TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN NGỌC LINH CHI
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆTHUẬT TRONG TIỂU THUYẾT“HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ”
CỦA NGÔ GIÁP ĐẬU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
HÀ NỘI - 2019
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2KHOA NGỮ VĂN
NGUYỄN NGỌC LINH CHI
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆTHUẬT TRONG TIỂU THUYẾT“HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ”
CỦA NGÔ GIÁP ĐẬU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Văn học Việt Nam
Người hướng dẫn khoa học
TS NGUYỄN THỊ VIỆT HẰNG
HÀ NỘI - 2019
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô giảng viên của trường Đại học SưPhạm Hà Nội 2, những người đã tận tình giảng dạy, động viên, giúp đỡ, nhận xét vàđóng góp ý kiến cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện khóa luận.
Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Việt Hằng, ngườigiúp tôi có niềm đam mê, thích thú tìm tòi nghiên cứu đối với bộ môn văn học ViệtNam nói chung và bộ phận văn học trung đại nói riêng Cũng là người nhiệt tình,trách nhiệm, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình định hướng, thực hiệnkhóa luận tốt nghiệp.
Cũng xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, một nguồn lực không thể thiếuluôn khuyến khích, động viên tôi trong quá trình thực hiện khóa luận.
Mặc dù có nhiều cố gắng song không thể tránh khỏi những hạn chế, thiếu sótkhi thực hiện luận văn Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và cácbạn để khóa luận được hoàn chỉnh hơn.
Xuân Hòa tháng 5 năm 2019
Sinh Viên
Nguyễn Ngọc Linh Chi
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình tìm hiểu và nghiên cứu của riêng tôi, từ đề tài đến nội dung chưa từng công bố ở bất kì đâu.
Các kết quả nghiên cứu có tính độc lập riêng và không sao chép ở bất kì tài liệu nào.
Xuân Hòa tháng 5 năm 2019
Sinh Viên
Nguyễn Ngọc Linh Chi
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5
4 Phương pháp nghiên cứu 5
5 Cấu trúc khóa luận 5
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 7
1.1 Tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam 7
1.1.1 Thuật ngữ “Tiểu thuyết chương hồi” 7
1.1.2 Sự ra đời và đặc điểm thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trungđại Việt Nam 8
1.2 Giới thuyết chung về không gian và thời gian nghệ thuật 10
1.3 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngô Giáp Đậu 13
1.3.1 Cuộc đời 13
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác 16
1.4 Khái quát chung về tác phẩm “Hoàng Việt long hưng chí” 16
Chương 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆTHUẬT TRONG TIỂU THUYẾT “HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ” CỦANGÔ GIÁP ĐẬU 18
2.1 Thời gian nghệ thuật 18
2.1.1 Thời gian sự kiện 18
2.1.2 Thời gian các trận đánh 25
2.1.3 Thời gian hồi tưởng 32
2.2 Không gian nghệ thuật 38
2.2.1 Không gian chiến trận 38
2.2.2 Không gian địa lý 47
2.2.3 Không gian kì ảo 50
KẾT LUẬN 56TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 6chương hồi đã làm nên những thành tựu đặc sắc Thể loại này mở đầu với Nam triều
công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm (1659-1736), đạt đến đỉnh cao vớiHoàng Lê nhất thống chí của Ngô Gia văn phái (cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ
XIX),và khép lại với hai tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu,
Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan (đầu thế kỉ XX) Dù không gây được tiếng vang lớn,
trở thành những tác phẩm bất hủ của nhân loại như bộ bốn tiểu thuyết: Tây du kí,
Tam quốc diễn nghĩa, Hồng lâu mộng, Thủy hử của Trung Quốc song tiểu thuyết
chương hồi Việt Nam cũng có những đóng góp nhất định về cả mặt nội dung vànghệ thuật, nó góp phần phản ánh những vấn đề lịch sử xã hội rộng lớn với tầm kháiquát cao.
Cùng với Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan, Hoàng Việt long hưng chí của Ngô
Giáp Đậu là đại diện cuối cùng của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại.
Bộ tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi Hoàng Việt long hưng chí nguyên
văn bằng chữ Hán, do Ngô Giáp Đậu, quê ở Tả Thanh Oai, con cháu của các nhàvăn Ngô gia văn phái soạn Tác phẩm đã thành công trong việc xây dựng, tái hiệnlại công cuộc phục hưng của triều Nguyễn, bối cảnh lịch sử là cuộc nội chiến giữaanh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến trường miềnTrung và Nam Bộ trong khoảng 30 năm cuối thế kỉ XVIII Tuy có ý nghĩa quantrọng như vậy nhưng dường như tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí vẫn chưa đượcnghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc đặc biệt là về phương diện thời gian vàkhông gian nghệ thuật.
Trang 7Trong những năm gần đây, việc tiếp cận tác phẩm văn học theo hướng thi pháphọc là một hướng khá quan trọng được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và đối vớivăn học trung đại thì việc nghiên cứu theo hướng thi pháp lại càng quan trọng Vìmột trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại là tính khuôn mẫu, khácvới văn học dân gian, các thể loại của văn học trung đại đều có những công thức,quy ước, chuẩn mực nhất định Nghiên cứu tác phẩm theo hướng thi pháp học sẽgiúp cho người nghiên cứu có thể nhận định tác phẩm một cách chuẩn xác, đồngthời giúp người đọc hình dung và khẳng định được giá trị của tác phẩm trên cảphương diện nội dung và nghệ thuật Chính vì tầm quan trọng của hướng nghiêncứu này, chúng tôi quyết định tìm hiểu tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí vềphương diện thời gian và không gian nghệ thuật để có được những hiểu biết nhấtđịnh về tác phẩm.
Là sinh viên sư phạm chuyên ngành Ngữ Văn, bất kì một công trình khoa họcnào cũng có sự giúp ích đắc lực cho công việc của bản thân sau này Việc lựa chọn
nghiên cứu đề tài “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt
long hưng chí” không chỉ giúp đánh giá đúng mức giá trị của tác phẩm, tài năng của
tác giả mà còn góp bổ sung thêm kiến thức, hiểu biết về văn học.
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Với vị trí không quá nổi bật trong thể loại lại không được giảng dạy trongchương trình đại học nên hiện nay tác phẩm mới chỉ được giới nghiên cứu chuyênmôn tìm hiểu Đồng thời do đề cao vua Gia Long – một nhân vật gây nhiều tranh
cãi trong lịch sử nên Ngô Giáp Đậu và Hoàng Việt long hưng chí từng bị lên án và
có rất ít công trình viết về tác phẩm này Điều này gây một số khó khăn trong quátrình lựa chọn và nghiên cứu đề tài.
Trong quá trình bao quát tài liệu, chúng tôi nhận thấy tài liệu đầu tiên nghiên cứu vềtác phẩm là:
1 Lược truyện các tác gia Việt Nam (1971) của tác giả Trần Văn Giáp.Ông có nêu
tiểu sử và sự nghiệp của tác giả Ngô Giáp Đậu trong phần 1: “Ngô Giáp Đậu ?), hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai, là nhà văn, nhà giáo và sử gia đời vuaThành Thái trong lịch sử Việt Nam Ngô Giáp Đậu sinh tại làng Tả Thanh Oai,
Trang 8(1853-huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ Nay thuộc (1853-huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội.Ông thuộc dòng dõi của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí Năm 1891 ôngthi đỗ cử nhân khoa Tân Mão tại trường thi Hà Nam (tức trường Hà Nội và NamĐịnh hợp thi), được bổ làm hành tẩu, sau chuyển sang ngạch học quan từ chức giáothụ lên đến chức đốc học Ngô Giáp Đậu mất năm nào không rõ”[2tr.257] Nóichung, Trần Văn Giáp đã nêu những nét cơ bản về tiểu sử, về sự nghiệp của nhàvăn.
2 Tác giả Trần Nghĩa có bài viết Sơ bộ tìm hiểu tiểu thuyết chương hồi
viết bằng chữ Hán của Việt Nam đăng trên tạp chí Hán Nôm, số 1 (18)/1994.
Bài viết này đề cập đến thành tựu tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại.
Đồng thời tác giả cũng nhắc đến một vài phương diện của tác phẩm như: “Hoàng
Việt long hưng chí biên soạn xong vào năm Thành Thái Giáp Thìn (1904),
tác giả Ngô Giáp Đậu (1853 -?), hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai,người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (Hà Tây) đậu Cử nhân năm
Thành Thái thứ 3 (1891) làm Đốc học Ngoài Hoàng Việt long hưng chí,ông còn là tác giả một số cuốn giáo trình về sử như Trung học Việt sử toát
yếu, về địa lý như Hiện Kim Bắc Kỳ địa dư… Hiện có 1 bản Hoàng Việt longhưng chí tàng trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.23 (viết
tay)”[3tr.6] Nhận xét về nội dung tiểu thuyết của Ngô Giáp Đậu, tác giả
cho rằng: “Hoàng Việt long hưng chí là một bổ sung và tiếp nối của Hoàng
Lê nhất thống chí Ở đây những nét bút mờ nhạt về phía chúa Nguyễn
trong Hoàng Lê Nhất thống Chí đã được tô đậm hoặc vẽ lại một cách công
phu, tỉ mỉ hơn Nhất là quá trình Nguyễn Ánh xoá bỏ nhà Tây Sơn, nhânnhững lục đục không tự dàn xếp được trong nội bộ triều đình Quang Toản.Tiểu thuyết còn bao quát cả mười mấy năm tại vị của Nguyễn Ánh lúc nàylà Gia Long, nhằm tạo cho câu chuyện “trung hưng” của nhà Nguyễn cómột vóc dáng trọn vẹn”[3tr.13].
