Viết về những phương diện nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà trong bài Một giọng điệu tiểu thuyết, Nguyễn Thụy Kha nhận định: “Nói đến sự thay đổi điểm nhìn, mạch độc th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀM THỊ THANH TRÀ
NGHỆ THUẬT GIỄU NHẠI TRONG TIỂU THUYẾT BA NGÔI CỦA NGƯỜI
CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Huế, Năm 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
ĐÀM THỊ THANH TRÀ
NGHỆ THUẬT GIỄU NHẠI
TRONG TIỂU THUYẾT BA NGÔI CỦA
NGƯỜI CỦA NGUYỄN VIỆT HÀ
Chuyên ngành : Lý luận Văn học
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
TS NGUYỄN VĂN THUẤN
Trang 3MỤC LỤC
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Mục đích ý nghĩa của đề tài
1.1 Giễu nhại với tư cách là một thủ pháp nghệ thuật đặc hiệu đã xuất hiện từ lâu
và sớm được các nhà nghiên cứu quan tâm nhưng tập trung nhất trong công trìnhcủa các nhà Hình thức luận Nga như Bakhtin, Genette, Linda Hucheon.v.v Theo
hầu hết giới nghiên cứu, dù nhìn từ phương diện nào thì giễu nhại cũng có hai đặc điểm chính: Nhại và giễu, tức bắt chước và châm biếm M.Bakhtin đã xem giễu
nhại là “nói bằng giọng của kẻ khác” nhưng đưa vào đó một khuynh hướng đối lậphẳn với khuynh hướng nghĩa của lời người đó Giọng thứ hai, sau khi chuyển vàotrong lời nói của kẻ khác thì xung đột thù địch với chủ nhân của nó và “buộc nóphải phục vụ cho mục đích đối lập của mình”[11,tr187] Bằng lời văn giễu nhại, cáctác giả đã làm đảo lộn những cái gì gọi là nghiêm túc, lột vỏ cái hào nhoáng để trơ
ra cái giả dối, cái lố bịch, cái đáng cười Đó là cách giải thiêng trong văn học Giễunhại vừa lột tả được một phần bản chất của đối tượng, vừa dung hợp được cái báchọc của suy tư với cái suồng sã của văn hóa bình dân Và với lối tự nhại, vănchương chẳng những là sự hoài nghi về các trật tự đời sống mà còn là sự nghi ngờchính những khả năng, sứ mệnh mà người ta thường đặt ra cho nó Giễu nhại sựchôn sâu cái cũ để gieo hạt mầm cho cái mới đâm chồi, đó cũng là điều tất yếu củalịch sử và văn học Vì thế giễu nhại là một thủ pháp tiêu biểu đã mở ra một hướngtiếp cận, khai thác mới đối với các tác phẩm văn học Đây là hướng khai thác thực
sự thú vị, làm thay đổi một cách đầy thuyết phục các quan niệm truyền thống vềnghiên cứu văn chương
1.2 Tiểu thuyết là thể loại có sức dung chứa lớn, là thể loại chủ đạo của văn học.
Nó thể hiện nhiều ưu thế trong việc chiếm lĩnh đời sống cũng như tâm hồn conngười Vì vậy, các nhà văn, các nhà lý luận, phê bình đã nhận ra rằng “không thểkhuôn tiểu thuyết vào một số nguyên tắc cứng nhắc, bất biến, mà chính là phải mở
ra những khả năng tiềm tàng vốn có của thể loại này” Có như vậy, văn học mới cóthể phản ánh được cả chiều rộng lẫn bề sâu phức tạp và phong phú của cuộc sốngđương đại Vào những thập niên cuối thế kỉ XX, một thế hệ nhà văn đã nỗ lực cáchtân tiểu thuyết và có những đóng góp quan trọng vào quá trình hiện đại hóa văn
Trang 5xuôi Việt Nam vốn đã được khởi động từ những năm đầu thế kỉ XX Cùng với BảoNinh, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Tạ Duy Anh, Nguyễn Việt
Hà là người luôn trăn trở tìm kiếm những hình thức biểu đạt nghệ thuật mới mangđậm cảm quan hiện đại và hậu hiện đại Với khát vọng theo đuổi nghệ thuật mộtcách say mê và với sức viết mạnh mẽ dồi dào, vốn liếng giàu có phong phú, trải quahành trình sáng tạo gần hai mươi năm, Nguyễn Việt Hà đã tạo nên một sự nghiệpvững chải, tạo được dấu ấn riêng trong giới nghệ sĩ cũng như nhiều thế hệ độc giả.Anh xứng đáng là gương mặt tiêu biểu của văn xuôi đương đại Việt Nam
1.3 Các tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà từ Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn đến
Ba ngôi của người đã thu hút được sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình
và những người yêu văn chương Nó đã tạo ra làn sóng phê bình tương đối sôi động,
tạo nên những“hiện tượng đời sống” trong văn học Việt Nam Đây là những tác
phẩm nghệ thuật độc đáo, thể hiện ý thức đổi mới về cảm quan hiện thực và về cáchviết, đó là lối ưa trào tiếu, giễu nhại, đã mở ra một hướng tiếp cận mới cho ngườiđọc Những năm gần đây, tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã trở thành đối tượng củanhiều công trình nghiên cứu khoa học, chúng được khám phám theo nhiều góc nhìnkhác nhau như góc nhìn văn hóa, liên văn bản, tự sự học và thi pháp học.v.v Đặcbiệt với thủ pháp giễu nhại, nhà văn đã tạo nên một phong cách rất riêng, một lốiviết rất lạ so với các nhà văn cùng thời Không giống với giọng nhại của các nhàtiên phong buổi đầu đổi mới thường xót xa, bi đát hay cay độc mà nhại trong tiểuthuyết của Nguyễn Việt Hà với cảm hứng cười cợt, châm biếm, hài hước nhằm phêphán, tố cáo đả kích về sự nhốn nháo, dung tục, pha tạp của đời sống thị dân nóichung và Hà Nội nói riêng Và ở đây, giễu nhại được nhà văn Nguyễn Việt Hà sửdụng không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật đơn thuần mà còn trở thành một ý niệmchi phối đến cả quá trình sáng tác, đặc biệt là trong việc tổ chức thế giới hình tượng
nghệ thuật Điều đó được thể hiện rõ nhất trong tiểu thuyết Ba ngôi của người Tiếp cận tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà từ phương diện nghệ thuật
giễu nhại, theo người viết là một hướng đi có hiệu năng Qua đó, giúp chúng ta có
được cái nhìn toàn diện, sâu sắc về thế giới nghệ thuật của Nguyễn Việt Hà để từ đólàm cơ sở cho việc hiểu đúng về nhà văn cũng như những giá trị nội dung và nghệ
Trang 6thuật trong các tác phẩm của ông Trong khi tiếp cận tác phẩm với cái cái nhìn đốisánh chúng ta sẽ chỉ ra chỗ tương đồng và dị biệt với các nhà văn sáng tác cùng thờivới Nguyễn Việt Hà cũng như trước và sau đó Hơn thế nữa, cũng từ đây thấy được
vị trí và đóng góp của ông đối với tiến trình văn học hiện đại Việt Nam trên một
phương diện cụ thể là nghệ thuật giễu nhại.
2 Lịch sử vấn đề
Trong phạm vi tư liệu khảo sát được, người viết tạm phân thành hai loại:
Những công trình có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tài sau:
- Những công trình liên quan gián tiếp đến đề tài
Đây là các công trình bàn về nghệ thuật giễu nhại nói chung và cách tân tiểuthuyết của Nguyễn Việt Hà, nhưng đã truyền cho chúng tôi nhiệt hứng say mê, tìmtòi và những gợi ý quý báu để tiến hành nghiên cứu đề tài Cụ thể là những bài viếtsau đây:
*Những công trình, bài báo bàn về giễu nhại
Aristot có câu nói nổi tiếng “người là sinh vật duy nhất biết cười” Tiếng cườitrong văn học được biểu hiện dưới nhiều hình thức: hài hước, giễu nhại, trào lộng,trào phúng, trào tiếu nhằm mỉa mai, châm biếm Nhiều công trình nghiên cứu vănhọc Việt Nam sau 1975 đã đề cập đến cái hài trong tác phẩm với cảm quan tràolộng, trào tiếu, giải thiêng những giá trị cũ đã từng ăn sâu, bám rễ trong đời sốngvăn học và tâm thức dân tộc
Nhà nghiên cứu Lã Nguyên trong bài “nhìn lại những bước đi, lắng nghe
những tiếng nói” đã khẳng định đặc điểm nổi bật của văn học Việt Nam sau 1975
với: “Giọng lu ló sừng sộ, tiếng gầm gào cuộn réo trong văn học thời kì đổi mớikhông thể cất lên thành tiếng hát Cái vô lí, cái phi lí, chất văn xuôi và vẻ đẹp củađời sống phồn tạp chỉ có thể hóa thân vào tiếng cười trào tiếu, giễu nhại để văn họcthế sự biến thành tiếng nói nghệ thuật” Hình như giễu nhại đã trở thành kiểu quan
hệ đời sống mang phong cách thời đại Thời xa vắng của Lê Lựu là một tiểu thuyết
giễu nhại độc đáo Nó không cần sử dụng những thủ pháp lạ hoá quen thuộc nhưphóng đại, hay vật hoá hình ảnh con người để làm nổ ra tiếng cười Nó chỉ đơn giảnthuật lại những chuyện “thật như đùa” mà đã có thể tạo ra được hình tượng giễu
Trang 7nhại Chưa mấy ai quên tiếng cười giễu nhại trong tiểu thuyết Ly thân của Trần
Mạnh Hảo Có thể nghe thấy tiếng cười giễu nhại thấm đẫm cảm hứng trào lộngtrong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân,Nguyễn Khắc Trường… Nhưng hấp dẫn nhất vẫn là tiếng cười trào tiếu, giễu nhạitrong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp Trong sáng tác của PhạmThị Hoài, người kể chuyện thường xuất hiện ở ngôi thứ nhất, xưng “tôi” Ở vị thếcủa cái “tôi”, người kể chuyện của Phạm Thị Hoài là nhà dân chủ vĩ đại của ngôn
từ Phạm Thị Hoài trao gửi cho người kể chuyện một cách tài tình, tinh tế thứ ngônngữ bỗ bã, suồng sã Nhiều nhà văn cũng gửi vào cửa miệng nhân vật lời nói suồng
sã như thế Nó giễu nhại tất cả các lời nói chính thống, quan phương, thứ lời nói có
vẻ nghiêm túc, nhưng chứa đựng bên trong rất nhiều sự giả dối Các nhà nghiêncứu, phê bình đã nói rất nhiều về hiện tượng giễu nhại trong sáng tác của NguyễnHuy Thiệp Nhiều truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp là hình tượng giễu nhại củacác thể loại ngôn từ đã bị biến thành lời nói phong cách hóa (www.talawas.org)
Trong bài viết Sự đa dạng về bút pháp nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam
thời kỳ đổi mới, Mai Hải Oanh đề cập đến bút pháp trào lộng, giễu nhại trong tiểu
thuyết Việt Nam thời kì đổi mới Mai Hải Oanh cho rằng, sự xuất hiện của bút pháptrào lộng ngày càng nhiều trong tiểu thuyết đương đại xuất phát từ ba nguyên nhân cơbản Thứ nhất, có ý nghĩa cân bằng sinh thái văn học sau một thời gian dài văn học taquá nghiêm trang; thứ hai, là một nhu cầu giải tỏa áp lực của đời sống hiện đại; thứ
ba, thể hiện tinh thần dân chủ hóa trong văn học Sau đó, tác giả bài viết đã đề cập
đến các tác phẩm đã sử dụng bút pháp này thành công như Thời xa vắng (Lê Lựu),
Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Cõi người rung chuông tận thế và Mười lẻ một đêm (Hồ
Anh Thái), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), T mất tích (Thuận)…
(http://vietvan.vn/vi/bvct/id265)
Trong bài viết Giọng điệu trần thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
Thái Phan Vàng Anh đã đề cập đến giọng điệu giễu nhại, trào phúng trong tiểuthuyết giai đoạn này Tác giả cho rằng: “tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ngày càngnhạt dần về sử thi, tiếp xúc thô bạo đến suồng sã về hiện thực, cái bi không còn dèdặt, tinh thần hài hước gia tăng Cái nhìn phi thành kính, suồng sã, giễu nhại của
Trang 8chất tiểu thuyết đã quy định một giọng điệu riêng của tiểu thuyết đương đại TháiPhan Vàng Anh chỉ ra giọng điệu hài hước trong tiểu thuyết đương đại có nhiều cấp
độ khác nhau, có giọng châm biếm nhẹ nhàng nhưng sâu cay, có giọng trào lộng,châm chích, có giọng tự trào, có giọng giễu nhại Nhiều tác phẩm đã để lại ấn tượngsâu sắc nhờ người kể chuyện “biết đùa” Theo tác giả giọng điệu trào phúng, hàihước đã trở thành một giọng chủ, đem lại sắc thái mới cho văn học nói chung vàtiểu thuyết đương đại nói riêng” (http://vanhoanghean.com.vn)
Với bài viết Hài hước, trào tiếu, sân khấu hóa trong tiểu thuyết gần đây,
Nguyễn Văn Tùng đã đề cập hai tiểu thuyết được viết theo lối hài hước, trào tiếu và
sân khấu hóa, đó là cuốn SBC là Săn bắt chuột ( Hồ Anh Thái) và 3339[Những
mảnh hồn trần] (Đặng Thân) Tác giả đã chỉ ra: “yếu tố trào tiếu, hài hước thể hiện
trong hai tác phẩm này từ bình diện nội dung phản ánh và nghệ thuật biểu hiện Cụ
thể SCB là Săn bắt chuột, đối tượng giễu nhại của Hồ Anh Thái là rất nhiều loại
người trong xã hội: từ nhà thơ, nhà báo, đến đại gia, chân dài…Cả một thế giớinhân vật hiện lên với sự lố lăng kệch cỡm Ở Những mảnh hồn trần, tính giễu nhạithể hiện đậm nét trong việc Đặng Thân tái hiện những vấn đề nóng của đời sống,khai thác ở nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau” (http://vannghetre.com.vn)
*Những công trình, bài báo liên quan đến tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
Ở bài viết Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi
mới tác giả Mai Hải Oanh đề cập đến việc cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà là hiện tượng “gấp bội điểm nhìn” ở đó một nhân vật được nhìn
cùng lúc với nhiều điểm nhìn khác nhau và kĩ thuật lồng tiểu thuyết với kết cấu độcđáo (http://d.violet.vn)
Cùng vấn đề này trong bài viết Khuynh hướng lạ hóa trong tiểu thuyết, truyện
ngắn Việt Nam đương đại- một số bình diện tiêu biểu của Nguyễn Thành, tác giả đã
đề cập đến kết cấu tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà theo lối truyện lồng truyện và có sựtổng hợp thể loại (http://vanhaiphong.com)
Đỗ Ngọc Thạch trong tiểu luận Vài đặc điểm văn xuôi hiện đại lại xem tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà là cái nhìn về một đời sống hỗn loạn, đỗ vỡ với sự thay
Trang 9đổi điểm nhìn và ngôi kể liên tục, tính phân mảnh của thể loại, biến tiểu thuyếtthành trò chơi ngôn ngữ (http://bichkhe.org).
