tính đa diện của con người cũng như tính đa

cực của đời sống Bởi vậy, tuy vẫn thuộc kiểu nhà văn truyền thống, nhưng

tư duy nghệ thuật của Mark Twain tiềm ẩn nhiều yếu tố hiện đại Việc chỉ ra những đặc trưng cơ bản trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mark Twain, còn là cách để thấy được sự vận động của tư duy nghệ thuật trong văn chương Hoa Kỳ nói riêng và văn chương thế giới nói chung

Ngoài những lí do trên, việc nghiên cứu Mark Twain còn xuất phát từ nhu cầu thực tế của bản thân: muốn nâng cao kiến thức về văn học Hoa Kỳ nói riêng, văn học phương Tây nói chung, từ đó đáp ứng tốt hơn cho công việc giảng dạy của chúng tôi

2 GIỚI THUYẾT KHÁI NIỆM VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

2.1 Đề tài “Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của Mark

Twain” được dịch ra tiếng Anh là “Art of creating characters in Mark

Twain's novels” Từ nghệ thuật xây dựng ở đây được hiểu là cách thức,

phương thức sáng tạo thẩm mĩ Từ nhân vật mà chúng tôi dùng ở đây tương

ứng với từ character trong tiếng Anh, chỉ thế giới hình tượng, chủ yếu là con người được khắc hoạ trong tác phẩm

2.2 Phạm vi tác phẩm nghiên cứu:

Trong khuôn khổ của một luận án, sau khi rà soát 61 tác phẩm (trong đó

có 20 tiểu thuyết) của Mark Twain, chúng tôi chọn khảo sát ba cuốn tiêu

biểu nhất bằng nguyên bản tiếng Anh: The Adventures of Tom Sawyer (1876, gọi tắt là Tom Sawyer); The Adventures of Huckleberry Finn (1884, gọi tắt là Huck Finn); The Tragedy of Pudd’nhead Wilson (1894, gọi tắt là

Trang 5

Chàng ngốc Wilson ) Khi khảo sát, chúng tôi tham khảo thêm các bản dịch

ra tiếng Việt của Vương Đăng, Minh Đức, Xuân Oanh…

3 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ

Khảo sát lịch sử vấn đề nghiên cứu gồm 151 tài liệu bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chúng tôi nhận thấy nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mark Twain một cách hệ thống chưa là đối tượng của một công trình nào ở Việt Nam Hầu hết các nghiên cứu trước đây về Mark Twain, cả trong nước lẫn nước ngoài trong phạm vi tư liệu bao quát được của chúng tôi đều thiên

về cách tiếp cận xã hội học Một số công trình tiếp cận nhân vật theo lí thuyết nghiên cứu văn học hiện đại nhưng chỉ dừng ở mức “chấm phá”, gợi

mở Bởi vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: Nghệ thuật xây

của các lí thuyết hiện đại Đặc biệt, chúng tôi vận dụng lí thuyết của Bakhtin

về văn hoá trào tiếu dân gian, nghiên cứu tiếng cười Mark Twain như một biện pháp nghệ thuật để xây dựng nhân vật

4 NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Luận án nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của

Mark Twain dưới ánh sáng của những lí thuyết nghiên cứu văn học hiện đại, ở

ba phương diện tiêu biểu, tương ứng với ba chương: nhân vật qua điểm nhìn

dịch chuyển; nhân vật qua cái tôi du hành; nhân vật qua tiếng cười dân gian

Ở mỗi phương diện, luận án chỉ ra những đặc trưng cơ bản nhất, đồng thời tìm

cách cắt nghĩa, lí giải để thấy được đóng góp nghệ thuật của Mark Twain

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Sử dụng phương pháp luận biện chứng duy vật của chủ nghĩa Marx làm nền tảng, chúng tôi tiến hành luận án chủ yếu với phương pháp nghiên cứu: thi pháp học

Luận án cũng được tiến hành bằng một số thao tác nghiên cứu cụ thể như: khảo sát, thống kê, phân loại, phân tích, bình giá, tổng hợp, hệ thống, so sánh đồng đại và lịch đại Các thao tác này được sử dụng một cách có hệ thống, ngoài ra trong khi thực hiện đề tài người viết cũng không loại trừ phương pháp tiếp cận xã hội học và một số gợi ý của phê bình trực giác

