Nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 27 - 33)

1.2.3. Nội dung, biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra gây ra

1.2.3.1. Nội dung phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra

Từ điển bách khoa CAND Việt Nam, Nhà xuất bản CAND, Hà Nội - 2005 đã khái niệm về phòng ngừa tội phạm "Phòng ngừa tội phạm là hệ thống các biện pháp của Nhà nước và xã hội nhằm chủ động ngăn chặn không để cho tội phạm xảy ra, không để cho các thành viên của xã hội phải gánh chịu hậu quả tiêu cực do hành vi phạm tội gây nên. Nếu tội phạm xảy ra thì phải kịp thời phát hiện, xử lý đúng người, đúng tội, đúng pháp luật. Tiến hành giáo dục, cải tạo người phạm tội trở thành công dân có ích cho xã hội. Phòng ngừa tội phạm mang tính hệ thống, đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội và công dân...".

Như vậy, phòng ngừa tội phạm là quá trình sử dụng tổng hợp các biện pháp để ngăn chặn không cho tội phạm phát sinh, phát triển nhằm xóa bỏ các nguyên nhân và điều kiện phạm tội, không để tội phạm xảy ra gây hậu quả thiệt hại cho con người và cho xã hội. Nghị quyết 31/NQ-BCT của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ: Một trong những nguyên tắc chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là: "Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp

nhằm tích cực xây dựng, chủ động phòng ngừa, chủ động tiến công và tiến công liên tục làm tan rã bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác". Đề cập đến công tác phòng ngừa tội phạm, trước đây BLHS đặt nhiệm vụ chống tội phạm lên trên nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm nhưng trong giai đoạn hiện nay để nhằm ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất tội phạm xảy ra BLHS năm 1999 đã đặt nhiệm vụ phòng ngừa tội phạm lên trên nhiệm vụ chống tội phạm. Quan điểm này cũng được thể hiện cụ thể trong Nghị quyết 09/1998/NQ- CP của Chính phủ về tăng cường công tác phòng chống tội phạm trong tình hình mới và chương trình quốc gia phòng chống tội phạm; Nghị quyết số 40-NQ/TW, ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác công an trong tình hình mới cũng đã có quan điểm chỉ đạo lực lượng Công an nhân dân là "huy động và phát huy sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, sức mạnh của toàn dân, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự....", "Trong đấu tranh chống các thế lực thù địch, các loại tội phạm, phải chủ động tấn công và tích cực phòng ngừa, không để bị động, bất ngờ; lấy giữ vững bên trong là chính, kịp thời phát hiện và ngăn chặn những nhân tố có thể dẫn đến những đột biến bất lợi; không để hình thành tổ chức chính trị phản động, không để xảy ra biến động chính trị - xã hội, bạo loạn"; Nghị quyết số 08 của Ban chấp hành trung VIII khóa IX về chiến lược bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới đã chỉ đạo "Quán triệt tinh thần cách mạng tiến công, kết hợp chặt chẽ giữa chủ động tấn công với chủ động phòng ngừa giữa "xây"và "chống" trong đó lấy phòng ngừa là chính và xây dựng là chính. Từ ngày thành lập nước và đến nay công tác phòng ngừa tội phạm luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm và luôn xác định là giải pháp cơ bản và hữu hiệu trong đấu tranh chống tội phạm của lực lượng CAND Việt Nam.

Công tác phòng ngừa tội phạm được xác định giải pháp cơ bản và hữu hiệu được đặt lên hàng đầu là phù hợp với đạo lý, sự mong muốn của tất cả mọi người, là không để bất kỳ ai đi vào con đường phạm tội và bị pháp luật trừng trị; không để bất kỳ ai phải chịu khổ đau về tinh thần, sức khỏe và mất mát về tài sản do tội phạm gây ra. Mặt khác, nếu phòng ngừa tốt, làm giảm tình trạng phạm tội, không để tội phạm xảy ra cũng là ngăn chặn được hậu quả tiêu cực về mọi mặt do tội phạm gây ra, đồng thời góp phần làm giảm các chi phí cần thiết của Nhà nước, của nhân dân trong việc điều tra làm rõ tội phạm, các chi phí trong quá trình tuy tố, xét xử tội phạm cũng như các chi phí

