1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930 - 1945

27 2,7K 18

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 205,61 KB

Nội dung

Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930 - 1945

Trang 1

Trường đại học sư phạm Hμ Nội

-D E -

Phạm Hồng Lan

Không gian vμ thời gian nghệ thuật

trong tiểu thuyết hiện thực

Trang 2

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Việt Nam

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Nhà nước

Họp tại: Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Vào hồi giờ ngày tháng năm

Có thể tìm hiểu luận án tại Thư viện Quốc gia

Thư viện Đại học Sư phạm Hà Nội

Trang 3

Các công trình nghiên cứu

của tác giả luận án

1 Phạm Hồng Lan, Không gian đô thị trong tiểu thuyết hiện thực của

Vũ Trọng Phụng (2002), Tạp chí Giáo dục, số 47, tr 26-29

2 Phạm Hồng Lan, Nông thôn của Vũ Trọng Phụng trong Giông tố, Vỡ

đê, Trúng số độc đắc (2003), Tạp chí Khoa học, Trờng Đại học S phạm

Hà Nội, số 2, tr 65-70

3 Phạm Hồng Lan, Không gian nghệ thuật “nghịch dị” và cảm hứng

cacnavan của tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng (2008), Diễn đàn Văn nghệ

Việt Nam, số 158, tr 17-21

Trang 4

Mở đầu

1 Lí do chọn đề tài

1 Văn học hiện thực (1930 – 1945) tồn tại và phát triển rực rỡ trong khoảng

15 năm, và đã trở thành một trào lưu gây được tiếng vang lớn và có những đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hoá nền văn học nước nhà Đã có nhiều công trình nghiên cứu trào lưu văn học hiện thực trên một số phương diện như: giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo, nghệ thuật tác phẩm Đặc biệt là vào nửa sau thời kì đổi mới, việc nghiên cứu văn học hiện thực đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận Giá trị của các tác phẩm vẫn tiếp tục được khẳng định trên nhiều phương diện: thể loại, kết cấu, quan niệm nghệ thuật về con người, ngôn ngữ nghệ thuật Trong đó, không gian và thời gian nghệ thuật được xem như là một yếu tố cấu thành thế giới nghệ thuật tác phẩm chưa được tập trung nghiên cứu kĩ Trước thực tế ấy, chúng tôi cho rằng việc tìm hiểu một cách toàn diện và hệ thống không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 là một việc làm cần thiết, để từ đó có thể thấy được một trong những yếu tố quan trọng tạo nên thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực

2 Không gian và thời gian nghệ thuật là hình thức mang tính quan niệm Nó phản ánh một kiểu tư duy, một cách cảm nhận đời sống của nhà văn trước con người và hiện thực Tìm hiểu các đặc trưng cũng như cách thức tổ chức không gian

và thời gian nghệ thuật là một việc làm cần thiết và quan trọng để từ đó thấy được cái nhìn, quan niệm, cách đánh giá của nhà văn về con người và đời sống

3 Tiểu thuyết là một thể loại văn học có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian, đồng thời được xem là một thể loại

có khả năng “tổng hợp nhiều nhất các khả năng nghệ thuật của các thể loại văn học khác” (35, 330) Vì thế nên khi nhận diện, lý giải sự vận động đổi mới của tư duy văn học cũng như sự biến đổi của các hình thức mang tính quan niệm, người ta thường quan tâm tới thể loại tiểu thuyết hơn bất kỳ một thể loại văn học khác Một

số công trình nghiên cứu tiểu thuyết theo hướng thi pháp gần đây có đề cập đến

đặc điểm không gian, thời gian nghệ thuật nhưng chưa thấy công trình nào đặt vấn

Trang 5

đề nghiên cứu không gian, thời gian gắn với sự biến đổi của tư duy tiểu thuyết và cảm quan nghệ thuật của nhà văn Vì thế, qua việc tìm hiểu, so sánh không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực với các hình thức không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết trước đó, chúng tôi muốn chỉ ra sự biến đổi tư duy tiểu thuyết cũng như cảm quan nghệ thuật của các nhà văn hiện thực

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Từ nửa đầu những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước

Về phương diện không gian và thời gian trong Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Giông tố, Số đỏ (Vũ Trọng Phụng), Sống mòn (Nam Cao), đáng chú ý là ý kiến của Nguyễn Trác, Nguyễn Tuân, Vũ Ngọc Phan,