Trang 6

học hiện đại: thi pháp học (có kết hợp tự sự học, cụ thể là lí thuyết điểm nhìn), lí thuyết motif nhân vật, lí thuyết văn hoá dân gian của Bakhtin

Thông qua cách tiếp cận mang tính lí luận và thi pháp học này, luận án muốn làm nổi bật sự vận động của tiểu thuyết Mark Twain, giá trị, vị trí của chúng trong sự hình thành và phát triển của thể loại tiểu thuyết trong văn học Hoa Kỳ giai đoạn giao thời thế kỉ XIX – XX

Qua việc giới thiệu đỉnh cao văn học Hoa Kỳ, luận án đóng góp thiết thực vào lĩnh vực lí luận văn học cơ bản, cụ thể là lí luận về nhân vật văn học

Có được những đóng góp trên, luận án sẽ là một tài liệu bổ ích cho việc giảng dạy học tập Mark Twain trong nhà trường các cấp ở Việt Nam

7 KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN

Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án có ba chương như sau:

Chương 1: Nhân vật qua điểm nhìn dịch chuyển

Chương 2: Nhân vật qua cái tôi du hành

Chương 3: Nhân vật qua tiếng cười dân gian

Chương 1

NHÂN VẬT QUA ĐIỂM NHÌN DỊCH CHUYỂN

Điểm nhìn dịch chuyển là cách thức để Mark Twain tái hiện nhân vật trong cái nhìn đa diện, đa tầng Các nhân vật vừa tự thể hiện mình, vừa được bộc lộ qua cái nhìn của người khác Chuyển dịch điểm nhìn, một mặt gắn với cái tôi du hành, mặt khác tạo ra các khả năng tương phản hô ứng tạo tiền đề cho sự xuất hiện của tiếng cười Đằng sau điểm nhìn dịch chuyển là một thế giới hiện thực được tái hiện với tư cách là môi trường, hoàn cảnh để khắc hoạ

tính cách nhân vật

1.1 Giới thuyết khái niệm điểm nhìn (the point of view)

Điểm nhìn “the point of view” (tiếng Anh), “le point de vue” (tiếng Pháp) là thuật ngữ được dùng phổ biến trong lĩnh vực nghiên cứu, phê bình

văn học, có nghĩa là điểm hay chỗ đứng để xem xét, bình giá một sự vật, một

sự kiện, một hiện tượng tự nhiên hay xã hội Điểm nhìn có mối quan hệ mật thiết nhưng không hoàn toàn đồng nhất với ngôi kể

Thực chất của vấn đề điểm nhìn là chú trọng vai trò của chủ thể quan sát (ai nhìn?) Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một cách nhìn về cuộc sống Cách nhìn

ấy được khu biệt trước hết bởi chủ thể nhìn Chính “chủ thể” này quy định cách nhìn và mang lại cho nó một ý nghĩa Không có khách thể độc lập tuyệt đối, mọi khách thể đều tồn tại trong mối quan hệ mật thiết với chủ thể Sự

Trang 7

phong phú, đa dạng của đời sống văn học nghệ thuật được tạo thành bởi nhiều yếu tố, trong đó vấn đề điểm nhìn đóng một vai trò quan trọng

1.2 Điểm nhìn người lớn sang điểm nhìn trẻ thơ trong Tom Sawyer

Tom Sawyer được trần thuật theo điểm nhìn của người kể chuyện giấu mặt (hàm ẩn) Người kể chuyện này đặc biệt mang quyền lực “biết tuốt” của Chúa Cũng có lúc người kể chuyện xuất hiện trực tiếp nói với người đọc, tự

do bình luận, miêu tả, đánh giá về bản thân hành động, nhân vật, kể cả việc

kể chuyện, nhưng cũng chỉ hạn hữu, phần lớn vẫn là “hàm ẩn” Đây chính là kiểu trần thuật phi tụ điểm (focalization zero), trần thuật tác giả (authorial narrative) theo quan điểm của Genette và Manfred Jahn

