Thành phố Hà Nội được chọn làm Thủ đô của đất nước từ năm 1945. Hà Nội có diện tích khoảng 912 km2
Mục lục Phần 1: Lời giới thiệu 2 Phần 2: Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện tại Thành phố Hà Nội trong 2 năm gần đây 4 2.1: Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin tại Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội 4 2.2: Thực trạng, cơ cấu, diễn biến và thiệt hại của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện 5 Phần 3: Nguyên nhân phạm tội của người chưa thành niên 15 Phần 4: Giải pháp hạn chế tình trạng người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng ngừa ngăn chặn 21 4.1: Những giải pháp hạn chế tình trạng người chưa thành niên phạm tội 21 4.2: Thực tiễn hoạt động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn người chưa thành niên phạm tội 24 Lời kết 26 Tài liệu tham khảo 27 1 Phần 1 : lời giới thiệu Thành phố Hà Nội được chọn làm Thủ đô của đất nước từ năm 1945. Hà Nội có diện tích khoảng 912 km 2 , với dân số là 3,4 triệu người (năm 2007), mật độ trung bình 3728 người/km 2 . Toàn Thành phố có 9 đơn vị hành chính cấp quận và 5 huyện ngoại thành. 9 quận bao gồm: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Long Biên. Và 5 huyện đó là: Từ Liêm, Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Sóc Sơn. Sau 5 năm thực hiện đổi mới và phát triển Thủ đô, hiện nay Hà Nội đã đạt được những thành quả hết sức to lớn, Đời sống nhân dân nội cũng như ngoại thành đều được nâng lên rõ rệt, nhiều tuyến đường lớn được mở ra cùng với các khu trung cư rất sang trọng và hiện đại đã thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Cùng với việc mở rộng Khu công nghiệp Nam Thăng Long đã tạo công ăn việc làm cho khá đông con em khu vực ngoại thành cũng như các tỉnh lân cận. Có thể nói Hà Nội đang thay đổi từng ngày, từng giờ để xứng làm Thủ đô của đất nước. Là một người con của Thủ đô, em rất vui mừng được về thực tập tại Toà án nhân dân (TAND) Thành phố Hà Nội để có điều kiện tìm hiểu rõ hơn công việc của Toà án. Tuy nhiên trong quá trình thực tập tại đây, một điều khiến em cảm thấy rất buồn và đáng lo ngại đó là tình trạng người chưa thành niên (NCTN) phạm tội rất nhiều trên địa bàn Thành phố trong thời gian qua. Bình quân mỗi tháng đều có từ 1 đến 2 vụ phạm tội do NCTN thực hiện. Đây quả là một thực tế mà ai cũng phải băn khoăn, suy nghĩ. Chính vì vậy, trong quá trình thực tập tại TAND Thành phố Hà Nội, em đã quyết định chọn đề tài “Tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội”. Qua đây em cũng nghiên cứu, tìm ra một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng này và mạnh dạn đề xuất các giải pháp nhằm hạn 2 chế tình hình trên. Do thời gian và kiến thức có hạn, em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý tận tình của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện, góp một phần nhỏ vào công tác tuyên truyền và hạn chế tình trạng NCTN phạm tội tại Thành phố Hà Nội trong thời gian tới. Em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm nhiệt tình của các thầy cô giáo! Phần 2 : tình hình tội phạm do nctn thực hiện tại thành phố hà nội trong 2 năm gần đây 3 2.1. Quá trình tìm hiểu thu thập thông tin tại TAND Thành phố Hà Nội TAND Thành phố Hà Nội nằm trên đường Hai Bà Trưng, thuộc quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội. Cơ cấu Toà án được phân thành các toà chuyên trách bao gồm: Toà Hình sự, Toà Dân sự, Toà Kinh tế, Toà Hành chính và Toà Lao động. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và đặc biệt là với sự lỗ lực của từng cán bộ Đảng viên trong Cơ quan để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, TAND Thành phố Hà Nội đã góp phần không nhỏ trên mặt trận đấu tranh phòng chống tội phạm và các vi phạm pháp luật khác. Thông qua hoạt động chính của mình là xét xử công khai, TAND Thành phố Hà Nội đóng vai trò to lớn trong việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật tới quần chúng nhân dân, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn Thành phố. Trong thời gian thực tập tại TAND Thành phố Hà Nội, qua việc nghiên cứu hồ sơ, tìm kiếm thông tin và trực tiếp tham dự một số phiên toà xét xử bị cáo là NCTN, em nhận thấy tình hình tội phạm do NCTN thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội quả là một thực tế đáng báo động. Bởi ngay tại Thủ đô của đất nước, với nền kinh tế đang ngày một phát triển, vậy mà tình hình phạm tội nói chung và tình hình NCTN phạm tội nói riêng lại diễn ra tương đối đều đặn. Hàng tháng đều có từ 1 đến 2 vụ NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố. Qua nghiên cứu hồ sơ các vụ án, cáo trạng của Viện kiểm sát và thu thập thông tin từ Cơ quan điều tra Công an các quận, huyện gửi lên, có thể thấy một thực tế đáng lo ngại về NCTN phạm tội trên địa bàn Hà Nội. Chỉ tính từ tháng 1/2007 đến nay (tháng 4/2008), trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã xảy ra 45 vụ phạm tội do NCTN thực hiện, trong đó có 21 vụ đã được xét 4 xử tại TAND Thành phố Hà Nội. Theo thống kê từ sổ kết quả xét xử của TAND Thành phố Hà Nội, năm 2007 Toà án đã xét xử 16 vụ với 35 bị cáo là NCTN, từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2008, xét xử được 5 vụ với 12 bị cáo. Hầu hết các bị cáo đều là nam giới. Trong số 21 vụ NCTN phạm tội đã được TAND Thành phố Hà Nội thụ lý và giải quyết có 1 vụ phạm tội hiếp dâm theo điều 111 Bộ luật Hình sự (BLHS), 1 vụ phạm tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma tuý theo điều 194 BLHS, 2 vụ phạm tội cố ý gây thương tích theo điều 104 BLHS, 2 vụ phạm tội cưỡng đoạt tài sản theo điều 135 BLHS, 4 vụ phạm tội trộm cắp tài sản theo điều 138 BLHS và 11 vụ phạm tội cướp tài sản theo điều 133 BLHS. Như vậy, số vụ cướp tài sản do NCTN thực hiện chiếm trên 50% tổng số vụ phạm tội mà NCTN thực hiện trong hơn 1 năm trở lại đây. Với những con số thống kê trên, rõ ràng Thành phố Hà Nội đang đứng trước một thực trạng đáng lo ngại về tình hình NCTN phạm tội. Chính những vụ phạm tội này đã làm ảnh hưởng tới trật tự trị an ở Thành phố, gây nên sự lo ngại và sự bất bình thường trong quần chúng nhân dân. Điều này tạo nên không khí hoang mang cho quần chúng và làm ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động lao động, sản xuất. Mặc dù chưa thể thâu tóm được hết tất cả các vụ phạm tội của NCTN nhưng qua các vụ án mà TAND Thành phố Hà Nội đã thụ lý và giải quyết cũng phần nào phản ánh thực trạng NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố. 2.2. Thực trạng, cơ cấu, diễn biến và thiệt hại của tội phạm do NCTN thực hiện Như đã nói ở trên, phần lớn các vụ phạm tội do NCTN thực hiện trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian qua đều tập trung vào 2 tội cướp tài sản và trộm cắp tài sản. Hầu hết các vụ cướp đều là do các đối tượng được nuông chiều từ nhỏ, cần tiền tiêu vặt nên đã sa ngã vào con đường tội 5 lỗi và