PHẦN II THỰC TIỄN TÍNH CHUYỂN ĐỔI VND I Một số vấn đề lý luận về tính chuyển đổi của tiền tệ

Một phần của tài liệu Cải cách tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa – Thực tiễn tính chuyển đổi VND (Trang 30 - 35)

I. Một số vấn đề lý luận về tính chuyển đổi của tiền tệ

Quá trình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hoá dẫn đến sự ra đời của tiền tệ. Khi hàng hoá được trao đổi ở phạm vi quốc tế thì xuất hiện nhu cầu trao đổi các đồng tiền với nhau. Tiền tệ có ba chức năng là: dự trữ giá trị, phương tiện thanh toán và đơn vị tính toán. Trên thị trường quốc tế, các đồng tiền được trao đổi, mua bán với nhau tuỳ theo nhu cầu phát sinh từ mục đích thanh toán hoặc đầu tư. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao được thị trường quốc tế sử dụng cả ba chức năng. Người ta sử dụng làm phương tiện thanh toán theo tập quán quốc tế những đồng tiền mạnh có tính lịch sử do uy tín, vị thế của nền kinh tế. Các đồng tiền đó cũng được sử dụng như các tài sản tài chính và là đơn vị tính toán trên thị trường quốc tế. Như vậy, đồng tiền có tính chuyển đổi cao có đặc điểm là được chấp nhận một cách rộng rãi trong các giao dịch về thanh toán và tiền tệ ở trong nước và quốc tế. Đặc điểm này mang yếu tố khách quan và chủ quan. Về khách quan, đó là đồng tiền mạnh, có uy tín, được thị trường tin tưởng chấp nhận. Về chủ quan, đó là ý chí của Nhà nước, thông qua quy định về quản lý ngoại hối cho phép dùng đồng nội tệ mua ngoại tệ trong các giao dịch được phép, hoặc được mang ra và chuyển đổi ở thị trường quốc tế.

1.1 Khái niệm:

Tiền tệ tự do chuyển đổi là những tiền tệ mà luật tiền tệ của nước hoặc khối kinh tế có tiền tệ đó cho phép bất cứ ai có thu nhập tiền tệ này đều có quyền yêu cầu Ngân hàng nước đó chuyển đổi tự do tiền tệ này ra các tiền tệ nước khác mà không cần phải có giấy phép.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đồng tiền tự do chuyển đổi là đồng tiền của một nước hội viên mà IMF nhận thấy đồng tiền đó được sử dụng rộng rãi để thanh toán các giao dịch quốc tế và được mua bán rộng rãi trên thị trường ngoại hối chủ chốt.

Hiểu một cách đơn giản hơn thì những đồng tiền mạnh như USD, Yên Nhật, EURO,… như hiện nay là những đồng tiền có thể sử dụng tại nhiều nước trên thế giới. Theo đó, đồng tiền tự do chuyển đổi gắn chặt với sức mạnh của nền kinh tế, đó phải là nền kinh tế có sức cạnh tranh cao và tính ổn định kinh tế vĩ mô bền vững.

Hay nói cách khác, đồng tiền đó phải mang tính chuyển đổi, có nghĩa là đồng tiền đó có thể được chuyển đổi sang ngoại tệ mà không có bất kỳ hạn chế nào.

1.2 Phân loại:

Có hai loại tiền tệ tự do chuyển đổi:

1.2.1 Tự do chuyển đổi toàn bộ

Tiền tệ tự do chuyển đổi toàn bộ có thể chuyển đổi ra bất cứ loại tiền quốc gia nào mà không cần phải thỏa mãn một điều kiện nào, chẳng hạn như USD của Mỹ, EURO của châu Âu, GBP của Anh, JPY của Nhật Bản, AUD của Australia, CHF của Thụy Sĩ, CAD của Canada,…đây là những đồng tiền mạnh của các nền kinh tế phát triển và ổn định.

Trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, thường quy định đồng tiền thanh toán là tiền tự do chuyển đổi để tránh rủi ro đồng tiền xuống giá và linh hoạt đổi ra bất cứ tiền nước nào nếu người xuất khẩu muốn.