Lựa chọn kiểu kể hàm ẩn, Tom Sawyer tạo cho độc giả cảm giác trực

tiếp, gần gũi với thế giới nhân vật, không phải đang nghe kể mà đang tận mắt chứng kiến những trò nghịch ngợm của chú bé Tom

Tuy nhiên, nếu chỉ thấy vai trò của người kể chuyện trưởng thành trong

Tom Sawyer như một sự độc quyền thì vô tình đã thu hẹp trường nhìn, vốn

rất phong phú đa dạng của tác phẩm Bởi về hình thức Tom Sawyer được

phóng chiếu từ điểm nhìn của người kể chuyện trưởng thành, nhưng thực chất Mark Twain đã hạn chế vai trò của người kể chuyện bằng cách trao điểm nhìn cho nhân vật Nói chính xác là người kể chuyện đã “nương theo” điểm nhìn nhân vật để kể Điểm nhìn ở đây di chuyển liên tục từ người kể chuyện sang nhân vật, và ngược lại

Như vậy, ở góc độ điểm nhìn trong Tom Sawyer, Mark Twain đã làm

một cuộc chuyển hoán từ người kể chuyện sang nhân vật, từ người lớn sang trẻ thơ Sự hoán đổi này đã làm nên ma lực cho tác phẩm và mang lại cho nó một ý nghĩa mới Thế giới phiêu lưu với những trò nghịch ngợm nhuốm màu lãng mạn của Tom không chỉ được quan sát từ góc nhìn của người lớn, mà

cơ bản và chủ yếu thế giới ấy được phóng chiếu từ chính cách nhìn của Tom Thông qua biện pháp “trẻ thơ hoá trần thuật”, Mark Twain đã đặt thế giới người lớn dưới một ánh sáng mới, để nhận thức và định giá lại

Ngoài việc chuyển hoán điểm nhìn từ người kể chuyện sang nhân vật (chủ yếu là Tom – nhân vật trung tâm của tác phẩm), Mark Twain còn sử dụng điểm nhìn của các nhân vật phụ để hỗ trợ cho dòng tự sự chính Sự tham gia của các nhân vật khác, từ điểm nhìn của họ sẽ được coi như là “đồng minh” hoặc “đối thủ” trong suốt hành trình phiêu lưu của Tom Điều đặc biệt, giúp ta khẳng định cái nhìn trẻ thơ trong Tom Sawyer, là hầu hết điểm nhìn của các nhân vật phụ đều rơi vào trẻ con: Jim, Sid, Huck, Becky, Joe Harper, Mary, Amy Lawrence Qua sự soi chiếu từ điểm nhìn của các nhân vật này,

“cái tôi du hành” của Tom hiện lên sống động hơn, đa diện hơn

Trang 8

Xu hướng dịch chuyển điểm nhìn từ người lớn (người kể chuyện) sang trẻ thơ, là cách thức Mark Twain để cho nhân vật trẻ thơ tự bộc lộ mình, và bộc lộ cách nhìn về thế giới Nghĩa là nhà văn soi chiếu thế giới dưới cái

nhìn độc đáo mang đậm phong cách Mark Twain, cái nhìn trẻ thơ Rõ ràng, motif nhìn đời qua con mắt trẻ thơ không chỉ tới Mark Twain mới có Song

motif này đã được Mark Twain phát triển làm cho phong phú đa dạng, đặc biệt xây dựng được kiểu nhân vật trẻ em mang đậm đặc trưng Hoa Kỳ Điều

này thể hiện rõ hơn trong Huck Finn

1.3 Điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn người lớn trong Huck Finn

Vẫn là cái nhìn trẻ thơ, nhưng trong Huck Finn, đó chỉ còn là hình thức,

còn bản chất là cái nhìn của người lớn hay chí ít thì cũng là của người đang trưởng thành, cố vươn lên cái nhìn của người lớn Như vậy, vẫn là sự chuyển hoá điểm nhìn, nhưng trong Huck Finn, Mark Twain đã làm ngược lại: từ