Văn Tâm, Phạm Thế Ngũ, Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Đức Đàn, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung Các tác giả trên có chú ý đến “hoàn cảnh náo

động, căng thẳng”, “không khí ngột ngạt, bão giông”, chú ý đến việc miêu tả cái xã hội “xôi thịt” mục nát ở thôn quê đến xã hội “sâm banh, xì gà” ở thành thị của tiểu thuyết các nhà văn hiện thực Tuy nhiên, có thể thấy rằng, từ nửa đầu những năm 80 của thế kỷ XX trở về trước, không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực chưa được nghiên cứu một cách có ý thức Những nhận xét rải rác trên đây chỉ là những cảm nhận chung có tính chất khái quát về bối cảnh xã hội được tái hiện trong tác phẩm chứ các tác giả không đặt vấn đề nghiên cứu trực tiếp về không gian và thời gian nghệ thuật Nhưng dù sao, đó cũng là những cảm nhận ban

đầu chính xác, có tính chất gợi mở để các nhà nghiên cứu sau này nhìn nhận các yếu

tố không gian và thời gian dưới cái nhìn của một tư duy nghiên cứu mới

2.2 Từ nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX đến nay

Nửa sau những năm 80 của thế kỷ XX, cùng với sự đổi mới mọi mặt của đất nước, nghiên cứu văn học cũng đổi mới theo một tư duy không còn như trước Các

công trình nghiên cứu Lý luận và thi pháp tiểu thuyết; Những vấn đề thi pháp

Đôxtôiepxki của Bakhtin được Phạm Vĩnh Cư; Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn tuyển chọn, dịch và giới thiệu ở Việt Nam, Giáo trình Dẫn luận thi pháp học của Trần Đình Sử ra đời, và sau này là cuốn Thi pháp hiện đại của Đỗ Đức Hiểu

xuất bản đã đem đến cho việc nghiên cứu văn học một cái nhìn mới mẻ

Trang 6

Về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Bước

đường cùng, đáng chú ý là những nhận xét của nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành

Khung Về phương diện không gian và thời gian nghệ thuật trong Tắt đèn, đáng

chú ý là ý kiến của Phan Cự Đệ, Phạm Mạnh Hùng Về phương diện thời gian

nghệ thuật trong Giông tố, Số đỏ, đáng chú ý là các ý kiến của Phan Cự Đệ,

Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Đỗ Đức Hiểu, Trần Đăng Thao,

Bùi Văn Tiếng Trong đó đáng chú ý là chuyên luận Thời gian nghệ thuật trong

tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng, (Bùi Văn Tiếng, NXB Văn hoá, 1987 Về

phương diện thời gian nghệ thuật trong Sống mòn của Nam Cao, đáng chú ý là

nhận xét của Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Nguyễn Hoành Khung, Trần

Đăng Suyền, Nguyễn Ngọc Thiện

Tóm lại, trong một số công trình nghiên cứu về văn học hiện thực phê phán

1930 – 1945, không gian và thời gian nghệ thuật đã được các nhà nghiên cứu đề cập đến Về phương diện không gian nghệ thuật, phần lớn các ý kiến đều nhận xét

ở khía cạnh không gian bối cảnh xã hội mà ít chú ý đến không gian thiên nhiên và

không gian tâm trạng Gần đây, có một số luận án tiến sĩ, thạc sĩ khi tìm hiểu văn

học hiện thực dưới góc độ thi pháp cũng có đề cập đến không gian nghệ thuật

nhưng chủ yếu tập trung vào các dạng thức không gian chứ không chú ý nhiều đến

quy mô, tính chất, cách thức tổ chức cũng như chức năng của không gian nghệ

thuật trong việc phản ánh hiện thực Về phương diện thời gian nghệ thuật, các tác

giả trên, tuy có đề cập đến một số dạng thức thời gian cụ thể, tiêu biểu, nhưng chưa quan tâm nhiều đến nhịp điệu thời gian tác phẩm cũng như chức năng của thời

gian nghệ thuật trong việc phản ánh hiện thực

Tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những ý kiến, luận điểm của những người đi trước, trong luận án này, chúng tôi một mặt nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề cơ bản về không gian và thời gian nghệ thuật đồng thời chỉ ra chức năng của không gian và thời gian trong việc phân tích và phê phán xã hội, thể hiện quan niệm của các nhà văn hiện thực