3 Tác giả Chang Hing – Ho có bài viết Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết
lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán đăng trên tạp chí Hán Nôm số
Trang 93(20)/1994 Tác giả đã dành ra một phần của bài viết để mô tả và nhận định về tác
phẩm “Hoàng Việt long hưng chí, gồm 6 quyển 34 hồi Câu chuyện bắt đầu bằng
việc nổi dậy của Nguyễn Văn Nhạc vào năm Lê Cảnh Hưng thứ 34 (1773) và kéodài cho đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820) Vấn đề được tập trung trình bày làquá trình hưng thịnh của triều Nguyễn và sự đăng quang của nó Theo lời tựa cuốnsách, tác giả Ngô Giáp Đậu (1853- ?) đã soạn thảo tác phẩm của mình trong khoảngthời gian từ năm Kỷ Hợi (1899) đến năm Giáp Thân (1904) dưới triều ThànhThái, với nhiệm vụ tự đề ra là bổ sung cho tác phẩm của tổ tiên mình Nếu
Hoàng Lê nhất thống chí gắn bó với triều đình nhà Lê, thì Hoàng Việt longhưng chí lại cam kết với triều đình nhà Nguyễn Cả hai tác phẩm đều liên quan đến
ít nhiều cùng một thời đại, nhưng cách tiếp cận rõ ràng khác nhau”[4tr.6].
4 Từ điển Văn học Việt Nam ( từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX ) (1995) của LạiNguyên Ân và Bùi Trọng Cường có nhận xét về Hoàng Việt long hưng chí: “Tuy
dựng tác phẩm theo lối truyện chương hồi, nhưng tác giả thường chỉ kể lại sự kiệnlịch sử, ít khi chi tiết hoá truyện kể, ít miêu tả, không thật chú trọng xây dựng nhânvật” [5tr.139].
5 Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na trong cuốn Đặc điểm văn học trung đại Việt
Nam – Những vấn đề văn xuôi tự sự (1999) đã chỉ ra những bất lợi cũng như hạn
chế của tác phẩm, chẳng hạn như: “bất lợi thứ hai đối với Ngô Giáp Đậu, là ôngkhông được sống trong không khí hào hùng với những chiến thắng trận hò reo giảiphóng – tự do của dân tộc mà tằng tổ ông đã từng tắm mình trong đó Bởi vậy, ởông chất men chưa đủ độ say khi cầm bút” Về kết cấu chương hồi của cuốn tiểuthuyết này, tác giả có nhận xét: “Với long hưng chí Ngô Giáp Đậu chỉ thực hiệncông thức 1 – công thức mở đầu, còn công thức 2 – công thức kết thúc, ông hoàntoàn bỏ đi Vì thế giữa các hồi không có sợi dây liên kết, khiến chúng rời rạc, thiếuhấp dẫn…”[7tr.129-133] Tác giả có so sánh với một số tiểu thuyết khác vàqua đó chỉ ra những mặt thành công cũng như hạn chế của tác phẩm: “ So với NhấtThống Chí, về mặt nghệ thuật thì Long Hưng Chí thua kém nhiều mặt Tuy nhiên,không phải thế mà tác phẩm không có nhiều khả thủ…”[7tr.140].6 Trong Nghiên cứu Văn học, số 8/2010, tác giả Vũ Thanh Hà đã có bài
viết Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt
Trang 10Nam Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam
trung đại trong đó cũng có nhắc tới tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí: “Trong tácphẩm Hoàng Việt long hưng chí có nhiều chi tiết kể về sự ly kỳ xảy ra với đối với
Thế Tổ của nhà Nguyễn, chuyện nhờ có ba con cá sấu chặn thuyền mà tránh bị quânTây Sơn phục kích hoặc một bầy rắn đội thuyền giúp Thế Tổ giữa đêm trên biển, cásấu hộ vệ trên sông Đăng Giang hay chi tiết Phò mã Trương Văn Đa bao vây đảoCôn Lôn "tất cả đến ba vòng chiến thuyền Bỗng gió mưa nổi lên, giữa banngày trời đất tối sầm, sóng triều ầm ầm dâng đổ, thuyền quân Tây Sơn đắmdạt rất nhiều" Ngay cả khi nguy cấp giữa biển khơi, hết nước ngọt dự trữmà chỉ cần "ngước nhìn trời thầm khấn, vừa dứt lời thì gió ngừng sónglặng, rồi một dòng nước trong vọt lên, Thế Tổ nếm thử thấy vị nước ngọt.Đều là những chuyện không thể tin nổi Đây chỉ là cách tác giả muốn khẳng địnhtrời đất ngầm giúp Thế Tổ đạt được ngôi báu”.
Như vậy, những nghiên cứu đề cập đến tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí còn khá
sơ sài, đặc biệt là phương diện thời gian và không gian nghệ thuật hầu như khôngđược nhắc đến Chúng tôi thực hiện đề tài này với mong muốn giúp cho người đọccó cái nhìn toàn diện, sâu sắc hơn về tác phẩm.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Thực hiện đề tài này, tôi muốn đi sâu và khám phá không gian và thời
gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu
Nhiệm vụ: với đề tài này, tôi khảo sát tác phẩm, liệt kê và phân chia các kiểu không gian và thời gian nghệ thuật khác nhau để giúp người đọc thấy được sự độc đáo, sự sáng tạo trong nghệ thuật viết văn của Ngô Giáp Đậu.
4 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp liên ngành Phương pháp đối chiếu Phương pháp thống kê
5 Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận được triển khai làmChương 1: Những vấn đề chung
1.1 Tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam
Trang 111.1.1 Thuật ngữ “tiểu thuyết chương hồi”
1.1.2 Sự ra đời và đặc điểm thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đạiViệt Nam
1.1.2.1 Sự ra đời của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam
1.1.2.2 Đặc điểm thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam1.2 Giới thuyết chung về không gian và thời gian nghệ thuật
1.3 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngô Giáp Đậu1.3.1 Cuộc đời
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
1.1 Khái quát chung về tác phẩm “Hoàng Việt long hưng chí”
Chương 2: Cách thức tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết“Hoàng Việt long hưng chí” của Ngô Giáp Đậu
2.1 Thời gian nghệ thuật2.1.1 Thời gian sự kiện2.1.2 Thời gian các trận đánh2.1.3 Thời gian hồi tưởng2.2 Không gian nghệ thuật2.2.1 Không gian chiến trận2.2.2 Không gian địa lí2.2.3 Không gian tâm linh
Trang 12Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam
1.1.1 Thuật ngữ “Tiểu thuyết chương hồi”
Tiểu thuyết: “là một thể loại văn xuôi có hư c ấu, thông qua nhân v ật, hoàn cảnh,sự việc để phản ánh bức tranh xã h ội r ộng lớn và những vấn đề của cuộc sống conng
ư ời, biểu hiện tính chất tường thuật, tính chất kể chuyện bằng ngôn ngữ vănxuôi
theo những chủ đề xác định.” (theo Wikipedia)
Chương: “là một thể tài văn học, khái niệm chương có từ rất lâu, từ thời KinhThê”.
Hồi: “là một sự chuyển đổi, vận chuyển, chuyển biến, quay lưng lại (phản hồi,hồi báo), thể hiện một động tác theo lần lượt và thứ tự”.
Thuật ngữ “tiểu thuyết” xuất hiện sớm nhất ở Trung Quốc trong sách của TrangTử, ban đầu không có ý nghĩa là một thể loại văn học mà dùng để chỉ những câuchuyện lặt vặt, nhỏ nhặt, lắp ghép trong dân gian Đến thời Đông Hán, tiểu thuyếtđược hiểu là mọi chuyện kể đủ loại tạp nham ngoài phạm vi lục kinh, tuy đã nói tớimột đặc điểm quan trọng của tiểu thuyết là ngoài phạm vi kinh sử, nhưng cũng chưaphải là thể loại văn học Phải đến đời Đường Tống mới có hình thức tiểu thuyếtthoại bản Khái niệm tiểu thuyết hiện đại phải đến cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XXmới có.
Ở Việt Nam, đến đầu thế kỉ XX người ta mới sử dụng thuật ngữ “tiểu thuyết”như Trung Quốc Trong văn học hiện đại, người ta dùng thuật ngữ “tiểu thuyết” đểchỉ tác phẩm truyện có quy mô lớn, còn quy mô nhỏ và vừa vẫn chỉ được gọi là
truyện Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Tiểu thuyết chương hồi là một thể thuộc
loại tác phầm tự sự dài hơi của Trung Quốc, thịnh hành vào đời Minh, Thanh”[13tr.280]
Cho nên khi nhắc tới tiểu thuyết chương hồi người ta thường nghĩ ngay đến giaiđoạn phát triển rực rỡ nhất là vào thời Minh Thanh và tiểu thuyết chương hồi còn cótên gọi khác là tiểu thuyết thời Minh Thanh.