điểm nhìn trẻ thơ chuyển sang điểm nhìn người lớn

Khác với Tom Sawyer, Huck Finn được kể từ điểm nhìn bên trong

Người kể chuyện xưng tôi đồng thời là một nhân vật Huck đang kể lại

chuyện của mình, cũng như những gì mà cậu ta đã chứng kiến với bạn đọc

hư cấu (tưởng tượng) Điều này được thể hiện ngay trong những dòng đầu của tiểu thuyết “có lẽ các bạn chả biết tôi là ai đâu” Đây là kiểu trần thuật nội tụ điểm, tiêu điểm bên trong (internal focalization) theo quan niệm của Genette và Manfred Jahn

Trần thuật từ ngôi thứ nhất đáp ứng nhu cầu, khát vọng giải bày của Huck về những chặng đường mà cậu đã đi qua, những sự kiện mà cậu đã

từng chứng kiến Câu chuyện được kể trở thành câu chuyện về một cái tôi cá

nhân cụ thể của Huck Đó không chỉ là cái tôi chứng nhân mà còn là cái tôi nạn nhân của các biến cố Để cho Huck tự kể, là cách Mark Twain tạo ra hình thức tồn tại cho nhân vật của mình, cho phép Huck hồi sinh và gắn với những quãng đường đã qua trong cuộc viễn du của chính mình

Trở lại với vấn đề bản chất cái nhìn của Huck xét ở góc độ lứa tuổi, ta thấy Mark Twain đã làm một cuộc chuyển hoán từ điểm nhìn trẻ thơ sang điểm nhìn người lớn Sở dĩ chúng tôi khẳng định điều này bởi ba lý do sau: Thứ nhất, tuy vẫn trong bộ dạng của một cậu bé nhưng suy nghĩ, tính toán, cách ứng xử của Huck lại hoàn toàn là của người trưởng thành hoặc đang trên đường trưởng thành, chí ít là lớn hơn hẳn so với Tom

Thứ hai, chúng tôi muốn khẳng định: Huck với tư cách là người kể chuyện cũng là một người trưởng thành trong nhìn nhận, đánh giá, bình xét mọi sự vật hiện tượng Trong nhận thức, Huck “đã già trước tuổi”, sự trưởng thành này lại được đẩy thêm một bước cao hơn khi Huck trong tư cách người kể chuyện Có khoảng cách về thời gian và tâm lý giữa “cái tôi kể chuyện” và “cái tôi trải nghiệm”

Trang 9

Lý do cuối cùng đóng một vai trò quan trọng, khiến chúng tôi khẳng định “điểm nhìn người lớn” trong Huck Finn là sự đan cài các “điểm nhìn người lớn” khác bổ sung cho dòng trần thuật chủ yếu của Huck Khi bổ sung thêm cho “điểm nhìn trẻ thơ” của Tom, tác giả sử dụng cái nhìn của chính trẻ thơ, và lần này để bổ sung thêm cho “điểm nhìn đang trưởng thành” của Huck, Mark Twain lại sử dụng chính cái nhìn của những người trưởng thành Đó là bố Huck, Jim, đại tá Sherburn, thẩm phán Thatcher, lão “vua” tên “quận công”, cô Marry Jane, dì Sally… những người mà Huck đã va chạm trong cuộc du hành Khi cần thiết Mark Twain còn sử dụng luôn điểm nhìn tập thể của đám đông

Tóm lại, linh hoạt, vận dụng và phối kết mọi điểm nhìn, di chuyển liên tục từ người kể chuyện sang nhân vật, từ nhân vật này sang nhân vật khác, sử dụng điểm nhìn của điện ảnh, sân khấu, hội hoạ, cận cảnh, viễn cảnh, bên trong, bên ngoài là cách Mark Twain khắc hoạ tính cách nhân vật trong cái nhìn đa diện Ý nghĩa nhân sinh của hình tượng nhân vật Mark Twain luôn hiện hữu thông qua những cái đời thường bình dị Cái nhìn của Mark Twain không phiến diện, đơn lẻ mà phức hợp đa tầng đủ sức soi rọi chiều sâu bản