Trang 7

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là không gian và thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực giai đoạn 1930 - 1945 Tuy nhiên, với thời gian nghiên cứu có hạn, chúng tôi khó có thể tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát tất cả các tiểu thuyết thuộc trào lưu văn học này Vì vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu những tiểu

thuyết xuất sắc của 5 tác giả tiêu biểu của văn học hiện thực 30 - 45: Bước đường

cùng (Nguyễn Công Hoan), Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Giông tố, Số đỏ (Vũ Trọng

Phụng), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Sống mòn (Nam Cao) Trong quá trình nghiên cứu,

chúng tôi còn khảo sát thêm một số tiểu thuyết của chính các nhà văn đó hoặc một

số tiểu thuyết của các nhà văn khác trước đó hoặc cùng thời

4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930- 1945, luận án nhằm chỉ ra những đặc điểm, cách thức tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết hiện thực so với tiểu thuyết trước đó và những tiểu thuyết cùng thời thuộc khuynh hướng khác Trên cơ sở đó làm rõ sự khác biệt trong tư duy tiểu thuyết của các nhà văn hiện thực Ngoài ra, luận án còn làm rõ vai trò, chức năng của các yếu tố không gian, thời gian trong việc thể hiện những

đặc trưng riêng của tiểu thuyết hiện thực

5 Phương pháp nghiên cứu

Luận án lựa chọn hướng tiếp cận thi pháp học và vận dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp hệ thống; phương pháp so sánh văn học; phương pháp phân loại, thống kê

6 Đóng góp mới của luận án

- Đây là công trình chuyên biệt đầu tiên tập trung nghiên cứu khá toàn diện,

hệ thống không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực giai đoạn 1930- 1945

- Trên cơ sở phân tích, so sánh và tổng hợp, luận án đã góp phần làm rõ chức năng, đặc điểm, quy mô, tính chất cũng như cách thức tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930 – 1945 so với tiểu thuyết trước đó và tiểu thuyết cùng thời thuộc khuynh hướng khác

Trang 8

- Luận án cũng góp phần vào thành tựu nghiên cứu về văn học hiện thực, tiếp tục khẳng định vai trò, vị trí của các nhà văn hiện thực trong tiến trình hiện đại hoá nền văn học dân tộc Qua tìm hiểu hình thức tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật, luận án đã góp phần làm rõ sự vận động và phát triển của tư duy tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

- Kết quả nghiên cứu của luận án có thể áp dụng vào việc nghiên cứu và giảng dạy tại các trường cao đẳng và đại học

7 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung chính của luận án được triển khai

thành ba chương:

Chương 1 Những nhận thức cơ bản về không gian và thời gian nghệ thuật

Chương 2 Không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930- 1945

Chương 3 Thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết hiện thực 1930- 1945

Phần cuối là Tài liệu tham khảo

Nội dung Chương 1 Những nhận thức cơ bản về không gian

vμ thời gian nghệ thuật

1.1 Giới thuyết về không gian và thời gian nghệ thuật

Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuật nào nằm ngoài không gian, không có nhân vật nào tồn tại

mà không trong một nền cảnh nào đó Trong tác phẩm ta thường bắt gặp hình ảnh con đường ngôi nhà, dòng sông nhưng bản thân các sự vật đó chưa hẳn đã là không gian nghệ thuật Nó chỉ được xem là không gian nghệ thuật khi bản thân

nó là một hình thức ngầm ẩn bên trong của hình tượng nghệ thuật nhằm biểu hiện mô hình thế giới của con người

Không gian nghệ thuật là không gian mang tính chủ quan để biểu đạt cảm nhận riêng của nhà văn về con người và thế giới Mỗi tác giả có một cách xây dựng và kiến tạo thế giới theo cách của riêng mình, không gian nghệ thuật vì thế rất phong phú và đa dạng, tuỳ thuộc vào sở trường cũng như cá tính sáng tạo của

