1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật tiểu thuyết hoàng việt long hưng chí của ngô giáp đậu

112 827 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 544,19 KB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ THÚY HẰNG NGHỆ THUẬT TIỂU THUYẾT HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ CỦA NGÔ GIÁP ĐẬU CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGÔN NGỮ VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. NGUYỄN PHONG NAM Huế, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên Nguyễn Thị Thúy Hằng Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô cán bộ khoa Xã hội – Nhân Văn cùng quý thầy cô phòng Đào tạo sau đại học trường Đại học Khoa Học Huế, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến thầy giáo PGS.TS Nguyễn Phong Nam, người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót khi thực hiện luận văn. Kính mong quý thầy cô góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn. Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, 10/2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Thúy Hằng MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xã hội Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX có rất nhiều biến động. Tất cả những biến động của lịch sử dân tộc giai đoạn này đều được văn học nước nhà phản ánh chân thực và đầy đủ. Tiêu biểu phải kể đến các tác phẩm như: Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí, Việt Lam tiểu sử… Hoàng Việt long hưng chí thuật lại công cuộc phục hưng của nước Hoàng Việt - một cách gọi khác về triều Nguyễn. Bối cảnh lịch sử là cuộc nội chiến giữa anh em nhà Tây Sơn và binh tướng Nguyễn Ánh chủ yếu ở chiến trường miền Trung và Nam Bộ trong khoảng thời gian 30 năm của nửa cuối thế kỷ XVIII. Văn xuôi chữ Hán giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX chủ yếu là ký và tiểu thuyết chương hồi. Tiểu thuyết chương hồi ra đời đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại. Nó phản ánh những vấn đề lịch sử xã hội rộng lớn với tầm khái quát cao. Cùng với Việt Lam tiểu sử, Hoàng Việt long hưng chí là đại diện cuối cùng của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại. Đọc Hoàng Việt long hưng chí ấn tượng lớn nhất của tác phẩm chính là chỗ tác giả đã rất thành công trong việc đưa các nhân vật lịch sử vào tác phẩm văn học, đặc biệt là nhân vật vua Gia Long. Đây là một nhân vật gây nhiều tranh cãi trong lịch sử. Đã từng có nhiều cuộc tranh luận xoay quanh nhân vật này. Ngay cả tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí và tác giả Ngô Giáp Đậu cũng từng bị lên án, bởi lẽ đã đề cao vua Gia Long. Chính vì thế mà có rất ít công trình, nhà nghiên cứu đề cập đến tác phẩm này. 6 Chúng tôi lựa chọn thực hiện đề tài “Nghệ thuật tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu” cũng là một cách để nhìn nhận và đánh giá khách quan về những đóng góp cũng như những mặt hạn chế của tác phẩm này. 2. Lịch sử vấn đề Ngô Giáp Đậu có một vị thế quan trọng trong lịch sử văn học, ông là một trong những đại diện cuối cùng của dòng tiểu thuyết chương hồi Việt Nam. Tuy nhiên, có rất ít công trình nghiên cứu về Ngô Giáp Đậu và những tác phẩm của ông. Có nhiều lý do chi phối đến tình trạng này. Những tác phẩm của ông được dịch rất muộn. Phải đến năm 2000, tác phẩm này mới được giới thiệu rộng rãi. Chính vì thế mà ít được phổ biến, ít nhận được sự quan tâm của độc giả cũng như các nhà nghiên cứu. Mặt khác theo chúng tôi tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí lại đề cập đến quá trình “long hưng” triều Nguyễn của vua Gia Long. Trong một thời gian dài, những vấn đề liên quan đến vua Gia Long và triều Nguyễn thường gây nhiều tranh