1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx

111 3,2K 21

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 770,92 KB

Nội dung

LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên Mở Đầu 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Hơn nửa thế kỷ đấu tranh phòng, chống tội phạm, Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi công tác phòng ngừa tội phạm là vấn đề cơ bản, có ý nghĩa chiến lược. Ngay sau khi Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, thành lập chính quyền cách mạng non trẻ, trong Sắc lệnh số 23/SL ngày 21 tháng 2 năm 1946 của Chính phủ về việc hợp nhất Sở Cảnh sát, Sở Liêm phóng thành Việt Nam Công an vụ, tư tưởng về phòng ngừa tội phạm đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định: "Đề nghị và thi hành các phương pháp đề phòng những sự hành động làm rối việc trị an và mất trật tự trong nước…". Trước tình hình hiện nay quốc tế và khu vực đang diễn ra hết sức phức tạp, dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta vẫn đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện về kinh tế - xã hội, nhiều thời cơ thuận lợi mới nhưng xuất hiện cũng không ít những khó khăn, thách thức và cả những nguy cơ đan xen, nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của Đảng, Nhà nước, toàn quân và toàn dân ta. Do vậy, để góp phần phục vụ thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước ta đã đề ra nhiều chương trình hành động phòng chống tội phạm, trong đó có chương trình hành động phòng chống tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên. Thanh thiếu niên là nguồn nhân lực tương lai của đất nước, có vai trò quan trọng, xung kích trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thế hệ trẻ là một trong những mối quan tâm hàng đầu, là vấn đề chiến lược của Đảng và Nhà nước ta; Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta đã căn dặn: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng và cần thiết". Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế tri thức đang chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình phát triển đất nước thì lực lượng thanh, thiếu niên là những người đóng góp rất lớn vào sự phát triển chung này. Tuy nhiên, bên cạnh lực lượng thanh, thiếu niên tích cực, còn một số thanh, thiếu niên không chịu học tập, lao động, không có ý chí vươn lên, có những nhận thức sai lệch, sa ngã vào các hoạt động tệ nạn xã hội, nguy hiểm hơn là đi vào con đường phạm tội, gây ra những hậu quả xấu cho xã hội và dư luận không tốt trong nhân dân. Báo cáo kết quả công tác giữ gìn trật tự an toàn xã hội năm 2005 của lực lượng CSND nêu rõ: "Tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên (lứa tuổi từ 14 đến 30 tuổi) chiếm khoảng 70% tổng số đối tượng phạm tội". Trong đó tội phạm do người chưa thành niên (lứa tuổi từ 14 đến dưới 18) gây ra trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng và tập trung chủ yếu ở địa bàn thành phố, thị xã, thị trấn; tỷ lệ trung bình từ 8% đến 9,2% trong tổng số các vụ phạm tội xảy ra. Số tội phạm do người chưa thành niên gây ra tại địa bàn tỉnh Điện Biên chiếm tỷ lệ khá cao so với các địa phương trong cả nước; tỷ lệ trung bình hàng năm là 8% tổng số đối tượng phạm tội. Trước tình hình trên để ngăn chặn kịp thời tình trạng tội phạm do người chưa thành niên gây ra, nhằm giáo dục các em phát triển toàn diện về mọi mặt, trong Nghị quyết số 09/1998/NQ-CP, ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và Quyết định 138/1998/QĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 1998 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; đề án thứ tư đã chỉ rõ: "Đấu tranh phòng chống các loại tội xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên". Vì vậy, có thể khẳng định phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên là một nội dung quan trọng trong Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm. Cho đến nay đã có một số bài viết, công trình nghiên cứu đề cập về vấn đề này như: TS. Đỗ Bá Cở: Người chưa thành niên phạm tội và các giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình hiện nay- Đề tài khoa học cấp Bộ - Nxb CAND- Hà Nội, 2002; Bùi Ngọc Giáp: Hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa và điều tra tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa- Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả - Đề tài luận văn thạc sĩ năm 2003. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu khoa học đó tiếp cận và đề cập ở các phương diện, cấp độ khác nhau. Nhìn chung, các công trình khoa học đã đánh giá được thực trạng tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên gây ra ở nước ta trên các khía cạnh khác nhau, góc độđịa bàn khác nhau, đưa ra các giải pháp phòng ngừa chung cho toàn xã hội và các giải pháp riêng cho lực lượng Công an nhân dân. Riêng địa bàn tỉnh Điện Biên là một trong những tỉnh miền núi phức tạp về ANTT, số vụ phạm tội xảy ra trên địa bàn chiếm một tỷ lệ đáng kể so với cả nước. Đặc biệt tình hình hoạt động của tội phạm do người chưa thành niên gây ra đang diễn biến phức tạp và chiếm một tỷ lệ lớn so với tổng số đối tượng phạm tội trên địa bàn. Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trong những năm qua của các lực lượng nghiệp vụ Công an tỉnh đã thu được những kết quả khả quan, góp phần quan trọng vào việc giữ vững và ổn định ANTT trên địa bàn, bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác phòng ngừa loại tội phạm này vẫn bộc lộ những tồn tại nhất định. Mặt khác ở địa phương, cho đến nay vẫn chưacông trình khoa học nào nghiên cứu về hoạt động của lực lượng CSND trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra một cách toàn diện, có hệ thống. Chính vì vậy, tác giả chọn nghiên cứu đề tài: " Cụng tỏc phũng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên " là vấn đề có tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục đích nghiên cứu của đề tài luận văn: Đánh giá tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2006 từ đó rút ra những ưu điểm, nhược điểm, những sơ hở, thiếu sót và nguyên nhân của những tồn tại trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa loại tội phạm này. * Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài luận văn: - Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra. - Khảo sát đánh giá thực trạng tình hình tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Từ đó rút ra những nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra. - Đánh giá thực trạng công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra của lực lượng CSND Công an tỉnh Điện Biên. Những kết quả đạt được, tồn tại nguyên nhân cần khắc phục. - Dự báo về tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về tội phạm do người chưa thành niên gây ra và hoạt động phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra của lực lượng CSND Công an tỉnh Điện Biên. * Phạm vi nghiên cứu: Đề tài luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra theo chức năng của lực lượng CSND từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2006, trên địa bàn tỉnh Điện Biên. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về phép duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và những chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, phương châm, nguyên tắc hoạt động của lực lượng CAND trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, bảo vệ ANTT. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tùy theo yêu cầu đặt ra của từng vấn đề nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau đây: - Tổng kết thực tiễn công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra. - Thống kê, tổng hợp, so sánh, phân tích số liệu liên quan đến tội phạm do người chưa thành niên gây ra. - Nghiên cứu điển hình các trường hợp phạm tội cụ thể kết hợp các phương pháp tọa đàm, trao đổi với những cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng ngừa tội phạm này ở địa phương. - Phương pháp điều tra xã hội học khác. 5. Những điểm mới của đề tài luận văn - Bằng những phương pháp nghiên cứu khoa học, luận văn đã phân tích đánh giá một cách tổng thể khách quan trên cả hai phương diện là lý luận và thực tiễn về phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra, chỉ rõ những ưu điểm, kết quả đã đạt được, tồn tại, nguyên nhân. Đây là căn cứ khoa học quan trọng, làm cơ sở để đề xuất, bổ sung hoàn thiện công tác này. - Quá trình khảo sát nghiên cứu luận văn làm rõ được những dấu hiệu đặc trưng cơ bản của tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên và những nguyên nhân, điều kiện phát sinh, phát triển của tội phạm do người chưa thành niên gây ra. - Trên cơ sở nghiên cứu, luận văn đã đưa ra dự báo về tình hình tội phạm do người chưa thành niên gây ra trong thời gian tới. Căn cứ vào khả năng điều kiện trong công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra của lực lượng CSND tỉnh Điện Biên, từ đó đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động phòng ngừa do người chưa thành niên gây ra. 6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài Về lý luận: Kết quả của đề tài luận văn góp phần bổ sung lý luận, từng bước đổi mới hoàn thiện hệ thống lý luận về phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ ANTT trong thời gian tới. Về thực tiễn: Giúp cho cán bộ chiến sĩ trong lực lượng CSND nói chung, trước hết là lực lượng CSND Công an tỉnh Điện Biên nói riêng từng bước khắc phục những thiếu sót, tồn tại, góp phần nâng cao hiệu quả phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra, đồng thời là tài liệu phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các trường CAND. 7. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn được cấu trúc thành 3 chương, 9 tiết. Chương 1 Nhận thức về phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra 1.1. Nhận thức tội phạm do người chưa thành niên gây ra 1.1.1. Khái niệm về người chưa thành niêntội phạm do người chưa thành niên gây ra * Người chưa thành niên và các đặc điểm nhận biết Theo cách gọi thông thường một chu kỳ sống của con người thường được chia thành nhiều giai đoạn lứa tuổi khác nhau: trẻ em, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên, trung niên, cao niên… còn theo cách gọi của thuật ngữ pháp lý thì được chia thành các tên gọi: trẻ em, người chưa thành niênthành niên. Tuy nhiên việc phân định độ tuổi đến nay cũng chưa có một quy định nào thống nhất về lứa tuổi của trẻ em và người chưa thành niên. Cụ thể là: trong Luật Bảo vệ chăm sóc trẻ em (được Quốc hội thông qua ngày 12 tháng 8 năm 1991) đã quy định: "Trẻ em quy định trong luật này là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi". Luật Lao động quy định trẻ em là người dưới 15 tuổi. Bộ luật Dân sự được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14 tháng 6 năm 2005, tại Điều 20 quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên. Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên". Trong Bộ luật Hình sự được Quốc hội khóa X kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 và được Chủ tịch nước ký lệnh số 01/L/CTN công bố ngày 04 tháng 01 năm 2000, tại Chương X, Điều 68 quy định việc áp dụng Bộ luật Hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội: "Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này". Từ những quy định trong các văn bản pháp luật, đã cho chúng ta khái quát sơ bộ được độ tuổi của trẻ em và người chưa thành niên: - Trẻ em là người chưa phát triển đầy đủ về tinh thần và thể chất, cần có sự bảo hộ của người lớn và ở độ tuổi dưới 16 tuổi. Việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan, nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. - Về thể chất: trẻ em phát triển rất nhanh về chiều cao và cơ thể, đặc biệt ở lứa tuổi 13 của các em gái và lứa tuổi 15 ở các em trai, các em phát triển về xương, cơ bắp và tăng nhanh trọng lượng cơ thể. Điều đáng lưu ý về mặt sinh lý phát triển trong giai đoạn này là khá hoàn chỉnh về giới tính. Điều này có ảnh hưởng đến đời sống tâm lý của các em, là cơ sở gây ra tính mất cân đối chung, tính dễ kích thích, tính hiếu động, tính nổi nóng, đặc biệt trên lĩnh vực tình cảm. ở một góc độ nhất định, khái niệm về trẻ em và người chưa thành niên tương đối đồng nhất về độ tuổi từ 16 đến dưới 18 tuổi; như vậy khái niệm về người chưa thành niên bao gồm cả những người phát triển chưa đầy đủ và cả những người đã phát triển đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện về mọi mặt. Do vậy cần có sự nhận thức, quan tâm, bảo vệ, giáo dục, tạo điều kiện để họ trở thành người có ích cho xã hội. Từ những đặc điểm đó, ta có thể rút ra khái niệm về người chưa thành niên: "Người chưa thành niênngười ở lứa tuổi dưới 18 và chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý, kinh nghiệm sống và trình độ nhận thức của họ còn bị hạn chế, thiếu những điều kiện và bản lĩnh tự lập, khả năng kiềm chế chưa cao, dễ bị kích động, lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm…". * Khái niệm tội phạm do người chưa thành niên gây ra Trong xã hội loài người, tội phạm là hiện tượng tiêu cực xã hội và đấu tranh phòng chống tội phạm được coi là một tất yếu khách quan không thể thiếu được của mọi nhà nước. Như mọi người đều biết, xã hội càng phát triển thì con người càng nhận thức rằng: tất cả mọi công việc dù giản đơn hay phức tạp đều phải suy nghĩ làm sao giải quyết công việc đó đạt hiệu quả nhanh nhất, chi phí ít nhất sức lao động của mình; những hành động để đạt kết quả đó không vi phạm pháp luật, không xâm phạm đến quyền lợi ích của nhà nước, của người khác thì được xem là mặt tích cực của xã hội và được Nhà nước khuyến khích, ngược lại những hành vi vi phạm phạm pháp luật, bất chấp thủ đoạn, gây thiệt hại về vật chất, tinh thần… cho Nhà nước và nhân dân nhằm đạt mục đích có lợi cho bản thân thì được xem là mặt trái của xã hội và bị xã hội đấu tranh, lên án và nghiêm cấm; do đó những hành vi vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật hình sự nói riêng là những hành vi độc ác cần loại bỏ ra khỏi đời sống xã hội. Tội phạm là một hiện tượng xã hội tiêu cực, nguy hiểm cho xã hội. Tội phạmtính chất xã hội vì nó hình thành do chính hành vi của con người, nó chống lại toàn thể xã hội, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của xã hội. Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta xem tội phạm là một nhân tố bảo thủ và cản trở sự tiến bộ của loài người. Do vậy Nhà nước ta đã có quy định cụ thể về tội phạm, Điều 8 Bộ luật Hình sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999 quy định cụ thể như sau: "Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa". Như vậy với khái niệm trên, nhà làm luật đã đưa ra khái niệm tội phạm dựa trên cơ sở những đặc tính pháp lý của từng hành vi cụ thể hoặc nhóm hành vi do những cá nhân nhất định thực hiện một cách có ý thức. Chính phương pháp nghiên cứu này của khoa học luật hình sự đã đưa ra một mô hình pháp lý hay chính là những quy phạm pháp luật hoàn chỉnh về các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và những hành vi ứng xử bắt buộc của con người. Do đó, đối tượng nghiên cứu của khoa học luật hình sự là hành vi của cá nhân con người. Vì vậy, phòng ngừa và điều tra tội phạm, trước hết là phòng ngừa những hành vi phạm tội và điều tra làm rõ quá trình diễn biến những hành vi phạm tội đã xảy ra để xác định có hay không có tội phạm xảy ra, người thực [...]