Trang 131.1.2 Sự ra đời và đặc điểm thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn họctrung đại Việt Nam
1.1.2.1 Sự ra đời của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam ra đời trong điều kiện lịch sử hết sức phứctạp, đây là tiền đề cũng là điều kiện giúp cho thể loại này phát triển mà ở những giaiđoạn khác không có được.
Bước đánh dấu đầu tiên là giai đoạn thế kỉ XVIII khi chế độ phong kiến ViệtNam bước vào thời kì khủng hoảng, triều đình phong kiến thối nát, quan lại hoànhhành, các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình phong kiến liên tiếp nổra, khi đó đất nước bị chia cắt Đàng Trong – Đàng Ngoài, đứng đầu vừa có vua vừacó chúa, vua thực chất chỉ là bù nhìn, là phương tiện chính trị trong tay chúa Trịnh –chúa Nguyễn.
Trong tình hình ấy, ta còn phải đối diện với giặc ngoại xâm (quân Thanh) làmcho tình hình càng trở nên khó khăn, rối loạn Cụ thể: sau chiến thắng giặc Minh,triều Lê dược thiết lập Nhà nước Đại Việt chuyển dần từ hệ tư tưởng hòa đồng đatôn sang độc tôn Nho giáo Nhưng đến khi Lê Hiến Tông qua đời, các Qủy Vương( Lê Uy Mục), Trư Vương (Lê Tương Dực) đã làm cho kỉ cương đổ nát ĐếnLê Chiêu Tông, Lê Cung Hoàng thì nhà Lê mất, nhà Mạc thay thế Nội chiến Lê –Mạc nổi lên rồi nhà Mạc thất thủ, xã hội lại một lần nữa đổi thay Trong khi nộichiến Lê
– Mạc chưa có hồi kết thì chiến tranh Lê Nguyễn lại bùng lên khiến hao người tốn của, kinh tế kiệt quệ, triều đình đổ nát.
Đến năm 1872, nội chiến tạm thời lắng lẽ ra giai cấp thống trị khi ấy phải tậndụng thời cơ để ổn định đất nước, phát triển kinh tế, bồi dưỡng sức dân Nhưngngược lại, họ lao vào ăn chơi hưởng lạc, nhân dân oán than, lầm than cuối cùngkhông chịu nổi đã vùng dậy Nhu cầu thống nhất giang sơn trở thành nhu cầu cấpthiết, nóng bỏng Phong trào Tây Sơn nổ ra đã đáp ứng nhu cầu ấy, quét sạch cáctập đoàn phong kiến thống trị, thống nhất đất nước, đồng thời đập tan quân Thanhxâm lược.
Trang 14Bức tranh xã hội rộng lớn, phức tạp ở các thế kỉ XVI, XVII, XVIII, XIX nhưmột thôi húc nội tại cần phản ánh Từ đó tiểu thuyết chương hồi xuất hiện Chính vìvậy nội dung của tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam là phản ánh toàn bộ diễn biếnvà vận mệnh của đất nước Nó đề cập đến những vấn đề đấu tranh giai cấp của cáctầng lớp, mô tả những cuộc đấu tranh phong kiến, ca ngợi các vị lãnh tụ nhân dâncó công lao to lớn trong các cuộc đấu tranh gian khổ đó.
1.1.2.2 Đặc điểm của tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam
Tiểu thuyết chương hồi Việt Nam mang những đặc trưng cơ bản được tiếp thu từ tiểu thuyết chương hồi Trung Quốc:
Thứ nhất: thường chia ra làm các hồi, mở đầu mỗi hồi là một câu đối hoặc mộtbài thơ thâu tóm toàn bộ nội dung của cả hồi, chẳng hạn như ở hồi thứ nhất của tácphẩm Hoàng Việt long hưng chí có câu “Định gốc nước các chúa Nguyễn dựng nền– Rối triều đình bọn gian thần chuốc oán”[1.tr15] tóm tắt nội dung của cả hồi Ởphần cuối mỗi hồi bao giờ cũng là câu “muốn biết hồi sau ra sao, xin xem hồi sauphân giải” Khi bước sang hồi tiếp theo, vấn đề lại được tóm lược bằng một tiêu đềmới Cách phân chia từng hồi và kết thúc theo kiểu lấp lửng có tác dụng quan trọngtrong việc gây hứng thú, tò mò cho người đọc.
Thứ hai: kết cấu của tiểu thuyết chương hồi thường kết cấu theo trình tự thờigian tuyến tính, mở đầu mỗi hồi hoặc mỗi đoạn thường là “lại nói”, “nay lại nói”,“thời bấy giờ”… được lặp đi lặp lại Tác giả thường đứng ở ngôi thứ ba để dẫn dắtcâu chuyện, nhân vật tự suy nghĩ và hành động Sau một thời gian theo dõi các sựkiện trong một hồi, có nhiều nhân vật mới xuất hiện, nhiều sự kiện mới sảy ra,người trần thuật thường nhắc lại bằng công thức “lại nói…” để người đọc có thể dễdàng tiếp tục theo dõi nội dung Công thức này cũng giúp cho các sự kiện có sự gắnkết, kết nối, giúp cho câu chuyện trở nên mạch lạc.
Thứ ba: tiểu thuyết chương hồi ở Việt Nam được viết bằng chữ Hán, dưới dạngbiền ngẫu Nếu ở Trung Quốc, tiểu thuyết chương hồi thường viết về các đề tài:
thần ma (Tây du kí…), thế sự, lịch sử (Tam quốc diễn nghĩa, thủy hử…), tình yêu(Kim Bình Mai ) thì người việt chỉ tiếp thu duy nhất đề tài lịch sử để sáng tác Vì
Trang 15đây là vấn đề chính của thời đại và tư duy của người Việt Nam bấy giờ chỉ phù hợp với đề tài này.
Thứ tư: nhân vật của tiểu thuyết chương hồi phong phú, ngoài những nhân vậttrung tâm đại diện cho đạo đức phong kiến như các minh quân, quan lại, khanhtướng, những trượng phu, liệt nữ còn có các nhân vật quần chúng Nhờ vậy mà sốlượng nhân vật trong tiểu thuyết chương hồi vô cùng đông đảo Giúp tiểu thuyếtchương hồi trở thành tác phẩm có quy mô vô cùng Các nhân vật trong tiểu thuyếtchương hồi rất đa dạng, tính cách của họ được hiện lên qua những âm mưu, cử chỉ,hành động, hình dáng thậm chí là qua cả những trạng thái tình cảm, cảm xúc Có thểbằng tiếng cười, tiếng khóc mà nhận ra người trung thần, hay kẻ gian thần, nịnh nọt,phân biệt được bậc anh hùng hào kiệt hay kẻ thị tài tầm thường.
Cuối cùng: ngôn ngữ trong tiểu thuyết chương hồi là ngôn ngữ khoa trương,hoành tráng kết hợp với lối diễn đạt giàu hình ảnh hoa mĩ, tượng trưng ước lệ trongnhững câu văn đăng đối nhịp nhàng tạo nên một vẻ đẹp riêng biệt cho thể loại.Cũng là một trong những đặc điểm nổi bật của văn học trung đại Việt Nam.
Như vậy, tiểu thuyết chương hồi Việt Nam là mô hình thể loại tiếp thu từ tiểuthuyết chương hồi Trung Quốc Tuy nhiên các tác giả chữ Hán Việt Nam chỉ vaymượn hình thức thể loại, những nguyên tắc xây dựng nhân vật, sử dụng văn tự chữHán để sáng tác, họ luôn cố gắng chọn lọc những vấn đề có liên quan đến nghệthuật sáng tạo, luôn bám sát lịch sử đất nước, đứng về phía dân tộc, vượt qua thiênkiến cá nhân, phản ánh chân thực những sự kiện lịch sử, những con người đang tácđộng đến hành trình lịch sử của dân tộc Nhằm góp phần xây dựng một thể loạicũng như tạo ra những tác phẩm mang đậm đà bản sắc dân tộc.
1.2 Giới thuyết chung về không gian và thời gian nghệ thuật
Không gian là hình thức cơ bản của thế giới, trong đó các vật thể có độ dài vàđộ lớn khác nhau nhưng đó chưa phải là không gian nghệ thuật Không gian nghệthuật là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, không có hình tượng nghệ thuậtnào không có không gian.
Trang 16Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê lí giải về không gian như sau:
“Không gian là khoảng không gian bao trùm lên tất cả sự vật hiện tượng xungquanh đời sống con người”[9.633].
Theo cách hiểu của Lê Bá Hán trong Từ điển thuật ngữ văn học: “Không gian
nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thểcủa nó”[13.162] Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, mang tínhchủ quan… chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học mà còn chothấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một giai đoạn vănhọc”.
Và Trần Đình Sử lí giải thêm: “Không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại cùngthế giới nghệ thuật”[11tr.88] và “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo củangười nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và biểu hiện một quan niệm nhất định vềcuộc sống”[11tr.88-89].