Đại Lãi, trong bài Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp tác giả nhận xét
rằng : “Nghịch dị và giễu nhại không phải cái mới hoàn toàn của văn chương hậuhiện đại Vốn, nó đã xuất hiện từ lâu trong truyền thống Tuy nhiên, để thể hiện
“thái độ hậu hiện đại”, chúng thường xuyên được sử dụng, không chỉ như những thủpháp, mà quan trọng hơn, là một yếu tính: trở thành hình thức của thế giới quan,một “nguyên tắc” tổ chức văn bản Như thế, điều mà nền văn chương đậm tính “sửthi” trước đó chưa cho phép nghệ sĩ tự do khai thác, thì ở đây, lại được nhiều nghệ
sĩ tô đậm Đặc biệt không giống với giọng nhại ở các nhà tiên phong buổi đầu đổimới, thường xót xa bi đát, cay độc (như Nguyễn Huy Thiệp chẳng hạn), quãng cách
về thời thế khiến nhại trong văn Nguyễn Việt Hà gắn nhiều hơn với bỡn cợt, với cáigiễu Chống lại sự đơn điệu, nhại trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà vừa “lột tả”được một phần bản chất (có thật) của đối tượng, vừa dung hợp được cái bác học củasuy tư với cái suồng sã của văn hoá bình dân và sức mạnh vô địch của trào tiếu dân
gian” (http://giaitri.vnexpress.net)
Các bài báo, tiểu luận và công trình nghiên cứu trên đây đã góp thêm nhữngcái nhìn mới về sự cách tân nghệ thuật trong các sáng tác của Nguyễn Việt Hà.Đây cũng là nguồn tài liệu để chúng tôi có thể tham khảo, vận dụng trong quátrình triển khai đề tài
- Những công trình liên quan trực tiếp đến đề tài
Nguyễn Việt Hà là một trong những cây bút đương đại mà sáng tác của ông đãtạo được tiếng vang nhất định trên văn đàn thế giới trong nước và thế giới Ngay từ
khi xuất hiện với cuốn tiểu thuyết đầu tiên Cơ hội của chúa, Nguyễn Việt Hà đã
được coi là một hiện tượng văn học Tiếp theo, tác giả đã cho ra đời cuốn tiểu thuyết
thứ hai Khải huyền muộn cũng nằm trong sự đón đợi của độc giả Và gần đây nhất, cuốn tiểu thuyết Ba ngôi của người khi mới phát hiện cũng đã tạo nên một cơn sốt
kiếm tìm của người yêu văn học Xung quanh hiện tượng Nguyễn Việt Hà đã chothấy có nhiều ý kiến phê bình gắn liền với những cách nhìn và sự đánh giá khácnhau, thậm chí là đối lập nhau Nhưng, nhìn chung giới phê bình nghiên cứu và cả
Trang 10giới sáng tác đều đã đánh giá cao những nỗ lực cách tân tiểu thuyết của NguyễnViệt Hà, từ những cảm quan, ngôn ngữ, đến tư duy nghệ thuật và điểm nhìn trầnthuật trong tác phẩm Nhưng nổi bật lên tất cả trong sáng tác của ông là nghệ thuậttrào tiếu, giễu nhại
Lam Thu (2014), trong bài Hà Nội xấu xí và nhốn nháo trong tiểu thuyết
Nguyễn Việt Hà cho rằng, nhà văn: “nhại lại những nhân vật lịch sử, nhân vật cách
mạng, các đoạn văn bình luận về phố, về tôn giáo, triết học và nghệ thuật” Trong
bài Dương Quốc Trung giật thọt khi đọc tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà cũng chính Lam Thu đã cho rằng, Nguyễn Việt Hà đã đề cập đến những vấn đề về Hà Nội trên nhiều phương diện của cuộc sống: “Trong Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà đã
dựng lại chân dung Hà Nội đương đại Đó là một đô thị với đủ thứ nhốn nháo, xấu
xí, đủ gương mặt đại diện cho những tầng lớp thị dân” Hay "Nhà nghỉ nhiều nhannhản đã làm cho Hà Nội trở nên một con đĩ thập thành"; "Hà Nội bây giờ thì buồnquá, nó không quá nghèo nhưng vô đạo và ít học"; hay "Thành phố đang loay hoaytha hóa" Cùng viết về thành phố nghìn năm văn hiến, nhưng đây là một cách viếtđộc đáo, mới mẻ của tác giả, cho chúng ta hình dung được bức tranh đời sống từxưa đến nay, từ đó thấy được sự đau lòng của tác giả trước sự xô bồ, sự lai tạp và sựtha hóa đạo đức của thị dân Hà Nội (http://giaitri.vnexpress)
Hoài Nam trong bài viết Hà Nội trong hai cái nhìn nhận xét về tiểu thuyết Ba
ngôi của người, nhà văn đã: “Dựng lên một Hà Nội trai lơ tinh nghịch, khác hẳn
một Hà Nội đăm chiêu khắc khổ như trong hình dung chung của nhiều người về HàNội thời ấy Họ khắc tạc chân dung của một Hà Nội bấn loạn Làm ăn buôn bán,sáng tạo nghệ thuật hay đơn giản như yêu đương, ở đâu cũng thấy bấn loạn!Hơn thếnữa, còn là một Hà Nội của chủ nghĩa tiêu dùng phì đại, một tinh thần bái vật giáo
hàng hóa đến mức điên khùng (Ở phương diện này, Ba ngôi của người có thể xem
như một “tập đại thành” của các nhãn mác thời trang hàng hiệu, rượu ngoại, xe hơi,điện thoại cao cấp) Nhìn Hà Nội qua một tấm gương lồi, Nguyễn Việt Hà thườngxuyên phát hiện được những hình ảnh, những chi tiết, những hiện tượng cực kỳnghịch dị, và anh cũng dùng một hệ thống ngôn từ cực kỳ nghịch dị để diễn đạtnhững phát hiện ấy (Nhạc chế, ca dao tân thời, những câu nói đầu miệng của vỉa hè
Trang 11Hà Nội, thậm chí cả những câu chửi rất tục, xuất hiện dày đặc trong Ba ngôi của
người, tạo nên một đối trọng với lớp ngôn từ thành kính trang nghiêm khi nhà văn
viết về những tiểu truyện Thiên Chúa giáo)” (http://antgct.cand.com.vn).
Viết về những phương diện nghệ thuật đặc sắc trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà
trong bài Một giọng điệu tiểu thuyết, Nguyễn Thụy Kha nhận định: “Nói đến sự thay
đổi điểm nhìn, mạch độc thoại, đối thoại của các nhân vật, thời gian trong tiểu thuyết đi
từ hiện đại đến quá khứ, từ dương thế đến âm ty, cấu trúc của tiểu thuyết vừa đóng vừa
mở gây sự tò mò cho các độc giả và đặc biệt đó là một giọng điệu rất riêng của Nguyễn
Việt Hà Ba ngôi của người lôi cuốn vì giọng điệu tưng tửng kiểu thị dân không bị cảm
xúc chi phối, vì những con chữ nhặt từ đời thường lần đầu tiên xuất hiện làm mới mẻgiai điệu văn xuôi Để lôi cuốn theo cách của mình, Nguyễn Việt Hà thường xuyên
dùng thủ pháp đảo ngữ của thơ, làm tăng ấn tượng” (http://laodong.com.vn).
Trúc Anh, trong bài Ký ức quẩn quanh của những kiếp người tác giả nhận xét
rằng, nhà văn sẽ : “Dẫn dắt người đọc xuôi ngược vật vã với những tuyến thời gian,khi là thời Lê Trung Hưng, khi là thời Trần, lúc lại là chuyện của Ký Con, NguyễnThái Học thủ lĩnh của Việt Nam Quốc dân Đảng Những nhân vật lịch sử, sự kiệnlịch sử được nhà văn tóm ra như bất chợt, rồi nhồi vào câu chuyện của mình, thôngqua kiếp luân sinh của nhân vật trung niên, cùng hồi ức của Kun và Quang Anh.Nguyễn Việt Hà đã dựng nên một sân khấu đời, để trên đó các nhân vật của anh tha
hồ mà diễn, tha hồ mà sống, tha hồ mà làm tình, tha hồ mà nhạt nhẽo, tha hồ mà dối
gạt lừa lọc, tha hồ mà thương xót nhau” (http://anninhthudo.vn).
Hay trong bài Văn chương ấy mà, Nhị Linh đã tiếp tục chỉ ra được những điểm mới trong tác phẩm Ba ngôi của người: “Với một cách viết văn xuôi mông
lung hời hợt trộn lẫn với vờ vịt nhưng sâu sắc, sử dụng ngôn ngữ phong phú, nhắcđến các nhà văn, các chi tiết lịch sử lên án đạo đức giả và những cái giả dối đó là
“một kiểu giả dối Hà Nội rất mới, đã âm thầm kết tinh trong những nhộn nhạo nămtháng vừa qua, những láo nháo tình tiền và những thum thủm quán rượu quán bia
ven bờ sông hay lấp nhấp phố phường” (http://nhilinh.blog.blogsport).
Lạc Thành trong bài Người mang tên vợ Nguyễn Việt Hà, Nhà văn phải điêu toa
đã cảm nhận một cách sâu sắc về các sáng tác của Nguyễn Việt Hà, nhà văn: “có lối
Trang 12dẫn dắt người đọc xuôi ngược với những tuyến thời gian có nhiều góc nhìn mới, tạo ra
sức hút đặc biệt, nhất là trong tiểu thuyết mới Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà
được xem như một cây bút đô thị khá đặc sắc Trong văn của anh, chất phố phườngtrào lộng cay đắng vẫn không giấu những trang trữ tình rất Hà Nội”
(www.doisongphapluat.com).