cãi. Đó có lẽ cũng là một điểm khiến tác phẩm này ít được các nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu. Nhìn chung các công trình nghiên cứu liên quan đến tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí và tác giả Ngô Giáp Đậu là rất ít. Đây rõ ràng là một khó khăn lớn đối với chúng tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên,vẫn có một số công trình trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến tác giả Ngô Giáp Đậu và tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí. Đó chính là những gợi mở ban đầu cho chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Chúng tôi xin được điểm qua một số công trình có liên quan. Trần Văn Giáp trong Lược truyện các tác gia Việt Nam, tập 1 có đề cập đến Ngô Giáp Đậu. Trong tập 1 sách Lược truyện các tác gia Việt Nam, 7 Trần Văn Giáp viết về tiểu sử của nhà văn này như sau: “Ngô Giáp Đậu (1853-?), hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai, là nhà văn, nhà giáo và là sử gia đời vua Thành Thái trong lịch sử Việt Nam. Ngô Giáp Đậu sinh tại làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ; nay thuộc huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội. Ông thuộc dòng dõi của Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí Năm 1891, ông thi đỗ cử nhân khoa Tân Mão tại trường thi Hà Nam (tức trường Hà Nội và Nam Định hợp thi), được bổ làm hành tẩu, sau chuyển sang ngạch học quan từ chức giáo thụ lên đến chức đốc học. Ngô Giáp Đậu mất năm nào không rõ.” Nói chung, Trần Văn Giáp chỉ nêu những nét cơ bản về tiểu sử, về sự nghiệp của nhà văn mà không đi sâu vào tác phẩm. Tác giả Trần Nghĩa có bài viết Sơ bộ tìm hiểu tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán của Việt Nam đăng trên tạp chí Hán Nôm, số 1 (18)/1994. Bài viết này đề cập đến thành tựu tiểu thuyết chương hồi Việt Nam thời trung đại. Theo đó, tiểu thuyết chữ Hán không chỉ có Hoàng Lê Nhất Thống Chí của Ngô Gia Văn Phái mà còn có Hoan Châu Ký của một người thuộc dòng họ Nguyễn Cảnh, Nam Triều Công Nghiệp Diễn Chí của Nguyễn Khoa Chiêm, Đào Hoa Mộng Ký do Tiên Phong Liên Đình soạn, Việt Lam tiểu sử của Lê Hoan, Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu, Trùng Quang Tâm Sử do Hiến Hán dịch. Bài viết còn đề cập đến nguồn gốc, nội dung và nghệ thuật tiểu thuyết chương hồi viết bằng chữ Hán của Việt Nam. Ở bài báo trên, Trần Nghĩa có nói đến Hoàng Việt long hưng chí về năm ra đời, nội dung và đôi nét về tác giả. Theo nhà nghiên cứu thì: “Hoàng Việt long hưng chí biên soạn xong vào năm Thành Thái Giáp Thìn (1904), 8 tác giả Ngô Giáp Đậu (1853 -?), hiệu Tam Thanh, biệt hiệu Sự Sự Trai, người làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai (Hà Tây) đậu Cử nhân năm Thành Thái thứ 3 (1891) làm Đốc học. Ngoài Hoàng Việt long hưng chí, ông còn là tác giả một số cuốn giáo trình về sử như Trung học Việt sử toát yếu, về địa lý như Hiện Kim Bắc Kỳ địa dư… Hiện có 1 bản Hoàng Việt long hưng chí tàng trữ tại thư viện Viện nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu A.23 (viết tay)”[46 ,tr.6]. Nhận xét về nội dung tiểu thuyết của Ngô Giáp Đậu, tác giả cho rằng: “Hoàng Việt long hưng chí là một bổ sung và tiếp nối của Hoàng Lê nhất thống chí. Ở đây những nét bút mờ nhạt về phía chúa Nguyễn trong Hoàng Lê Nhất thống Chí đã được tô đậm hoặc vẽ lại một cách công phu, tỉ mỉ hơn. Nhất là quá trình Nguyễn Ánh xoá bỏ nhà Tây Sơn,nhân những lục đục không tự dàn xếp được trong nội bộ triều đình Quang Toản. Tiểu thuyết còn bao quát cả mười mấy năm tại vị của Nguyễn Ánh lúc này là Gia Long, nhằm tạo cho câu chuyện “trung hưng” của nhà Nguyễn có một vóc dáng trọn vẹn”[46, tr.13]. Tác giả Chang Hing – Ho