thể Đặc biệt sự chuyển hoán điểm nhìn: từ người lớn sang trẻ thơ (trong Tom

Sawyer ) và từ trẻ thơ sang người lớn (trong Huck Finn) đã ghi đậm dấu ấn

phong cách Mark Twain trong việc xử lí điểm nhìn, đồng thời mang lại tầm vóc và ý nghĩa khác nhau cho hai cuốn tiểu thuyết Miles Donald đã đúng khi

khẳng định rằng Tom Sawyer vẫn chủ yếu dành cho trẻ con, Huck Finn thì

chủ yếu nói về trẻ con nhưng lại dành cho người lớn Diana Trilling thì cho

rằng so với Tom Sawyer “trong Huck Finn chúng ta sẽ có nhiều hơn một bài

tụng ca, đó là một bản hợp xướng mà giọng chủ là của thể loại bi kịch”

1.4 Điểm nhìn thằng ngốc – minh triết trong Chàng ngốc Wilson

Chàng ngốc Wilson được trần thuật ở ngôi thứ ba, một người kể chuyện khôn ngoan, mang quyền lực “biết tuốt” của Chúa đứng ra trần thuật và bình luận các sự kiện Như mọi tiểu thuyết tâm lý khác, điểm nhìn trần thuật ở đây luôn có xu hướng di chuyển vào bên trong nhằm bộc lộ đời sống nội tâm, cũng như những bí ẩn trong tâm hồn nhân vật Tuy nhiên đó chưa phải

là đặc trưng cho điểm nhìn trần thuật của tác phẩm

Theo chúng tôi, cái làm nên sự độc đáo trong điểm nhìn trần thuật của

Chàng ngốc Wilson là việc Mark Twain sử dụng điểm nhìn thằng ngốc

nhằm lạ hoá trần thuật Cơ sở giúp chúng tôi khẳng định điều này là việc xuất hiện hàng loạt những câu cách ngôn của chàng ngốc Wilson xuyên suốt các chương của tác phẩm, cả ở hồi đầu lẫn phần kết Từ sự soi chiếu của điểm nhìn thằng ngốc, độc giả có thêm một chìa khoá để giải mã tác phẩm

Trang 10

Người kể chuyện ở ngôi ba hầu như chỉ đứng ra trình bày các sự kiện, còn những câu cách ngôn – với tư cách là lời đề từ ở đầu chương – đóng vai trò giải thích, bình luận, mở rộng ý nghĩa của các tình huống

Sử dụng điểm nhìn thằng ngốc là một cách lạ hoá trần thuật, một cách tiếp

cận và phản chiếu cuộc sống dưới một góc độ khác Đó là thuốc thử cho các giá trị của cuộc sống, làm lộ ra tính chất mặt nạ, phi lý của một xã hội, một cộng đồng đã quen với cách nhìn hời hợt, máy móc, thiển cận, phi nhân… Cho dù có những biến thể khác nhau, thì điểm nhìn nghệ thuật của Mark Twain vẫn luôn di động trong cái đường biên không thể phân định rạch ròi

giữa người lớn và trẻ thơ, giữa ngốc nghếch và thông thái Sự thật là Mark Twain đã dùng cái nhìn trẻ thơ và điểm nhìn thằng ngốc để tự do thể hiện

mình, nhất là trong hoàn cảnh nhà văn phải đương đầu với các cơ quan quyền lực mà không sợ bị đưa ra xét xử, hoặc bị các nhà cầm quyền đàn áp Không gì có thể kết tội một đứa trẻ, cũng như không ai có thể đánh gục một

kẻ ngốc Đó là cái nhìn khôn ngoan của Clemens

1.5 Từ điểm nhìn bên ngoài của tiểu thuyết phiêu lưu đến điểm nhìn bên trong của tiểu thuyết tâm lí

Nhìn lại sáng tác của Mark Twain qua ba cuốn tiểu thuyết tiêu biểu: Tom

Sawyer (1876); Huck Finn (1884); Chàng ngốc Wilson (1894); chúng ta thấy

rõ sự vận động về mặt thể loại: từ tiểu thuyết phiêu lưu Mark Twain chuyển dần sang tiểu thuyết tâm lí, xã hội, phong tục, lịch sử Quá trình này diễn ra từ

