Một số giải pháp về cải cách hệ thống ngân hàng

Một phần của tài liệu Cải cách tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa – Thực tiễn tính chuyển đổi VND (Trang 27 - 30)

Xử lý nợ tồn đọng

Hiện nay, nợ tồn đọng của các ngân hàng thương mại đang chiếm tỷ lệ cao trong tổng dư nợ tín dụng, trong khi đó việc xử lý nợ tồn đọng gặp nhiều khó khăn, vướng mắc không được xử lý dứt điểm, đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh, an toàn của hệ thống ngân hàng thương mại và nền kinh tế.

Một số nguyên tắc và đề xuất cho việc xử lý nợ tồn đọng:

1. Các ngân hàng thương mại phải thành lập bộ phận chuyên trách xử lý nợ tồn đọng. 2. Phải đặt việc xử lý nợ tồn đọng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền địa phương; sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể thì việc xử lý nợ tồn đọng mới có kết quả cao.

3. Các ngân hàng thương mại phải chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện việc bán tài sản nợ tồn đọng trên thị trường bảo đảm công khai, minh bạch theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước, các Bộ, ngành liên quan đến việc xử lý nợ tồn đọng và các qui định hiện

hành khác của pháp luật; hạn chế tổn thất và ngăn chặn các tiêu cực phát sinh trong quá trình xử lý nợ tồn đọng.

4. Việc xử lý nợ tồn đọng có liên quan đến ngân hàng khác thì các ngân hàng phải phối hợp chặt chẽ với nhau trong quá trình xử lý nợ tồn đọng.

5. Phải tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát trong quá trình xử lý nợ tồn đọng. Đưa việc này là một nội dung chủ yếu trong chương trình, kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát đối với tất cả các ngân hàng trong vài năm tới.

6. Các khiếu nại, tố cáo phát sinh liên quan đến việc xử lý nợ tồn đọng phải được giải quyết kịp thời, đúng pháp luật.

7. Định kỳ hàng tháng, hàng quý, các ngân hàng tổng hợp tình hình xử lý nợ tồn đọng của đơn vụ mình theo mẫu biểu và báo cáo về Ngân hàng Nhà nước

Giải pháp tăng vốn cho các NHTM.

Các biện pháp góp phần tăng vốn cho các NHTM có thể xem xét bao gồm:

+ Nguồn bên trong: Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy và đóng góp của cổ đông hiện hữu. Đây là lợi nhuận ngân hàng đạt được trong năm, nhưng không chia cho các cổ đông mà giữ lại để tăng vốn.

+ Nguồn bên ngoài:

- Phát hành cổ phiếu thường: Phương pháp này làm tăng quy mô vốn nên cũng làm tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.

- Phát hành cổ phiếu ưu đãi vĩnh viễn: Tăng khả năng vay nợ của ngân hàng trong tương lai.

- Phát hành giấy nợ thứ cấp (thời hạn tối thiểu 7 năm): Chi phí thấp và không làm phân tán quyền kiểm soát của ngân hàng. Đây là phương pháp hiệu quả vì trái phiếu này được các nhà đầu tư ưa chuộng trên thị trường.

- Ngân hàng còn có thể thực hiện các biện pháp tăng vốn từ nguồn bên ngoài khác như bán tài sản và thuê lại, chuyển đổi chứng khoán nợ thành cổ phiếu...

+ Sáp nhập các ngân hàng có quy mô nhỏ thành ngân hàng lớn hơn. + Bán cổ phần cho Ngân hàng Nước ngoài.

Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng.

Ngân hàng cần quan tâm hơn tới một chiến lược dài hạn, một bức tranh tổng thể hệ thống CNTT. Hệ thống CNTT phải thực sự là đòn bẩy giúp ngân hàng phát triển. Để đạt

được điều đó Ngân hàng cần tập trung vào các yếu tố: Xây dựng bức tranh tổng thể hệ thống CNTT và xác định một chiến lược dài hạn thông qua việc phối hợp chặt chẽ với định hướng phát triển kinh doanh, phát triển hệ thống kênh thanh toán và mạng lưới phục vụ khách hang, chú trọng đến các chỉ số chi phí, hiệu quả đầu tư, song song với việc phát triển đa dạng hoá các dịch vụ là phải nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng

Đa dạng hóa các dịch vụ ngân hàng

Tổng số dịch vụ mà các ngân hàng (NH) thương mại hiện nay cung cấp cho xã hội vào khoảng 300 dịch vu, quá ít so với các dịch vụ của ngân hàng ở các nước phát triển khác.

Đa dạng hoá dịch vụ tín dụng: Các TCTD cần mở rộng và “chứng khoán hoá” các

loại tiền gửi trung và dài hạn để người sở hữu có thể chuyển đổi linh hoạt khi cần thiết. Mở rộng các hình thức tiền gửi tiết kiệm trong dân bao gồm cả tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi sử dụng thẻ, trái phiếu, kỳ phiếu. Đa dạng hoá kỳ hạn tiền gửi tiết kiệm: không chỉ dừng lại việc chỉ có tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn theo kiểu 3 tháng, 6 tháng, 1 năm... Các NHTM cần có giải pháp tự động chuyển hoá tiền gửi không kỳ hạn sang có kỳ hạn cho dân. Áp dụng hình thức gửi nhiều lần lấy gọn một lần, tiết kiệm gửi góp, lãi suất tính theo từng lần gửi. Thực hiện cách này các NHTM giúp dân tích luỹ tiền, hoặc gửi tiền một lần dài hạn nhưng rút ra nhiều kỳ... Các dịch vụ này sẽ giúp tăng mức huy động vốn trong dân đáp ứng nhu cầu vay của nền kinh tế. Mở rộng các hình thức, phương thức cho vay mới như: tín dụng thấu chi, chiết khấu thương phiếu và chứng từ có giá, cho vay trả góp, bao thanh toán và cho vay mua cổ phần, cho thuê tài chính, bảo lãnh và hình thức tín dụng theo dự án...

Đa dạng hoá dịch vụ thanh toán: Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật để triển khai ứng dụng công nghệ tin học - điện tử trong mỗi TCTD. Tiếp tục đẩy mạnh thanh toán bằng séc, thẻ tín dụng, phát triển tài khoản cá nhân để phát triển các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt, mang lại tiện ích thực sự thông qua dịch vụ chi trả lương, tiền điện nước, điện thoại...

Đa dạng hoá các dịch vụ ngân hàng khác: Quản lý hộ tài sản tài chính cho dân cư,

cho thuê két sắt, tư vấn đầu tư. Nghiên cứu và áp dụng những sản phẩm ngân hàng mới như đưa hệ thống giao dịch tự động vào sử dụng phổ biến trên toàn quốc. Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai dịch vụ E- Banking và phát triển dịch vụ E-Commerce ở Việt Nam, xây dựng và triển khai các giải pháp bảo mật an toàn hệ thống, đẩy mạnh sử dụng thẻ và đưa các ứng

dụng hệ thống ngân hàng bán lẻ để tiếp tục mở rộng và phát triển các ứng dụng ngân hàng hiện đại sau này.

Một phần của tài liệu Cải cách tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa – Thực tiễn tính chuyển đổi VND (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w