Một số nhận xét đánh giá về công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên của lực lượng Cảnh sát nhân

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 72 - 76)

chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên của lực lượng Cảnh sát nhân dân

2.4.1. Ưu điểm

Tiến hành làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Tất cả cán bộ chính quyền, tất cả cán bộ đoàn thể và tất cả hội viên của các tổ chức nhân dân đều phải phụ trách dân vận"; Chỉ thị số 18/2000/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác dân vận cũng yêu cầu: "Cán bộ, công chức ở Trung ương, các tỉnh, huyện phải có chương trình đi cơ sở, bám sát thực tiễn, gặp gỡ, tiếp xúc với dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, tuyên truyền giải thích chính sách, pháp luật của Nhà nước". Trong Nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương và Chỉ thị của Lãnh đạo Bộ Công an hàng năm đều chỉ rõ: Tăng cường cho lực lượng trực tiếp chiến đấu, hướng về cơ sở là một nhiệm vụ trọng tâm cơ bản trong toàn bộ nhiệm vụ công tác Công an.

Quán triệt tinh thần trên, từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2006 Đảng ủy, Ban giám đốc Công an tỉnh đã tổ chức cho cán bộ chiến sĩ nghiên cứu học tập sâu sắc các Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc, các Chỉ thị, Nghị quyết của Trung ương và Tỉnh ủy

về xây dựng chỉnh đốn Đảng, tăng cường cán bộ xuống cơ sở 13đợt với hơn 6.000 lượt

CBCS thuộc các phòng Công an tỉnh và Công an các huyện, thị xã, thành phố (trong đó có 2/3 là lực lượng Cảnh sát) xuống cơ sở 3 cùng với nhân dân, với chủ trương "cùng ăn, cùng ở, cùng làm". Qua các đợt tăng cường, lực lượng CBCS đã tích cực tuyên truyền cho quần chúng nhân, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của quần chúng đối với công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi người chưa thành niên nói riêng, kết hợp chặt chẽ với các ngành thông tin, văn hoá, giáo thànhdục tuyên truyền sâu rộng trọng mọi tầng lớp, lứa tuổi từ các nhà trường đến ngoài xã hội về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc phòng ngừa tội phạm nói chung.

Việc tuyên truyền và vận động nhân dân lực lượng Công an các cấp đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể và phối hợp với các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội

trong việc quản lý người chưa thành niên hư, đẩy mạnh công tác tuyên truyền chống ma túy học đường bằng nhiều hình thức; trong đó như thành lập câu lạc bộ "Đoàn viên với pháp luật" hoặc câu lạc bộ "Học đường không ma túy".

Cũng thông qua các đợt tăng cường cơ sở, các đoàn công tác Công an tỉnh đã phối hợp với Công an cấp huyện và cơ sở tham mưu giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương cơ sở có biện pháp giúp đỡ người chưa thành niên khó khăn, hoàn cảnh éo le như: tạo việc làm, học nghề, cai nghiện tại cộng đồng dân cư, lớp học tình thương. Ngoài ra lực lượng tăng cường cơ sở cũng đã góp công, góp sức cùng với đồng bào nhân dân ở các thôn, bản quản lý các em bằng các hình thức tạo sân chơi cho các em như: tổ chức văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao... nhất là vào các dịp hè.

Ban Giám đốc Công an tỉnh tăng cường công tác chỉ đạo các lực lượng chủ động phối hợp, sử dụng linh hoạt các biện pháp nghiệp vụ trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm phù hợp với tình hình thực tế từng địa bàn, trên cơ sở phân công, phân cấp rõ ràng trách nhiệm của từng lực lượng.

Về phân công cho các lực lượng Công an các cấp, thì trong đó tập trung chỉ đạo công tác quản lý các loại đối tượng của CSKV, Công an phụ trách xã về ANTT và hoạt động của lực lượng trinh sát hình sự ở cơ sở tăng cường công tác nắm tình hình đối tượng là người chưa thành niên vi phạm pháp luật, để chủ động phòng ngừa và đấu tranh như: tập trung làm tốt công tác lập hồ đề nghị đưa đối tượng vào trường giáo dưỡng, giáo dục tại xã, phường, thị trấn.

Quá trình tiến hành các lực lượng đã kết hợp và sử dụng đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ, tập trung giải quyết kịp thời những vụ việc hình sự bức xúc xảy ra, đã chủ động mở các đợt tấn công trấn áp tội phạm và triển khai các đợt tổng rà soát đối tượng hình sự trong toàn tỉnh đồng thời cũng đã xây dựng được nhiều mô hình điểm về công tác quản lý, giáo dục, đấu tranh phòng ngừa trẻ em làm trái pháp luật và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên.

Trong quá trình thực hiện đã có kế hoạch cụ thể đồng thời có sự đôn đốc chỉ đạo thường xuyên, mỗi giai đoạn đều có sự sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm, khen thưởng, kỷ luật nghiêm túc đối với từng cá nhân và đơn vị cụ thể. Khi triển khai thực

hiện lực lượng CSND đã gắn liền các công tác nghiệp vụ cơ bản với việc thực hiện Đề án 04 của chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, với kế hoạch 714/KH-C14, Kế hoạch 232/KH-BCA về xây dựng các mô hình điểm và đấu tranh phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực góp phần vào việc ổn định tình hình ANTT ở địa phương.