từ, bắt đầu là sự đan cài các thể loại trong cùng một tác phẩm và tiếp đến là

sự chuyển dịch rõ nét từ tác phẩm này sang tác phẩm khác Trong sự dịch chuyển đó, chân dung nhân vật được tô đậm ở những khía cạnh khác nhau Phương thức giúp nhà văn có được sự cách tân thể loại là việc dịch chuyển điểm nhìn từ bên ngoài vào bên trong, từ hành động sang tâm lí Thông qua việc chứng minh sự dịch chuyển của điểm nhìn tự sự, chúng tôi muốn chỉ ra sự tiến triển trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mark

Twain: từ điểm nhìn bên ngoài của tiểu thuyết phiêu lưu nặng về kể trong

Tom Sawyer , tới điểm nhìn bên trong thiên về mô tả tâm lí, tính cách trong

Huck Finn và đặc biệt ở Chàng ngốc Wilson Từ tiểu thuyết phiêu lưu đến

tiểu thuyết tâm lý, là sự cách tân, phát triển thể loại trong quá trình sáng tác

của Mark Twain Với sự ra đời của Chàng ngốc Wilson, chứng tỏ Mark

Twain không chỉ là tác giả của những tiểu thuyết phiêu lưu kiệt xuất mà còn

là một nhà tiểu thuyết tâm lý tài ba

*

Hoán đổi điểm nhìn, đan cài những điểm nhìn song hành, tự sự nhiều điểm nhìn là một phương thức tự sự độc đáo của Mark Twain nhằm khắc

Trang 11

phục cái nhìn phiến diện, đơn điệu, chủ quan khi khắc họa chân dung nhân vật Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà các mối quan

hệ xã hội, tự sự nhiều điểm nhìn là cách thức để Mark Twain tiếp cận được bản chất con người Di chuyển điểm nhìn từ ngoài vào trong, phát huy tối đa hiệu quả nghệ thuật của điểm nhìn tâm lí là sự cách tân thể loại của Mark

Twain Việc sử dụng điểm nhìn trẻ thơ và điểm nhìn thằng ngốc là một cách

lạ hoá trần thuật, nhằm phản chiếu con người, cuộc sống dưới ánh sáng mới Trong đường biên không phân định rạch ròi giữa người lớn và trẻ thơ, ngốc nghếch và thông thái, nhân vật của Mark Twain sống động hơn, người hơn

Tự sự nhiều điểm nhìn còn là cách để Mark Twain mở rộng bình diện phản ánh Đây chính là lúc trả lời cho câu hỏi: nhìn cái gì (đối tượng, đề tài, chủ đề) Hiện thực Hoa Kỳ thế kỉ XIX toát lên một cách sống động qua cái nhìn bao quát của Mark Twain Các bình diện phản ánh ở đây vừa là những vấn đề cơ bản, nền tảng của mọi xã hội (tiền bạc, danh vọng, giáo dục, nhà thờ, pháp luật…) đồng thời cũng là những vấn đề đặc thù của xã hội Hoa Kỳ, mang tính thời sự nóng hổi (bạo lực, tệ nạn, phân biệt chủng tộc,…) Đó là hoàn cảnh điển hình để nhà văn khắc hoạ tâm lí, tính cách nhân vật Bi kịch cuộc đời ẩn chứa dưới những cái tưởng như bình thường là kết quả của “cái nhìn thấu suốt” (Maxwell Geismar) trong tố chất con người Mark Twain Quán triệt nguyên tắc chung của chủ nghĩa hiện thực, Mark Twain “không thay thế cái hiện có bằng cái mong ước mà làm nổi bật cái mong ước từ cái hiện có”

Chương 2 NHÂN VẬT QUA CÁI TÔI DU HÀNH

Hệ quả tất yếu của cái nhìn dịch chuyển, nhân vật trong tiểu thuyết của

Mark Twain hiện lên như những cái tôi du hành Du hành ở đây được hiểu

không chỉ là sự dịch chuyển trong không gian địa lí thuần tuý, mà còn là sự truy tìm các giá trị nhân văn Nó không chỉ là phương tiện mà còn là mục đích Xê dịch cái tôi đóng vai trò quan trọng trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mark Twain: tạo nên tính năng động đối với quá trình phát triển của

