1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị

39 1,3K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 479,54 KB

Nội dung

Xã hội ngày nay là xã hội của hội nhập, của cơ chế thị trường, bao chuyển biến đáng kể trong nền kinh tế đồng thời cũng có bao chuyển biến về các giá trị đạo đức cũng như lối sống của con người, đặc biệt là người chưa thành niên. Người chưa thành niên là lứa tuổi rất đặc biệt. Các em không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Là lớp người sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Là những mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước. Do đó, trẻ em phải được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thành những con người có ích cho xã hội. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang đứng trước một thực tế rất đáng lo ngại, đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đã làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng gia tăng và trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Sự phạm tội của các em không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn hủy hoại cuộc đời của chính các em. Chính vì vậy, chuyện các em phạm tội không chỉ là chuyện riêng của các em mà là chuyện của chúng ta, không chỉ là chuyện của từng gia đình mà là chuyện của toàn xã hội. Ý thức được vận mệnh của nhân loại trong tương lai và để giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, Liên Hợp Quốc đã tổ chức nhiều hội nghị toàn thế giới với mục đích tìm ra giải pháp hữu hiệu cho cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm do người CTN gây ra, mà kết quả của nó là sự ra đời của nhiều văn bản có giá trị pháp lý toàn cầu. Ở nước ta, việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên được coi là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước và được quan tâm hàng đầu. Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai trên toàn Thế giới tham gia Công ước về quyền trẻ em. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nước được ban hành, qui định các vấn đề liên quan đến trẻ em, như: Hiến pháp năm 1992, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện các chính sách này, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tại rất nhiều vướng mắc, tình trạng người CTN phạm tội vẫn còn đang tiếp diễn. Trong những năm gần đây, trên địa bàn cả nước số người CTN phạm tội đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ và hành vi phạm tội ngày càng tinh xảo. Tình trạng phạm tội ở người CTN không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến đời sống, trật tự an toàn xã hội mà còn gây nên sự hoang mang trong nhiều bậc phụ huynh và dư luận xã hội. Cũng như tình hình chung của cả nước, Tỉnh Quảng Trị cũng đang phải đương đầu với tình hình gia tăng người CTN phạm tội này. Với nền kinh tế đang bước vào thời kì hội nhập, đời sống của người dân cũng đả phát triển, bên cạnh đó cũng có nhiều xã còn gặp nhiều khó khăn. Cũng chính vì thế sự gia tăng của tệ nạn xã hội, của hành vi phạm tội trong đó có sự phạm tội của người CTN đã gây nhiều bức xúc, thu hút sự quan tâm của nhiều người. Đòi hỏi phải có những giải pháp kịp thời để phòng chống tình trạng người CTN phạm tội. Chỉ khi nào giải quyết được tình trạng này chúng ta mới có thể đảm bảo rằng sẽ có một thế hệ trẻ đủ đức và đủ tài và có đủ khả năng gánh vác sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Từ thực tiển về tình trạng người CTN phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị trong những năm qua, cùng với các lý do trên đây, được sự đồng ý của cô giáo Nguyễn Thị Xuân tôi xin nghiên cứu đề tài “Thực trạng người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị". Tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc đấu tranh phòng chống, đẩy lùi thực trạng người CTN phạm tội.

Trang 1

ĐẠI HỌC HUẾ KHOA LUẬT - -

BAØI NIEĐN LUAÔN

BOÔ MOĐN: LUAÔT HÌNH SÖÏ KHOÙA: 2010 - 2014

THÖÏC TRÁNG NGÖÔØI CHÖA THAØNH NIEĐN PHÁM TOÔI TÁI ÑÒA BAØN TƯNH QUẠNG TRÒ

Giaùo vieđn höôùng daên:

Sinh vieđn thöïc hieôn:

ThS Nguyeên Thò Xuađn

Hoă Thò Hoăng Hueô

Trang 2

Lớp: Luật K34C



Lời Cảm Ơn

Để hoàn thành niên luận này, ngoài sự cố gắng của bản thân, sự giúp đở của bạn bè không thể không kể đến công lao dạy giổ của quý thầy cô giáo Em xin gửi tới các thầy cô giáo khoa Luật_ Đại Học Huế lời cảm ơn chân thành nhất , đặc biệt lòng biết

ơn sâu sắc tới cô giáo Nguyễn Thị Xuân, người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn, chỉ bảo và đóng góp ý kiến để em thực hiện đề tài Ngoài ra

em còn gửi lời cảm ơn đến thư viện khoa Luật

Do thời gian và lượng kiến thức còn có hạn chế nên trong quá trình nghiên cứu khó tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự đóng góp ý

Trang 3

kiến của các thầy cô giáo trong hội đồng.