Trang 9

mỗi nhà văn Ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng Không gian tâm tưởng là không gian diễn ra bên trong tâm hồn nhân vật Nó có tác dụng khắc sâu thêm tính cách nhân vật, giúp người đọc hiểu sâu thêm thế giới bên trong tâm hồn con người Giữa không gian vật thể và không gian tâm tưởng thường có tác động qua lại lẫn nhau, hoặc là không gian vật thể tác động vào không gian tâm tưởng hoặc là không gian tâm tưởng chi phối không gian vật thể Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn văn học Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo của các hình tượng nghệ thuật Đây không những

là đặc điểm mà còn là ý nghĩa quan trọng nhất của không gian nghệ thuật Có một

điều quan trọng mà chúng tôi khi nghiên cứu nhận ra rằng: mỗi thời đại, mỗi giai

đoạn văn học có những quan niệm riêng về con người và thế giới, từ đó dẫn đến tri giác về không gian cũng như thời gian nghệ thuật ở mỗi giai đoạn văn học là không giống nhau

Cũng như không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Thời gian nghệ thuật không phải là thời gian khách quan vận động theo trật tự một chiều, trước sau không thể đảo ngược mà là thời gian được soi sáng bởi tư tưởng, tình cảm nhà văn, được nhào nặn và sáng tạo để trở thành hình tượng nghệ thuật, phù hợp với quan niệm nghệ thuật của nhà văn về con người và thế giới Vì thế thời gian nghệ thuật có thể nhanh hay chậm, dài hay ngắn, liên tục hay đứt quãng theo một lôgíc riêng không hoàn toàn trùng khớp với thời gian khách quan Nói như một nhà nghiên cứu văn học thì "thời gian trong tác phẩm văn học được chuyển hoá thành thời gian nghệ thuật, thành một ký mã nghệ thuật không đồng nhất với thời gian hiện thực" Tuy nhiên, không phải mọi thứ liên quan đến thời gian trong tác phẩm văn học đều là thời gian nghệ thuật Nằm sâu trong tác phẩm văn chương, thời gian chỉ chuyển hoá thành thời gian nghệ thuật khi nó cùng với các yếu tố khác như kết cấu, cốt truyện thể hiện quan niệm của nhà văn về con người và cuộc

đời Là hình thức của hình tượng nghệ thuật, thời gian nghệ thuật là một trong

Trang 10

những phạm trù quan trọng nhất của thi pháp học, bởi vì nó thể hiện thực chất sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ Nghệ sĩ có thể chọn điểm ban đầu và kết thúc, có thể kể nhanh hay chậm, có thể đảo lộn trật tự thời gian trong truyện bằng cách đan xen quá khứ, hiện tại, tương lai theo qui luật tâm lý của nhân vật hoặc theo trật tự hồi ức, liên tưởng của người kể chuyện

Cuối cùng, cần phải nói đến sự tương quan chặt chẽ giữa không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật Thời gian và không gian nghệ thuật không thể tách rời nhau "Khi nhà văn dừng lại khắc hoạ không gian thì thời gian bị hãm chậm hay triệt tiêu Người ta có thể không gian hoá thời gian bằng cách miêu tả

sự kiện, biến đổi theo trật tự liên tưởng, cái này bên cạnh cái kia" (Trần Đình

Sử, Thi pháp thơ Tố Hữu, tr 190) Việc phân chia các phương diện không gian

và thời gian để khảo sát là do yêu cầu của các thao tác khoa học Kỳ thực, các yếu tố không gian, thời gian không tách rời nhau mà hoà nhuyễn với nhau trong một sinh thể thống nhất là tác phẩm nghệ thuật ngôn từ

1.2 Sự thay đổi tri giác không gian, thời gian trong tiểu thuyết

1.2.1 Tri giác không gian và thời gian trong tiểu thuyết trung đại

Để tiện cho việc phân tích và so sánh, chúng tôi tạm chia tiểu thuyết trung đại làm hai loại chính là tiểu thuyết chương hồi chữ Hán và truyện thơ Nôm Tiểu thuyết chương hồi chữ Hán chủ yếu ghi chép những sự việc xảy ra trong thời đương đại Những nhân vật trong truyện là những danh nhân, những nhân vật lịch sử – con người của trời đất, thiên hạ hoạt động trên một vùng không gian rộng lớn như đánh dẹp các cuộc nổi loạn, trấn thủ một vùng biên cương, biên ải Quy mô không gian góp phần thể hiện sức mạnh cũng như chí lớn của con người Xét về mặt thể loại, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại là một thể loại văn học gắn liền với lịch sử Tính

chất văn sử bất phân đã tác động sâu sắc tới tư duy nghệ thuật của các nhà văn trung