ý thức nhân vật, cung cấp cho cốt truyện độ giãn nở cần thiết, cho phép hành động và thời gian tiến triển, nhấn mạnh sự trưởng thành về mặt tinh thần của

cái tôi nhân vật Thông qua các cái tôi này, người kể tái hiện sinh động

diện mạo, tính cách nhân vật và giúp người đọc xâm nhập sâu hơn vào đời sống tinh thần của xã hội và bản chất tồn tại của con người Tính chất du hành trong tiểu thuyết của Mark Twain về cơ bản vẫn thuộc kiểu du hành truyền thống, nghĩa là thiên về vụ việc, sự kiện và quá trình phiêu lưu (Advanture) Nó chưa phải là hành trình đi tìm cái tôi bản thể như một số tiểu thuyết hiện đại sau này mà Le Clezio là một ví dụ điển hình

Trang 12

2.1 Bảng thống kê nhân vật

Qua bảng thống kê chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:

1 Giới tính: số lượng nhân vật nam chiếm ưu thế hơn nhân vật nữ (phiêu lưu mạo hiểm vượt thử thách bao giờ cũng thích hợp hơn với nam giới) Mặt khác, hai nửa của thế giới luôn được nhìn trong sự tương phản: nhân vật nam phần lớn là suy đồi, bị công kích; nhân vật nữ đầy bao dung, nhân hậu, được ủng hộ, cảm thông

2 Nghề nghiệp: thế giới nhân vật của Mark Twain vô cùng đa dạng và phong phú Tác phẩm của ông là bức tranh toàn cảnh về đủ mọi giai tầng, mọi đẳng cấp, trong đó tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực nền tảng của

xã hội: giáo dục (thầy giáo, học sinh), tôn giáo, nhà thờ (linh mục, con chiên), luật pháp (chánh án, thẩm phán, luật sư), quân đội (đại tá, thiếu tá), y

tế (bác sĩ), nông nghiệp (chủ điền, nông dân) Sự phong phú đa dạng về chủ

đề làm cho tiểu thuyết Mark Twain mang tính bách khoa thư sâu sắc

3 Độ tuổi: có sự dịch chuyển rõ rệt về độ tuổi qua ba tác phẩm Ở Tom

Sawyer , độ tuổi thiếu niên chiếm ưu thế, sang Huck Finn độ tuổi trung niên nhiều hơn hẳn, và đến Chàng ngốc Wilson tập trung hoàn toàn vào thế giới

nhân vật người lớn Chính chuyển biến này góp phần đưa lại sự khác biệt về ý nghĩa và giá trị cho ba cuốn tiểu thuyết

4 Chủng tộc: so với Tom Sawyer, nhân vật da đen xuất hiện đông đảo hơn trong Huck Finn và Chàng ngốc Wilson Sự khác nhau này xuất phát từ

chất liệu được xử lí trong các tác phẩm Điều này cho thấy sáng tác của Mark Twain là một nỗ lực không ngừng trong công cuộc giải phóng nô lệ, giải phóng con người khỏi những định kiến xưa cũ

2.2 Tom – chàng hiệp sĩ tí hon

2.2.1 Đảng cướp của Tom

Tom Sawyer hiện diện trong tác phẩm của Mark Twain với hai cái tôi:

yêu thương và tội lỗi Sự chuyển hoán giữa hai khả năng này (không đơn thuần là sự kết hợp: lúc yêu thương, lúc tội lỗi), một mặt thể hiện tính nghịch dị của hình tượng, mặt khác bộc lộ nguyên tắc “trần thế hoá” nhân vật lý tưởng của chủ nghĩa hiện thực Trong sự soi chiếu của hai yếu tố đó, tính cách của Tom vì thế sống động, đa diện hơn, đối lập hoàn toàn với cuộc sống tẻ nhạt, đơn điệu của dân làng St Petersburg