1.2.2 Tự do chuyển đổi một phần

Với tiền tệ tự do chuyển đổi một phần, việc chuyển đổi của nó phụ thuộc vào một trong 3 yếu tố sau:

Chủ thể chuyển đổi: Theo luật quản lý ngoại hối của các quốc gia, chủ thể chuyển đổi

bao gồm người cư trú và người phi cư trú. Trong đó, người cư trú muốn chuyển đổi tiền tệ đang nắm giữ phải được cấp giấy phép chuyển đổi; còn người phi cư trú được quyền chuyển đổi tự do.

Mức độ chuyển đổi (hạng mức chuyển đổi): Đây là hạng mức chuyển đổi do luật

định, muốn chuyển đổi ngoại tệ phải có giấy phép chuyển đổi, dưới hạn mức luật định thì có thể chuyển đổi tự do.

Nguồn thu nhập tiền tệ: Tính chuyển đổi của tiền tệ còn phụ thuộc vào nguồn thu

nhập bằng tiền của người phi cư trú có được từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ, đầu tư nước ngoài,…tại nước có tiền tệ đó sẽ được chuyển đổi tự do; còn các nguồn thu nhập khác từ hoạt động phi thương mại, phi đầu tư muốn chuyển đổi ngoại tệ thì phải có giấy phép.

1.3 Các yếu tố để đồng tiền được xem là tự do chuyển đổi1.3.1 Tự do hóa các giao dịch vãng lai 1.3.1 Tự do hóa các giao dịch vãng lai

Tài khoản vãng lai (hay còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia là tài khoản ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú

trong nước với người cư trú ngoài nước. Những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú trong nước cho người cư trú ngoài nước được ghi vào bên "nợ" (theo truyền thống kế toán sẽ được ghi bằng mực đỏ). Còn những giao dịch dẫn tới sự thanh toán của người cư trú ngoài nước cho người cư trú trong nước được ghi vào bên "có" (ghi bằng mực đen). Thặng dư tài khoản vãng lai xảy ra khi bên có lớn hơn bên nợ.

Trên cơ sở đó, tự do hóa giao dịch vãng lai là những giao dịch dẫn tới sự thanh toán giữa người cư trú và người phi cư trú bằng đồng ngoại tệ phải được dễ dàng, thông suốt, không có bất cứ cản trở nào.

1.3.2 Nới lỏng các giao dịch tài khoản vốn

Tài khoản vốn (còn gọi là cán cân vốn) là một bộ phận của cán cân thanh toán của một quốc gia. Nó ghi lại tất cả những giao dịch về tài sản (gồm tài sản thực như bất động sản hay tài sản tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ) giữa người cư trú trong nước với người cư trú ở quốc gia khác. Khi những tuyên bố về tài sản nước ngoài của người sống trong nước lớn hơn tuyên bố về tài sản trong nước của người sống ở nước ngoài, thì quốc gia có thặng dư tài khoản vốn (hay dòng vốn vào ròng). Theo quy ước, dòng vốn vào ròng phải bằng thâm hụt tài khoản vãng lai.

Tự do hóa giao dịch tài khoản vốn là quá trình dỡ bỏ dần những hạn chế áp dụng đối với những giao dịch này. Đối với người dân, tự do hóa giao dịch vốn cho phép họ thực hiện các hoạt động ở nước ngoài như mở tài khoản ngân hàng, tham gia hoạt động đầu tư nhằm đạt lợi nhuận cao. Các doanh nghiệp được phép đầu tư và sở hữu những công ty khác, các dòng vốn được tự do lưu chuyển từ nơi có tỷ suất sinh lợi thấp sang nơi có tỷ suất sinh lợi cao.

1.3.3 Thả nổi tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái (thường được gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác Tỷ giá thả nổi là tỷ giá biến động theo cung cầu ngoại tệ, ngân hàng trung ương không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Ưu điểm của chế độ tỷ giá thả nổi là cán cân thanh toán tổng thể có xu hướng cân bằng. Tuy nhiên, khá khó khăn trong việc kiểm soát, điều chỉnh vì tỷ giá có thể biến động rất mạnh.