có bài viết Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán đăng trên tạp chí Hán Nôm số 3(20)/1994. Trong bài này, tác giả có đề xuất nên chia tiểu thuyết của Việt Nam ra làm 2 loại: tiểu thuyết truyền thống và tiểu thuyết hiện đại. Theo Chang Hing- Ho thì giữa tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán với tiểu thuyết Trung Quốc cùng loại có những đặc điểm chung. Tác giả cũng đã đề cập đến Hoàng Việt long hưng chí. Người viết dành một phần bài viết để mô tả và nhận định về tác phẩm: Hoàng Việt long hưng chí, gồm 6 quyển 34 hồi. Câu chuyện bắt đầu bằng việc nổi dậy của Nguyễn Văn Nhạc vào năm Lê Cảnh Hưng thứ 34 (1773) và kéo dài cho đến năm Minh Mạng thứ nhất (1820). Vấn đề được tập trung trình bày là quá trình hưng thịnh của 9 triều Nguyễn và sự đăng quang của nó. Theo lời tựa cuốn sách, tác giả Ngô Giáp Đậu (1853- ?) đã soạn thảo tác phẩm của mình trong khoảng thời gian từ năm Kỷ Hợi (1899) đến năm Giáp Thân (1904) dưới triều Thành Thái, với nhiệm vụ tự đề ra là bổ sung cho tác phẩm của tổ tiên mình. Nếu Hoàng lê Nhất Thống Chí gắn bó với triều đình nhà Lê, thì Hoàng Việt long hưng chí lại cam kết với triều đình nhà Nguyễn. Cả hai tác phẩm đều liên quan đến ít nhiều cùng một thời đại, nhưng cách tiếp cận rõ ràng khác nhau” [30,tr.6]. Từ điển Văn học Việt Nam ( từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX ) của Lại Nguyên Ân và Bùi Trọng Cường là một tập hợp các thông tin về những dữ kiện chủ yếu của nền văn học dân tộc. Sách đề cập đến các tác giả, tác phẩm, thể loại.v.v…cùng một loạt các hiện tượng đáng chú ý khác của tiến trình văn học Việt Nam. . Trong cuốn từ điển này các nhà nghiên cứu cũng đã có nhận xét về Hoàng Việt long hưng chí: “Tuy dựng tác phẩm theo lối truyện chương hồi, nhưng tác giả thường chỉ kể lại sự kiện lịch sử, ít khi chi tiết hoá truyện kể, ít miêu tả, không thật chú trọng xây dựng nhân vật” [2,tr.139]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Na trong cuốn Đặc điểm văn học trung đại Việt Nam – Những vấn đề văn xuôi tự sự đã chỉ ra những bất lợi cũng như hạn chế của tác phẩm, chẳng hạn như: “bất lợi thứ hai đối với Ngô Giáp Đậu, là ông không được sống trong không khí hào hùng với những chiến thắng trận hò reo giải phóng – tự do của dân tộc mà tằng tổ ông đã từng tắm mình trong đó. Bởi vậy, ở ông chất men chưa đủ độ say khi cầm bút”. Về kết cấu chương hồi của cuốn tiểu thuyết này, tác giả có nhận xét: “Với long hưng chí Ngô Giáp Đậu chỉ thực hiện công thức 1 – công 10 thức mở đầu, còn công thức 2 – công thức kết thúc, ông hoàn toàn bỏ đi. Vì thế giữa các hồi không có sợi dây liên kết, khiến chúng rời rạc, thiếu hấp dẫn…”[42,tr.129-133]. Tác giả có so sánh với một số tiểu thuyết khác và qua đó chỉ ra những mặt thành công cũng như hạn chế của tác phẩm: “ So với Nhất Thống Chí, về mặt nghệ thuật thì Long Hưng Chí thua kém nhiều mặt. Tuy nhiên, không phải thế mà tác phẩm không có nhiều khả thủ… ” [42,tr.140]. Nhà nghiên cứu Ngô Đức Thọ trong bài Giới thiệu tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí đã thực hiện tóm tắt các sự kiện lịch sử, bước đầu xác định các vấn đề tác giả, cốt truyện và nội dung nghệ thuật tác phẩm, đồng thời hướng tới phân tích khái lược đặc điểm các nhân vật Quang Trung, Nguyễn Hữu Chỉnh, Trần Quang Diệu, Võ Văn Dũng… Trong Nghiên cứu Văn học, số 8/2010, tác giả Vũ Thanh Hà đã có bài viết “Tính nguyên hợp của thể loại tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam”. Bài viết nêu lên những đặc trưng cơ bản của của văn học Việt Nam trung đại. Trong đó tính nguyên hợp (Văn - Sử - Triết bất phân), một dấu hiệu cho thấy quy luật hỗn hợp vốn là một đặc trưng của văn hóa trung đại nói