Em xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 02 năm 2013

Sinh viên thực hiện

Hồ Thị Hồng Huệ

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2

4 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu đề tài 8

5 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài 3

6 Kết cấu niên luận 8

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 4

1.1 Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội 4

1.1.1 Khái niệm người chưa thành niên 4

1.1.2 Khái niệm người chưa thành niên phạm tội 5

1.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội 7

1.2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội 7

1.2.2 Quy định của Bộ luật tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TẠI ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ 18

2.1 Thực trạng người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị .18

2.1.1 Khái quát về tỉnh Quảng Trị 18

2.1.2 Thực trạng người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị 19

2.2 Nguyên nhân gây ra tình trạng phạm tội ở người chưa thành niên 20

2.2.1 Nguyên nhân khách quan 21

Trang 5

2.2.2 Nguyên nhân chủ quan 24

2.3 Những vướng mắc và hạn chế trong việc xử lý người chưa thành niên phạm tội 24

2.3.1 Những hạn chế trong quy định của pháp luật hình sự 24

2.3.2.Những hạn chế trong hoạt động áp dụng pháp luật của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền 27

2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công việc đấu tranh phòng chống người chưa thành niên phạm tội 27

2.4.1 Giải pháp về hoàn thiện pháp luật 28

2.4.2 Giải pháp về hoàn thiện thực tiễn 28

PHẦN KẾT LUẬN 32

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1-BCA : Bộ công an

2-BLHS : Bộ luật hình sự3-CTN : Chưa thành niên4-TNHS : Trách nhiệm hình sự

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1.Tính cấp thiết của đề tài

Xã hội ngày nay là xã hội của hội nhập, của cơ chế thị trường, bao chuyểnbiến đáng kể trong nền kinh tế đồng thời cũng có bao chuyển biến về các giá trịđạo đức cũng như lối sống của con người, đặc biệt là người chưa thành niên.Người chưa thành niên là lứa tuổi rất đặc biệt Các em không còn là trẻ connhưng cũng chưa phải là người lớn Là lớp người sẽ kế tục sự nghiệp xây dựng

và bảo vệ Tổ Quốc Là những mầm non, chủ nhân tương lai của đất nước Do đó,trẻ em phải được chăm sóc, bảo vệ và giáo dục thành những con người có ích cho

xã hội Tuy nhiên, ngày nay chúng ta đang đứng trước một thực tế rất đáng longại, đó là sự phát triển của nền kinh tế thị trường với những mặt trái của nó đãlàm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, tình trạng trẻ em phạm tội ngày càng giatăng và trở thành vấn đề nhức nhối của toàn xã hội Sự phạm tội của các em khôngchỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng mà còn hủy hoại cuộc đời của chính các

em Chính vì vậy, chuyện các em phạm tội không chỉ là chuyện riêng của các em

mà là chuyện của chúng ta, không chỉ là chuyện của từng gia đình mà là chuyệncủa toàn xã hội Ý thức được vận mệnh của nhân loại trong tương lai và để giáodục, đào tạo thế hệ trẻ trở thành những con người có ích cho xã hội, Liên HợpQuốc đã tổ chức nhiều hội nghị toàn thế giới với mục đích tìm ra giải pháp hữuhiệu cho cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm do người CTN gây ra, màkết quả của nó là sự ra đời của nhiều văn bản có giá trị pháp lý toàn cầu

Ở nước ta, việc chăm sóc, bảo vệ, giáo dục người chưa thành niên được coi

là một chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước và được quan tâm hàng đầu.Việt Nam là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai trên toàn Thế giới thamgia Công ước về quyền trẻ em Nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong nướcđược ban hành, qui định các vấn đề liên quan đến trẻ em, như: Hiến pháp năm

1992, Luật chăm sóc và bảo vệ trẻ em, Luật giáo dục Tuy nhiên, trong quá trìnhthực hiện các chính sách này, bên cạnh những kết quả đã đạt được vẫn còn tồn tạirất nhiều vướng mắc, tình trạng người CTN phạm tội vẫn còn đang tiếp diễn.Trong những năm gần đây, trên địa bàn cả nước số người CTN phạm tội đang có