Thị trường tài chính là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán quyền sử dụng các nguồn tài chính thông qua những phương thức giao dịch và công cụ tài chính nhất định. Thị trường tài chính là tổng hòa các quan hệ cung cầu về vốn trong nền kinh tế. Hay nói cách khác, thị trường tài chính là kênh dẫn vốn từ người có vốn đến người cần vốn. Giúp cho việc chuyển vốn từ người không có cơ hội đầu tư sinh lợi đến những người có cơ hội đầu tư sinh lợi thông qua hình thức mua bán bên ngoài là các loại giấy tờ có giá trị, gọi chung là chứng khoán.

Một thị trường tài chính lành mạnh không những giúp cho sự ổn định kinh tế vĩ mô, thu hút đầu tư nước ngoài mà còn là một trong những tiền đề mở rộng thông thương với các quốc gia trên thế giới bằng việc từng bước nâng cao vị thế cạnh tranh từ đồng nội tệ của quốc gia.

Bên cạnh đó, một thị trường tài chính lành mạnh cần có sự ổn định của thị trường hối đoái, là một thị trường phi tập trung, là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ và các phương tiện thanh toán có giá trị ngoại tệ khác. Đây cũng là nơi hình thành tỷ giá hối đoái theo quan hệ cung cầu, là một bộ phận của thị trường tài chính có trình độ phát triển cao.

Tuy nhiên, do tính chất biến động cao của các đồng ngoại tệ, việc đầu cơ trên thị trường hối đoái sẽ rất dễ dẫn đến khủng hoảng thị trường tài chính nếu như không có các công cụ dự đoán mạnh mẽ ở tầm vĩ mô.

Một ví dụ là hiện nay các đồng tiền mạnh, có tính chuyển đổi cao được giao dịch nhiều nhất là Đôla Mỹ, Yên Nhật, Mác Đức,... Ba thị trường hối đoái lớn nhất thế giới là London, Tokyo, New York.Thị trường hối đoái có quy mô giao dịch trong một ngày rên một nghìn tỷ đôla, ví dụ năm 1998 doanh số trung bình hàng ngày của thị trường ngoại hối là 1600 tỷ USD. Vì vậy, thị trường này tác động rất lớn đến tình hình kinh tế của các nước đang phát triển. Việc đầu cơ trên thị trường hối đoái, ví dụ đầu cơ đồng Baht đã dẫn đến cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Thái Lan.

1.4. Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền và tác hại của đồng nội tệ mất uy tín.1.4.1 Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền 1.4.1 Đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền

Tính chuyển đổi của đồng tiền được đánh giá qua tính chuyển đổi trong nước và tính chuyển đổi quốc tế. Tính chuyển đổi trong nước của đồng tiền thể hiện qua việc được ưa thích sử dụng và dễ dàng mua được ngoại tệ với mức giá thị trường. Điều này một mặt phụ

thuộc sự ổn định về giá trị và sự thuận tiện khi sử dụng của đồng tiền, mặt khác phụ thuộc vào việc được phép chuyển đổi ra ngoại tệ trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn và khả năng đáp ứng ngoại tệ của hệ thống ngân hàng. Tính chuyển đổi quốc tế của đồng tiền thể hiện ở mức độ phổ biến được sử dụng làm phương tiện trong các giao dịch thương mại, tài chính quốc tế. Tính chuyển đổi quốc tế là cấp độ cao, chỉ có một số ít đồng tiền mạnh như Đô la Mỹ, Bảng Anh, EURO... đạt được (còn gọi là các đồng tiền tự do chuyển đổi). Đa số các đồng tiền còn lại có tính chuyển đổi thấp hơn, ở mức độ chuyển đổi trong nước.

Vì thế, đánh giá tính chuyển đổi của đồng tiền của các nước đang phát triển chủ yếu dựa vào việc đánh giá tính chuyển đổi trong nước. Với các nước này, uy tín, vị thế của đồng nội tệ có thể đánh giá qua chỉ số lạm phát, mức độ đô la hóa nền kinh tế, sự phát triển của các thị trường tài chính, trình độ của hệ thống ngân hàng, mức độ thông thoáng của chính sách quản lý ngoại hối và sự linh hoạt của tỷ giá hối đoái. Với vai trò là các biện pháp hỗ trợ, bảo vệ đồng bản tệ và cán cân thanh toán quốc tế, chính sách quản lý ngoại hối càng nới lỏng, mức độ tự do hoá đối với giao dịch vãng lai, giao dịch vốn càng cao, khả năng đáp ứng ngoại tệ càng lớn thì chứng tỏ đồng bản tệ càng mạnh và do đó tính chuyển đổi của đồng tiền càng cao.