Tác giả Nam Phú trong bài Năm của tiểu thuyết Việt đã nhận định: “Cho dù
Ba ngôi của người có thể gây thất vọng so với Cơ hội của Chúa và Khải huyền
muộn nhưng vẫn là Nguyễn Việt Hà ưa lối giễu nhại, trào tiếu những gì đang hiện
hữu” Đó là một nhận định thể hiện được nghệ thuật đặc trưng của nhà văn được sử dụng trong sáng tác của mình và đặc biệt là trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
(http://tuoitre.vn)
Các bài báo và công trình nghiên cứu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến đề tàinghiên cứu của các tác giả trên đây là cơ sở và nguồn tài liệu quan trọng, để giúp tôi
tham khảo, tiếp thu và vận dụng trong việc nghiên cứu đề tài của mình là nghệ thuật
giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba
ngôi của người của Nguyễn Việt Hà được tập trung thể hiện chủ yếu trên các bình
diện đề tài, chủ đề, tư tưởng, nhân vật, biểu tượng, trần thuật, ngôn ngữ và thể loại
Phạm vi nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu đối tượng như trên đã xác định, người viết tập trung
khảo sát tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà; ngoài ra, còn khảo sát
các tác phẩm khác trong sáng tác của ông, các tác phẩm trong nước và ngoài nước
để soi chiếu và đối sánh nhằm chỉ ra chỗ tương đồng và dị biệt về nghệ thuật giễu
nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người nói riêng và sáng tác nói chung của
Nguyễn Việt Hà
4 Phương pháp nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu, người viết vận dụng những phương pháp và thủ phápchủ yếu sau:
Trang 13Phân tích- tổng hợp
Phân tích cả về phương diện nội dung và hình thức, trên cơ sở đó tổng hợp vàkhái quát theo những vấn đề cơ bản của đề tài nghiên cứu
So sánh- đối chiếu: So sánh đối chiếu trên hai bình diện đồng đại và lịch đại
- Về đồng đại: So sánh tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà với
tác phẩm của các nhà văn cùng thời để chỉ ra chỗ tương đồng và dị biệt trong nghệthuật giễu nhại của ông
-Về lịch đại: So sánh các tác phẩm được Nguyễn Việt Hà sáng tác trong cácgiai đoạn khác nhau để làm rõ sự tiếp biến trong nghệ thuật giễu nhại của ông
Thống kê- phân loại
Thống kê các yếu tố thuộc về nội dung và hình thức của tác phẩm từ đó cóthêm cơ sở để đi đến nhận định, khái quát và đánh giá về vấn đề nghiên cứu
Cấu trúc- hệ thống
Nghiên cứu nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của
Nguyễn Việt Hà trong mối quan hệ chặt chẽ giữa các yếu tố, các bình diện khácnhau như một chỉnh thể, một hệ thống
Liên ngành
Luận văn còn sử dụng những kiến thức liên ngành như Thi pháp học, Văn hóahọc, Phân tâm học, Mỹ học tiếp nhận, những kiến thức lịch sử, để lý giải nghệ thuậtgiễu nhại trên một số cấp độ của tiểu thuyết
5 Đóng góp của luận văn
Luận văn là công trình đầu tiên nghiên cứu về nghệ thuật giễu nhại trong tiểu
thuyết của Nguyễn Việt Hà, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết Ba ngôi của người trên các
phương diện đề tài-chủ đề-tư tưởng, nhân vật- biểu tượng và trần thuật-ngôn thể loại Trên cơ sở đó thấy được nét đặc sắc và tiêu biểu của nhà văn Nguyễn Việt
ngữ-Hà so với các nhà văn giai đoạn trước và sau đó, ghi nhận những đóng góp của nhàvăn Nguyễn Việt Hà trong nền văn học Việt Nam sau đổi mới
6 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, phần Nội dungluận văn được triển khai thành 3 chương sau:
Trang 14Chương 1: Đề tài, chủ đề, trong tiểu thuyết Ba Ngôi của người từ cái nhìn giễu
nhại của Nguyễn Việt Hà
Chương 2: Giễu nhại nhân vật và biểu tượng trong tiểu thuyết Ba ngôi của
người của Nguyễn Việt Hà
Chương 3: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người qua
phương diện trần thuật, ngôn ngữ, thể loại
Trang 15NỘI DUNG
*Giới thuyết về khái niệm giễu nhại
Giễu nhại là một đặc điểm của việc tạo ra tiếng cười Trong Từ điển tiếng Việt
có định nghĩa về “giễu” và “nhại”: “Giễu là nêu ra để đùa bỡn, chế nhạo hoặc đảkích; Bị giễu là hèn nhát; Tự giễu mình”, “Nhại” là bắt chước tiếng nói, điệu bộ củangười khác để trêu chọc, giễu cợt Như vậy, thuật ngữ giễu nhại có hai yếu tố: bắtchước và châm biếm
Trong văn học, nhại là một thủ pháp quen thuộc, nó đi kèm với giễu tạo nênchất giễu nhại.“Nhại” (Parody) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp paroidia, có nghĩa làmột bài hát được hát được hát cùng bài hát khác) Theo Từ điển thuật ngữ văn học:
“Nhại là một thể văn châm biếm dùng sự bắt chước để chế giễu một tác phẩm hoặc
cả một trào lưu nghệ thuât Phương tiện chủ yếu của nhại là bắt chước phong cách.Hai kiểu nhại chủ yếu (đôi khi tách thành những thể tài riêng) là kiểu khôi hài trong
đó đối tượng thấp được trình bày bằng một phong cách cao; và kiểu chế nhạo trong
đó đối tượng cao được trình bày bằng phong cách thấp Sự chế nhạo có thể nhằmvào phong cách, có thể nhằm vào đề tài, có thể cười nhạo những thủ pháp thi ca đãtrở thành khuôn sáo, lỗi thời hoặc những hiện tượng đời sống vốn dung tục khôngxứng với thi ca Có thể có lối nhại một thi pháp, một tác giả, một thể loại, một thếgiới quan” [35- tr225-226]
Giễu nhại, với tư cách là một thủ pháp bắt chước quá lố một văn bản khác đãxuất hiện từ lâu, ngay trong văn học cổ đại Hy Lạp, sau đó vẫn thường xuyên được
sử dụng trong vô số loại hình nghệ thuật khác nhau Là một thủ pháp được sử dụnglâu đời và rộng rãi, giễu nhại được xem như là một phong cách, hơn nữa còn tồn tạinhư một chủ đề phụ (sub-theme) trong một tác phẩm cụ thể và như một thể loại phụ(sub-genre) trong văn học (chủ yếu là văn học trào phúng) Tính chất đa tư cách nàylàm cho bất cứ nỗ lực định nghĩa nào cũng điều gặp khó khăn Có điều, theo hầu hếtgiới nghiên cứu dù nhìn từ góc cạnh nào thì giễu nhại cũng có hai đặc điểm chính làbắt chước và châm biếm Giễu nhại ra đời như một thủ pháp phê phán trực tiếp điliền với cái hài hước Giấc mộng đêm hè (W.Shakespeare), Đôn Kihôtê (M De
Trang 16Cervantes), Gargantuar (F Rabelais)… là những tác phẩm vĩ đại đầu tiên mở đườngthành công cho cái hài hước đi liền với thủ pháp giễu nhại.
Trong văn học hôm nay, thuật ngữ giễu nhại được sử dụng trở lại để nói đếnmột cảm hứng xuất hiện trở lại của văn học Việt Nam sau một thời gian chìm lắngnay phục sinh trở lại Như đã nói giễu nhại chủ yếu quan tâm đến việc vạch ra cáixấu, cái lố bịch, khiếm khuyết để giúp người ta nhận biết, sữa chữa và hoàn thiện.Cũng có khi giễu nhại như một thủ pháp gây cười, tạo ra sự hài hước cho tác phẩm.Quan niệm về chất giễu nhại trong văn học là rất phong phú Nhưng chung qui lại,các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở điểm: Coi giễu nhại là một thủ pháp nghệthuật dựa trên sự nhại lại một tư tưởng, quan điểm, cách viết cũ nhằm tạo nên tiếngcười giễu cợt với nhiều cấp độ khác nhau. Đó “là quan niệm về kiểu giễu nhại giữatác phẩm này (bao gốm hình tượng, nhân vật, chi tiết, ngôn từ, ) với tác phẩm khác.Thực tế, còn có kiểu nhại khác, nhại ngay chính những thói hư tật xấu của conngười ngoài đời Các cấp độ nhại có thể được triển khai đến mức độ chi tiết Thậmchí, ngay trong chính tác phẩm, nhại vẫn có thể được thực hiện giữa nhân vật này vànhân vật khác, hay giữa người kể chuyện với các nhân vật” [12- tr82]
Giễu nhại là một thủ pháp tiêu biểu của văn học hậu hiện đại Ở Việt Nam,thật khó để khẳng định một nền văn học hậu hiện đại đang hiện diện một cách rõràng Nhưng chắc chắn cảm quan hậu hiện đại đã và đang thâm ngấm vào sáng táccủa nhiều nhà văn Nói đến cảm quan hậu hiện đại, PGS TS Lê Huy Bắc (TrongTạp chí văn học số 9 năm 2002) đã có bài viết “Truyện ngắn hậu hiện đại” phân biệtChủ nghĩa hiện đại và Chủ nghĩa hậu hiện đại Với những sáng tác chủ nghĩa hiệnđại, người đọc có thể nêu được vấn đề, nội dung, mục đích trên bề mặt câu chữ rõràng Còn chủ ngĩa hậu hiện đại người đọc không đoán định được mục đích của câuchữ “hỗn loạn vô chính phủ ấy” Người đọc thực sự tham gia vào một “trò chơi vôtăm tích” (Phạm Thị Hoài) của ngôn ngữ Đối với những sáng tác của các nhà vănhải ngoại, chất giễu nhại mang cảm quan hậu hiện đại thường nghiêng về cảm thứcchính trị, những cái nhìn mang màu sắc giai cấp, dân tộc Các nhà văn thường rơivào những ám ảnh chính trị, ám ảnh của sự lưu vong, hủy diệt (giới nghiên cứu gọi
là cảm quan thế giới Kafka)
Trang 17Cũng dựa trên sự cảm nhận cuộc sống với cảm quan hậu hiện đại, nhưng từ vịthế của những người đang trực tiếp sống, suy nghĩ và sáng tác ngay chính trên quêhương của mình, văn học trong nước cũng bộc lộ những nét khác biệt so với bộphận văn học hải ngoại Cũng có tiếng cười mang vị mặn đắng của nước mắt, chuaxót, thậm chí phẫn nộ chửi bới nhưng đọng lại vẫn là lối tư duy duy cảm tồn tại bêncạch tư duy duy lý “ngoại nhập” Ta có thể nghe thấy tiếng cười thấm đẫm cảmhứng trào lộng trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, NguyễnQuang Thân, Nguyễn Khắc Trường… nhưng hấp dẫn và tập trung hơn cả là tiếngcười trào tiếu, giễu nhại trong sáng tác của Phạm Thị Hoài và Nguyễn Huy Thiệp.Sau đó, hàng loạt cây bút trẻ mà sáng tác và tên tuổi của họ luôn ẩn chứa cái nhìnmang tính giễu nhại: Hòa Vang, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Hồ Anh Thái, TạDuy Anh v.v sự xuất hiện và phát triển của dòng văn học giễu nhại ở Việt Nam nócho thấy sự tiếp cận và bắt kịp của nền văn học Việt Nam hòa vào dòng chảy củadòng văn học thế giới Bởi giễu nhại là một trong những đặc trưng tiêu biểu củaphong cách sáng tác hậu hiện đại Nằm trong ảnh hưởng chung đó, Nguyễn Việt Hà
đã cảm nhận được những đổ vỡ, mặt trái của xã hội thời kì đổi mới nhà văn đã dùngtiếng cười để giải thiêng những giá trị tồn tại lâu đời và hướng con người đến nhữngđiều tốt đẹp hơn
Trang 18CHƯƠNG 1
ĐỀ TÀI, CHỦ ĐỀ TRONG TIỂU THUYẾT
BA NGÔI CỦA NGƯỜI TỪ CÁI NHÌN GIỄU NHẠI CỦA
NGUYỄN VIỆT HÀ 1.1 Đô thị Hà Nội “loay hoay tha hóa” trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Đề tài đô thị là một trong những đề tài phổ biến trong văn học và đã có nhiềutác giả thành công trong việc thể hiện đề tài này như Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh
Thái, Phạm Thị Hoài.v.v Sáng tác của họ đã chạm đến những “mảng tối” của đời
sống đô thị với những lai tạp, bát nháo, những ngổn ngang và bộn bề Cuộc sống đôthị là biểu tượng của cái hiện đại, của văn minh công nghiệp đầy cám dỗ nhưng lại
ẩn chứa sự tha hóa đang ăn dần ăn mòn đời sống con người
Nguyễn Việt Hà sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, tuổi thơ của ông gắn bó với Phố
cổ, Hồ Gươm, được hưởng thụ đầy đủ không gian văn hóa nguyên sơ Hà Nội Làmột người Hà Nội gốc nên nhà văn mang những ký ức đô thị với nhiều mảng màuphong phú, sống động mà không một người Hà Nội nhập cư nào có thể có được;mỗi đổi thay, dịch chuyển đời sống đô thị đều để lại ấn tượng trong tình cảm củanhà văn
Là một người nặng lòng với thủ đô nên những trang viết của nhà văn đều đềcập đến vấn đề đô thị, cụ thể đó là đô thị Hà Nội Một đô thị đang biến đổi từngngày, trong một vỏ bọc hào nhoáng hơn nhưng cũng có thể nói là nhộn nhạo hơn, ở
đó rất nhiều giá trị đã bị mất đi, vùi lấp và khó có thể tìm lại được Đó còn là một đôthị đã bị xáo trộn, một xã hội ngụy tạo, phi lý và đang vỡ ra rệu rạo Bằng cách giễunhại lại đề tài về đô thị, nhà văn đã vẽ nên bức tranh đô thị Hà Nội đang loay hoaytha hóa, nó trở nên xấu xí, dị mọ trong tiểu thuyết của ông
1.1.1 Tính đô thị trong cảm quan nghệ thuật Nguyễn Việt Hà
Tính đô thị rất quan trọng, làm nên phẩm chất của văn học đô thị Tính đô thị
là tính hiện đại, dân chủ, dân sự trong đề tài và cách thức tiếp cận với đề tài ấy Bởivậy, trong sự biến động của đời sống đô thị hiện đại, cụ thể đây là quá trình đô thịhóa hay hiện đại hóa, bên cạnh những mặt tích cực của nó, thì có không ít những cáitiêu cực, những vấn đề nảy sinh và những hệ lụy kèm theo Đô thị hóa là quá trình
Trang 19tất yếu đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới, đặc biệt là các nước Châu Á, trong đó cóViệt Nam Nền kinh tế càng phát triển thì quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độngày càng nhanh; góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế- xã hội của khu vực, nângcao đời sống nhân dân và cũng phát sinh nhiều vấn đề cần giải quyết.
Trong văn học đương đại đã có nhiều tác giả thành công khi viết về đô thịvới những cái nhìn riêng về cuộc sống và con người ở đó như Nguyễn Huy Thiệp,
Đỗ Phấn, Nguyễn Danh Lam, Hồ Anh Thái, Phạm Thị Hoài.v.v Trong Tướng về
hưu của Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn nhìn đời sống và con người đô thị bằng thái
độ lạnh lùng, sắc lẹm; con người biến dạng với những giành giật, toan tính, vụ lợi
ích kỉ Đó còn là cuộc sống xô bồ, tạp nham trong truyện ngắn Không có vua, nhà
văn đã khắc họa được một đô thị thiếu vắng tình người với sự hoài nghi về lốisống, tương lai của tầng lớp thị dân Một tác giả khác cũng quan tâm sâu sắc đến
cuộc sống của con người nơi phố thị là Hồ Anh Thái trong tiểu thuyết SBC là săn
bắt chuột, ông viết về một thành phố lớn đang nhộn lên chiến dịch tiêu diệt chuột.