Không gian nghệ thuật được tác giả xây dựng dựa vào không gian có thật vànhững quan niệm về không gian sinh hoạt trong cuộc sống, hơn nữa mỗi nhà văn sẽthể hiện không gian khác nhau tùy hoàn cảnh thông qua ngôn từ để làm sao họ cóthể thể hiện được cái nhìn của họ.
Một trong những ưu điểm đặc trưng nổi bật của không gian nghệ thuật trongtiểu thuyết là khả năng mở rộng tối đa đến hết chiều kích Nếu thời gian trong tiểuthuyết là vô tận thì không gian nghệ thuật ở đó cũng là vô cùng Không gian nghệthuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiệnquan niệm nhất định về cuộc sống Do đó không thể đồng nhất không gian trong tácphẩm văn học với không gian địa lý, không gian vật lý được Cũng như thời giannghệ thuật, không gian nghệ thuật trong tác phẩm bao giờ cũng mang tính biểutrưng và tính quan niệm, thể hiện một cách nghĩ, cách nhìn nhận, đánh giá của tácgiả về vấn đề đang được nói tới trong tác phẩm của mình.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật.đó là không gian tồn tại, sinh hoạt của nhân vật, là bối cảnh để nhân vật thể hiện
Trang 17tính cách, suy nghĩ, hành động… không gian nghệ thuật còn là nền, cảnh cho những sự kiện
Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, thể hiện phươngthức tồn tại và triển khai của thế giới nghệ thuật Nếu thế giới thực tại tồn tại trongthời gian thì cũng thế, thế giới nghệ thuật cũng tồn tại trong thời gian nghệ thuật.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học thì thời gian nghệ thuật là “hình thức nội tại
của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó Cũng như không giannghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất pháttừ một điểm nhìn nhất định trong thời gian Và cái được trần thuật bao giờ cũngdiễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật Sự phối hợp của hai yếutố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trongthế giới nghệ thuật”[13tr.213] Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồnghồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượttới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại cóthể kéo dài cái chốc lát thành vô tận Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiềuthước đo khác nhau, bằng sự lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ýthức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác…tạo nên nhịp điệutrong tác phẩm.
Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới Cóthời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thờigian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tácphẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tương lai, có thời gian nghệthuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn với vận động của thờiđại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời giannhư thần thoại Thời gian nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con ngườitrong từng thời kì lịch sử, từng giai đoạn phát triển, nó cũng thể hiện sự cảm thụđộc đáo của tác giả về phương thức tồn tại của con người trong thời gian Trongthế giới nghệ thuật, thời gian nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu có tínhtiêu đề được giấu kín để miêu tả đời sống trong tác phẩm, cho thấy đặc điểm tư duy
Trang 18của tác giả Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng.
Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượngnghệ thuật Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôinhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại.
1.3 Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Ngô Giáp Đậu
1.3.1 Cuộc đời
Tác giả Ngô Giáp Đậu là một thành viên quan trọng trong Ngô Gia Văn Phái.Ngô gia Văn phái được hiểu là Phái văn nhà họ Ngô là một nhóm nhà văn ở làng TảThanh Oai xã Tả Thanh Oai huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc huyệnThanh Trì, Hà Nội) Điểm đặc biệt là nhóm nhà văn này đều thuộc dòng họ NgôThì, một dòng họ có truyền thống văn chương lâu đời, tài năng cùng tình yêu vănchương lưu truyền từ đời này sang đời khác Các sáng tác của tất cả các thành viên
trong Ngô gia Văn phái sau này được tập hợp lại thành bộ sách Ngô gia Văn phái
đồ sộ Bộ sách do Ngô Thì Trí đề xướng và khởi công biên soạn tập đầu tiên NgôThì Điển (con Ngô Thì Nhậm và là cháu Ngô Thì Trí) thực hiện việc biên tập lại.Đây không chỉ là bộ sách lưu giữ lại những sáng tác văn chương có giá trị mà còn lànêu cao truyền thống văn hóa, văn học của họ Ngô Thì Chúng ta có thể điểm quamột vài nét về những nhân vật nổi danh trong Văn phái họ Ngô để qua đó ta có thểhiểu rõ hơn về tác giả của Ngô Giáp Đậu Đó là những nhà văn:
Ngô Thì Ức (1709-1736), hiệu Tuyết Trai cư sĩ Ông là tác giả đầu tiên có tên
trong Ngô gia văn phái Tác phẩm chính của ông gồm có: Nam trình liên vịnh tập(Tập thơ ngâm nối vần cùng bạn trên hành trình về phía Nam) và Nghi vịnh thi tập
(Tập thơ vịnh thú sông Nghi).
Ngô Thì Sĩ (1726–1780), tự Thế Lộc, hiệu Ngọ Phong, là con trai của Ngô ThìỨc Ông làm quan nhà Hậu Lê, trải đến chức Đốc trấn Lạng Sơn Ngoài ra, ông còn
là một danh sĩ nổi tiếng ở thế kỷ 18 tại Việt Nam Tác phẩm chính của ông là: Đại
Việt sử ký tiền biên, Việt sử tiêu án, Khuê ai lục, Ngọ Phong văn tập.
Trang 19Ngô Thì Đạo (1732-1802), hiệu Ôn Nghị và Văn Túc Năm Đinh Sửu (1757),ông đỗ Giải nguyên khoa Hoành từ, được bổ chức quan Năm 1784, ông xin thôiviệc Sau này, triều Tây Sơn cho cho người mời ra làm quan, song ông cứ tìm cách
thoái thác Tác phẩm chính của ông là: Hoành từ Hiến sát Văn Túc công di thảo
(Bản thảo để lại của ông Văn Túc đỗ khoa Hoành từ, giữ chức Hiến sát).
Ngô Thì Nhậm (1746–1803), tự Hy Doãn, hiệu Đạt Hiên Ông làm quan nhàHậu Lê và là một danh sĩ nổi danh Ngoài ra, ông còn là người có công lớn trongviệc giúp triều Tây Sơn đánh lui quân Thanh xâm lược Tác phẩm chính của ông là:
Hàn các anh hoa, Doãn thi văn tập, Yên đài thu vịnh, Hoàng hoa đồ phả, Cúcđường bách vịnh.
Ngô Thì Chí (1753–1788), tự Học Tốn, hiệu Uyên Mật Ông thi đỗ Hương tiến,làm quan đến chức Thiêm thư Bình chương Tỉnh sự, nhưng việc quan không phải là
việc làm ông quan tâm Tác phẩm chính của ông là: Học Phi thi tập, Học Phi văn
tập và Hào mân khoa sứ Ngoài ra, ông chính là người khởi đầu viết bộ tiểu thuyết
lịch sử nổi tiếng Hoàng Lê nhất thống chí 17 hồi, mà 7 hồi đầu là do ông viết.
Ngô Thì Trí (1766 - ?), hiệu là Dưỡng Hạo Dưới triều Tây Sơn, ông làm quanHộ bộ Hữu thị lang, được phong tước Bính phong hầu Năm 1802, nhà Tây Sơn bịdiệt, Ngô Thì Trí về làm một người dân bình thường ở quê nhà Tác phẩm chính của
ông có Sóc Nam hành kính Tuy nhiên, công đáng kể của ông chính là khởi xướng
(và khởi công biên soạn tập đầu tiên) việc sưu tập tác phẩm của các tác giả dòng họNgô Thì, nhờ vậy mà ngày nay văn học Việt Nam có được bộ sách Ngô gia vănphái đồ sộ.
Ngô Thì Điển (? - ?), tự Kính Phủ, hiệu Tĩnh Trai Lúc trẻ, ông từng là Giámsinh ở Quốc tử giám, có đi dạy học ở Bắc Giang, và có ở Huế khoảng 10 năm,nhưng không rõ ông có làm quan cho nhà Nguyễn hay không Ông mất năm nàokhông rõ Theo đề xướng của chú là Ngô Thì Trí, ông đã ra sức biên tập và làm ra
bộ sách Ngô gia văn phái.
Trang 20Ngô Thì Hoàng (1768-1814), còn có tên là Tịnh, hiệu Huyền Trai, biệt hiệu:Thạch Ổ cư sĩ Năm Đinh Mão (1807), ông thi đỗ tú tài dưới triều Nguyễn Tác
phẩm của ông chỉ có Thạch Ổ di chương.
Ngô Thì Du (1772–1840), tự Trưng Phủ, hiệu Văn Bác Dưới triều Nguyễn, ôngđược bổ làm Đốc học Hải Dương Nhưng chẳng bao lâu sau, ông xin được từ chức,
về ở quê nhà Tác phẩm chính của ông là quyển Trưng Phủ công thi văn.