chung, phản ánh tình trạng chưa có sự phân chia rạch ròi giữa các "ngành", bộ phận trong khoa học xã hội. Trong bài viết, nhà nghiên cứu khi nói về mối quan hệ Văn - Triết và những quan niệm triết học phương Đông trong tiểu thuyết chương hồi chữ Hán Việt Nam cũng đã nhắc đến tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí: “Trong tác phẩm Hoàng Việt long hưng chí có nhiều chi tiết kể về sự ly kỳ xảy ra với đối với Thế Tổ của nhà Nguyễn, chuyện nhờ có ba con cá sấu chặn thuyền mà tránh bị quân Tây Sơn phục kích hoặc một bầy rắn đội thuyền giúp Thế Tổ giữa đêm trên biển, cá sấu hộ vệ trên sông Đăng Giang hay chi tiết Phò mã Trương Văn Đa bao vây đảo [...]... sót nhưng chúng ta không thể phủ nhận giá trị mà nó mang lại Ngô Giáp Đậu đã làm sáng lên góc khuất của lịch sử về vua Gia Long và Triều Nguyễn, đồng thời chỉ ra nguyên nhân sụp đổ của phong trào Tây Sơn Với Hoàng Việt long hưng chí Ngô Giáp Đậu đã làm sống lại dòng chảy của tiểu thuyết chương hồi Việt Nam trong giai đoạn xế chiều Từ đó, có thể thấy Ngô Giáp Đậu và tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí. .. lọc những vấn đề có liên quan đến nghệ thuật sáng tạo, nhằm xây dựng một nền tiểu thuyết chương hồi mang đậm đà bản sắc Việt Nam 1.2 Ngô Giáp Đậu và tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí 1.2.1 Tác giả Ngô Giáp Đậu Tác giả Ngô Giáp Đậu là một thành viên quan trọng trong Ngô Gia Văn Phái Ngô gia Văn phái (Phái văn nhà họ Ngô) là một nhóm nhà văn Việt Nam thuộc dòng họ Ngô Thì ở làng Tả Thanh Oai xã Tả... với Hoàng Lê nhất thống chí còn có một loạt tác phẩm khác Những tiểu thuyết chữ Hán này chiếm một khoảng không nhỏ trong khu vườn văn học Việt Nam Đó là những bộ tiểu thuyết như Hoan Châu ký, Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống Chí, Đào Hoa Mộng ký, Việt Lam xuân thu, Hoàng Việt long hưng chí và Trùng Quang Tâm sử… Hoàng Việt long hưng chí là tác phẩm giá trị nhất của Ngô Giáp Đậu Ông... cứu của học sinh, sinh viên các trường, phổ thông, Đại học 6 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1 Tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí trong dòng chảy tiểu thuyết trung đại Việt Nam 13 Chương 2 Diện mạo lịch sử dân tộc qua Hoàng Việt long hưng chí Chương 3 Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt long. .. thuyết Hoàng Việt long hưng chí 14 NỘI DUNG Chương 1 TIỂU THUYẾT HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT TRUNG ĐẠI VIỆT NAM 1.1 Phác thảo diện mạo tiểu thuyết chương hồi Việt Nam 1.1.1 Về khái niệm tiểu thuyết chương hồi Theo Từ điển Văn học, tiểu thuyết chương hồi là một “dạng thức tiểu thuyết trường thiên quan trọng trong văn học cổ điển Trung Quốc và Việt Nam Tiểu thuyết viết theo dạng... triển của tiểu thuyết chương hồi Hoàng Việt long hưng chí là kết quả tài năng, tâm huyết của nhà văn Ngô Giáp Đậu Tác phẩm này có nhiều ý nghĩa vì đã góp phần làm phong phú thêm di sản văn học Việt Nam 32 Chương 2 DIỆN MẠO LỊCH SỬ DÂN TỘC QUA HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ 2.1 Hoàng Việt long hưng chí – những dấu ấn lịch sử 2.1.1 Bắc Hà thời Lê Mạt và triều đình Tây Sơn Trong lịch sử văn học trung đại Việt. .. nổi bật của tác phẩm 5 Đóng góp của luận văn Qua việc tìm hiểu một cách hệ thống về nghệ thuật tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí của Ngô Giáp Đậu, chúng tôi mong muốn góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu tiểu thuyết chương hồi – một thể loại văn học đặc biệt của văn học trung đại Việt Nam Ngoài ra, dưới góc nhìn lịch sử, thi pháp học, đề tài mong muốn làm rõ được những sáng tạo của Ngô Giáp Đậu trong... Trai Ngô Giáp Đậu thi đỗ cử nhân vào năm 1891 Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học và quan lại, với những tên tuổi của các bậc cha ông, tiên tổ như Ngô Thì Ức, Ngô Thì Sĩ, Ngô Thì Nhậm, Ngô Thì Chí, Ngô Thì Trí… Ngô Giáp Đậu đi học, thi đỗ làm quan đến Đốc học Ông là cháu năm đời của Ngô Thì Sĩ, cháu bốn đời của Ngô Thì Nhậm, gọi Ngô Thì Chí – tác giả phần chính biên Hoàng Lê nhất thống chí. .. chưa từng đặt chân đến Ngô Giáp Đậu đã tìm hiểu hiện thực qua sách vở để viết truyện Xem Lời Tựa cho Hoàng Việt long hưng chí, ta biết tác giả đã đọc rất nhiều sách Các bộ sách lớn như Hoàng Lê nhất thống chí, , Hoàng Việt xuân thu ,Việt Nam quốc chí, Thực lục tiền biên, Gia Long thực lục, Danh Thần liệt truyện,… ông đều đã đọc và nắm rất vững Tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí được hình thành trên... cho các hồi trong tiểu thuyết của Ngô Giáp Đậu không có sợi dây liên kết với nhau thật chặt chẽ về mặt hình thức Mặt khác, ta thấy ảnh hưởng của Hoàng Lê nhất thống chí đến Hoàng Việt long hưng chí khá rõ ràng Trước hết là nhân vật và sự kiện Vì viết về cùng một giai đoạn lịch sử cuối thế kỉ XVIII – đầu thế kỉ XIX, ở Hoàng Việt long hưng chí có những sự kiện mà Hoàng Lê nhất thống chí đã đề cập trước . Việt long hưng chí Chương 3. Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí. 14 NỘI DUNG Chương 1. TIỂU THUYẾT HOÀNG VIỆT LONG HƯNG CHÍ TRONG DÒNG CHẢY TIỂU THUYẾT TRUNG ĐẠI VIỆT. phải kể đến các tác phẩm như: Hoàng Lê nhất thống chí, Hoàng Việt long hưng chí, Việt Lam tiểu sử… Hoàng Việt long hưng chí thuật lại công cuộc phục hưng của nước Hoàng Việt - một cách gọi khác về. nghệ thuật sáng tạo, nhằm xây dựng một nền tiểu thuyết chương hồi mang đậm đà bản sắc Việt Nam. 1.2. Ngô Giáp Đậu và tiểu thuyết Hoàng Việt long hưng chí 1.2.1. Tác giả Ngô Giáp Đậu Tác giả Ngô

Ngày đăng: 04/12/2014, 10:34

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Lại Nguyên Ân (1996), "Loại hình học tác giả văn học và vấn đề phương pháp luận nghiên cứu", Tạp chí Văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Loại hình học tác giả văn học và vấn đề phươngpháp luận nghiên cứu
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1996
4. Lại Nguyên Ân (1997), "Các thể tài chức năng trong văn học trung đại Việt Nam", Tạp chí Văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các thể tài chức năng trong văn học trung đạiViệt Nam
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Năm: 1997
5. Nhan Bảo (1998), "Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với văn học Việt Nam", (Trần Lê Bảo dịch), Tạp chí Văn học, số 9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tiểu thuyết Trung Quốc đối với vănhọc Việt Nam
Tác giả: Nhan Bảo
Năm: 1998
8.Nguyễn Huệ Chi (2002), "Con đường giao tiếp văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối liên hệ khu vực", Tạp chí Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Con đường giao tiếp văn học cổ trung đại ViệtNam trong mối liên hệ khu vực
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2002
9.Nguyễn Huệ Chi (2003), "Mấy đặc trưng loại biệt của nền văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX", Tạp chí Văn học, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mấy đặc trưng loại biệt của nền văn học ViệtNam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
Năm: 2003
10. Nguyễn Phương Chi (1980), “Tiểu thuyết “Trùng Quang tâm sử” nghĩ về đề tài lịch sử chống Trung Quốc xâm lược qua một số sáng tác hiện nay”, Tạp chí Văn học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết “Trùng Quang tâm sử” nghĩ vềđề tài lịch sử chống Trung Quốc xâm lược qua một số sáng tác hiện nay
Tác giả: Nguyễn Phương Chi
Năm: 1980