Cuộc chiến giữa Chuột và Người thể hiện sự thô lỗ, xấu xa hiện hữu với giọng vănhài hước, sâu cay nhưng đầy lôi cuốn Phạm Thị Hoài viết về đô thị mới tái xuấtvới tư cách là nơi chốn của các yếu tố thị trường và nhân cách, có khả năng phá vỡcác giá trị mặc định và đối kháng với nông thôn Còn Nguyễn Việt Hà, nhà văn đãđưa vào trang viết của mình nhiều trăn trở về cuộc sống trong thời buổi kinh tế thịtrường với cái nhìn về thế giới, con người trong sự phi lý, hỗn loạn và hoài nghi.Ông cũng là một trong những cây bút viết sắc sảo khi viết về đô thị và tầng lớp trithức công chức Nhà văn quan niệm, với anh: “Đô thị, tuổi trẻ, tri thức luôn lànhững vấn đề tôi quan tâm” Nhà văn viết những cái gì nó rất gần mình, nhữngthói tật trong đời sống Bởi vậy, trong sáng tác của nhà văn, chất phố phường tràolộng cay đắng vẫn không giấu những trang trữ tình rất Hà Nội với một đời sống đôthị xô bồ, tạp nham
Đọc văn chương của Nguyễn Việt Hà người đọc có cảm giác nhà văn thíchtọc mạch vào mọi chuyện, phơi bày hết những hiện thực của đời sống dưới cái nhìn
ở nhiều chiều kích khác nhau Trong tiểu thuyết Cơ hội của Chúa và Khải Huyền
muộn viết về thời kì đổi mới với những biến động, thay đổi đến chóng mặt Cơ hội
Trang 20của Chúa mở ra một hiện thực đất nước những năm 89, 90 khi mà cơ chế thị trường
đã làm đảo lộn cuộc sống cũng như nếp sống của con người Bối cảnh chính của câuchuyện là mảnh đất Hà thành Đây là nơi đầu tiên tiếp thu ngọn gió ngoại quốc vàoViệt Nam, là nơi chứng kiến sự thay đổi đến chóng mặt: “Tháp Rùa ngơ ngác nhìn
Hà Nội đang quen dần buôn lậu và tập tọng nghiện ngập Đàn ông biết bật nắp
Heineken và đàn bà cũng quen dần với vị Coca [32, tr11] Và trong Khải huyền
muộn: “Người dân thì thắt lưng buộc bụng, hy sinh cả sự tăng trưởng của mình để
làm giàu, làm sang cho những đám cưới mà hai ông thông gia kia lúc họp dự ánchắc được ngồi bàn đầu” [33, tr180]
Khi nói về cuộc sống ở đô thị tức là nói về sức hấp dẫn của nó và của các vùng
đã được đô thị hóa là nguyên nhân chính lôi cuốn một số lượng khổng lồ cư dânnông thôn đi tìm miền đất hứa Nhà văn đã chỉ ra được một trong những nguyênnhân dẫn đến quá trình đô thị hóa là tình trạng nhập cư Những thành phố lớn ngàycàng hấp dẫn và lôi cuốn cư dân từ các đô thị nhỏ hơn làm cho đô thị ngày mộtthêm phức tạp, tạo nên một bức tranh đại diện đầy đủ mọi khuôn mặt trong xã hội:
“Hôm nọ có mấy người khách Sài Gòn nói giọng Bắc vào ăn tiết canh nhưng cứ đòirau diếp cá Thảo nào Hà Nội dạo này có cháo chửi phở quát” [34, tr24] Ngườinước ngoài du nhập vào Việt Nam cũng làm cho đô thị ngày càng trở nên nhốn nháohơn, những cặp thanh niên Tây du lịch ba lô lông lá có mặt khắp nẻo đường Hơntrăm năm rồi, Hà Nội đầy ắp người nước ngoài [34, tr150]
Đô thị, đó còn là sự xâm thực tham lam, cuồng khấu, sự nuốt chửng khôngthương tiếc của những khối bê tông, sắt thép đối với những bãi bồi, những dòngsông, những triền đê mượt cỏ: “Xung quanh quán là hoang vu những hồ nhỏ những
ao tù mà hôm nay đã nhan nhản thành những cao ốc ngô nghê những nhà nghỉ dâmđãng” [34,tr303] Sống trong công cuộc đô thị hóa, nó diễn ra thúc đẩy nền kinh tếphát triển mạnh mẽ nhưng cũng làm mất đi những giá trị truyền thống và cách sốngcủa con người đô thị: “Thực khách cũng thay đổi dần dần, hầu hết là đám trẻ có tiềnthích dân dã nhưng đi xe SH hoặc LX Bọn này có thói quen uống phê phê rồi rủ
nhau vào nhà nghỉ bầy đàn làm tình [34,tr23] Đặc biệt là sự chuyển mình nhanh
đến chóng mặt của Hà Nội trong thời mở cửa tạo nên đời sống đủ kiểu người, dạng
Trang 21người với muôn vàn ngành nghề để tồn tại và mưu sinh Con người dần bị tha hóatheo quá trình đô thị hóa; đó là sự tha hóa về nhân cách đã dẫn đến hàng loạt các tệnạn xã hội như ma túy, mại dâm, buôn người: “Nhập nhoạng tối, đôi lúc có vài côgái ăn sương mới ra nghề, liều lĩnh lấp ló đứng…bị công an Tây Hồ bắt về tội bándâm” [34, tr34] Song song đó, những vấn nạn trong đời sống đô thị cũng được đặt
ra như quan liêu, hối lộ, tham nhũng: “Lãnh đạo huyện về trụy lạc ở nhà chủ quánbao giờ lương tâm cũng tự nhiên an ủi Rượu chè, bồ bịch, đĩ đỡm, đương nhiên đấy
là cung cách sinh hoạt phóng túng của người nghệ sĩ” [34, tr111] Nghệ thuật cũngdần dần mất đi giá trị với những bức tranh vẽ ra chỉ để treo ở chuồng lợn mà tới cảgần chục nghìn đô Còn ở trường học cái gì cũng bằng tiền và trường tư kém chấtlượng ngày càng nhiều: “Cái trường Mộc Miên đang học là cái loại vớ vẩn nhất màdăm ba năm nay ở mấy đô thị lớn đang nhan nhản mọc lên như nấm Đầu vào thibằng tiền Đầu ra, chẳng hiểu có thi không, cũng bằng tiền Bằng tốt nghiệp có inmàu mè sang trọng kiểu nào thì khuôn khổ vẫn cứ nhếch nhác giống hệt như tờ giấybạc Sinh viên trốn tiết nghỉ dài dài” [34, tr 65-66] Thành phố nghìn năm tuổi mất
đi cái duyên ngầm từ ngàn đời, thay vào đó là sự nhốn nháo, lai căng, xô bồ Quan
hệ giữa xã hội, giữa con người với con người trở nên rệu rã và rời rạc với lối sốngbuông thả và bạc bẽo của con người, họ vô cảm trước mọi việc Thấy dễ dãi thìbuông thả làm ẩu rồi xót xa ân hận Nếu được tha thứ thì lại làm tiếp Phải chăng đó
là cái thói vừa bạc bẽo vừa đạo đức của đô thị phố phường
Trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn, đô thị được nhìn ở khía cạnh lịch sử,thế tục của nó, nó luôn khía vào nỗi cô đơn, lạc lõng, sự phân rã của con người; tạonên cám dỗ của cuộc sống đô thị và lối sống thiếu lành mạnh của con người: “Thiếu
nữ Việt chỉ e lệ khi mặc quần áo Và cũng chính vì sinh hoạt không được ăn nói hởhang, bị ẩn ức đè, nên vô số phụ nữ nhà quê mắc bệnh nói nhịu… Phải đến cuối thế
kỷ Hai Mươi sang đầu Hai Mốt, nhờ có trụy lạc trắng trợn internet… Công cuộc đôthị hóa là nguyên nhân chính chữa khỏi bệnh nói nhịu ở các vùng quê Bởi trămphần trăm cave ở các thành phố lớn, tuyệt đối đều xuất thân từ thôn nữ” [34, tr77].Giễu nhại một cách đầy thâm thúy, đó là một đặc điểm riêng tạo nên cá tính trongvăn phong của tác giả, nhà văn giễu nhại đời sống nhưng không phải để cười, đó là
Trang 22sự đau đớn, xót xa trước hiện thực Đô thị trở nên hỗn tạp bởi lối sống hưởng thụcủa con người, họ sống với những ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền danh vọng
và đánh mất chính mình: “Có lẽ cái nhập nhoạng của vùng quê lưỡng lự đua đòikhao khát muốn thành đô thị đã làm ra toàn một bọn như thế Nhưng tởm nhất làđám nhờn nhợt nồng nặc mùi tiền ở Hà Nội đang đầu tư vào mấy khu chế xuất Bọnchúng đều đặn cuối tuần lại tạt qua, thực đơn duy nhất chỉ là gái tơ đồi và chó quê”[34, tr54] Nghĩa là cũng giống bọn nông dân bây giờ, muốn thoát kiếp chăn trâu,cắm đầu vào đi làm ở các khu chế xuất rồi họ sẽ chết vì ngộ độc thực phẩm do tọngđầy những bữa ăn trưa thiu thối rẻ
Bằng cái nhìn đầy trách nhiệm, Nguyễn Việt Hà không che giấu cho những
cái xấu, những “ung nhọt” đang dần lớn lên trong lòng Hà Nội của hiện tại: “Tôi
yêu Hà Nội của tôi và thậm chí ghét những cái nhộn nhạo làm ra vẻ rộng lớn đại
lộ tỉnh lẻ Hà Nội càng ngày càng đông người ngoại tỉnh và không hiểu sao họ cho
rằng đã là phố thì phải thật lớn [34, tr33] Là một người con gốc Hà thành, Hà Nội
với Nguyễn Việt Hà không chỉ là quê hương, đó còn là một mảnh đất để thương,
để nhớ, để tiếc nuối và hoài niệm và gìn giữ vẻ đẹp của Hà Nội mà bản thân mình
đã sống qua một thời tuổi trẻ
Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà là thế giới hỗn mang của hiện thực đô
thị với những phi lý, trái khuấy Trước hiện thực ấy, Nguyễn Việt Hà góp nhặtnhững chuyện vặt vãnh về phố phường Vừa kể, vừa cười Tiếng cười hài hước, dídỏm nhưng cũng không kém phần sâu sắc, chua cay Bằng cách giễu nhại về tính đôthị trong cảm quan nghệ thuật của nhà văn, ông đã cho chúng ta thấy được các ngõngách của đời sống, các lĩnh vực văn hóa, đạo đức, chính trị, kinh tế, giáo dục,ngoại giao… đang dần dần có sự thay đổi Nhà văn còn giúp chúng ta hình dung vàsuy nghĩ về những thực trạng của xã hội, những vấn đề và những gì thực sự đangdiễn ra trong xã hội thời kỳ Đổi Mới nói chung và đô thị Hà Nội nói riêng
1.1.2 Hà Nội hiện đại xấu xí dị mọ trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Ở mỗi tác giả, với sự trải nghiệm và cảm nhận về một Hà Nội của xưa và nay,không phải ai cũng giống ai Hà Nội trong cảm xúc, trong tâm trí của mỗi ngườimỗi khác Đó có thể là niềm hân hoan trước sự phát triển, hội nhập vượt bậc của
Trang 23một Thủ Đô nghìn năm văn hiến, nhưng cũng có thể là sự đau buồn, tiếc nuối trước
sự ra đi của một nền văn hóa, của những kỷ niệm bị bủa vây bởi một tầng lớp xã hộithị thành vô học, nhố nhăng
Hà Nội đẹp đẽ trong cảm quan lãng mạn của người xưa:“Chẳng thơm cũng
thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An” Nói rằng“chẳng thơm”,
nói rằng“không thanh lịch” chỉ là cách nói phủ định để khẳng định một nét đẹp của
người Thủ đô Thăng Long-Hà Nội: nét thanh lịch… Người kinh đô Thăng Long cólối sống rất tao nhã, thanh cao, cử chỉ rất văn minh, lịch sự Lối sống đó đã trở thànhbản sắc; dù có đi xuôi về ngược, vào Nam ra Bắc, bản sắc đó cũng không thay đổi