Ngô Thì Hương (1774–1821) còn có tên là Vị, tự Thành Phủ, hiệu Ước Trai.Ông lớn lên trong cảnh gia đình họ Ngô Thì đã sa sút, cha đã qua đời và anh cả làNgô Thì Nhậm thì đang gặp chuyện phiền phức Khi Gia Long lên ngôi (1802), ôngta làm quan triều Nguyễn, và 2 lần được cử đi sứ sang Trung Quốc Tác phẩm chính
của ông là: Mai dịch thú dư (Cỗ xe sứ trạm), Thù phụng toàn tập (Toàn tập xướng
Ngô Giáp Đậu chính là con trai của Ngô Thì Giai, tác giả sách quyển truyện
lịch sử Hoàng Việt long hưng chí Tác phẩm của Ngô gia văn phái đã phản ánh
được rất nhiều mặt, như: tình hình đời sống xã hội, chính trị, văn hóa, văn học củanước Việt Nam, trải qua các triều đại nhà Hậu Lê, nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn (tứcnửa cuối thế kỷ 18 đến một phần của thế kỷ 19) Cùng thời với họ Ngô Thì ở TảThanh Oai, có thể kể đến họ Nguyễn ở Tiên Điền (Hà Tĩnh), họ Nguyễn Huy ởTrường Lưu (Hà Tĩnh)… Nhưng có lẽ không một họ nào ở nước Việt có đông đảongười sáng tác, trước tác với một quy mô rộng lớn và phong phú như họ Ngô Thì.
Trang 21Tuy nhiên, do mức độ tài năng, quan điểm xã hội và nhân sinh của mỗi người nên vịtrí, giá trị của từng tác giả, tác phẩm cũng khác nhau.
Quay trở lại với Ngô Giáp Đậu, ông sinh năm 1853 và mất 1929,người làng TảThanh Oai nay thuộc xã Đại Thanh, huyện Thanh Trì, Hà Nội Ông lấy hiệu là TamThanh, biệt hiệu là Sự Sự Trai Ngô Giáp Đậu thi đỗ cử nhân vào năm 1891 Sinh ratrong một gia đình có truyền thống Nho học và quan lại, với những tên tuổi của cácbậc cha ông, tiên tổ như Ngô Thì Ức, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí,Ngô Thì Trí… Ngô Giáp Đậu đi học, thi đỗ làm quan đến Đốc học Ông là cháunăm đời của Ngô Thì Sĩ, cháu bốn đời của Ngô Thì Nhậm, gọi Ngô Thì Chí – tác
giả phần chính biên Hoàng Lê nhất thống chí là tằng tổ thúc.
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Ngô Giáp Đậu là người suốt đời tận tụy với nghề dạy học và biên soạn sách (đa
phần là sách sử) Ông cũng góp phần nhuận sắc bản chữ Hán truyện Lĩnh Nam
chích quái – một tác phẩm nổi tiếng của văn học dân tộc Tác phẩm của ông gồm
có: Hoàng Việt long hưng chí (chữ Hán, soạn từ năm 1899, hoàn thành và đề tựa
năm 1904): Tác phẩm viết về lịch sử xây dựng vương triều Nguyễn, từ Nguyễn
Hoàng (1524-1613) đến Gia Long (1762-1820) Trung học Việt sử toát yếu (chữHán, 4 quyển, in năm 1911): tóm lược lịch sử Việt Nam theo lối biên niên Đại
Nam quốc túy (soạn năm 1908): tập hợp 1.800 câu thành ngữ, tục ngữ và 600 câu ca
dao Việt Nam Đề tựa và lời dẫn đều bằng văn xuôi Nôm Hiện Kim Bắc kỳ địa dư
sử (soạn 1908): đây là cuốn địa lý, lịch sử Bắc Kỳ cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.Trung học Việt sử biên niên toát yếu (chữ Hán, in năm 1911): sách giáo khoa tóm
lược lịch sử Việt Nam dành cho bậc trung học Mạnh học Trung cao đẳng giáo
khoa thư (chữ Nôm, soạn năm 1913): sách giáo khoa mở đầu bậc trung cao đẳng.Thanh Oai Ngô gia thế phả: đây là bộ gia phả các đời của họ Ngô; một tài liệu quí
cho việc tìm hiểu nhiều tác gia của Ngô gia văn phái.
1.4 Khái quát chung về tác phẩm “Hoàng Việt long hưng chí”
Hoàng Việt long hưng chí là tác phẩm giá trị nhất của Ngô Giáp Đậu, nó không
chỉ mang ý nghĩa lịch sử mà còn mang giá trị văn học vô cùng to lớn Ngô Giáp
Trang 22Đậu bắt đầu viết tác phẩm từ mùa đông năm Kỉ Hợi (1889) và hoàn thành vào cuốimùa thu năm Giáp Thìn (1904).
Hoàng Việt long hưng chí là bộ tiểu thuyết lịch sử viết theo lối chương hồi,
nguyên văn bằng chữ Hán do Ngô Giáp Đậu biên soạn Bộ tiểu thuyết kể lại nhữngdiễn biến của một giai đoạn lịch sử có nhiều biến động chính tri, quân sự có ảnhhưởng sâu rộng đến vận mệnh của dân tộc ta.
Tiếp nối Nam triều công nghiệp diễn chí của Nguyễn Khoa Chiêm – phản ánh
thời kì Trịnh – Nguyễn phân tranh, đặt lịch sử dân tộc dưới một thử thách nội bộ
gay go khốc liệt Tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu bao quát
trên dưới năm mươi năm bắc ngang qua cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX Nằmgọn trong giai đoạn này có một trong những trang sử đẹp nhất của dân tộc: đó là sựthắng lợi của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, dẫn đến sự sụp đổ của chính quyền chúaNguyễn ở Đàng Trong, triều đình Lê – Trịnh ở đàng ngoài và chiến thắng mùa xuânKỷ Dậu (1789) đánh tan các cuộc xâm lăng của nhà Thanh.
Tác phẩm gồm 6 quyển, 34 hồi câu chuyện bắt đầu bằng cuộc nổi dậy củaNguyễn Văn Nhạc vào cuối năm Lê Cảnh Hưng thứ 34 (1773) và kéo dài cho đếnnăm Minh Mạng thứ nhất (1820) Vấn đề được tập trung trình bày là quá trình trunghưng của triều Nguyễn và diễn biến phong trào Tây Sơn từ đầu cho đến khi bị sụpđổ.
Trang 23Chương 2: CÁCH THỨC TỔ CHỨC
THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONGTIỂU THUYẾT “HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ”
CỦA NGÔ GIÁP ĐẬU
2.1 Thời gian nghệ thuật
2.1.1 Thời gian sự kiện
Như chúng ta đã biết “Thời gian nghệ thuật thể hiện sự tự cảm thấy của conngười trong thế giới Có thời gian nghệ thuật không tách rời với chuỗi biến cố cốttruyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng trên dòng tâm trạng và ý thứcnhư tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá khứ khép kín trong tươnglai, có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh hoạt, có thời gian gắn vớivận động của thời đại, lịch sử, lại có thời gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng
ngoài thời gian như thần thoại” Do bản chất Hoàng Việt long hưng chí là một tiểu
thuyết phản ánh lịch sử nên nội dung của nó không thể thiếu diễn biến của các sựkiện Chính vì vậy mà thời gian sự kiện là một trong những kiểu thời gian nổi bậttrong tác phẩm.
Có thể thấy, thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí
được sử dụng khá giản đơn chỉ là để kể lại, thuật lại diễn biến các sự kiện Chẳnghạn như sau sự kiện Định Vương tự sát, tác giả đơn thuần diễn tả lại diễn biến cácsự kiện tiếp đó như sau “Lại nói Thế Tổ sau khi thất thủ Long Xuyên thu thập tànquân rồi tiến vào Sa Đéc…Sau khi đã ổn định tình hình Thế Tổ xuống lệnh pháttang Định Vương tôn Hưng Tổ là Hiếu Khang Vương Ngay sau đó gián điệp bênquân Nam từ Quy Nhơn về báo tin “Nguyễn Nhạc tự xưng làm vua, xưng hiệu làThái Đức năm thứ nhất, giao cho em là Lữ làm tiết chế, Nguyễn Huệ làm LongNhương tướng quân Tiếp đó Nhạc sai Tổng đốc Chu, Tư khấu Oai đem binh vàocướp phá các vùng ven sông ở Trấn Biên và Phiên Trấn Nguyễn Nhạc lại sai quanhỗ giá là Phạm Ngạn đem quân từ Quy Nhơn đến” trước tin này “Thế Tổ sai ĐỗThanh Nhơn giữ Sài Gòn, tự mình đem quân đóng ở sông Lật…Thế Tổ sai các quânđắp thành đất ở bờ tây sông Bến Nghé kéo dài đến Cảng Thông, sai chặt gỗ lim
Trang 24đóng cọc giữa lòng cảng, sắp sẵn chiến thuyền để chống lại quân Tây Sơn” 85] Tác giả đơn thuần chỉ kể lại những sự việc sau khi Nguyễn Ánh thất thủ LongXuyên, trốn về Sa Đéc, ra lệnh phát tang Định Vương, sau đó nhận được mật báo vàđưa ra những kế sách để chống lại quân Tây Sơn Diễn biến các sự kiện được thuậtlại khá đơn giản và dễ hiểu, sự kiện này nối tiếp sau sự kiện kia.
[1tr.84-Bất kì một tác phẩm nào cũng có một trình tự thời gian nhất định Trong Hoàng
Việt long hưng chí, thời gian được trần thuật theo kiểu tuyến tính, thông qua các sự
kiện nối tiếp nhau từ quá khứ đến hiện tại, theo tiến trình của lịch sử và gắn với vậnđộng của thời đại.