12. Nguyễn Đình Chú (2002), "Hiện tượng Văn – Sử - Triết bất phân trong văn học Việt Nam thời trung đại", Tạp chí Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiện tượng Văn – Sử - Triết bất phân trongvăn học Việt Nam thời trung đại
Tác giả: Nguyễn Đình Chú
Năm: 2002
14. Trương Đăng Dung (1994), "Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹ học của G.Lucacs", Tạp chí Văn học, số 5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết lịch sử trong quan niệm mỹhọc của G.Lucacs
Tác giả: Trương Đăng Dung
Năm: 1994
18. Biện Minh Điền (2005), "Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn học trung đại Việt Nam", Nghiên cứu Văn học, số 4 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề tác giả và loại hình tác giả văn họctrung đại Việt Nam
Tác giả: Biện Minh Điền
Năm: 2005
22. Trọng Đức (1968), "Hình tượng nhân vật anh hùng qua một số tác phẩm văn học cổ Việt Nam", Tạp chí Văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hình tượng nhân vật anh hùng qua một số tácphẩm văn học cổ Việt Nam
Tác giả: Trọng Đức
Năm: 1968
24. Vũ Thanh Hà (2005), "Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyết chương hồi trong văn học trung đại Việt Nam", Nghiên cứu Văn học, số 6 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Lê nhất thống chí và thể loại tiểu thuyếtchương hồi trong văn học trung đại Việt Nam
Tác giả: Vũ Thanh Hà
Năm: 2005
30. Chan Hing – Ho (1994), tạp chí Hán Nôm, “Bước đầu tìm hiểu tiểu thuyết lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán”, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu tiểuthuyết lịch sử Việt Nam viết bằng chữ Hán
Tác giả: Chan Hing – Ho
Năm: 1994
32. Nguyễn Phạm Hùng (1989), "Sự xuất hiện khuynh hướng trong văn học Việt Nam cổ", Tạp chí Văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự xuất hiện khuynh hướng trong văn họcViệt Nam cổ
Tác giả: Nguyễn Phạm Hùng
Năm: 1989
39. Đặng Thai Mai (1961), "Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn học Việt Nam và văn học Trung Quốc", Nghiên cứu Văn học, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ lâu đời và mật thiết giữa văn họcViệt Nam và văn học Trung Quốc
Tác giả: Đặng Thai Mai
Năm: 1961
44. Vương Trí Nhàn (2002), "Vài nét về tư duy tự sự của người Việt", Tạp chí Văn học, số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về tư duy tự sự của người Việt
Tác giả: Vương Trí Nhàn
Năm: 2002
48. Trần Nghĩa (1997), “Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, danh mục và phân loại”, Tạp chí Hán Nôm, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam, danh mục và phânloại
Tác giả: Trần Nghĩa
Năm: 1997
51. Nguyễn Hữu Sơn (2000), "Về thi pháp và việc nghiên cứu văn học trung đại Việt Nam", Tạp chí Văn học, số 7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về thi pháp và việc nghiên cứu văn học trungđại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Hữu Sơn
Năm: 2000
56. Bùi Duy Tân (1992), "Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốc và văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận - cách tân - sáng tạo", Tạp chí Văn học, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ về thể loại giữa văn học Trung Quốcvà văn học Việt Nam thời trung đại: Tiếp nhận - cách tân - sáng tạo
Tác giả: Bùi Duy Tân
Năm: 1992
57.Chương Thâu (1999), “Đọc Việt Lam xuân thu (bản Duy Tân), nghĩ về người khắc in công bố và một vài nhân vật thời đại”, Tạp chí Văn học, số 8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đọc Việt Lam xuân thu (bản Duy Tân), nghĩ về ngườikhắc in công bố và một vài nhân vật thời đại
Tác giả: Chương Thâu
Năm: 1999
1. Lại Nguyên Ân (2003), 150 thuật ngữ văn học (tái bản), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w