chủ yếu là đi cướp của những em nhỏ tuổi hơn, đang còn học trong trường phổ thông. Do chưa ý thức được hành vi của mình là phạm tội và nguy hiểm cho xã hội để rồi lầm đường, lạc lối, cuối cùng các em phải gánh chịu hậu quả mà không ai mong muốn. Như vụ của Vũ Phong Hà sinh ngày 25/6/1990, Vũ Đức Cường sinh ngày 10/9/1990 và Phan Thanh Tùng sinh ngày 14/12/1991. Khoảng 19h30’ ngày 23/6/2007, Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường (em họ Hà) và Phan Thanh Tùng đi 1 xe đạp đèo nhau ra khu vực đường Tam Trinh gần cầu Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội chơi thì phát hiện thấy em Đỗ Trung Luân đi xe đạp trên đường Tam Trinh, hướng cầu Mai Động đến cầu Voi. Thấy vậy, Vũ Phong Hà nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của em Đỗ Trung Luân nên đã nói với Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng là: “Ra xin thằng kia ít tiền đi uống nước”, Cường và Tùng đều đồng ý. Vũ Phong Hà và Phan Thanh Tùng chạy bộ còn Vũ Đức Cường chạy phóng xe đuổi theo em Đỗ Trung Luân chặn lại. Vũ Phong Hà bảo em Đỗ Trung Luân; “Có tiền không cho tao mấy nghìn uống nước”, em Luân trả lời: “ Không có”. Thấy vậy, Vũ Đức Cường tát em Luân một cái vào mặt rồi Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng cùng lục soát người em Luân nhưng khong thấy có tiền mà thấy trong túi quần em Luân có 1 chiếc điện thoại di động Citiphone và tay đeo 1 chiếc lắc bằng bạc. Vũ Phong Hà nói: “Bây giờ mày nộp điện thoại, lắc bạc hay là bọn tao lấy luôn cả xe đạp”. Em Đỗ Trung Luân sợ quá đã tháo lắc bạc đeo ở tay đưa cho Vũ Phong Hà rồi Hà đưa lắc bạc cho Phan Thanh Tùng. Sau khi lấy được lắc bạc, Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng đã đến cửa hàng vàng bạc ở 187D Minh Khai, Hà Nội gặp chị Lê Việt Hồng là chủ cửa hàng, nói với chị Hồng là lắc của bọn chúng không đeo nên bán.Chị Hồng đã mua chiếc lắc bạc với giá 95.000đ. Số tiền 95.000đ cả ba đã ăn tiêu hết. 6 Đối với em Đỗ Trung Luân, sau khi bị chiếm đoạt chiếc lắc bạc đã phóng xe về nhà và đến sáng 24/6/2007 ra Công an phường Mai Động trình báo. Công an Phường đã xác định thương tích, vì thương tích không đáng kể nên em Luân không yêu cầu đi giám định. Tại cơ quan điều tra, Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng đã khai nhận hành vi phạm tội của mình. Qua công tác điều tra, ngày 6/8/2007, cả ba đã bị Công an quận Hoàng Mai khởi tố bị can và ra lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú. Chị Lê Việt Hồng đã nộp lại Cơ quan điều tra chiếc lắc bạc, Cơ quan điều tra đã trả lại cho em Đỗ Trung Luân. Em Luân không có yêu cầu gì khác. Đối với chị Hồng, vì không biết chiếc lắc bạc là do Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng chiếm đoạt của em Đỗ Trung Luân nên Cơ quan điều tra không xử lý. Chị không có yêu cầu bồi thường. Chỉ vì một chút dại dột nhất thời để rồi phải ân hận cả đời. Cứ tưởng hành vi của mình chỉ là bình thường nhưng cuối cùng thì cả Hà, Cường và Tùng đều đã phải trả giá vì không thể thoát khỏi lưới của pháp luật. Theo phiếu kiểm định vàng bạc số 07 ngày 30/7/2007 của Công ty kinh doanh mỹ nghệ vàng bạc đá quý, kiểm định giá xác định: lắc tay có khối lượng 16,2 gam, 99,7% là bạc, trị giá 85.000đ. Ngày 29/1/2008, TAND Thành phố Hà Nội đã mở phiên toà xét xử ba đối tượng Vũ Phong Hà, Vũ Đức Cường và Phan Thanh Tùng về tội cướp tài sản theo khoản 1 điều 133 BLHS. Vũ Phong Hà trú quán tại số 111 ngõ 87 đường Tam