Qua quá trình đọc và tìm hiểu tác phẩm, chúng tôi dễ dàng nhận ra tuyến sự nốitiếp, tuần tự ấy thông qua việc tác giả sử dụng các cụm từ chỉ thời gian để kết nốicác sự kiện với nhau như: “lại nói”, “bấy giờ”, “rồi đó”, “rồi”, “sau đó”, “sau khi”,“nói đoạn”, “trước đó”, “chẳng bao lâu”, “cùng lúc ấy”, “không bao lâu sau”, “sausự việc nói trên”, “sau này”, “ít lâu sau”…Trong đó, cụm từ “lại nói” được tác giảsử dụng 62 lần, “bấy giờ” được sử dụng 63 lần, “rồi” 31 lần, “rồi đó” 20 lần, “nóiđoạn” 13 lần, “sau đó” 8 lần, các từ còn lại cũng được sử dụng ít nhất 1 lần Có thểthấy, do có rất nhiều các sự kiện lớn nhỏ diễn ra nên mật độ sử dụng các từ chỉ sựtiếp diễn của thời gian để kết nối rất dày đặc, có những từ được lặp đi lặp lại nhiềulần trong một hồi.
Sự lặp lại nhiều lần diễn tả một chuỗi các sự kiện diễn ra tuần tự trong một hồithể hiện rất rõ trong tác phẩm, điển hình là ở hồi thứ hai mươi, khi Quang Diệu,Văn Dũng theo lệnh của Quang Toản kéo quân đánh vào Quy Nhơn: “Rồi QuangDiệu, Văn Dũng đem mấy vạn quân và hơn trăm chiếc thuyền đi đánh QuyNhơn…Rồi Tánh lệnh cho Hậu quân phó tướng Nguyễn Văn Biện thu quân vàothành, sai Võ Viết Bảo chỉ huy các đội quân thương pháo đặt súng canh giữ khắpbốn mặt thành Rồi Diệu truyền cho quân sĩ đắp lũy dài ở ngoài thành, đặt quân bộvây khắp trong ngoài mấy lớp Rồi Thế Tổ sai quân ruổi ngựa đưa thư bảo VõTánh: Lương thảo ở Bình Định tích trữ chưa đủ ăn một năm Nay gió mùa đông bắcđang mạnh, chưa kịp đưa quân thủy ra…Rồi đó Thế Tổ triệu hồi các tướng bàn việc
Trang 25tiến đánh quân Tây Sơn…”[1tr.266-267] Chỉ trong một đoạn văn ngắn mà từ “rồi”được lặp đi lặp lại đến 5 lần, sau mỗi dấu hiệu này đánh dấu một sự kiện.
Trong tác phẩm, có khi mạch thời gian của các sự kiện phát triển tuần tự, cũng cókhi lệch ra khỏi trật tự đó để quay sang diễn tả sự kiện diễn ra song song với nó Đểdiễn tả sự kiện diễn ra song song với nhau, Ngô Giáp Đậu sử dụng các cụm từ như“Cũng trong dịp này”, “cũng trong khoảng thời gian này”, “cùng lúc đó”: ví dụ ởchương hai có các sự kiện quân Trịnh dưới sự chỉ huy của Hoàng Ngũ phúc vượtsông Gianh tiến vào đánh chiếm Phú Xuân Đó là vào cuối thánh Chạp năm GiápNgọ (tức tháng 12 năm 1774) Từ lúc này quân Trịnh kiểm soát Xứ Thuận Hóa,một phần của Quảng Nam ở Đàng Trong Cũng trong thời gian này, cuộc khởinghĩa của hai anh em Nguyễn Nhạc nổi lên ở Tây Sơn Dùng mưu đoạt lấy thànhQuy Nhơn, phóng hỏa, thả tù binh (năm 1773) rồi tiếp tục đánh chiếm các căn cứ xahơn, mở rộng hướng tiến công ra cả phía Bắc và phía Nam Vì đây là hai sự kiệnchính của chương thứ hai, đồng thời diễn ra cùng lúc trên phạm vi cả nước nên tácgiả có sử dụng các cụm từ như “cũng trong khoảng thời gian này”, “bấy giờ”, “cùngtrong dịp này” để miêu tả cùng một lúc hai sự kiện diễn ra song song, và bên trongmỗi sự kiện lại có trình tự phát triển riêng Trong sự kiện Nguyễn Nhạc dấy binh,chiếm được Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Bình Thuận, Quảng Nam, các sự kiện nhỏ hơnlần lượt được kể nối tiếp “bấy giờ”, “rồi”, “rồi đó” Cùng lúc đó là sự kiện quânTrịnh dưới sự chỉ huy của Hoàng Ngũ Phúc tiến vào đánh chiếm Phú Xuân Để diễntả sự kiện diễn ra cùng lúc ấy tác giả đã sử dụng cụm từ “lại nói”: “Lại nói ở đàngngoài…Trịnh Sâm sai Hoàng Ngũ Phúc làm Thống tướng, Bùi Thế Đạt làm Phótướng ”[1tr.35].
Sau nhiều trận thua liên tiếp, Duệ Tông Nguyễn Phúc Thuần phải đem người ẩnlánh vào Quảng Nam rồi dẫn tùy tùng vượt biển tiến vào Gia Định “Không bao lâusau đó” quân quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy của Nguyễn Lữ tiến quân đánh chiếmGia Định, Duệ Tông thua tận phải lánh xuống Cà Mau nhưng sau bị quân NguyễnLữ bắt hành quyết tại Sài Gòn (bấy giờ là tháng 11 năm 1777).
Trang 26Từ năm 1777 cho đến hết thế kỉ (hơn 25 năm ) là khoảng thời gian đương đầu,tranh chấp giữa Nguyễn Ánh với quân đội của vua Thái Đức Nguyễn Nhạc, BắcBình vương Nguyễn Huệ và sau đó là triều đình Quang Toản (từ năm 1793 sau khiNguyễn Huệ qua đời) Trong vòng hơn 25 năm này là khoảng thời gian diễn ra rấtnhiều sự kiện, các sự kiện, trận đánh được tác giả thuật lại theo đúng trình tự thờigian Trong đó bên phía quân Tây Sơn lần lượt trải qua những biến cố thăng trầmdưới sự lãnh đạo của 3 vị tướng lĩnh, đầu tiên là vua Thái Đức – Nguyễn Nhạc, BắcBình Vương - Nguyễn Huệ và cuối cùng là quân đội của Quang Toản (con trai củavua Quang Trung – Nguyễn Huệ) Bên phía Nguyễn Ánh cũng phải trải qua bốn lầnthất thủ Gia Định, cầu cứu quân Xiêm, quân Thanh và cuối cùng là giành lại vàthống nhất đất nước.
Vì bối cảnh giai đoạn này là sự đương đầu giữa quân Tây Sơn và quân nhàNguyễn nên tác giả phải thuật lại song song cả tiến trình giành lại đất nước củaNguyễn Ánh lẫn quá trình lụn bại của quân đội Tây Sơn Các sự kiện diễn ra đanxen khiến người đọc phải thật sự chú ý thì mới có thể theo sát được mạch thời giancủa câu chuyện.
Tác giả sử dụng rất nhiều lần các từ nối chỉ trình tự tiếp diễn của sự kiện, trong sốđó có những từ chỉ tốc độ diễn ra của sự việc rất nhanh chóng như: “không bao lâusau”, “sau đó ít lâu”, “ngay đêm hôm ấy”, “thế là lập tức”, “nói chưa dứt lời”, “vừadứt lời” Ví dụ như ở hồi thứ tám, sau khi Gia Định thất thủ, Nguyễn Ánh phải rờiđến đảo Phú Quốc, khi đó thuyền đã lênh đênh trên biển bảy ngày bảy đêm, lươngthực, nước uống cạn kiệt, quân sĩ không còn hi vọng sống sót Ngô Giáp Đậu đãkhéo léo đan xen một chi tiết kì ảo “Lênh đênh giữa biển khơi suốt bảy ngày bảyđêm, nước dự trữ trong thuyền hết kiệt, quân sĩ khát bỏng cổ Thế Tổ ngước nhìntrời thầm khấn: Nếu tôi có mệnh làm quốc vương thì cầu trời cứu mệnh cho ngườitrên chiếc thuyền này Vừa dứt lời thì gió ngừng sóng lặng, một dòng nước trongvọt lên, Thế Tổ thử nước thấy vị ngọt Quân sĩ trên thuyền thỏa sức uống cho đếnlúc hết khát” [1tr.116] Cụm từ “vừa dứt lời” ở đây cho thấy hiện tượng sau khi ThếTổ thầm khấn trời diễn ra ngay lập tức, nó nhằm khẳng định sự linh nghiệm của yếu
Trang 27tố tâm linh, cũng khẳng định xứ mệnh làm quốc vương của Nguyễn Ánh Hay ở hồithứ hai mươi ba, khi nói đến sự kiện Ngô Tòng Chu uống rượu độc tự tử để thể hiệnlòng trung cùng sự kiện Võ Tánh tự thiêu ở lầu Bát Giác giành thời cơ cho đại quânNguyễn Ánh đánh ra thu phục Phú Xuân Tác giả có miêu tả đoạn Võ Tánh tự thiêunhư sau: “Làm xong mọi việc, Võ Tánh mặc triều phục đội mũ chỉnh tề hướng vềphía bắc mà lạy, rồi ngồi trên lầu Bác Giác, sai người gọi các tướng sĩ đến đông đủrồi nói: “Từ khi ta vâng mệnh vương thượng đến trấn thủ thành này…”…Nói xongVõ Tánh sai phó tướng Nguyễn Văn Biện châm mồi lửa…Vừa lúc ấy thuộc tướngNguyễn Tiến Tuyên chạy vào: “Tôi muốn được cầm roi theo hầu tướng quân dướisuối vàng” Tuyên nói chưa dứt lời thì ngọn lửa đã cháy bùng lên”[1.tr313-314] Tốcđộ của sự kiện diễn ra nhanh chóng nhằm chứng tỏ tấm lòng trung với vua cùng tháiđộ dứt khoát của Võ Tánh Đây cũng là biểu hiện của bậc trượng phu, lời nói đi đôivới hành động, một lời đã nói ra thì không gì có thể thay đổi được.