Sử dụng linh hoạt và đẩy mạnh các biện pháp sưu tra, xác minh hiềm nghi thường xuyên tiến hành nắm, lập, bổ sung danh sách tất cả các đối tượng là người chưa thành niên cư trú trên địa bàn có tiền án, tiền sự; biểu hiện hư; trẻ em có hành vi vi phạm pháp luật và những em đang có những điều kiện, khả năng hoạt động phạm tội; nghi vấn hoạt động phạm tội để tiến hành áp dụng các biện pháp quản lý, giáo dục.

2.4.2. Tồn tại

- Công an tỉnh đến Công an các huyện, thị xã, thành phố mà trực tiếp là Các lực lượng tiến hành công tác phòng ngừa tội phạm hình sự nói chung và tội phạm do người chưa thành niên gây ra nói riêng chưa phát huy được vai trò nòng cốt, xung kích của mình trong phòng ngừa xã hội, chủ yếu mới tập trung vào công tác tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp và các ngành có liên quan trong việc triển khai thực hiện các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Chính phủ, Bộ Công an và các cục nghiệp vụ về công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên. Chưa có những tham mưu cụ thể sát hợp với tình hình thực tế của địa phương để có những văn bản hướng dẫn các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội tham gia vào công tác phòng ngừa đối với loại tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra.

- Đầu năm 2004 tỉnh Công an tỉnh Lai Châu được tách ra thành Công an tỉnh Điện Biên và Công an tỉnh Lai Châu, do đó trong tất cả các lĩnh vực về phòng chống tội phạm nói chung và các biện pháp nghiệp vụ như biện pháp điều tra cơ bản nói riêng có lúc, có nơi còn mang tính hình thức chưa đáp ứng kịp thời cho công tác Công an. Đối với cấp huyện, có một số đơn vị việc quản lý con người, quản lý địa bàn, thông qua lực lượng nòng cốt ở cơ sở chưa thực được chú trọng, nhất là việc quản lý các em hư, đi trường, trại về...còn lỏng lẻo, không thường xuyên cho nên nhiều em vẫn tái phạm. để

tiến hành rà soát, lập danh sách, thống kê tất cả các đối tượng ở độ tuổi chưa thành niên làm trái pháp luật, có nguy cơ làm trái pháp luật.

- Công tác quản lý hành chính còn nhiều tồn tại, như công tác kiểm tra tạm trú, tạm vắng có lúc, có nơi chưa thường xuyên để nắm chắc di biến động, biểu hiện hoạt động của từng đối tượng, đồng thời để phát hiện những biểu hiện nghi vấn, những mối quan hệ của đối tượng để có biện pháp quản lý dẫn đến chưa đáp ứng kịp thời cho công tác Công an.

- Trong công tác thu thập tài liệu phục vụ công tác sưu tra, xác minh hiềm nghi, bổ sung các thông tin, tài liệu chưa kịp thời, nhiều hồ sơ còn mang tính hình thức để đối phó lại sự kiểm tra của cấp trên; nguồn tài liệu chủ yếu do CSKV, trinh sát quản lý địa bàn, công an phụ trách xã về ANTT thu thập thông qua công tác nghiệp vụ như: công tác quản lý hộ khẩu, nhân khẩu; quản lý và cấp phát CMND; vận động quần chúng; mạng lưới bí mật; quản lý các loại đối tượng. Các nguồn tài liệu khác như tra cứu tàng thư hình sự; kỹ thuật nghiệp vụ; tuần tra kiểm soát... thu thập được rất ít tài liệu. Vì vậy nhiều trường hợp đối tượng phạm tội đang trong diện quản lý lực lượng trinh sát và CSKV không nắm được vì không có sự trao đổi thông tin của các lực lượng khác khi phát hiện nên nhiều khi dẫn đến sót lọt đối tượng.

Công tác sưu tra cũng còn nhiều hạn chế, các lực lượng tiến hành công tác sưu tra chưa nhận thức hết tầm quan trọng của công tác này nên ý thức trong việc thu thập các loại tài liệu chưa cao dẫn đến khi xét duyệt đưa đối tượng vào diện hoặc phân hệ, loại, danh mục gặp rất nhiều khó khăn. Số đối tượng trong diện sưu tra loại C và B còn ít nên số đối tượng bị bắt nằm trong diện sưu tra của hai loại này còn ít chưa phản ánh đúng với tính chất hoạt động của đối tượng. Nhiều trường hợp đối tượng bị bắt hoặc gây án các lực lượng quản lý loại đối tượng này mới biết và bổ sung tài liệu để phù hợp với tính chất hoạt động và phân loại đối tượng.

Công tác xây dựng và sử dụng mạng lưới bí mật hiệu quả cũng chưa cao, lượng thông tin về hoạt động của tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra do mạng lưới bí mật cung cấp chưa nhiều, nhiều tin còn chưa có giá trị nên nhiều khi gây khó khăn cho cán bộ trinh sát hoặc lực lượng khác sử dụng các cơ sở của mình. Đặc biệt

việc xây dựng mạng lưới bí mật phù hợp để phòng ngừa đấu tranh tội phạm hình sự do

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 72 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)