Trang 8

xu hướng gia tăng mạnh mẽ và hành vi phạm tội ngày càng tinh xảo Tình trạngphạm tội ở người CTN không chỉ gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởngđến đời sống, trật tự an toàn xã hội mà còn gây nên sự hoang mang trong nhiềubậc phụ huynh và dư luận xã hội

Cũng như tình hình chung của cả nước, Tỉnh Quảng Trị cũng đang phảiđương đầu với tình hình gia tăng người CTN phạm tội này Với nền kinh tế đangbước vào thời kì hội nhập, đời sống của người dân cũng đả phát triển, bên cạnh đócũng có nhiều xã còn gặp nhiều khó khăn Cũng chính vì thế sự gia tăng của tệ nạn

xã hội, của hành vi phạm tội trong đó có sự phạm tội của người CTN đã gây nhiềubức xúc, thu hút sự quan tâm của nhiều người Đòi hỏi phải có những giải pháp kịpthời để phòng chống tình trạng người CTN phạm tội Chỉ khi nào giải quyết đượctình trạng này chúng ta mới có thể đảm bảo rằng sẽ có một thế hệ trẻ đủ đức và đủtài và có đủ khả năng gánh vác sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc

Từ thực tiển về tình trạng người CTN phạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trịtrong những năm qua, cùng với các lý do trên đây, được sự đồng ý của cô giáoNguyễn Thị Xuân tôi xin nghiên cứu đề tài “Thực trạng người chưa thành niênphạm tội tại địa bàn tỉnh Quảng Trị" Tôi hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bévào công cuộc đấu tranh phòng chống, đẩy lùi thực trạng người CTN phạm tội

2 Mục đích nghiên cứu đề tài

Ở góc độ đề tài nghiên cứu niên luận, mục đích của đề tài :

- Góp phần giáo dục ý thức pháp luật, tăng cường tinh thần đấu tranh phòng chống người CTN phạm tội trong toàn xã hội

- Hạn chế những điều kiện phạm tội, tìm ra những giải pháp để ngăn chặn tình trạng người CTN phạm tội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu: người chưa thành niên phạm tội

Phạm vi nghiên cứu:

+Nghiên cứu những chính sách hình sự của pháp luật Việt Nam đối với vớingười CTN phạm tội

+Thực trạng người CTN phạm tội trên địa bàn huyện tỉnh Quảng Trị

+ Nguyên nhân, hạn chế vướng mắc và đề suất một số giải pháp

Trang 9

4 Cơ sở và phương pháp nghiên cứu đề tài

Cơ sở lý luận: Nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứngcủa Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chínhsách pháp luật của Nhà nước ta về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thanh niên

Phương pháp nghiên cứu đề tài: dựa trên cơ sở phương pháp luận biệnchứng của Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với phương pháp phân tích,tổng hợp,thống kê, so sánh

5 Ý nghĩa nghiên cứu đề tài

- Góp phần giáo dục ý thức pháp luật, tăng cường tinh thần đấu tranh phòngchống người CTN phạm tội trong toàn xã hội

- Hạn chế những điều kiện phạm tội, tìm ra những giải pháp để ngăn chặn tình trạng người CTN phạm tội

6 Kết cấu niên luận

Niên luận gồm:

Phần mở đầu

Phần nội dung (gồm 2 chương):

Chương 1: chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội.Chương 2: thực trạng người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn tỉnhQuảng Trị

Phần kết luận

Trang 10

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CHÍNH SÁCH HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.1 Khái niệm người chưa thành niên và người chưa thành niên phạm tội

1.1.1 Khái niệm người chưa thành niên

Người chưa thành niên là những người chưa hoàn toàn phát triển đầy đủ vềnhân cách, chưa có đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân Pháp luật ởmỗi quốc gia quy định độ tuổi cụ thể của người chưa thành niên

Theo cách gọi thông thường một chu kỳ sống của con người thường đượcchia thành nhiều giai đoạn khác nhau: trẻ em, nhi đồng , thiếu niên, trung niên,cao niên còn theo cách gọi của thuật ngữ pháp lý thì được chia thành các têngọi: trẻ em, người chưa thành niên và thành niên