Dù ở đâu người ta vẫn có thể nhận ra người Hà Nội
Trong Hai đứa trẻ (Thạch Lam) ông viết về những cái dung dị đời thường,
những kiếp người cực khổ nơi phố huyện nghèo Đó là những nét văn hóa rất đờithường, gần gũi, là những tiếng rao đêm của những gánh hàng rong, là cảnh chờ tàucủa hai chị em An và Liên để đón nhận ánh sáng nơi phố huyện nghèo.v.v Họ luônhướng về những cái tốt đẹp đó là cuộc sống ở Hà Nội Trong những trang văn củaThạch Lam, Hà Nội hiện ra cũng vô cùng thanh lịch và đẹp đẽ Nét sang trọng, quýphái, tinh tế là ba phẩm chất được coi là những điểm nhấn mà nhà văn tôn vinh
Trong Cát bụi chân ai (Tô Hoài) thì đem lại những chứng từ sống động về địa
dư, lịch sử, phong tục, tiếng nói của thủ đô Hà Nội Còn trong Nỗi buồn chiến tranh
(Bảo Ninh) nổi bật Hà Nội thời hậu chiến, Hà Nội gần gần mà xa, thỉnh thoảng vẫnđược nhắc lại đâu đó trong một bài hát, một triển lãm ảnh, một đoạn phim v.v.Cái nhìn Hà Nội của Nguyễn Việt Hà tỏ ra gần gũi với Vũ Trọng Phụng,Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài Đó là cái nhìn về cuộc sống đa chiều đa diện,những phi lý diễn ra trong cuộc sống hiện đại, nó không còn đẹp đẽ và lãng mạn
như trong tâm trí mỗi người Vũ Trọng Phụng với tiểu thuyết Số đỏ thể hiện được
cái nhố nhăng của đời sống được nhà văn phác hoạ theo lối châm biếm Nói nhưLưu Trọng Lư, ngòi bút Vũ Trọng Phụng đã chế nhạo tất cả những cái rởm cái xấucái bần tiện cái đồi bại của một hạng người một thời đại Trong con mắt của ông, xãhội đương thời là hoàn cảnh lý tưởng cho những kẻ tầm thường nhưng lại đầy thamvọng Cái phần luân thường đạo lý mà các thế hệ đi trước dày công vun đắp đã phai
Trang 24lạt hẳn, người nào người nấy xoay xoả kiếm sống và khao khát hưởng thụ Cả kẻ vôhọc như Xuân lẫn bọn có học như Văn Minh đều sống bằng lừa bịp, ai giỏi lừangười đó thắng Và cuộc sống của xã hội hiện đại đồng nghĩa với sự tàn phá nhâncách, làm hỏng con người Nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, bức tranh mà VũTrọng Phụng vẽ nên đó là sự phản ánh trung thực xã hội đương thời đồng thời cótính cách khái quát một phần bản chất cuộc sống Thời nào, hay nói cho đầy đủ hơn,
ở bất cứ xã hội nào, thì trong tấn kịch nhân gian cuộc đời hiện ra như một thứ hộihoá trang mà tác giả đã miêu tả
Còn đọc Ba ngôi của người, chúng ta hình dung được một Hà Nội của bảy
năm gần đây, với ít nhiều biến đổi thô lỗ và nhốn nháo đạo đức Chẳng còn nét bàngbạc cổ kính thơ mộng hoài niệm của phong rêu hay nâu trầm ngói đổ, không còn sựdịu dàng đoan chính tinh tế nét người Hà Nội gốc xưa Tác giả đã bộc lộ được cátính và cái nhìn của mình vào từng nhân vật để người đọc cảm nhận Hà Nội hiện lên
trong Ba ngôi của người thô lỗ, bụi bẩn đến xót lòng, bởi Hà Nội không của riêng
ai, nhưng mỗi người ở đây đều có ấn tượng, tình cảm và cách nhìn riêng của mình
về mảnh đất này Hà Nội trong văn của Nguyễn Việt Hà là vậy, còn trong đời thực,mảnh đất này không chỉ là nơi gắn bó về mặt địa lý, mà còn là nơi gắn chặt tâm hồncủa tác giả
Trong Ba ngôi của người, Nguyễn Việt Hà đã dựng lại chân dung Hà Nội
đương đại Hồi đó Hà Nội tuy có nhiều cái khác, nhưng về đại thể cũng giônggiống như bây giờ thôi Cũng có thanh sạch cao thượng, cũng có nhếch nhác bẩnthỉu Đó là một đô thị với đủ thứ nhốn nháo, xấu xí, đủ gương mặt đại diện chonhững tầng lớp thị dân Hà Nội bây giờ thì buồn quá, nó không quá nghèo nhưng
vô đạo và ít học Thành phố đang ngày càng loay hoay tha hóa [34, tr123]
Nó dựng lên một Hà Nội trai lơ tinh nghịch, khác hẳn một Hà Nội đăm chiêukhắc khổ như trong hình dung chung của nhiều người về Hà Nội thời ấy Họ khắctạc chân dung của một Hà Nội bấn loạn: “Những cặp thanh niên Tây du lịch balôlông lá, những bọn trẻ con phổ thông cuối cấp trường ngoại ô, mới tí tuổi đầu đãthành thạo giường chiếu, lọc lõi trốn học Những cụ ông cụ bà về hưu vẻ ngoài nhầunhĩ buồn bã giống như ngày mai sẽ bị con cháu đưa đi trại dưỡng lão, tất cả đều lộn
Trang 25xộn trong cái nắng hanh sóng sánh vàng như bia” [34, tr29] Làm ăn buôn bán, sáng
tạo nghệ thuật: “Nghệ thuật mới hay đương đại cái đếch gì mà toàn do bọn ngoàibảy mươi đầu têu Văn chương nước nhà mới thảm, ba tiểu thuyết gia cách tân hàngđầu thì đều đã bát tuần Ỉa bô còn rây ra ngoài thế mà vẫn hung hăng sáng tác” [34,tr38] Hay đơn giản như yêu đương và hôn nhân ở đâu cũng thấy bấn loạn: “Ba lần,ông ta lấy vợ thì đều chọn mấy con nhóc mới lớn, nửa ngây, nửa ngô, hoặc viết báohoặc làm thơ Chiều dài mỗi lần hôn nhân đều khoảng chừng một gang, đại loạibằng đúng độ dài của váy mấy đứa người mẫu vi phạm quy định của Sở Văn hóa”[34, tr37]! Và Hà Nội rồi đây đến thế kỷ hai mốt vẫn cứ như vậy, bầy hầy không thểthoát kiếp là làng là lem nhem nhiêu xã và ở đâu cũng thấy bấn loạn
Trong Ba ngôi của người của Nguyễn Việt Hà đó còn là một Hà Nội của chủ
nghĩa tiêu dùng phì đại, một tinh thần bái vật giáo hàng hóa đến mức điên khùng Ở
phương diện này, Ba ngôi của người có thể xem như một “tập đại thành” của các
nhãn mác thời trang hàng hiệu, rượu ngoại, xe hơi, điện thoại cao cấp Bởi vậy, HàNội không còn ngây thơ, nó đã đau đớn thập thành, đã chứng kiến quá nhiều lầnthay đổi Hà Nội thì vẫn còn chỗ hay, nhưng nói chung nó đang tha hóa vụn ra… HàNội đẹp nhất là hồi nó còn biết đi xe đạp Người thưa, phố thưa Nhưng cây thìnhiều và cột đèn cũng nhiều [34, tr333] Trong tiểu thuyết, bên cạnh khám phá nộidung, thưởng thức cách dẫn dắt, miêu tả của tác phẩm, độc giả luôn dõi theo từngcâu chữ trực diện hay gián tiếp nói về Hà Nội Và dù là những từ xấu xí với cái nhìn
bi quan về thủ đô, hay những đoạn miêu tả đẹp về không gian, con người đất Tràng
An, vẫn luôn thấy một tấm lòng "xót xa yêu Hà Nội" của Nguyễn Việt Hà
Nhìn Hà Nội qua một tấm gương lồi, Nguyễn Việt Hà thường xuyên phát hiệnđược những hình ảnh, những chi tiết, những hiện tượng và một hệ thống ngôn từcực kỳ nghịch dị để diễn đạt những phát hiện ấy Nguyễn Việt Hà, đã vẽ nên mộtbức chân dung Hà Nội với cuộc sống dung tục, xô bồ Hà Nội hiện lên hiện đại xấu
xí, dị mọ, nhốn nháo, nhiều biến đổi thô lỗ và nhộn nhạo đạo đức với những nhãnmác rượu tây, loại xe sang trọng, nhà nghỉ ngày một nhiều v.v đã tạo nên cảm giác
bề bộn của đời sống thực tại Con người bắt đầu chao chát, thực tế tiền tài địa vị
Trang 26danh lợi dục tình đếm đo, đến cục cằn thô lỗ độc ác chà đạp phẩm giá lương tri dẫntới sự suy hoại của từng góc đường con phố.
1.2 Các chủ đề nghiêm trang được nhìn từ góc độ cái hài
Trong cuộc sống hiện đại, con người bị xâm lấn, bị bỏ rơi và cảm thấy vôphương chống đỡ trước sự tha hóa Con người luôn cảm thấy bơ vơ, lạc lõng, côđơn ngay chính trên quê hương mảnh đất thân thuộc của mình Bởi vậy, đầy rẫynhững sự đổ vỡ, hoài nghi, những sự thay đổi đến chóng mặt của các chuẩn mực,các giá trị sống, nó khiến con người khó có thể tin chắc vào điều gì một cách tuyệtđối Tưởng chừng như những tư tưởng về văn hóa, tôn giáo-tín ngưỡng hay tìnhyêu- hôn nhân- gia đình, nghệ thuật là những giá trị thường hằng bất biến, nhưngnhững tư tưởng đó cũng luôn thay đổi với sự lẫn lộn giữa các giá trị
Lý giải chủ đề về văn hóa- tôn giáo và tín ngưỡng, tình yêu- hôn nhân- giađình và vấn đề nghệ thuật trong tiểu thuyết từ một cái nhìn gần gũi, nhà văn giúpchúng ta thấy được những vấn đề trần tục và sự tha hóa của đời sống thị dân
1.2.1 Chủ đề văn hóa, tôn giáo – tín ngưỡng
Văn hóa, tôn giáo- tín ngưỡng là một vấn đề thuộc lĩnh vực nhận thức, tìnhcảm và niềm tin, là điểm tựa tinh thần để con người tồn tại trong đời sống Trongquá trình phát triển và vận động của lịch sử nhân loại, con người đã hướng đếnnhững điểm tựa tinh thần và nâng nó lên thành những hiện tượng cao cả và thiêngliêng Vì vậy, khi nói đến vấn đề về văn hóa, tín ngưỡng- tôn giáo là phải nói mộtcách nghiêm trang, với thái độ thành kính Nhưng trong thời đại ngày nay, conngười đang chứng kiến sự khủng hoảng và đổ vỡ niềm tin về những vấn đề thiêngliêng huyền bí Với cảm quan hậu hiện đại, các nhà văn đương đại trong đó cóNguyễn Việt Hà đã dùng tiếng cười giễu nhại nhằm giải thiêng vấn đề này
Qua mỗi trang viết của nhà văn là một trữ lượng lớn kiến thức về văn hóaứng xử, văn hóa tâm linh tôn giáo và các lối sống sinh hoạt của người Việt nóichung và của mảnh đất Hà Nội nói riêng Trong Văn hóa ứng xử nhà văn phản ánhmối quan hệ của con người với môi trường tự nhiên có tính chất văn hóa như HồGươm, Hồ Tây… và môi trường xã hội như ứng xử giữa người với người trongcông việc làm ăn kinh doanh, văn hóa công sở, tri thức, công nhân, viên chức, môi
Trang 27trường gia đình giữa vợ chồng và con cái Ngoài ra trong tiểu thuyết nhà văn cònnhắc đến văn hóa ẩm thực, văn hóa trong hôn nhân, tình yêu, tình dục Đó còn làdấu ấn văn hóa về tâm linh như đức tin, sự hoài nghi, nguồn gốc xuất xứ và cáchtruyền bá tư tưởng của đạo Phật, đạo Kitô, đạo Hồi, Đạo Thiên Chúa giáo, tập tụcthờ cúng ông bà tổ tiên.