khác cho công tác khắc phục hậu quả do tội phạm gây ra, trong công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân... Như vậy, có thể nhận thấy phòng ngừa tội phạm ngoài mang tính chất nhân đạo cao cả, nó còn mang tính kinh tế, góp phần làm giảm các thiệt hại về tính mạng, tài sản của Nhà nước, của công dân, đem lại cuộc sống yên vui hạnh phúc cho mọi nhà.

Đối với tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra, nó được xác định là một bộ phận trong cơ cấu tội phạm nói chung, vì vậy, công tác phòng ngừa loại tội phạm này không thể tách rời công tác phòng ngừa tội phạm nói chung; do đó, việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa loại tội phạm này cũng được dựa trên hai biện pháp cơ bản và xuyên suốt đó là, phòng ngừa xã hội và các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ. Hai biện pháp phòng ngừa này đều có những ưu điểm, đặc trưng và phương pháp tiến hành khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, quyết định đến hiệu quả của công tác phòng ngừa tội phạm.

+ Về phòng ngừa xã hội; thông qua phát hiện và khắc phục những sơ hở, thiếu sót trong các lĩnh vực xã hội, quản lý nhà nước về văn hóa xã hội. Xóa bỏ môi trường không thuận lợi cho sự hình thành nhân cách con người ngay từ đang còn độ tuổi vị thành niên, tăng cường giáo dục tư tưởng, nâng cao hiệu quả công tác tổ chức quản lý, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho các em, đồng thời tuyên truyền kịp thời các kiến thức pháp luật khi các em chập chững bước đi vào đời.

Đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật cần nâng cao hiệu quả và tính nghiêm minh của pháp luật, tạo một hình ảnh tượng rất tốt đẹp về cơ quan công quyền của nhà nước.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc tuân theo pháp luật, công tác quản lý nhà nước về ANTT nhất là ở địa bàn cơ sở. Kết hợp việc tuyên truyền và nâng cao ý thức cho các em biết tránh xa con đường phạm tội và có ý thức trong việc phòng ngừa và tố giác tội phạm tại địa bàn dân cư.

+ Phòng ngừa nghiệp vụ là toàn bộ các biện pháp mang tính đặc trưng chuyên môn nghiệp vụ được sử dụng để tập trung phòng ngừa tội phạm nói chung, một nhóm tội phạm hoặc những hành vi phạm tội cụ thể.

1.2.3.2. Biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra

Theo Nghị quyết 31/NQ-BCT của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ: Một trong những nguyên tắc chỉ đạo đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm an ninh chính trị và giữ gìn trật tự an toàn xã hội là: "Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi lực lượng, sử dụng đồng bộ các biện pháp nhằm tích cực xây dựng, chủ động phòng ngừa, chủ động tấn công và tiến công liên tục làm tan rã bọn phản cách mạng và bọn tội phạm khác".

Về công tác phòng ngừa tội phạm nói chung, tội phạm do người chưa thành niên gây ra nói riêng, các nhà Tội phạm học thường chia thành các biện pháp phòng ngừa khác nhau, theo quan điểm của chúng tôi, phòng ngừa tội phạm bao gồm: các biện pháp phòng ngừa xã hội và các biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ. Hai biện pháp phòng ngừa này đều có những ưu điểm, đặc trưng và phương pháp tiến hành khác nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ và tác động lẫn nhau, quyết định đến hiệu quả của công tác phòng ngừa tội phạm.

- Phòng ngừa xã hội là tổng hợp tổng hợp tất cả các biện pháp về chính trị, kinh tế, văn hóa, pháp luật, giáo dục... được thực hiện trong quá trình xây dựng và hoàn thiện mọi mặt của đời sống xã hội. Thực chất đó là giải quyết các mâu thuẫn của xã hội, các vấn đề khó khăn, phức tạp nảy sinh; khắc phục những nhược điểm, sơ hở, thiếu sót trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội để xóa bỏ, hạn chế những nguyên nhân, điều kiện phát sinh tội phạm nói chung, trong đó có các tội phạm do người chưa thành niên gây ra.