Điều 1 Công ước quốc tế về quyền trẻ em được Đại hội đồng Liên hợp quốcthông qua ngày 20/11/1989 có ghi: “Trong phạm vi Công ước này, trẻ em cónghĩa là người dưới 18 tuổi, trừ trường hợp luật pháp áp dụng đối với trẻ em cóquy định tuổi thành niên sớm hơn”

Quy tắc tối thiểu phổ biến của LHQ về bảo vệ người chưa thành niên bịtước quyền tự do thông qua ngày 14-12-1990 nêu cụ thể: "Người chưa thành niên

là người dưới 18 tuổi Giới hạn tuổi dưới mức này cần phải được pháp luật xácđịnh và Theo quan niệm quốc tế thì trẻ em (Child) là người dưới 18 tuổi, ngườichưa thành niên (Juvenile) là người từ 15 đến 18 tuổi, thanh niên (Youth) làngười từ 15 đến 24 tuổi, người trẻ tuổi (Young persons) bao gồm trẻ em, ngườichưa thành niên và thanh niên không được tước quyền tự do của người chưathành niên" (Quy tắc 2.1 mục a)

Ở Việt Nam, độ tuổi người chưa thành niên được xác định thống nhất trongHiến Pháp năm 1992, Bộ luật Hình sự năm 1999, Bộ luật Tố tụng hình sự năm

2003, Bộ luật Lao động, Bộ luật Dân sự, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính vàmột số văn bản quy phạm pháp luật khác Tất cả các văn bản pháp luật đó đều

Trang 11

quy định tuổi của người chưa thành niên là dưới 18 tuổi và quy định riêng nhữngchế định pháp luật đối với người chưa thành niên trong từng lĩnh vực cụ thể Khái niệm người chưa thành niên khác với khái niệm trẻ em Theo Điều 1 LuậtBảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em năm 2004: “Trẻ em là công dân Việt Namdưới 16 tuổi”

Tóm lại, khái niệm người chưa thành niên được xây dựng dựa trên sự pháttriển về mặt thể chất và tinh thần của con người và được cụ thể hoá bằng giới hạn

độ tuổi trong các văn bản pháp luật của từng quốc gia Theo đó, người ta quyđịnh những quyền và nghĩa vụ cụ thể của người chưa thành niên

Như vậy, có thể khái niệm: Người chưa thành niên là người dưới 18 tuổi,chưa phát triển hoàn thiện về thể chất và tinh thần, chưa có đầy đủ các quyền vànghĩa vụ pháp lý như người đã thành niên

1.1.2 Khái niệm người chưa thành niên phạm tội

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luậthình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc

vô ý, xâm phạm các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.Về mặt nguyên tắc,mọi người phạm tội đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt nam, nữ, dântộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội Tuy nhiên, đối với trườnghợp người phạm tội là người chưa thành niên, Nhà nước có chính sách xử lýriêng, căn cứ vào đặc điểm đặc thù của sự phát triển tâm sinh lý con người ở độtuổi này cũng như đường lối, chính sách, pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và giáodục trẻ em

Một người chỉ được coi là người chưa thành niên phạm tội khi họ thỏa mãncác điều kiện dưới đây:

Họ là người chưa thành niên;

Đã đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Đã thực hiện hành vi mà luật hình sự quy định là tội phạm

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, người chưa thành niên là ngườidưới 18 tuổi Người chưa thành niên phạm tội là người dưới 18 tuổi, đã thựchiện hành vi phạm tội, thỏa mãn các điều kiện chủ thể của tội phạm, tức là họphải có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 14 tuổi trở lên đối với trường hợp

Trang 12

phạm tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng do cố ý hoặc từ đủ 16 tuổi trởlên đối với mọi tội phạm Nói cách khác, người chưa thành niên phạm tội làngười phạm tội trong độ tuổi từ khoảng trên 14 hoặc 16 tuổi (tùy từng trường hợptội phạm thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng,đặc biệt nghiêm trọng) và dưới 18 tuổi Điều 68 Bộ luật hình sự quy định:

“Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội chịu trách nhiệmhình sự theo những quy định của Chương này, đồng thời theo những quy địnhkhác của Phần chung Bộ luật không trái với những quy định của Chương này”.Như thế, theo tinh thần của điều luật nêu trên, quan điểm chính thức của Nhànước ta khẳng định:

Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 18 tuổi, có năng lực trách nhiệm hình sự, đã thực hiện hành vi mà Nhà nước quy định là tội phạm.