Vốn sở hữu một tính cách đa dạng, Tom vừa mang trong mình dòng máu hiệp sĩ của chủ nghĩa anh hùng lãng mạn kiểu Don Quixote, vừa nhiễm thói láu lỉnh tinh nhanh của một kẻ nổi loạn; rất thông minh, thực tế nhưng cũng ngờ nghệch, hoang tưởng; giàu tình cảm, nhân hậu nhưng lắm lúc cũng

Trang 13

tỏ ra ương bướng, kiêu ngạo; cực kỳ cao thượng nhưng cũng không ít lần bộc lộ sự ích kỉ, nhỏ nhen; đầy nghị lực, bản lĩnh nhưng đôi lúc cũng tỏ ra hèn kém, yếu mềm… Tất cả những nét tính cách đa dạng ấy của Tom được bộc lộ qua hai cuộc hành trình: những trò nghịch ngợm, chống đối dì Polly,

mà tiêu biểu là hành vi bỏ nhà đi làm cướp; cuộc phiêu lưu tình ái đa cung bậc với cô bé mũi hếch Becky Với hai nét vẽ chủ yếu “thanh gươm” và

“người đẹp”, Tom hiện diện trong tác phẩm với tư cách chàng hiệp sĩ tí hon Kiến tạo cuộc phiêu lưu bỏ nhà đi “làm cướp” của Tom, Mark Twain không chỉ bộc lộ rõ nét tính cách nghịch ngợm, nổi loạn của nhân vật mà còn tăng cường diện khái quát hiện thực của tác phẩm Như vậy chuyện Tom thành lập đảng cướp không quan trong bằng việc người đọc nhận ra điều gì thông qua cuộc phiêu lưu ấy Chỉ khi “khai quật” tầng ngầm văn bản này, độc giả mới cảm nhận được ý nghĩa nhân sinh sâu sắc mà Mark Twain gửi gắm vào tác phẩm

2.2.2 Tom Sawyer và cuộc phiêu lưu “tình ái”

Cùng với mộng làm cướp và những trò nghịch ngợm quậy phá của Tom

ở nhà thờ, trường học, thì cuộc phiêu lưu “tình ái” của chú bé Tom đã làm nên hương vị độc đáo cho cuốn tiểu thuyết của Mark Twain Louis D.Rubin ghi nhận “tình cảm lãng mạn của Tom và Becky Thatcher, có lẽ đó là những chương dí dỏm nhất của cuốn tiểu thuyết”

Tom Sawyer được xây dựng theo kiểu nhân vật anh hùng, một trang hiệp

sĩ, mà đã là hiệp sĩ thì không thể nào thiếu “thanh gươm” và “người đẹp” để tôn thờ Bởi vậy, Mark Twain đã để “chàng hiệp sĩ tí hon” của mình không vượt qua tiền định “cửa ải mỹ nhân” “Chinh chiến” một cách hào hiệp và “yêu đương” một cách chân thành là hai mặt song hành trong tính cách của Tom Qua cuộc “phiêu lưu tình ái”, tính cách của Tom một lần nữa được khẳng định Nếu hành trình thành lập “đảng cướp” khẳng định bản tính nghịch ngợm, nổi loạn thì hành trình “phiêu lưu tình ái” bộc lộ tình cảm chân thành, cao thượng, trí tưởng tượng lãng mạn - điểm nhấn quan trọng

trong cái tôi du hành của Tom Sawyer Tác phẩm khép lại khi Tom hoàn

toàn chiến thắng những “cối xay gió” của mình, có danh tiếng, có người đẹp

và trở nên giàu có Thậm chí trong tương lai “sẽ trở thành tổng thống nếu như Tom không bị treo cổ” Một kết thúc vừa có hậu theo kiểu truyện dân gian, vừa là sự giễu nhại, mỉa mai cách nhìn truyền thống Cái hiện đại trong

tư duy nghệ thuật của Mark Twain chính là ở chỗ này

Mark Twain kiến tạo những cuộc phiêu lưu như là môi trường tuyệt vời

để thể hiện quá trình trưởng thành của cái tôi nhân vật, cũng như truy tìm ý nghĩa của các giá trị đời sống Rubin đã đúng khi cho rằng: “Sự phát triển

Ngày đăng: 04/04/2014, 17:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w