Giải pháp nâng cao tính chuyển đổi cho đồng tiền Việt Nam 3.1 Mục tiêu

Một phần của tài liệu Cải cách tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa – Thực tiễn tính chuyển đổi VND (Trang 43 - 45)

3.1 Mục tiêu

Theo Quyết định Quyết định 98/2007/QĐ-TTg, đến năm 2010, nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam (VND) với các mục tiêu cụ thể:

- Tự do hóa hoàn toàn giao dịch vãng lai, bước đầu xây dựng cơ chế để VND tham gia thanh toán xuất nhập khẩu;

- Tiếp tục tự do hóa có lựa chọn các giao dịch vốn, bước đầu cho VND tham gia quan hệ vay, trả nợ nước ngoài và đầu tư của nước ngoài vào Việt Nam.

Đồng thời, để khắc phục từng bước tình trạng đô la hóa, cần nâng cao hiệu lực pháp lý của các quy định về quản lý ngoại hối, thu hẹp tiến tới xóa bỏ việc niêm yết, định giá, thanh toán bằng ngoại tệ và kinh doanh ngoại tệ trái phép; xóa bỏ chế độ thanh toán bằng ngoại tệ trong nước; có biện pháp thu hút số ngoại tệ trôi nổi vào hệ thống ngân hàng, đồng thời xóa bỏ các chính sách gây tâm lý đô la hóa.

3.2 Giải pháp

Nguyên tắc thực thi các giải pháp nâng cao tính chuyển đổi đồng tiền Việt Nam: nên tập trung vào hạn chế tình trạng đô la hóa bên tài sản Có trước, nghĩa là thu hẹp quy mô tín dụng ngoại tệ, để hạn chế việc sử dụng lãi suất để cạnh tranh thu hút tiền gửi ngoại tệ. NHNN cần sớm nghiên cứu, xây dựng cơ chế chuyển dần từ cơ chế huy động và cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán ngoại tệ.

3.2.1 Giải pháp từ hệ thống ngân hàng:

+ Các ngân hàng chỉ được phép cho vay đồng USD đối với những đối tượng có doanh thu trực tiếp và có khả năng chi trả bằng đồng USD. Còn tất cả các đối tượng trong nước khác vay các ngân hàng thương mại trong nước đều thực hiện bằng đồng bản tệ, khi cần

ngoại tệ để thanh toán với quốc tế thì mua ngoại tệ tại thị trường hối đoái để mở LC thanh toán.

+ Không được duy trì quyền sở hữu ngoại tệ không có nguồn gốc hợp pháp. Cần có quy chế rõ ràng rằng sở hữu ngoại tệ của dân cư là sở hữu ngoại tệ hợp pháp chuyển từ nước ngoài vào; không cho phép sở hữu số ngoại tệ có được do sự trao đổi lòng vòng ở chợ đen, rồi biến số đó thành sở hữu riêng.

3.2.2 Giải pháp về mặt quản lý, điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá của các cơquan quản lý: quan quản lý:

+ Về mặt quản lý, cần có những đánh giá về tình hình thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối ở Việt Nam trong thời gian qua, từ đó có những chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, phù hợp với mục tiêu hạn chế tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế, chẳng hạn đánh giá về tình hình thực hiện Quyết định số 98/2007/QĐ-TTg ngày 4/7/2007 (về việc phê duyệt đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng Việt Nam và khắc phục tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế). Khi đánh giá, cần phải chỉ rõ những giải pháp nào đã thực hiện, giải pháp nào chưa thực hiện, nguyên nhân tại sao để từ đó có những giải pháp xử lý phù hợp trong thời gian tới.

+ Khi điều hành chính sách tiền tệ, tỷ giá cần theo hướng tăng lợi ích nắm giữ VND ở mức hợp lý để khuyến khích sử dụng đồng nội tệ, hạn chế sử dụng ngoại tệ. Công cụ có thể sử dụng là tăng dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ cao hơn nhiều so với dự trữ bắt buộc áp dụng đối với tiền gửi (có nước đã tăng dự trữ bắt buộc lên tới mức 30 - 50% áp dụng đối với tiền gửi ngoại tệ nhằm thu hẹp quy mô nắm giữ đồng ngoại tệ) hay trần lãi suất đối với tiền gửi ngoại tệ.

+ Tăng cường sự phối hợp giữa các Bộ, Ngành trong việc giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối trên phạm vi cả nước, thuộc mọi thành phần kinh tế, phải đảm bảo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, cần có chế tài xử phạt nặng đối với các trường hợp vi phạm pháp luật về quản lý ngoại hối.

+ Đi đôi với việc giám sát và xử lý nghiêm việc thực hiện các quy định về quản lý ngoại hối, đảm bảo trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, các NHTM, tổ chức kinh tế cần tăng phí đổi tiền lên cao để người dân hạn chế nắm giữ ngoại tệ, chuyển sang nắm giữ VND.

Giải pháp về mặt giáo dục, đào tạo:

+ Xây dựng ý thức của cộng đồng doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện nghiêm các quy định pháp luật ngoại hối như các buổi hội thảo, tập huấn nghiệp vụ…. Có như vậy, kinh tế vĩ mô mới ổn định, tác động tốt tới hoạt động sản xuất, kinh doanh

Một phần của tài liệu Cải cách tài chính ở Việt Nam theo hướng tự do hóa – Thực tiễn tính chuyển đổi VND (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w