Đối với tội phạm do người chưa thành niên gây ra, thì phòng ngừa xã hội có đặc điểm nổi bật là ngoài việc phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, thể thao, giải trí, các chính sách của Đảng, Nhà nước về chăm sóc, giáo dục thanh thiếu niên còn phải phối kết hợp và huy động được các ban, ngành, đoàn thể như Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ, ủy ban bảo vệ - chăm sóc trẻ em... tham gia. Vì vậy, lực lượng CSND trong quá trình tiến hành cần chú ý phối hợp với các cơ quan, ban ngành trên để tuyên truyền và giáo dục ý thức pháp luật cho nhân dân nói chung, người chưa thành niên nói riêng; trong đó cũng cần phải gắn và lồng ghép việc thực hiện chính sách của Đảng, Nhà nước về thanh, thiếu niên với việc vận động gia đình, nhà trường, xã hội tham gia vào công tác

quản lý các em. Cũng qua đó, tạo mọi điều kiện thuận lợi về nhiều mặt giúp các em yên tâm học hành, sinh hoạt, vui chơi giải trí... phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của các em.

+ Biện pháp phát triển kinh tế, đây là một trong những biện pháp rất quan trọng trong nhóm phòng ngừa xã hội, để tiến hành xóa bỏ những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến tình trạng phạm tội. Sự phát triển kinh tế - xã hội vừa nâng cao đời sống cho nhân dân, mặt khác còn đảm bảo vững chắc, tạo điều kiện cho việc thực hiện các chính sách xã hội và những vấn đề liên quan trực tiếp đến phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên. Đối với nhà nước ta hiện nay nền kinh tế đang vận hành theo cơ chế thị trường và đang đưa nước ta từ một nước có nền kinh tế thấp kém lên một tầm cao hơn. Tuy nhiên mặt trái của cơ chế thị trường cũng kéo theo nhiều nhược điểm của nó như: việc phân hóa giàu nghèo ngày càng rõ, tình trạng trẻ em thất học, trẻ em lao động sớm, đi ăn xin, khổ cực, dẫn nhau ra thành phố để kiếm sống do vậy làm cho công tác quản lý xã hội trở nên khó khăn hơn, tình trạng trẻ em phạm tội nhiều hơn. Do vậy Nhà nước ta đã và đang chú trọng phát triển kinh tế, đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người lao động và người chưa thành niên như: phát triển các công trình văn hóa công cộng, mở nhiều lớp giáo dục hướng nghiệp, dạy nghề, đồng thời tích cực tuyên truyền mọi người sống và làm việc theo pháp luật.

+ Biện pháp tuyên truyền, giáo dục pháp luật trong tầng lớp thanh, thiếu niên. Trước hết là giáo dục cho mọi người nói chung và người chưa thành niên nói riêng nhận thức về pháp luật, ý thức tôn trọng pháp luật, lấy chuẩn mực xã hội làm thước đo cho các hành vi xử sự

Tuy nhiên, để phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra một cách chủ động và tích cực, chúng ta phải biết kết hợp đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, từ phòng ngừa xã hội đến phòng ngừa nghiệp vụ. Vì đây là hai mức độ tạo thành hệ thống phòng ngừa tội phạm có mối quan hệ, tác động và hỗ trợ lẫn nhau. Từ làm tốt công tác phòng ngừa xã hội, sẽ tạo cơ sở, nền tảng cho công tác phòng ngừa nghiệp vụ; ngược lại phòng ngừa nghiệp vụ tốt, giải quyết tốt các vấn đề cụ thể trong hoạt động phòng ngừa nghiệp vụ sẽ giúp cho vấn đề phòng ngừa xã hội thuận lợi và có hiệu quả.