1.4.2 Tác hại của đồng nội tệ mất uy tín

Khi đồng nội tệ không được tín nhiệm, nó sẽ không đáp ứng được đồng thời cả ba chức năng: phương tiện thanh toán, dự trữ giá trị và đơn vị tính toán. Vì vậy, nếu không được “ưa chuộng”, đồng nội tệ có thể gây ra ba tác hại kinh tế cơ bản.

 Theo quy định của pháp luật, mọi người buộc phải sử dụng đồng nội tệ làm phương tiện thanh toán; nhưng xuất phát từ lợi ích kinh tế, người dân sẽ có xu hướng sử dụng các đồng tiền khác làm phương tiện dự trữ giá trị và đơn vị tính toán cho một phần tài sản hoặc một số các dự án kinh tế của mình. Khi người dân sử dụng những đồng tiền khác thay vì đồng bản tệ để tiết kiệm, lãi suất huy động đồng bản tệ của các ngân hàng thương mại buộc phải duy trì ở mức cao, dẫn đến lãi suất huy động vốn của các doanh nghiệp cũng phải cao tương ứng. Với mức lãi suất này, các doanh nghiệp trong nước sẽ khó có thể cạnh tranh với các doanh nghiệp của những quốc gia mà lãi suất huy động thấp.

Thiệt hại cũng đến với cả người dân khi phải sử dụng phương tiện khác như ngoại tệ mạnh hoặc vàng để tiết kiệm. Lãi suất của những phương tiện này đều thấp. Hơn nữa, người

dân lại còn phải trả các chi phí chuyển đổi khi phải chuyển qua lại giữa đồng nội tệ với các phương tiện dự trữ giá trị đó.

 Việc đồng nội tệ không được tín nhiệm còn khiến các đơn vị kinh doanh dễ gặp phải sai lầm khi tính toán và xây dựng các kế hoạch kinh doanh. Khi đồng nội tệ không được sử dụng làm đơn vị tính toán, trong khi vẫn phải dùng làm phương tiện thanhtoán, các chủ thể kinh tế sẽ liên tục phải điều chỉnh giá cả đầu vào và đầu ra mỗi khi tỷ giá biến động để đảm bảo mức lợi nhuận kỳ vọng theo kế hoạch của mình. Vì vậy, rất khó có thể tránh được sai lầm khi phải làm công việc này liên tục.

 Đồng nội tệ không được tín nhiệm còn dẫn đến bất bình đẳng kinh tế. Khi đồng nội tệ luôn trong tình trạng mất giá, một bộ phận nhỏ dân chúng có khả năng tiếp cận nhanh chóng với các cơ hội đầu tư cũng như phương tiện dự trữ giá trị khác sẽ không những tránh được các tổn thất mà còn thu được lợi nhuận cao. Trong khi đó, bộ phận dân chúng lớn hơn, như những người làm công ăn lương, công nhân và nông dân, sẽ có ít cơ hội hoặc luôn chậm chân hơn so với các bộ phận dân chúng kia trong việc chuyển đổi tài sản tích lũy của mình. Kết quả là nhóm người này sẽ ngày càng trở nên nghèo đi do tàibsản của họ bị mất giá nhiều hơn so với tài sản của nhóm người kia.

1.5 Ý nghĩa của việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền

Trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế hiện nay, việc nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền có ý nghĩa quan trọng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế và quá trình hội nhập quốc tế. Với xu hướng tự do hoá thương mại và đầu tư, đồng tiền có tính chuyển đổi cao sẽ liên kết kinh tế trong nước với quốc tế, hỗ trợ, thúc đẩy kinh tế đối ngoại phát triển, thu hút mạnh mẽ các nguồn vốn nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như tạo vị thế cho quốc gia trên thị trường quốc tế. Đồng tiền có tính chuyển đổi cao cũng sẽ làm giảm hiện tượng đô la hóa, qua đó nâng cao hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá.

Một phần của tài liệu Cải cách tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa – Thực tiễn tính chuyển đổi VND (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w