Trinh, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, hiện đang học lớp 10 tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hà Nội. Vũ Đức Cường trú quán tại Long Viên, Hồng Dụ, Ninh Giang, Hải Dương, đang là học sinh lớp 11 Trường dân lập Ninh Giang, Hải Dương. Phan Thanh Tùng trú quán tại 62 ngách 624/2/75 phố Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, học cung lớp với Vũ Phong Hà. Cả ba đều bị TAND Thành phố Hà Nội tuyên phạt 9 tháng tù 7 nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 1 năm. Đây quả thực là hình phạt thích đáng cho những đối tượng này, đồng thời cũng là bài học giáo dục sâu sắc đối với quần chúng nhân dân, đặc biệt là các bậc làm cha, làm mẹ và các em ở lứa tuổi thanh thiếu niên. Mặc dù vậy, các vụ phạm tội do NCTN thực hiện vẫn thường xuyên diễn ra. Chẳng hạn như vụ của Nguyễn Đức Anh trước đó. Nguyễn Đức Anh sinh ngày 20/4/1991, trú quán tại số 33 Lĩnh Nam, tổ 38C, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội. Qua nói chuyện với Vũ Hoàng Nam, sinh năm 1992, trú tại số 62 ngõ 254 Minh Khai, tổ 2, Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, là học sinh lớp 7D Trường Trung học cơ sở (THCS) Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội, Nguyễn Đức Anh được biết em Nguyễn Đức Khánh và Nguyễn Hoàng Nam có nhiều tiền. Khoảng 16h30’ ngày 20/3/2007, Nguyễn Đức Anh nhờ Vũ Hoàng Nam gọi Nguyễn Đức Khánh và Nguyễn Hoàng Nam xuống sân Trường THCS Mai Động. Khi hai em xuống Nguyễn Đức Anh hỏi: “Bây giờ chúng mày có tiền không đưa cho tao”, hai em trả lời: “Em không có tiền”, Nguyễn Đức Anh nói: “Nếu tao khám thấy có tiền thì sao”, hai em trả lời: “Sao cũng được”. Nguyễn Đức Anh liền khám túi quần, túi áo hai em nhưng không có tài sản gì. Nguyễn Đức Anh nói với hai em: “ Ngày mai 21/3/2007 mỗi thằng mày phải nộp cho tao 10.000đ nếu không sẽ bị đánh” rồi Nguyễn Đức Anh đi về. Cùng ngày, Nguyễn Đức Anh gặp em Trần Mạnh Cường tại sân Trường THCS Mai Động, Nguyễn Đức Anh gọi em Cường lại hỏi: “Mày có tiền không đưa anh”, em Cường trả lời có rồi đưa cho Nguyễn Đức Anh 6.000đ, Nguyễn Đức Anh cầm tiền và nói tiếp: “Mày còn nữa không”, em Cường trả lời: “Em hết rồi”, Nguyễn Đức Anh nói: “Nếu tao lục được tao lấy hết cả dây truyền bạc của mày”, em Cường sợ bị đánh nên lấy hết ra đưa cho Anh 10.000đ. 8 Khoảng 09h ngày 21/3/2007, Nguyễn Hoàng Nam xuống sân trường nộp cho Nguyễn Đức Anh 10.000đ. Khoảng 14h30’ cùng ngày, Nguyễn Đức Anh gặp em Nguyễn Quốc Việt tại sân Trường THCS Mai Động và gọi em Việt lại gần hỏi: “Mày có tiền không”, em Việt trả lời: “Em không có”, Nguyễn Đức Anh nói luôn: “Tao mà lục túi được thì mày ăn đòn với tao nhớ”, em Việt sợ bị đánh nên đưa cho Nguyễn Đức Anh 5.000đ. Nguyễn Đức Anh cầm tiền và nói tiếp: “Lần sau mày có tiền phải đưa cho tao không tao đánh chết”. Đến khoảng 15h30’, Nguyễn Đức Anh nhờ người gọi em Khánh xuống sân trường để gặp nhưng em Khánh không xuống, Đức Anh lên lớp gọi em Khánh ra hành lang tầng 3 hỏi: “Tiền đâu”, em Khánh trả lời: “Em không có”, Đức Anh liền dùng tay tát 01 cái vào mặt, dùng chân đá 01 cái vào bụng em Khánh. Đức Anh nói: “Đến ngày thứ 6 (23/3/2007) mày mà không có tiền nộp cho tao thì tao đánh chết”, rồi Đức Anh bỏ đi. Em Khánh sợ nên đến khoảng 09h ngày 23/3/2007, mang nộp cho Đức Anh 10.000đ tại sân trường. Khoảng 8h15’ ngày 22/3/2007, Đức Anh nhờ Vũ Hoàng Nam gọi em Việt xuống sân trường và hỏi: “Hôm nay mày có tiền không”, em Việt