Đặc điểm nhân thân tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 51 - 61)

Qua khảo sát thực trạng tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra ở 08 Huyện, Thị xã, thành phố tỉnh Điện Biên từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2006, có thể thấy những đặc điểm về nhân thân của người chưa thành niên thực hiện tội phạm thể hiện ở một số điểm sau:

- Về giới tính (Bảng thống kê 5): Tội phạm hình sự do người chưa thành niên

gây ra đa số là nam giới chiếm gần 90%, nữ giới chiếm tỷ lệ thấp chỉ 10%. Năm 2001 khởi tố điều tra 8 đối tượng (nữ 01 chiếm 12.5%); Năm 2002 truy tố là 14 đối tượng (nữ 1 chiếm 7.1%); Năm 2003 truy tố 15 đối tượng (nữ 2 chiếm 13.3%); Năm 2004 truy tố là 20 đối tượng (nữ 2 chiếm 10%); Năm 2005 truy tố 05 đối tượng (nữ 1 chiếm 20%); 6 tháng đầu năm 2006 truy tố 3 đối tượng (đều là nam giới).

Như vậy có thể thấy tội phạm hình sự do người chưa thành niên gây ra xét về giới tính, nam giới chiếm tỷ lệ ở mức trên 90%. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm về tâm, sinh lý bởi vì nam giới có cá tính thích hoạt động mạnh mẽ, táo bạo, thích phiêu lưu, mạo hiểm, ham chơi, hiếu động cộng với sự buông lỏng quản lý, thiếu quan tâm giáo dục của gia đình để các em tự do, gặp bạn xấu nếu bị tác động thì dễ dẫn đến các hành vi vi phạm pháp luật, phạm tội. Ngược lại ở các em nữ giới đây là thời kỳ các em đang ở tuổi mà tính tình hay e thẹn, kín đáo, nết na, hơn nữa ở nữ giới lại không có cá tính mạnh mẽ như nam giới mà thường được gia đình, cha mẹ quan tâm hàng ngày kể cả quá trình đi lại, sinh hoạt, nên điều kiện dẫn các em vào con đường phạm tội là rất ít.

- Về độ tuổi người chưa thành niên phạm tội: Theo điều 69 Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định khi áp dụng hình phạt tù có thời hạn được chia ra thành 2 loại: loại từ 14 đến dưới 16 tuổi và loại từ 16 đến dưới 18 tuổi, hình phạt tiền không áp dụng đối với độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi.

Nhìn một cách tổng quát tình hình tội phạm hình sự trong giai đoạn hiện nay có thể thấy đang được "trẻ hóa"; tỷ lệ thanh thiếu niên phạm tội ngày càng gia tăng; theo số

liệu thống kê của Bộ công an, tội phạm trong lứa tuổi từ 14 đến 30 tuổi chiếm 70% trong tổng số cơ cấu tội phạm. Riêng địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2001 đến 6 tháng năm 2006, tội phạm ở lứa tuổi từ 14 đến 30 chiếm tỷ lệ khoảng 55- 65%; người chưa thành niên thực hiện tội phạm chiếm 8% trong tổng số các tội phạm xảy ra trong cùng một thời gian.

Số người chưa thành niên thực hiện tội phạm ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi năm 2001 chiếm tỷ lệ 9%, ở độ tuổi từ đủ 16 đến dưới 18 chiếm tỷ lệ 90%; năm 2002 tỷ lệ này là 11% và 89%.; năm 2003 là 8,2%, và 91,8%, năm 2004 là 7,4% và 93,6%, năm 2005 là 8% và 92%; tuy nhiên đến 6 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ ở lứa tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 lại giảm một cách rõ rệt ở độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 không có trường hợp nào và tuổi từ 16 đến dưới 18 có 3 trường hợp chiếm 100%.

Thống kê tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên tại địa bàn tỉnh Điện Biên từ năm 2001 đến tháng 6 năm 2006 cho thấy: Có 68 đối tượng là người chưa thành niên phạm tội; trong đó độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi là 9 đối tượng chiếm 13,2%, từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là 59 chiếm 86,7%.

Từ đó cho thấy độ tuổi từ 16 đến dưới 18 cao hơn 7,5 lần so với độ tuổi từ 14 đến dưới 16, đó cũng là điều dễ hiểu bởi con người khi lớn lên đòi hỏi phải có mối quan hệ xã hội rộng hơn, ham tìm kiếm cái mới thích bắt chước và tiếp xúc được nhiều cái mới hơn, lớn lên cũng có nghĩa có sức khỏe hơn do vậy việc thực hiện các hành vi phạm tội cũng dễ dàng hơn.