Văn hóa ẩm thực của người Việt trong tiểu thuyết được tác giả nhắc đến làviệc uống rượu Tây và ăn thịt chó Mở đầu cuốn tiểu thuyết tác giả đã nhắc đếnquán thịt chó chứng tỏ người Việt có thói quen ăn thịt chó và cũng là nét đặc sắctrong ẩm thực người Việt, theo lời nhận xét của trung niên: “Theo những nhà khảo
cổ học hình như càng ngày càng trở nên mê tín thì người Việt có thói quen ăn thịtchó đã dư nghìn năm” [34, tr48] Các nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn aicũng biết uống rượu và hơn thế nữa là những người sành sỏi mọi loại rượu Đó làđám quan chức, hay đến cả những người nông dân bình thường họ đều biết uốngrượu: “Cậu cười khẩy, đám quan chức bây giờ phấn đấu bầy đàn sành điệu, nhờ nhỡ
là Giôn vàng, sang trọng là phải Giôn xanh… Xung quanh cậu nhung nhúc là đànông bụng tròn ba ba hot girl chân dài quen ngủ ở giường năm sao” [34, tr130] Là
“Đám quan chức có những tay nhậu xuất sắc, uống hết chai Chivas 21 tuổi mặt vẫnlạnh như bệ toalét Tôi ấn tượng nhất là cách uống của một tay tỉnh nói giọngQuảng Ông ta uống liên miên linh tinh đủ loại, cứ mỗi lần cụng ly là một trăm phầntrăm”[34, tr135] Khi nhân vật buồn chán, cô đơn họ cũng tìm đến rượu để giảikhuây Họ chìm đắm trong men rượu: “Có một lần cậu chủ động đi tìm tôi khi tôiđang cố uống thât say Và để dễ say, thường người ta hay uống một mình với đồ mồitanh Tôi ngồi độc ẩm ở quán Vọng Ba Lâu bên bờ hồ Tây” [34, tr144]
Không chỉ nhắc đến văn hóa ẩm thực mà tác giả còn nhại lại văn hóa tâm linh
Từ xưa đến nay, tôn giáo- tín ngưỡng đã trở thành điểm tựa cho con người vớinhững biểu tượng linh thiêng của tôn giáo như Đức Chúa, Đức Mẹ (Thiên Chúagiáo), Bụt và Phật (Phật Giáo).v.v đã ăn sâu vào tâm thức con người Những giá trị
đó đã bị lung lay không ít, nhà văn đã giải thiêng giá tại đó bằng cái cười dưới
nhiều sắc thái Ngay cả nhan đề trong các tiểu thuyết như Cơ hội của Chúa, Khải
huyền muộn hay như tiểu thuyết “Ba ngôi của người” cũng đã cho chúng ta hình
Trang 28dung được, nhà văn đang nhại lại những vấn đề của Thiên Chúa giáo Với NguyễnViệt Hà, một nhà văn theo đạo Thiên Chúa, nói về đức tin và hoài nghi, ông đã thểhiện những hiểu biết sâu rộng về tôn giáo và triết học, khi gắn nó với quá trìnhkhủng hoảng tình yêu, hạnh phúc, niềm tin của các nhân vật Bằng cách nói khi thìtrang trọng thiêng liêng gắn với miền tâm linh sâu thẳm của con người, khi thì dung
dị, gần gũi thậm chí suồng sã, bỗ bã, tác giả mô tả tinh tế, tài tình và logic quá trìnhdao động, sụp đổ niềm tin của nhận vật, đồng thời tạo nên chiều sâu triết lí và ý vịsâu xa Các nhân vật đều đang cố bám víu vào một đức tin mong manh nào đó đểmong cứu chuộc linh hồn khỏi những mặc cảm sai lầm và ám ảnh tội lỗi NguyễnViệt Hà đã để nhân vật của mình tìm đến với tôn giáo như là nơi để trú ngụ và cứurỗi cho linh hồn mình, đồng thời giải tỏa những áp lực, những bức xúc và bế tắctrong cuộc sống Thế nhưng hiện thực nhiễu loạn, bế tắc mất phương hướng đã làmcho một số nhân vật mất niềm tin tôn giáo và mất niềm tin cả vào chính mình Nhàvăn đã dùng những hình ảnh, những chi tiết, những hiện tượng và hệ thống ngônngữ cực kỳ nghịch dị Nhạc chế, ca dao tân thời, những câu nói đầu miệng của vỉa
hè Hà Nội, thậm chí cả những câu chửi rất tục, tạo nên một đối trọng với lớp ngôn
từ thành kính trang nghiêm khi nhà văn viết về những tiểu truyện Thiên Chúa giáo:
“Rất nhiều đứa chúng mày khi làm dấu thánh giá tôn vinh Đức Chúa Lời ba ngôi thìtoàn đọc nhầm Không phải là nhân danh cha và con và thánh và thần… Cho đếngiờ tôi vẫn không hiểu tại sao Thiên Chúa lại là Ba Ngôi… Nhiều lúc con cũngmuốn xưng tội Nhưng cha nào muốn rửa tội cho con thì có lẽ cần cả thùng tônônước phép” [34, tr308] Nhà văn đã xây dựng nhân vật với niềm tin tôn giáo, nhưng
đó không phải là tin một cách mù quáng, mê muội, mà nhân vật luôn trăn trở, hoài
nghi về nó Bởi vậy, điều day dứt tâm tư các nhân vật trong tiểu thuyết “Ba ngôi
của người” là liệu đức tin có đem lại cuộc sống tốt đẹp cho con người không: “Tôn
giáo là phải như vậy, là phải mang đến sự an hòa thanh bình cho mỗi người Liệunhững niềm tin phảng phất như tôn giáo có giúp bọn họ bớt tăm tối khốn khổ” [34,tr123] Tình yêu tôn giáo thì sao? Ở đây cậu chỉ nói tới chuyện khỉ gió đạo đức thôi.Còn nói cho cùng đám tu hành đâu có tình yêu Ở họ chỉ có tình thương Một tìnhthương bao la Bla…bla… [34, tr332] Đó là câu hỏi muôn đời của những ai chưa
Trang 29thực sự có đức tin Con người càng đặt nhiều niềm tin, sống trọn vẹn với cái tâmtrong sạch của mình thì họ lại càng bị đổ vỡ, họ tan hoang vì những nỗi thất vọng ê
chề, trở thành những con người “đầy hoài nghi”: “Cái hồi giáo dân biểu tình đòi đất
tòa Khâm Sứ, nó hung hăng cầm băng rôn đi hàng đầu bị đám giả thương binh đácho vào giữa háng, suýt thọt cả dái lên cổ … Lạy Chúa con, Chúa là đấng lọn tốtlọn lành vô cùng, Chúa đã dựng lên con và cho con Chúa ra đời chịu nạn chịu chết
vì con, mà con đã cả lòng phản nghịch lỗi nghĩa cùng Chúa… Amen … Nhà thờluôn là chuyện ám ảnh tôi nhiều … Tôi kiệt sức vẫn chưa có nổi Đức Tin” [34,tr307] Nhân vật trung niên đến chết vẫn không có nổi Đức tin, nhân vật Quang Anh
thì không bao giờ tin vào tôn giáo, nhân vật Kun luôn thắc mắc hỏi bố mình:“Bố có
tin là có Chúa không” Con người trong thế giới hiện đại đã mất đức tin khi đối
diện với sự khốc liệt và hỗn tạp của cuộc sống, mất đức tin, con người trở nênhoang mang và cô độc Đó là số phận hầu hết các nhân vật của Nguyễn Việt Hà.Con người có tri thức, hiểu biết đầy mình nhưng vì thiếu một đức tin đích thựcnên tri thức, hiểu biết về tín ngưỡng, tôn giáo chỉ còn là thứ trang sức sặc sỡ hời hợt
bề ngoài, trở nên vô nghĩa lý: “Chúa ơi, tôi nhớ được nhiều thứ quá… Bố mẹ tôingoan đạo nhưng hầu như chẳng hiểu gì về giáo lý” [34, tr302] Đến cả những nhânvật ngoan đạo mà cũng không hiểu gì về đạo lý Cho nên, biết mà không sám hối,theo mà không tin là thực trạng của con người hiện đại: “Lạy Chúa, xin người đoáithương tới cái linh hồn tội lỗi của con Thậm chí nếu cứ cứng nhắc sai cũng chẳngsao, vì sai là cái động lực sắp xếp tạo nên cuộc sống Đức Phật bảo đó là vô minh”
[34, tr 88] Bằng cách, nhà văn nhại lại diễn ngôn “vô minh” của Đức Phật, để nói
đến sự u mê của con người, dẫn đến những hành động sai lầm và mang lại nhữngcảm xúc bấn loạn trong tâm thức của các nhân vật Với cuộc sống hiện đại cái ácxen lẫn cái tốt, con người thì muốn giải thích cả Thượng Đế, muốn sống như chínhThượng Đế Bây giờ liệu có ai còn tin, chỉ bằng đến với Chúa, không làm gì cả, conngười sẽ đạt được hạnh phúc không? Con người hiện đại họ không tin vào thế giớisiêu hình, người ta chỉ biết tin, yêu quý cuộc sống trần tục Nên, Chúa là đấngthiêng liêng, cao siêu và vô hình, nhưng nhân vật trong sáng tác của Nguyễn Việt
Hà đã kéo Chúa lại gần và nhìn bằng con mắt thế tục Bằng cách nhại các từ ngữ
Trang 30hiện đại, thế tục, thì Chúa hay Phật trong cuộc trò chuyện giữa các nhân vật đã bịsuồng sã hóa, trở nên mất thiêng: “Bên Đạo Thiên Chúa chẳng hạn, người ta vẫngọi các thánh lễ lớn là “hy tế” hoặc là “hy lễ” Mọi người ngừng nốc, quờ quạng vỗtay “Chữ nghĩa thâm thúy quá, vậy thì hôm nay anh em ta phải hy sinh thôi” Làchó hay lợn chẳng biết, thực khách phải là thượng đế” [34, tr112] Tác giả còn nhại
“công án thiền” và “diễn ngôn giảng kinh” qua việc thế tục hóa và đương thời hóa
lối diễn đạt tạo hiệu quả thẩm mỹ thú vị trong cuộc trò chuyện của các nhân vật:
“Đức Phật quả là đại từ đại bi, Người anh minh quá Thầy Hối Minh thấy tự nhiêntôi thích đọc thì định đặt cho pháp danh là Tái Đạo Tôi chẳng dám nhận Nghĩ chocùng đạo chứ có phải phở bò đâu mà lại tái hay chín” [34, tr282] Hay lúc tới đạiđiện, tôi căng tai nghe lén mấy thiếu nữ nói ngọng đứng cạnh Mộc Miên, “Cầu ĐứcPhật như nai cho con tai qua lạn khỏi” Bằng việc nhại lại các diễn ngôn về tôngiáo- tín ngưỡng, nhà văn đã bộc lộ được những suy tư, trăn trở xót xa của nhà văn
về các chuẩn mực đạo đức và giá trị văn hoá truyền thống dần dần bị mai một Nó
đã bị tầm thường hóa và dung tục hóa
Tập tục đi lễ nhà thờ là một tín ngưỡng trong đời sống người Việt, họ đi lễ nhàthờ mong giải thoát được những bế tắc, loại bỏ mọi tội lỗi của mình, đó là tập tụctốt đẹp của người dân Việt Để tô đậm thêm bức tranh về văn hóa, tôn giáo - tínngưỡng, tác giả nhại các hình tượng nhà thờ với tập tục đi lễ Bằng điều này, nhàvăn giúp chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc hơn về các giá trị văn hóatruyền thống, các tín ngưỡng trong đời sống ngày càng mất đi giá trị Và khi conngười cảm thấy mệt mỏi, chán nản thì thường tìm về với những điều huyền bí Bằngcách, họ đi nhà thờ cầu nguyện, để giải thoát những buồn phiền trong lòng và mongmọi điều tốt đẹp, nên họ nghĩ rằng những cái gì thuộc về những vấn đề thiêng liêng,huyền bí lúc nào cũng đẹp đẽ nhưng khi được chứng kiến thì lại tạo cho họ một cảmgiác thất vọng, trống trải, niềm tin dần bị mất đi: "Những buổi chiều rỗng tuếch, tôinằm nghe ca đoàn giáo xứ luyện hát thanh ca, ngân vút một giọng nữ chua khôngthể tưởng tượng Tôi đoán chắc đấy là một thiếu nữ gầy mặt mỏng, khô khan đứchạnh, nhưng lúc gặp thật lại là một thiếu phụ rất béo, ăn mặc dung tục" [34, tr33].Việc đi lễ nhà thờ không còn thiêng liêng, không còn đẹp đẽ mà thay vào đó là sự
Trang 31nhốn nháo và xô bồ: “Tôi không phục đám thương gia bạn cậu, hầu hết bọn họ đềuhổng hểnh lảo đảo mê tín Họ xác quyết niềm tin buôn bán bằng cách mê muội cắmđầu đi chùa Và những chỗ đấy không hẳn là chùa, nó nồng nặc khói hương bốc mùicầu cúng… Tôn giáo nào cũng có cầu xin, thế nhưng cầu xin lại hoàn toàn khôngphải là tôn giáo Hơn nữa ở ta chỉ có chùa to mà không có sư to Đại tự mà không
có đại sự thì hoàn toàn chỉ là sự trống rỗng nông nổi Vào đấy như bị lạc nên mọingười quờ quạng hành lễ Mỗi người mỗi kiểu, duy nhất giống nhau là ở vẻ lộnxộn” [34, tr341] Niềm tin tuyệt đối vào sức mạnh cũng như những điều thiêngliêng mà Đức Chúa trời đem lại dường như không đủ để làm dịu những đau đớn vàmất mát mà họ đã chịu đựng Vậy nên, ngày lại ngày, niềm tin tôn giáo trong họ suygiảm dần đi Tác giả còn vẽ ra bức tranh tôn giáo - tín ngưỡng đầy màu sắc gắn vớicảm hứng châm biếm, cười cợt, sử dụng ngôn ngữ thông tục, suồng sã để biểu hiệnthực trạng của xã hội: “Hồi cậu lên bảy, ăn vạ giả vờ đòi bú tí, chị lùn lớn sợ cậuhờn đành chịu, bị cậu cắn suýt đứt cả núm vú trái Ở ngôi biệt thự này thì ý cậu là ýChúa” [34, tr124] Cuộc sống càng hiện đại thì con người cũng dần dần thay đổi,những giá trị đẹp đẽ văn hoá Việt Nam ngày bị mai một, thay vào đó là sự lai tạp,
bát nháo: “Nhà Thờ càng bề thế thì ủy ban càng không thích…Tiền các Đấng nhiều
ra phết Còn tại sao các Đấng có nhiều tiền thì tôi chịu không biết” Rồi những giátrị cũ dần bị phủ định và thay thế bởi những giá trị mới Việc tạo ra thần thánh vàphép màu nhiệm nhằm xây dựng Đức tin dần dần mất đi tính hiệu quả, niềm tin tôngiáo càng hao mòn, thậm chí biến mất mỗi người một kiểu, duy nhất giống nhau là
ở vẻ lộn xộn khi vào hành lễ Và nhà văn đã đưa nhân vật thần thánh về với đờisống trần tục, tồn tại như một con người đời thường ví nhân vật trong tiểu thuyếtnhư một nữ thánh: “Thời gian đầu biết nàng, tôi chân thành nghĩ đấy là nữ thánh.Hơn nữa còn là nữ thánh được Chúa phái xuống trần riêng dành cho tôi” [34, tr282].Nhà văn đã khắc hoạ những con người thế tục đậm chất hiện sinh, khi bất lực, conngười ấy tìm đến với tôn giáo Thế giới của tôn giáo là thế giới của lòng tin và Đứctin nên tôn giáo cần ở con người một lòng tin tuyệt đối, thanh sạch và tận hiến.Nhưng dường như lòng tin đó đã đang dần đổ vỡ trước một hiện thực phi lý đầy rẫycái ác, đầy rẫy sự giả dối, lọc lừa
Trang 32Văn hóa, tôn giáo-tín ngưỡng là tư tưởng tồn tại lâu đời với những giá trị đẹp
đẽ về đời sống văn hóa cộng đồng, đời sống tâm linh Nhưng những giá trị này lạingày càng có nguy cơ bị đánh mất, tất cả mọi thứ trên đời đều là những quy ước, vìvậy không có cái gì là tuyệt đối; chỉ tồn tại một cách tương đối, kể cả những giá trị
đã được định hình như một chân lý Nhà văn đã lý giải tư tưởng này từ cái nhìn gầngũi với con người Văn hóa của người Việt hiện lên trong trang viết của nhà vănthông qua các nhân vật trong tiểu thuyết, họ thích ăn thịt chó và thích uống rượungoại Tác giả đã nhại lại những môtip, hình ảnh tôn giáo, các diễn ngôn tôn giáogắn với một lớp ngôn từ suồng sã, thông tục, thậm chí là những câu chửi vỉa hè đốitrọng với lớp ngôn từ trang nghiêm của Thiên Chúa giáo Nhà văn giúp chúng hìnhdung được những thực trạng con người dần dần bị tha hóa và những giá trị văn hóatruyền thống xưa mất đi, thay vào đó là sự lai tạp trong vấn đề tưởng chừng nhưnghiêm trang Các nhà thờ, Đức Phật là những nơi tôn nghiêm, nhưng ở trong tácphẩm được nhìn từ những điều đáng cười cợt và hoài nghi về nó Điều này nằmtrong xu hướng giải thiêng của văn học Việt Nam đương đại Bằng cách giễu nhại
về chủ đề văn hóa, tôn giáo-tín ngưỡng, nhà văn hướng con người đến những điềucao cả, tốt đẹp, nhân bản đích thực
1.2.2 Chủ đề tình yêu – hôn nhân – gia đình
Tình yêu-Hôn nhân- Gia đình là cơ sở quan trọng của xã hội loài người Vớivăn chương nghệ thuật đây là vấn đề được nhiều nhà văn quan tâm Rất nhiều nhàvăn nhà thơ đã nâng nó lên thành tầm cao cả nhất của con người Kết quả của tìnhyêu là hôn nhân và gia đình Tình yêu được xây dựng trên ba niềm say mê, “say
mê về tâm hồn dẫn đến sự quý mến, say mê về tài trí dẫn đến sự kính trọng và say
mê về thể xác dẫn đế sự ham muốn” Văn học truyền thống hướng đến sự say mê
về tâm hồn và tài trí, coi thể xác là cái thứ yếu nổi bật trong văn học Trung đại và
sáng tác của các tác giả tôn thờ sự trinh khiết trong tình yêu Bởi vậy, những hình
tượng “cô gái đồng trinh”, “Thánh nữ đồng trinh Maria” trở thành ám ảnh trongthơ Hàn Mạc Tử như biểu hiện thiêng liêng, cao cả nhất của tình yêu Nếu nhưtình yêu bước sang giai đoạn hôn nhân thì đồi hỏi sự chung thủy vẫn là biểu hiệncao cả nhất của tình yêu Do đó, quan niệm về “Chữ trinh kia cũng có ba bảy
Trang 33đường” (Truyện Kiều- Nguyễn Du) và lòng chung thủy tồn tại suốt thời kì phongkiến đến thơ văn hiện đại vẫn là một biểu tượng của tình yêu thiêng liêng Nó đãdựng nên tượng đài cuộc sống và văn học những nàng Tô Thị “chờ chồng hóa đágiữa trời xanh” hay đi vào văn học hiện đại thành các hình tượng bất tử nhưNguyệt (Mảnh trăng cuối rừng), Hường (Bên đường chiến tranh) của NguyễnMình Châu Tình yêu-Hôn nhân- Gia đình đó là tất cả những gì mà con người phảitrải qua trong đời sống hiện thực Đó không chỉ là hạnh phúc mà còn là sự bấthạnh khổ đau Mỗi một con người đều có những tâm trạng khác nhau, có người sẽthấy sự trải nghiệm của mình trong cuộc sống là bất hạnh, ngược lại có người sẽthấy sự trải nghiệm đó là niềm vui và hạnh phúc.