- Đối với phòng ngừa nghiệp vụ của lực lượng CSND là toàn bộ các biện pháp mang tính đặc trưng chuyên môn nghiệp vụ được sử dụng để tập trung phòng ngừa tội phạm nói chung, một nhóm tội phạm hoặc những hành vi phạm tội cụ thể đó là các biện pháp sau:

Biện pháp vận động quần chúng bảo vệ ANTT; Từ Nghị quyết số 31/BCT ngày 2/12/1980 của Bộ chính trị về công tác ANTT đã khẳng định: "Biện pháp rất cơ bản dựa vào quần chúng và phát động quần chúng". Từ quan điểm chỉ đạo đó lực lượng Cảnh sát nhân dân phải quán triệt "lấy dân làm gốc", biết tôn trọng bảo vệ, lắng nghe ý kiến của nhân dân, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân dân phát huy thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của mình. Vậy biện pháp vận động quần chúng là quá trình lực lượng Công an nhân dân sử dụng tổng hợp các hình thức, phương tiện, biện pháp để tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn, động viên nhân dân tự giác, tích cực tham gia phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật góp phần bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự an toàn xã hội.

Biện pháp quản lý hành chính về ANTT là một bộ phận của quản lý Nhà nước, do lực lượng Công an nhân dân tiến hành trên cơ sở pháp luật, thể lệ hành chính của Nhà nước, để quản lý con người, ngành, nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, phương tiện đặc biệt về địa bàn công cộng, nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện đấu tranh chống phản cách mạng và tội phạm khác bảo vệ ANQG và TTATXH, bảo đảm cuộc sống yên vui lành mạnh, hạnh phúc của nhân dân, góp phần quản lý xã hội. Lực lượng Cảnh sát nhân dân có nhiệm vụ và vai trò trong việc quản lý nhà nước về ANTT gắn với 4 loại đối tượng của quản lý hành chính: Con người, ngành nghề kinh doanh có điều kiện về ANTT, phương tiện đặc biệt và địa bàn công cộng.

Đặc trưng của phòng ngừa nghiệp vụ là quy mô sử dụng các biện pháp nghiệp vụ thu hẹp hơn, chủ thể tiến hành hẹp hơn so với phòng ngừa xã hội, các biện pháp áp dụng mang tính thiết thực và chuyên môn rõ rệt. Tức là chủ thể sử dụng các biện pháp phòng ngừa nhằm vào đối tượng cụ thể, cá biệt cần phải phòng ngừa và có mục đích, nhiệm vụ cụ thể:

Về biện pháp trinh sát. NVTS là một hệ thống hoạt động tìm kiếm, phát hiện và xử lý các thông tin tài liệu về tội phạm, được xây dựng một cách khoa học, dựa trên những quy định của pháp luật và được tiến hành bởi một hệ thống các lực lượng chuyên trách đặc biệt, với việc sử dụng phần nhiều các phương pháp, biện pháp thủ đoạn, phương tiện bí mật vào mục đích ngăn chặn, khám phá nhanh gọn, đầy đủ và kịp thời các hoạt động phạm tội, hỗ trợ đắc lực cho các hoạt động điều tra và giải quyết các nhiệm vụ khác của Tố tụng hình sự. [trang 10 đến 15. Lý luận cơ bản về hoạt động NVTS – Hồ Trọng Ngũ].

Do vậy tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng chủ thể tham gia hoạt động phòng ngừa mà sử dụng các biện pháp phòng ngừa sao cho phù hợp.

Lực lượng CSND có vai trò là lực lượng nòng cốt trong hoạt động phòng ngừa tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra nói riêng. Do vậy để hoạt động phòng ngừa tội phạm hình sự là người chưa thành niên thực hiện, lực lượng Cảnh sát nhân dân thường sử dụng các hoạt động nghiệp vụ và các mặt công tác đặc trưng của mình như: Công tác sưu tra hình sự; công tác xác minh hiềm nghi; chuyên án trinh sát; xây dựng và sử

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)