đại vì vậy, không gian trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán thường là không gian thiên hạ, không gian mang dấu ấn chính trị một triều đại liên quan đến các bậc đế vương, công khanh với định hướng phán xét đạo đức, lí giải nguyên nhân thịnh suy, hưng vong xã hội chứ không phải không gian cuộc sống xã hội đời thường Cũng do

ảnh hưởng của lối tư duy chép sử nên thời gian trong truyện là thời gian được kể theo

Trang 11

thứ tự biên niên lịch sử, cụ thể, xác thực để giúp cho người đọc hình dung được các sự việc trong chuỗi liên tục trước sau Khác với tiểu thuyết chương hồi chữ Hán, truyện thơ Nôm bác học không lấy đề tài trong lịch sử đương đại mà thường lấy đề tài trong truyện xưa, tích cũ Họ không dùng ngòi bút ghi chép lịch sử để phản ánh hiện thực

mà gián tiếp phê phán xã hội qua thế giới nghệ thuật tác phẩm Điều đó có thể lí giải

vì sao các nhà thơ trung đại thường lấy chuyện xưa để nói chuyện đời nay Truyện Kiều (Nguyễn Du) lấy bối cảnh ở thời "Gia Tĩnh triều Minh", ở không gian xa xôi của vùng Lâm Tri, Vô Tích nước Tàu Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) cũng

mượn truyện "Tây Minh" để nói chuyện đời nay Bối cảnh không gian và thời gian trong truyện thường cách xa người đọc, tạo ra một khoảng cách không gian và thời gian xa vời thích hợp cho việc thể hiện giấc mơ về khát vọng công bằng cũng như lý tưởng hóa nhân vật của các nhà thơ trung đại Cảm quan tâm linh đã chi phối cách tổ chức không gian và thời gian trong tiểu thuyết thơ trung đại Bên cạnh không gian có tính hiện thực: vùng miền, quê nhà, nước thẳm, non xa còn có không gian ngoài hiện thực, không gian tâm linh như: không gian cõi âm, không gian tiên giới, cõi trời Bên cạnh thời gian hiện thực, ở đó con người có những suy nghĩ và định liệu theo lôgíc của hiện thực cuộc sống còn có thời gian tâm linh, thời gian định mệnh Về cách thức

tổ chức thời gian trong tiểu thuyết thơ trung đại, thấy có những điểm đặc biệt gần giống với cách tổ chức thời gian trong tiểu thuyết hiện đại sau này Nhà thơ Xuân Diệu có một phát hiện khá thú vị rằng: thời gian hai tháng Kim – Kiều yêu nhau đã

được tác giả kéo giãn ra tới bốn, năm trăm câu chiếm 1/8 tổng số câu thơ trong

Truyện Kiều Tuy nhiên cũng có chỗ thời gian cả tháng bị nén lại chỉ trong hai câu thơ (Lần lần ngày gió, đêm trăng/ thưa hồng rậm lục đã chừng xuân qua) Cũng nhiều khi nhịp điệu thời gian trong truyện diễn ra nhanh, gấp, đột ngột (Nửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương) Như vậy có thể nhận thấy rằng, các tác giả văn học lớn

thường có cách tổ chức thời gian giống nhau Chỗ khác nhau so với các tác giả hiện

đại là cảm quan định mệnh đã chi phối cách thức tổ chức nhịp điệu thời gian của truyện thơ trung đại, tạo ra những nếp gấp đột ngột, những bước ngoặt ít mang tính lôgíc khách quan

Trang 12

2.1.2 Tri giác không gian và thời gian trong tiểu thuyết hiện đại

Đầu thế kỷ XX, văn hoá Việt Nam nói chung và văn học nói riêng, trong đó

có tiểu thuyết đã có sự tiếp thu mạnh mẽ ảnh hưởng của văn hoá châu Âu, trong đó

có văn hoá Pháp Ngay từ những ngày đầu của văn học viết bằng chữ quốc ngữ, nền quốc văn mới đã đấu tranh chống lại lối viết có tính chất quy phạm, công thức,

ước lệ trong văn học trung đại Các nhà viết tiểu thuyết quan niệm, văn chương phải hướng vào thực tại, viết về “chuyện đời này”, “việc trong xứ mình” Năm