- Về địa bàn cư trú (Bảng thống kê 6):

Thành phố, thị xã và trung tâm các huyện có 45 đối tượng, chiếm 66% Địa bàn vùng sâu, vùng xa có 23 đối tượng, chiếm 33,8 %

- Về trình độ văn hóa (Bảng thống kê 6): Kết quả khảo sát 68 đối tượng là người chưa thành niên phạm tội trên địa bàn tỉnh Điện Biên trong thời gian từ 2001 đến tháng 6/2006 cho thấy (Thống kê số 6): ở các năm đều có sự biến thiên về từng cấp học.

+ Văn hóa cấp I là 17 đối tượng. + Văn hóa cấp II là 19 đối tượng

+ Văn hóa cấp III là 23 đối tượng + Không biết chữ là 09 đối tượng

Phân tích theo chu kỳ của từng năm cho thấy:

Năm 2001 người chưa thành niên thực hiện tội phạm chủ yếu có trình độ văn hóa cấp III chiếm tỷ lệ 47,7%, sau đó số mù chữ chiếm tỷ lệ 25%, cấp II 15,9%, sau nữa là đến cấp I chiếm 11,3%.

Năm 2002 tỷ lệ ở trình độ văn hóa cấp III vẫn chiếm tỷ lệ cao (42,8%), số bị mù chữ chiếm 27,3 cấp II chiếm 15%, cấp I chiếm 14.9%.

Năm 2003 số tội phạm có trình độ văn hóa cấp III chiếm 46,1%, số bị mù chữ chiếm 26,8% cấp II chiếm 19,7 %, số có trình độ văn hóa cấp I chiếm 7.4%.

Năm 2004 số tội phạm có trình độ văn hóa cấp III chiếm 47,1%, số bị mù chữ chiếm 28% cấp II chiếm 19,7%, số có trình độ văn hóa cấp I chiếm 5.2%.

Năm 2005 số tội phạm có trình độ văn hóa cấp III cao 44%, số bị mù chữ chiếm 27,8% cấp II chiếm 15,8%, số có trình độ văn hóa cấp I chiếm 12,4%.

- Về nhận thức pháp luật: Từ thực trạng trên ở các lứa tuổi và các bậc học khác nhau cho thấy, trình độ văn hóa của các em rất thấp do vậy việc nhận thức về pháp luật cũng rất hạn chế, tuy nhiên trong những năm gần đây Bộ Giáo dục - đào tạo đã đưa pháp luật vào môn Giáo dục công dân vào giảng dạy cho học sinh cấp III. Thế nhưng có trường hợp là học sinh lớp 12 phạm tội, bị bắt và khi được hỏi về hiểu biết pháp luật thì trả lời ngay là trước khi bị bắt không nhớ mình đã được học chưa. Từ đó xét dưới góc độ chủ quan thì bản thân các em không muốn tìm hiểu về pháp luật và môn giáo dục công dân. Do vậy một vấn đề đặt ra cho các nhà giáo dục và những người làm công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên là phải tăng cường quản lý các em và giảng dạy, phổ biến kiến thức pháp luật, giúp các em cho các em hiểu biết, nhận thức được những kiến thức về chuẩn mực xã hội, những cách cư xử, giao tiếp và ý thức tôn trọng pháp luật. Tuy nhiên tỷ lệ người phạm tội là những em không biết chữ cũng đang chiếm tỷ lệ rất lớn, đây là một vấn đề rất nan giải đối với

công tác giáo dục của các cấp, các ngành, tổ chức mà trước hết là trách nhiệm của ngành giáo dục tỉnh Điện Biên.

- Về tính chất mức độ phạm tội. Nhìn chung mức độ phạm tội của các em ban đầu thường không lớn, không đáng kể, nhưng do không bị phát hiện, không được nhắc nhở, giáo dục nên chúng lại tiếp tục phạm tội, lần sau nghiêm trọng hơn lần trước. Theo số liệu các vụ phạm tội trong những năm gần đây thì tính chất hoạt động ngày càng tinh vi hơn, nguy hiểm hơn và gây ra hậu quả lớn hơn. Phần lớn các em thực hiện tội phạm là những người chưa có tiền án, tiền sự. Cụ thể năm 2001 số không có tiền án, tiền sự phạm tội là 07 em (chiếm 87%); có 1 tiền án, tiền sự 01 em (chiếm 12%); Năm 2002 những em chưa có tiền án, tiền sự thực hiện tội phạm 12 em (chiếm 80%); số có 1 tiền án, tiền sự có 01 em (chiếm 13%); số có 2 tiền án, tiền sự có 01 em (chiếm 6%). Năm 2003 số chưa có tiền án, tiền sự phạm tội là 13 em (chiếm 85,7%); còn lại là số có 1 tiền án, tiền sự 02 em (chiếm 14,2%). Năm 2004 số chưa có tiền án, tiền sự phạm tội là 19 em (chiếm 86,3%); còn lại là số có 1 tiền án, tiền sự 03 em (chiếm 13,6%). Năm 2005 số chưa có tiền án, tiền sự phạm tội là 06 em (chiếm 100%) và tháng 6 năm 2006 số chưa có tiền án, tiền sự phạm tội là 03 em (chiếm 100%).