Vì thời gian trong Hoàng Việt long hưng chí được kể theo tuần tự cho nên trong
tác phẩm Ngô Giáp Đậu rất ít khi sử dụng thời gian cụ thể Đây cũng chính là đặcđiểm lớn thứ hai trong cách thức tổ chức thời gian sự kiện.
Đọc tác phẩm ta nhận thấy xuyên suốt từ đầu đến cuối là các sự kiện, trận đánhlớn nhỏ, song tác giả ít khi liệt kê các thời gian cụ thể Ngoại trừ hồi đầu giới thiệuvề công lao của các đời chúa Nguyễn, Ngô Giáp Đậu có liệt kê các vị chúa, cônglao, cùng năm sinh năm mất Đến các hồi tiếp theo thời gian cụ thể được nhắc đếnkhông nhiều Điển hình là sự kiện Nguyễn Nhạc nổi lên, phóng hỏa đốt trại chiếmthành Quy Nhơn, mở nhà ngục thả hết tù phạm, gom dân làm lính, dựng cờ đề hiệuTây Sơn Đây là một sự kiện quan trọng đánh dấu sự bắt đầu của phong trào TâySơn nhưng lại không được tác giả đánh dấu bằng một mốc thời gian cụ thể Tiếptheo đó là các sự kiện Hoàng Ngũ Phúc tiến quân bắt Trương Phúc Loan, đòiTrương Phúc Loan phải đem vàng bạc hối lộ cho mình Cũng từ đây trở đi, thế lựccủa Nguyễn Nhạc ngày càng lớn mạnh, đánh đâu thắng đó, nhanh chóng mở rộngphạm vi chiếm đóng ra cả phía bắc lẫn nam Cho đến khi được điềm rồng, NguyễnNhạc xưng vương tác giả mới nhắc đến thời gian cụ thể “Bấy giờ là ngày tháng ba
Trang 28năm Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng thứ 37 (1776) [1tr.61] Như vậy, người đọcsau khi theo dõi xuyên suốt ba hồi của tác phẩm mới thấy được một mốc thời giancụ thể Trước đó khi đi vào tác phẩm họ hoàn toàn chưa thể xác định được mốc thờigian bắt đầu cụ thể mà chỉ có thể dựa vào bối cảnh lịch sử lúc bấy giờ để ướcchừng.
Nếu như ở Hoàng Lê nhất thống chí mỗi sự kiện đều được tác giả ghi rõ ngày,
tháng, năm, tuế thứ, can chi cụ thể thì ở đây Ngô Giáp Đậu hầu như chỉ nhắc đếnmốc thời gian cụ thể khi có liên quan đến một sự kiện quan trọng đối với một nhânvật nào đó Như sự kiện Nguyễn Nhạc xưng vương là một ví dụ Tiếp theo đó là sựkiện Đông cung lên ngôi, tự xưng là Tân Chính Vương ngày Nhâm Thân, thángchạp năm Bính Thân (1-1777) Ngày Canh Tuất tháng Tám năm Đinh Dậu (8-1777) Tân Chính Vương rút gươm tự sát trước quân doanh Tây Sơn Ngày CanhDần tháng chín năm Đinh Dậu Định Vương qua đời Ngày Qúy Mão, tháng giêngnăm Canh Tí (tháng 2-1780) Thế Tổ Cao Hoàng đê Nguyễn Ánh làm lễ nối vươngvị ở Sài Gòn Dương Công Trừng bị quân Tây Sơn bắt sống, Chu Văn Tiếp phảitheo đường núi bỏ chạy sau cuộc tấn công của quân Tây Sơn vào thành Gia Định,“bấy giờ là ngày hai mươi bốn tháng hai năm Qúy Mão (1783)” Nguyễn Ánhxuống thuyền sang Xiêm cầu cứu viện ngày mồng một tháng hai năm Giáp Thìn(1784), trở về nước vào ngày Bính Dần tháng bảy năm Đinh Mùi (1787)…QuânThế Tổ thu phục Gia Định lần thứ tư vào ngày Đinh Dậu tháng tám năm Mậu Thân(1788) Ngày hai mươi chín tháng chín năm Nhâm Tí Nguyễn Huệ qua đời Hoàngtrưởng tử Cảnh lên ngôi Thái tử, nhận ấn Đông cung ngày Giáp Dần tháng ba nămQúy Sửu (1793) Cũng trong năm Quý Sửu, ngày tháng Chín Nguyễn Nhạc qua đời.Dễ thấy, những sự kiện được tác giả xác định thời gian đều có liên quan đến cuộcđời một nhân vật, và nhân vật đó là người có tầm ảnh hưởng lớn với dân tộc Chẳnghạn như sự việc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Tân Chính Vương lên ngôi ngày thángnăm nào? qua đời ra sao? sự kiện sắc phong Thái tử hay việc Nguyễn Ánh sang cầucứu vua Xiêm….
Trang 29Thêm một đặc điểm trong thời gian sự kiện là thời gian cụ thể không gắn nhiềuvới các sự kiện bên phía quân Tây Sơn mà chủ yếu là xác định những sự kiện quantrọng bên phía nhà Nguyễn Điều này là dễ hiểu vì Hoàng Việt long hưng chí chủyếu viết về quá trình “long hưng” của triều Nguyễn Trong tác phẩm có nhắc đếncác sự kiện sau: “Ngày mồng một tháng Hai năm Canh Tuất (1790) khởi công đắpthành đất Gia Định”, “Ngày thứ tư năm Giáp Dần Thế Tổ đích thân chỉ huy Trungquân tiến đánh bao vây Diên Khánh”, “Ngày một tháng Năm năm Đinh Tị (1979)các cánh quân phía nhà Nguyễn xuất quân đánh Quy Nhơn”, “Ngày mười sáu thángGiêng năm Tân Dậu (1801) quân của Lê Văn Duyệt đoạt được đồn Thi Nại”, “Ngàytháng Mười hai năm Tân Dậu (1801) nhà Nguyễn cất quân đi đánh Quang Toản ởĐồng Hới”, “Ngày Canh Ngọ tháng Năm (1802) Thế Tổ lên xa giá, có hoàng tử thứtư là Phúc Đảm đi theo, xuống lệnh cho các quân xuất phát từ kinh đô Phú Xuân lênđường đi Bắc Kinh”, “Tháng Giêng mùa xuân năm Giáp Tí (1804) nghi lễ banggiao hoàn thành”, “Tháng ba mùa xuân năm bính dần (1806) Nguyễn Ánh lên ngôihoàng đế”, “Năm Đinh Mão niên hiệu Gia Long thứ 6 (1807) Thế Tổ xuống chiếumở khoa thi Hương”, “Hoàng thái hậu bang hà ngày Kỷ Sửu tháng Chín năm TânMùi niên hiệu Gia Long thứ 10 (1811), “Hoàng hậu mất ngày ẤT Mùi tháng Haimùa xuân năm Giáp Tuất, niên hiệu Gia Long thứ 13 (1814), lễ an táng ở lăngThiên Thụ vào ngày Nhâm Dần tháng Ba mùa xuân năm Ất Hợi (1815), “Ngàymười một tháng Sáu năm Gia Long thứ 15 (1816) lập hoàng tử thứ tua làm Hoàngthái tử, ngự ở điện Thanh Hòa” Đặc biệt sau sự kiện vua Gia Long mất, tác giả cónhắc lại các mốc thời gian quan trong trọng cuộc đời vua như sau: “ Vua sinh nămNhâm Ngọ (1762), năm Giáp Ngọ (1774) theo Duệ Tông vào nam, sau được nắmgiữ quốc chính Năm Canh Tý (1780) đại binh thiên hạ, năm Bính Dần (1806) lênngôi Hoàng đê, ở ngôi tất cả 40 năm (vượng vị 26 năm, đế vị 14 năm), thọ 58 tuổi.Như vậy, thời gian cụ thể xuất hiện chủ yếu ở phần sau của tác phẩm, sau khiNguyễn Ánh lật đổ được Tây Sơn, thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế, ban sắcphong kết bang giao, mở khoa thi Hương, lập Thái tử…Nó nhằm phản ánh đúngmục đích thuật lại quá trình “long hưng” triều Nguyễn của Ngô Giáp Đậu Những
Trang 30sự kiện, trận đánh vang dội bên phía Tây Sơn như trận Rạch Gầm, Xoài Mút, trậnNgọc Hồi Đống Đa đại phá quân Thanh có được nhắc lại song tác giả không hề sửdụng một thời gian cụ thể.