... tố, xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội 1.2 Phòng ngừa tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra 1.2.1 Khái niệm phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra và vai trò công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra * Khái niệm phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra Trong nhiều thập kỷ qua nhiệm vụ đấu tranh, chống tội phạm đã được Đảng và Nhà nước... động phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra 1.3 Tổ chức lực lượng, phân công trách nhiệm, quan hệ phối hợp của Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra 1.3.1 Tổ chức lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra Theo quy định của Bộ Công an hiện nay thì chưa có một lực lượng nào chuyên trách trong phòng ngừa người chưa. .. động phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra Đối với công tác nghiệp vụ của lực lượng CSND, làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm sẽ làm nền tảng rất vững chắc cho công tác đảm bảo TTATXH, nắm chắc tình hình di biến động tội phạm, phát hiện và xử lý kịp thời tội phạm, hạn chế sự gia tăng của tội phạm hạn chế thấp nhất hậu quả tác hại do tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên. .. luật Dân sự quy định: "Người từ đủ 18 tuổi trở lên là người thành niên Người chưa đủ 18 tuổi là người chưa thành niên" ; và quy định của BLHS có thể hiểu: chủ thể của tội phạm do người chưa thành niên thực hiện là những người từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi Từ phân tích trên có thể hiểu tội phạm do người chưa thành niên gây ra như sau: Tội phạm do người chưa thành niên gây ra là những hành vi nguy... tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên gây ra đạt hiệu quả 1.2.3 Nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra 1.2.3.1 Nội dung phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra Từ điển bách khoa CAND Việt Nam, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội - 2005 đã khái niệm về phòng ngừa tội phạm "Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước và... ngừa các loại tội phạm khác đó là các cơ quan, tổ chức xã hội và mọi công dân đều tập trung phòng ngừa và xóa bỏ các nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh tội phạm do người chưa thành niên gây ra * Vai trò công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra - Việc phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên gây nói riêng có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển kinh tế... chủ động phòng ngừa, chủ động tấn công và tiến công liên tục làm tan bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác" Về công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên gây ra nói riêng, các nhà Tội phạm học thường chia thành các biện pháp phòng ngừa khác nhau, theo quan điểm của chúng tôi, phòng ngừa tội phạm bao gồm: các biện pháp phòng ngừa xã hội và các biện pháp phòng ngừa nghiệp... Đối với tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra, nó được xác định là một bộ phận trong cơ cấu tội phạm nói chung, vì vậy, công tác phòng ngừa loại tội phạm này không thể tách rời công tác phòng ngừa tội phạm nói chung; do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này cũng được dựa trên hai biện pháp cơ bản và xuyên suốt đó là, phòng ngừa xã hội và các biện pháp phòng ngừa nghiệp... chưa thành niên phạm tội, mà chỉ có lực lượng phòng ngừa tội phạm nói chung trong đó có nhiệm vụ phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội là lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH, Cảnh sát điều tra tội phạm về TTXH, Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy…, ngoài ra có các Trại giam, Trường giáo dưỡng do Cục V26 quản lý Được tổ chức phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi người chưa thành niên. .. ngừa làm chính; do đó hoạt động phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm do người chưa thành niên gây ra là một yêu cầu tất yếu đối với thực tế khách quan Với quan điểm phòng ngừa tội phạm là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, Đảng, Nhà nước và ngành Công an đã ban hành nhiều văn bản có liên quan đến công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên gây ra nói riêng Trong đó Nhà nước . tra, truy tố, xét xử đối với người chưa thành niên phạm tội. 1.2. Phòng ngừa tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra 1.2.1. Khái niệm phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây. ra 1.1. Nhận thức tội phạm do người chưa thành niên gây ra 1.1.1. Khái niệm về người chưa thành niên và tội phạm do người chưa thành niên gây ra * Người chưa thành niên và các đặc điểm. tội phạm do người chưa thành niên gây ra trong thời gian tới, đề xuất các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện

Ngày đăng: 27/06/2014, 20:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam
Tác giả: Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1996
4. Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần các tội phạm cụ thể, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật hình sự năm 1999 - Phần các tội phạm cụ thể
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
5. Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
6. Bộ Công an (2003), Chỉ thị 05/CT-BCA(C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị 05/CT-BCA(C11) ngày 06/6 của Bộ trưởng Bộ Công an về việc chấn chỉnh, tăng cường công tác nghiệp vụ cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình mới
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2003
7. Bộ Công an (2003), Quyết định 360/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 360/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về công tác điều tra cơ bản của lực lượng Cảnh sát nhân dân
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2003
8. Bộ Công an (2003), Quyết định 361/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về công tác ST và Quy định về công tác XMHN của LLCSND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 361/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về công tác ST và Quy định về công tác XMHN của LLCSND
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2003
9. Bộ Công an (2003), Quyết định 362/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về công tác đấu tranh chuyên án của lực lượng CSND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 362/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về công tác đấu tranh chuyên án của lực lượng CSND
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2003
10. Bộ Công an (2003), Quyết định 363/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về công tác xây dựng, sử dụng MLBM của lực lượng CSND, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định 363/QĐ-BCA của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về công tác xây dựng, sử dụng MLBM của lực lượng CSND
Tác giả: Bộ Công an
Năm: 2003
11. Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1999), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Bộ luật hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 1999
12. Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật tố tụng hình sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
13. Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Tác giả: Bộ luật dân sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1995
15. Cẩm nang pháp luật về người chưa thành niên (2000), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cẩm nang pháp luật về người chưa thành niên
Tác giả: Cẩm nang pháp luật về người chưa thành niên
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
16. Chính phủ (1996), Nghị định 163/CP về giáo dục tại phường - xã - thị trấn đối với người có hành vi vi phạm pháp luật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 163/CP về giáo dục tại phường - xã - thị trấn đối với người có hành vi vi phạm pháp luật
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1996
17. Chính phủ (1997), Nghị định 142/CP của Chính phủ về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 142/CP của Chính phủ về biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1997
18. Chính phủ (1998), Nghị quyết 09/CP về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong tình hình mới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết 09/CP về chương trình quốc gia phòng chống tội phạm trong tình hình mới
Tác giả: Chính phủ
Năm: 1998
19. TS. Đỗ Bá Cở (2002), Người chưa thành niên phạm tội và các giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người chưa thành niên phạm tội và các giải pháp phòng ngừa của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong tình hình hiện nay
Tác giả: TS. Đỗ Bá Cở
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2002
20. Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em (1997), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Tác giả: Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
21. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (2002), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Tác giả: Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
22. Học viện Cảnh sát nhân dân (2003), Một số lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính, Giáo trình, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số lý luận cơ bản về hoạt động nghiệp vụ của lực lượng Cảnh sát quản lý hành chính
Tác giả: Học viện Cảnh sát nhân dân
Năm: 2003
23. Nguyễn Công Hồng (1996), Chính sách hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội, Bộ Tư pháp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính sách hình sự Việt Nam đối với người chưa thành niên phạm tội
Tác giả: Nguyễn Công Hồng
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w