Kết quả thực tế trên cho thấy, đa số người chưa thành niên thực hiện tội phạm chủ yếu là các em phạm tội nhất thời, bị bạn bè xấu (số có tiền án, tiền sự) rủ rê, lôi kéo, xúi giục, kích động, còn lại một số em do bột phát mà thực hiện tội phạm; số này chủ yếu phạm vào các tội như: hiếp dâm, trộm cắp, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ hay gây rối trật tự công cộng, cưỡng đoạt tài sản.

Số người chưa thành niên thực hiện tội phạm có 1 tiền án, tiền sự cũng chiếm tỷ lệ đáng kể qua các năm; trong đó chủ yếu là có tiền sự, đã bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác hoặc đã bị xử phạt hành chính về các hành vi vi phạm pháp luật hình sự nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự:

Số người chưa thành niên thực hiện tội phạm có từ 2 tiền án, tiền sự trở lên chiếm tỷ lệ thấp, điều này một phần cũng phù hợp với độ tuổi; bởi vì nếu các em phạm tội, trong đó là tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn áp dụng hình phạt của các loại tội này sẽ cao và nếu áp dụng khi các em đang ở

độ tuổi chưa thành niên thì khi chấp hành xong hình phạt đa số các em đã trở thành người thành niên. Vì vậy, nếu xét về tiền án chủ yếu là các em phạm vào các tội ít nghiêm trọng, còn tiền sự chủ yếu vẫn là áp dụng các biện pháp xử lý hành chính khác hoặc đã bị áp dụng biện pháp xử phạt hành chính về những hành vi có dấu hiệu về hình sự.

- Hoàn cảnh, điều kiện sống của người chưa thành niên trước khi phạm tội là vấn đề hết sức cần thiết, nó tác động trực tiếp đến nhận thức và hành động của các em dẫn các em vào con đường phạm tội. Do vậy, môi trường gia đình và xã hội tốt, mọi người sống bình yên, hòa thuận, các chuẩn mực xã hội được đề cao và tôn trọng giúp cho các em tiến bộ và ngược lại, nơi thường xuyên có hành vi tiêu cực, chuẩn mực xã hội bị chà đạp, các thành viên không tôn trọng lẫn nhau sẽ có ảnh hưởng xấu đối với các em.

2.2.3. Nguyên nhân và điều kiện của tội phạm do người chưa thành niên gây

ra (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tội phạm cụ thể xảy ra do rất nhiều nguyên nhân và điều kiện. ở mỗi một tội phạm chúng ta gặp rất nhiều hiện tượng phức tạp tác động lẫn nhau. Tuy nhiên, xét đến cùng bản chất của các hiện tượng tội phạm là các nguyên nhân tự nhiên, còn ở tội phạm là các nguyên nhân xã hội: đạo đức, tổ chức tâm lý và các nguyên nhân khác.

Khi nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện phạm tội do người chưa thành niên gây ra ở nước ta nói chung và ở địa bàn tỉnh Điện Biên nói riêng đều có những yếu tố về nguyên nhân và điều kiện tương đồng nhau; tuy nhiên Điện Biên là một tỉnh thuộc miền núi phía bắc nhận thức, đời sống của nhân dân còn rất thấp, các hủ tục tập quán lạc hậu vẫn tồn tại trong đời sống của một bộ phận nhân dân. Do đó nguyên nhân và điều kiện phạm tội do người chưa thành niên gây ra cũng mang những nét đặc trưng của nó.