sợ bị đánh nên trả lời: “Có” và đưa cho Đức Anh 5.000đ. Khoảng 09h ngày 30/3/2007, Đức Anh gặp em Khánh và Nguyễn Hoàng Nam tại sân trường phía sau và nói: “Ngày mai thằng Nam phải nộp cho tao 20.000đ nếu không sẽ ăn đòn”. Sáng ngày 31/3/2007, Đức Anh vào sân trường để gặp em Khánh và em Nam lấy tiền nhưng cả hai đều chưa có, Đức Anh đe doạ: “Cho chúng mày hạn đến thứ 2 (02/4/2007) nếu không đem tiền đến cho tao sẽ ăn đòn”. Khoảng 15h30’ ngày 02/4/2007, Đức Anh gặp em Khánh và Nam tại sân trường nhưng vẫn không có tiền, Đức Anh liền dùng tay tát 01 cái vào má trái và dùng chân đá 01 cái vào đầu em Nam. Đánh xong, Đức Anh nói: 9 “Tao gia hạn chót đến chiều ngày mai chúng mày phải đem tiền cho tao nếu không tao sẽ đánh chết” rồi bỏ đi. Đến chiều ngày 03/4/2007, Đức Anh đến sân trường đợi em Khánh và Nam để lấy tiền nhưng đã bị Công an phường Mai Động, Hoàng Mai, Hà Nội bắt giữ, yêu cầu về trụ sở Cơ quan Công an làm việc. Tổng số tiền mà Nguyễn Đức Anh đã chiếm đoạt là 46.000đ, hiện Đức Anh đã trao trả đầy đủ cho những người bị hại. Có những sự việc tưởng chừng như rất đơn giản, hành vi tưởng như vụn vặt và không hề nguy hại nhưng cũng đã cấu thành tội phạm. Và cuối cùng, khi người đã gây nên những hành vi đó cảm thấy hối hận thì đã quá muộn để chuộc lại lỗi lầm của mình. Ngày 28/10/2007, TAND Thành phố Hà Nội đã mở phiên toà xét xử đối tượng Nguyễn Đức Anh về tội cướp tài sản theo khoản 1 điều 133 BLHS. Với hành vi phạm tội của mình, Đức Anh phải chịu mức án 18 tháng tù giam. Nguy hiểm, táo bạo và liều lĩnh hơn nữa là hành vi cướp tài sản của Đặng Ngọc Phú, sinh ngày 04/9/1992, trú tại 20/12 Khương Đình, Thượng Đình, Thanh Xuân, Hà Nội, Nguyễn Văn Cồ, sinh ngày 26/9/1992, trú tại xóm 1, thôn Thượng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội và Dương Thanh Hoà, sinh ngày 23/6/1992, cùng trú tại xóm 1, thôn Thượng, Mễ Trì, Từ Liêm, Hà Nội. Cả ba đều là học sinh lớp 10 và cùng học một lớp. Do chán học nên chiều ngày 17/9/2007, Đặng Ngọc Phú, Nguyễn Văn Cồ và Dương Thanh Hoà cùng rủ nhau đi “dạt” (bỏ nhà đi chơi). Sau khi vào quán chơi bi a xong, cả ba đều hết tiền nên Hoà nảy ra ý định rủ Phú và Cồ đi cướp tài sản. Cả Phú và Cồ đều đồng ý. Cồ đi đòi của bạn 01 con dao nhip, Hoà về nhà mượn được 01 con dao loại trọc tiết lợn giấu vào cặp sách 10 [...]... 21 Phần 4 : GiảI pháp hạn chế tình trạng NCTN phạm tội và thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn 4.1 Những giải pháp hạn chế tình trạng NCTN phạm tội Công tác phòng ngừa NCTN phạm tội là hệ thống đồng bộ các biện pháp nhằm xoá bỏ các nguyên nhân dẫn đến việc phạm tội của NCTN và cải thiện môi trường sống giúp cho NCTN phát triển toàn diện nhân cách, có đầy đủ phẩm chất của con người mới... phạm tội và đặc điểm về hành vi của chủ thể từ các vụ phạm tội Phần 3 đã tìm hiểu và đưa ra một số nguyên nhân trực tiếp cũng như gián tiếp dẫn đến thực trạng NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố Phần 4 em đã mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng NCTN phạm tội cũng như thực tiễn hoạt động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn tình hình NCTN phạm tội, những mặt làm được và những mặt hạn. .. “vì lợi ích trăm năm trồng người để có những hành động thiết thực hơn nữa trong công tác đấu tranh phòng chống tình hình NCTN phạm tội ở Thành phố trong thời gian tới 4.2 Thực tiễn hoạt động đấu tranh, phòng ngừa, ngăn chặn NCTN phạm tội 25 Với tình