Nằm trong cảm quan hậu hiện đại, các nhà văn đã cảm nhận được sự rạn vỡcủa tình yêu trong cuộc sống và đã thể hiện vào các tác phẩm văn chương đương đạivới tiếng cười giễu nhại đa cung bậc Phạm Thị Hoài biểu hiện tình yêu bị biếndạng vì chủ trương xóa bỏ cá tính si tại Việt Nam Nguyễn Huy Thiệp đưa lên trangvăn tình yêu bị đè bẹp bởi tham đắm sân si gây nên những cảnh cười ra nước mắt…Với Nguyễn Bình Phương các nhân vật trong tiểu thuyết của ông cũng khát khaotình yêu, kiếm tìm và tận hưởng tình yêu Nhưng vô tình trong cuộc tìm kiếm đó họlại dối lừa nhau và lừa dối chính mình trong tình yêu đầy ảo tưởng Nguyễn Việt Hàcũng viết về vấn đề này nhưng được gắn với thủ pháp giễu nhại nhằm để giải thiêngtình cảm thiêng liêng cao qúy Trong tiểu thuyết của Nguyễn Việt Hà các nhân vậtđều mang nỗi cô đơn, lạc lõng, vì Tình yêu- Hôn nhân- Gia đình trong tiểu thuyếtcủa nhà văn thể hiện sự tan vỡ, không hạnh phúc, bởi những lọc lừa, dối trá, dụcvọng chạy theo những ham mê vật chất ở các nhân vật
Tình yêu của các nhân vật trong tiểu thuyết hiện lên với quan hệ giới tính hếtsức xô bồ và cẩu thả.Ba ngôi của người có lẽ sẽ gây ấn tượng cho nhiều người bởi
cách mà tác giả nói về tình yêu và tình dục Sẽ khó mà tìm thấy cái đẹp thánh thiện,cái đẹp có phần huyền ảo lung linh mà người đời vẫn thường tô vẽ về tình yêu vàtình dục Nguyễn Việt Hà lột tung tất cả những tấm màn che phủ đó, dí nó xuốngtận cùng, trả nó về với những thuộc tính sơ đẳng của sự giao phối giữa hai giốngđực – cái: “Tôi vô thức dữ tợn cắn vào đầu núm đầu ti phía trái của nàng Dưới bầu
Trang 34vú ấy là một quả tim mà tôi nhức nhối mong là nó chỉ đập cho riêng tôi”[34, tr139],
“tôi run run lại gần sờ sờ vào cổ áo, miệng lắp bắp là loại vải này lạ nhỉ Hạnh quaylại, mũi lấm tấm mồ hôi, đôi mắt đen có đuôi dài ma mị Chợt như bải hoải nàngvòng tay qua tôi, ép đầu tôi xuống, mê man mút lưỡi”[34, tr234], “con bé kia ụcịch nốc bia thoải mái tựa hẳn người vào vách nhà Đầu gối nó vểnh, chân cẳng duỗidài, thấp thoáng phía sâu trong váy ngắn là màu đen của quần xịp” [34, tr58] Tìnhyêu đực cái chẳng bao giờ là đủ bởi nó bị tình dục đắp nền Mà bản chất của tìnhdục là vô độ, là tham lam sở hữu chiếm đoạt Không còn cái cảm giác phập phồnghay run sợ khi đối diện với mỗi lựa chọn liên quan đến tình yêu, nó làm cho tìnhyêu bị biến dạng, không còn linh thiêng nữa, thay vào đó là những cuộc vụng trộm,những ham muốn bản năng đã lấn át và chi phối hành động của con người Tình yêuđược cụ thể hóa bằng những đòi hỏi xác thịt gắn chặt với tình dục Đó là tình yêugiữa Kun và Mộc Miên, chỉ vì ham mê vật chất, chạy theo đồng tiền mà Mộc Miên
bỏ rơi Kun Điều đó làm cho nhân vật Kun luôn mang nỗi ám ảnh và không thể đếnvới một ai sau đó: “Tôi không thể tha cho em vì tình yêu đầu của tôi không thể thacho tôi Tôi không muốn biết quá khứ của em không phải vì tôi cao thượng mà là vìtôi sợ Gần đây có một buổi chiều buồn bã lắm, tôi hỏi bố tôi là ông đã từng sợ nhất
điều gì Ông nói đấy là lúc ông cảm thấy vĩnh viễn mất mẹ tôi” [34, tr139] Đó còn
là tình yêu giữa bố Kun và mẹ Kun: “Tôi khi bắt đầu yêu mẹ nó thì đang học dở đạihọc, và viên miễn là dở dang vì đầu năm thứ tư bị đuổi Tôi lúc đó đã biết nhiều đàn
bà nhưng em là mối tình đầu Mối tình đầu nào thì cũng giống nhau thôi, vừa hồn
nhiên xót xa vừa mơ hồ trong trắng” [34, tr159-160] Tình yêu giữa Quang Anh và
Hạnh: “Mối tình đầu bao giờ cũng để lại cho người ta một thói quen mới tinh nàođấy Thường thường là một thói quen xấu Hình như tôi vẫn chưa quên được Hạnh,tôi vẫn cồn cào thèm nhớ em Mưa đầu mùa ở Hà Nội là thời gian bắt đầu chúng tôiyêu nhau, yêu nhau thật bằng xương bằng thịt [34, tr182] Giống như nhiều đàn ôngkhác hoặc khốn nạn hoặc tử tế bình thường, tôi cũng có một mối tình đầu để nhớ
Và nếu có gì khác là do tôi có Hạnh quá sớm [34, tr226] Đặc biệt tình yêu của cácnhân vật trong tiểu thuyết đều là mối tình đầu: “Nó bảo là nó chịu đựng mọi thứrượu chè trai gái mà không thèm bỏ thằng chồng là bởi số nó phải lấy mối tình
Trang 35đầu… Chỉ vì có trong trắng tình đầu, con người ta mới vị tha cao cả hy sinh” Aicũng bảo mối tình đầu là mối tình đẹp nhất, nhưng trong tình yêu của các nhân vậtđều rơi vào bi kịch Trong tình yêu nhà văn còn chú trọng đến vấn đề tình dục, theocách nghĩ của nhân vật Kun: “Bọn con gái bây giờ tệ thật, chỉ thích yêu lăng nhăngchứ không thích lấy chồng… Tôi với Mộc Miên chưa bao giờ nghĩ tới cưới Hìnhnhư hai đứa cũng chưa bao giờ nghĩ sẽ có con… Anh chẳng cần Tình yêu của anh
đủ dùng cho cả hai đứa [34, tr330] Mà tình yêu đực cái chẳng bao giờ là đủ bởi nó
bị tình dục đắp nền Mà bản chất của tình dục là vô độ, là tham lam sở hữu chiếmđoạt Họ có thể bất chấp tất cả để đạt được điều mình muốn: “Nữ chủ quán xinh xắntừng nhảy lầu vì cậu, chân hơi thọt, bằng đúng tuổi tôi Đối với nàng này, chắc cậuyêu đúng như cái kiểu của cậu, lo lắng ban phát cao thượng rộng rãi” [34, tr345].Tình yêu của các nhân vật, đó là tình yêu vật chất và cám dỗ trần tục mà làm chotình yêu tan vỡ, không hạnh phúc Tưởng chừng như mối tình đầu là mối tình đẹp
đẽ, nhưng đó lại là sự đau khổ, họ luôn bị dằn vặt và day dứt
Tình yêu của các nhân vật trong tiểu thuyết đó là những cuộc hôn nhân xuấtphát từ tình yêu, nhưng hôn nhân đó cũng không thể đem lại hạnh phúc Đó là hônnhân giữa nhân vật trung niên với vợ của mình: “Cô dâu áo dài trắng voan trắng cósáu phù dâu cũng áo dài đủ màu Chú rể com lê cà vạt cũng có sáu thằng đi phù, tấttật sáu cặp trai gái đấy đều là bọn nghiện nhảy đầm trong băng Huân “voi”… Tiệccưới vội vàng tàn thì bỗng thò ra một ban nhạc sống, nó vô tình báo điềm gở của bấthạnh hôn nhân…Mẹ vẫn nhớ bố lắm, nhất là những lúc mẹ uống thật say” [34,tr220] Trong tiệc cưới báo hiệu một điều chẳng lành về cuộc hôn nhân đó Một lầntrung niên lỡ với một cô bé sinh viên vợ anh ta không thể chấp nhận được Khôngthể vượt qua được sự ám ảnh bị phản bội mà các nhân vật đi đến kết cục phải lyhôn Bởi thế, đàn bà khi yêu cũng mãnh liệt nhưng khi bị phản bội cũng vậy MẹKun đứng lên đấu tranh giành quyền hạnh phúc cho mình Nhưng dường như càngcứng rắn bao nhiêu thì lại càng tổn thương bấy nhiêu: “Tháng tư năm đó tôi và vợkịch liệt cãi nhau Cơn nóng giận của đàn bà là rất khó tả, đại loại nó vừa man rợvừa hung hãn.“Anh cút đi, cút ngay đi” [34, tr212] Lời nói sỗ sàng nhưng ẩn chứabên trong đó những nỗi đau dai dẳng không thể nào quên
Trang 36Nhân vật trong tiểu thuyết của nhà văn thường tan vỡ trong tình yêu hôn nhân,vậy nên họ chán nản với lối sống buông thả Họ tìm đến rượu, trải qua rất nhiều mốitình để nguôi quên mọi việc, nhưng vẫn luôn cảm thấy cô đơn và lạc lõng Đó lànhân vật trung niên: “Suốt sáu năm sau khi ly hôn tôi lang thang sống trên nhữngtoa tàu Thống Nhất Bảo là đi buôn cũng được, bảo là giang hồ cũng được Tiềnkiếm bao nhiêu tôi nốc rượu hết” [34, tr273] Và không chỉ đàn ông không vượt quađược cám dỗ trần tục mà đàn bà cũng vậy, họ chạy theo vật chất, họ cũng dễ dàngngoại tình: “Tôi dễ dàng gật đầu, không phải vì nhà rất rộng mà vì tôi đang chánnản độc thân Vợ tôi bỏ tôi đi theo thằng buôn gỗ đã được hơn bốn năm rồi Vì tiềnhay vì tình Năm tháng ấy đâu đã có những thứ khốn nạn như tivi như tiểu thuyết,thế nhưng đàn bà thỉnh thoảng vẫn ngoại tình” [34, tr305] Các nhân vật trong tiểu
thuyết cũng trải qua nhiều cuộc hôn nhân: “Rồi ông ta vài ba lần lấy vợ, hoặc người
mẫu hoặc á hậu đều bằng tiền Chẳng có cuộc hôn nhân nào bền cả, vì tranh ông tacàng ngày càng ế” [34, tr323] Hay: “Chủ quán là bạn thân từ hồi phổ thông của mẹtôi Ba lần đò, hai ta một Tây nhưng đều đắm cả Năm mươi tuổi rồi vẫn váy đỏ nơ
xanh, chắc sẽ có hôn nhân lần bốn” [34, tr325] Và: “Tao nghe hóng hớt là con vợ
nó ghen lắm hả… Thằng Hùng “dế” đã ba đời vợ, vậy nó ngu hay khôn Ly dị con
vợ đầu, nó mất nửa tài sản vì cứ tưởng thằng con trai là của nó Ly dị đứa thứ hai thìđược gấp đôi tài sản vì biết chắc chắn đứa con gái không phải của nó” [34, tr351]
Dù là trong tình yêu hay hôn nhân các nhân vật đều sống trong sự lừa lọc, giảtrá, nhìn ở đâu cũng thấy giả dối Trong cuộc đối thoại của Quang Anh và người bạnTây khi nói về lòng thủy chung của đàn bà: “Hay hớm gì mấy con già đài các rởm
Hà Nội, toàn đồ mặt l… Ông muốn lấy gái Việt thì chọn bọn trẻ gốc quê, chúng nótham tiền nên chúng nó chung thủy Yêu đương gái nội bây giờ mà hết tiền thì ngay
cả thằng đàn ông Việt cũng cực khổ, huống chi là Tây” [34, tr327] Các nhân vậtluôn trăn trở, hoài nghi về cuộc sống, sự giả dối làm cho họ mất niềm tin vào đờisống hiện tại, không biết đâu là giả đâu là thật Bởi sự dối trá hiện lên từng ngày,từng giờ và xung quanh chúng tôi quá đông những cặp hạnh phúc tình nhân, hoặcràng buộc vợ chồng Đôi lúc họ cũng nhắm mắt, chấp nhận buông xuôi theo sự sắpđặt đó nhưng không thể làm được Đó là sự sắp đặt của mẹ nhân vật Kun cho em
Trang 37trai của mình là cậu Quang Anh: “Chỉ riêng mẹ tôi, đã dắt mối cho cậu một lô mộtlốc không dưới hai chục cô Đa phần là những cô vừa đần vừa ngoan, theo đúng tiêuchí “vợ hiền” của cậu Có cô thì cậu ghét ngay, nhưng cũng có cô thì cậu chân thành