1906, trong thể lệ cuộc thi tiểu thuyết, báo Nông cổ mín đàm cũng đưa ra tiêu

chuẩn: viết chuyện có thật trong xứ, ngôn ngữ “thanh nhã, dễ hiểu”

Đến những năm 30 của thế kỉ XX, quan niệm về tiểu thuyết đã có những đổi

thay đáng kể Nhất Linh trong Viết và đọc tiểu thuyết cho rằng: “Những cuốn tiểu

thuyết hay là những cuốn tả đúng sự thực cả bề trong lẫn bề ngoài Diễn tả được một cách linh động các trạng thái phức tạp của cuộc đời, đi thật sâu vào sự sống với tất cả những chuyển biến mong manh tế nhị của tâm hồn” Thạch Lam trong

cuốn tiểu luận Theo dòng cũng cho rằng: “nhà tiểu thuyết gia có tài là nhà văn

đã diễn tả đúng và thấu đáo cái tâm lý uyển chuyển của con người” Quan niệm tiểu thuyết phải đi sâu vào miêu tả thế giới bên trong tâm hồn con người đã chi phối tâm thức sáng tạo nghệ thuật của các nhà văn hiện đại, góp phần thúc đẩy văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 bước hẳn sang phạm trù hiện đại

Một trong những đóng góp quan trọng của các nhà văn Tự lực văn đoàn vào quá trình hiện đại hoá tiểu thuyết Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX là ở chỗ đã mở ra cho tiểu thuyết hướng đi sâu vào khai thác tâm lý nhân vật Việc từ bỏ lối kết cấu chương hồi, chuyển sang lối kết cấu tâm lý, tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã làm đảo lộn toàn bộ thi pháp tiểu thuyết của các nhà văn lớp trước, chi phối các khâu trong quá trình sáng tạo nghệ thuật, từ việc xây dựng cốt truyện, khắc hoạ tính cách nhân vật đến bố cục tác phẩm cũng như cách tổ chức không gian, thời gian

Tồn tại song song với văn học lãng mạn của Tự lực văn đoàn là một trào lưu văn học khác, văn học hiện thực phê phán Nếu văn học lãng mạn thiên về một thế giới đẹp đẽ, giàu mơ ước và tưởng tượng thì văn học hiện thực thiên về khám phá con người trong các mối quan hệ xã hội, số phận con người gắn với các biến cố, các

Trang 13

xung đột xã hội Các nhà văn hiện thực quan niệm: nhà văn phải viết về cuộc đời trước mắt, "phải có một cái gì liên quan ngay đến người đọc đương thời" Người viết phải có tình cảm mạnh mẽ, chân thành, phải biết “mở hồn ra đón lấy những vang

động của đời” Không đồng tình với kiểu văn chương chỉ biết “tô son điểm phấn cho những thực trạng xấu xa để lừa mình và lừa người”, các nhà văn hiện thực quan niệm “văn chương là một phương tiện đấu tranh của những người cầm bút muốn loại khỏi xã hội con người những nỗi bất công, nhen lên trong lòng người nỗi xót thương

đối với kẻ bị chà đạp nhân phẩm, kẻ yếu, kẻ bị đày đọa vào cảnh ngu tối, bị bóc lột” Tiểu thuyết nói riêng và văn học nói chung phải nói lên thực trạng của đời sống, dũng cảm phanh phui, mổ xẻ những thói tật, vạch ra sự bất công thối nát, phơi bày thực trạng xã hội, lên án bọn thống trị xa hoa, dâm đãng Cảm quan hiện thực nói trên đã chi phối nhà văn trong cách tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật Tái hiện không gian và thời gian nghệ thuật là một cách để các nhà văn hiện thực phân tích và phê phán xã hội, phơi bày những mâu thuẫn, bất công

Chương 2 Không gian nghệ thuật trong

tiểu thuyết hiện thực 1930 – 1945 2.1 Các dạng thức không gian

2.1.1 Không gian bối cảnh x∙ hội

Mục này, chúng tôi không liệt kê các dạng thức không gian bối cảnh xã hội

mà nghiên cứu quy mô, tính chất không gian bối cảnh xã hội là chủ yếu Tuy nhiên trong quá trình phân tích tính chất không gian, chúng tôi có kết hợp chỉ ra một số dạng thức không gian cụ thể

Ngày đăng: 06/04/2014, 00:04

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w