hình NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố Hà Nội trong thời gian vừa qua, các cơ quan chức năng trên địa bàn Thành phố đã thực hiên tốt những chủ trương,... gìn và phát huy truyền thống lẫn bản sắc tốt đẹp của dân tộc ta Phòng ngừa NCTN phạm tội là phương hướng chủ đạo của công cuộc đấu tranh với tội phạm Việc đề xuất những giải pháp nhằm hạn chế tình trạng NCTN phạm tội đang được Đảng, Nhà nước và các cấp chính quyền hết sức quan tâm bởi đây là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công tác đấu tranh phòng và chống tội phạm do NCTN thực hiện Việc hạn chế tình. .. lực, trở thành con ngoan, trò giỏi, công dân có ích cho xã hội Cũng từ những nguyên nhân trên và từ thực trạng tình hình NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố Hà Nội, em cũng xin mạnh dạn đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng NCTN phạm tội nói chung cũng như trên địa bàn Thành phố nói riêng, đồng thời đề cập đến công tác đấu tranh và xét xử đối với tội phạm là NCTN trên địa bàn Thành phố... như điều kiện dắt NCTN vào con đường phạm tội càng trở nên quan trọng, để từ đó tìm ra những giải pháp hữu ích nhất hạn chế tình hình NCTN phạm tội cũng như đưa ra những biện pháp xử lý phù hợp vừa bảo đảm nguyên tắc nhân đạo trong xử lý NCTN phạm tội vừa thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật Vậy, để khắc phục tình trạng trên và đưa ra những biện pháp đấu tranh, phòng chống hữu hiệu nhất, chúng ta... tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các em ở lứa tuổi vị thành niên, công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, cũng như đoàn kết các thành viên trong tổ chức mình Tuy nhiên, chính bệnh “hình thức” và bệnh thành tích” của các tổ chức đoàn đội đôi khi đã làm xa rời các thành viên của tổ chức mình Thêm vào đó, với sự kém hấp dẫn và thiếu tính thực tế trong những hoạt động của các tổ chức... được ghi nhận và sớm được cụ thể hoá bởi có làm được như vậy thì quá trình tiến hành tố tụng đối với NCTN mới đạt hiệu quả, đồng thời công tác tuyên truyền, tư vấn pháp lý sẽ được cụ thể hoá hơn và chắc chắn tình hình NCTN phạm tội sẽ được hạn chế đi rất nhiều Với những giải pháp đã đề xuất, em rất hi vọng sẽ góp một phần nhỏ trong công việc hạn chế tình hình NCTN phạm tội trên địa bàn Thành phố Hà... tư pháp hình sự đối với NCTN Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa xây dựng được một hệ thống các cơ quan chuyên trách để chuyên tiến hành các hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự đối vói NCTN phạm tội Như vậy, NCTN phạm tội do nhiều nguyên nhân khác nhau Trên đây là một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình hình NCTN phạm tội nói chung cũng như tình hình NCTN phạm tội trên địa bàn Thành. .. phố Hà Nội đã làm khá tốt công tác đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội phạm là NCTN nói riêng Tuy nhiên vẫn còn tồn đọng những hạn chế cần sớm được khắc phục, đặc biệt là từ phía gia đình, nhà trường và các tổ chức đoàn, đội Các bậc cha mẹ cần hạn chế tình trạng mải lo lam ăn mà ít quan tâm tới con cái Đối với các trường Trung học phổ thông trên địa bàn Thành phố cả năm chỉ tổ chức được . nhân phạm tội của người chưa thành niên 15 Phần 4: Giải pháp hạn chế tình trạng người chưa thành niên phạm tội và thực tiễn hoạt động đấu tranh phòng. phòng ngừa ngăn chặn 21 4.1: Những giải pháp hạn chế tình trạng người chưa thành niên phạm tội 21 4.2: Thực tiễn