à ơi một đoạn Cách đây chừng ba năm cậu suýt lấy một cô giáo viên dạy văn trunghọc cơ sở Cô ta tết tóc đôi, kém tôi chừng dăm tuổi, có vẻ mặt xinh xắn của mộtthiếu nữ mê tín… Có diều dở là cô ta không biết đùa” và cô ta cũng là một ngườidối trá [34, tr340]
Tình yêu-hôn nhân- gia đình trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà hiện lên muônhình muôn vẻ nhưng tất cả họ đều bị mối tình đầu đem lại những nỗi đau về tinhthần, các nhân vật luôn bị dằn vặt và nhớ về mối tình đó Có những nhân vật trảiqua không biết bao nhiêu cuộc hôn nhân, để đi tìm hạnh phúc cho mình, nhưng cuốicùng tình yêu- hôn nhân, hay thậm chí họ đang sống với nhau trong một gia đìnhđều có sự dối trá, lừa lọc lẫn nhau Bằng cách giễu nhại về chủ đề-tình yêu-hônnhân- gia đình, nhà văn cho thấy bi kịch của sự cô đơn, lạc lõng, bi kịch tan vỡtrong tình yêu - hôn nhân và gia đình của các nhân vật trong tiểu thuyết bởi nhữngmảnh ghép của cuộc sống hiện thực Từ đó nhà văn lên án lối sống buông thả củacon người, bởi cuộc sống càng hiện đại thì con người lại càng bị cuốn theo vòngxoáy đó
1.2.3 Chủ đề nghệ thuật đương đại
Những hệ lụy của đô thị hóa không chỉ tác động mạnh mẽ đến đời sống màcòn làm biến động nghệ thuật, như một sự tất yếu, nghệ thuật đứng trước nhữngthách thức và nguy cơ Nguyễn Việt Hà đã không ngần ngại chỉ thẳng những biểuhiện lệch lạc và sự xuống cấp trầm trọng của nghệ thuật đương đại và của cả giớinghệ sĩ Những trang viết về đời sống nghệ thuật của nhà văn hiện lên đầy màu sắc
và rất rõ nét, một đời sống nghệ thuât lẫn lộn thật giả và đầy những sự phi lí
Rõ ràng, trước xã hội đang ngày một phát triển với tốc độ vũ bão, nghệ thuậtđứng trước những thách thức lớn, nhà văn đã chỉ ra được nghịch lý: “Nghệ thuậtđương đại có nhiều cái rất hay, có điều khi sa vào đấy tôi thấy chới với” [34, tr332]
Hay văn chương đích thực là cái đạo lý của thường nhật Cao hơn là đạo lý của bọn
người đã hiểu đang loay hoay sống bám víu Càng ngày càng đông bọn nghệ sĩ sinh
Trang 38hoạt khác thường mà tác phẩm lại cực kỳ tầm thường Nhà văn còn nhại lại nhữngtriết lý, những đoạn tản văn bình luận về sứ mệnh của nghệ thuật và văn chương:
“Nghệ thuật mới hay đương đại cái đếch gì mà do bọn ngoài bảy mươi đầu têu Vănchương nước nhà mới thảm, ba tiểu thuyết gia cách tân hàng đầu thì đều đã bát tuần
Ỉa bô còn rây ra ngoài thế mà vẫn hung hăng sáng tác” [34, tr38] Các triết lý về thơ
và báo: “Thơ là tiếng nói của đau khổ, còn báo là phương tiện để lãng mạn nuôidưỡng nỗi khổ đau ấy” Còn: “Nhiếp ảnh là nghệ thuật vừa của khoảnh khắc nhấtthời vừa của viên miễn vĩnh cửu” [34, tr57] Nhà văn đã chỉ ra được thực trạng nghệthuật nước ta ngày càng xuống cấp trầm trọng, ai cũng có thể làm nghệ thuật vàsáng tác văn chương được Nó mất đi giá trị thay vào đó là sự tạp nham, nghệ thuậthay văn chương không trở nên sâu sắc và thu hút người đọc nữa
Hoạt động nghệ thuật từ xưa đến nay đều qua các khâu Hiện thực- Nghệ Tác phẩm- Độc giả Trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà, ta dễ nhận ra mối tươngquan này trong hoạt động nghệ thuật Rõ ràng khi tác phẩm ra đời, xuất hiện trướccông chúng thì hẳn nhiên số phận của nó đã không còn nằm trong tay của tác giả màphụ thuộc vào người tiếp nhận; được đón nhận, nâng niu thì tác phẩm sống; ngượclại, thì tác phẩm chết Có thể khẳng định tầm quan trọng của công chúng với hoạtđộng nghệ thuật, nhưng công chúng đã không được đào tạo bài bản về việc hưởngthụ nghệ thuật, sự mù mờ trong cảm nhận dẫn đến những lệch lạc về nhận thức đốivới các tác phẩm Bởi vậy, nhà văn đã nhắc đi nhắc lại thực trạng và chỉ ra mộttrong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên Nhà văn đã đặt ra vấn đề côngchúng thưởng thức nghệ thuật và nghệ thuật của nước ta ngày một già hóa: “Độc giảbây giờ không đọc sách nữa, hầu hết chỉ biết hóng hớt qua báo chữ hoặc qua truyềnhình, rầm rập bầy đàn rủ nhau đi mua thi tập Cô bé đương nhiên trở thành một hiệntượng và mấy giáo sư già quen viết cho mấy tờ báo văn nghệ già chưa bao giờ đọc
sĩ-cô bé, nhưng khi phải ví dụ đến thơ trẻ thì tỏ vẻ uyên bác quan tâm trịch thượng tiệnmồm nhắc Nhắc đi nhắc lại trở thành quen tai, cô bé bỗng chốc trở thành tác giả”.Độc giả quay lưng với nghệ thuật, không tìm thấy được người thưởng thức thực sự,không tìm được sự đồng cảm trong sáng tạo nghệ thuật, người nghệ sĩ trở nên vongthân, lạc loài
Trang 39Nhà văn cũng chỉ ra một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự vongthân của nghệ thuật, đó chính là đồng tiền Đồng tiền không chỉ chi phối đến đờisống con người mà còn chi phối đến cả nghệ thuật Mảnh đất màu mỡ- nơi đáng lẽdành cho những tâm hồn giàu cảm xúc thì thay vào đó là sự khoe khoang thị hiếuthẩm mỹ của một lũ trọc phú, góp phần làm méo mó bộ mặt nghệ thuật Đứng trướcviệc thị hiếu của người thưởng thức thay đổi, thẩm mỹ nghệ thuật cũng đã khác,lệch lạc đi, người nghệ sĩ chân chính buộc phải lựa chọn hoặc thay đổi, hay chấpnhận Chính từ đây người nghệ sĩ không chịu trở thành “bất lương” đã bỏ cuộc giữachừng, rẽ sang một hướng mới, để kiếm kế sinh nhai Nhiều người khác thì chọnphương án thứ hai, tiếp tục nhưng “chấp nhận” trở thành khốn nạn với nghệ thuật,với lương tâm nghề nghiệp của chính mình để đổi lấy miếng cơm qua ngày.
Trong tiểu thuyết, nhà văn đã không ngần ngại thừa nhận việc nghệ thuậtđang trở thành một món hàng kinh doanh, chạy theo thị hiếu tầm thường và nhucầu tiêu dùng của trọc phú: “Làm nghệ thuật cũng giống như người ta sống, cái đãqua là không thể vớt vát Thầy dạy vẽ tôi cũng có viết, ông bảo: “Viết hoặc vẽ thìgiống hệt đám tuyệt thế cao thủ rút kiếm, đã hạ thủ là bất hoàn… Công năng đơngiản đầu tiên của nghệ thuật là làm chính mình và người khác bị ám ảnh” Và
“Tranh treo ở chuồng lợn mà tới cả gần chục nghìn đô thì đắc địa quá rồi còn gì”[34, tr175] Nghệ thuật trở thành những sản phẩm mỹ thuật được làm ra hàng loạt,được sao chép hàng loạt Tranh vẽ chỉ để treo ở chuồng lợn, nó không còn chút giátrị nào nữa
Nghệ sĩ đầy rẫy trên thị trường, thật có, giả cũng có lẫn lộn vào nhau: “Hai ôngnhà văn, một đầu nhỏ một đầu to đều thích nói tục ăn mặn đái khai thì làm chủ xịngày đầu tuần Giữa tuần có đám họa sĩ tạm gọi là trẻ đang bán được tranh như tháocống và nửa non trong số đấy bị đồn là đồng tính” [34, tr67- 68] Cuộc triễn lãm mở
ra liên miên Báo chí hết lời khen ngợi: “Phim ông ta làm về đám trẻ bọn tôi, toàngắng gượng giả dối là giả dối, nhưng được rất nhiều giải thưởng kèm theo những lờibình khen là phim quá trung thực với đời sống đương đại Cái đêm được giải CánhDiều bạc, ông ta người ngắn loay hoay cảm động nhấp nhổm đứng dưới đầu ti của côngười mẫu chân dài ngây ngô làm em xi, rưng rưng cảm ơn ban tổ chức… [34, tr37]
Trang 40Các đoạn phim, chương trình cặp đôi hoàn hảo, các nghệ sĩ danh hài cũng đượctác giả nhại: “Một phim ngắn quay betacam dài chừng mười hai phút, tham lamchồng chất nhiều ý, đúng theo tính cách của những đứa mê nghệ thuật khát khaomuốn khẳng định mình ở đô thị Kịch bản hời hợt a dua theo thời thượng, có hai đứacon gái đồng tính vừa dung tục cởi trần vừa thiêng liêng mặc quần “xịp” yêu nhau.Rồi hai đứa tiếp tục cởi truồng ở trên rừng với thông điệp quyết liệt bảo vệ thiên
nhiên [34, tr140] Chương trình “cặp đôi hoàn hảo” đã vào vòng gần cuối Ban giám
khảo gồm một nam đạo diễn, một nữ ca sĩ và một nhạc sĩ không rõ giới tính đang thinhau trình diễn bản thân Bọn này hồi ỉa bô thì xem lăng nhăng hoạt hình, lớn hơn tínữa thì cắm đầu vào truyện tranh Tới khi hạ bộ lơ thơ lông thì há hốc mồm đần độncười, say mê cặp danh hài Xuân Bắc Tự Long Còn nghe Mr Đàm nức nở thì nướcmắt nước mũi lả chả Đại loại, ngu như một con milu [34, tr181] Con bé Hiền tinhquái còn tiếp thị trên báo giấy báo mạng mấy chiêu nhái kiểu bọn thi ca sĩ “ai đồ” vàngười mẫu “nếc tóp mo đồ” [34, tr182] Nghệ thuật trở nên tạp nham như một thứhàng phế phẩm, là nơi cảm xúc thăng hoa, nhưng thay vào đó lại là những toan tính,những mưu lợi cá nhân, biến nghệ thuật trở nên lố bịch Những biến chuyển to lớn đãphá vỡ nền tảng lối sống bình yên giản dị, con người trở nên trơ lì với rất nhiều giátrị Nghệ thuật bị méo mó đi nhiều cả người sáng tác lẫn người thưởng thức Bởi thế,nghệ thuật ngày càng bị thụt lùi và biến chất
Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà đã phóng chiếu một mảng hiện thực chua chát, đó
là thị hiếu thực dụng trong nghệ thuật và sự vong thân nghệ thuật của con người và
xã hội Việt Nam đương đại Nhà văn đã chỉ thẳng những biểu hiện lệch lạc và sựxuống cấp trầm trọng của nghệ thuật đương đại và của giới nghệ sĩ Nhà văn đãdùng ngòi bút của mình để vẽ nên một bức tranh ngồn ngộn về hiện thực đời sống,nhìn vào đó người xem có thể thấy một hiện thực đời sống ngổn ngang, hỗn độn,đầy những mâu thuẫn, nghịch lí từ trong chính bản thân nó Nhà văn phanh phui,vạch trần những tồn tại, những vấn nạn của xã hội đương đại Một đời sống nghệthuật lẫn lộn thật giả và đầy những sự phi lý
Tiểu kết: Giễu nhại về đề tài-chủ đề trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của
Nguyễn Việt Hà, nhà văn đã vẽ nên một bức chân dung Hà Nội với cuộc sống dung