Tóm lại, thời gian sự kiện trong Hoàng Việt long hưng chí không phải một dấu
hiệu nghệ thuật độc đáo mà nó đơn thuần là việc tác giả thuật lại các sự việc theotrình tự nối tiếp nhau, Ngô Giáp Đậu ít khi sử dụng các mốc thời gian cụ thể mà chỉnối sự kiện này với sự kiện tiếp theo bằng các cụm từ nối như “bây giờ”, “rồi”, “rồiđó”, “sau khi”… điều này khiến người đọc buộc phải đi theo dòng kể chuyện củatác giả và phải đi theo một cách rất sao sát thì mới nắm được nội dung.
2.1.2 Thời gian các trận đánh
Các trận dánh chính là các dấu mốc tiếp nối của sự kiện, bản chất của nó là các sựkiện Nhưng ở đây vì muốn nhấn mạnh thời gian diễn ra các trận đánh nên chúng tôitách nó ra khỏi thời gian sự kiện để phân tích cho rõ ràng và để thấy đây là một dấuhiệu nghệ thuật của tác giả.
Vì bản chất thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí là
biên niên, kể lại các câu chuyện liên quan đến quá trình “long hưng” của nhàNguyễn nên thời gian của các trận đánh được cài xen kẽ vào các sự kiện cũng đượckể giống như các sự kiện.
Trước tiên, các trận đánh được kể nối tiếp, xen kẽ nhau giàn trải trong suốt 2/3nội dung đầu của tác phẩm Dấu hiệu nhận biết sự tiếp nối ấy cũng tương tự các sựkiện Tác giả sử dụng các cụm từ kết nối “Lại nói”, “bấy giờ”, “rồi”, “rồi đó”, “saukhi”, “không lâu sau”…
Mở đầu là sự kiện Nguyễn Nhạc dấy binh chiếm thành Quy Nhơn, Hoàng NgũPhúc nhân cơ hội đó tiến quân bắt Hoàng Thúc Loan Trịnh dưới sự chỉ huy củaHoàng Ngũ phúc vượt sông Gianh tiến vào đánh chiếm Phú Xuân Đó là vào cuốithánh Chạp năm Giáp Ngọ (tức tháng 12 năm 1774) Từ lúc này quân Trịnh kiểmsoát Xứ Thuận Hóa, một phần của Quảng Nam ở Đàng Trong Khi đó Duệ TôngNguyễn Phúc Thuần phải đem người ẩn lánh vào Quảng Nam rồi dẫn tùy tùng vượtbiển tiến vào Gia Định Không bao lâu sau đó quân quân Tây Sơn dưới sự chỉ huy
Trang 31của Nguyễn Lữ tiến quân đánh chiếm Gia Định, Duệ Tông thua tận phải lánh xuốngCà Mau nhưng sau bị quân Nguyễn Lữ bắt hành quyết tại Sài Gòn (bấy giờ là tháng11 năm 1777) Từ năm 1777 cho đến hết thế kỉ (hơn 25 năm ) là khoảng thời gianđương đầu, tranh chấp giữa Nguyễn Ánh với quân đội của vua Thái Đức NguyễnNhạc, Bắc Bình vương Nguyễn Huệ và sau đó là triều đình Quang Toản (từ năm1793 sau khi Nguyễn Huệ qua đời).
Lần thứ nhất vào tháng 12 năm 1777, do Nguyễn Lữ chủ quan khinh địch, chỉ đểlại một lực lượng phòng thủ mỏng nên để quân của Nguyễn Ánh chiếm được SàiGòn…Sau khi Nguyễn Ánh giết Đông Sơn Đỗ Thành Nhơn – người có công đầutrong việc đưa Nguyễn Ánh lên ngôi tình hình trở nên xấu đi Nhân cơ hội đóNguyễn Nhạc cùng Nguyễn Huệ đích thân đưa đại quân ra đánh Quân Tây Sơnđánh tan thủy quân của Nguyễn Ánh bao gồm gần 500 chiếc thuyền chiến đậu ở cửaCần Giờ Nguyễn Ánh phải chạy trốn sang đảo Phú Quốc Các tướng Tôn ThấtMân, Lê Văn Quân ra sức đánh quân phòng thủ của tây Hộ Bộ Bá và Tràn Nhập chỉhuy, sau năm tháng đã đã giành được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về (tháng 5năm 1782) Chu Văn Tiếp, Dương Công Trừng đốc suất đắp lũy Vàm Cỏ (ThảoCâu), Cá Trê (Giác Ngư) ở hai bờ nam bắc sông Gia Định đợi khi quân Tây Sơntiến vào sẽ phối hợp thủy chiến hỏa công Song do đội quân của Tư khấu NguyễnVăn Kim, Đô đốc Lê Văn kế quá mạnh, lại thêm sự ủng hộ của gió gió đông bắckhiến các bè lửa trôi ngược lại, đốt trụi tàu thuyền của quân Nguyễn Tướng TâySơn thừa thắng tung quân truy kích đến tân Hà Tiên: Nguyễn Ánh phải cướp thuyềnchạy ra tận đảo Côn Lôn Thủy quân Tây Sơn của phò mã Trương Văn Đa dànchiến thuyền vây quanh đảo thành ba vòng, nhưng gặp cơn lốc mạnh, Nguyễn Ánhnhân cơ hội đó thoát được vòng vây Chạy qua các đảo Cổ Cốt, Phú Quốc rồi lạivòng trở lại đảo Thổ Chu, thế cùng lực tận, Nguyễn Ánh nghĩ chỉ còn cách duy nhấtlà cầu xin cứu viện từ nước ngoài Hoàng tử Cảnh xuống thuyền qua Paris xin vuaPháp cho quân cứu viện, đồng thời Nguyễn Ánh cho người sang xin Xiêm cho đếntị nạn ở Bangkok.
Trang 32Vua Xiên là Chakkri I từ lâu đã có mưu đồ thôn tính Cao Miên và Nam Việt, bènsai Chiêu Tăng, Chiêu Sương thống lĩnh hai vạn thủy quân và ba trăm chiếc thuyềnhộ tống Nguyễn Ánh về nước Phối hợp thêm với ba vạn quân bộ do Sa Uyển vàChiêu Thùy Biện chỉ huy đi men theo đường núi qua Chân Lạp tiến xuống Bênphía Tây Sơn gặp khá nhiều bất lợi, trước tiên là việc Chưởng cơ Bảo tử trận,Trương Văn Đa thua chạy về Long Hồ Tin cấp báo được truyền về Quy Nhơn,Nguyễn Nhạc cử Nguyễn Huệ đưa quân vào cứu viện (tháng 1 năm 1785) NguyễnHuệ tới nơi liền chặn không cho quân Xiêm tiến về Sài Gòn Quân Xiêm rút về TràTân, Tiền Giang chuẩn bị đánh chiếm Mỹ Tho Ngày 19-1-1788, Đoàn thuyền củaquân Xiêm vượt qua cửa sông Rạch Gầm, tiến vào sông Xoài Mút bị lọt giữa trậnđịa mai phục sẵn của thủy bộ, bị đại quân Nguyễn Huệ đánh úp Nguyễn Ánh cùngmột đám tàn quân phải lưu vong sang nương nhờ đất Xiêm Nguyễn Ánh bí mậtxuống thuyền về nước vào một đêm không trăng không sao ( tháng 8 – 1787).
Do bất hòa giữa anh em Nguyễn Nhạc đã dẫn đến những bất lợi đối với quânTây Sơn, việc bày binh phòng thủ ở xứ Đồng Nai Gia Định quá lỏng lẻo NguyễnLữ tỏ ra là nười ít có bản lĩnh về cả cai trị lẫn cầm quân Vì thế chỉ với một mưu kếnhỏ Tống Phước Đạm đã khiến Nguyễn Lữ tưởng lầm là tướng Phạm Văn Tham đãđầu hàng, Nguyễn Lữ vội chạy trốn về Quy Nhơn Thêm một vài trận đánh nhỏ,Phạm Văn Tham bị đánh bại Nguyễn Ánh lại đưa quân trở về Gia Định.
Lần này, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ khó có thể chiếm lại được Gia Định BênPhía Nguyễn Ánh có thời gian để sắp đặt công việc cai trị có quy củ, củng cố lựclượng Nguyễn Ánh đưa quân ra đánh các địa phương ở Nam Trung Bộ.
Trong thời gian này ở Bắc Hà, Quang Trung Nguyễn Huệ đã đánh tan 29 vạnquân Thanh trong trận chiến tết Kỷ Dậu năm 1789, trở về Phú Xuân cai quản triềuđình Nhân cơ hội quân Nguyễn Nhạc suy yếu, Nguyễn Ánh đem quân đánh tan căncứ thủy quân của Nguyễn Nhạc ở cửa Thi Nại, tiến chiếm Bình Khang, DiênKhánh, rồi bao vây Quy Nhơn (1973).
Khi vua Quang trung qua đời được mấy tháng, Thái úy Phạm Công Hưng tuânlệnh Quang Toản đem quân vào cứu viện cho Nguyễn Nhạc nhưng lại tương kế tựu