* Những yếu tố thuộc về gia đình

Khi xét đến yếu tố gia đình, chúng ta đều hiểu gia đình là trường học đầu tiên của trẻ em. Từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành, phần lớn thời gian đứa trẻ sống trong gia đình, là môi trường đặc biệt quan trọng, đây là nơi trực tiếp chuyển giao và hình

thành nhân cách ở các em thông qua việc quản lý, giáo dục, dạy bảo. Do vậy, cho nên gia đình đóng vai trò rất trọng yếu trong việc giáo dục trẻ và những yếu tố thuộc về gia đình thường là những nguyên nhân, điều kiện dẫn đến người chưa thành niên thực hiện tội phạm được thể hiện trên một số mặt sau đây:

Trong gia đình hoàn cảnh sống không hòa thuận, thường xảy ra mâu thuẫn, gia đình làm ăn bất chính, tham nhũng, buôn lậu, tổ chức mại dâm, ăn chơi sa đọa.v.v... có ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức về tư tưởng, tâm tư, tình cảm, tâm trạng của đứa trẻ dẫn đến đứa có những hành động sai với chuẩn mực đạo đức xã hội. Theo số liệu trong những năm qua cho thấy tình trạng trẻ em phạm tội tại địa bàn tỉnh Điện Biên do những nguyên nhân sống trong gia đình là: có 12 % bố mẹ ly dị nhau; có 37 % bố hoặc mẹ đi tù; có 18 % anh, chị đi tù còn lại là các nguyên nhân khác.

- Sự thiếu quan tâm chăm sóc, giáo dục của gia đình; đặc biệt là cha mẹ trong việc đáp ứng các nhu cầu như ăn, uống, ở, chăm sóc sức khỏe, của bố mẹ với con cái v.v... Đây là yếu tố quan trọng giúp cho sự phát triển bình thường ở các em, vì vậy, nếu không được quan tâm chăm sóc hoặc đối xử hà khắc, thô bạo, độc ác của gia đình dễ dẫn đến hình thành ở các em tâm lý bất cần đời, trẻ chỉ biết nghĩ đến hiện tại mà không thấy tương lai, khi gặp những tình huống khó khăn, các em có thể làm bất cứ điều gì để đảm bảo cho sự tồn tại hiện thời của mình, mà không suy nghĩ đến hậu quả của nó; điển hình như vụ án: Nguyễn Tiến Sĩ sống trong môi trường bố đi tù, mình mẹ nuôi 2 chị em, không có thời gian quản lý, chăm sóc, Sỹ đã dùng số tiền nộp học để chơi điện tử. Lúc hết tiền đã tìm cách đi trộm cắp, khi bị phát hiện Sỹ đã chống trả rất quyết liệt nhằm thoát thân.

- Một số gia đình thiếu phương pháp giáo dục con cái hoặc không có phương pháp thích hợp, không quan tâm đến việc giáo dục các em, để các em phát triển trong điều kiện tự do hoặc có suy nghĩ "Cha mẹ sinh con, trời sinh tính" nên các em hư thì bản thân các em phải gánh chịu hoặc việc giáo dục phải thuộc về nhà trường. Hậu quả là các em sống tự do, buông thả, lười biếng, bỏ học, ham chơi, đua đòi từ đó hình thành lối sống ích kỷ, thích hưởng thụ, đòi hỏi không chính đáng ở cha mẹ, có lối sống khó hòa nhập với cuộc sống xã hội. Vì vậy khi nhu cầu bản thân không được đáp ứng thỏa mãn

sẽ dẫn đến có những hành vi chống đối lại gia đình, xã hội, dễ sa ngã vào những tệ nạn xã hội và hoạt động phạm tội như: các gia đình neo đơn, cha mẹ thường xuyên vắng nhà, đi làm xa, bố mẹ ly hôn hay gia đình mất bố hoặc mẹ. Điển hình là trường hợp Nguyễn Văn Nam sinh năm 1986 - Đội 1, Pom Lót, Sam Mứn, Điện Biên; do không được sự quan tâm dạy bảo của gia đình, để cho em phát triển trong điều kiện tự do, được kết bạn với các anh lớn tuổi và các anh cho xem các hình ảnh có nội dung đồi trụy dẫn đến em có hành vi hiếp dâm cháu Nguyễn Thùy Trang sinh năm 1991. Lần thứ nhất vào ngày 24 tháng 5 năm 2001 trên đường đi chơi về Nam gặp Trang đã rủ Trang đi chơi, khi đến cây đa cạnh nhà Nam, Nam đã rủ Trang xuống giao thông hào nói chuyện, Nam nói "Cho anh giao cấu, anh sẽ cho kẹo", lúc đầu Trang không đồng ý, sau đó Nam lại dụ dỗ tiếp và Trang im lặng không nói gì, thấy vậy Nam đã cởi quần áo của Trang và

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra trên địa bàn tỉnh Điện Biên pptx (Trang 51 - 61)