Người không có năng lực trách nhiệm hình sự, dưới 14 tuổi trong trườnghợp tội phạm thực hiện là tội phạm rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trong do cố

ý hoặc dưới 16 tuổi, trong trường hợp tội phạm thực hiện là tội ít nghiêm trọng,tội phạm nghiêm trọng hay tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng do vô ý không phải chịu trách nhiệm hình sự bởi họ chưa hoặc không đủđiều kiện chủ thể của tội phạm

Như vậy theo tôi người CTN phạm tội có đặc điểm sau:

+ Độ tuổi từ đủ 14 đến 18 tuổi

+ Có năng lực hành vi hình sự chưa đầy đủ

+ Thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

+ Hành vi mà người CTN phạm tội bị pháp luật hình sự cấm

+ Có lổi trong việc thực hiện hành vi đó

+ Do Tóa án tuyên

+ Bản án có hiệ lực pháp luật

Từ những đặc điểm trên có thể rút ra khái niệm người CTN phạm tội làngười từ đủ 14 tuổi đến 18 tuổi, có năng hành vi hính sự chưa đầy đủ, có lổi cố ýhoặc vô ý trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, bị pháp luật hình

sự cấm và được xử lý theo quy định của pháp luật

Trang 13

1.2 Quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về người chưa thành niên phạm tội

Trong những năm gần đây, nhà nước đã liên tục đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật, đưa pháp luật vào chương trình giảng dạycủa nhà trường đã góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật cho các em, tuynhiên tình trạng này cũng không ngừng tăng lên, loại tội phạm rất nghiêm trọng

và đặc biệt nghiêm trọng mà các em vi phạm cũng ngày một nhiều hơn, hành viphạm tội cũng ngày một tinh vi hơn Việc xác định nguyên nhân khách quan vàchủ quan dẫn đến tình trạng này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm sựphát triển bình thường và bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các em, với nhữngkhiếm khuyết về tâm sinh lý của một người đang phát triển và những tác độngtiêu cực từ gia đình, nhà trường và xã hội đã dẫn các em đến với những chọn lựasai lầm, không phù hợp với quy tắc xã hội và quy định của pháp luật Chính vìvậy, pháp luật có chính sách xử lý giành riêng cho người chưa thành niên phạmtội Người chưa thành niên phạm tội, do có đủ điều kiện chủ thể của tội phạm nên

họ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm đã gây ra Tuy nhiên, do sự hạnchế về khả năng nhận thức và khả năng điều khiển hành vi của người phạm tội ởlứa tuổi này, Nhà nước ta xem xét giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với họ nhằmuốn nắn lại sự lệch lạc trong sự phát triển nhân cách, đồng thời tạo điều kiện cho

họ tái hoàn lương, sớm hòa nhập với cuộc sống bình thường của đời sống xã hội.Chính sách hình sự đặc biệt khoan giảm của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủnghĩa Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội thể hiện ở nguyên tắc xử

lý, ở các hình phạt và biện pháp tư pháp thay thế hình phạt áp dụng đối với họ

1.2.1 Quy định của Bộ luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Nguyên tắc xử lý người chưa thành niên phạm tội

BLHS dành riêng một chương (Chương X) quy định về chính sách xử lýngười chưa thành niên phạm tội, chính sách này được xây dựng dựa trên đặcđiểm đặc thù của người chưa thành niên là sự hạn chế về nhận thức, do vậy việcxét xử họ chù yếu nhằm giáo dục, qua đó giúp các em nhận thức được sai lầm vàtuân thủ quy định của pháp Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên

Trang 14

phạm tội là những quan điểm, tư tưởng chỉ đạo, mang tính chất định hướng trongviệc giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội.Trong luật hình sự Việt Nam, các nguyên tắc xử lý người chưa thành niênphạm tội được luật hóa tại Điều 69 Bộ luật hình sự hiện hành Điều 69 Bộ luậthình sự quy định 6 nguyên tắc cơ bản dưới đây:

Nguyên tắc thứ nhất: Việc xử lý người chưa thành niên phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành

vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm

Nguyên tắc nêu trên phản ánh mục đích và yêu cầu của việc giải quyết vấn

đề trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội Việc xử lý hình sựngười chưa thành niên phạm tội trước hết và chủ yếu nhằm:

