các lực lượng nghiệp vụ, các ngành, các cấp, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội trong hoạt động phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra
Trong những năm qua Công an tỉnh nói chung và lực lượng CSND nói riêng đã tiến hành nhiều biện pháp phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra, đã phối hợp và huy động được đông đảo lực lượng của cả hệ thống chính trị ở địa phương tham gia tích cực vào công cuộc phòng, chống tội phạm trong đó có cả tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Tuy nhiên việc tham gia của các ngành, các cấp còn mang tính chiếu lệ và hình thức, sự phân công, phân cấp và phối hợp chưa đồng bộ, còn nhiều thiếu sót do vậy kết quả đạt được chưa cao...
Hiện nay công tác tổ chức hoạt động phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra của lực lượng Cảnh sát nhân dân đang còn có nhiều bất cập, do vậy cần phải được khắc phục, bổ sung và hoàn thiện.
Về hạn chế:
- Trong các văn bản của Nhà nước, của Bộ Công an chưa quy định cụ thể, rõ ràng về chức năng nhiệm vụ của lực lượng trực tiếp làm công tác phòng ngừa tội phạm do người chưa thành niên gây ra. Theo tổ chức từ trung ương xuống đến cơ sở, việc phòng ngừa này được giao cho một số lực lượng khác để kiêm nhiệm. Do đó khi giao nhiệm vụ hoặc xác định trách nhiệm thì không có cơ sở pháp lý... ngược lại ở cơ sở đã xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm lẫn nhau, dẫn đến bỏ địa bàn, bỏ đối tượng v.v...
- Sau khi thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về tách địa giới hành chính tỉnh Lai Châu thành hai tỉnh là: tỉnh Điện Biên và tỉnh Lai Châu; Công an tỉnh về tổ chức lực lượng CBCS cũng đã chia thành hai tỉnh, dẫn đến thiếu biên chế, lực lượng làm công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi người chưa thành niên phải dàn mỏng, không có cán bộ làm chuyên sâu. Do vậy việc theo dõi thống kê hình sự có lúc, có nơi không đầy đủ, chất lượng công việc chưa thực sự đạt hiệu quả v.v…
- Trước đây lực lượng Cảnh sát hình sự, ma túy, kinh tế là lực lượng làm công tác phòng ngừa tội phạm chuyên sâu. Nhưng sau khi triển khai, thực hiện và sắp xếp lại
tổ chức của cơ quan Cảnh sát điều tra theo Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004; thì những lực lượng này lại có thêm chức năng là công tác điều tra theo tố tụng hình sự, do đó có lúc, có nơi công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên đã không được chú trọng, đặc biệt là công tác phòng ngừa nghiệp vụ.
- Việc thực hiện và áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng theo Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, là giao trách nhiệm cho Công an cấp huyện chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND cùng cấp để quyết định. Kinh phí để tổ chức cho công tác này còn hạn hẹp, việc áp giải đối tượng về các trường giáo dưỡng quá xa, dẫn đến tình trạng có một số huyện, thị xã, thành phố không chú trọng áp dụng hình thức này.
- Việc áp dụng biện pháp hành chính giáo dục tại, xã phường, thị trấn đã được vận dụng một cách linh hoạt, góp phần mang lại hiệu quả cho công tác phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên. Tuy nhiên những kết quả đó nó chỉ thể hiện ở một góc độ nhất định, để nghiên cứu sâu thì biện pháp này mới đạt hiệu quả về hình thức, còn bản chất còn có nhiều vấn đề cần phải quy định cụ thể như: Trách nhiệm của UBND cấp xã, các tổ chức, đoàn thể trong việc quản lý, theo dõi người bị áp dụng biện giáo dục.
Những biện pháp giải quyết những vấn đề nêu trên đó là:
- Đề nghị Bộ Công an nghiên cứu về tổ chức lực lượng, giao nhiệm vụ cho một lực lượng nghiệp vụ chuyên trách từ Bộ xuống các địa phương, trên cơ sở đó lực lượng này sẽ chủ động nghiên cứu tham mưu, đề xuất các chủ trương và biện pháp phòng ngừa mang tính cụ thể, đồng thời chủ động phối hợp với các lực lượng khác trong và ngoài ngành để thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên.
- Đối với Công an tỉnh Điện Biên, lực lượng CBCS làm công tác phòng ngừa tội phạm nói chung từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố hiện nay thiếu rất nhiều; Do vậy Bộ Công an nên có một chính sách riêng cho Công an các đơn vị vừa mới tách như Công an Điện Biên về công tác đào tạo, tuyển sinh, tuyển dụng cán bộ nhằm tăng cường về số lượng và chất lượng cho công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên nói riêng.
- Thực hiện công tác phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi vị thành niên theo; Theo phân công của Ban chỉ đạo chương trình Quốc gia phòng chống tội phạm, Bộ Công an mà trực tiếp là lực lượng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có trách nhiệm triển khai và thực hiện Đề án 4. Do đó đối với Công an tỉnh Điện Biên phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có trách nhiệm chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch giúp Ban giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo Công an các huyện, thị xã, thành phố thực hiện theo những nội dung cơ bản sau:
+ Công an các huyện, thị xã, thành phố phải bố trí một cán bộ chuyên trách nằm trong đội điều tra tổng hợp để theo dõi, tổng hợp báo cáo và tham mưu đề xuất các biện pháp, phối hợp với các lực lượng khác để tiến hành các hoạt động phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội tại cơ sở. Đồng thời tham mưu cho cấp ủy chính quyền cơ sở chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể tăng cường phối hợp với lực lượng Công an các cấp trong công tác phòng ngừa.
- Chỉ đạo lực lượng Công an phường, lực lượng Công an phụ trách xã và lực lượng Công an xã, thị trấn cần nắm chắc địa bàn, quản lý chặt các đối tượng có tiền án, tiền sự và các đối tượng có biểu hiện vi phạm pháp luật. Tăng cường vận động thôn bản, khối phố, cụm dân cư, gia đình và các tổ chức, đoàn thể cơ sở tích cực tham gia tố giác tội phạm và phòng ngừa tội phạm ngay tại cơ sở.
- Thường xuyên tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trình độ cho cán bộ trực tiếp làm công tác phòng ngừa tội phạm nói chung và phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội nói riêng.