Giáo dục, làm cho người phạm tội nhận thức được những sai lầm mà họ đãmắc phải Mục đích trừng trị, răn đe nhìn chung không đặt ra khi áp dụng hìnhphạt và các biện pháp tư pháp đối với loại đối tượng này

Giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân cóích cho xã hội Do người chưa thành niên phạm tội là người đang trong giaiđoạn phát triển nhân cách nên mục đích này phải luôn được coi trọng và đặt lênhàng đầu

Muốn đạt được những mục đích cơ bản trên, luật đòi hỏi các cơ quan cóthẩm tội phạm mà người chưa thành niên đã thực hiện mà còn phải xác địnhnguyên nhân nào đã thúc đẩy họ thực hiện hành vi phạm tội đó và mức độ nhậnthức cụ thể của họ đối với tội phạm đã gây ra ra sao

Nguyên tắc thứ hai, người chưa thành niên phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự trong trường hợp thực hiện tội pham ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng, gây hại không lớn cho xã hội, có nhiều tình tiết giảm nhẹ

và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

Quy định của khoản 2 Điều 69 Bộ luật hình sự, như thế, đã bổ sung vàodanh mục các trường hợp được miễn trách nhiệm hình sự một trường hợp miễn

Trang 15

trách nhiệm hình sự mới là miễn trách nhiệm hình sự cho người chư thành niênphạm tội với những điều kiện nhất định Các điều kiện đó là:

Người được miễn trách nhiệm hình sự phải là người chưa thành niên tạithời điểm thực hiện tội phạm

Tội phạm mà họ thực hiện là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạmnghiêm trọng

Hậu quả của tội phạm không lớn

Có nhiều tình tiết giảm nhẹ

Được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục

Nguyên tắc thứ ba, việc truy cứu trách nhiệm hình sự người chưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

Cùng với nguyên tắc thứ nhất, nguyên tắc thứ ba đặt yêu cầu và giới hạnphạm vi những trường hợp cần truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người chưathành niên phạm tội Pháp luật Việt Nam không đặt vấn đề truy cứu trách nhiệmhình sự đối với mọi trường hợp người chưa thành niên phạm tội mà chỉ tiến hànhviệc làm này trong những trường hợp “cần thiết” Sự “cần thiết” hay “không cầnthiết” ở đây xác định dựa trên cơ sở căn cứ vào:

Tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội đã thực hiện Nếuhành vi phạm tội của người chưa thành niên có tính chất không lớn thì không cầnthiết phải truy cứu trách nhiệm hình sự đối với họ

Đặc điểm nhân thân người chưa thành niên phạm tội Nếu người chưa thànhniên lần đầu phạm tội, có nhân thân tốt thì cần thiết phải cân nhắc việc có truycứu trách nhiệm hình sự đối với họ hay không

Yêu cầu cụ thể của việc phòng ngừa tội phạm đối với bản thân người chưathành niên phạm tội và đối với người khác trong xã hội

Nguyên tắc thứ tư, khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Tòa án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự.

Trang 16

Những biện pháp tư pháp này gồm có giáo dục tại xã, phường, thị trấn vàđưa vào trường giáo dưỡng Đây là những biện pháp dược Tòa án áp dụng thaythế hình phạt để giáo dục, giúp đỡ người chưa thành niên phạm tội trong nhữngtrường hợp có căn cứ do pháp luật quy định.

Nguyên tắc thứ năm, không xử phạt tù chung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội Khi xử phạt tù có thời hạn, Tòa án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng Không áp dụng hình phạt tiền đối với người chưa thành niên phạm tộ ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuôi Không

áp dụng hình phạt bổ sung đối với người chưa thành niên phạm tội.

Nguyên tắc thứ năm giới hạn các hình phạt áp dụng đối với người chưathành niên phạm tội Trong trường hợp cần thiết, vẫn có thể phải áp dụng mộttrong các loại hình phạt: cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù có thờihạn cho loại đối tượng này với mức án nhẹ hơn mức án áp dụng cho người đãthành niên phạm tội tương ứng Luật cũng xác định rõ, không áp dụng các loạihình phạt bổ sung và các loại hình phạt đặc biệt nghiêm khắc như tù chung thân

và tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội

Nguyên tắc thứ sáu, án đã tuyên đối với người chưa thành niên phạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm.

Với nguyên tắc nêu trên, luật hình sự Việt Nam khẳng định vẫn có án tíchđối với người chưa thành niên phạm tội trong trường hợp biện pháp xử lý đối với

họ là hình phạt Tuy nhiên, phạm tội mới trong thời gian mang án tích khôngphải là căn cứ để xác định tái phạm, tái phạm nguy hiểm trong trường hợp ngườiphạm tội dưới 16 tuổi

Các biện pháp tư pháp và hình phạt giành cho người chưa thành niên phạm tội

Cùng với hình phạt, biện pháp tư pháp là một trong những hình thức biểuhiện cụ thể của trách nhiệm hình sự Các biện pháp tư pháp được chia thành hainhóm là biện pháp tư pháp bổ sung cho hình phạt và biện pháp tư pháp thay thếhình phạt Các biện pháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạmtội quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự là các biện pháp tư pháp thay thế hình

Trang 17

phạt Theo Điều 70 Bộ luật hình sự hiện hành, có hai loại biện pháp chỉ áp dụngđối với người chưa thành niên phạm tội dưới đây:

Giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Đưa vào trường giáo dưỡng

Cả hai biện pháp tư pháp nói trên có những điểm chung dưới đây:

Đều là các biện pháp tư pháp thay thế hình phạt áp dụng cho đối tượng làngười chưa thành niên phạm tội

Mục đích áp dụng, theo tinh thần Điều 70 Bộ luật hình sự, là nhằm giáo dụcngười phạm tội và phòng ngừa tội phạm

Đều do Tòa án quyết định áp dụng trong giai đoạn xét xử

Đều không để lại hậu quả pháp lý là án tích cho người bị áp dụng

Nội dung, căn cứ áp dụng từng biện pháp được quy định trong Điều 70 Bộluật hình sự, Nghị định số 59/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 và Nghị định số52/2001/NĐ-CP ngày 23/8/2001 của Chính phủ

Biện pháp tư pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Điều 1 Nghị định số 59/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc thi hànhbiện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn đối với người chưa thành niên phạmtội ngày 30/10/2000 định nghĩa về biện pháp tư pháp này như sau:

“Biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do Tòa án quyết định áp dụngđối với người chưa thành niên phạm tội nhằm tạo điều kiện cho người đó laođộng, học tập tại cộng đồng và chứng tỏ sự hối cải của mình trong môi trường xãhội bình thường, dưới sự giám sát, giúp đỡ của Ủy ban nhân dân xã, phường, thịtrấn, tổ chức xã hội và gia đình”

Điều kiện áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, theo quyđịnh của khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự bao gồm:

Đối tượng áp dụng: là người chưa thành niên phạm tội

Tội phạm mà họ thực hiện là tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trong.Với những điều kiện như trên, thực chất chỉ những người từ đủ 16 tuổi đếndưới 18 tuổi mới được áp dụng biện pháp này bởi lẽ những người từ đủ 14 tuổiđến dưới 16 tuổi nếu thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm

Trang 18

trọng sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự do chưa đủ tuổi chịu trách nhiệmhình sự do luật định.

Việc giáo dục tại xã, phường, thị trấn được thực hiện theo cơ chế phối hợpgiữa Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người chưa thành niên phạm tội(hoặc tổ chức xã hội) được giao giám sát, giáo dục, người được giao trách nhiệmtrực tiếp giám sát, giáo dục và gia đình người chưa thành niên phạm tội bị ápdụng biện pháp này Người được giao trách nhiệm trực tiếp giám sát, giáo dụcphải lập hồ sơ theo dõi và khi kết thúc thời gian chấp hành biện pháp giáo dục,phải bàn gian lại hồ sơ đó cho Ủy ban xã, phường, thị trấn hoặc tổ chức xã hộiđược giao giám sát, giáo dục

Thời gian giám sát, giáo dục, theo khoản 2 Điều 70 Bộ luật hình sự, là từmột đến hai năm.Trong khoảng thời gian này, “người được giáo dục tại xã,phường, thị trấn phải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động,tuân theo pháp luật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, thịtrấn và tổ chức xã hội được Tòa án giao trách nhiệm” (khoản 2 Điều 70 Bộ luậthình sự)

Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng

Điều 1 Nghị định số 52/2001/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hànhbiện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng ngày 23/8/2001 định nghĩa:

“Biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thànhniên phạm tội được quy định trong BLHS, là biện pháp do Tòa án quyết định, ápdụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội, nếuthấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ, nhưng do tính chất củahành vi phạm tội, do nhân thân và môi trường sống của người đó mà cần phảiđưa người đó vào trường giáo dưỡng”

Điều kiện áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là:

Về đối tượng áp dụng: áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội,không kể về tôi gì, có độ tuổi từ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi

Đối với người nói trên, Tòa án xét thấy không cần thiết phải áp dụng hìnhphạt (gồm cả hình phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ và phạt tù cóthời hạn) đối với họ

Trang 19

Tuy không cần thiết phải áp dụng hình phạt nhưng lại rất cần thiết đưa họvào một môi trường giáo dục tập trung là trường giáo dưỡng.

Cơ sở để Tòa án quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng

mà không áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn là căn cứ vào:+ Tính chất nghiêm trọng của hành vi phạm tội

+ Nhân thân người chưa thành niên phạm tội

+ Môi trường sống của người đó không tạo điều kiện thuận lợi cho việc ápdụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

Trường giáo dưỡng có nhiệm vụ quản lý, giáo dục đạo đức, pháp luật, vănhóa, dạy nghề, giáo dục hướng nghiệp và tổ chức lao động cho học sinh phù hợpvới lứa tuổi, nhằm giúp đỡ họ học tập, rèn luyện tiến bộ, phát triển làn mạnh vềthể chất, tinh thần, trí tuệ để trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội, cókhả năng hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong biện pháp giáo dưỡng

Về mặt thủ tục, ngay sau khi nhận được quyết định thi hành biện pháp giáodưỡng của Tòa án, cơ quan Công an cùng cấp có trách nhiệm triển khai kế hoạchphối hợp với cơ quan, tổ chức hữu quan, chính quyền địa phương và gia đìnhngười phải chấp hành biện pháp giáo dưỡng để quản lý, giám át họ chặt chẽ,đồng thời tổ chức thi hành quyết định của Tòa án Người trực tiếp nhận ngườiđược đưa vào trường giáo dưỡng phải kiểm tra hồ sơ, căn cước và lập biên bảngiao nhận Hồ sơ đưa người vào trường giáo dưỡng gồm: 1) Lí lịch cá nhân; 2)Danh bản, chỉ bản; 3) Phiếu khám sức khỏe; 4) Quyết định thi hành biện phápgiáo dưỡng của Tòa án; 5) Văn bản của cơ quan Công an có thẩm quyền chỉ địnhtrường giáo dưỡng có trách nhiệm thi hành quyết định của Tòa án; 6) Các tài liệu

có liên quan đến nhaanthaan người được đưa vào trường giáo dưỡng

Người chấp hành biên pháp giáo dưỡng được gọi là học sinh trường giáodưỡng Học sinh trường giáo dưỡng phải chịu sự giám át, quản lý, giáo dục, phâncông lao động của cán bộ, giáo viên nhà trường và chấp hành nghiêm chỉnh nộiquy của nhà trường Căn cứ vào độ tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, tính chất vàmức độ phạm tội, trường bố trí học sinh thành các đội, lớp Mỗi đội, lớp phải cócán bộ, giáo viên của nhà trường trực tiếp phụ trách

Ngày đăng: 10/04/2014, 12:01

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
9. Wedsite: http://www.quangtri.gov.vn Link
2. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật hình sự năm 1999 Khác
3. Bộ luật tố tụng hình sự 2003 Khác
4. Giáo trình luật hình sự NXB Khoa Luật_ Đại học Huế Khác
5. Nghị định số 52/2001/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành biện pháp tư pháp đưa vào trường giáo dưỡng ngày 23/8/2001 Khác
6. Giáo trình Luật tố tụng hình sự, năm 2006 NXB Đại học luật Hà Nội Khác
7. Tài liệu học tập Luật hình sự Việt nam phần 1. ThS. Nguyễn THị Xuân. NXB Đại Học Huế Khác
8. Nghị quyết số 01/2006/NQ/HĐTP ngày 12/5/2006 của Hội đồng Thẩm Phàn TANDTC hướng dẩn cách tính mức phạt tù đối với NCTN phạm tội Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w